1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên địa bàn bắc ninh

61 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG 3.4 Đánh giá khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D 20 3.7 Khả năng hoạt động thường ngày của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 26 3.1 Điểm chấ

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Trang 3

Tiếp theo, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược đã truyền cảm hứng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài tại

bộ môn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào

tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trường, đã mang đến cho tôi những kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho tôi bước vào cuộc đời dược sĩ

Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng

hộ, động viên và yêu thương tôi trong suốt thời gian vừa qua

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong có được sự góp ý quý báu của các thầy cô và các bạn sinh viên

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018 Sinh viên

Phan Thị Thúy

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1 KHÁI QUÁT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 2

1.1.1 Định nghĩa: 2

1.1.2 Phân loại 2

1.1.3 Dịch tễ học của bệnh Đái tháo đường 3

1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 4

1.2.1 Chất lượng cuộc sống (Quality of life) 4

1.2.2 Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health related quality of life- HRQOL) 5

1.2.3 Đánh giá chất lượng cuộc sống 6

1.3 ĐÁNH GIÁ CLCS BẰNG BỘ CÔNG CỤ EQ5D 7

1.3.1 Bộ công cụ EQ5D-3L 8

1.3.2 Thang đo trực quan (VAS) 8

1.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 9

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ 15

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 17

3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 18

3.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học 18

3.1.2 Một số đặc điểm về thể trạng bệnh nhân 19

3.2.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP 2, 20

3.2.1 Đánh giá khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D 20

3.2.2 Khả năng vận động của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 21

3.2.3 Khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 24

3.2.4 Khả năng hoạt động thường ngày của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 26

Trang 5

3.2.5 Mức độ đau đớn của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 28

3.2.6 Sự lo lắng/buồn chán của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 30

3.2.7 Điểm chất lượng cuộc sống quy theo thang điểm EQ5D 32

BÀN LUẬN 37

KẾT LUẬN 41

ĐỀ XUẤT 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

3.4 Đánh giá khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D 20

3.7 Khả năng hoạt động thường ngày của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 26

3.1 Điểm chất lượng cuộc sống quy theo thang điểm EQ5D 32 3.11 So sánh chất lượng cuộc sống của BN ĐTĐ typ 2 giữa bệnh viện A

3.12 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo thang điểm

DANH MỤC HÌNH

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

ADA American Diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì

AsianDQOL The Asian Diabetes Quality of life Chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái

HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người

HRQOF Health-Related Quality of Life Chất lượng cuộc sống liên quan sức

khỏe IDF International Diabetes Federation Liên đoàn đái tháo đường thế giới MCS Mental Component summary Sức khỏe tinh thần

NICE National Institute for Clinical

PCS Physical Component Summary Sức khỏe thể chất

QLESQ-SF

The Quality of Life Enjoyment and Satisfaction Questionnaire-Short Form

Câu hỏi dạng ngắn về hài lòng và chất lượng cuộc sống

SF6 The Short Form 6 Dimensions

WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới,

có xu hướng gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Theo báo cáo của IDF năm 2017

số người bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 422 triệu người, dự đoán năm 2045 số người mắc bệnh sẽ tăng lên 642 triệu người Đây thực sự là hồi chuông báo động đối với các nước đang phát triển [34]

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển bệnh rất nhanh Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tăng nhanh từ 2,7% (2001), 5% (2008) và 6% (2017) Đái tháo đường đang là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong hoàn cảnh đó, thủ tướng Việt Nam đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống Đái tháo đường và các bệnh lây nhiễm khác nhằm hạn chế số người mắc bệnh trong cộng đồng, hạn chế biến chứng và giảm quá tải tại các bệnh viện [5]

Việc đánh giá tác động của bệnh, dùng thuốc, can thiệp y tế khác cũng như ảnh hưởng của biến chứng ĐTĐ lên bệnh nhân là hết sức cần thiết Chính vì vậy nghiên cứu chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân đái tháo đường được đánh giá phổ biến trên thế giới Các nghiên cứu là công cụ hữu ích để đánh giá sự hiệu quả của các can thiệp

y tế Ở Việt Nam, việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chưa được thực hiện nhiều, đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 Với mong muốn đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đề tài được thực hiện với mục tiêu:

- Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng bộ công cụ EQ5D

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái quát về bệnh Đái tháo đường

1.1.1.2 ĐTĐ typ 2

Đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đường trên thế giới, thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, đái tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh Đặc trưng của đái tháo đường typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối Đái tháo đường typ 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng Đặc điểm lớn nhất của đái tháo đường typ 2

là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh Người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen: tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tránh các stress tâm lý, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…), hạn chế các thức ăn có chứa nhiều tinh bột, ăn nhiều hoa quả, rau xanh… kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin [1],[2]

Trang 11

1.1.1.3 ĐTĐ thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng, gặp khi có thai lần đầu Sự tiến triển của đái tháo đường thai nghén sau sinh theo 3 khả năng: bị đái tháo đường, giảm dung nạp glucose, bình thường [1],[2]

1.1.3 Dịch tễ học của bệnh Đái tháo đường

1.1.3.1 Tình hình ĐTĐ trên toàn thế giới

Theo thống kê của IDF, năm 2017 có 425 triệu người sống chung với bệnh ĐTĐ, trong đó 1/4 là những bệnh nhân trên 65 tuổi Ước tính số bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 1 của trẻ em và thanh thiếu niên đã đạt đến 1 triệu người Dự đoán đến năm 2045

có 629 triệu người mắc ĐTĐ và 352 triệu người có nguy cơ mắc ĐTĐ Năm 2017 có

327 triệu người mắc ĐTĐ trong độ tuổi từ 20-79, và dự đoán đến năm 2045 con số này

sẽ tăng lên 438 triệu người Cuối năm 2017 có 4 triệu ca tử vong xảy ra do ĐTĐ và biến chứng của ĐTĐ [34] Bên cạnh đó, số người tiền ĐTĐ cũng đang trở thành vấn

