BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ VQKV THỂ ĐƠN THUẦN...49 4.2.. Tại Mỹ theo thống kê có 80%dân số trong đời ít nhất m
Trang 1TRẦN HOÀNG TUẤN
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SÓNG XUNG KÍCH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM
VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
THỂ ĐƠN THUẦN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRẦN HOÀNG TUẤN
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SÓNG XUNG KÍCH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM
VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
THỂ ĐƠN THUẦN
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS Phạm Hồng Vân
HÀ NỘI - 2019
Trang 3ALT : Alanin Amino Transferse
AST : Aspartate Amino Transferse
VAS : Visual Analog Scales
VQKV : Viêm quanh khớp vai
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại
XBBH : Xoa bóp bấm huyệt
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3
1.1.1 Giải phẫu sinh lý khớp vai 3
1.1.2 Định nghĩa viêm quanh khớp vai 6
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh 6
1.1.4 Các thể viêm quanh khớp vai 7
1.2 VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 10
1.2.1 Bệnh danh 10
1.2.2 Bệnh nguyên 11
1.2.3 Triệu chứng và điều trị 11
1.3 TỔNG QUAN VỀ XUNG KÍCH TRỊ LIỆU 14
1.3.1 Khái niệm 14
1.3.2 Cơ chế tác dụng 15
1.3.3 Chỉ định và chống chỉ định của xung kích trị liệu 16
1.3.4 Các nghiên cứu ứng dụng sóng xung kích trong điều trị 16
1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM 17
1.4.1 Khái niệm 17
1.4.2 Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền 17
1.4.3 Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại 18
1.5 PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BẤM HUYỆT 20
1.5.1 Tác dụng của xoa bóp 21
1.5.2 Tác dụng của bấm huyệt 22
1.5.3 Chỉ định và chống chỉ định của XBBH 22
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI 23
1.6.1 Trong nước 23
1.6.2 Ngoài nước 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
2.1.1 Đối tượng 26
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học hiện đại 26
Trang 52.1.5 Cỡ mẫu 27
2.1.6 Phân nhóm nghiên cứu 27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu 27
2.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 29
2.2.4 Quy trình nghiên cứu 33
2.2.5 Xử lý số liệu 35
2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
2.2.7 Thời gian tiến hành nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
3.1.1 Đăc điểm dịch tễ 37
3.1.2 Đặc điểm đau và hạn chế vận động của bệnh nhân VQKV 39
3.1.3 Đặc điểm siêu âm và X-quang 41
3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 42
3.2.1 Tác dụng giảm đau theo thang điểm VAS 42
3.2.2 Mức độ cải thiện vận động khớp vai theo McGill - Mc ROMI 42
3.2.3 Kết quả điều trị chung 44
3.2.4 Biến đổi một số chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng 45
3.2.5 Một số triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng 48
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 49
4.1 BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ VQKV THỂ ĐƠN THUẦN 49
4.2 BÀN LUẬN VỀ SỰ CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG KHỚP VAI Ở BỆNH NHÂN VQKV THỂ ĐƠN THUẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP SÓNG XUNG KÍCH VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT 49
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 50
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 2.1 Đánh giá tầm vận động khớp vai theo McGill - Mc ROMI 30
Bảng 2.2 Bảng đánh giá chức năng khớp vai theo Constant C.R và Murley A.H.G 1987 31
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi 37
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 37
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 38
Bảng 3.4 Vị trí khớp vai mắc bệnh 38
Bảng 3.5 Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị 39
Bảng 3.6 Phân bố bệnh nhân theo động tác dạng trước điều trị 39
Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo động tác xoay trong trước điều trị 40
Bảng 3.8 Động tác xoay ngoài trước điều trị 40
Bảng 3.9 Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm siêu âm khớp vai trước điều trị 41
Bảng 3.10 Đặc điểm phim chụp X-quang khớp vai 41
Bảng 3.11 Biến đổi mức độ đau sau điều trị theo thang điểm VAS 42
Bảng 3.12 Biến đổi mức độ hạn chế vận động khớp vai động tác dạng theo McGill- McROML 42
Bảng 3.13 Biến đổi mức độ hạn chế vận động khớp vai động tác xoay trong theo McGill- McROMI 43
Bảng 3.14 Biến đổi mức độ hạn chế vận động khớp vai động tác xoay ngoài theo McGill- McROML 43
Bảng 3.15 Biến đổi giá trị trung bình chức năng khớp vai theo Constant C.R và Murley A.H.G 1987 44
Bảng 3.16 Kết quả điều trị theo Constant C.R và Murley A.H.G 1987 45
Bảng 3.17 Biến đổi của hình ảnh siêu âm khớp vai nhóm nghiên cứu sau điều trị 45
Bảng 3.18 Biến đổi của hình ảnh siêu âm khớp vai nhóm chứng sau điều trị 46
Bảng 3.19 Biến đổi của hình ảnh phim X – quang khớp vai nhóm nghiên cứu sau điều trị 46
Bảng 3.20 Biến đổi của hình ảnh phim X – quang khớp vai nhóm chứng sau điều trị 47
Bảng 3.21 Biến đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu nhóm nghiên cứu sau điều trị 47
Bảng 3.22 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 48
Trang 7Hình 1.1 Cấu tạo của khớp vai, phần xương khớp 3
Hình 1.2 Các khớp liên quan hoạt động khớp vai và hệ thống dây chằng 4
Hình 1.3 Cấu tạo gân mũ cơ quay và các cơ tham gia vào hoạt động của khớp vai 5
Hình 1.4 Các thành phần liên quan khớp vai qua diện cắt đứng 5
Hình 2.1 Máy điện châm M8 do bệnh viện Châm cứu Trung ương sản xuất 28
Hình 2.2 Máy tạo sóng xung kích LS-5 Radialspec do Mỹ sản xuất 28
Hình 2.3 Thước đo tầm vận động khớp vai 28
Hình 2.4 Thước đo độ đau VAS 29
Trang 8Ở Việt Nam, VQKV chiếm 13,24% tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú tạikhoa Cơ - Xương – Khớp bệnh viện Bạch Mai [14] Tại Mỹ theo thống kê có 80%dân số trong đời ít nhất một lần bị VQKV [53].
Về điều trị VQKV cả Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT)cũng đã có nhiều phương pháp được ghi nhận là có hiệu quả như sử dụng thuốckháng viêm, giảm đau (non-steroid, corticoid hoặc các dẫn xuất ), thuốc giãn cơ,sóng xung kích , điện châm, xoa bóp bấm huyệt, uống thuốc sắc [5], [21], [30] Tuynhiên chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả lâu dài cũng như chưa có phác đồ cụthể để được khuyến cáo [10]
Sóng xung kích là một trong những ứng dụng khoa học mới trong điều trị ykhoa Việc đưa sóng xung kích vào điều trị mang lại một phương thức điều trị mới,hiệu quả lại tránh được nhiều tác dụng không mong muốn trên lâm sàng Sóng xungkích có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình, làm lành vết thương, giảm đau nhanhchóng, hiệu quả cao trong các lĩnh vực như chấn thương chỉnh hình, phục hồi chứcnăng, y khoa thể thao [40]
Điện châm và xoa bóp bấm huyệt (XBBH) là phương pháp điều trị của YHCT,
có tác dụng làm giảm đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cườngdinh dưỡng các tổ chức Đây là một phương pháp điều trị không xâm lấn, dễ thựchiện, ít xảy ra tai biến
Trang 9Đã có một số tác giả nghiên cứu điều trị VQKV bằng châm cứu, vận động trịliệu, bằng thuốc YHCT Tuy nhiên việc tìm ra phương pháp điều trị VQKV hiệu
quả cho bệnh nhân là vấn đề cần đặt ra Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh
giá tác dụng của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần” nhằm hai mục tiêu:
1 Đánh giá tác dụng và sự cải thiện vận động khớp vai của sóng xung kích kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần
2 Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp.
