Soạn theo chương trình Cao Đẳng nghề _Tổng Cục Dạy Nghề Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định động cơ Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định động cơ Thực hiện được các công việc: Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định động cơ đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị tháo, lắp, đo kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa
Trang 1Bài 1: SỬA CHỮA THÂN MÁY
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1 Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng vàphương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy
2 Tháp lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy trình,quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trongquá trình thực hiện công việc
I Nhiệm vụ
Là nơi gá nắp các cụm chi tiết, các hệ thống của động cơ và tạo dáng cho động cơ
II Điều kiện làm việc
- Chịu toàn bộ trọng lượng các chi tiết lắp trên đó, đồng thời chịu tác dụng của lựckhí thể biến đổi theo chu kỳ, có trị số lớn gây rung động và va đập
- Chịu nhiệt độ cao của khí cháy
- Vật liệu chế tạo: Yêu cầu vật liệu phải bền, cơ tính cao, nhẹ, chịu nhiệt và truyềnnhiệt tốt Thường được đúc bằng hợp kim nhôm (động cơ xăng, công suất nhỏ)hoặc bằng gang hợp kim (động cơ diesel)
III Cấu tạo (Hình 1.1)
Hình 1.1: Thân máy động cơ 6 xilanh thẳng hàng
Trang 2- Thân máy có loại làm liền với xilanh có loại làm rời xilanh Trong thân máy loạixilanh liền có các lỗ xilanh được gia công chính xác và mài bóng Hiện nay động
cơ thường có thân máy được làm rời với xilanh Trong thân máy loại này có các
lỗ để lắp các ống xilanh (sơ mi xilanh) Xung quanh xilanh có áo nước làm mát
- Phía dưới có các vách ngăn, ổ đỡ để lắp trục khuỷu, gọi là các ổ trục chính Nắpcủa các ổ trục chính được lắp với thân bằng 2 bulông Trong thân động cơ vớitrục cam dẫn động bằng bằng bánh răng còn có các gối gối đỡ trục cam và cókhoan đường dầu dẫn tới các ổ trục chính, ổ trục cam, tới nắp máy để bôi trơncác chi tiết chuyển động gá lắp trên đó
- Đối với động cơ làm mát bằng gió mặt ngoài thân vùng bao quanh các xilanh cócác cánh tản nhiệt, loại này thường làm bằng hợp kim nhôm
- Phía trên thân máy được gia công phẳng, nhẵn có gia công các lỗ ren để bắt cácgu-giông, các lỗ dẫn dầu bôi trơn, lỗ dẫn nước từ thân máy lên nắp máy
- Phía dưới có mặt phẳng liên kết với các te (đáy máy) chứa dầu
- Phía trước lắp bánh răng hộp phân phối phía sau liên kết với vỏ bánh đà
- Thân máy còn có các bích để lắp các tai bắt liên kết với khung xe
IV Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
1 Hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
- Nứt, vỡ do sự cố của nhóm piston - thanh truyền hoặc đổ nước lạnh đột ngột khinhiệt độ động cơ đang cao
- Vùng áo nước bị ăn mòn hoá học, bám cặn bẩn, tắc đường nước
- Bị tắc đường dầu bôi trơn do dầu có cặn bẩn
- Các lỗ ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật
- Mặt phẳng lắp ghép với nắp máy bị cong vênh
- Xi lanh liền thân bị mòn côn, méo do tiếp xúc với vòng găng và piston
- Kiểm tra các chân ren xem có bị hỏng không
3 Sửa chữa
- Vết nứt ở thân máy có thể khoan chặn hai đầu sau đó hàn với que hàn phù hợp.Trường hợp không cho phép hàn (có thể gây ra biến dạng hoặc nứt tiếp) thì dùngphương pháp cấy đinh hay ốp bản Phương pháp cấy đinh là phương pháp bắtmột chuỗi vít liên tiếp nhau ngay trên vết nứt để lấp lại.Trình tự gồm các bước:
Trang 3
Hình 1.2: Kiểm tra mặt phẳng thân máy Hình 1.3: Cấy đinh
+ Khoan chặn hai đầu vết nứt xuyên suốt bề dày thân hộp với = 0,8M (M làM (M làđường kính ren vít từ 8M (M là 10 mm), khoảng cách tâm bằng 4/3M trên vết nứt và ta-rôcác lỗ khoan với M đã chọn
+ Bắt vít vào các lỗ hết bề dày thân
+ Khoan tiếp các lỗ còn lại trên vết nứt vào khoảng hở giữa các lỗ đã bắt vít, thựchiện ta-rô ren và bắt vít như trên
- Mặt phẳng cong vênh sửa chữa như nắp máy
- Xilanh bị cào xước sâu phải doa lại theo kích thước sửa chữa
- Đường dầu tắc thông rửa bằng khí nén
- Ren hỏng sửa chữa như ở nắp máy
- Các áo nước bám cặn xúc rửa phần hệ thống làm mát
