1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ đặc điểm HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG cột SỐNG NGỰC – THẮT LƯNG THEO PHÂN LOẠI TLICS tại BỆNH VIỆN VIỆT đức

52 927 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Họ chủ yếu dựa vào hình ảnh Xquang, CLVT để đánh giá trục cột sốngvà tổn thương thân sống mà chưa quan tâm đến hệ thống dây chằng phía saucũng như tình trạng thần kin

Trang 1

LÊ VĂN TUYỀN

§¸NH GI¸ §ÆC §IÓM H×NH ¶NH

THEO PH¢N LO¹I TLICS T¹I BÖNH VIÖN VIÖT §øC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

Trang 2

LÊ VĂN TUYỀN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS Nguyễn Duy Huề

HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC

Trang 3

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột sống 3

1.2 Giải phẫu, sinh lý cột sống ngực – thắt lưng 4

1.2.1 Các đốt sống 4

1.2.2 Cấu tạo chung của cột sống 4

1.2.3 Đặc điểm riêng của các đốt sống 9

1.3 Cơ chế và phân loại gẫy cột sống ngực – thắt lưng 10

1.3.1 Cơ chế chấn thương 10

1.3.2 Phân loại chấn thương cột sống ngực – thắt lưng 11

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.2 Quy trình nghiên cứu 24

2.2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 30

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1 Một số đặc điểm chung 31

3.1.1 Tỷ lệ chấn thương theo tuổi 31

3.1.2 Giới tính 31

3.1.3 Nguyên nhân chấn thương 32

3.1.4 Đặc điểm thần kinh của bệnh nhân 32

3.1.5 Phân loại đặc điểm thần kinh theo TLICS trước phẫu thuật 33

3.2 Đặc điểm hình ảnh của chấn thương cột sống ngực – thắt lưng 33

3.2.1 Vị trí chấn thương đốt sống ngực thắt lưng trên cắt lớp vi tính 33

3.2.2 Đặc điểm thương tổn trong CLVT trước phẫu thuật 34

3.2.3.Phân loại hình thái tổn thương cột sống theo TLICS 34

3.2.4 Phân độ trượt đốt sống 35

3.2.5 Đánh giá tổn thương phức hợp dây chằng sau trên CLVT 35

3.2.6 Tổn thương phức hợp dây chằng sau trên CHT 35

Trang 4

3.2.9 Tổng số điểm mức độ chấn thương cột sống ngực – thắt lưng theo phân loại TLICS 363.3 Đối chiếu hình ảnh trên CLVT và CHT với phẫu thuật 373.3.1 Các tổn thương về phần mềm, xương sống quan sát trên phẫu thuật.373.3.2 Đánh giá hình tổn thương phức hợp dây chằng sau trên CLVT với phẫu thuật 373.3.3 Đánh giá hình tổn thương phức hợp dây chằng sau trên CHT với phẫu thuật 38

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 39

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

Hình 1.1 Giải phẫu đốt sống lưng 9

Hình 1.2 Giải phẫu đốt sống thắt lưng 10

Hình 1.3 Sơ đồ thuyết ba cột trụ của Dennis 12

Hình 1.4 Các hình ảnh thương tổn cột sống theo Dennis 14

Hình 1.5 Các hình thái tổn thương cột sống trên cắt lớp vi tính 17

Hình 1.6 Dây chằng vàng và dây chăng trên gai trên chuỗi xung T1W và T2W của cộng hưởng từ 19

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, chấn thương cột sống là một bệnh lý ngoại khoa thường gặptại Việt Nam Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,ngã cao, tai nạn sinh hoạt… Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưCTCS cổ nhưng CTCS ngực – thắt lưng hay xảy ra và thường để lại nhiều dichứng nặng nề, phức tạp gây ra các tổn thất rất lớn cho bệnh nhân và xã hội,nó phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương của đốt sống bị gãy và tủy sống,tác dụng của sơ cứu ban đầu, phương pháp chẩn đoán điều trị và chăm sócphục hồi chức năng của bệnh nhân

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của chẩn đoán hình ảnh như:cộng hưởng từ (CHT), cắt lớp vi tính (CLVT), Xquang… các tổn thương cộtsống được chẩn đoán chính xác hơn, giúp cho các phẫu thuật viên có thái độxử trí đúng đắn

Cho đến nay, có khá nhiều tác giả đưa ra phân tích, đánh giá hay cáchphân loại chấn thương cột sống với nhiều phương pháp, quan điểm khác nhau.Một số tác giả như Dennis, Magerl …là những người đi đầu trong lĩnh vựcnày Họ chủ yếu dựa vào hình ảnh Xquang, CLVT để đánh giá trục cột sốngvà tổn thương thân sống mà chưa quan tâm đến hệ thống dây chằng phía saucũng như tình trạng thần kinh của bệnh nhân