đề sức khỏe chính toàn cầu do người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh ĐTĐ cũng như nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch Theo ước tính của IDF chỉ tính riêng các đối tượng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 là 316 triệu người (6,9%), ước tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu người (8,0%) vào năm 2035 [19]

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bắt đầu giảm ở những nước có thu nhập cao, nhưng gia tăng rõ rệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Đông Nam Á và phía Tây Thái Bình Dương là 2 khu vực có số lượng bệnh nhân cao nhất thế giới Năm 2017, Trung Quốc có 121 triệu ngưới mắc ĐTĐ, Ấn Độ cũng có đến 74 triệu người mắc [34]

Năm 2012, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới có 1,5 triệu ca tử vong do đái tháo đường gây ra Những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường gây

ra là đau tim, đột quỵ, suy thận, biến chứng loét bàn chân Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các chính phủ có các chính sách tuyên truyền mạnh mẽ giúp người dân có lối sống lành mạnh, lối sống và chế độ ăn hợp lý, vận động cơ thể thường xuyên, tránh tăng cân quá mức để giảm thiểu nguy cơ mắc đái tháo đường [34]

Trong năm 2017 ngân sách bảo hiểm y tế dành cho ĐTĐ và những biến chứng liên quan đạt 727 tỷ đô la Mỹ Con số này tăng 8% so với dự kiến đề ra vào năm 2015 [34] Đông Nam Á là một trong những khu vực có số lượng bệnh nhân cao nhất thế

Trang 12

giới và là khu vực có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ cao thứ hai thế giới (Dự đoán từ năm

2017 đến năm 2045 mức độ gia tăng ĐTĐ của Đông Nam Á là 84%) [34]

Hình 1.1 Dịch tễ Đái tháo đường năm 2017 & năm 2045 [34]

1.1.3.2 Tình hình ĐTĐ tại Việt Nam

Báo cáo năm 2016 cho biết, dân số mắc bệnh đái ĐTĐ đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá Có đến 60% bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn Đáng cảnh báo là cứ 7 người lớn thì có 1 người mắc các yếu tố tiền đái tháo đường Trong

đó dưới 1 trong 10 bệnh nhân mắc đái tháo đường được điều trị đạt mục tiêu [3] Ngoài ra tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam rất cao, với 66% nam giới trưởng thành, là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ [24]

Theo IDF, năm 2017 nước ta có 3,54 triệu người trưởng thành mắc đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 6% dân số Ngoài ra, số ca đái tháo đường không được chuẩn đoán lên đến hơn 1,88 triệu người Như vậy tỷ lệ thực mắc còn cao hơn số liệu đã thống kê được [34]

1.2 Khái quát về chất lượng cuộc sống

1.2.1 Chất lượng cuộc sống (Quality of life)

Theo định nghĩa của WHO, CLCS là nhận thức của mỗi cá nhân về các khía cạnh của cuộc sống phù hợp với văn hóa và các giá trị mà ở nơi mà họ sinh sống, có liên quan đến những mục đích, kỳ vọng, chuẩn mực, những mối quan tâm của họ Đây được là một khái niệm rộng và phức tạp bị ảnh hưởng bới các yếu tố như sức khỏe thể

Nam và Trung

Mỹ

ChâuPhi

Trung Đông

và Bắc Phi

Tây Thái Bình Dương

ĐôngNam Á

Năm 2017 (triệu người) Năm 2045 (triệu người) Mức độ gia tăng (%)

Trang 13

CLCS là một phạm trù rộng và mang tính chủ quan Công cụ được sử dụng phổ biến nhất để đo lường CLCS là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các nội dung

cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống cho các cá nhân trong một xã hội nhất định HDI được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh CLCS [11]

Hiện nay, tiêu chí để đánh giá CLCS của một nước dựa trên bảng chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn, tuổi thọ trung bình và mức thu thập Bên cạnh những yếu tố xếp hạng truyền thống như kinh tế,

an ninh, tỉ lệ thất nghiệp, còn có những yếu tố khác như việc áp dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình [11]

1.2.2 Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health related quality of life-

Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe là một phần của CLCS, phản ánh sự ảnh hưởng của bệnh tật và những liệu pháp điều trị lên bệnh nhân, do chính họ cảm nhận Đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe (HRQOL) đã trở thành một trong những phần quan trọng trong việc đo lường kết quả đầu ra của bệnh nhân cũng như các can thiệp y tế sử dụng [61]

HRQOF rất quan trọng trong việc đo lường tác động của các bệnh mạn tính Hai bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tương tự nhau nhưng cảm xúc, suy nghĩ khác nhau thì CLCS khác nhau, hiệu quả điều trị có thể được đánh giá khác nhau [43]

Hiện nay việc phân biệt hai khái niệm CLCS và CLCS liên quan còn gặp khó khăn CLCS liên quan đến sức khỏe là một phần để đánh giá CLCS Có rất nhiều yếu

tố ảnh hưởng đến CLCS của một cá nhân, nó bao gồm có CLCS liên quan đến sức

Trang 14

khỏe và CLCS không liên quan đến sức khỏe Hai khái niệm này không phân biệt rõ ràng với nhau vì tất cả các khía cạnh trong CLCS đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến CLCS liên quan đến sức khỏe [23]

1.2.3 Đánh giá chất lượng cuộc sống

Các nghiên cứu đánh giá CLCS được tiến hành để đo lường tác động của bệnh, biến chứng tới bệnh nhân đồng thời cũng là một công cụ lượng giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp y tế lên đời sống sức khỏe Chính vì vậy, các nghiên cứu về CLCS được tiến hành rất phổ biến trên thế giới với đối tượng, phương pháp và công cụ nghiên cứu vô cùng phong phú và đa dạng Trên lĩnh vực kinh tế dược, các nghiên cứu CLCS còn là đầu vào quan trọng trong các mô hình đánh giá chi phí - hiệu quả