- Các gối đỡ trục chính, trục cam mòn côn, ô van quá giới hạn phải tiện láng trênmáy tiện chuyên dùng
Trang 4Bài 2: SỬA CHỮA NẮP MÁY VÀ ĐÁY DẦU
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1 Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng vàphương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy, catte
2 Nhận dạng đúng các loại nắp máy, cacte, kiểm tra, sửa chữa nắp máy và catte đúngphương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn vàchất lượng cao
I Nắp máy
1 Nhiệm vụ
- Đóng kín xilanh, cùng với đỉnh piston và thành xilanh tạo thành buồng đốt
- Là nơi gá lắp các cụm chi tiết của cơ cấu phân phối khí, bugi đánh lửa hoặc vòiphun, bugi sấy (động cơ diesel)
2 Điều kiện làm việc
- Chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, ăn mòn hóa học, chịu nén do lực siết các bulôngbắt chặt
- Vật liệu: Được đúc bằng gang, đối với động cơ xăng thường làm bằng hợp kimnhôm
Trang 5- Theo kiểu bố trí xupáp nắp máy có 2 dạng: (Hình 2.1)
+ Dạng (Hình 2.1 a - xupáp đặt): Các xupáp và đế xupáp bố trí một phía trênkhối xilanh, nắp máy có dạng mỏng
+ Dạng (Hình 1.1 b - xupáp treo): Các suppap và đế xupáp được bố trí trên nắpmáy
Hình 2.2: Cấu tạo nắp máy
(động cơ 4 xilanh, trục cam bố trí trên nắp máy)
- Trên nắp máy có bố trí các buồng đốt, buồng đốt có hình dáng hợp lý để tạo điềukiện cho khí hỗn hợp cháy nhanh và thoát sạch khí thải (động cơ xăng)
- Ở động cơ diesel buồng cháy có kết cấu phức tạp hơn nhằm thích ứng với lượng
và hình dáng chùm tia phun đồng thời tạo xoáy lốc mạnh trong quá trình hoà trộngiữa nhiên liệu và không khí Một số động cơ có kết cấu buồng đốt bố trí trênđỉnh piston số còn lại được bố trí trên nắp xilanh
- Buồng đốt động cơ diesel có hai loại: Buồng đốt thống nhất, buồng đốt phâncách
+ Buồng đốt thống nhất: (Hình 2.3)
Gồm khoảng không gian duy nhất được bố trí trên đỉnh piston, kết cấu nắp xilanh đơn giản, diện tích buồng cháy nhỏ, ít tổn thất nhiệt, dễ khởi động phù hợp
Trang 6động cơ có tỷ số nén cao và áp suất lớn (buồng đốt động cơ diesel SKODA,KAMAZ, D – 18M (M là, D -240).
+Buồng đốt phân cách:
Gồm hai khoảng không gian riêng biệt gọi là buồng cháy phụ và buồng cháychính Buồng đốt phụ bố trí trên nắp xilanh Buồng đốt chính và phụ liên hệ vớinhau bằng các đường thông hẹp Có 3 loại buồng cháy phân cách:
Hình 2.3: Buồng cháy thống nhất+ Buồng đốt xoáy lốc: (Hình 2.4a)
Buồng đốt phụ có dạng hình cầu bố trí trên nắp máy hay bên cạnh xilanh liên hệvới buồng cháy chính bằng đường thông tiếp tuyến Đặc điểm tạo xoáy lốc mạnhhoà trộn tốt nhiên liệu và không khí, áp suất phun thấp nhưng tổn thất nhiệt lớn,khó khởi động, tiêu hao nhiên liệu
Hình 2.4: Buồng cháy phân cách
a) Buồng cháy xoáy lốc; b) Buồng cháy truớc+ Buồng đốt trước: (Hình 2.4b)
Thể tích buồng đốt phụ khoảng 30% thể tích toàn bộ buồng đốt Nhiên liệuđược phun vào buồng đốt phụ trước và khoảng 1/3 lượng nhiên liệu bốc cháytrước, làm tăng áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt phụ và làm bốc hơi số nhiênliệu chưa cháy kịp nhờ đó sinh ra lực đẩy toàn bộ nhiên liệu này ra buồng đốt
Trang 7Đặc điểm: áp suất phun thấp và dùng được vòi phun một lỗ nhưng tổn thất nhiệtlớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu và khó khởi động động cơ
+ Buồng cháy năng lượng: (Hình 2.5)
Buồng năng lượng (chứa gió) chiếm khoảng 20% thể tích chung Nhiên liệuphun qua buồng đốt chính, chui vào buồng B, C, nhiên liệu cháy trong hai buồngnày làm tăng áp và đẩy mạnh hỗn hợp cháy ra buồng chính A tạo xoáy lốc mạnhnhiên liệu hoà trộn tốt và cháy trọn vẹn
- Giữa nắp máy và thân máy có đệm làm kín bằng amiang có độ bền, chịu nhiệt độcao và mềm dẻo
Hình 2.5: Buồng cháy năng lượng
4 Những hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa
(1) Làm sạch bên ngoài nắp máy:
Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau, thiết bị rửa, chất tẩy rửa, máy nén khí v.v để làmsạch nắp máy
Yêu cầu : làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo nắp máy và nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ.