Vaccaro và cộng sự đã đề xuất một hệ thống phân loại mới là TheThoracolumbar Injury Classification and Severity Score (TLICS) dựa trên 3mục mô tả chính: Hình thái tổn thươ1ng theo Xquang và CLVT, tính toàn vẹncủa hệ thống dây chằng sau theo CHT và trạng thái thần kinh của bệnh nhân.Đây là phân loại có thể trả lời được câu hỏi mổ hay không mổ, giúp cho cácphẫu thuật viên có quyết định đúng đắn và khách quan nhất cho từng trườnghợp cụ thể đặc biệt là những trường hợp có tổn thương tủy không hoàn toàn

Trang 7

Tuy nhiên, phân loại này vẫn còn chưa được sử dụng phổ biến ở nước

ta Ngay ở cả trung tâm ngoại khoa lớn của cả nước như bệnh viện Việt Đức,dù được trang bị đầy đủ phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhưng việctiến hành chẩn đoán và phân loại bệnh nhân CTCS theo thang điểm TLICSvẫn còn ít được biết đến và chưa được áp dụng nhiều trong chẩn đoán hìnhảnh và lâm sàng Trong phân loại TLICS có tới 7/10 số điểm được đánh giádựa trên hình ảnh, vì vậy vai trò của các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh trong việcđánh giá và phân loại tổn thương là vô cùng quan trọng Khi đánh giá tổnthương trên hình ảnh chính xác, điều đó sẽ giúp các phẫu thuật viên có kếhoạch điều trị đúng đắn cho bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất,giảm thiểu tối đa những tai biến nặng nề cho bệnh nhân

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán cũng như điều trị chocác bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng, chúng tôi tiến hành đề

tài: “Đánh giá đặc điểm hình ảnh của chấn thương cột sống ngực – thắt

lưng được phẫu thuật theo phân loại TLICS tại bệnh viện Việt Đức” nhằm

hai mục tiêu:

1 Mô tả đặc điểm hình ảnh chấn thương cột sống ngực – thắt lưng của những bệnh nhân được phẫu thuật trên cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (CHT).

2 Đối chiếu hình ảnh trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ với phẫu thuật.

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột sống

Thông tin sớm nhất có viết về chấn thương cột sống được tím thấytrong những cuốn sách cổ ở Ai Cập từ 1500 năm trước công nguyên

Hypocrates (460 – 377 trước Công nguyên) là người đầu tiên đưa rachẩn đoán gãy cột sống do chấn thương

Năm 1895, phát minh ra phương pháp chụp bằng tia X của WhithemConrad đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi

Năm 1919, Dany đã giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán những thay đổibên trong ống sống như là tình trạng chèn ép rễ, hẹp ống sống bằng kĩ thuậtchụp ống sống, ban đầu là bơm hơi và sau là chụp với bơm thuốc cản quang

Năm 1971, Hounsfield cùng Ambrose chế tạo thành công máy chụp cắtlớp vi tính đánh dấu một bước tiến vượt bậc, cho phép mô tả rất chi tiết cấutrúc của cột sống, đặc biệt là hình ảnh cấu trúc xương, là điều kiên tiền đề đểchuyên ngành phẫu thuật cột sống phát triển

Năm 1977, cộng hưởng từ ra đời đã giúp cho các phẫu thuật viên chấnthương chỉnh hình có thêm điều kiện thuận lợi trong chẩn đoán và điều trị.Nếu như chụp cắt lớp vi tình có ưu thế mạnh để chẩn đoán cấu trúc xương vàống tủy thì cộng hưởng từ lại có ưu thế rất mạnh để chẩn đoán những thươngtổn phần mềm, thương tổn thần kinh và hai phương pháp này thực sự hỗ trợcho nhau, giúp cho các nhà ngoại khoa có được chẩn đoán bệnh lí tiến đếngần giới hạn hoàn hảo

Trang 9

1.2 Giải phẫu, sinh lý cột sống ngực – thắt lưng

1.2.1 Các đốt sống [1]

Cột sống là cột trụ chính của thân người đi từ mặt dưới xương chẩmđến đỉnh xương cụt Cột sống gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau, được chiathành 5 đoạn, mỗi đoạn có một chiều cong và các đặc điểm riêng, thích ứngvới chức năng của đoạn đó Từ trên xuống dưới, đoạn cổ có 7 đốt sống – conglồi ra trước, đoạn lưng có 12 đốt sống cong lồi ra sau, đoạn thắt lưng có 5 đốtcong lồi ra trước, đoạn cung có 5 đốt sống dính lại với nhau tạo thành xươngcùng – cong lồi ra sau, đoạn cuối cùng có 4 – 6 đốt sống cuối cùng dính vớinhau nhau tạo thành xương cụt [1]