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1 Giải phẫu sinh lý khớp vai
Khớp vai là một khớp lớn, linh hoạt của cơ thể nhưng cũng dễ bị tổn thươngnhất vì bao khớp mỏng, lỏng lẻo, dây chằng không đủ chắc và cũng do động tác củakhớp đa dạng với biên độ vận động rất lớn gồm các động tác của cánh tay như ratrước, ra sau, lên trên, dạng tay, xoay trong, xoay ngoài Có nhiều động tác như vậy
là do khớp vai có cấu tạo rất phức tạp với sự tham gia của nhiều xương, khớp, gân,
cơ, dây chằng [6], [45]
Phần xương khớp (hình 1.1) [4], [45]
Hình 1.1 Cấu tạo của khớp vai, phần xương khớp [4], [45]
Khớp vai được cấu tạo bởi 3 xương (Xương bả vai, xương đòn và chỏmxương cánh tay) và 5 khớp tham gia vào sự vận động của vai là khớp vai chính,khớp mỏm cùng – cánh tay, khớp mỏm cùng – xương đòn, khớp ức – đòn và khớpxương bả vai và lồng ngực [2], [9], [10], [45]
Trang 11Phần mềm (hình 1.2) [4], [45]:
* Bao khớp: bao khớp rất mỏng và có kích thước lớn, ở trên bám vào xungquanh sụn viền, ở dưới bám quanh đầu trên xương cánh tay Nửa trên ở cổ giảiphẫu, nửa dưới ở cổ phẫu thuật, cách sụn khớp độ 1 cm
* Dây chằng:
+ Dây chằng ổ chảo – cánh tay: Đi từ ổ chảo đến đầu trên xương cánh tay,gồm 3 dây: dây trên, dây giữa và dây dưới
+ Dây chằng cùng quạ: Đi từ mỏm cùng vai tới mỏm quạ
+ Dây chằng quạ - đòn: Đi từ mỏm quạ tới xương đòn
+ Dây chằng quạ - cánh tay: Đi từ mỏm quạ tới đầu trên xương cánh tay, có 2chẽ chắc và khỏe
Hình 1.2 Các khớp liên quan hoạt động khớp vai và hệ thống dây chằng [4], [45]
* Cơ, gân (hình 1.3) [4], [45]:
Các cơ quanh khớp như một tấm khăn bằng gân phủ chùm lên xương cánhtay, có chức năng cố định đầu trên xương cánh tay, hướng tâm chỏm xương cánhtay với ổ chảo
Gân của 4 cơ này (cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ, cơ dưới vai) hợpthành chụp của các cơ xoay (Rotator Cuff) bao bọc chỏm xương cánh tay, đây làphần hay bị tổn thương nhất
Trang 121 Nhóm gân mũ cơ quay
2.Mỏm cùng vai
3.Xương đòn
4.Cơ trên gai
5.Cơ nhị đầu cánh tay
6.Xương cánh tay
7.Cơ dưới vai
Hình 1.3 Cấu tạo gân mũ cơ quay và các cơ tham gia vào hoạt động
của khớp vai [4], [45]
* Hệ thống bao thanh mạc dưới mỏm cùng vai (hình 1.4) [4], [45]
Gồm có bao thanh mạc dưới mỏm cùng và bao thanh mạc dưới cơ delta, nằmgiữa cơ delta và chụp các cơ xoay, hệ thống này giúp cho sự vận động của các cơxoay, trong khi đó ở phía trên nó đính lỏng lẻo vào cơ delta Do đó, khi bao thanhmạc bị tổn thương sẽ làm hạn chế vận động của khớp vai Vì thế bao thanh mạc nàyđược gọi là “khớp phụ” dưới mỏm cùng [2], [45]
* Mạch máu và thần kinh:
Các thành phần của khớp vai được nuôi dưỡng bởi các ngành bên và ngànhtận của bó mạch – thần kinh cánh tay Ngoài ra vùng khớp vai còn liên quan đến các
rễ thần kinh của vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm ở
cổ, ở đây có những đường phản xạ ngắn, vì vậy khi có một tổn thương gây kíchthích ở vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, lồng ngực đều có thể gây nên các dấuhiệu ở vùng khớp vai [23]
1. Bao thanh dịch dưới mỏm cùng
2. Bao khớp vai
3. Dậy chằng mỏm quạ - cùng vai
4. Sụn viền ổ khớp
5. Khoang khớp
6. Bao khớp và nếp bao hoạt dịch
7. Cơ trên gai
8. Cơ delta
9. Bao thanh dịch dưới cơ delta
10 Gân nhị đầu
11 Dây chằng ngang cánh tay
Hình 1.4 Các thành phần liên quan khớp vai qua diện cắt đứng [4], [45]
Trang 131.1.2 Định nghĩa viêm quanh khớp vai
Năm 1872 lần đầu tiên Duplay dùng danh từ VQKV để chỉ các trường hợpđau và đông cứng khớp vai Từ 1981, Weling và các tác giả đều thống nhất: VQKV
là một thuật ngữ để chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động của khớpvai mà tổn thương là ở phần mềm quanh khớp, chủ yếu là gân, cơ, dây chằng, baokhớp VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thương đặc thù của đầu xương,sụn khớp, màng hoạt dịch như viêm khớp, chấn thương [2], [10] Thuật ngữ này mô
tả một cách toàn thể chứ không phải chẩn đoán đặc hiệu và nó cũng không nói lên
cụ thể vị trí tổn thương cũng như là mức độ của bệnh
1.1.3.1 Giảm lưu lượng máu tới gân
Gân là tổ chức được dinh dưỡng kém và chủ yếu là do thẩm thấu, do sự chậthẹp của khoang dưới mỏm cùng và sự bám rất chặt của gân vào xương nên vùnggân ít được cung cấp máu và là vùng gần với điểm bám tận Sự giảm tưới máu sinh
lý này sẽ nặng nề hơn theo tuổi tác do quá trình lão hóa và một số bệnh lý về mạch
máu như vữa xơ động mạch, đái tháo đường, các bệnh tự miễn.
1.1.3.2 Chấn thương cơ học
Gân bị tổn thương có thể do các chấn thương cấp tính, mạn tính, nhưng trongbệnh VQKV, phần lớn các thương tổn là do các vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần.Khi thực hiện tư thế giang tay và đưa tay lên cao quá đầu, mấu động lớn sẽ cọ xátvào mép dưới mỏm cùng làm cho mũ của các cơ xoay bị kẹp lại giữa hai xương vàlâu dần cùng với thời gian sẽ gây nên bệnh lý tổn thương gân cơ Ở tư thế khép tay,mép tiếp xúc với ổ khớp của chụp các cơ xoay sẽ bị ép bởi chỏm của xương cánhtay gây nên kích thích về cơ học và làm giảm lưu lượng máu cho gân
1.1.3.3 Thuốc và hormone
- Tiêm corticoid vào gân: Corticoid ức chế các tế bào và quá trình tổng hợpglycosaminoglycan
Trang 14- Dùng steroid tăng đồng hoá kéo dài thì sau giai đoạn đồng hoá, giai đoạn dịhóa xảy ra với hoại tử tế bào và tiêu hủy tổ chức xơ có thể gây đứt gân [49], [59].
