CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CHI TIẾT MÔN KIỂM TOÁN CĂN BẢN 1 HVTC (Tải về để xem nội dung với chất lượng tốt nhất)Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán Câu 1: Điều lệ của TCT có phải là 1 loại chuẩn mực trong kiểm toán tuân thủ không? Vì sao? Trả lời: Có. Vì điều lệ của TCT là quy định của bản thân tổ chức công ty mà các cá nhân và bộ phận trong công ty phải tuân thủ. Câu 2: Chuẩn mực kiểm toán dùng để hướng dẫn công việc và điều chỉnh hành vi của kiểm toán viên? Đúng hay sai? Tại sao? Trả lời: Đúng. Vì: Chuẩn mực kiểm toán là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và những hướng dẫn thể thức áp dụng các ngtắc, thủ tục cơ bản đó trong quá trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán gồm 2 bộ phận riêng biệt: Hệ thống các chuẩn mực chuyên môn; quy tắc về đạo đức nghề nghiệp => Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc và chỉ dẫn vừa có tính bắt buộc, vừa có tính chất hướng dẫn, hỗ trợ Câu 3: KTV phải tuân thủ chuẩn mực kế toán khi thực hiện mọi cuộc kiểm toán. Đúng hay sai? Tại sao? Trả lời: Sai. Vì: KTC phải tuân thủ CM kiểm toán; Chuẩn mực kế toán là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình kế toán; Việc lập và trình bày BCTC là trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán còn kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực của BCTC do đó đơh vị được kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực kế toán và trình bày trên BCTC còn KTV chỉ cần phải hiểu biết chuẩn mực kế toán và tuân thủ chuẩn mực kiểm toán. Câu 4: Đối tượng của kiểm toán BCTC, KTHĐ, KTTT có giống nhau ko? Trả lời: Đối tượng không giống nhau. Đối tượng của KT BCTC là BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối tượng của KTTT là thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định Đối tượng của KTHĐ là tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động. Câu 5: Phân biệt sự giống, khác nhau giữa KTHĐ, KTTT, KT BCTC. Trả lời: Giống nhau: Đều là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Đều tuân thủ chuẩn mực kiểm toán; Đều mang 2 chức năng của kiểm toán: Kiểm tra và xác nhận; trình bày ý kiến(tư vấn); Đều thực hiện quy trình gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Khác nhau: Tiêu chí KT HĐ KTTT KT BCTC Nhận xét Khái niệm Là loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hđ được kiểm toán Là loại kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp trên or cơ quan chức năng của NN or cơ quan chuyên môn đề ra hay ko Là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực hợp lý của các thông tin trên BCTC được kiểm toán Chủ thể kiểm toán Thường do KTV nội bộ thực hiện Thường do KTV nhà nước thực hiện Thường do KTV độc lập thực hiện Đtượg KT Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hđ Thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định BCTC và thực trạng về tài sản, nvụ ktế phát sinh Mục đích Xem xét, đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động được KT Xem xét đvị ktoan có tuân thủ các quy định mà các cq có thẩm q` cấp trên or cq chức năng của NN or cq chuyên môn đề ra hay ko Ktra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các BCTC được ktoan Chuẩn mực đánh Tiêu chuẩn định mức trong lĩnh vực hoạt động Các VB quy định liên quan của NN, ngành, lĩnh vực Luật, chuẩn mực, các VB pháp lý về kế giá thông tin toán, chế độ ktoan hiện hành Người SD T2 Chủ yếu là nhà quản lý Bản thân đvị được kiểm toán hoặc cq cấp trên Các đối tượng có nhu cầu, nhà đầu tư, bank, cơ quan thuế... BC KQ KT Bản bcáo cho ng quản lý về kq kiểm toán và n~ ý kiến đề xuất cải tiến HĐ Bản báo cáo về thực trạng chấp hành luật pháp và các quy định nhằm củng cố, duy trì kỷ cương Bản bcáo về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC và n~ đề xuất gợi ý Câu 6: Tại sao khi tiến hành kiểm toán, tổ chức kiểm toán độc lập phải ký hợp đồng với khách hàng kiểm toán? Tổ chức kiểm toán nội bộ và NN có cần ký HĐ ko? Vì sao? Trả lời: Tổ chức kiểm toán độc lập là tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán cho mọi đơn vị, cá nhân có nhu cầu kiểm toán. Khi có nhu cầu kiểm toán, đơn vị, cá nhân có nhu cầu phải trả phí cho đơn vị kiểm toán vì đây là nhu cầu tự nguyện, không bắt buộc. Do đó, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thì tổ chức kiểm toán độc lập phải ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng kiểm toán Đối với tổ chức kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước thì không cần phải ký hợp đồng Vì công việc kiểm toán là công việc bắt buộc theo kế hoạch kiểm toán hàng năm hoặc theo yêu cầu của nhà quản trị, hoạt động kiểm toán này không thu phí nên không cần ký hợp đồng kiểm toán. Câu 7: BGĐ đơn vị được KT sử dụng KQ từng loại kiểm toán (KTTT, KTBCTC) phục vụ cho quản lý đơn vị ntn? (Hoặc có ý kiến cho rằng kết quả của KTTT và KTBCTC là như nhau...) Trả lời: BGĐ đv đc KT sd KQ của KTTT để kiểm tra, đánh giá về việc tuân thủ các quy tắc do cơ quan NN cấp trên đề ra cũng như việc tuân thủ những quy định do ng quản lý cấp trên trong đơn vị hoặc cơ quan chuyên môn nhằm củng cố và duy trì kỷ cương, chấn chỉnh uốn nắn đảm bảo tuân thủ quy định nề nếp nghiêm túc hơn. BGĐ đv đc KT sd kq KTBCTC để biết điểm mạnh của đợn vị mình để phát huy, biết những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức kế toán để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng. Đồng thời các khuyến nghị của KTV là cơ sở để đơn vị chấn chỉnh, uốn nắn hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Câu 8: Nêu ý nghĩa, tác dụng của kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán và đối với bên khác sử dụng kết quả kiểm toán (như ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp...) Trả lời: KTTT: Đối với đơn vị được kiểm toán: (như trên) Đối với cấp trên: Xem xét xem cấp dưới có thực hiện đúng các quy định của đơn vị hay ko Đối với NN: Nắm bắt, củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tổ chức trong việc tuân thủ pháp luật và các quy định của NN như luật DN, luật thuế... KTHĐ: Thường để nhà quản lý xem xét tình hình thực hiện hoạt động của công ty có phù hợp với tiêu chuẩn định mức trong các lĩnh vực hoạt động đã để ra theo kế hoạch hay ko. KTBCTC: Đvị được kiểm toán: (như câu trên) Đvới NN: Xem xét tình hình tài chính của công ty để cân nhắc vấn đề cho vay, các khoản tín dụng khác.. Đvới cổ đông, nhà đầu tư: Quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độ góp vốn, mức độ đầu tư... Nhà cung cấp: Quyết định duy trì, tăng cường hay giảm thiểu mức độ cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ... Câu 9: Mục tiêu kiểm toán nói chung và mục tiêu của từng loại kiểm toán cụ thể. Tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để đánh giá thông tin trong từng loại kiểm toán. Trả lời: Mục tiêu kiểm toán nói chung là kiểm tra và cho ý kiến nhận xét về mức độ phù hợp của thông tin được kiểm toán so với các tiêu chuẩn, chuẩn mực của thông tin đã được thiết lập. Thẩm định thông tin Kiểm toán hoạt động: Mục tiêu: xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiểu của các hoạt động được kiểm toán. Tiêu chuẩn đánh giá TT: tiêu chuẩn định mức trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Kiểm toán tuân thủ: Mục tiêu: Xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của NN hay cơ quan chuyên môn đề ra hay ko Tiêu chuẩn đánh giá TT: Các VB quy định liên quan của nhà nước, ngành, lĩnh vực và của đơn vị. KTBCTC: Mục tiêu: Kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của BCTC được kiểm toán. Tiêu chuẩn đánh giá TT: Luật, chuẩn mực kế toán, các VB pháp lý về kế toán có liên quan, chế độ kế toán hiện hành Câu 10: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, các DN thường thuê KTĐL để kiểm toán BCTC? Trả lời: Vì: KTVĐL có khả năng thực hiện các loại kiểm toán khác nhau trong đó chủ yếu thực hiện kiểm toán BCTC. Trong nền kinh tế thị trường tạo ra sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản >>> Nhu cầu về thẩm định thông tin tài chính là khách quan và cần thiết. Mặt khác, giữa các chủ thể kinh tế hình thành và phát triển sự liên hệ, ràng buộc, chi phối lẫn nhau. >>> BCTC hàng năm do đơn vị lập ra trở thành đối tượng quan tâm của các bên có liên quan. Sự quan tâm được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau và cần phải có độ tin cậy. Thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, càng yêu cầu về thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác, khách quan. BCTC được thẩm định bởi bên thứ 3 độc lập có uy tín, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm pháp lý. >>> KTV ĐL đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. >>> Thường thuê KTĐL để KT BCTC Câu 11: Chuẩn mực kiểm toán là gì? Tác dụng của CMKT trong kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán? Trả lời: Chuẩn mực kiểm toán là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình kiểm toán. Tác dụng: + Có tc bắt buộc cũng như hỗ trợ, hướng dẫn cho các KTV + Được các tổ chức kiểm toán và các tổ chức sd làm thước đo chung để đánh giá chất lượng công việc của KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán + Là căn cứ để các đvị kiểm toán và n~ ng có liên quan phối hợp trong quá trình kiểm toán và sử dụng các kết quả kiểm toán. Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức Câu 1: Nêu vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán NN, tổ chức KT nội bộ. Trả lời: Tổ chức kiểm toán độc lập: Thực hiện chức năng thẩm định thông tin cho 1 đvị, báo cáo và đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin này, từ đó giúp những người sử dụng thông tin có cơ sở để đưa ra các quyết định, các đối sách thích hợp. Tổ chức kiểm toán NN: Là công cụ quản lý của NN, đặc biệt trong quản lý chi tiêu NSNN, giúp NN nắm bắt và củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tổ chức trong việc tuân thủ luật pháp và các quy định khác của NN. Tổ chức KTNB: Là công cụ quản lý của nhà quản lý đơn vị, phục vụ cho quản lý hoạt động của chính đơn vị. Câu 2: Tổ chức KTNN có thể là khách hàng của kiểm toán độc lập hay không? Trả lời: Có: Vì khách thể của kiểm toán độc lập là tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm toán. Nếu tổ chức KTNN có nhu cầu kiểm toán thì tổ chức KTĐL có thể thực hiện kiểm toán. Tổ chức KTNN khi đó sẽ phải trả phí và ký hợp đồng kiểm toán với tổ chức KTĐL. Câu 3: Tổ chức KTNN có thể thực hiện những loại kiểm toán nào và chủ yếu thực hiện loại kiểm toán nào? Trả lời: Tổ chức KTNN có thể thực hiện cả 3 loại kiểm toán: KTHĐ, KTTT, KTBCTC. Chủ yếu thực hiện kiểm toán tuân thủ: Nhằm nắm bắt, củng cố, điều hành hoạt động của các đơn vị, các tổ chức trong việc tuân thủ luật pháp và các quy định của NN như luật DN, luật thuế GTGT,..... Câu 4: Quy trình kiểm toán BCTC do các tổ chức kiểm toán thực hiện đều hoàn toàn như nhau? Trả lời: Sai Vì: Quy trình kiểm toán BCTC nói chung gồm 3 giai đoạn: 1. Lập kế hoạch kiểm toán; 2. Thực hiện kiểm toán; 3. Kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, các cuộc kiểm toán do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện có khâu xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợt đồng kiểm toán còn ở kiểm toán NN và KTNB thì không có. Câu 5: Tổ chức kiểm toán NN cũng có chức năng cung cấp các dịch vụ xác nhận cho các doanh nghiệp. Đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: Sai Vì: Tổ chức KTNN là cơ quan quản lý NN, chỉ kiểm toán các đơn vị. tổ chức thuộc sở hữu NN. KTNN ko được phép cung cấp dịch vụ đối với các đơn vị có nhu cầu. Câu 7: Tại sao nói: “ KTV NN là 1 loại công chức NN” Trả lời: KTNN là 1 cơ quan chuyên môn của NN. KTV NN là người thuộc biên chế của tổ chức KTNN. Hơn nữa, việc tuyển dụng nhân sự vào tổ chức KTNN thực hiện theo quy chế tuyển công chức và KTV NN được hưởng lương công chức. Câu 8: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị thường thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC? Trả lời: Vì : Tổ chức kiểm toán độc lập có thế kiểm toán 3 loại: KT BCTC, KT hoạt động, KT tuân thủ nhưng trong đó chủ yếu vẫn là KT BCTC Trong nền kinh tế thị trường, thông tin chứa đựng nhiều RR sai lệch thiếu tin cậy, người sử dụng thông tin mong muốn có 1 bên thứ 3 độc lập, có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, có trách nhiệm pháp lý để thẩm định lại độ tin cậy của thông tin đó => Nền kinh tế thị trường thúc đẩy KT ĐL phát triển. Câu 9: Ban Giám Đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng kết quả của việc kiểm toán BCTC, Kiểm toán HĐ, KT Tuân thủ phục vụ cho đơn vị ntn? Trả lời: Để biết được mức độ tin cậy, trung thực, hợp lý của thông tin đc kiểm toán như : BCTC, tính kinh tế, tính hiệu lục, hiệu quả của hoạt động. Từ đó có quyết định phù hợp KT BCTC: Đưa ra quyết dịnh chỉnh đốn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, nắm bắt đc tính hình đơn vị, có những quyết định kinh doanh hợp lý… KT tuân thủ: Giúp uốn nắn kỷ cương, tuân thủ tình hình chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ.. KT hoạt động: điều chỉnh lại các hoạt động của đơn vị nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế… Câu 10: Khi tiến hành kiểm toán thì KTĐL phải ký hợp đồng với khách hàng, còn KT nội bộ, KT nhà nước có cần ký hợp đồng không? Vì sao? Trả lời: Không vì KTĐL cung cấp dịch vụ và chúng ra phải trả phí cho kiểm toán, là sự tự nguyện. Còn KT nội bộ, KT nhà nước thực hiện kiểm toán theo kế hoạch, KT nhà nước theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt, KT nội bộ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu quản lý của nhà quản lý đơn vị => có tính bắt buộc, không phải ký hợp đồng và không phải trả phí Chương 3: Báo cáo kiểm toán Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa ý kiến dạng chấp nhận từng phần và ý kiến dạng từ chối. Trả lời: Giống nhau: Là ý kiến của KTC đưa ra sau khi thực hiện các công tác kiểm toán tại đơn vị; Phạm vi kiểm toán bị giới hạn Khác nhau: Tiêu chí Ý kiến dạng chấp nhận từng phần Ý kiến dạng từ chối ĐK lập Pvi kiểm toán bị giới hạn ở mức độ không lớn KTV có bất đồng nhỏ với đvị được ktoán Pvi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc liên quan đến 1 số lượng lớn các khoản mục tới mức KTV ko thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC Pvi xác nhận Đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, có yếu tố ngoại trừ Ko thể đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị Ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán Bị ảnh hưởng 1 phần trong việc giao dịch với các bên liên quan vì mức độ tin cậy không cao bằng BCKT dạng chấp nhận toàn phần Đvị gặp khó khăn lớn trong việc hợp tác với bên ngoài do KTV ko xác nhận tính trung thực của BCTC Phạm vi kiểm toán Nhỏ Lớn Bất đồng với đơn vị kiểm toán Nhỏ Lớn Câu 2: BCKT dạng chấp nhận toàn bộ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi? Trả lời: Sai Vì ĐK để đưa ra BCKT dạng chấp nhận toàn phần chỉ đc lập khi Pvi kiểm toán ko bị giới hạn; BCTC ko chứa những sai phạm, sai sót trọng yếu. => ko liên quan tới tình hình doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay ko Câu 3: Khi đơn vị sửa chữa sai sót nhưng không đúng với yêu cầu của KTV, KTV có thể lập báo cáo kiểm toán dạng nào? Vì sao? Trả lời: Khi đvị sửa chữa sai sót nhưng ko đúng với yêu cầu của KTV, KTV có thể lập BCKT dạng chấp nhận từng phần hoặc trái ngược. Vì: khi đơn vị sửa chữa sai sót không đúng với KTV nghĩa là vẫn còn tồn tại những sai phạm trọng yếu. Khi đó, nếu sai phạm liên quan đến ít khoản mục trên BCTC, thì KTV có thể lập BCKT dạng chấp nhận từng phần. Nếu sai phạm có tính chất nghiêm trọng, liên quan đến nhiều khoản mục, KTV có thể lập BCKT dạng trái ngược. Câu 4: BCKT là gì? BCKT về BCTC của KTV độc lập là gì? Ý nghĩa của BCKT này đối với nhà đầu tư và người bán? Trả lời: BCKT là văn bản do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về thông tin được kiểm toán. BCKT về BCTC của KTV độc lập là văn bản do KTV độc lập lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểm toán. Ý nghĩa: Đvới nhà đầu tư: Là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý, đáng tin cậy của thông tin đã được kiểm toán >>> Có thể đưa ra nhưng quyết định phù hợp: có nên đầu tư hay ko, duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độ đầu tư... Đvới bản thân đơn vị được kiểm toán: + Với tư cách là người cung cấp thông tin, BCKT giúp đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính hợp lý, đúng đắn của thông tin mà họ cung cấp. + Với tư cách là người sử dụng thông tin: BCKT giúp cho các đvị được kiểm toán đưa ra các quyết định đúng đắt để quản lý và điều hành hành vi. Câu 5: BCKT dạng từ chối được lập ra trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng? Đúng hay sai? Trả lời: Đúng. KTV đưa ra BCKT dạng từ chói trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng, KTV ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể đưa ra ý kiến về tính trung thực của BCTC đc kiểm toán. Không thể đưa ra nhận xét. Câu 6: Khi KTV đã lập BCKT dạng từ chối, KTV có thu phí của đơn vị được kiểm toán ko? Vì sao? Trả lời: Có thu phí. Vì KTV đã lập báo cáo kiểm toán nghĩa là KTV đã lập đầy đủ công việc cần thiết để có thể đưa ra nhận xét về BCTC đc kiểm toán nhưng do phạm vi