Trang 8(2) Tháo các bộ phận liên quan:
Tùy theo động cơ cụ thể có thể có:
- Tháo bugi, delco, dây cao áp
- Tháo vòi phun, ống cao áp
- Tháo nắp che giàn cò mổ v.v
Hình 2.7: Tháo nắp che giàn cò mổ Hình 2.8: Thứ tư tháo bulông nắp máy
- Lấy nắp máy ra ngoài: Sử dụng cẩu, pa-lăng,
cây nạy đa nắp máy ra ngoài và kê đặt nắp
máy chắc chắn trên bàn thợ
Nếu nắp máy khó nhấc lên, thì dùng cây
nạy để nạy giữa nắp máy và chỗ lồi ra trên
thân máy
Chú ý: Cẩn thận tránh làm hỏng bề mặt
lắp ghép giữa nắp máy và thân máy.
Hình 2.9: Cẩu nắp máy ra ngoài
- Lấy đệm nắp máy ra ngoài: Sử dụng cây nạy, nạy lấy đệm nắp máy ra ngoài
Chú ý: Cẩn thận không làm xươt mặt phẳng lắp ghép.
Hình 2.6: Tháo đường ống nạp
Trang 9b Làm sạch nắp máy sau khi tháo
- Làm sạch đỉnh piston và xilanh: Quay trục
khuỷu để đa piston lên điểm chết trên, sử
dụng dao cạo, cạo sạch tất cả muội than trên
Chú ý: Cẩn thận không làm xước mặt phẳng thân máy.
- Dùng gió nén thổi sạch muội than và dầu ở các lỗ bu-lông
Chú ý: Đeo kính bảo hộ khi thổi.
- Làm sạch vật liệu đệm: Sử dụng dao cạo
c Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của nắp máy:
(1) Kiểm tra tổng quát: Dùng mắt quan sát tổng quát nắp máy, nếu có h hỏng lớn thìloại bỏ nắp máy
(2) Kiểm tra độ phẳng của nắp máy: Sử dụng thớc đo thẳng và căn lá để đo độ vênhcủa mặt phẳng tiếp xúc với thân máy và các đờng ống
Độ vênh lớn nhất:
Mặt tiếp xúc với thân máy: 0,15mm
Mặt tiếp xúc với đường ống: 0,20mm
Trang 10
Hình 2.12: Kiểm tra nắp máy Hình 2.13: Vị trí kiểm tra nắp máy
(3) Kiểm tra vết nứt của nắp máy:
Sử dụng chất thấm màu phun vào buồng cháy, các đường ống nạp, ống xả, mặtphẳng nắp máy rồi lau sạch để phát hiện vết nứt
Ngâm nắp máy trong dầu sạch, lau khô rồi bôi bột màu lên chỗ nghi ngờ bị nứt, sau đó dùng búa gõ nhẹ lên nắp máy Nếu nắp máy bị nứt thì bột màu sẽ bị ướt
Nắp máy nứt có thể hàn lại bằng que hàn cùng loại hoặc thay mới
Nếu cong vênh của nắp máy và mặt bích lắp cụm hút, xả quá giới hạn 0,15 mm
thì phải mài trên máy mài phẳng
Vùng cong vênh nhỏ hơn 0,15 mm dùng phương pháp cạo mặt phẳng hoặc rà
bằng bột rà chuyên dùng Chú ý khi cạo rà cần tiết kiệm lượng kim loại nếukhông sẽ làm giảm thể tích buồng đốt Vc gây kích nổ
Độ không phẳng sau khi sửa chữa: 0,02 ÷ 0,05 mm.
Lỗ ren hỏng: hàn đắp và gia công ren mới, hoặc ta rô ren có kích thước lớn hơn,cấy bulông mới tương ứng
Đệm nắp máy: thay mới
5 Lắp nắp máy:
(1) Làm sạch nắp máy, thân máy, xilanh, piston, ống nạp, ống xả v.v
(2) Đặt đệm nắp máy lên đúng vị trí trên thân máy
Chú ý: Chiều và vị trí lắp của tấm đệm.