- Gân của các cơ xoay thường bị tổn thương ở: Nơi chuyển tiếp giữa tổ chức
cơ và tổ chức gân, gần điểm bám tận của gân vào xương (vùng vô mạch)
- Gân có thể bị đứt hoàn toàn hoặc đứt không hoàn toàn: Đứt hoàn toàn là đứttoàn bộ bề dày của gân cũng như bao khớp, do vậy có sự thông thương giữa baothanh mạc dưới mỏm cùng và ổ khớp Đứt không hoàn toàn (đứt bán phần) là chỉđứt một phần bề dày của gân (mặt trên hoặc dưới) hoặc đứt ở trong gân
1.1.3.4 Sự lắng đọng canxi ở tổ chức gân quanh khớp vai
Sự lắng đọng canxi là hiện tượng do canxi lắng đọng ở những tổ chức đượcdinh dưỡng kém, thậm chí là những tổ chức chết, do đó gọi là canxi hoá do loạndưỡng Canxi hóa là một quá trình thoái hóa và sự canci hóa thứ phát gây xơ gân Ởnhững bệnh nhân bị chấn thương giai đoạn đầu sẽ gây đè nén gân ở vùng trước mỏmcùng vai bị tổn thương, nếu kéo dài sẽ dẫn đến thoái hóa tại chỗ có xơ gân sẵn Đốivới những bệnh nhân không có chấn thương, vị trí canxi hóa thường ở gân cơ trên gai
và có liên quan đến sự lưu thông máu mà thường là thiếu máu cục bộ Canxi hóa ởgân cũng hay gặp ở gân nhị đầu, chỗ nối giữa gân và cơ Có thể quá trình canxi hóanày xảy ra là hậu quả của sự thiếu oxy dẫn đến sự biến đổi gân và gây xơ sụn khớp
1.1.4 Các thể viêm quanh khớp vai
1.1.4.1 Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần
* Nguyên nhân: Tổn thương thường là viêm gân các cơ xoay ở điểm bám tận
do cơ chế cơ - sinh học, trong đó đa phần các trường hợp liên quan đến gân cơ trêngai, thường do sự cọ sát dưới mỏm cùng trước (dưới dây chằng cùng - quạ) [3]
* Lâm sàng: Những cơn đau thường là vừa phải, đau thường xuyên, đautăng khi cử động, kèm theo sự hạn chế vận động chủ động nhưng không hạn chếvận động thụ động
+ Tùy vị trí gân tổn thương mà có các triệu chứng khác nhau:
- Viêm gân cơ trên gai: Đau ở dưới mỏm cùng vai ngoài hoặc ngay phía trướcmỏm cùng vai Đau tăng khi làm động tác dạng đối kháng cánh tay
- Viêm gân cơ dưới gai: Đau dưới mỏm cùng phía sau ngoài, đau tăng khiquay ngoài có đối kháng
Trang 15- Viêm gân bó dài cơ nhị đầu: Điểm đau trong rãnh nhị đầu phía trước Đaukhi gượng ép phải gấp cẳng tay ra trước, nhưng ở tư thế bàn tay để ngửa.
- Viêm gân dưới gai: Đau trong trạng thái quay trong gượng ép
- Viêm gân quạ- cánh tay: Đau ở vị trí trên mỏm quạ Đau khi đẩy vai ra phíatrước kèm theo gấp cẳng tay một cách gượng ép
* Tiến triển: Đau khớp vai đơn thuần có thể khỏi hoàn toàn sau điều trị hoặckhỏi tự nhiên sau vài tuần đến vài tháng hoặc có thể tái phát
* Có thể gặp các biến chứng: Đứt mũ các gân cơ xoay, khớp vai tuổi già chảymáu, đứt gân bó dài cơ nhị đầu, sự lắng đọng của canci trong bao hoạt dịch dướimỏm cùng - cơ Delta gây hội chứng chèn ép do sự cọ sát của cơ xoay, nhất là gân
cơ trên gai với mỏm cùng - quạ
* Chụp X-quang quy ước khớp vai: Đa số là bình thường, đôi khi có thể quansát thấy sự đặc xương của mấu động lớn hoặc phát hiện thấy sự vôi hoá của gân
* Siêu âm có hình ảnh viêm gân [10], [47], [71]: Viêm gân nhị đầu, trật gânnhị đầu,viêm bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai, tổn thương gân mũ các cơ xoay
* Điều trị:
- Nội khoa: Giảm đau, chống viêm non-steroid, giãn cơ trong những trường hợpđau cấp tính Tiêm Corticoid tại chỗ vào khu vực gân bị đau (tiêm vào dưới mỏmcùng vai ngoài đối với gân cơ trên gai), tối đa 3 lần, cách nhau 15 ngày [10], [48]
- Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng [10]
+ Đối với hội chứng chèn ép có thể thực hiện cắt dây chằng cùng - quạ đôi khiphối hợp phẫu thuật tạo hình mỏm quạ
1.1.4.2 Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
* Nguyên nhân: Do co thắt bao khớp, có thể tiên phát hoặc thứ phát Có thểtạo thành giai đoạn tiến triển của hội chứng vai - tay
- Tiên phát: Do viêm gân kéo dài dẫn đến co thắt bao khớp
- Thứ phát: Do các bệnh lý lồng ngực, trung thất (u phổi, nhồi máu cơtim), sau chấn thương đứt bao khớp, co thắt mạnh trong trường hợp trật khớp,gãy xương
Trang 16* Lâm sàng: Đau lúc đầu, sau giảm dần hết đau nhưng hạn chế vận động ngàycàng tăng, cả chủ động và thụ động, vai cứng lại, chủ yếu hạn chế động tác dạng vàxoay ngoài [10] Cứng khớp vai đôi khi kết hợp với đau do loạn dưỡng bàn tay Đauvai trầm trọng, phù, biến đổi da với tăng xuất tiết, cứng khớp và cơ, tạo nên hộichứng vai tay.
* Tiến triển: Nói chung thuận lợi kèm theo việc giảm các dấu hiệu trong
6 - 20 tháng
* Điều trị: Giai đoạn đầu điều trị phải kết hợp giảm đau với phục hồi chứcnăng từ từ Có thể sử dụng cancitonine để điều trị cho bệnh nhân Giai đoạn vaiđông cứng lúc đầu vận động là thụ động tăng dần, không được phép gây ra những
cơn đau Sau đó tiến hành vận động chủ động có trợ giúp và phải từ từ tăng dần.
