暮 Mộ Chiều tối Nguyên tác: 倦鳥歸林尋宿樹 孤雲慢慢度天空 山村少女磨包粟 包粟磨完炉已烘 Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng (Sgk Văn 12 – Phần VHVN – trang 20) Giới thiệu chung - Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một nhà thơ lớn của dân tộc. - Trong suốt mười bốn tháng bị giam cầm trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ “Nhật kí trong tù”. - Bài thơ “Chiều tối” nằm trong hệ thống thơ “chuyển lao” của Hồ Chí Minh. Bài thơ đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong một lần Người bị giải đi lúc chiều tối ở một vùng núi vắng. Ẩn giấu sau các bức tranh là tấm lòng yêu đời, niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh đầy thử thách. 0.5 Phân tích a. Hai câu đầu - Một bức tranh thiên nhiên mang tâm trạng: + Thiên nhiên buồn: thiên nhiên của chiều tối với hình ảnh cánh chim mỏi mệt, chòm mây lững lờ trôi. + Thiên nhiên nói hộ tâm trạng của Hồ Chí Minh. Cảnh thiên nhiên phù hợp với tâm trạng của Người lúc bấy giờ: cũng lẻ loi, cũng mệt mỏi…sau một ngày chuyển lao. + Bức tranh thiên nhiên thể hiện khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh tù đày, Người vẫn dõi theo cánh chim, chòm mây trên bầu trời, vẫn hướng về thiên nhiên, về sự sống hàng ngày, vẫn có sự giao cảm cùng cảnh vật. - Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại: + Cổ điển: sử dụng hình ảnh ước lệ (“cánh chim về tổ”), dùng nét chấm phá (cánh chim, chòm mây…để chỉ những cảnh thiên nhiên) cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trang trọng mang phong vị Đường thi. + Hiện đại: Cũng hình ảnh ước lệ nhưng có sự sáng tạo. “Cánh chim” trong thơ cổ thường bay về chốn vô định, gợi cảm giác ngậm ngùi, chia li. “Cánh chim” trong “Chiều tối” hướng về sự yên ấm của sự sống hàng ngày (‘về rừng tìm chốn ngủ”) b. Hai câu cuối - Một bức tranh cuộc sống đầy tươi vui, khoẻ khoắn. + Bức tranh về cuộc sống của người lao động mà hình ảnh trung tâm là người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối”. + Bức tranh về người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối”. + Bức tranh của công việc lao động “xay ngô”. + Bức tranh cuộc sống rực rỡ, ấm áp bởi màu hồng của bếp lửa, bởi niềm vui lao động (hình ảnh “lò than đã rực hồng”). + Bức tranh cuộc sống thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng thơ (từ buồn sang vui, từ tối thành sáng, từ hiện đại tới tương lai); thể hiện sự cao đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh (lạc quan, yêu đời, yêu người, trong cảnh tù đày vẫn cảm thông, chia sẻ với nỗi vất vả, với niềm vui của người lao động). - Bức tranh cuộc sống được thể hiện hàm súc, thông qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại. + Hàm súc: từ “hồng” thể hiện một tâm hồn luôn hướng về cuộc sống và trái tim mẫn cảm của một nghệ sĩ tài hoa. Từ “hồng” cho ta thấy không còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn. + Cổ điển: lấy “sáng” để nói “tối” (so sánh với nguyên tắc để thấy giá trị của từ “hồng” trong “lô dĩ hồng” (bản dịch thừa chữ “tối”), điệp ngữ liên hoàn (“ma bao túc”) + Hiện đại: Hình ảnh nhân vật trung tâm là hình ảnh người lao động. “Chất thép” toát ra từ câu thơ tạo nên tính hiện đại. Kết luận - Bài thơ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh chiều tối nơi xóm núi. Nổi bật trong bài thơ là hình tượng nhân vật trữ tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan luôn hướng về tương lai. - Bài thơ có sự kết hợp hài hoà của vẻ đẹp cổ điển truyền thống với tinh thần hiện đại, hoà quyện giữa “thép” và tình. . trung tâm là người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối . + Bức tranh về người thiếu nữ “Cô em xóm núi xay ngô tối . + Bức tranh của công việc lao động “xay. Cổ điển: lấy “sáng” để nói tối (so sánh với nguyên tắc để thấy giá trị của từ “hồng” trong “lô dĩ hồng” (bản dịch thừa chữ tối ), điệp ngữ liên hoàn (“ma