1.2.3.1 Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống trực tiếp

Phương pháp ước tính trực tiếp yêu cầu người trả lời đánh giá một tình trạng giả định dựa trên tình trạng của bệnh nhân đối với các đáp án của câu hỏi Phương pháp trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp đặt cược chuẩn, phương pháp đánh đổi thời gian và thang trực quan

Đặt cược chuẩn là phương pháp đánh giá CLCS của bệnh nhân dựa vào việc xác định tỉ suất nguy cơ tử vong tối đa mà đối tượng có thể chấp nhận Người trả lời sẽ được lựa chọn giữa hai tình huống Có ba trường hợp có thể xảy ra đối với phương pháp đặt cược chuẩn [14]

Phương pháp đánh đổi thời gian là phương pháp tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu bệnh nhân sẵn lòng đánh đổi bao nhiêu thời gian sống với tình trạng bệnh tật để có được trạng thái sức khoẻ tốt Tương tự như phương pháp đặt cược chuẩn, có 3 trường hợp xảy ra và người phỏng vấn sẽ có 2 tình huống để lựa chọn [40],[50]

Việc tính toán trực tiếp giá trị HRQOL cụ thể cho từng trạng thái sức khỏe rất tốn kém kinh phí và thời gian, đòi hỏi cao trình độ nhận thức của người trả lời những trạng thái sức khỏe được mô tả Việc ước tính trực tiếp thường được khuyến cáo đối với các quyết định lâm sàng hoặc quyết định bảo hiểm cá nhân

1.2.3.2 Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống gián tiếp

Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống là một yếu tố thiết yếu để đánh giá chăm sóc sức khỏe Hàng trăm bộ công cụ chung và công cụ riêng đã được sử dụng để đánh giá HRQOL [51] Các bộ công cụ khác nhau cho kết quả đầu ra khác nhau Các

Trang 15

bộ công cụ đánh giá CLCS ngày càng phát triển phát triển để tập trung không chỉ vào những đối tượng chung mà còn đối tượng chi tiết hơn Các công cụ đánh giá CLCS có hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, có thể lấy ngôn ngữ phù hợp và xin phép sử dụng nó theo trung tâm quốc gia phù hợp [59]

Phương pháp ước tính gián tiếp ngày càng được sử dụng nhiều, được khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị và ảnh hưởng của bệnh lên chiến lược điều trị sức khỏe cộng đồng Các bộ công cụ gián tiếp thường được sử dụng để đánh giá CLCS gồm có SF36, EQ5D, QWB, HUI Các bộ công cụ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, không có bộ công cụ nào được đánh giá là tốt nhất Dựa vào mục đích nghiên cứu khác nhau các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn một bộ công

cụ riêng hoặc kết hợp nhiều bộ công cụ với nhau [51]

Hiện nay EQ5D là phương pháp được khuyến khích sử dụng bởi nhiều tổ chức

có uy tín như Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia của Anh (NICE) hay Hội đồng quản

lý Bảo hiểm y tế Hà Lan [22],[51]

1.3 Đánh giá CLCS bằng bộ công cụ EQ5D

EQ5D là một công cụ đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được phát triển bởi Tập đoàn EuroQol có thể được sử dụng trong rất nhiều điều kiện điều trị

và sức khỏe khác nhau Bộ công cụ EQ5D bao gồm 2 phần, phần một là bộ 5 câu hỏi

về 5 khía cạnh của chất lượng cuộc sống và phần hai là thang đo trực quan EQVAS Hiện nay EQ5D là bộ công cụ được khuyến khích sử dụng bởi nhiều tổ chức có uy tín như Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia của Anh (NICE) hay Hội đồng quản lý Bảo hiểm y tế Hà Lan [10]

Hiện nay có 3 phiên bản EQ5D:

- EQ5D-5L: Bộ 5 câu hỏi về 5 khía cạnh, mỗi câu hỏi với 5 lựa chọn phản hồi

về 5 mức độ nghiêm trọng của bệnh

- EQ5D-3L: Bộ 5 câu hỏi về 5 khía cạnh, mỗi câu hỏi với 3 lựa chọn phản hồi

về 3 mức độ nghiêm trọng của bệnh

- EQ5D-Y: Bộ câu hỏi dành cho trẻ em

EQ5D có thể được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, các cuộc điều tra sức khỏe dân số, trong đo lường kết quả thường quy và nhiều loại nghiên cứu khác Trong thử nghiệm lâm sàng: có thể đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách đo trạng thái sức khỏe bằng EQ5D tại các thời điểm khác nhau, ví dụ như trước và sau khi điều trị

Trang 16

Trong khảo sát sức khỏe dân số: dữ liệu được thu thập bằng EQ5D có thể được sử dụng để đánh giá và so sánh tình trạng sức khỏe giữa các nhóm bệnh nhân, giữa bệnh nhân và dân số nói chung, hoặc giữa dân số chung của các quốc gia khác nhau Đo lường kết quả thường quy: dữ liệu theo chiều dọc được thu thập với EQ5D có thể được

sử dụng ở cấp độ cá nhân để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian;

ở cấp độ bệnh viện để theo dõi hiệu quả dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện; ở cấp độ quốc gia EQ5D được dùng để theo dõi sức khỏe của người dân và đưa ra những chính sách y tế hợp lý

1.3.1 Bộ công cụ EQ5D-3L

EQ5D-3L là bộ 5 câu hỏi về 5 khía cạnh (Khả năng vận động, tự chăm sóc bản thân, hoạt động sinh hoạt hằng ngày, mức độ đau đớn, sự lo lắng) với 3 lựa chọn phản hồi (không gặp vấn đề gì, gặp một số vấn đề, gặp vấn đề nghiêm trọng) tương ứng với