- Ngoài ra có thể điều trị nội khoa, phẫu thuật và nội soi nong ổ khớp
1.1.4.3 Viêm quanh khớp vai thể đau vai cấp
* Nguyên nhân: Tinh thể canxi lắng đọng ở gân và bao thanh mạc dưới mỏmcùng vai và dưới cơ delta
* Lâm sàng: khởi phát đột ngột, rầm rộ, đau vai dữ dội, đau lan tỏa toàn bộvùng vai, đau lan từ mặt ngoài của mỏm vai xuống tay BN mất vận động hoàntoàn Vận động thụ động cánh tay không thực hiện được Vai sưng to, nóng Đôi khichẩn đoán nhầm với nhiễm trùng hoặc chấn thương nhưng xét nghiệm công thứcmáu và máu lắng bình thường
* Điều trị: Bất động khớp vai, chườm đá lên vai đau 3- 4 lần trong ngày, sửthuốc giảm đau chống viêm không steroid nếu không có chống chỉ định [48] Tiêmcorticoid tại chỗ khi đã loại trừ tuyệt đối trường hợp nhiễm trùng Rửa khớp loại bỏcanxi hóa qua nội soi, siêu âm
1.1.4.4 Viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai
* Nguyên nhân: Do đứt gân hoàn toàn hoặc đứt gân không hoàn toàn xảy ratức thời hoặc sau một chấn thương Có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Ở người cao tuổi, xảy ra sau những chấn thương, thường ít đau
- Ở người trẻ, sau chấn thương mạnh, đột nhiên đau dữ dội và có một vếtbầm máu
Trang 17* Lâm sàng:
Đau cấp, sau giảm dần và hết đau, điểm đau không thấy, hạn chế vận độngchủ động, việc duỗi ra một cách chủ động không thực hiện được hoặc hạn chế 40°vận động thụ động trái lại là bình thường, có sự teo cơ tại chỗ Nếu đứt gân hoàntoàn thì các động tác bị hạn chế nhiều hoặc mất vận động, đặc biệt là động tác dạng
và xoay ngoài Nếu đứt gân không hoàn toàn thì các động tác bị hạn chế ít, phânbiệt với thể đau vai đơn thuần do viêm gân nhiều khi rất khó, thậm chí không phân
biệt được nếu chỉ dựa vào lâm sàng.
* Tiến triển: Hiếm khi phục hồi hoàn toàn
* Điều trị: Giảm đau, chống viêm trong những trường hợp đau Đôi khi tiêmvào dưới mỏm cùng với mục đích giảm đau Luyện tập, cử động nhẹ nhàng, tậpluyện các cơ vai nhằm phục hồi sự giảm sút chức năng
- Đối với người trẻ tuổi: Điều trị bằng phẫu thuật khâu nối gân đứt có thểthực hiện nhờ nội soi khớp Phương pháp điều trị này đối với những tổn thương sau
chấn thương nặng kèm theo đứt mới ở những người trẻ
- Đối với người cao tuổi: Có thể tự tập vì sự vận động còn lại cho phép thựchiện các cử chỉ trong đời sống hàng ngày Không giải quyết bằng phẫu thuật, chỉ sửdụng việc phục hồi chức năng
- Điều trị hội chứng cọ xát dưới mỏm cùng: Có thể thực hiện cắt dây chằngcùng quạ, đôi khi phối hợp phẫu thuật tạo hình mỏm cùng
1.2 VIÊM QUANH KHỚP VAI THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1 Bệnh danh
Theo quan niệm của YHCT thì VQKV là bệnh thuộc phạm vi chứng tý
Bệnh VQKV được chia làm 3 thể:
+ Kiên thống là tương đương với bệnh VQKV thể đơn thuần
+ Kiên ngưng là tương đương với bệnh VQKV thể đông cứng
+ Lậu kiên phong là tương đương với bệnh VQKV thể tắc nghẽn
Theo y văn cổ, sách Linh khu - thiên kinh mạch còn gọi là “kiên bất cử” [42]
Trang 181.2.2 Bệnh nguyên
Có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chính khí hư: làm cho khí huyết lưu thông ở kinh lạc bị ứ trệ
- Tà khí thực: Do phong tà, hàn tà, thấp tà bên ngoài xâm nhập hệ kinh lạc mà gây bệnh
- Bất nội ngoại nhân: như sau chấn thương.
Trong sách Hoàng đế Nội kinh Tố vấn ghi rõ: 3 tà khí phong hàn thấp cùngvào cơ thể gây nên chứng tý Do vệ khí hư yếu nên phong hàn thấp thừa cơ xâmnhập, chính khí bị tà khí cản trở không lưu thông được, khí huyết ngưng trệ, lâu trởthành tý Thể chất con người khác nhau nên phong, hàn, thấp tà xâm nhập cũngkhác nhau Nếu phong xâm nhập mạnh là hành tý, nếu hàn xâm nhập mạnh là thống
tý, nếu thấp xâm nhập mạnh là trước tý [27]
Tuệ Tĩnh khi bàn về 3 khí phong, hàn, thấp xâm nhập và gây bệnh cho conngười, ông nói: “Tê thấp là: mình mẩy, các khớp xương không sưng đỏ mà tự nhiênphát đau, có khi không cựa được nguyên nhân do nguyên khí suy yếu, Phong - Hàn
- Thấp xâm nhập vào kinh lạc trước rồi xâm nhập vào xương mà không giơ lênđược, vào mạch thì huyết không lưu thông được, vào gân thì co mà không duỗiđược, vào thịt thì tê dại cấu không biết đau, vào da thì da lạnh….”
1.2.3 Triệu chứng và điều trị
1.2.3.1 Thể Kiên thống
Triệu chứng: Đau nhiều vùng vai lan ra cánh tay, cẳng tay, tính chất đau co rút,
buốt giật Ban ngày biểu hiện đau nhức nhẹ, đêm đau tăng lên nhiều làm ảnh hưởngđến giấc ngủ Khi đau bệnh nhân hạn chế cử động vùng vai, khớp vai lâu ngày khônghoạt động thì đau nhức tăng lên Thể này tương ứng với VQKV thể đơn thuần
Điều trị:
+ Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
+ Phương pháp dùng thuốc:
Cổ phương thường sử dụng bài thuốc “Quyên tý thang” (Tế sinh phương)
Khương hoạt 8g Phòng phong 8g Xích thược 12g
Khương hoàng 12g Đương quy 12g Trích Cam thảo 4gSinh khương 4 lát Đại táo 3 quả Hoàng kỳ 12g
Sắc uống ngày một thang
Trang 19+ Châm cứu [7],[12], [20]:
Thủ thuật: châm tả
+ Huyệt:
Thuốc: Vitamin B1, B6, B12, thuốc giảm đau chống viêm nonsteroid
Huyệt: Thiên tông, Kiên trinh, Tý nhu, Đại chùy
Với thể này châm cứu là chính, xoa bóp là phụ, nếu xoa bóp phải làm nhẹnhàng, điện châm rất tốt
1.2.3.2 Thể kiên ngưng.
Triệu chứng: Khớp vai đau ít hoặc không, chủ yếu là hạn chế vận động ở hầu
hết các động tác, khớp như bị đông cứng lại, bệnh nhân hầu như không làm đượccác động tác chủ động như chải đầu, gãi lưng, lấy đồ vật ở trên cao… Trời lạnh ẩm,nhất là ẩm, khớp lại nhức mỏi, cử động càng khó khăn Toàn thân và khớp vai gầnnhư bình thường Nếu bệnh kéo dài, các cơ quanh khớp vai có thể teo nhẹ, chất lưỡihồng, rêu trắng dính nhớt, mạch trầm hoạt
Điều trị:
+ Pháp điều trị: tán hàn, trừ thấp, ôn kinh chỉ thống, bổ dưỡng khí huyết
+ Phương pháp dùng thuốc:
Bài thuốc cổ phương thường sử dụng: “Ô đầu thang” (Kim quỹ yếu lược).
Ma hoàng 08g Xích thược 12g Chế Xuyên ô 08gHoàng kỳ 15g Chích Cam thảo 12g
Sắc uống ngày một thang
Trang 20+ Châm cứu [11], [7], [12], [20]:
+ Châm các huyệt:
+ Xoa bóp: rất có tác dụng với thể này.