(3) Đặt nắp máy lên tấm đệm trên thân máy
Chú ý: Tránh làm biến dạng mặt phẳng lắp ghép và đệm nắp máy.
Trang 11(4) Lắp các bulông đai ốc: Sử dụng khẩu và cần siết, siết đều và đối xứng các bulôngđai ốc theo thứ tự như hình vẽ
II Sửa chữa đáy dầu
1 Nhiệm vụ
- Bao kín khoang hộp trục khuỷu
- Chứa dầu bôi trơn cho động cơ
2 Cấu tạo
Hình 2.14: Catte dầu
- Có dạng hộp, thường được dập bằng thép lá, bằng plastic, hay đúc bằng hợp kimnhôm, bên trong có ngăn để khi xe chạy trên đường dốc, phanh xe hay tăng tốcdầu không dồn về một phía
- Được lắp ghép với phía dưới thân máy nhờ các bulông, ở giữa có đệm làm kín đểtránh rò rỉ dầu Đáy máy có nút xả dầu, có gắn nam châm để lọc các mạt sắt lẫntrong dầu bôi trơn
3 Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
- Trong quá trình sử dụng đáy máy có thể bị bẹp, bị méo do vật cản hoặc va vào đá.Tác hại: có thể làm thanh truyền va vào đáy máy hoặc chảy dầu
- Các hư hỏng có thể phát hiện bằng quan sát Nếu hư hỏng bẹp, méo nhẹ có thể gónắn lại hình dáng ban đầu Các vách ngăn lỏng ra được hàn lại Két làm mát dầuthủng ở tấm lưới chắn phải thay tấm mới
4 Sửa chữa đáy dầu
a Làm sạch bên ngoài đáy dầu
Dùng dụng cụ làm sạch, giẻ lau, thiết bị rửa, chất tẩy rửa, máy nén khí v.v để làm
sạch bên ngòai đáy dầu
Yêu cầu: làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ đảm bảo đáy dầu và nơi làm việc khô ráo,
sạch sẽ
Trang 12b Tháo đáy dầu
- Xả dầu bôi trơn: Sử dụng Clê, cần siết, khẩu tháo ốc xả dầu, xả hết dầu bôi trơn,đảm bảo vệ sinh công nghiệp
- Nới lỏng các bu lông lắp ghép: Sử dụng khẩu và cần siết nới đều và đối xứng cácbu-lông, đai ốc siết đáy dầu vào thân máy theo thứ tự như hình vẽ
Chú ý: Việc tháo bu-lông không theo thứ tự có thể làm vênh đáy dầu.
- Tách đệm: Sử dụng lưỡi thép tách đệm đáy dầu về một phía
Chú ý: Tránh làm rách đệm và trầy xước mặt lắp ghép.
- Tháo các bu-lông lắp ghép: Sử dụng khẩu và tay quay nhanh tháo các bu-lông bắtđáy dầu vào thân máy và lấy các bu-lông ra ngòai
Chú ý: Chừa lại hai con đối xứng dễ tháo nhất để giữ đáy dầu.
- Đưa đáy dầu ra ngoài: Dùng tay, xe bàn
vận chuyển, đòn kê nâng đáy dầu lên rồi
tháo hai bulông còn lại lấy đáy dầu ra
ngoài
Cẩn thận: Tránh làm rơi đáy dầu.
- Dùng lưỡi thép tách lấy đệm ra ngòai
Cẩn thận: Tránh làm rách đệm.
Hình 2.15: Tách đệm catte
c Làm sạch đáy dầu sau khi tháo
- Làm sạch vật liệu đệm: Sử dụng dao cạo sạch vật liệu đệm trên bề mặt lắp ghép
Chú ý: Cẩn thận không làm xước bề mặt lắp đệm.
- Làm sạch bên trong đáy dầu: Sử dụng dung dịch làm sạch, chổi và khí nén làmsạch đáy dầu
5 Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của đáy dầu
- Kiểm tra sự móp méo:Dùng mắt quan sát sự móp méo của đáy dầu
- Kiểm tra sự nứt thủng của đáy dầu: Sử dụng kính lúp, phấn, dầu, giẻ lau để kiểmtra sự nứt thủng của đáy dầu tương tự như kiểm tra vết nứt của nắp máy
- Kiểm tra bề mặt lắp ghép: Sử dụng thước thẳng và căn lá để kiểm tra độ congvênh của bề mặt lắp ghép đáy dầu với thân máy tương tự như phương pháp kiểmtra độ cong vênh của nắp máy
Yêu cầu kỹ thuật: Độ cong vênh < 0,1mm/ 100mm chiều dài
- Kiểm tra ren ốc xả dầu: Dùng mắt và dưỡng đo ren để kiểm tra ren ốc xả dầu
6 Sửa chữ đáy dầu
- Đáy dầu bị móp méo thì dùng búa gò lại
- Đáy dầu bị nứt, thủng thì hàn lại hoặc thay mới
Trang 13- Bề mặt lắp ghép với thân máy bị cong vênh thì gò lại hoặc mài lại.
