LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên những người thực hiện báo cáo xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy Cô Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và quý Thầy Cô Khoa Điện - Đi
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên những người thực hiện báo cáo xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả
quý Thầy Cô Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và quý Thầy Cô Khoa Điện
- Điện Tử đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt khoảng
thời gian những người thực hiện báo cáo học tại trường để làm nền tảng học vấn trên bướcđường sau này
Đặc biệt, những người thực hiện báo cáo xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Trương Việt
Anh, giảng viên Khoa Điện - Điện Tử Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.
Với sự tận tâm hướng dẫn của Thầy, đã giúp chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tậpcủa mình Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không thểtránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến từ GVHD để bài báocáo có thể hoàn chỉnh hơn
Đồng thời, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ban nhân sự công ty YOKOHAMA Tyre
VIỆT NAM đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập và làm việc trong thời gian vừa
qua, đặc biệt là anh Hoàng Trọng Quỳnh trưởng bộ phận Điện công ty YOKOHAMA và
những Anh Chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn chỉ dạy trong công việc, giúp chúng emhoàn thiện hơn khi bước vào đời
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc ban giám đốc và toàn thể ban lãnh đạo cùng tập thể
những Anh Chị Trong bộ phận Điện công ty YOKOHAMA TYRE VIỆT NAM, quý Thầy
Cô khoa Điện-Điện Tử Trưởng Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM lời chúc sức khỏe
và thành công trong cuộc sống
Chúng em chân thành cảm ơn !
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 05 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
Mục Lụ
Trang 3LỜI CẢM ƠN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về công ty 2
1.1 Giới thiệu 2
1.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức Effective date : 1st Mar, 2018 4
1.3 Hệ thống sản xuất 6
1.4 Mục tiêu nhà máy 9
1.5 An toàn và bảo vệ môi trường 9
Chương 2: Hệ thống điện trong công ty 11
2.1 Sơ đồ phân phối điện 11
2.2 Tủ điện trung thế 13
2.3 Tủ phân phối 14
Chương 3: Hệ thống máy lưu hóa Curing 16
3.1 Giới thiệu máy lưu hóa 16
3.2 Hệ thống điều khiển 17
3.3 Một số thiết bị máy Curing 22
Chương 4: Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát 24
KẾT LUẬN 32
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế cao, sản xuất hàng hóa phải đẩymạnh đòi hỏi phải thay đổi công nghệ sản xuất, chuyển hao công nghệ, áp dụng côngnghệ tự động hóa vào sản xuất và đời sống xã hội
Trước đòi hỏi thực tế của sản xuất và xã hội như vậy cần đòi hỏi ngành kỹ thuật phải
có những bước phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và bắt kịp xu thế
xã hội
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì áp dụng tự động hóa là điều
bắt buộc và công ty TNHH YOKOHAMA Tyre Việt Nam với 100% áp dụng công
nghệ tự động hóa vào sản xuất, đã tạo điều kiện cho em được học tập và làm việc, giúp
đỡ hoàn thành tốt công việc nghiên cức thực tế của minh
1
Trang 5Chương 1: Tổng quan về công ty
1.1 Giới thiệu
Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam (YTVI) là công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản
Kể từ năm 1997, công ty lốp Yokohama Việt Nam được thành lập và đã chính thức trởthành thành viên của tập đoàn YOKOHAMA RUBBER (Cao su Yokohama) Tập trung sảnxuất và kinh doanh các loại lốp dành cho các loại xe gắn máy ở Việt Nam Sau đó từ từ mởrộng việc sản xuất và xuất khẩu các loại lốp dùng cho xe tải nhẹ, scooter, lốp dự phòng và chủyếu xuất khẩu sang nước ngoài các lốp xe công nghiệp và lốp xe dự phòng