Thủ thuật: xát, day, lăn, bóp, vờn, bấm huyệt, rung, vận động Trong đó vậnđộng để mở khớp vai là động tác quan trọng nhất Tăng dần cường độ, biên độ vậnđộng khớp vai phù hợp với sức chịu đựng tối đa của bệnh nhân
Bệnh nhân cần phối hợp tập luyện tích cực, kiên trì, nhất là các động tác mởkhớp, sẽ có kết quả tốt
1.2.3.3 Thể Lậu kiên phong
Triệu chứng: Lậu kiên phong là một thể bệnh rất đặc biệt gồm VQKV thể
đông cứng và rối loạn thần kinh vận mạch ở bàn tay Khớp vai đau ít, hạn chế vậnđộng rõ Có thể có sưng nề, ở tay có những nốt tím, vùng bầm tím, teo cơ, cứngkhớp, chất lưỡi tím nhợt, có điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc tế nhược Thể nàytương ứng với VQKV do chấn thương có sưng nề, hội chứng vai tay hoặc giai đoạncuối của viêm quanh khớp vai
Điều trị:
+ Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết tiêu ứ.
+ Phương pháp dùng thuốc:
Bài thuốc cổ phương thường sử dụng: “Đào hồng tứ vật thang” (Y tông kim giám).
Sắc uống ngày một thang
Bàn tay phù nề nhiều, đau nhức gia Khương hoạt 16g, Uy linh tiên 12g đểtăng sức trừ phong thấp, chỉ thống
Bàn tay bầm tím, lưỡi tím có điểm ứ huyết gia Tô mộc l0g, Nghệ vàng 08g đểtăng sức hoạt huyết tiêu ứ
Trang 21+ Châm cứu: chỉ là biện pháp kết hợp, dùng khi đau nhiều.
Thủ thuật: châm bổ
Huyệt:
+ Xoa bóp: là chủ yếu.
Thủ thuật: như thể Kiên Ngưng, có làm thêm ở bàn tay
Chỉ nên làm sau khi bàn tay hết bầm tím, phù nề để tránh các tổn thương thứphát như teo cơ, cứng khớp
Bệnh nhân cần kết hợp tự xoa bóp, tập vận động bàn tay, khớp vai
1.3 TỔNG QUAN VỀ XUNG KÍCH TRỊ LIỆU
1.3.1 Khái niệm
Sóng xung kích (Sockwave) là một sóng âm có năng lượng cao biến đổi áplực đột ngột, biên độ lớn và ngắt quãng, dùng để điều trị các điểm đau, các mô xơhoặc cơ xương bị tổn thương bán cấp và mãn tính [40]
Điều trị bằng sóng xung kích (Sockwave therapy) là kỹ thuật ứng dụng sóng
cơ học tạo ra bởi luồng khí nén xung lực cao tác động vào điểm đau khu trú
Sóng xung kích lần đầu tiên được sử dụng trong y khoa là lĩnh vực ngoại khoa.Cuối những năm 60 ý trưởng sử dụng sóng xung kích phá vỡ những cấu trúc bên trong
cơ thể như sỏi thận, sỏi mật từ bên ngoài cơ thể mà không tiếp xúc nảy sinh Quy trìnhđược xây dựng lần đầu tiên ở Đức bởi Dornier năm 1970 Tháng 2 năm 1980, sỏi thậnđược nghiền nát thành công từ bên ngoài cơ thể bằng công nghệ sóng xung kích màkhông phải phẫu thuật ý tưởng sử dụng sóng xung kích làm tan vôi hóa ở vai hay dínhdây chằng được phát triển và các điều trị đều thành công Điều này chứng minh mộttác dụng mới của sóng xung kích trên mô sống, đó là sự khởi đầu của quá trình lànhthương nhờ cải thiện quá trình biến dưỡng và gia tăng tuần hoàn
Trang 221.3.2 Cơ chế tác dụng
1.3.2.1 Cải thiện sự trao đổi chất và vi tuần hoàn
Trao đổi chất cần thiết để bắt đầu và duy trì các quá trình sửa chữa các cấutrúc mô bị hư hỏng, sóng xung kích làm tăng mức độ loại bỏ chất chuyển hóa gâyđau, tăng cường oxy hóa và bổ xung nguồn năng lượng cho các mô bị tổn thương,
hỗ trợ loại bỏ các histamin, acid lactic và các tác nhân gây kích thích khác
1.3.2.2 Hoạt hóa dưỡng bào
Viêm mãn tính xảy ra khi các phản ứng viêm không hoàn toàn dừng lại, cóthể gây tổn hại mô, tổ chức tại chỗ và hình thành những cơn đau dai dẳng Dưỡngbào là một trong những thành phần quan trọng của quá trình viêm Hoạt động của
nó có thể được tăng lên bằng cách sử dụng sóng âm thanh phổ biến
Hoạt hóa tế bào dưỡng bào (Mast cell) được theo sau bởi việc sản xuất của cácchemokine và cytokine Các hợp chất này gây khởi động và tăng cường quá trìnhviêm, trong bước tiếp theo chúng giúp cho quá trình khôi phục chữa bệnh thôngthường và quá trình tái sinh
1.3.2.3 Kích thích sản xuất ra collagen
Sản xuất đủ số lượng collagen là điều kiện tiên quyết cần thiết cho quy trìnhsửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng của hệ thống cơ xương và dây chằng Điều trịbằng sóng xung kích thúc đẩy quá trình tái tạo collagen ở các mô nằm trong sâu
1.3.2.4 Phá vỡ các điểm vôi hóa
Sóng xung kích phá vỡ sự vôi hóa các nguyên bào sợi và khởi động quá trìnhloại bỏ tình trạng vôi hóa sinh học trong các trường hợp vôi hóa nguyên phát haythứ phát của các khớp
1.3.2.5 Tăng cường sự phân tán của chất trung hòa P
Hoạt động của hoạt chất P (chất trung gian dẫn truyền đau và yếu tố tăngtrưởng) kích thích các sợi thần kinh hướng tâm, đồng thời làm phát triển phù nề vàtăng bài tiết histamin Làm giảm nồng độ chất P sẽ làm giảm đau tại các vùng bịđau và giảm nguy cơ phát triển phù nề
1.3.2.6 Giảm căng cơ, ức chế của co thắt của cơ bắp
Xung huyết là một trong những hiệu ứng cơ bản của liệu pháp điều trị sóngxung kích trong cơ thể, nó cung cấp nguồn năng lượng bổ xung tốt hơn cho các cơ
bị tăng trương lực và cấu trúc dây chằng của cơ đó Ngoài ra, nó còn làm giảm thiểutương tác bệnh lý giữa các sợi cơ actin và myosin làm sự căng cơ
Trang 231.3.3 Chỉ định và chống chỉ định của xung kích trị liệu
* Chỉ định:
- Đau vai (vôi hóa, viêm gân, hội chứng chấn thương)
- Đau gót chân, gan bàn chân
- Viêm mỏm lồi cầu xương cánh tay
- Đau gân gót chân
- Bệnh lý của gân xương bánh chè (khớp gối)
- Các điểm đau chói
- Hội chứng đau cơ chày trước
- Trực tiếp lên đầu xương trẻ em, gẫy xương hoặc nghi ngờ gãy xương, thai nhi
1.3.4 Các nghiên cứu ứng dụng sóng xung kích trong điều trị
Năm 2012, Carlo Leal và cộng sự đã chứng minh phương pháp điều trị bằngsóng xung kích trên bệnh lý viêm gân mạn tính giúp cải thiện kết quả tốt và suất sắc
từ 75% lên 84%, giảm đau 66% ở nhóm nghiên cứu và 57% ở nhóm đối chứng, và
tác giả cho rằng đây là 1 phương pháp điều trị không xâm lấn hiệu quả cho bệnh lýgân bánh chè mạn tính [50]
Nghiên cứu của N.I Sheveleva và L.s Minbaeva tại Đại học Y khoa bang
Karaganda đã cho thấy trong 95% trường hợp liệu pháp sóng xung kích giảm hộichứng đau và cũng cải thiện chức năng khớp gối Tác giả đưa ra kết luận rằng: liệupháp sóng xung kích là một phương pháp điều trị hiệu quả thoái hóa khớp gối biếndạng [60]
Tại Khoa Phục hồi chức năng, Đại học Y khoa, Plovdiv, Bulgaria, Ilieva E.M
đã sử dụng liệu pháp sóng xung kích cho bệnh nhân bị viêm mỏm trên lồi cầungoài Kết quả thu được sau 3 tháng điều trị cho thấy có sự cải thiện đáng kể mức
độ đau, chức năng và tổng điểm được đánh giá bằng thang điểm PRTEE và đưa ra
Trang 24khuyến cáo liệu pháp sóng xung kích phân kì trong điều trị viêm mỏm trên lồi cầungoài [68].