1.2.2 Cấu tạo chung của cột sống

Hình ảnh và kích thước của các đốt sống khác nhau ở từng tầng đốtsống, nhưng giống nhau về cấu trúc cơ bản, gồm: thân đốt sống, thành phầncung sau (cung sau và các mỏm sống), các đĩa đệm

1.2.2.1 Thân sốt sống

Hình trụ dẹt có hai mặt (mặt trên và mặt dưới) hơi lõm ở giữa là chỗbám của đĩa đệm và có một vành xương đặc xung quanh Trước va sau thânđốt sống có các lỗ để mạch máu đi vào nuôi xương

1.2.2.2 Cung đốt sống

- Cuống cung đốt sống: là hai mảnh xương từ hai bên của mặt sau thânchạy ra sau giới hạn thành bên lỗ đốt sống Có hai bờ trên và dưới, trên đó cókhuyết lõm (khuyết đốt sống trên và khyết đốt sống dưới) Khi khớp lại tạothành lỗ gian đốt sống cho các dây thần kinh đi qua

- Mảnh cung đốt sống: là một tấm xương dẹt, hình 4 cạnh có hai mặt trước va sau, hai bờ trên và dưới Mảnh là giới hạn phần sau của lỗ đốt sống

Trang 10

- Mỏm gai: nằm ở phía sau cung đốt sống, là nơi hợp nhất của hai mảnhtrên đường giữa Mỏm gai chạy ra sau và chúc xuống dưới Mỏm gai là nơibám của các cơ và dây chằng

- Mỏm ngang: Có hai mỏm ngang là nơi tiếp nối của cuống sống vàmảnh sống chạy ngang sang hai bên Mỏm ngang là nơi bám của các cơ vàđây chằng đồng thời giúp cho việc thực hiện động tắc quay và ngả sang haibên của cột sống

- Mỏm khớp: có hai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới nằm ở nơitiếp nối giữa cuống sống, mảnh và mỏm ngang

- Lỗ đốt sống: nằm giữa thân đốt sống ở phía trước và cung đốt sống ởphía bên và phía sau Khi các đốt sống khớp với nhau, các lỗ đốt sống chồnglên nhau tạo nên ống sống, Trong ống sống có tủy sống

1.2.2.3 Đĩa đệm đốt sống (discus intervertebralis)

Đĩa đệm đốt sống có hình thấu kính hai mặt lồi tương ứng với các mặtlõm của các đốt sống Độ dày của đĩa tùy thuộc vào từng vùng của đốt sốngcũng như từng phần của đĩa Ở cột sống thắt lưng, phần trước đĩa dày hơnphần sau đĩa, góp phần làm cho cột sống lưng cong lồi ra trước Ở đoạn cộtsống ngực, bề dày tại các phần của đĩa xấp xỉ bằng nhau Như vậy chiều congcủa đốt sống ngực hoàn toàn do hình dạng của các đốt sống ngực tạo nên.Nhìn chung, đĩa gian đốt sống dày nhất ở đoạn cột sống thắt lưng

Đĩa gian đốt sống là một đĩa sụn sợi, gồm hai phần: phần chu vi là vòngsợi (anulus fibrosus) và phần trung tâm là nhân keo (nucleus pulposus)

Vòng sợi bao gồm những lá sụn sợi đồng tâm uốn cong ở vùng chu vi,được cấu tạo bởi hai lớp ngoài là sợi collagen và lớp trong là lớp sụn

Nhân keo nằm ở phần trung tâm đĩa gian đốt sống, gần bờ sau hơn là

bờ trước Ở trẻ sơ sinh nhân keo mềm gồm chất keo và chất nhầy có chứa cáctế bào dây sống đa nhân Sau này các tế bào này biến mất và chất nhầy đượcthay thế bởi sợi sụn

Trang 11

1.2.2.5 Ống sống, màng tủy và tủy sống

Ống sống: là thành phần được tạo bở sự chồng của các lỗ đốt sống

chồng lên nhau Ống sống cong theo các phần cong của cột sống Ống sốngrộng, có hình tam giác ở đoạn cổ và thắt lưng, nhỏ và có hình tròn ở ngực

Tủy sống: là thành phần của thần kinh trung ương nằm trong ống sống.