KT bị giới hạn nghiêm trọng mà KTV ko thể khắc phục đc nên kiểm toán viên đã lập báo cáo phù hợp là báo cáo từ chối. KTV đã hoàn thành công việc là cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên phải thu phí. Câu 7: Phân biệt BCKT dạng từ chối và từ chối kiểm toán. Trả lời: BCKT dạng từ chối là báo cáo do KTV lập và công bố để thể hiện rằng KTV ko thể đưa ra ý kiến về phần lớn thông tin BCTC là trung thực , hợp lý do KTV ko có đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến của mình. BCTC dạng từ chối đc lập ra khi KTV đã tiến hành kiểm toán xong tại đơn vị, có thu phí. Từ chối kiểm toán là việc KTV từ chối cung cấp dịch vụ cho đơn vị khách hàng, lúc này KTV chưa tiến hành kiểm toán tại đơn vị => KTV ko thể lập BC kiểm toán, không thu phí. Câu 8: Khi từ chối 1 cuộc kiểm toán, KTV có lập BCKT ko? Trả lời: Không Vì: BCKT là sản phẩm cuối cùng của 1 cuộc kiểm toán. Khi từ chối 1 cuộc kiểm toán tức là KTV không tiến hành kiểm toán tại đơn vị vì thể không lập BCKT. Câu 9: Trường hợp KTV đưa ra BCKT dạng bất đồng (trái ngược, ko chấp nhận). Phạm vi kiểm toán có bị giới hạn hay không? Trả lời: Phạm vi kiểm toán không bị giới hạn. Vì: KTV đưa ra BCKT dạng bất đồng hay KTV có bất đồng với đơn vị dc kiểm toán khi phát hiện những sai phạm, yêu cầu đơn vị sửa chữa nhưng ko sửa chữa, ko phải do phạm vi kiểm toán bị giới hạn Câu 10: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn, KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán dạng nào? Trả lời: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn, KTV sẽ đưa ra ý kiến KT dạng chấp nhận từng phần hoặc từ chối. Đưa ra ý kiến dạng chấp nhận từng phần khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức độ ko lớn(do bản thân đvị hoặc do hoàn cảnh khách quan) > KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố ngoại trừ. Đưa ra ý kiến dạng từ chối khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức độ nghiêm trọng, KTV phải mô tả đầy đủ và rõ ràng n~ giới hạn trong BCKT và chỉ ra rằng nếu không tồn tại giới hạn này thì rất có thể phải có n~ điều chỉnh trên BCTC. Câu 11: Nêu ý nghĩa của BCKT về BCTC? Trả lời: KN: Là văn bản do KTV (ĐL) lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã đc kiểm toán Ý nghĩa của BCKT về BCTC: Đvới đơn vị được kiểm toán : + Với tư cách là người cung cấp thông tin : BCKT giúp đơn vị đc kiểm toán chứng minh được tính hợp lý, đúng đắn của thông tin mà họ cung cấp + Vs tư cách là người sử dụng thông tin: BCKT giúp cho các đơn vị được kiểm toán đưa ra các quyết định đúng đắn để quản lý và điều hành đơn vị Đvới người sử dụng thông tin bên ngoài (cổ đông, ngân hàng, người mua, người bán): BCKT là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý, đáng tin cậy của thông tin đã được kiểm toán, từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp (Ngân hàng: Xem xét tình hình tài chính của cty để cân nhắc vấn đề cho vay; cổ đông, nhà đầu tư: Quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độ góp vốn, mức độ đầu tư; nhà cung cấp: Quyết định duy trì, tăng cường hay giảm thiểu mức độ cung cấp vật tư, hàng hoá... ) Đối với KTV: BCKT là tài liệu ghi nhận những công việc kiểm toán chủ yếu đã thực hiện và kết luận cuối cùng của kiểm toán viên về thông tin đã được kiểm toán => KTV phải chịu trách nhiệm về ý kiến NX mà họ đã đưa ra trong BCKT Câu 12: Nêu các loại BCKT về kiểm toán BCTC. CHỉ rõ sự khác biệt giữa các loại BCKT? Các loại BCKT: BCKT dạng chấp nhận toàn phần BCKT dạng chấp nhận từng phần BCKT dạng từ chối BCKT dạng trái ngược Phân biệt: Chỉ tiêu BCKT dạng chấp nhận toàn phần BCKT dạng chấp nhận từng phần BCKT dạng từ chối BCKT dạng trái ngược Nội dung Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC đã phản ánh trung thực, hợp lý trên tất cả các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán VN hiện hành Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra khi KTV chỉ chấp nhận từng phần ( phần lớn) thông tin trên BCTC là trung thực, hợp lý chứ không thể chấp nhận toàn bộ vì còn 1 phần nhỏ thông tin là không trung thực, hợp lý hoặc KTV chưa dủ bằng chứng để đưa ra NX Ý kiến từ chối được đưa ra khi KTV không có hoặc không đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến Ý kiến trái ngược được đưa ra khi KTV ko chấp nhận BCTC đã được kiểm toán là trung thực, hợp lý xét trên những khía cạnh trọng yếu ĐK lập + Phạm vi không bị giới hạn + BCTC không còn chứa đựng những sai phạm trọng yếu, không ảnh hưởng đến đối tượng kiểm toán + Phạm vi kiểm toán bị giới hạn nhưng ở mức độ nhỏ + KTV có bất đồng nhỏ với đơn vị được kiểm toán + Phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức dộ lớn + KTV có bất đồng nghiêm trọng đối với đơn vị được kiểm toán Ảnh hưởng Thuận lợi cho đơn vị được kiểm toán trong quan hệ tốt với đối tác Đơn vị được kiểm toán sẽ gặp khó khăn hơn trong quan hệ với đối tác vì 1 phần nhỏ thông tin trên BCTC được coi là không trung thực, hợp lý. NĐT sẽ khó quyết định đầu tư hay không Đơn vị được kiểm toán sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với khách hàng, đối tác do KTV không xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC Gặp khó khăn nghiêm trọng vì lúc này BCTC được coi là không đáng tín cậy. NĐT quyết định không đầu tư Câu 13: Tại sao khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng không thể khắc phục được, KTV sẽ đưa ra ý kiến NX dạng từ chối. Trả lời: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng ko thể khắc phục được > KTV ko thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC > KTV không để đưa ra ý kiến Câu 14: Phân biệt nội dung cốt lõi của các loại BCKT: BCKT về BCTC, BCKT về tuân thủ, BCKT về hoạt động? Trả lời: Giống: Thể hiện ý kiến của KTV về thông tin được kiểm toán Là sản phẩm của quá trình kiểm toán và có những ý nghĩa cơ bản: với KTV, bản thân đvị được kiểm toán, ng sử dụng thông tin bên ngoài đơn vị. Khác: BCKT về BCTC là văn bản do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểm toán. BCKT về kiểm toán haotj động là văn bản do KTV lập để đưa ra ý kiến của mình về tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đc kiểm toán và n~ ý kiến, đề xuất của KTV nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu quả của hoạt động được kiểm toán. BCKT về ktoan tuân thủ là văn bản do KTV lập để đưa ra ý kiến của mình về việc chấp hành của đơn vị được kiểm toán đối với các quy định của PL, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và quy định của bản thân đơn vị, những ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý, xử lý các sai phạm của đơn vị. Câu 15: Kết quả kiểm toán (BCKT) về BCTC do KTV độc lập thực hiện có ý nghĩa ntn với đơn vị đc kiểm toán? Trả lời: + Với tư cách là ng cung cấp thông tin: BCKT về KTBCTC giúp đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính trung thực, hợp lý, đúng đắn của BCTC mà họ cung cấp. + Với tư cách là người sử dụng thông tin: BCKT về BCTC giúp các đơn vị được kiểm toán đưa ra các quyết định đúng đắn để quản lý và điều hành đơn vị Câu 16: Những đánh giá, khuyến cáo của KTV về HT KSNB có đuợc ghi vào BCKT ko? Trả lời: Không. Vì: những đánh giá, khuyến cáo của KTV về HT KSNB sẽ được nêu trong thư quản lý của KTV. Còn trong BCKT chỉ đánh giá về mức độ trung thực, hợp lý của BCTC. Câu 17: Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với 1 vài khoản mục thông tin thông thường trên BCTC, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận xét dạng gì? Trả lời: Dạng chấp nhận từng phần Câu 17: Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trên BCTC, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận xét dạng gì? Trả lời : Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với 1 vài khoản mục thông tin thông thường trên BCTC thì KTV có thể đưa ra NX dạng chấp nhận từng phần vì KTV không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với 1 vài khoản mục thông tin thông thường trên BCTC , nên KTV không có đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của BCTC => Đưa ra NX dạng chấp nhận từng phần Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với phần lớn khoản mục thông tin thông thường trên BCTC thì KTV có thể đưa ra NX dạng từ chối vì KTV không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với phần lớn khoản mục thông tin thông thường trên BCTC , nên KTV không có đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của BCTC => Đưa ra NX dạng từ chối Câu 18: Khi nghi ngờ BCTC có sai phạm trọng yếu, KTV phải đề xuất đơn vị sửa chữa BCTC? Đúng hay sai? Trả lời: Sai . Nếu nghi ngờ: Trong giai đoạn lập kế hoạch: KTV phải dự kiến các thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện để phát hiện ra GL, SS Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV phải tiến hành các thủ tục kiểm toán để phát hiện ra GL, SS Chương 4: Gian lận, sai sót và rủi ro Câu 1: Gian lận là gì? Sai sót là gì? Gian lận và sai sót khác nhau cơ bản ở điểm nào? Trả lời: Gian lận là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do 1 hoặc nhiều người trong HĐQT, BGĐ, các nhân viên hoặc bên thứ 3 làm sai lệch BCTC. Sai sót là những lỗi hoặc những nhầm lẫn ko cố ý nhưng có ảnh hưởng đến BCTC >>> Điểm khác nhau cơ bản giữa gian lận và sai sót là bản chất của gian lận là hành vi cố ý(có chủ ý) còn sai sót là hành vi vô tình, ko cố ý Câu 2: Tại sao gian lận khó phát hiện hơn sai sót? Trả lời: Gian lận khó phát hiện hơn sai sót vì gian lận là hành vi cố ý có chủ ý nên được che đậy, giấu giếm tinh vi nên khó phát hiện. Thường được hình thành qua 3 giai đoạn: hình thành ý đồ => thực hiện => che giấu hành vi. Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót? (chiều hướng ảnh hưởng và giải thích) Trả lời: Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận, sai sót: Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của BGĐ. > BGĐ càng có năng lực thì GL, SS càng thấp và ngược lại. + BGĐ là người thiết kế và vận hành hệ thống KSNB nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót. + Nếu ko chính trực: tham ô, điển thủ cho riêng mình > có thể xuyên tạc thông tin để làm lợi cho mình + Nếu ko có đủ năng lực: Ko thể điều hành hệ thống KSNB hiệu quả >>> GL, SS có chiều hướng tăng Các sức ép bất thường bên ngoài và bên trong đơn vị. >>> Càng nhiều sức ép thì GL, SS càng nhiều và ngược lại. + Vì nếu có sức ép từ nhiều phía >>> có thể mạo hiểm hơn >>> dễ dàng bỏ qua các nguyên tắc, mắt xích đã đề ra trước đây >>> hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu quả > GL, SS có chiều hướng gia tăng Các nghiệp vụ và sự kiện ko bình thường. >>> Càng nhiều sự kiện ko bình thường, đột xuất thì GL, SS càng có chiều hướng gia tăng và ngược lại. + Thông thường, đơn vị chỉ thiết kế, xây dựng các quy chế kiểm soát đối với những nghiệp vụ thường xuyên, liên tục. Còn những vụ bất thường đơn vị chưa thiết kế, xd các quy chế kiểm soát nên có thể có người biết và lợi dụng các ngvụ chưa được kiểm soát này để thực hiện hành vi gian lận. Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. >>> Càng thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thì GL, SS càng hạn chế và ngược lại. + Khi thu thập được càng nhiều bằng chứng kiểm toán (tài liệu kế toán, giải trình của đơn vị được kiểm toán...) thì đvị kiểm toán sẽ có cơ sở để đưa ra KL đúng đăn, kiểm soát được GL, SS Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện. >>> Nếu ko xử lý được thì GL, SS càng có nhiều hướng tăng và ngược lại. Câu 4: Các sự kiện nghiệp vụ bất thường có ảnh hưởng đến GL, SS ntn? Tại sao? Trả lời: Đơn vị càng có nhiều sự kiện, nghiệp vụ bất thường thì GL, SS có chiều hướng gia tăng và ngược lại Vì: Thông thường đơn vị chỉ thiết kế, xây dựng các quy chế kiểm soát đối với những nghiệp vụ thường xuyên, liên tục. Còn những nghiệp vụ bất thường đơn vị chưa thiết kế, xây dựng các quy chế kiểm soát nên có thể có người biết và lợi dụng các nghiệp vụ chưa được kiểm soát này để thực hiện hành vi gian lận. Câu 5: Khi phát hiện GL, SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV sẽ lập BCKT dạng chấp nhận từng phần? Đúng hay sai? Tại sao? Trả lời: Sai Vì: Khi phát hiện GL, SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV phải thông báo cho đơn vị được kiểm toán để yêu cầu đơn vị sửa chữa. Nếu đơn vị sửa chữa toàn bộ theo ý kiến KTV thì KTV có thể lập BCKT dạng chấp nhận toàn phần. Nếu đơn vị sửa chữa phần lớn thông tin theo ý kiến KTV, chỉ một phần nhỏ thông tin không sửa thì KTV có thể lập BCKT dạng chấp nhận từng phần. Nếu đvị ko sửa chữa hoặc ko pánh đầy đủ trong BCTC thì KTV đưa ra BCKT dạng trái ngược. Câu 6. Khi đơn vị được kiểm toán áp dụng sai nguyên tắc hay phương pháp kế toán nhưng không biết là vô tình hay cố ý, KTV cần làm gì thêm để xác minh? Trả lời: KTV cần phải xem xét tính vụ lợi của hành vi đó. Khi KTV yêu cầu đơn vị sửa chữa điều chỉnh lại theo ý kiến của KTV: Nếu DN tiếp thu, sửa đổi kịp thời >>> SS Nếu DN không sửa đổi mà che đậy, bao biện >>> GL Câu 7: Trách nhiệm của KTV và của đơn vị đƣợc kiểm toán trước và trong quá trình kiểm toán. Trả lời: Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán: Trước KT: Xây dựng, thiết kế và tổ chức vận hành một cách thường xuyên, liên tục đối với hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng GL, SS Trong KT: Cần tiếp thu và giải trình 1 cách kịp thời, đầy đủ về các hiện tượng GL, SS do KTV phát hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán. Trách nhiệm của KTV: Trước KT: Khi lập kế hoạch kiểm toán, cty phải đánh giá rủi ro về GL, SS có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. KTV phải lập kế hoạch, xây dựng các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo mọi GL, SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện. Trong KT: KTV phải giúp đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa, phát hiện và xử lý GL, SS. Khi phát hiện GL, SS cần thông báo cho đvị được kiểm toán, người sử dụng BCKT, cơ quan chức năng có liên quan. Câu 8: Khi đã phát hiện ra GL,SS thì công việc tiếp theo của KTV là gì? Trả lời: Khi đã phát hiện ra GL, SS thì công việc tiếp theo của KTV là: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của GL, SS đến BCTC (ảnh hưởng trọng yếu hay ko trọng yếu) Thông báo toàn bộ GL, SS đã phát hiện cho đvị được kiểm toán và kèm theo yêu cầu giải trình hoặc sửa chữa. Câu 9: KTV độc lập ko yêu cầu đơn vị được kiểm toán sửa chữa tất cả mọi sai sót. Tại sao? Trả lời: Có những sai sót không ảnh hưởng trọng yếu đến bctc thì ktv không cần phải yêu cầu đơn vị được kiểm toán sửa chữa mà chỉ thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết để đơn vị được kt hoàn thiện HTKSNB của mình. Câu 10: Vận dụng khái niệm GL, SS trong kiểm toán ntn? Trả lời: GL,SS đều là sai phạm tiềm ẩn trong BCTC của DN và làm sai lệch BCTC của DN. Mục đích của KTV trong kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC. Do đó, KTV phải thông qua việc tìm kiếm GL,SS và đánh giá sự ảnh hưởng của những GL,SS này đến BCTC để làm cơ sở đưa ra ý kiến phù hợp. Câu 11: Thế nào là tính trọng yếu trong kiểm toán? Trọng yếu có phải là những khoản mục cơ bản, chủ yếu có số tiền lớn hay không? Trả lời: Trọng yếu là 1 khái niểm chỉ độ lớn(tầm cỡ), bản chất của sai phạm(kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế tài chính) là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào xác thông tin này sẽ ko chính xác hoặc đưa ra những kết luận sai lầm. Trọng yếu không phải là những khoản mục cơ bản, chủ yếu có số tiền lớn Vì trọng yếu còn được xem xét cả về mặt định tính, căn cứ vào bản chất của các sai phạm. Có những khoản mục ko phân biệt độ lớn nhưng vẫn được xem là trọng yếu như những sai phạm liên quan đến pháp luật, chính sách, chế độ và những quy định có tính nguyên tắc. Câu 12: Thế nào là rủi ro phát hiện? Nêu các nhân tố ảnh hưởng và giải thích rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đến rủi ro phát hiện. Trả lời: Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV ko phát hiện được. Các nhân tố ảnh hưởng: + Phạm vi kiểm toán: Phạm vi kiểm toán càng rộng thì RRPH càng giảm và ngược lại. Pvi kiểm toán càng rộng> khả năng phát hiện GL,SS càng tăng, khả năng ko phát hiện được GL,SS càng giảm > RRPH giảm + Phương pháp kiểm toán: pp kiểm toán càng khoa học, thích hợp và hiệu quả thì RRPH càng giảm và ngược lại. Nếu pp kiểm toán càng khoa học, thích hợp thì khả năng phát hiện thêm GL,SS tăng lên > GL,SS ko phát hiện được giảm xuống > RRPH giảm + Trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.......càng cao thì RRPH càng giảm và ngược lại. Nếu trình độ kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV cao thì sẽ dễ dàng phát hiện được GL,SS > GL,SS ko phát hiện được giảm> RRPH giảm Câu 13: Thế nào là RRPH, RR kiểm toán? Khi nào RRPH chuyển thành RRKT? Trả lời: Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV ko phát hiện được. RRKT là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến NX ko thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những SS trọng yếu. RRPH chuyển thành RRKT khi BCTC có những sai phạm trọng yếu, KTV không phát hiện được GL,SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và đưa ra NX ko phù hợp. RRPH khác RRKT ntn? RRPH là KTV không phát hiện ra sai phạm, còn RRKT là KTV đưa ra ý kiến NX không thích hợp Câu 