Năm 2012, Orlando Hemández đưa ra kết quả cho thấy có sự giảm đau đáng
kể trong nhóm can thiệp so với nhóm chứng và nhóm giả dược trong suốt quá trìnhđiều trị, cũng như tuần một và tuần hai Giảm điểm VAS trong nhóm can thiệp caohon 24% lúc điều tri, 20% lúc một tuần và 18% lúc hai tuần Không có sự khác biệtlúc tuần 3 và 6 Nhóm giả dược và nhóm chứng tương tự nhau đáng kể tại mọi thờiđiểm Tác giả đã kết luận rằng sóng xung kích cũng có là hiệu quả trong điều trịbệnh lý gân mạn tính [46]
1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM
1.4.1 Khái niệm
- Châm: là dùng kim châm vào huyệt để gấy kích thích đạt tới phản ứng của
cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh [11] Châm là một trong những phương pháp chữabệnh của YHCT không dùng thuốc đã có từ lâu đời Tác dụng của châm là "điềukhí", tạo ra kích thích vào huyệt để lập lại quá trình cân bằng âm - dương, nghĩa làphục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt độngcủa chức năng bình thường
- Điện châm: là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh châm
kim của châm cứu với kích thích điện của cá dòng điện: một chiều (galvanic), cảmứng (faradic) xung một pha hay hai pha, xung đều hay không đều… kích thích củadòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau điển hình nhất là tác dụngchâm tê; kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng các tổchức, làm giảm viêm, sung huyết và phù nề tại chỗ [11]
1.4.2 Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền
Theo YHCT, âm dương là thuộc tính của mọi sự vật trong vũ trụ, hai mặt âmdương luôn có quan hệ đối lập nhưng luôn thống nhất với nhau Trong cơ thể tạngphủ khí huyết, tinh thần luôn luôn giữ được sự thăng bằng, nương tựa vào nhau đểhoạt động Do điều kiện sức khỏe yếu, tác nhân gây bệnh xâm nhập phát sinh ra
Trang 25bệnh tật tức là sự mất thăng bằng về âm dương Vì vậy khi điều trị bằng châm cứu
có tác dụng điều hòa lại âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí ra ngoài [11]
Về nguyên nhân gây đau và làm cho hết đau, trong các y văn cổ đã ghi: "Khí tổn
thương thì đau”, “đau do khí huyết không lưu thông, khí huyết bị ứ trệ”, nghĩa là sự vậnhành của “khí huyết” trong kinh mạch có trở ngại, không thông thì gây nên đau, do đóchữa bệnh cần “làm thông kinh mạch, điều hòa khí huyết” [7], [15], [27], [32], [36].Châm có tác dụng thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh của cơ thể đưa cơ thể trở
về trạng thái hoạt động sinh lý bình thường và duy trì cho cơ thể luôn ở trạng tháibình thường đó Các thầy thuốc cổ đại đều nhấn mạnh châm phải gây được “đắckhí” mới đạt hiệu quả chữa bệnh Đắc khí là cảm giác kim bị mút chặt, cảm giácnặng chặt ở tay người châm và cảm giác tức, nặng trướng của người được châm.Trong các sách cổ có viết “ Nếu thần khí đến, kim thấy chặt”, nói lên cảm giác căngnặng sinh ra lúc châm vào huyệt có quan hệ với hoạt động của “thần khí” [16].Mặt khác châm còn giúp điều hòa cơ năng hoạt động hệ kinh lạc Nếu donguyên nhân bên ngoài xâm nhập sẽ gây bế tắc sự vận hành kinh khí, châm cứu vàocác huyệt trên đường kinh để loại trừ tác nhân gây bệnh ra ngoài Nếu do cơ thể suynhược, kinh khí không đầy đủ, châm hay cứu các huyệt trên đường kinh sẽ làm tăngkinh khí cho sức khỏe đầy đủ đạt mục đích chữa bệnh [11]
Do đó, theo lý luận YHCT, châm là dùng kim châm vào huyệt với mục đíchđiều khí, hoà huyết để duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể, lập lại thăngbằng âm dương
1.4.3 Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại
Châm là một kích thích cơ giới, tại nơi châm có những biến đổi: tổ chức tạinơi châm bị tổn thương sẽ tiết ra histamin, nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tậptrung, phù nề tại chỗ, các phản xạ đột trục làm co giãn mạch máu tất cả nhữngkích thích trên tạo thành một kích thích chung của châm, các luồng xung động củakích thích được truyền vào tủy lên não, từ não xung động truyền tới cơ quan đápứng hình thành một cung phản xạ mới [11]
Trong đó, có những thuyết kích thích gây ra một cung phản xạ mới ưu thế vỏnão của Utomski, hay sự phân tiết đoạn thần kinh được minh chứng có giá trịkhoa học đến ngày nay
Trang 261.4.3.1 Hiện tượng chiếm ưu thế võ não của Utomski [11]
Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một thời gian ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương, có hai luồng xung động của hai kích thích đưa tới, kích thích nào có luồng xung động mạnh hơn và liên tục hơn sẽ kéo theo các xung động của kích thích kia về nó và tiếp tới dập tắt kích thích kia.
Khi có bệnh, tổn thương tại các cơ quan (ổ viêm, loét….) là một kích thích, xung động được truyền vào hệ thần kinh trung ương rồi được truyền ra cơ quan
có bệnh, hình thành một cung phản xạ bệnh lý.
Như vậy, châm hay cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới, nếu cường độ của kích thích được đầy đủ sẽ ức chế ổ hưng phấn do tổn thương bệnh
lý, tiến tới làm mất và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.