Với mục đích mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, đồng thờithể hiện sự quan tâm đối với các vấn đề về môi trường, năng lượng, đảm bảo an toàn và sứckhỏe nghề nghiệp cho người lao động, Công ty đã thiết lập, thực hiện và duy trì các hệ thốngquản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 50001 và OHSAS 18001 và đã được các tổchức quốc tế cấp giấy chứng nhận cho các hệ thống này
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cácloại cây rừng quý hiệm của Việt Nam và nhằm thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, Công tythường xuyên có những hoạt động như trồng Rừng Ngàn Năm và trao học bổng cho các họcsinh nghèo hiếu học tại các trường học ở địa phương và các khu vực lân cận Dự án Trồngrừng Ngàn Năm cũng là một trong những dự án nhằm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập củaTập đoàn Cao su Yokohama Nhật Bản (1917 – 2017)
Trang 6Lịch sử phát triển:
1 - 1997: Công ty lốp Yokohama Việt Nam thành lập
(Mitsubishi 14%, Casumina 30%, Yokohama Nhật bản
08 - 2012: Chấm dứt hoạt động của Công ty lốp Yokohama Việt Nam
Tập trung phát triển Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam
3
Trang 91.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức Effective date : 1st Mar, 2018
Trang 101.3 Hệ thống sản xuất
Hệ thống nhà máy được chia làm 4 khu sản xuất chính: MIXING, MATERIALPREPARATION, BUILDING, CURING và 3 khu phụ: 2 kho, FINISHING
7
Trang 11* MIXING
* MATERIAL PREPARATION
Trang 13* BUILDING ( thành hình)
*CURING (lưu hóa)
Trang 141.4 Mục tiêu nhà máy
Xây dựng Yokohama trở thành một thương hiệu mạnh, tin cậy, đóng góp vào sự phát triển
xa hơn của Tập đoàn, trở thành một Tập đoàn toàn cầu Bằng cách đó, giá trị Tập đoàn mớiđược bền vững Với tâm niệm, sứ mệnh của một nhà sản xuất là “cung cấp sản phẩm tốt nhấtvới một mức giá cạnh tranh nhất đúng thời điểm thị trường đang có nhu cầu”, tất cả nhữngđiều này sẽ lần lượt đóng góp làm gia tăng sự phát triển của Tập đoàn Để làm được điều đó,nền tảng của sứ mệnh này đòi hỏi phải có sự quan tâm sâu sát đến vấn đề “an toàn” và “môitrường”
Công ty sẽ ứng dụng các công nghệ hàng đầu của mọi thời đại, kết hợp với niềm đam mêcủa mỗi thành viên Yokohama Tyre Việt Nam, của Tập đoàn Yokohama, yokohama sẽ đónggóp cho cuộc sống của từng cá nhân tốt đẹp hơn, sự phồn vinh của xã hội và của thế giới
“Yokohama phục vụ toàn xã hội, cung cấp công nghệ và sản phẩm nhằm đem lại một cuộcsống an toàn và thuận tiện hơn”
Ngày càng đặt ra mục tiêu cao hơn, xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh hơn
Duy trì sự thân thiện và trung thực, ưu tiên môi trường tự nhiên
Liên tục tạo ra, đóng góp cho sự phát triển của khách hàng, đối tác khách hàng và toàn xãhội”
1.5 An toàn và bảo vệ môi trường
Tiến hành các hoạt động 3s:
1 Sang lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng
2 Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng
3 Sách sẽ: vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc
Thực hiện nhận dạng, phân tích đánh giá và cải tiến cá điểm không an toàn trên máymóc, thiết bị và khu làm việc
Nâng cao yes thức an toàn đối với mọi thành viên bằng các hoạt động huấn luyệnmột–một, huấn luyện về dự báo mối nguy hiểm (KYT) và đảm bảo các nhân viên đều đượcđào tạo kiến thức về an toàn
Tuân thủ thực hiện hoạt động về an toàn theo phương châm: “ Dừng – Hô – Chờ:
Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghềnghiệp, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, khách hàng, tập doàn, chính quyền địa phương vàcác yêu cầu khác
11
Trang 15Bảng lịch an toàn tháng 4/2018 và bảng văn hóa an toàn của công ty yokohama
Cam kết bảo vệ môi trường thông qua thiết lập và thực hiện các kế hoạch ngăng ngừa
ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và các hoạt động như trông cây, giảm tiêu haonăng lượng để giảm biến đổi khí hậu
Tham gia và có trách nhiệm với cộng đồng về hoạt động môi trường
Phổ biến chính sách đến tất cả các nhân viên, các bên liên quan có sẵn trong côngđồng
Trang 16Chương 2: Hệ thống điện trong công ty
2.1 Sơ đồ phân phối điện
13
Trang 17GCB GAS CIRCUIT BREAKER
MOF METERING OUT FIT
LBS LOAD BREAKER SWITCH