14: Tại sao khi RRTT thấp, RRKS thấp, KTV lại dự kiến RRPH cao nhất? Trả lời: RRTT thấp >>> KTV cho rằng BCTC tiềm ẩn ít GL, SS trọng yếu RRKS thấp >>> KTV đánh giá hệ thống KSNB tốt, có thể ngăn ngừa được phần lớn GL, SS KTV thu hẹp phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản, thu hẹp phạm vi khối lượng công việc kiểm toán => làm cho RRPH dự kiến là cao nhất tuy nhiên vẫn đảm bảo RRKT ở mức có thể chấp nhận được. Câu 15: Sai phạm có giá trị nhỏ nhưng vẫn có thể được coi là sai phạm trọng yếu. Vì sao? Trả lời: Trọng yếu phải xem xét cả về mặt định tính và định lượng. Có những sai phạm có giá trị nhỏ nhưng vẫn có thể được coi là sai phạm trọng yếu như: Sai phạm liên quan đến tính chính trực của nhà quản lý cấp cao Sai phạm có tính gây hậu quả phản ứng dây chuyền Sai phạm liên quan đến pháp luật, chính sách, chế độ và những quy định có tính nguyên tắc… Câu 16: Khi phát hiện trong BCTC có GL,SS trọng yếu, KTV đã lập ngay BCKT chưa? Vì sao? Trả lời: KTV chưa lập BCKT Vì: Khi phát hiện GL,SS trọng yếu trong BCTC, KTV phải yêu cầu đơn vị sửa chữa. Nếu đơn vị sửa chữa toàn bộ theo ý kiến của KTV thì KTV đưa ra BCKT dạng chấp nhận toàn bộ. Nếu đơn vị sửa chữa phần lớn các thông tin, chỉ còn lại phần nhỏ thông tin thì KTV đưa ra BCKT dạng chấp nhận từng phần. Nếu đvị ko sửa chữa hoặc chỉ 1 phần nhỏ thông tin được sửa chữa hoặc ko phản ánh đầy đủ trong BCTC thì KTV đưa ra BCKT dạng trái ngược. Câu 17: Tại sao nói: đặc điểm của hệ thống kế toán của đơn vị ảnh hưởng đến mức độ RRTT? Đặc điểm hoạt động SXKD của đơn vị có ảnh hưởng đến mức độ RRTT không? Vì sao. Trả lời: ĐĐiểm của hệ thống kế toán của đơn vị ảnh hưởng đến mức độ RRTT vì hệ thống kế toán được tổ chức khoa học và hợp lý sẽ thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm soát mọi nghiệp vụ kế toán và quá trình xử lý kế toán. > hạn chế được sai phạm tiềm ẩn (RRTT) trong thông tin tài chính. Đặc điểm hoạt động SXKD của đơn vị có ảnh hưởng đến mức độ RRTT vì ĐĐiểm hoạt động SXKD chi phối đến sự phát sinh các nghiệp vụ ko giống nhau dẫn đến quá trình xử lý các nghiệp vụ trên là khác nhau > tiềm ẩn sai phạm ko như nhau. Câu 18: Mức độ RRTT và RRKS có trực tiếp ảnh hưởng đến khối lượng công việc kiểm toán của KTV độc lập hay không? Trả lời: Có: Vì Mức độ RRTT thể hiện sự tiềm ẩn sai phạm; mức độ RRKS thể hiện sai phạm không được hệ thống KSNB ngăn chặn, phát hiện sửa chữa=> KTV nghi ngờ về sai phạm trong thông tin tài chính nhiều hay ít sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khối lượng công việc kiểm toán của KTV độc lập. Câu 19: Tại sao trong khâu lập kế hoạch, KTV phải dự kiến về mức RRPH? Vì: mức RRPH dự kiến của KTV sẽ là căn cứ để KTV xác định về phạm vi, qui mô và khối lượng công việc kiểm toán từ đó KTV lập các kế hoạch kiểm toán và xác định chương trình kiểm toán cho khâu lập kế hoạch kiểm toán. Câu 20: Có quan điểm cho rằng bất kỳ một DN nào có RRTT RRKS cao thì RRKT sẽ cao. Quan điểm trên đúng hay sai? Trả lời: Sai. Vì: RRKT còn phụ thuộc vào RRPH. KTV có thể mở rộng phạm vi kiểm toán, áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp để hạ thấp RRPH từ đó hạ thấp RRKT. Câu 21: Trình bày mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán. Tại sao những sai phạm trọng yếu chấp nhận được tăng lên thì RRKT càng giảm đi? Trả lời: Mức trọng yếu và rủi ro luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là MQH tỷ lệ nghịch: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại >>>Giúp KTV khi lập kế hoạch kiểm toán: xác định về nội dung, phạm vi, lịch trình của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng một cách thích hợp. Những sai phạm trọng yếu chấp nhận được tăng lên thì RRKT càng giảm đi Vì: Khi đó những sai phạm vượt quá mức trọng yếu sẽ giảm đi; khả năng không phát hiện ra những GL, SS trọng yếu sẽ giảm đi. Mà khả năng không phát hiện ra những GL, SS trọng yếu sẽ giảm đi tức là khả năng phát hiện ra GL, SS trọng yếu sẽ tăng lên tức là RRPH giảm dẫn đến RRKT giảm. Câu 22: Trình bày mối quan hệ giữa RRTT, RRKS với công việc kiểm toán của KTV (phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán … khối lượng công việc kiểm toán). Trả lời: Mức RRTT,RRKS mà KTV dự kiến là căn cứ, cơ sở để KTV xác định khối lượng, quy mô, phạm vi công việc kiểm toán cần thực hiện. Nếu RRTT cao, RRKS cao thì phạm vi kiểm toán cần mở rộng, khối lượng công việc tăng lên và ngược lại. Câu 23: Khi nghi ngờ BCTC có sai phạm trọng yếu, KTV sẽ làm gì? Trả lời: Trong giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn thực hiện Câu 24: RRKS không trực tiếp quyết định đến mức độ RRPH đúng hay sai? Trả lời: Đúng Vì RRKS là RR do HTKSNB của đơn vị kiểm toán không đảm bảo => lỗi thuộc về HTKSNB, còn RRPH là RR do KTV không phát hiện ra sai phạm trọng yếu trong BCTC => lỗi thuộc về KTV. Như vậy, RRKS chỉ ảnh hưởng đến khối lượng công việc mà KTV phải tiến hành, còn việc để lọt ít hay nhiều sai phạm là do KTV Câu 25: Vì sao GL, SS đều có thể gây ra sai phạm trọng yếu? Trả lời: vì 2 tiêu thức để xác định sai phạm có trọng yếu hay không là dựa vào độ lớn và bản chất của sai phạm nên dù là GL hay SS mà để sai về độ lớn hoặc bản chất thì đều có thể gây ra sai phạm trọng yếu Câu 26: RRTT thấp, RRKS thấp thì RRKT sẽ thấp? Đúng hay sai? Trả lời: Sai vì RRKT còn phụ thuộc vào RRPH, nếu KTV mở rộng phạm vi kiểm toán, đưa RRPH về mức thấp và RRKT có thể giảm xuống ở mức có thể chấp nhận được Câu 27: RRTT cao, RRKS cao thì RRPH thấp? Đúng hay sai? Trả lời: Sai vì RRPH chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán; trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV. Còn khi RRTT cao, RRKS cao thì KTV cho rằng BCTC chứa đựng nhiều GL, SS trọng yếu nên KTV dự kiến RRPH thấp Câu 28: RRKS được đánh giá là trung bình thì ảnh hưởng ntn đến phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản? Trả lời: nếu RRKS được đánh giá là trung bình thì KTV cũng áp dụng pp kiểm toán cơ bản ở mức vừa phải. RRKS được KTV đánh giá là cao tức là KTV cho rằng BCTC còn chứa đựng nhiều GL, SS trọng yếu, HTKSNB chưa ngăn chặn hết được, nên để đưa RRKT về mức có thể chấp nhận được thì KTV phải mở rộng phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Chương 5: Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán Câu 1: Bằng chứng kiểm toán là gì? Yêu cầu “đầy đủ” của BCKT chủ yếu nói về vấn đề gì? Trả lời: Bằng chứng kiểm toán là tất cả những tài liệu thông tin do KTV thu nhâṇ thu thâp̣ đươc̣ liên quan đến cuôc̣ kiểm toán và dưạ vào các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình. Yêu cầu “đầy đủ” của bằng chứng kiểm toán là yêu cầu về măṭ số lương các bằng chứng kiểm toán cần thiết làm cơ sở cho các nhâṇ xét của KTV về thông tin tài chińh của đơn vi ̣. Tuy nhiên, KTV cần xem xét mối quan hê ̣giữa chi phi ́ cho viêc̣ thu thâp̣ BCKT và lơị ić h của các thông tin đó . từ đó để thu thập số lượng bằng chứng cho phù hợp. Câu 2: Trình bày mục đích của việc sử dụng loại phương pháp kiểm toán tuân thủ? BCKT thu thập bởi phương pháp KTTT cho phép KTV đánh giá đối với HT KSNB trên những khía cạnh cụ thể nào? Trả lời: Mục đích: Để thu thâp ̣các bằng chứng KT có liên quan đến tính thích hợp và hiêụ quả của hê ̣thống kiểm soát nôị bô ̣ Khía cạnh: Tính thích hợp trong thiết kế và tính hiệu quả trong vận hành Câu 3: Nêu tên các kỹ thuật chủ yếu đwợc sử dụng để thu thập bằng chứng KT? Muốn xác minh hàng hoá có hiện hữu trong kho hay không, KTV áp dụng kỹ thuật kiểm toán nào? ND cơ bản của kỹ thuật điều tra để thu thập BCKT?