Trên thực tế lâm sàng, người ta thấy hiệu quả nhanh chóng của châm cứu trong việc làm giảm cơn đau một số bệnh, người ta còn thấy tác dụng của châm cứu có thể làm thay đổi hoặc đi tới làm mất phản xạ đau của một số bệnh Khi châm cứu để đảm bảo kết quả điều trị, kích thích phải đạt tới ngưỡng mà YHCT gọi là đắc khí và phải tăng cường cường độ của kích thích khi cần thiết để nâng cao hiệu quả chữa bệnh mà YHCT gọi là thủ thuật bổ tả
1.4.3.2 Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối [11]
Thần kinh tủy sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra ngành trước và ngànhsau chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể gọi là tiết đoạn Sự cấu tạo thầnkinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn
Mỗi tiết đoạn thần kinh chi phối cảm giác ở một vùng da nhất định của cơ thể
có thể liên quan đến hoạt động của nội tạng nằm tương ứng với nó Khi nội tạng cóbệnh, người ta thấy có sự tăng cường cảm giác vùng da cùng tiết đoạn với nó nhưcảm giác đau, thay đổi điện sinh vật
Hiện tượng này xảy ra do những sợi thần kinh giao cảm bị kích thích xungđộng dẫn động truyền vào tủy lan tỏa vào các tế bào cảm giác sừng sau tủy sống
Trang 27gây ra nhưng thay đổi về cảm giác ở vùng da Mặt khác những kích thích giao cảmlàm co mạch, sự cung cấp máu ở vùng da ít đi và làm điện trở ở da giảm xuống gây
ra những thay đổi về điện sinh vật
Điện châm cũng như tác động khác lên huyệt sẽ hoạt hoá theo kiểu tạo ra cungphản xạ thần kinh ở ba mức độ: tại chỗ, tiết đoạn và toàn thân Trong cung phản xạ
có bộ phận nhạy cảm là da và cấu trúc thần kinh, mạch máu Đường hướng tâm là
các sợi thần kinh loại A type I, II sợi C Trung tâm phản xạ là các cấu trúc thần
kinh từ mức tuỷ sống, đồi thị, vùng dưới đồi, các neuron thuộc hệ thần kinh trungương Đường ly tâm là những sợi thần kinh đi đến da, cơ, mạch máu và các tạngphủ Tất cả các yếu tố: cơ, lý, hoá khi tác động vào huyệt có thể điều chỉnh đượccác rối loạn chức năng của cơ thể thông qua cung phản xạ này
1.4.3.3 Lý thuyết về đau của Melzak và Wall (cổng kiểm soát-1965) [11]
Trong trạng thái bình thường, các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tuỷ sống ởcác lớp thứ ba, bốn (gồm các tế bào của các chất keo và các tế bào chuyển tiếp làmcảm giác đau hoặc không đau, đường dẫn truyền tế bào như cánh cửa kiểm soát,quyết định cho những cảm giác nào đi qua) Ở trạng thái bình thường luôn có nhữngxung động, những xung động này phát huy ức chế, qua tế bào chuyển tiếp và đi lêntrên với kích thích vừa phải Xung động được tăng cường đến làm hưng phấn tế bàochất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và đi lên
1.5 PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BẤM HUYỆT
Từ lâu con người đã biết chữa bệnh bằng chính sự tác động của chính đôi bàntay mình Lúc đầu có tính tự phát như gãi, cấu, bóp, vê, ấn, nắn vài chỗ đau nhức, sau
đó qua thực tế đã đúc rút kinh nghiệm và tìm ra được phương pháp chữa bệnh có hiệuquả hơn đó là bấm huyệt Chỉ bằng sự tác động chủ yếu của bàn tay thầy thuốc hoặccủa chính người bệnh trong nhiều trường hợp, XBBH đỡ nhanh chóng, giảm bớt đaunhức, mang lại sự dễ chịu, thoải mái cho người bệnh, đặc điểm của phương pháp là đơngiản, tiện lợi, có hiệu quả mà ít gây hại nhất cho cơ thể người bệnh
Ở Việt Nam nhiều danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh(thế kỷ XIV) trong “Hồngnghĩa giá tư y thư” Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) trong
“Vệ sinh yếu quyết” đã đề cập đến XBBH như một y thuật chữa bệnh có hiệu
Trang 28quả Ngày nay XBBH ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi khắp cácnước trên thế giới với nhiều ưu điểm độc đáo và được nhiều người ưa thích.
- XBBH được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau đặc biệt là các bệnh
cơ, xương, khớp (đau thần kinh tọa, viêm quanh khớp vai, vẹo cổ cấp, đau lưng, đauđầu, mất ngủ….) đem lại hiệu quả tốt Hơn nữa XBBH là một phương pháp đơn giản,
dễ làm không xâm lấn là một phương pháp tác động lên huyệt nhưng không xuyên
da, không chảy máu nên chỉ định của XBBH rất rộng rãi, có thể thực hiện mọi lúc,mọi nơi, ít xảy ra tai biến và không phụ thuộc vào phương tiện máy móc
- Tác dụng đối với hệ bạch huyết: trong cơ thể con người ngoài hệ thống mạchmáu còn có hệ thống bạch huyết hệ bạch huyết gồm có hệ thống mao mạch bạchhuyết, xoa bóp trực tiếp ép vào hệ thống bạch huyết dưới da nên giúp cho tuần hoànbạch huyết nhanh và tốt hơn, do đó có tác dụng tiêu sưng, loại bỏ chất dịch môtrong các cơ quan
- Tác dụng đối với hệ vận động (gân, cơ, khớp, dây chằng): với hệ thống gân,
cơ, khớp gồm tới 600 cơ, chiếm 30% - 40% trọng lượng cơ thể, xoa bóp có tác dụngtăng cường nuôi dưỡng, phục hồi các cơ bị mệt mỏi, đồng thời tác dụng tới quátrình tiết dịch và tuần hoàn của khớp, chống viêm, sưng nề tại ổ khớp, góp phầnphục hồi chức năng vận động của khớp
Trang 29- Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: xoa bóp có tác dụng làm giãn mạch, giảm sứccản trong lòng mạch, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừagiảm gánh nặng cho tim, vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
- Tác dụng đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu, có thể do trực tiếp kích thíchvào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp đểchữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi… để nâng cao chức năngthở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở
- Tác dụng đối với tiêu hóa: xoa bóp có tác dụng làm tăng cường nhu động của
dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiết dịch tiêu hóa kém, dùng kích thích mạnh
để tăng tiết dịch Khi chức năng tiết dịch tiêu hóa mạnh dùng kích thích nhẹ và vừa
để giảm tiết dịch
1.5.2 Tác dụng của bấm huyệt
Bấm huyệt là một thủ thuật có tác dụng kích thích mạnh vào huyệt, trong kỹthuật bấm huyệt ngoài việc phải xác định chính xác huyệt, việc sử dụng bấm chophù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh là hết sức quan trọng Bấmhuyệt cũng như châm cứu, khi tác động vào huyệt là một kích thích gây ra một cungphản xạ mới, có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý Hiện có nhiều giảthiết về cơ chế tác động của lực lên huyệt, nhưng tập trung lại thành hai nhóm sau:
- Phản ứng tại chỗ: bấm huyệt là kích thích bằng lực với cường độ nhất địnhvào một hay nhiều huyệt tại một vùng cơ thể, tương ứng với tiết đoạn thần kinh tủysống chi phối tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc phá vỡ cungphản xạ bệnh lý đã hình thành trước đó, nên có tác dụng làm giảm cơn đau, giảm sự
co cơ… sự thay đổi của vận mạch phản xạ thực vật, nhiệt độ, phù nề tại huyệt làmthay đổi dần tính chất của tổn thương giúp cho mô tổn thương dần phục hồi
- Phản ứng toàn thân: khi có bệnh, tổn thương tại các cơ quan là một kíchthích tạo cung phản xạ bệnh lý, châm cứu hay bấm huyệt cũng là kích thích tạo ramột cung phản xạ mới, nếu đủ mạnh sẽ ức chế cung phản xạ bệnh lý, có tác dụnggiảm đau Khi tác động lên huyệt vỏ não chuyển sang ức chế hay hưng phấn tùythuộc vào thời gian tác động, cường độ và nhịp độ
1.5.3 Chỉ định và chống chỉ định của XBBH.
Trang 30+ Thư giãn, chống mệt mỏi căng thẳng thần kinh, giảm stress, phục hồi cơ bắpsau luyện tập thể thao hay lao động nặng.