243 trạng thái sức khỏe Mỗi trạng thái sức khỏe có thể chuyển đổi thành mức thỏa dụng tương ứng với giá trị dao động từ -0,594 đến 1, 1 biểu thị cho trạng thái sức khỏe hoàn hảo, 0 biểu thị cho cái chết [55]

EQ5D-3L hiện nay đã có sẵn phiên bản tiếng Việt dành cho Việt Nam, hiệu quả tương đương so với bản gốc và các bản ngôn ngữ khác Bộ câu hỏi EQ5D-3L có số lượng câu hỏi ngắn, dễ sử dụng, đơn giản, phù hợp với người cao tuổi Các bộ câu hỏi khác như HUI, SF-36 có số lượng câu hỏi nhiều hơn, các câu hỏi dài hơn nên sẽ khó khăn đối với người tham gia

EQ5D-3L đã được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích chi phí - hiệu quả của các tổ chức như Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia (NICE) ở Anh và Hội đồng bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tại Hà Lan Do đó, EQ5D-3L dễ dàng truy cập vào dữ liệu tiện ích cho các loại bệnh nhân khác nhau và được sử dụng tại Việt Nam trong các nghiên cứu đánh giá HRQOL trên người chấn thương tủy sống [2], ước tính HRQOL trên người cao tuổi [18], trên các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống [8], bệnh nhân ĐTĐ typ 2 [6]

1.3.2 Thang đo trực quan (VAS)

Thang đo trực quan (VAS) là dụng cụ đo tâm lý được thiết kế để ghi lại các đặc điểm của mức độ triệu chứng liên quan đến bệnh ở từng bệnh nhân và sử dụng nó để

đo lường mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và kiểm soát bệnh, VAS cũng có thể được sử dụng để theo dõi quá trình của một bệnh mạn tính [54]

Trang 17

Nhằm giúp đối tượng nghiên cứu có thể xác định trạng thái tốt hay xấu của sức khỏe, phương pháp này vẽ ra một thang điểm Ở thang điểm này, số điểm 100 tương ứng với tình trạng sức khỏe tốt nhất và 0 điểm tương ứng với tình trạng sức khỏe xấu nhất có thể hình dung được Người được phỏng vấn sẽ chỉ ra trên thang điểm này tình trạng sức khỏe (tốt hay xấu) của họ EQVAS thường được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ và lâm sàng để đo cường độ hoặc tần số của các triệu chứng khác nhau [37]

Hình 1.2 Thang đo trực quan

VAS được sử dụng rộng rãi do tính đơn giản của công cụ này, EQVAS nhạy cảm hơn với những thay đổi nhỏ so với các thang điểm miêu tả đơn giản khác vì khoảng giá trị của thang EQVAS rộng Bên cạnh đó, thời gian để hoàn thành một đánh giá EQVAS rất ngắn (chỉ vài phút) Phương pháp không yêu cầu đào tạo đối với người phỏng vấn và người được phỏng vấn mà chỉ cần họ có khả năng sử dụng thước

để đo khoảng cách và xác định điểm số [26]

Tuy nhiên, dựa trên cảm nhận cá nhân của người đánh giá, EQVAS được nhận định là có tính chủ quan cao Đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất khi thang điểm công cụ EQVAS không rõ ràng, rất khó để có thể giải thích điểm số và mỗi người sẽ

có cách cảm nhận mức điểm CLCS riêng Bệnh nhân khó có thể tìm được một điểm

số phù hợp với chất lượng cuộc sống của mình [26]

1.4 Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường

Các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống được tiến hành để đo lường tác động của bệnh, biến chứng tới bệnh nhân đồng thời cũng là một công cụ lượng giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp y tế đến đời sống sức khỏe Chính vì vậy, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống được tiến hành rất phổ biến trên thế giới với đối tượng, phương pháp và công cụ nghiên cứu vô cùng phong phú và đa dạng Trên lĩnh vực kinh tế dược, các nghiên cứu chất lượng cuộc sống còn là đầu vào quan trọng trong các mô hình đánh giá chi phí - hiệu quả

Trang 18

Một số bộ công cụ đánh giá CLCS cho bệnh nhân ĐTĐ

Các công cụ được sử dụng để định lượng CLCS liên quan sức khỏe bệnh ĐTĐ rất đa dạng, bao gồm các công cụ chung, công cụ riêng, các đánh giá về tình trạng chức năng cũng như sự hài lòng về tâm lý Sử dụng công cụ chung để so sánh về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ĐTĐ với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính khác Nhà nghiên cứu chỉ ra sự liên quan của các yếu tố đến CLCS liên quan sức khỏe như kiểm soát đường máu, các phương án điều trị, số lượng và loại biến chứng mắc phải, các bệnh mắc kèm, yếu tố nhân khẩu học Với việc sử dụng công cụ riêng, nhà nghiên cứu hướng đến các yếu tố ảnh hưởng CLCS liên quan đến sức khỏe của chỉ riêng bệnh ĐTĐ như các triệu chứng, thái độ, sự lo lắng của bệnh nhân, khả năng tự chăm sóc, mức độ hài lòng với điều trị, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tình hình kiểm soát bệnh, mức độ hỗ trợ của gia đình và xã hội

Những bộ công cụ đặc thù có vai trò quan trọng trong việc đánh giá cụ thể các biểu hiện đặc trưng của ĐTĐ, tuy nhiên nó không thực sự hiệu quả trong các nghiên cứu phân tích chi phí - hiệu quả [26]

Ngược lại, các bộ công cụ đánh giá chung cho phép so sánh các bệnh khác nhau hoặc so sánh các phương pháp điều trị với nhau, có thể giúp ích trong việc đưa ra các quyết định định hướng về y tế Một số công cụ chung thường được sử dụng đánh giá CLCS bệnh ĐTĐ:

- Medical Outcomes Study 36-item Short-Form Health Survey (SF-36) của tổ chức RAND (Mỹ)

- EuroQol (EQ5D) của tổ chức EuroQol Group [60]

Các nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ

Các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường rất đa dạng về phương pháp, mẫu nghiên cứu, công cụ đo lường và kết quả nghiên cứu.Trong các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SF36, kết quả đều khẳng định CLCS của BN ĐTĐ typ 2 thấp hơn nhóm người khỏe mạnh [19],[32],[53] Tuy nhiên cách đánh giá

và kết quả thu được giữa các nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau Nghiên cứu của Vaatainen nhận định CLCS thông qua bộ câu hỏi SF36 của nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng, với OR = 2,84 Các tác giả cho biết sự khác biệt điểm số chủ yếu do các khía cạnh: đau cơ thể, di chuyển, sinh lực [53] Trong khi đó, ở một nghiên cứu khác, sự thay đổi điểm số lớn nhất trên công cụ SF36 lại là khả năng gắng sức và giới hạn thể

Trang 19

chất [12] Khi tiến hành so sánh các phương pháp thường được sử dụng để đánh giá CLCS liên quan với bệnh ĐTĐ bao gồm: thang trực quan, EQ5D, SF-6D và bộ câu hỏi của WHO, kết quả cho thấy rằng bốn phương pháp đo có liên kết mạnh với nhau Chỉ

số EQ5D và SF-6D cho kết quả tương đồng cao còn thang VAS và bộ câu hỏi của WHO có mức chênh lệch nhiều hơn [60]

Các nghiên cứu còn tìm hiểu mối liên hệ giữa yếu tố giới tính, tuổi, chỉ số BMI, chỉ số HbA1c, trình độ văn hóa, thói quen tập thể dục, thời gian mắc bệnh, các yếu tố tâm lý tiêu cực và các biến chứng như biến chứng vê tim, thận, mắt lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Nghiên cứu của Daniele về ảnh hưởng của các hoạt động thể chất, bệnh mắc kèm, triệu chứng trầm cảm lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ cho thấy: nhóm bệnh có điểm số thấp hơn nhóm chứng, đáng kể nhất là giới hạn thể chất và khả năng gắng sức (khác biệt tương ứng là 40,0 và 31,8 điểm) [19]

Nghiên cứu của A.Mikailiukstiene và cộng sự (2013) cho kết quả điểm số CLCS của nam giới cao hơn trong tất cả các khía cạnh đánh giá của bộ công cụ SF36 [31] CLCS đo bằng bộ công cụ đặc hiệu DSQL cũng cho điểm số DSQL của bệnh nhân nam thấp hơn (48,8 ± 12,7 so với 51,9 ± 13,1), tương ứng với CLCS cao hơn của bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ [29]

Nhìn chung, CLCS của BN giảm khi tuổi của BN tăng lên Khi đánh giá bằng công cụ EQ5D [47] và QLESQ-SF [56] đều cho thấy tuổi tác có tương quan âm với CLCS

Nghiên cứu của L Kuznetsov và cộng sự (2015) cho thấy khi HbA1c tăng từ 6,3% đến 6,8% thì điểm số ADDQOL giảm tương ứng từ -0,4 đến -0,5 [27] Chỉ số BMI cũng là một trong những chỉ số được các nghiên cứu quan tâm, hai nghiên cứu khác đánh giá dựa trên công cụ chung SF12 và SF36 cho kết quả tương tự nhau Trong nghiên cứu của C K Wong và cộng sự (2013), các tác giả cho biết BMI có tương quan âm với CLCS với hệ số β = -0,28 [63] Nghiên cứu của V Nilsen và cộng sự (2014), giảm cân nặng làm làm tăng điểm PCS của bệnh nhân [64] Tuy nhiên, tăng BMI lại có ảnh hưởng tích cực lên MCS [63]

Yếu tố gây ảnh hưởng xấu nhất lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ trong kết quả của các nghiên cứu trước đây đã thực hiện là sự xuất hiện của các biến chứng, trong đó phải kể đến biến chứng trên mắt, tim, thận, biến chứng loét bàn chân và hạ đường huyết CLCS đối với các bệnh nhân có biến chứng thấp hơn so với các bệnh nhân

Trang 20

không có biến chứng Các biến chứng như cắt cụt chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy thận đều làm giảm đáng kể giá trị thoả dụng của bệnh nhân Trong đó, suy thận có tác động tiêu cực lớn nhất lên CLCS của bệnh nhân [33] Giá trị thoả dụng này cũng tương đồng với nghiên cứu được tiến hành trên 3178 bệnh nhân ĐTĐ tại Mỹ Trong một nghiên cứu so sánh CLCS của các bệnh nhân ĐTĐ có và không có biến chứng tim mạch, kết quả cho thấy giá trị trung bình chung của bệnh nhân ĐTĐ là 0,754, với điểm chênh lệch giữa nhóm có biến chứng và không có biến chứng là 0,062 (p<0,001) [13]

Để đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ tại 5 nước châu Âu, Koopmanschap và cộng sự sử dụng bộ công cụ EQ5D trên 4.189 bệnh nhân Giá trị thoả dụng trung bình của bệnh nhân đạt 0,69, nhóm bệnh nhân chưa có biến chứng có giá trị cao hơn là 0,76 Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố giới tính, biến chứng, phương pháp điều trị, tuổi, béo phì và tăng glucose huyết lần lượt ảnh hưởng đến giá trị thoả dụng CLCS của bệnh nhân ĐTĐ

Một số nghiên cứu về CLCS đã được tiến hành tại Việt Nam đều sử dụng bộ công cụ SF-36 Theo một nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại bệnh viện

đa khoa huyện Mê Linh thu được kết quả như sau: CLCS ở mức trung bình kém và kém khá cao (42%), 54,2% bệnh nhân có điểm CLCS ở mức trung bình khá và 3,8% bệnh nhân có điểm CLCS ở mức khá tốt, tốt [7]