Tủy sống ở trên liên tiếp với hành não, ngang mức đốt sống C1, giới hạn dưới(người trưởng thành) tận hết bởi một đầu hình nhọn gọi là nón cùng ở ngangmức đốt sống L2 Hai bên nón cùng có rễ thần kinh tụm lại đi xuống mộtkhoảng dài trong ống sống gọi là đuôi ngựa

Tủy sống có 31 đốt, đường kính thay đổi tùy từng đoạn, phồng to ởvùng cổ và thắt lưng nơi xuất phát của các rễ thần kinh của đám rối cổ và đámrối thắt lưng – cùng Đốt tủy sống ở các đoạn tủy sống lưng – thắt lưng khôngtương xứng với các đốt sống cùng tên, ví dụ như đốt tủy T5 nằm ở mức đốtsống T4 Các đốt tủy thắt lưng và cùng tập trung lại ở mức đĩa gian đốt L1 –L2 Nón tủy chứa các đốt tủy của 5 rễ thần kinh cùng

Rễ thần kinh:

Tủy sống dừng lại ở ngang mức đốt sống L2, nhưng các rễ thần kinhvẫn tiếp tục chạy xuống dưới và rời ống sống qua lỗ gian đốt sống tương ứng,nó phải đi một đoạn dài trong khoang dưới nhện Hướng đi của các rễ thầnkinh sau khi chúng ra khỏi bao màng cứng tùy thuộc vào chiều cao đoạntương ứng Rễ L4 tách ra khỏi bao cứng chạy chếch xuống dưới và ra ngoàithành một góc 60 độ, rễ L5 thành góc 45 độ và rễ S1 thành góc 30 độ Do đó

Trang 12

ở đoạn vận động cột sống thắt lưng, liên quan định khu không tương ứng giữađĩa đệm và rễ thần kinh.

Liên quan của tủy sống ở phía trước là thân đốt sống và đĩa đệm, cácthương tổn như gẫy lún ở thân đốt hoặc trật đĩa đệm có thể gây chèn ép tủy.Riêng phần ống tủy gần lưng – thắt lưng tủy sống chỉ chiếm một nửa ốngsống, phía dưới thắt lưng một phần đuôi ngựa ống sống còn rộng hơn Nếugẫy hoặc trật vùng thắt lưng thì phải di lệch nhiều mới gây chèn ép dẫn đếnliệt thần kinh

Màng nhện gồm hai lá: lá ngoài dính vào mặt trong màng cứng, látrong xuống tận đáy túi màng cứng

Màng nuôi là màng mạch dính sát vào tủy sống Màng nuôi tủy sốngmỗi bên tách ra một rễ là dây chằng rộng Dây chằng răng nối mặt ngoàimàng nuôi tới màng cứng ở hai bên theo mặt phẳng đứng ngang kéo dài từ lỗchẩm đến nón cùng tủy gai Gồm khoảng 17 – 18 dây chằng răng, dây chằngnày chia túi cùng màng cứng làm phòng trước và phòng sau thông nhau quacác cung răng Trong trường hợp trật khớp các dây chằng răng bị kéo cănggây nên chảy máu trong ống sống gây thiều máu tủy sống

Trang 13

1.2.2.6 Các dây chằng

- Dây chằng dọc trước:

Dây chằng dọc trước (anterior longitudinal ligament) là một dải rộngphủ mặt trước thân đốt sống và phần bụng của vòng sợi đĩa đệm từ đốt sống

cổ thứ nhất đến xương cùng Những sợi trong cùng hòa lẫn với sợi trải từ thânđốt này qua đĩa đệm đến thân đốt sống kế cận Các sợi này cố định đĩa đệmvào bờ thân trước đốt sống, còn các sợi mỏng trải trên các thân đốt và cố địnhcác thân đốt với nhau

- Dây chằng dọc sau:

Dây chằng dọc sau (posterior longitudinal ligament) nằm ở mặt sau củathân đốt sống từ đốt sống cổ thứ hai đến xương cùng Dây chằng này dínhchặt vào sợi và dính chặt vào bờ thân xương, ở phía trên dây chằng dọc saurộng hơn phía trước Khi tới thân đốt sống thắt lưng dây chằng này chỉ còn làmột dải nhỏ, không phủ kín hoàn toàn giới hạn sau của đĩa đệm

- Dây chằng bao khớp:

Dây chằng bao khớp (capsularligament) bao quanh giữa khớp trên vàkhớp dưới của hai đốt sống kế cận Trường hợp vận động quá tầm, những dâychằng này sẽ giãn ra để cho các diện khớp trượt lên nhau và giữa cho khớpđược vững

- Dây chằng vàng:

Dây chằng vàng (ligamentum flavum) phủ phần sau của ống sống, bám

từ cung đốt nàyđến cung đốt khác và tạo nên một bức vách thắng ở phía sauống để che chở cho tuỷ sống và các rễ thần kinh Dây chằng vàng có tính đànhồi, khi cột sống cử động, nó góp phần kéo cột sống trở về nguyên vị trí

- Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai:

Dây chằng trên gai (supraspinous ligament) dây chằng liên gai(interspinous ligament) nối các mỏm gai với nhau Dây chằng trên gai là dây

Trang 14

mỏng chạy qua đỉnh các gai sống, góp phần gia cố phần sau của đoạn vậnđộng cột sống khi đứng thẳng nghiêng và khi gấp cột sống tối đa.