( hoặc Khái quát ND kỹ thuật điều tra để thu thập BCKT) Các kỹ thuật: Kiểm tra ( kiểm tra vât ̣ chất và kiểm tra tài liêu); quan ̣ sát; điều tra; xác nhân; ̣tính toán; quy trình phân tích. Muốn xác minh hàng hóa có hiện hữu trong kho hay không, KTV áp dụng kỹ thuật kiểm toán: kiểm tra vâṭ chất (KTV trưc̣ tiếp kiểm kê hay tham gia chứng kiến kiểm kê TS thực tế xem số lươṇg trong kho có giống số lươṇg trong sổ sách hay không) Nôi dung cơ bản của kỹ thuâṭ điều tra để thu thập BCKT: Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như rà soát lại nghiên cứu kỹ, đoc̣, duyêṭ, phân đoaṇ, xem xét, so sánh, đối chiếu để thu thâp̣ các BCKT…. Kỹ thuật kiểm tra bao gồm 2 loại: Kiểm tra vât ̣chất: trực tiếp kiểm kê hay tham gia chứng kiếm kiểm kê TS thưc̣ tế Kiểm tra tài liêu: xem ̣ xét, so sánh, đối chiếu giữa các chúng từ, tài liệu kế toán với các số liệu trên sổ sách và ghi chép kế toán. Câu 4: Bằng chứng kiểm toán là gì? BCKT trong kiểm toán HĐ sẽ là căn cứ để KTV đưa ra kết luận về vấn đề gì? (BCKT trong kiểm toán BCTC, KTTT sẽ là căn cứ để KTV đưa ra KL về vấn đề gì?) BCKT là tất cả các tài liêu thông tin do KTV thu thập ̣ đươc liên quan ̣ đến cuôc ̣ kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hiǹh thành nên các ý kiến của mình. BCKT trong kiểm toán hoạt đông ̣ sẽ là căn cứ để KTV đưa ra kết luận về tính hiêu ̣quả, tính hiêu lực, tính kinh tế của các hoạt động được kiểm toán. BCKT trong kiểm toán BCTC sẽ là căn cứ để KTV kiểm tra, xác nhân về tính trung thực, hơp̣ lý của các BCTC đươc̣ kiểm toán. BCKT trong kiểm toán tuân thủ: là căn cứ để KTV đưa ra kết luận về tình hình chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ, quy định của đơn vị được kiểm toán Câu 5: Bằng chứng thu thập được từ kỹ thuật “Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ” sẽ là cơ sở xác minh cho CSDL nào? Là cơ sở để xác minh CSDL: Sư ̣phát sinh Tính toán và đánh giá Phân loại và hạch toán ( đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ) Bằng chứng thu thập được từ kỹ thuật “Kiểm tra chi tiết số dư” sẽ là cơ sở xác minh cho CSDL nào? Sự hiện hữu, Quyền và nghĩa vụ. Bằng chứng thu thập được từ kỹ thuật “Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư” sẽ là cơ sở xác minh cho CSDL nào? Là cơ sở để xác minh CSDL: Sư ̣phát sinh Tính toán và đánh giá Phân loaị và hạch toán ( đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ) Sự hiện hữu Quyền và nghĩa vụ Trình bày tổng hợp và công bố Câu 6: Thế nào là giải trình của các nhà quản lý? Trong quá trình kiểm toán khi nào KTV phải lấy giải trình của nhà quản lý? Tác dụng của sự giải trình đối với quá trình kiểm toán? Giải trình của các nhà quản lý là tính chất của viêc ̣ nhà quản lý cung cấp các thông tin, tài liêu ̣ ở đơn vị nhằm giúp cho KTV hoàn thành công việc kiểm toán của mình. Trong quá trình kiểm toán khi nào KTV phải lấy giải trình của nhà quản lý khi các tài liêu ̣ của nhà quản lý đơn vị cung cấp chưa đầy đủ để KTV có thể đưa ra kết luân.̣ Tác dụng của giải trình đối với qtrinh kiểm toán: Là sự đảm bảo của đơn vị về BCTC của đơn ̣vị lập ra là hoàn toàn hợp lý, trung thưc ̣ phù hợp với chuẩn mưc, cḥế độ kế toán hiện hành... Là một trong những căn cứ để KTV đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị Câu 7 Mối liên hệ giữa CSDL với mục tiêu kiểm toán trên BCTC? Nêu VD minh hoạ. Mối liên hê: Từ CSDL ta suy ra muc̣ tiêu kiểm toán, từ các yếu tố dữ liêụ, KTV thiết lâp̣ mục tiêu kiểm toán. Ví dụ: trên BCTC có TK 131 số dư : 1 tỷ đồng Để hạch toán số liệu vào sổ kế toán lên BCTC thì kế toán phải có đầy đủ căn cứ ghi nhận đủ bô ̣chứ ng từ gồm: đơn đăt ̣ hàng, phiếu xuất kho..Đây chính là CSDL cho việc ghi sổ của KT. Còn mục tiêu kiểm toán: thu thâp ̣ các BCKT để chứng minh cho CSDL về sự hiện hữu quyền và nghĩa vụ, đánh giá và tiń h toán đầy đủ và đúng đắn, cộng dồn và công bố (Nếu đầy đủ thì đánh giá TK 131 là trung thực, hơp̣ lý) Chương 6: HTKSNB và RRKS Câu 1: Hiệu lực của HT KSNB ở đơn vị được kiểm toán được đánh giá là cao sẽ ảnh hưởng đến phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản như thế nào? tại sao? Hiệu lực của HT KSNB ở đơn vị được kiểm toán được đánh giá là cao > thu hẹp phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản. Vì hiệu lực của HT KSNB ở đơn vị được kiểm toán được đánh giá là cao thì khả năng ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa kịp thời GL, SS cao, BCTC tồn tại ít các sai phạm.. Dự kiến : thu hẹp phạm vi áp dụng các thử nghiệm cơ bản mà vẫn đạt được mục tiêu kiểm toán là đưa RRKT về mức có thể chấp nhận được. ??? Hiệu lực của HT KSNB ở đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản như thế nào? 2 TH: Hiệu lực của HT KSNB ở đơn vị được kiểm toán được đánh giá là cao > thu hẹp phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản Hiệu lực của HT KSNB ở đơn vị được kiểm toán được đánh giá là thấp > mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản Câu 2: Hệ thống kế toán ở đơn vị không thích hợp và kém hiệu quả thì RRKS là lớn? Hãy giải thích ngắn gọn lý do. Vì HT KSNB cấu thành 3 yếu tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát. Mà trong 3 nhân tố đó thì hệ thống kế toán là nhân tố cốt lõi quyết định hiệu lực HT KSNB. Nếu hệ thống kế toán không thích hợp, hiệu quả tức là hiệu lực của HT KSNB kém làm cho khả năng ngăn chặn, phát hiện ... kém. Dẫn đến BCTC tồn tại nhiều GL,SS trọng yếu nên RRKS lớn Câu 3: Khi kiểm toán BCTC cho khách hàng, KTV độc lập tìm hiểu, nghiên cứu HT KSNB của khách hàng sẽ đánh giá được vấn đề gì và sử dụng kết quả đánh giá đó để làm gì? Đánh giá được độ tin cậy đối với HT KSNB. Từ đó quyết định có dựa vào HT KSNB để giảm bớt công việc kế toán hay không Sử dụng kết quả đánh giá giá đó để: xác định phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán căn bản( Nếu kết quả đánh giá hiệu lực mạnh thì thu hẹp phạm vi kiểm toán và ngược lại) Câu 4: Giải thích tại sao khi hiệu lực của HT KSNB được đánh giá là mạnh thì khối lượng công việc kiểm toán và chi phí kiểm toán sẽ giảm xuống. Vì: Khi hiệu lực của HT KSNB được đánh giá là mạnh thì KTV có thế dựa vào HTKSNB để giảm bớt khối lượng kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư nhưng vẫn thực hiện các thử nghiệm cơ bản để đảm bảo công việc kiểm toán hiệu quả, RR kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được > khối lượng công việc và chi phí kiểm toán giảm xuống Câu 5: Các đơn vị xây dựng HT KSNB nhằm những mục tiêu cụ thể nào? Các đơn vị xây dựng HT KSNB nhằm những mục tiêu: Nhằm bảo vệ tài sản, sổ sách và thông tin Nhằm thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật Nhằm tăng cường tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả Nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy Câu 6: KTV độc lập không có trách nhiệm xây dựng và củng cố HT KSNB của đơn vị được kiểm toán? GiảI thích ngắn gọn lý do. Vì trách nhiệm xây dựng và củng cố HT KSNB là trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, còn KTV độc lập chỉ căn cứ vào HT KSNB để xác định mức độ tin cậy, để dự kiến rủi ro kiểm soát để xác định phạm vi kiểm toán. Câu 7: Phương pháp kiểm toán cơ bản là gì? Tại sao khi RRKS được đánh giá cao hơn thì phạm vi áp dụng PP KTCB sẽ rộng hơn? và ngược lại. Phương pháp kiểm toán cơ bản là pp kiểm toán được thiết kế sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp Khi RRKS được đánh giá cao hơn thì phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản sẽ rộng hơn và ngược lại vì: RRKS được đánh giá cao thì mức độ thỏa mãn về kiểm soát thấp, BCTC chứa đựng nhiều GL, sai sót => dẫn đến KTV không tin tưởng và không thể dựa vào hệ thống kiểm soát. Nên KTV sẽ mở rộng phạm vi kiểm toán hay phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản sẽ rộng hơn và ngược lại Câu 8: Hệ thống KSNB là gì? Tại sao KTV phải nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán Hệ thống KSNB là bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm mụcđích quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị KTV phải nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán vì: Giúp KTV lập kế hoạch kiểm t
Trang 1Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán
Câu 1: Điều lệ của TCT có phải là 1 loại chuẩn mực trong kiểm toán tuân thủ không? Vì sao?
Trả lời: Có Vì điều lệ của TCT là quy định của bản thân tổ chức công ty mà các
cá nhân và bộ phận trong công ty phải tuân thủ
Câu 2: Chuẩn mực kiểm toán dùng để hướng dẫn công việc và điều chỉnh hành vi của kiểm toán viên? Đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời: Đúng Vì:
- Chuẩn mực kiểm toán là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản
và những hướng dẫn thể thức áp dụng các ngtắc, thủ tục cơ bản đó trong quátrình kiểm toán
- Chuẩn mực kiểm toán gồm 2 bộ phận riêng biệt: Hệ thống các chuẩn mựcchuyên môn; quy tắc về đạo đức nghề nghiệp
=> Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc và chỉ dẫn vừa có tính bắt buộc,vừa có tính chất hướng dẫn, hỗ trợ
Câu 3: KTV phải tuân thủ chuẩn mực kế toán khi thực hiện mọi cuộc kiểm toán Đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời: Sai Vì:
- KTC phải tuân thủ CM kiểm toán;
- Chuẩn mực kế toán là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản vàhướng dẫn áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình kế toán;
Trang 2- Việc lập và trình bày BCTC là trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán cònkiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến về mức độ trung thực của BCTC do
đó đơh vị được kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực kế toán và trình bày trênBCTC còn KTV chỉ cần phải hiểu biết chuẩn mực kế toán và tuân thủ chuẩnmực kiểm toán
Câu 4: Đối tượng của kiểm toán BCTC, KTHĐ, KTTT có giống nhau ko?