Trang 18Công ty yokohama gồm 4 máy biến áp 1000KVA, 2000KVA, 3000KVA và 4000KVA ( saunăm 2017)
Nguồn điện 22KV từ VSIP qua MBA 4000KVA chuyển thành 6.9KV cung cấp điện chotoàn nhà máy
Nguồn 6.9KV qua MBA 2000KVA chuyển thành 400V cấp điện cho toàn khu MIXING
MBA 3000KVA 6.9KV/210V cấp nguồn 210V cho khu parts, building và curing
MBA 1000KVA 6.9KV/400V cấp nguồn 400V cho khu Building, curing, finishing vàUtility
Trang 19Tủ điện Schneider-SM6 gép ngăn 24KV dòng điện 630A,chịu dòng ngắn mạch20kA/1s,Ngăn máy cắt DM1-A
SM6 là một thiết bị nhỏ gọn, tích hợp mọi chức năng phía trung thế bao gồm kết nối, cấpđiện và bảo vệ cho các máy biến áp cho mạng hình tia hoặc mạng vòng hở:
Sử dụng Máy cắt 24KV 3P 630A/20kA
2.3 Tủ phân phối
Tủ phân phối động lực cho toàn công ty, nguồn được qua các MCCB có dòng cắt lớn
Trên mặt tủ có các đồng hồ đo điện áp, dòng điện, công suất, cosφ
Trang 20Các tủ điều khiển các thiết bị của khu MIXING, Quạt hút công suất lớn,…
17
Trang 21Chương 3: Hệ thống máy lưu hóa Curing
3.1 Giới thiệu máy lưu hóa
Máy lưu hóa là công đoạn sản suất cuối cùng của một lốp xe, tất cả đều được tự động hóa,điều khiển bằng PLC Mitsubishi
Các sản phẩm từ khu Thành hình ( BUILDING) được chuyển qua máy lưu hóa, sau một vàicông đoạn trên máy lưu hóa sẽ cho ra một lốp xe và được chuyển sang khu FINISHING
Hệ thống gồm 1 tủ điều khiển chính, 1 tủ HMI và 1 tủ PCI
Trang 223.2 Hệ thống điều khiển
Bản vẽ sơ đồ phân phối toàn máy Curing
* Tủ điều khiển chính (MAIN Control)
Với hệ thống điều khiển phức tạp, sử dụng PLC Mitsubishi để điều khiển, là nơi xử lý tínhiệu chính của máy lưu hóa( CURING)
Nguồn điện 3 pha 220V, ROle, domino, 2 contactor, 2 NFB, 1 biến áp 220vac/110vac, 1biến áp 220vac/24vdc, MCB 2 pha, CB 1 pha
19
Trang 24Bản vẽ mạch động lực
* Tủ HMI OPERATION
Là nơi điều khiển, quan sát các tín hiệu, cài đặt thông số
21
Trang 25Một số kết nối đi dây trong tủ HMI
Bản vẽ mạch động lực HMI và RECORDER ( RECODER đặt phía trên tủ HMI)
Trang 26* Tủ PCI CONTROL PANEL
Tủ nhận tín hiệu của các công tắc hành trình và đèn cảnh báo, điều khiển các van Solenoi
Bản vẽ mạch điều khiển PCI
23
Trang 273.3 Một số thiết bị máy Curing
PLC Mitsubishi Q00UCPU, 1 nguồn RS-232, 64 ngõ vào và 32 ngõ ra
Bộ lọc nhiều Biến áp 220vac/24vdc
Trang 28Nút nhấn, công tắc, đèn báo
CB 1P-1A MCB 2P-10A
Contactor
25
Trang 29Chương 4: Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát
Máy thành hình(BUILDING) đang trong quá trình bảo trì
Trang 30Hình ảnh tủ HMI và PCI đang được đấu
Tủ HMI và PCI khi mới về và khi đấu xong
27
Trang 31Máy CURING được nhập từ Nhật về Việt Nam
Máy Curing đang trong quá trình lắp đặt
Phía sau của máy CURING
Một số công tắc hành trình
Trang 32Van tiết lưu và van khí nén 5/2
Điều chỉnh van lượng khí nén,
đọc áp suất ống
Tủ Main Control khi gắn thiết bị và đi dây
Dây từ các thiết bị qua Terminal box sau đó về tủ chínhNhắm hạn chế chiều dài dây, dễ đi dây và sửa chữa
29
Trang 33Van điện từ VS3114-005DL 3/2 nguồn 24VDC
Cần gạt đóng mở van phí nén bằng tay
Một số van điện từ 4/2 vị trí dưới tủ HMI, các ống khí nén được đi trong ống nhựa vớinhững nơi ít hư hỏng và trong ống đồng với những nơi hay bị va chạm và có nhiệt độcao
Trang 34Dây nguồn được đi trong ống sắt tới tủ đều
Trang 35Sau khi máy hoàn thành sẽ được làm một lớp lười ngăn cách nhằm đảm bảo an toàn
Trang 36Một số hình ảnh tủ COOLING PAD 2
33
Trang 37KẾT LUẬN
Sau thời gian học tập ở trường, khoảng thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, nhà máy ,
xí nghiệp … là rất quan trọng, cần thiết và bổ ích với mỗi sinh viên Nó giúp cho sinhviên có điều kiện va chạm với thực tế có thể vận dụng kiến thức được học trong nhà trườngvào thực tế sản xuất Ngoài ra còn cơ hội tiếp thu học hỏi thêm nhiều kiến thức mới chưađược học đẻ mở rộng vốn kiến thức của mình, nâng cao tầm hiểu biết và trình độ Đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của sản xuất trong thời đại ngày nay.Đồng thời học hỏi thêm về tácphong làm việc, cách giao tiếp ứng xử…góp phần hoàn tiện bản thân để có thể trở thànhngười công nhân , kỹ sư tốt