1.2.3 Đặc điểm riêng của các đốt sống

1.2.3.1 Các đốt sống ngực

Các đốt sống ngực khớp với xương sườn bởi hố sườn trên và hố sườndưới ở mỗi bên của thân đốt sống

Thân các đốt sống lưng dày hơn các đốt sống cổ và khuyết sống dướisâu hơn khuyết sống trên Mỏm ngang có một diện khớp gọi là hố sườn ngangđể khớp với củ xương sườn Gai sống to, dài chúc xuống dưới và chồng lênnhau như ngói lợp nhất là vùng giữa đoạn lưng, mảnh cao hơn rộng Lỗ đốtsống gần hình tròn

Đặc điểm riêng của đốt sống T11, T12 ở mỗi mặt bên chỉ có 1 hố sườnđẻ e tiếp xúc với chỏm xương sườn tương ứng trong khi tất cả các đốt sốnglưng còn lại mỗi bên đều có nửa hố (trên và dưới)

Hình 1.1 Giải phẫu đốt sống lưng (nhìn bên)[1]

1.2.3.2 Các đốt sống thắt lưng

Do phải chống đỡ toàn thân và cần chuyển động nhiều nên các đốt sốngthắt lưng rất lớn và rộng bề ngang Cuống dày và khuyết sống dưới cũng sâu

Trang 15

hơn khuyết sống trên Mỏm gai có hình chữ nhật và hướng ra sau Mỏmngang dài và được coi như một xương sườn thoái hóa.

Hình 1.2 Giải phẫu đốt sống thắt lưng (nhìn từ trên xuống)[1]

1.3 Cơ chế và phân loại gẫy cột sống ngực – thắt lưng

1.3.1 Cơ chế chấn thương

Khi lực gây chấn thương vượt quá khả năng chịu căng giãn của hệthống dây chằng (đĩa gian đốt sống và sức bền của xương) thì có thể gây tổnthương thực thể cho cột sống, gồm:

1.3.1.1 Cơ chế trực tiếp

Do vật cứng trực tiếp đập vào cột sống: bị đánh, và đập trực tiếp hayngã ngửa không quá cao, đập lưng vào vật cứng

Do giằng xé: lực tác động thẳng góc với cột sống, có thể từ sau ratrước, từ trái sang phải và ngược lại, làm các mỏm khớp bị gãy, thân đốt sốngbị trật, cột sống ít bị gập gấp

Tính huống tai nạn lao động: trục cần cẩu đập vào lưng – thắt lưng.Tình huống tai nạn giao thông: bệnh nhân ngồi sau xe máy bị thanh cảnôtô, xe công nông đập trực tiếp và lưng – thắt lưng

Trang 16

1.3.1.2 Cơ chế gián tiếp

Dồn ép theo trục cột sống từ trên xuống: trường hợp sụt lở đất, sập lòthan xuống vai trong khi đào giếng, đào công sự, đào than hoặc ngã lộn đầuxuống trước trong thể thao

Dồn ép theo trục cột sống từ dưới lên: trường hợp ngã cao đập mônghay nện 2 gót xuống trước như ngã cây, ngã giáo xây dựng, ngã lầu

Xoay, xoắn vặn, gấp hay ưỡn quá mực cột sống:

Trong tai nạn giao thông: ngồi trong ô tô phanh gấp khi xe va vàochướng ngại vật

Trong tai nạn lao động: khi công nhân cùng khiêng vật nặng trên vai,vật nghiêng ngả, công nhân dạt ra chỉ còn một người không tránh kịp bị lựctác động mạnh trên một bên vai, làm cột sống vừa gập vừa xoay

Nhìn chung, các tác giả đều đừa ra 5 cơ chế chấn thương cột sống:

 Dồn ép theo trục cột sống

 Gấp cột sống quá mức

 Ưỡn cột sống quá mức

 Giằng xé

 Xoắn vặn

1.3.2 Phân loại chấn thương cột sống ngực – thắt lưng

Có nhiều cách phân loại chấn thương cột sống ngực – thắt lưng như:phân loại của Bohler, Holdsworth, Dennis, Margerl…, nhưng phân loạitheo Dennis (1983) được nhiều tác giả công nhận và áp dụng trong mộtthời gian dài Năm 2005, Vaccaro và cộng sự đã đề xuất hệ thống phân loạiTLICS, ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm phẫu thuật lớntrên thế giới