Tại Bệnh viện Nhân Dân 115, tác giả Trần Ngọc Hoàng và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 200 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Điểm số CLCS theo 8 lĩnh vực sức khỏe dao động từ 41,09 đến 62,63: cao nhất là hoạt động xã hội và thấp nhất là sức khỏe tổng quát Trong phân tích đơn biến, tai biến mạch máu não và biến chứng bàn chân làm giảm điểm

số 8 lĩnh vực sức khỏe có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Trong phân tích đa biến, chỉ có biến chứng bàn chân, tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành làm giảm CLCS người bệnh [4]

Các nghiên cứu đánh giá CLCS của bệnh nhân ĐTĐ bằng bộ công cụ EQ5D

Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có CLCS nhìn chung thấp hơn so với nhóm người khỏe mạnh Trong các nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi EQVAS, điểm số trung bình của nhóm bệnh là 69,0; 54,8; 69,05 thấp hơn so với nhóm chứng với kết quả tương ứng là 81,5; 79,3; 76,63 [15],[16],[44] Với bốn độ tuổi 32-44, 45-54, 55-64, trên 65, thang EQVAS cho điểm số nhóm ĐTĐ typ 2 đều thấp hơn nhóm chứng Điểm số tương ứng

là 68,2 so với 83,9; 62,4 so với 79,2; 54,9 so với 78,1; 50,2 và 69,8 [15]

Trang 21

Đối với kết quả của bộ công cụ EQ5D, nghiên cứu của Grandy cho thấy CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đạt 0,798 điểm, thấp hơn 0,04 điểm so với nhóm chứng [16] Trong khi đó, nghiên cứu của Golicki chỉ ra điểm khác biệt dao động từ 0,033 đến 0,085 tùy thuộc theo độ tuổi (nhóm 32-44: 0,902 so với 0,935, nhóm 45-54: 0,855 so với 0,9, nhóm 55-64: 0,809 so với 0,894, nhóm trên 65: 0,739 so với 0,798, p

= 0,018) [15]

Các nghiên cứu trên thế giới khi sử dụng bộ công cụ EQ5D là rất đa dạng, đánh giá ảnh hưởng của bệnh ĐTĐ typ II lên CLCS của bệnh nhân trên nhiều yếu tố trong đó kế đến các yếu tố có ảnh hưởng lớn như giới tính, tuổi tác, thời gian mắc, trình độ văn hóa và đặc biệt là các ảnh hưởng của biến chứng lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ II

Theo nghiên cứu của tác giả Javanbakht cho thấy CLCS của bệnh nhân nam cao hơn CLCS của bệnh nhân nữ khi đánh giá trên cả hai thang điểm EQVAS và EQ5D; với điểm số theo thang EQ5D và EQVAS của nữ giới lần lượt là 0,67 và 55,1 so với 0,74 và 57,9 của nam giới Một số các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự

Ngoài ra, 2 nghiên cứu sử dụng công cụ EQ5D cho cùng kết quả bệnh nhân lớn tuổi hơn có điểm số CLCS thấp hơn [35,49] Đểm số bệnh nhân ≤49 tuổi cao hơn bệnh nhân trên 50 tuổi, tương ứng là 63,9 (19,4) so với 54,7 (20,7) [35]

Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có điểm số thấp hơn so với bệnh nhân mắc bệnh ≤ 1 năm Giảm điểm số lớn nhất sau với thời gian mắc bệnh 11-15 năm với β =-0,06 (SE=0,03)

Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 10 năm có điểm số thấp hơn người mắc bệnh <5 năm, với OR=0,89, (95% CI: 0,86 - 0,92) Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh càng lâu điểm số EQ5D càng giảm Bệnh nhân có thời gian chẩn đoán dưới 5 năm có điểm thỏa dụng 0,81 (0,18) trong khi bệnh nhân chẩn đoán được hơn 19 năm có điểm

số là 0,77 (0,19) [44]

Các biến chứng với sự thay đổi lớn nhất đến CLCS của bệnh nhân là đột qụy (0,099), suy tim (0,045) và nhồi máu cơ tim (0,026) Bệnh thiếu máu cục bộ làm giảm 0,01 điểm song không có ý nghĩa thống kê Biến chứng làm giảm CLCS lớn nhất là đột quỵ (-0,111), tiếp theo là suy tim (-0,082), thiếu máu cơ tim cục bộ (-0,052), nhồi máu cơ tim (-0,022) [32,44]

Trang 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán Đái tháo đường typ 2, khám chữa bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh và bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài từ ngày 1/10/2017 đến 31/10/2017

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Tiêu chuẩn lựa chọn & tiêu chuẩn loại trừ

 Tiêu chuẩn lựa chọn (TCLC):

(1) BN được chẩn đoán Đái tháo đường typ 2, khám chữa bệnh ngoại trú tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh và bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài (2) Bệnh nhân có bảo hiểm y tế

(3) Bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn

(4) Thời gian khám bệnh: 1/10/2017 - 31/10/2017

 Tiêu chuẩn loại trừ:

(1) Bệnh nhân < 18 tuổi

(2) Bệnh nhân đã từng trả lời phỏng vấn

(3) Bệnh nhân không biết chữ

Phương pháp thu thập số liệu:

- Thu thập dữ liệu đánh giá CLCS của bệnh nhân thông qua phỏng vấn bằng bộ câu

hỏi EQ5D và thang trực quan EQVAS: trình bày ở Phụ Lục

- Nghiên cứu viên ngồi chờ tại phòng khám ngoại trú ở hai cơ sở y tế Tiến hành chọn mẫu phỏng vấn thuận tiện (Khi có bệnh nhân được chuẩn đoán ĐTĐ typ 2, điều dưỡng viên sẽ báo cho nghiên cứu viên để tiến hành phỏng vấn)

- Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn bệnh nhân thông qua bộ câu hỏi có sẵn: + Thông tin chung của bệnh nhân (giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh…)

+ Các câu hỏi liên quan đến CLCS theo thang điểm EQ5D (khả năng vận động, khả năng tự chăm sóc, khả năng hoạt động thường ngày, mức độ đau đớn, sự lo lắng)

+ Thang đo trực quan EQVAS

Trang 23

- Nghiên cứu viên lấy thông tin từ bệnh án ngoại trú của bệnh nhân: Các thông tin về tình trạng bệnh của bệnh nhân bao gồm: HbA1c, BMI, các thuốc sử dụng, biến chứng Các phiếu phỏng vấn đƣợc nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2013

Cỡ mẫu:

Nghiên cứu mô tả với mục tiêu xác định giá trị trung bình CLCS của bệnh nhân

cỡ mẫu tối thiểu yêu cầu là:

N = (1-α/2) x = 384 N: cỡ mẫu nghiên cứu

α: mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)

S: độ lệch chuẩn (theo một nghiên cứu đã đƣợc tiến hành S = 0,2 [16])

d: ƣớc lƣợng khoảng sai lệch cho phép (ƣớc lƣợng là 2%)

Trang 24

bố và sẵn có trên trang Wed của EuQoul Mô hình này ước tính điểm chỉ số EQ5D dựa trên các cuộc khảo sát định giá chung về dân số sử dụng phương pháp TTO hoặc VAS ở các quốc giá khác nhau, được trình bày trong cuốn sách của tác giả Szende, Devlin [52]

Dữ liệu được nhập, làm sạch và phân tích sử dụng phần mềm Microsolf Excel

2013 và Spss 22.0

Bảng 2.1 Cách phân loại và xử lý biến

Biến Cách phân loại biến Loại biến Xử lý

- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến với 5 khía cạnh của bộ công cụ EQ5D (khả năng vận động, tự chăm sóc, hoạt động thường ngày, mức độ đau đớn, sự lo lắng) : Test Chi Square

- So sánh sự khác nhau của các nhóm khác nhau trong mỗi biến

về CLCS theo thang điểm 5D/ EQVAS : Test T_test

EQ-HbA1c

Chỉ số HbA1c được mã hóa:

1 <7%

2 ≥7%

Biến nhị phân

BMI

Chỉ số BMI được mã hóa:

1 <23

2 ≥23

Biến nhị phân

Sử dụng

insulin

Sử dụng insulin được mã hóa:

1 Có

2 Không

Biến nhị phân

- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến với 5 khía cạnh của bộ công cụ EQ5D (khả năng vận động, tự chăm sóc, hoạt động thường ngày, mức độ đau đớn, sự lo lắng) : Test Chi Square

- So sánh sự khác nhau của các nhóm khác nhau trong mỗi biến

về CLCS theo thang điểm 5D/ EQVAS : Test T_test

Trang 25

Bảng 2.1 Cách phân loại và xử lý biến

Biến Cách phân loại biến Loại biến Xử lý

- Kiểm tra mối quan hệ giữa biến với 5 khía cạnh của bộ công cụ EQ5D (khả năng vận động, tự chăm sóc, hoạt động thường ngày, mức độ đau đớn, sự lo lắng): Test Chi Square

- So sánh sự khác nhau của các nhóm khác nhau trong mỗi biến

về CLCS theo thang điểm EQ-5D/ EQVAS : Test Anova hoặc Test Kruskal-Wallis (Sử dụng test Anova nếu phương sai giữa các nhóm khác nhau dùng test Kruskal-Wallis)

5 khía

cạnh của

bộ công

cụ EQ5D

- BN đánh giá 1 điểm (Không gặp khó khăn gì): Không có vấn đề

- BN đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề ở mức 2,3 điểm (Gặp 1 ít khó khăn, rất khó khăn): Có vấn đề

\

Trang 26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu học

Bảng 3.2 Một số đặc điểm nhân khẩu học của nhóm nghiên cứu

Chỉ

Bệnh viện A Bệnh viện B Tổng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nghiên cứu tiến hành trên 388 bệnh nhân ngoại trú tại một bệnh viện tuyến tỉnh

và một bệnh viện tuyến huyện: trong đó, nữ giới ở cả hai cơ sở đều chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới với 55,9% và 52,1%

Độ tuổi phổ biến của các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong nghiên cứu là từ 40-65 tuổi Tại bệnh viện A có 124 BN nằm trong lứa tuổi 40-65 tuổi mắc ĐTĐ typ 2 chiếm 70,1%, tại bệnh viện B là 138 BN (65,4%)

Trang 27

Đứng thứ hai là nhóm bệnh nhân trên 65 tuổi với 44 bệnh nhân (24,8%) tại bệnh viện A và 69 bệnh nhân (32,7%) tại bệnh viện B Các bệnh nhân dưới 40 tuổi rất

ít thấy, tổng số hai bệnh viện chỉ có 13 bệnh nhân chiếm 3,4%

Hai bệnh viện đều có tỉ lệ cao bệnh nhân là nông dân Tuy nhiên bệnh viện tuyến huyện có tỉ lệ này cao hơn hẳn so với bệnh viện tuyến tỉnh (54,5% so với 28,2%)

Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có trình độ văn hóa dưới THPT và THPT Tỷ lệ BN trình độ ĐH và tôt nghiệp THPT của Bệnh viện A gấp đôi Bệnh viện

B Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân có trình độ dưới THPT tại bệnh viện B chiếm tỷ

lệ cao nhất là 139 BN chiếm 65,9% Theo số liệu thống kê tại hai cơ sở y tế cho thấy, trình độ văn hóa của bệnh nhân tại bệnh viện A cao hơn so với bệnh nhân B