- Lỗ ren ốc xả dầu bị hư hỏng thì hàn đắp rồi làm ren lại
7 Lắp đáy dầu
- Lắp đệm vào đáy dầu:Thoa một lớp keo
mỏng lên bề mặt lắp ghép, rồi dán đệm
lên đảm bảo đúng vị trí lỗ bulông
- Lắp đáy dầu vào thân máy:
Sử dụng con đội, đòn bẩy nâng đáy dầu
vào thân máy rồi gá tất cả các bu lông
vào
Cẩn thận: Tránh làm rơi đáy dầu và làm
rách đệm lắp ghép
Hình 2.16: Vị trí bôi keo silicon lên đệm
- Siết các bu-lông đáy dầu: Sử dụng khẩu và cần siết, siết đều và đối xứng các bulông bắt đáy dầu
- Đổ dầu bôi trơn vào đáy dầu đảm bảo đúng số lượng và chất lượng
Trang 14Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1 Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phươngpháp kiểm tra, sửa chữa xilanh
2.Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của xilanh đúng phương pháp, đúng tiêuchuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn
I Nhiệm vụ
Cùng với piston và nắp máy tạo thành buồng đốt và là nơi để dẫn hướng chopiston chuyển động lên, xuống
II Điều kiện làm việc
- Chịu lực nén biến đổi của khí cháy, chịu lực ngang tác dụng biến đổi của pistontrong quá trình chuyển động
- Chịu ma sát mài mòn với vòng găng, piston
- Chịu nhiệt độ cao do khí cháy tạo ra và sự ăn mòn hoá học
- Khả năng bôi trơn kém
III Phân loại
Lót xilanh có 2 loại:
- Xilanh liền : là loại xi lanh đợc đúc liền với thân máy
- Xilanh rời : Xilanh đợc chế tạo rời với thân máy Xilanh rời có hai loại:
+ Xilanh khô : Xilanh không trực tiếp tiếp xúc với nớc làm mát
+ Xilanh ớt : Xilanh tiếp xúc trực tiếp với nớc làm mát
IV Cấu tạo (Hình 3.1.a)
Hình 3.1: Cấu tạo lót xi lanh
a) Lót xilanh và vòng cao su làm kín; b) Lót xilanh ướt; c) Lót xilanh khô
- Là một ống bằng vật liệu chịu nhiệt, có khả năng chịu mài mòn cao, truyền nhiệttốt, không bị biến dạng, thường được làm bằng gang hợp kim crôm – niken.Đường kính phía ngoài được gia công chính xác để lắp ghép với lỗ trên thân máy,
Trang 15lỗ trong xilanh được gia công chính xác và đánh bóng gọi là mặt gương Phía trênxilanh chế tạo có vai để định vị khi lắp với thân
- Ống lót xilanh được ép chặt vào lỗ gia công chính xác trên thân máy Thân máybằng hợp kim nhôm thường dùng lót xilanh bằng gang hợp kim
1 Xilanh liền
- Xilanh đúc liền với thân máy
- Ưu điểm: Gọn nhẹ, dễ chế tạo, nước làm mát không bị rò
- Nhược điểm: Vật liệu làm thân máy phải tốt nên không kinh tế, khó sửa chữa
2 Lót xilanh khô
Mặt ngoài của lót xilanh không trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát mà được épchặt vào vách của thân máy
Đặc điểm:
Độ cứng vững cao, có thành mỏng, không gây rò rỉ
Gờ của lót xilanh nhô lên khỏi bề mặt lắp ghép của thân máy từ 0.02 0.03 mm( độ găng mặt xilanh)
Làm mát chưa hoàn thiện
3 Lót xi lanh ướt
Mặt ngoài của ống trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát Đỉnh của ống tạo dạngvai, phần cuối có lắp các gioăng cao su làm kín ngăn nước lọt xuống đáy catte
Đặc điểm:
Độ cứng vững kém, ống lót dày, dễ rò rỉ nước và phải có đệm làm kín
Vai gờ của lót xi lanh nhô cao khỏi bề mặt thân từ 0,03 0,1 mm
Hiệu quả làm mát tốt, được sử dụng rộng rãi, nhất là trong động cơ Diesel, khimòn hỏng có thể thay thế dễ dàng
V Hư hỏng, kiểm tra sửa chữa
1 Hư hỏng
Bị cháy rỗ, ăn mòn hoá học do tiếp xúc với khí cháy
Bị cào xước do mạt kim loại, các chất bẩn trong dầu bôi trơn, hoặc do xéc mănggẫy, thanh truyền cong
Bị rạn, nứt do kẹt piston, tháo lắp không đúng kỹ thuật, hoặc do nhiệt độ thay đổiđột ngột