Trả lời: Đối tượng không giống nhau
- Đối tượng của KT BCTC là BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tếphát sinh
- Đối tượng của KTTT là thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ
và những quy định
- Đối tượng của KTHĐ là tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động
Câu 5: Phân biệt sự giống, khác nhau giữa KTHĐ, KTTT, KT BCTC
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập
và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận vàbáo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã đượcthiết lập
- Đều tuân thủ chuẩn mực kiểm toán;
- Đều mang 2 chức năng của kiểm toán: Kiểm tra và xác nhận; trình bày ýkiến(tư vấn);
- Đều thực hiện quy trình gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiệnkiểm toán, kết thúc kiểm toán
* Khác nhau:
Trang 3Tiêu chí KT HĐ KTTT KT BCTC Nhận xétKhái
Là loại kiểm toán nhằm
để xem xét đơn vị đượckiểm toán có tuân thủcác quy định mà cơquan có thẩm quyềncấp trên or cơ quanchức năng của NN or
cơ quan chuyên môn đề
ra hay ko
Là loại kiểmtoán nhằm kiểmtra và xác nhận
về tính trungthực hợp lý củacác thông tintrên
BCTC được kiểm toán Chủ thể
Thường doKTV độc lập thực hiện Đtượg
BCTC và thựctrạng về tài sản,nvụ ktế
phát sinh Mục
mà các cq có thẩm q`
cấp trên or cq chứcnăng của NN or cqchuyên môn đề ra hay
ko
Ktra và xácnhận về tínhtrung thực, hợp
lý của cácBCTC được ktoan
Luật, chuẩnmực, các VBpháp lý về kế giá
thông
tin
toán, chế độktoan hiện hành
Trang 4Các đối tượng
có nhu cầu, nhàđầu tư, bank, cơquan thuế
kỷ cương
Bản b/cáo vềtính trung thực,hợp lý của cácthông tin trênBCTC và n~ đềxuất gợi ý
Câu 6: Tại sao khi tiến hành kiểm toán, tổ chức kiểm toán độc lập phải ký hợp đồng với khách hàng kiểm toán? Tổ chức kiểm toán nội bộ và NN có cần ký HĐ ko? Vì sao?
Trả lời:
- Tổ chức kiểm toán độc lập là tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán cho mọi đơn
vị, cá nhân có nhu cầu kiểm toán Khi có nhu cầu kiểm toán, đơn vị, cá nhân cónhu cầu phải trả phí cho đơn vị kiểm toán vì đây là nhu cầu tự nguyện, khôngbắt buộc Do đó, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thì tổ chức kiểmtoán độc lập phải ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng kiểm toán
- Đối với tổ chức kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước thì không cần phải kýhợp đồng Vì công việc kiểm toán là công việc bắt buộc theo kế hoạch kiểmtoán hàng năm hoặc theo yêu cầu của nhà quản trị, hoạt động kiểm toán nàykhông thu phí nên không cần ký hợp đồng kiểm toán
Trang 5Câu 7: BGĐ đơn vị được KT sử dụng KQ từng loại kiểm toán (KTTT, KTBCTC) phục vụ cho quản lý đơn vị ntn? (Hoặc có ý kiến cho rằng kết quả của KTTT và KTBCTC là như nhau )
- BGĐ đv đc KT sd kq KTBCTC để biết điểm mạnh của đợn vị mình để pháthuy, biết những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức kế toán đểkhắc phục nhằm nâng cao chất lượng Đồng thời các khuyến nghị của KTV là
cơ sở để đơn vị chấn chỉnh, uốn nắn hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanhhiệu quả hơn
Câu 8: Nêu ý nghĩa, tác dụng của kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán
và đối với bên khác sử dụng kết quả kiểm toán (như ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp )
Trả lời:
* KTTT:
- Đối với đơn vị được kiểm toán: (như trên)
- Đối với cấp trên: Xem xét xem cấp dưới có thực hiện đúng các quy định củađơn vị hay ko
- Đối với NN: Nắm bắt, củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tổchức trong việc tuân thủ pháp luật và các quy định # của NN như luật DN, luậtthuế
Trang 6* KTHĐ:
- Thường để nhà quản lý xem xét tình hình thực hiện hoạt động của công ty cóphù hợp với tiêu chuẩn định mức trong các lĩnh vực hoạt động đã để ra theo kếhoạch hay ko
* KTBCTC:
- Đvị được kiểm toán: (như câu trên)
- Đvới NN: Xem xét tình hình tài chính của công ty để cân nhắc vấn đề cho vay,các khoản tín dụng khác
- Đvới cổ đông, nhà đầu tư: Quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độgóp vốn, mức độ đầu tư
- Nhà cung cấp: Quyết định duy trì, tăng cường hay giảm thiểu mức độ cung cấpvật tư, hàng hoá, dịch vụ
Câu 9: Mục tiêu kiểm toán nói chung và mục tiêu của từng loại kiểm toán
cụ thể Tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để đánh giá thông tin trong từng loại kiểm toán
Trả lời: - Mục tiêu kiểm toán nói chung là kiểm tra và cho ý kiến nhận xét vềmức độ phù hợp của thông tin được kiểm toán so với các tiêu chuẩn, chuẩn mựccủa thông tin đã được thiết lập Thẩm định thông tin
* Kiểm toán hoạt động:
- Mục tiêu: xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiểu của cáchoạt động được kiểm toán
- Tiêu chuẩn đánh giá TT: tiêu chuẩn định mức trong các lĩnh vực hoạt động cụthể
Trang 7* Kiểm toán tuân thủ:
- Mục tiêu: Xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơquan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của NN hay cơ quanchuyên môn đề ra hay ko
- Tiêu chuẩn đánh giá TT: Các VB quy định liên quan của nhà nước, ngành, lĩnhvực và của đơn vị
* KTBCTC:
- Mục tiêu: Kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của BCTC đượckiểm toán
- Tiêu chuẩn đánh giá TT: Luật, chuẩn mực kế toán, các VB pháp lý về kế toán
có liên quan, chế độ kế toán hiện hành
Câu 10: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, các DN thường thuê KTĐL
- Mặt khác, giữa các chủ thể kinh tế hình thành và phát triển sự liên hệ, ràngbuộc, chi phối lẫn nhau >>> BCTC hàng năm do đơn vị lập ra trở thành đốitượng quan tâm của các bên có liên quan Sự quan tâm được thể hiện ở nhiềugóc độ khác nhau và cần phải có độ tin cậy
Trang 8- Thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, càng yêu cầu về thôngtin nhanh chóng, kịp thời và chính xác, khách quan BCTC được thẩm định bởibên thứ 3 độc lập có uy tín, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm pháp lý >>>KTV ĐL đáp ứng được các yêu cầu đặt ra >>> Thường thuê KTĐL để KTBCTC
Câu 11: Chuẩn mực kiểm toán là gì? Tác dụng của CMKT trong kiểm toán
và kiểm soát chất lượng kiểm toán?
Trả lời:
- Chuẩn mực kiểm toán là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản
và những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trongquá trình kiểm toán
- Tác dụng:
+ Có t/c bắt buộc cũng như hỗ trợ, hướng dẫn cho các KTV
+ Được các tổ chức kiểm toán và các tổ chức # sd làm thước đo chung để đánhgiá chất lượng công việc của KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán
+ Là căn cứ để các đvị kiểm toán và n~ ng # có liên quan phối hợp trong quátrình kiểm toán và sử dụng các kết quả kiểm toán
Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức
Câu 1: Nêu vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán NN, tổ chức KT nội bộ
Trả lời:
- Tổ chức kiểm toán độc lập: Thực hiện chức năng thẩm định thông tin cho 1đvị, báo cáo và đưa ra ý kiến xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin này,
Trang 9từ đó giúp những người sử dụng thông tin có cơ sở để đưa ra các quyết định, cácđối sách thích hợp
- Tổ chức kiểm toán NN: Là công cụ quản lý của NN, đặc biệt trong quản lý chitiêu NSNN, giúp NN nắm bắt và củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị,các tổ chức trong việc tuân thủ luật pháp và các quy định khác của NN
- Tổ chức KTNB: Là công cụ quản lý của nhà quản lý đơn vị, phục vụ cho quản
lý hoạt động của chính đơn vị
Câu 2: Tổ chức KTNN có thể là khách hàng của kiểm toán độc lập hay không?
Trả lời: Có: Vì khách thể của kiểm toán độc lập là tổ chức, cá nhân có nhu cầukiểm toán Nếu tổ chức KTNN có nhu cầu kiểm toán thì tổ chức KTĐL có thểthực hiện kiểm toán Tổ chức KTNN khi đó sẽ phải trả phí và ký hợp đồng kiểmtoán với tổ chức KTĐL
Câu 3: Tổ chức KTNN có thể thực hiện những loại kiểm toán nào và chủ yếu thực hiện loại kiểm toán nào?
# của NN như luật DN, luật thuế GTGT,
Câu 4: Quy trình kiểm toán BCTC do các tổ chức kiểm toán thực hiện đều hoàn toàn như nhau?
Trang 10Trả lời: Sai Vì: Quy trình kiểm toán BCTC nói chung gồm 3 giai đoạn: 1 Lập
kế hoạch kiểm toán; 2 Thực hiện kiểm toán; 3 Kết thúc kiểm toán Tuy nhiên,các cuộc kiểm toán do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện có khâu xử lý thưmời kiểm toán và ký kết hợt đồng kiểm toán còn ở kiểm toán NN và KTNB thìkhông có
Câu 5: Tổ chức kiểm toán NN cũng có chức năng cung cấp các dịch vụ xác nhận cho các doanh nghiệp Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: Sai Vì: - Tổ chức KTNN là cơ quan quản lý NN, chỉ kiểm toán các đơn
vị tổ chức thuộc sở hữu NN KTNN ko được phép cung cấp dịch vụ đối với cácđơn vị # có nhu cầu
Câu 7: Tại sao nói: “ KTV NN là 1 loại công chức NN”
Trả lời: KTNN là 1 cơ quan chuyên môn của NN KTV NN là người thuộc biênchế của tổ chức KTNN Hơn nữa, việc tuyển dụng nhân sự vào tổ chức KTNNthực hiện theo quy chế tuyển công chức và KTV NN được hưởng lương côngchức
Câu 8: Tại sao trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị thường thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC?
Trả lời: Vì :
- Tổ chức kiểm toán độc lập có thế kiểm toán 3 loại: KT BCTC, KT hoạt động,
KT tuân thủ nhưng trong đó chủ yếu vẫn là KT BCTC
- Trong nền kinh tế thị trường, thông tin chứa đựng nhiều RR sai lệch thiếu tincậy, người sử dụng thông tin mong muốn có 1 bên thứ 3 độc lập, có trình độchuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, có trách nhiệm pháp lý để thẩm định lại độtin cậy của thông tin đó
Trang 11=> Nền kinh tế thị trường thúc đẩy KT ĐL phát triển.