Trang 17

1.3.2.1 Phân loại của Dennis (1983)

Hình 1.3 Sơ đồ thuyết ba cột trụ của Dennis [2], [3]

Cột sống được chia thành 3 cột trụ: cột trụ trước, cột trụ giữa, cột trụ sau:

 Cột trụ trước: dây chằng dọc trước, 2/3 trước thân đốt sống, vòng

xơ và đĩa đệm

 Cột trụ giữa: 1/3 sau thân đốt sống, vòng xơ, đĩa đệm và dây chằngdọc sau

 Cột trụ sau: gồm toàn bộ khu sau, dây chằng vàng, bao khớp, cácdây chằng liên gai

Cột trụ giữa đóng vai trò quan trọng, nếu thương tổn sẽ mất vững và gâychèn ép thần kinh Dennis chia thành hai nhóm tổn thương chính là:

+ Nhóm các tổn thương nhỏ: chủ yếu là các gãy đơn độc như gãymỏm ngang, mỏm khớp, mỏm gai, khối khớp Những tổn thươngnày không làm mất vững cột sống

+ Nhóm thương tổn lớn: Với 4 hình thái chính là gãy lún, vỡ thân đốtsống, gãy kiểu đai bảo hiểm và gãy trật cột sống, dựa trên sự phântích thương tổn 3 cột trụ [4]

Trang 18

Loại I: Gãy lún, lực ép, cột trụ trước bị tổn thương, cột trụ giữa và sau bình

thường, được phân thành 4 loại dựa vào lực ép phía trước hay phía bên

 IA: Gãy theo mặt phẳng đứng ngang

 IB: Lún mặt trước thân đốt sống

 IC: Lún mặt trước dưới của thân đốt sống

 ID: Gãy lún cả hai mặt của thân đốt sống

Khi lún trên 50% thành trước sẽ ảnh hưởng đến các dây chằng phía saucột sống

Loại II: Vỡ thân đốt sống thành nhiều mảnh (Burst fracture), tổn thương cột

trụ trước và cột trụ giữa, thường có mảnh xương thành sau thân đốt sống chènvào ống tủy, khoảng cách giữa hai chân cuống rộng ra

Được chia làm 5 loại:

 IIA: Vỡ cả hai mặt trên, dưới của thân đốt

 IIB: Vỡ mặt trên và xẻ dọc thân đốt

 IIC: Vỡ mặt dưới thân đốt

 IID: Vỡ vụn thân đốt và xoay

 IIE: Vỡ vụn phía bên thân đốt

Loại III: Gãy kiểu đai bảo hiểm (Seat – bell Fracture), gãy cột sau và cột giữa.

Cơ chế: khi bệnh nhân ngồi trên xe ô tô, có thắt dây an toàn (Seat –bell), xe dừng đột ngột khi đi với tốc độ cao, nửa phía trên lao theo quán tínhcủa xe, nửa phía dưới được dây an toàn giữ lại, cột sống gãy từ phía sau ratrước nên tổn thương cột trụ sau và cột trụ giữa, được chia thành các loại sau:

Đường gãy nằm trong một mức ở mặt phẳng đứng dọc

 Qua thân xương: gãy kiểu Chance

 Qua đĩa gian đốt sống và dây chằng

Đường gãy nằm trong 2 mức:

Trang 19

 Cột giữa qua phần xương.

 Cột giữa qua phần sau đĩa gian đốt

Loại IV: Gãy trật (Fracture dislocation), tổn thương cả 3 cột trụ.

 IV: Gãy do lực gấp và xoay

 IVB: Do lực xé từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước

 IVC: Do giãn đứt cột sau và cột giữa kèm đứt dây chằng dọc trước

Hình 1.4 Các hình ảnh thương tổn cột sống theo Dennis [2],[3]

Tóm lại, theo Dennis, độ vững của cột sống sau chấn thương được phânloại như sau:

Trang 20

“Chấn thương cột sống vững” khi chỉ lún cột trụ trước khoảng 40%, cộttrụ giữa và cột trụ sau còn nguyên vẹn.