Xilanh bị mòn theo côn theo chiều dọc , phần trên ứng với vòng găng hơi số 1 ởĐCT mòn nhiều nhất do ma sát lớn, áp suất, nhiệt độ cao và bôi trơn kém, độmòn giảm dần xuống phía dưới dọc theo hành trình của piston Độ côn được xácđịnh bằng hiệu số đường kính đo được ở hai vị trí dọc theo đường sinh aI và aII (vịtrí mòn nhiều nhất I và vị trí mòn ít nhất II ) = aI - aII
Xilanh bị mòn ô van (mòn méo) theo hướng vuông góc với đường tâm động cơ
Do kỳ nổ piston bị ép mạnh về thành bên trái và kỳ nén bị ép mạnh về thành bênphải Ngoài ra với xilanh có xupáp đặt, bên phía đối diện xupáp hút mòn nhiều
Trang 16hơn do khí hỗn hợp có bột mài và màng dầu bôi trơn bị thổi mất Độ ô van đượcxác định bằng hiệu hai kích thước vuông góc đo tại một mặt cắt ngang = aI –
Dùng đồng hồ so và panme đo đường
kính xi lanh ở các vị trí I, II, III theo
hai phương vuông góc So sánh với
kích thước tiêu chuẩn
Xác định độ côn, ô van của xilanh:
+ Độ mòn ôvan là hiệu số lớn nhất của
hai đường kính vuông góc đo được trên
cùng một mặt phẳng vuông góc với đường
Trang 17 = aI - aII Độ côn cho phép ≤ 0,01 mm.
Có thể dùng đồng hồ so để xác định độ côn, độ van của xilanh bằng cách so sánhhai kích kích thước cần đo từ phép đo mà không cần xác định kích thước thực củachúng (không cần panme)
Kiểm tra gờ mòn vòng găng, gờ mòn xác định bằng một nửa hiệu số giữa đườngkính lớn nhất của xilanh (do ở vị trí I) và đường kính xilanh ở cốt đang sử dụng
Gờ mòn cho phép ≤ 0,2 mm.
Khi thay xilanh mới cần kiểm tra độ nhô cao của gờ xilanh, độ nhô cao cho phép
từ 0,03 0,1 mm tuỳ thuộc nhà chế tạo quy định Độ không đồng đều nhô cao của các xi lanh không quá 0,03 mm Dựa vào độ nhô cao này để chọn đệm nắp
máy cho phù hợp với quy định
Kiểm tra gờ mòn vòng găng, nếu vượt quá 0,2 mm thì phải doa phần trên xilanh
cho hết gờ bằng doa tay
Sau khi sửa chữa xong cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật:
Khi xilanh mòn quá trị số tối đa cần thay xilanh mới, với sơ mi xilanh ướt cầnphải thay đệm làm kín nước mỗi khi tháo hoặc thay thế xilanh
a) b)
Hình 3.4: Gờ vòng găng ( a) và doa gờ vòng găng ( b)
Trang 18Bài 4: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG CƠ CẤU TRỤC
KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1.Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanhtruyền và nhóm piston
2.Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm piston đúng quy trình, quy phạm
và đúng yêu cầu kỹ thuật
3 Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận chuyển động của động cơ
I Nhiệm vụ - sơ đồ cấu tạo
Dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác của động cơ
2 Sơ đồ cấu tạo chung (Hình 4.1)
Trang 19II Qui trình tháo rời chi tiết động cơ
Lưu ý: Lựa trọn vị trí thích hợp để
đặt động cơ trước khi tháo động cơ
(1) Tháo các bộ phận, chi tiết còn gá bắt
trên thân động cơ như:
- Bộ chế hoà khí hay cụm kim phun
nhiên liệu, ống góp hút, thoát
- Tháo rời cụm mâm ép và đĩa ép (không
tháo bánh đà)
Trang 20Lưu ý:
Tìm hiểu kỹ đặc điểm cấu tạo của động cơ:
phương pháp bắt ghép các chi tiết, các dấu trên
động cơ, loại động cơ, loại bulông; đai ốc số
lượng; kích thước
- Tháo puli bơm nước
- Tháo cụm giá đỡ máy phát
- Tháo puli cốt máy
- Tháo cụm bơm nước
Trang 21- Tháo chụp chặn nhớt trên nắp máy
- Tháo mặt nạ phía trước động cơ
Lưu ý : Kiểm tra dấu ĐCT và dấu
đánh lửa sớm
- Tháo cụm căng sên hay đai răng và tấm
đỡ sên
Lưu ý : Trước khi tháo sên cam hay dây
đai phải kiểm tra dấu cân cam Nếu
không có phải đánh dấu trước khi tháo
Ví dụ:
Cách đánh dấu cân cam của loại động
cơ sử dụng dây đai
Cách đánh dấu cân cam của loại hai
bánh răng ăn khớp trực tiếp
(2) Tháo nắp máy
Trang 22Tháo các ổ đỡ theo qui trình từ ngoài vào
trong theo chiều xoắn ốc hoặc đan chéo Lúc
đầu cần tháo lòng mỗi con bulông nửa vòng.