* Chống chỉ định:
+ Bệnh ác tính, các khối u lao đang tiến triển
+ Suy tim, suy gan, suy thận nặng, suy dinh dưỡng
+ Các bệnh ưa chảy máu, các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, cácbệnh da liễu
+ Không xoa bóp các vùng hạch bạch huyết gây tổn thương và làm giảm sức đề khángcủa cơ thể như đám hạch quanh tai và thái dương, đám hạch khuỷu, đám hạch bẹn
+ Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt tránh xoa bóp vào vùng thắt lưng vàvùng bụng
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
1.6.1 Trong nước
Năm 1996, Đặng Văn Tám nghiên cứu lâm sàng và điều trị VQKV bằng điệnchâm xoa bóp cho thấy điều trị VQKV bằng điện châm, xoa bóp là an toàn và hiệuquả, tuy nhiên kết quả tốt ở trường hợp có đau đơn thuần, và kết quả còn hạn chế ởnhững trường hợp đau kèm theo hạn chế vận động [30]
Năm 1999, Đoàn Quang Huy nghiên cứu điều trị VQKV bằng Bạch hoa xàthấy kết quả điều trị tốt là 68,75%, khá là 20,83%, trung bình là 10,42%, không cótrường hợp nào không đạt kết quả, tuy nhiên đối với thể đông cứng thì kết quả tốt,khá, trung bình là tương đương nhau 33,3% [19]
Năm 2001, Lê Thị Hoài Anh nghiên cứu điều trị VQKV bằng điện châm xoabóp phối hợp vận động trị liệu trên 100 bệnh nhân thu được kết quả: 62% tốt và rấttốt, 32% khá và 6% trung bình [1]
Trang 31Năm 2005, Phạm Việt Hoàng đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bópbấm huyệt YHCT trong điều trị VQKV đơn thuần đạt kết quả tốt 53,3% và khá33,4% [18].
Năm 2006, Nguyễn Thị Nga đánh giá hiệu quả điều trị VQKV thể đơn thuầnbằng thuốc chống viêm nonsteroid kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng đạt kếtquả tốt và khá 90% [26]
Năm 2009, Đặng Ngọc Tân đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm corticoiddưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị VQKV đạt kết quả tốt và khá [29]
Năm 2009, Nguyễn Hữu Huyền và Võ Xuân Nội tại Bệnh viện 103, đánh giáhiệu quả điều trị VQKV thể đông cứng bằng vật lý trị liệu kết hợp với tập vận động
đã cho kết qủa 100% bệnh nhân giảm đau, 13,33% hết đau hoàn toàn, tất cả đều cảithiện tầm vận động khá và tốt [22]
Năm 2011, Nguyễn Hữu Huyền và Lê Thị Kiều Hoa nghiên cứu hiệu quả điềutrị 60 bệnh nhân VQKV tại khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng Bệnh viện 103bằng vật lý trị liệu (parafin + điện xung) kết hợp tập vận động nhận thấy 100%bệnh nhân giảm đau và đạt tốt 63,33% với động tác dạng, 13,33% với động tácxoay trong và 10% với động tác xoay ngoài [23]
Năm 2013, Vũ Thị Duyên Trang đánh giá hiệu quả vận động trị liệu kết hợpvật lý trị liệu trong điều trị 32 bệnh nhân VQKV thể đơn thuần đạt kết quả tốt 50%,rất tốt 12,5% [33]
Năm 2016, Võ Đại Quỳnh nghiên cứu hiệu quả điều trị 60 bệnh nhân VQKVtại Bệnh viện châm cứu TW bằng điện châm kết hợp sóng xung kích nhận thấy100% bệnh nhân giảm đau trong đó 56,7% bệnh nhân hết đau [40]
Năm 2018, Phạm Hồng Vân và Nguyễn Bá Quang đánh giá cải thiện tầm vậnđộng khớp vai dưới ảnh hưởng của điện châm kết hợp sóng xung kích trên bệnhnhân VQKV thể đơn thuần đạt kết quả tốt và khá [38]
1.6.2 Ngoài nước
Năm 2003, Gerdesmeyer L và cộng sự tại khoa phẫu thuật chỉnh hình và thểthao, Đại học kỹ thuật Munich, Đức đã nghiên cứu liệu pháp sóng xung kích điều trị
Trang 32viêm gân vôi hóa vùng vai và đưa ra kết luận: liệu pháp sóng xung kích điều trị tổnthương vôi hóa vùng vai giúp giảm đau, kích thước vôi hóa giảm [52].
Năm 2006, Cacchio A và cộng sự nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp sóngxung kích trong điều trị viêm gân vôi hóa vùng vai Nghiên cứu cho thấy vôi hóabiến mất hoàn toàn ở 86,6% đối tượng trong nhóm điều trị và đưa ra kết luận liệupháp sóng xung kích an toàn, hiệu quả, giảm đau đáng kể và cải thiện chức năng vaisau 4 tuần [53]
Năm 2007, Albert JD và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp sóngxung kích trong điều trị viêm gân vôi hóa vùng vai Nghiên cứu đã đưa ra kết luậnliệu pháp sóng xung kích trong điều trị viêm gân vôi hóa vùng vai giúp giảm đau vàcải thiện đáng kể các triệu chứng [54]
Năm 2008, Augustin Dima và cộng sự cho kết quả nghiên cứu về liệu phápsóng xung kích trong điều trị VQKV cánh tay với viêm gân vôi hóa vùng vai.Nghiên cứu cho thấy vôi hóa biên mất hoàn toàn ở 84,3% (27/30 trong nhóm canthiệp) và đưa ra kết luận liệu pháp sóng xung kích hiệu quả, an toàn và được coinhư là một lựa chọn điều trị những người có viêm gân vôi hóa vùng vai [44]
Năm 2011, Avancini-Dobrovic và nhóm cộng sự tại trung tâm phục hồi chứcnăng, bệnh viện đại học Rijeka, Croatia đã nghiên cứu về liệu pháp sóng xung kíchtrong điều trị viêm gân vôi hóa vùng vai và đưa ra kết luận rằng: liệu pháp sóngxung kích điều trị tổn thương vôi hóa vùng vai giúp giảm đau, tăng tầm vận độngkhớp vai [64]
Năm 2014, Bannuru RR và cộng sự nghiên cứu liệu pháp sóng xung kích điềutrị viêm gân vôi hóa vùng vai và đưa ra kết luận liệu pháp sóng xung kích có hiệuquả để giảm đau, tăng tầm vận động khớp vai và có thể giải quyết hoàn toàn vôihóa [51]
Năm 2017, Malliaropoulos N và cộng sự tại phòng khám y học thể dục thểthao SEGAS, Thessnlonniki, Hy Lạp đã nghiên cứu hồi cứu về liệu pháp sóng xungkích trong điều trị viêm gân vôi hóa vùng vai Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giảm đau
Trang 33là 92% sau 12 tháng theo dõi và tỷ lệ tái phát 1 năm là 7% và đưa ra kết luận: liệupháp sóng xung kích có tỷ lệ thành công cao với số lần tái phát thấp [55].