Mất vững độ 1 (mất vững cơ học): Cột sống bị gấp góc hay uốn cong

do gãy lún nặng (>40%), hoặc gãy seat – bell; chưa ảnh hưởng tới tủy sống.Điều trị bảo tồn, nắn và bột hoặc yếm nhựa

Mất vững độ 2 (mất vững thần kinh học): gãy vụn loại II có nguy cơcao gây thương tổn thần kinh do có mảnh xương thành sau chèn vào ống tủy.Phẫu thuật khi mảnh xương chèn hẹp >1/3 ống tủy; hoặc theo dõi thấy dấuhiệu liệt tủy tăng dần trên lâm sàng; hoặc gãy kiểu giọt lệ (tear – dropt): gãyqua sụn sợi và có mảnh xương nhỏ ở góc dưới đốt sống, tổn thương nặng hệthống dây chằng trên phim CT scanner không đánh giá được

Mất vững độ 3 (mất vững cơ thần kinh học): những trường hợp gãytrật, gãy vụn có thương tổn thần kinh nặng ngay từ đầu, cần can thiệp phẫuthuật cấp cứu

Khi có tổn thương cột trụ giữa, ít nhất một trong hai cột trụ còn lại chắcchắn bị tổn thương

1.3.2.2 Phân loại theo AO

Năm 1994, Margerl và cộng sự [5] dựa vào đặc điểm hình thái bệnh lýchấn thương chia CTCS ra làm 3 nhóm chính là:

Nhóm A: gãy nén

Nhóm B: gãy giãn

Nhóm C: gãy xoay

Theo cách phân loại này thì thương tổn nhóm C nặng hơn nhóm B vànhóm B nặng hơn nhóm A Trong mỗi nhóm thì thương tổn dưới nhóm cànglớn thì càng nặng Theo AO thì chỉ định phẫu thuật cho trường hợp gãy kiểu

Trang 21

A1, A2 chỉ được đặt ra khi góc gù thân đốt sống trên 15O Còn lại gãy kiểuA3, B và C đều có chỉ định phẫu thuật, ngoại trừ một vài trường hợp điều trịbảo tồn vì những lí do như: tuổi, bệnh lí phối hợp, chấn thương phối hợp…

1.3.2.3 Phân loại theo TLICS

Trước đây, việc chỉ định mổ chủ yếu dựa vào thuyết mất vững ba cộttrụ của Dennis Ngày nay, cộng hưởng từ phát triển cho chúng ta khảo sátđược phức hợp dây chằng sau (PLC) Do đó, các phẫu thuật viên có thể khảosát, đánh giá, đưa ra chỉ định mổ chính xác hơn dựa vào ba yếu tố:

Các loại thương tổn cột sống theo chẩn đoán hình ảnh

Tính toàn vẹn của hệ thống dây chằng sau

Tình trạng tổn thương thần kinh

Năm 2005, Vaccaro và cộng sự [6] đã đề xuất một hệ thống phân loạimới là The Thoracolumbar Injury Classification and Severity Score (TLICS)dựa trên 3 mục mô tả chính: hình thái tổn thương theo Xquang và CLVT, tínhtoàn vẹn của hệ thống dây chằng phía sau theo cộng hưởng từ (CHT) và trạngthái thần kinh (TK) của bệnh nhân

Trang 22

Gãy trật/xoay [6]: được chẩn đoán trên hình ảnh bởi sự dịch chuyểntheo mặt phẳng ngang hoặc xoay của một thân đốt sống với các đốt sốngkhác Nguyên nhân do lực xoắn vặn và giật mạnh, biểu hiện qua các dấu hiệunhư: xoay gai sống, trật khớp cột sống một hoặc hai bên Sự mất vững theohướng trước sau được thấy tốt nhất trên phim nghiêng hoặc mặt phẳng đứngdọc trên CLVT hoặc CHT Trong khi đó, sư mất vững theo hướng ngangđược thấy tốt nhất trên phim thẳng hoặc đứng ngang trên CLVT Tổn thươnggãy trật/ xoay được tính là 3 điểm trong phân loại TLICS.

Gãy rời (4 điểm) tổn thương đứt rời theo chiều trước sau của dây chằnghoặc tổn thương chiều trước sau của xương hơặc kết hợp cả hai Tổn thươngnặng gây mất vững cột sống Sự gập góc có thể được nhìn thấy qua mặt phẳngđứng dọc hoặc đứng ngang tại vị trí gãy trên CLVT hoặc MRI

Trang 23

Hình 1.5 Các hình thái tổn thương cột sống trên cắt lớp vi tính

Khi trên một đốt sống có nhiều hơn một hình thái tổn thương thì tínhđiểm theo hình thái tổn thương cao nhất Nếu có nhiều vị trí tổn thương thìmỗi vùng tính một thang điểm riêng

Phức hợp dây chằng sau (PLC)

Phức hợp dây chằng sau bao gổm:

 Dây chằng vàng

 Khối khớp bên

 Dây chằng liên gai

 Dây chằng trên gai

Phức hợp dây chằng sau được nhấn mạnh trong phân loại TLICS Mộtkhi đứt, tổn thương từng phần PLC cần được can thiệp ngoại khoa vì hệ thốngdây chằng khó có khả năng tự phục hồi Nếu không phẫu thuật, tổn thươngPLC có thể dẫn đến gù vẹo, trượt cột sống sau này Đánh giá tổn thương PLCcó thể nhận thấy được trên CLVT hoặc CHT Tuy nhiên, CHT cho phép thấytrực tiếp hình ảnh của PLC, vì vậy CHT được coi là phương tiện đầu tay đểchẩn đoán tổn thương phức hợp dây chằng sau

Mỗi thành phần của PLC cần được phân tích riêng rẽ trên CHT:

Trang 24

 Dây chằng vàng và dây chằng trên gai được quan sát thấy tốtnhát trên sagittal T1W hoặc T2W, hình ảnh là đường giảm tínhiệu (đường màu đen liên tục), khi tổn thương hai dây chằng trênđường giảm tín hiệu màu đen mất liên tục.

 Dây chằng liên gai được đánh giá qua chuỗi xung sagittal STIR

 Khối khớp bên được đánh giá qua chuỗi chung axial T2W

Hình 1.6 Dây chằng vàng và dây chăng trên gai trên chuỗi xung T1W

và T2W của cộng hưởng từ [7]

Trong chấn thương cột sống, tình trạng của PLC theo TLICS gồm 3mức độ: không có tổn thương (0 điểm), tổn thương đụng dập (2 điểm),tổnthương đứt (3 điểm)

Tình trạng thần kinh

Tình trạng thần kinh của bệnh nhân là dấu hiệu gợi ý mức độ tổnthương cột sống TLICS phân ra 5 loại tình trạng thần linh dựa trên mức độtổn thương thần kinh và khả năng phục hồi lai:

 0 điểm: không tổn thương thần kinh

 2 điểm: tổn thương rễ hoặc tổn thương tủy hoàn toàn

Trang 25

 3 điểm: tổn thương tủy không hoàn toàn hoặc hội chứng đuôi ngựa.Tổn thương tủy không hoàn toàn và hội chứng đuôi ngựa đươc tínhlà 3 điểm vì khi bệnh nhân được mổ có thể nhận được lợi ích lớn từ phẫuthuật giải ép hơn là bệnh nhân liệt tủy hoàn toàn hoặc không chấn thươngban đầu [8]

Phân loại tổn thương thần kinh theo Hiệp hội chấn thương cột sống Mỹ ASIA (American Spinal Injury Association) năm 2006

-* Khám vận động: Khám từng rễ thần kinh chi phối vận động, cả cột

sống cổ (10 rễ TK: 5 rễ TK bên phải, 5 rễ TK bên trái) và thắt lưng (10 rễ TK:

5 rễ TK bên phải, 5 rễ TK bên trái), đánh giá dựa theo bảng cơ lực của từng rễ(Thang điểm từ 0 đến 5 điểm), khám hai bên phải (P) và trái (T), sau đó cộnglại, tối đa điểm vận động bình thường cho cả chi trên (Bên P = 25 điểm;bênT= 25 điểm) và chi dưới (Bên P = 25 điểm; bên T= 25 điểm) Như vậy, tổngđiểm vận động bình thường của chi trên và chi dưới là 100 điểm

Bảng 1.1 Phân loại điểm vận động theo ASIA [9]

Đ

iể

m

Vận động

0 Cơ hoặc nhóm cơ liệt hoàn toàn

1 Sự co cơ chỉ có thể nhìn thấy hoặc sờ

2 Sự co cơ phát sinh động tác và hết tầm hoạt động, nhưng

không thắng được trọng lực của chi

3 Phát sinh động tác và hết tầm hoạt động, đối kháng được

trọng lực của chi

4 Phát sinh động tác và hết tầm hoạt động, đối kháng được

trọng lực của chi và một phần lực cản của thầy thuốc

5 Phát sinh động tác và hết tầm hoạt động, đối kháng được

Trang 26

trọng lức và hoàn toàn lực cản của thầy thuốc.

N

T

Không đánh giá được

*Khám cảm giác: Đánh giá dựa theo bảng đánh giá thần kinh trong tổn

thương tủy sống(ASIA), khám từ C2 đến S4-5, các điểm chạm nhẹ, điểm kimchâm (kim đầu tù) của hai bên phải và trái (Thang điểm từ 0 đến 2 điểm) vàphản xạ quanh hậu môn (có hay không) Khi còn cảm giác da quanh hậu mônvà phản xạ cơ thắt hậu môn khi thăm trực tràng là liệt tủy không hoàn toàn

*Điểm cảm giác:

- 0: Mất cảm giác hoàn toàn

- 1: Giảm cảm giác

D = Liệt Còn vận động dưới mức thương tổn thần kinh trong

Ngày đăng: 11/07/2019, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w