Nhằm tránh sự cong vênh của trục cam.
Tháo nắp máy:
Lưu ý :
Lựa chọn dụng cụ tháo là nụ và cần xiết
chính xác (thông thường là nụ 17, 19, 21)
Tiến hành tháo tuần tự từ ngoài vào trong
như đối với các ổ đỡ trục cam.
Tháo gioăng quy lát
(3) Tháo catte chứa nhớt, lọc nhớt thô
Lưu ý:
Trang 23 Khi tháo, có thể các bề mặt sẽ dính chặt vào nhau thì ta phải dùng búa cao su gõnhẹ trước rồi mới lấy ra.
Còn nếu quá chặt thì ta dùng vít dẹt kích vào các khoảng hở có sẵn trên thân động
cơ
Ví dụ: Các vị trí khoảng hở trên động cơ để tháo cácte nhớt
Lưu ý :
Cần phân biệt sự khác giữa bulông nắp máy và bulông khác trong động cơ
Nắm vững qui định về lực xiết bulông
(4) Tháo cụm píttông thanh truyền bạc xéc măng ra khỏi động cơ:
Lưu ý:
Kiểm tra dấu trên quả piston theo thứ tự và chiều Nếu chưa có thì phải đánh dấu trước khi tháo để tránh nhầm lẫn khi ráp
Tháo từng cụm piston-thanh truyền hay có thể tháo theo phương pháp song hành
Các chi tiết của cơ cấu xupáp:
Trang 24 Các chi tiết nhóm piston:
1 Piston – thanh truyền;
2 Bu-lông thanh truyền;
3 Đai ốc thanh truyền;
4 Nắp đầu to thanh truyền
Lưu ý:
Phải kiểm tra dấu trên đầu lớn
thanh truyền (nón thanh truyền) theo thứ
tự và chiều lắp
Trang 25- Sau khi tháo cần phải sắp xếp các các cụm chi tiết gọn gàng, riêng biệt để tránh hưhỏng không cần thiết do tháo ráp.
(5) Tháo trục khuỷu
Lưu ý:
Khi tháo các gối đỡ cốt máy cần phải tháo từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vàotrong theo hình xoắn ốc hoặc đan chéo và cần tháo đều nửa vòng trước
Cần phải kiểm tra dấu các gối đỡ cốt máy Nếu không có thì phải đánh dấu theo
số thứ tự và chiều ráp (có thể đánh dấu theo phương pháp như trong hình minhhoạ bên)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này, học viên có khả năng:
1 Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương phápkiểm tra, sửa chữa piston
2 Kiểm tra, sửa chữa piston đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạoquy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn
I Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo:
1 Nhiệm vụ
- Nhận và truyền áp lực ở kỳ nổ cho thanh truyền làm trục khuỷu quay
- Nhận lực đẩy và lực kéo của trục khuỷu - thanh truyền để thực hiện các kỳ hút,nén, xả
Trang 26- Cùng với vòng găng, xilanh, nắp máy làm kín buồng đốt.