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Bệnh nhân ĐTĐ ở hai bệnh viện đều có tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh

từ 1 đến 5 năm là chủ yếu Cả hai bệnh viện có 205 BN chiếm 52,8% Trong đó, bệnh viện A có 103 BN (58,2%), bệnh viện B có 102 BN (48,2%)

Nhóm bệnh nhân mới mắc (≤ 1 năm) cũng chiếm một tỷ lệ khá cao Tổng số bệnh nhân có thời gian mắc dưới 1 năm của hai bệnh viện là 108 BN (27,8%) Chiếm

Trang 28

tỷ lệ thấp nhất là bệnh nhân mắc trên 10 năm với 13 bệnh nhân trên 2 bệnh viện chiếm 3,4%

HbA1c < 7% là mục tiêu điều trị của hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ Tuy nhiên số lượng bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tỷ lệ HbA1C ≥ 7% khá cao Bệnh viện A

có 51 bệnh nhân (28,8%), bệnh viện B có 72 bệnh nhân (34,1%), cả hai bệnh viện có

123 bệnh nhân chiếm 31,7%

Trên thế giới bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thường gắn liền với tình tạng béo phì Chỉ

số BMI là một trong những chỉ số đáng quan tâm đối với bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Tỷ lệ

BN béo phì của nhóm nghiên cứu rất cao Nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 23 tại bệnh viện A là 90 BN chiếm 50,8%, bệnh viện B là 100 BN chiếm 47,4% Cả hai bệnh viện có 190 BN mắc kèm béo phì chiếm 49%

3.2 Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ typ 2,

3.2.1 Đánh giá khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D

Bảng 3.4 Các khía cạnh chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EQ5D

Đặc điểm Khả năng vận động

Khả năng

tự chăm sóc

Hoạt động hằng ngày

Mức độ đau đớn

Sự lo lắng, buồn chán

Trang 29

Đánh giá 5 khía cạnh CLCS theo bộ công cụ EQ5D cho thấy vấn đề tâm lý là điều gây ảnh hưởng xấu nhất tới bệnh nhân Có tới 62 bệnh nhân được phỏng vấn đánh giá họ thường cảm thấy lo lắng và buồn chán do tình trạng bệnh tật của mình trong đó

có 3 bệnh nhân đánh giá mình vô cùng lo lắng trước tình trạng bệnh tật có 59 BN (15,2%) đánh giá mình lo lắng ở mức độ vừa phải Đứng thứ 2 là sự đau đớn với 28

BN (7,2%) với cả 2 bệnh viện trong đó bệnh viện A có 5 BN và bệnh viện B có 23 BN (10,9%), 98,7% cho rằng mình hoàn toàn không gặp khó khăn gì trong việc tự chăm sóc bản thân

Đánh giá trên 5 khía cạnh của CLCS, các bệnh nhân ĐTĐ ở cả hai bệnh viện số lượng bệnh nhân cho điểm 3 (mức độ nghiêm trọng) khá thấp, thậm chí không có bệnh nhân nào đánh giá mình đau đớn vô cùng vì tác động của đái tháo đường

Số lượng bệnh nhân cho rằng mình không gặp vấn đề ở 5 khía cạnh là rất cao

Có 98,7% BN cho rằng mình hoàn toàn không gặp vấn đề gì về khả năng tự chăm sóc bệnh nhân Số lượng bệnh nhân không gặp vấn đề gì đối với hoạt động thường ngày cũng rất cao chiếm 97,7%

Tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề ở bệnh viện B cao hơn bệnh viện A trên bốn khía cạnh: hoạt động thường ngày, khả năng tự chăm sóc, mức độ chịu đau đớn và khả năng vận động Xét khía cạnh khả năng tự chăm sóc, 100% bệnh nhân tại bệnh viện A được phỏng vấn cho rằng mình không có vấn đề gì về khả năng tự chăm sóc Ở khía cạnh vận động, bệnh viện B có tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề là 6,7% gấp 2 lần so với tỷ

lệ bệnh nhân gặp vấn đề ở bệnh viện A

3.2.2 Khả năng vận động của bệnh nhân ĐTĐ typ 2

Bảng 3.5 Khả năng vận động của bệnh nhân ĐTĐ typ 2

P-value

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Giới

Trang 30

Đánh giá khía cạnh vận động của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy số lượng BN

nữ gặp vấn đề về vận động cao hơn số lượng BN nam giới, có 14 BN nữ gặp vấn đề về vận động chiếm 6,7%, BN nam chỉ có 5 người gặp vấn đề về vận động (2,8%) Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,08)

Ngày đăng: 23/06/2019, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bay (2007), "Bệnh học và điều trị nội khoa"(Nhà xuất bản y học) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học và điều trị nội khoa
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Bay
Nhà XB: Nhà xuất bản y học)
Năm: 2007
4. Trần Ngọc Hoàng Nguyễn Thị Bích Đào (2018), "Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện Nhân Dân 115", Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 18(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện Nhân Dân 115
Tác giả: Trần Ngọc Hoàng Nguyễn Thị Bích Đào
Năm: 2018
6. Nguyễn Thanh Sơn (2017), "Chất lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc người bệnh ĐTĐ typ II tại nhà, tỉnh Thái Bình". Đại học y dƣợc Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc người bệnh ĐTĐ typ II tại nhà, tỉnh Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn
Năm: 2017
7. Nguyễn Thị Xuân (2015), "Chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh năm 2015". Đại học y tế cộng đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh năm 2015
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân
Năm: 2015
8. Phạm Thị Xuân (2015), "Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại phòng quản lý bệnh lupus bệnh viện Bạch Mai ". Đại học Thăng Long.Tài liệu tham khảo bằng tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại phòng quản lý bệnh lupus bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Phạm Thị Xuân
Năm: 2015
2. Bộ y tế (2017), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2&#34 Khác
3. Lê Hảo (2016), Biến chứng bệnh đái tháo đường làm tăng chi phí điều trị của người bệnh Khác
5. Thủ tướng chính phủ (2015), "Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w