- Đóng, mở các cửa hút, nạp, xả ở động cơ xăng 2 kỳ và đóng, mở cửa nạp ở động
cơ diesel 2 kỳ
2 Điều kiện làm việc
- Chịu áp lực cao, nhiệt độ cao, biến đổi theo chu kỳ của khí cháy trong xilanh
- Chịu lực quán tính lớn và biến đổi
- Bị va đập do chịu lực biến đổi lớn
- Bị ăn mòn hoá học, bị mài mòn do ma sát với vòng găng, chốt piston, xilanh
3.Vật liệu chế tạo:
- Thường làm bằng hợp kim nhôm silic
- Động cơ diesel có một số được chế tạo bằng gang
II Cấu tạo (Hình 6.1)
Piston gồm 3 phần: đỉnh, đầu và thân (phần dẫn hướng)
Hình 6.1: Cấu tạo piston
Đỉnh lồi:(Hình 6.2b,c,d): Độ cứng vững cao, không cần gân tăng cường Tạo raxoáy lốc nhẹ ở kỳ nạp, bề mặt chịu nhiệt lớn, chế tạo khó
Đỉnh lõm:(Hình 6.2.e): Thường lắp trên động cơ diesel Buồng đốt trên đỉnhpiston có dạng omega, chỏm cầu có tác dụng tạo xoáy lốc khi piston đi lên nénkhông khí trong buồng đốt
Trên đỉnh piston có:
+ Dấu mũi tên chỉ chiều lắp nghép vào xilanh
Trang 27+ Phần lõm không cho xupáp chạm vào (một số loại piston)
Hình 6.2: Các dạng đỉnh piston
Một số động cơ cỡ lớn đầu piston có xẻ rãnh chắn nhiệt ngay trên vòng găng thứnhất 70% nhiệt lượng truyền từ phần đầu piston qua các vòng găng tới thành xi lanh
b Thân piston: (phần dẫn hướng)
Tính từ phần rãnh vòng găng cuối cùng trở xuống, dùng để dẫn hướng pistontrong xilanh, có dạng ôvan Phần này có:
Bệ chốt (D) được làm lồi ở mặt trong để tăng độ cứng vững và tâm lỗ bệ chốtđược làm lệch với đường tâm piston về phía trái (chiều piston đi lên) để giảm sự
va đập của piston vào thành xilanh
Để tránh bó kẹt khi piston làm việc và giảm tiếng ồn do piston va đập vào thànhxilanh khi nhiệt độ cao, thân piston được chế tạo có dạng ô van, trục nhỏ của ôvan trùng với đường tâm bệ chốt và được vát bớt phần kim loại tại bệ chốt Cũng
có loại piston để hạn chế giãn nở của phần đầu và phân đuôi người ta đúc mộtthanh thép bao quanh phần trên của bệ chốt
Hình 6.3: Thân có dạng ô van
Trang 28 Ở động cơ hai kỳ có chốt hãm miệng vòng găng đặt ở rãnh lắp vòng găng
Piston có độ côn, đỉnh piston có kích thước nhỏ hơn phần đáy
Một số piston đáy có xẻ rãnh hình chữ T, để phòng piston giãn nở bị bó kẹtpiston trong xilanh
Một số động cơ có tay biên ngắn phía dưới phần dẫn hướng có các vát để tránh
va vào đối trọng, má khuỷu
Một số động cơ lớn phần dẫn hướng có tiện thêm một rãnh vòng găng dầu
Piston bị mài mòn do ma sát với thành xilanh, vị trí mòn nhiều nhất là mặt phẳngchứa lực ngang, làm giảm đường kính, thay đổi độ côn, ô van của piston, gây vađập trong quá trình làm việc dẫn tới nứt piston
Lỗ chốt bị mòn ô van do va đập với chốt gây tiếng gõ khi động cơ làm việc
Đỉnh piston bị cháy, rỗ, do ăn mòn hoá học và tiếp xúc với sản phẩm cháy Vàbám muội than làm giảm thể tích buồng cháy
Rãnh xéc măng từ dạng chữ nhật thành dạng hình thang làm tăng khe hở cạnhvòng găng
2 Tháo nhóm piston ra khỏi động cơ
a Tháo các bộ phận liên quan
- Tháo nắp máy
- Tháo đáy dầu
- Tháo thanh truyền ra khỏi động cơ
b Tháo xéc măng khỏi piston.
Kẹp nhóm piston lên êtô hàm mềm, lực
siết vừa đủ đảm bảo piston không bị lắc
Trang 29 Tháo xéc-măng khỏi piston.
Tay phải sử dụng kềm chuyên dùng để
bung xéc-măng, tay trái giữ xéc-măng thật
cân và đưa xéc-măng ra khỏi piston
Hoặc kẹp piston lên bàn chuyên
dùng rồi dùng búa đóng chốt piston ra
như hình vẽ
Hình 6.7: Đóng chốt piston
3 Kiểm tra
(1) Kiểm tra tổng quát: Quan sát các vết nứt, xước, cháy, rỗ
(2) Kiểm tra đường kính piston: Dùng panme đo đường kính phần dẫn hướng củapiston theo hướng vuông góc đường tâm bệ chốt và so sánh với với kích thước tiêuchuẩn, để xác định độ mòn và độ côn méo
a) b)
Hình 6.8: Đo đường kính piston và chốt piston
a) Vuông góc với chốt; b) Song song với chốt
(3) Kiểm tra độ mòn côn