Câu 9: Ban Giám Đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng kết quả của việc kiểm toán BCTC, Kiểm toán HĐ, KT Tuân thủ phục vụ cho đơn vị ntn?
Trả lời: Để biết được mức độ tin cậy, trung thực, hợp lý của thông tin đc kiểmtoán như : BCTC, tính kinh tế, tính hiệu lục, hiệu quả của hoạt động Từ đó cóquyết định phù hợp
- KT BCTC: Đưa ra quyết dịnh chỉnh đốn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soátnội bộ, nắm bắt đc tính hình đơn vị, có những quyết định kinh doanh hợp lý…
- KT tuân thủ: Giúp uốn nắn kỷ cương, tuân thủ tình hình chấp hành luật pháp,chính sách, chế độ
- KT hoạt động: điều chỉnh lại các hoạt động của đơn vị nhằm nâng cao tínhhiệu quả kinh tế…
Câu 10: Khi tiến hành kiểm toán thì KTĐL phải ký hợp đồng với khách hàng, còn KT nội bộ, KT nhà nước có cần ký hợp đồng không? Vì sao?
Trả lời: Không vì KTĐL cung cấp dịch vụ và chúng ra phải trả phí cho kiểmtoán, là sự tự nguyện Còn KT nội bộ, KT nhà nước thực hiện kiểm toán theo kếhoạch, KT nhà nước theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Tổng kiểm toánnhà nước phê duyệt, KT nội bộ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu quản lý củanhà quản lý đơn vị => có tính bắt buộc, không phải ký hợp đồng và không phảitrả phí
Chương 3: Báo cáo kiểm toán
Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa ý kiến dạng chấp nhận từng phần và ý kiến dạng từ chối
Trang 12Trả lời:
* Giống nhau:
- Là ý kiến của KTC đưa ra sau khi thực hiện các công tác kiểm toán tại đơn vị;
- Phạm vi kiểm toán bị giới hạn
-Pvi kiểm toán bị giới hạn nghiêmtrọng hoặc liên quan đến 1 số lượnglớn các khoản mục tới mức KTV kothể thu thập đầy đủ và thích hợp cácbằng chứng kiểm toán để có thể cho
ý kiến về BCTC Pvi xác
nhận
Đưa ra ý kiến chấp nhận từngphần, có yếu tố ngoại trừ
Ko thể đưa ra ý kiến của mình vềBCTC của đơn vị
Đvị gặp khó khăn lớn trong việc hợptác với bên ngoài do KTV ko xácnhận tính trung thực của BCTC
Trang 13Câu 2: BCKT dạng chấp nhận toàn bộ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi?
Trả lời: Sai Vì ĐK để đưa ra BCKT dạng chấp nhận toàn phần chỉ đc lập khi Pvikiểm toán ko bị giới hạn; - BCTC ko chứa những sai phạm, sai sót trọng yếu =>
ko liên quan tới tình hình doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay ko
Câu 3: Khi đơn vị sửa chữa sai sót nhưng không đúng với yêu cầu của KTV, KTV có thể lập báo cáo kiểm toán dạng nào? Vì sao?
Trả lời: Khi đvị sửa chữa sai sót nhưng ko đúng với yêu cầu của KTV, KTV cóthể lập BCKT dạng chấp nhận từng phần hoặc trái ngược
Vì: khi đơn vị sửa chữa sai sót không đúng với KTV nghĩa là vẫn còn tồn tạinhững sai phạm trọng yếu Khi đó, nếu sai phạm liên quan đến ít khoản mụctrên BCTC, thì KTV có thể lập BCKT dạng chấp nhận từng phần Nếu sai phạm
có tính chất nghiêm trọng, liên quan đến nhiều khoản mục, KTV có thể lậpBCKT dạng trái ngược
Câu 4: BCKT là gì? BCKT về BCTC của KTV độc lập là gì? Ý nghĩa của BCKT này đối với nhà đầu tư và người bán?
Trả lời:
- BCKT là văn bản do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về thôngtin được kiểm toán
- BCKT về BCTC của KTV độc lập là văn bản do KTV độc lập lập và công bố
để đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểmtoán
* Ý nghĩa:
Trang 14- Đvới nhà đầu tư: Là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý, đángtin cậy của thông tin đã được kiểm toán >>> Có thể đưa ra nhưng quyết địnhphù hợp: có nên đầu tư hay ko, duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độ đầu tư
- Đvới bản thân đơn vị được kiểm toán:
+ Với tư cách là người cung cấp thông tin, BCKT giúp đơn vị được kiểm toánchứng minh được tính hợp lý, đúng đắn của thông tin mà họ cung cấp
+ Với tư cách là người sử dụng thông tin: BCKT giúp cho các đvị được kiểmtoán đưa ra các quyết định đúng đắt để quản lý và điều hành hành vi
Câu 5: BCKT dạng từ chối được lập ra trong trường hợp phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng? Đúng hay sai?
Trả lời: Đúng KTV đưa ra BCKT dạng từ chói trong trường hợp phạm vi kiểmtoán bị giới hạn nghiêm trọng, KTV ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểmtoán thích hợp để có thể đưa ra ý kiến về tính trung thực của BCTC đc kiểmtoán
Không thể đưa ra nhận xét
Câu 6: Khi KTV đã lập BCKT dạng từ chối, KTV có thu phí của đơn vị được kiểm toán ko? Vì sao?
Trả lời: Có thu phí Vì KTV đã lập báo cáo kiểm toán nghĩa là KTV đã lập đầy
đủ công việc cần thiết để có thể đưa ra nhận xét về BCTC đc kiểm toán nhưng
do phạm vi KT bị giới hạn nghiêm trọng mà KTV ko thể khắc phục đc nên kiểmtoán viên đã lập báo cáo phù hợp là báo cáo từ chối KTV đã hoàn thành côngviệc là cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên phải thu phí
Câu 7: Phân biệt BCKT dạng từ chối và từ chối kiểm toán
Trang 15Trả lời:
- BCKT dạng từ chối là báo cáo do KTV lập và công bố để thể hiện rằng KTV
ko thể đưa ra ý kiến về phần lớn thông tin BCTC là trung thực , hợp lý do KTV
ko có đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến của mình BCTC dạng từ chối đc lập rakhi KTV đã tiến hành kiểm toán xong tại đơn vị, có thu phí
- Từ chối kiểm toán là việc KTV từ chối cung cấp dịch vụ cho đơn vị kháchhàng, lúc này KTV chưa tiến hành kiểm toán tại đơn vị => KTV ko thể lập BCkiểm toán, không thu phí
Câu 8: Khi từ chối 1 cuộc kiểm toán, KTV có lập BCKT ko?
Trả lời: Không Vì: BCKT là sản phẩm cuối cùng của 1 cuộc kiểm toán Khi từchối 1 cuộc kiểm toán tức là KTV không tiến hành kiểm toán tại đơn vị vì thểkhông lập BCKT
Câu 9: Trường hợp KTV đưa ra BCKT dạng bất đồng (trái ngược, ko chấp nhận) Phạm vi kiểm toán có bị giới hạn hay không?
Trả lời: Phạm vi kiểm toán không bị giới hạn Vì: KTV đưa ra BCKT dạng bấtđồng hay KTV có bất đồng với đơn vị dc kiểm toán khi phát hiện những saiphạm, yêu cầu đơn vị sửa chữa nhưng ko sửa chữa, ko phải do phạm vi kiểmtoán bị giới hạn
Câu 10: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn, KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán dạng nào?
Trả lời:
- Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn, KTV sẽ đưa ra ý kiến KT dạng chấp nhậntừng phần hoặc từ chối
Trang 16- Đưa ra ý kiến dạng chấp nhận từng phần khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ởmức độ ko lớn(do bản thân đvị hoặc do hoàn cảnh khách quan) -> KTV sẽ đưa
ra ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố ngoại trừ
- Đưa ra ý kiến dạng từ chối khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức độnghiêm trọng, KTV phải mô tả đầy đủ và rõ ràng n~ giới hạn trong BCKT vàchỉ ra rằng nếu không tồn tại giới hạn này thì rất có thể phải có n~ điều chỉnhtrên BCTC
Câu 11: Nêu ý nghĩa của BCKT về BCTC?
Trả lời:
* K/N: Là văn bản do KTV (ĐL) lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình vềtính trung thực, hợp lý của BCTC đã đc kiểm toán
* Ý nghĩa của BCKT về BCTC:
- Đvới đơn vị được kiểm toán :
+ Với tư cách là người cung cấp thông tin : BCKT giúp đơn vị đc kiểm toánchứng minh được tính hợp lý, đúng đắn của thông tin mà họ cung cấp
+ Vs tư cách là người sử dụng thông tin: BCKT giúp cho các đơn vị được kiểmtoán đưa ra các quyết định đúng đắn để quản lý và điều hành đơn vị
- Đvới người sử dụng thông tin bên ngoài (cổ đông, ngân hàng, người mua,người bán): BCKT là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý, đángtin cậy của thông tin đã được kiểm toán, từ đó có thể đưa ra những quyết địnhphù hợp (Ngân hàng: Xem xét tình hình tài chính của cty để cân nhắc vấn đềcho vay; cổ đông, nhà đầu tư: Quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độgóp vốn, mức độ đầu tư; nhà cung cấp: Quyết định duy trì, tăng cường hay giảmthiểu mức độ cung cấp vật tư, hàng hoá )
Trang 17- Đối với KTV: BCKT là tài liệu ghi nhận những công việc kiểm toán chủ yếu
đã thực hiện và kết luận cuối cùng của kiểm toán viên về thông tin đã đượckiểm toán => KTV phải chịu trách nhiệm về ý kiến NX mà họ đã đưa ra trongBCKT
Câu 12: Nêu các loại BCKT về kiểm toán BCTC CHỉ rõ sự khác biệt giữa các loại BCKT?
BCKT dạng từchối
BCKT dạngtrái ngược
lý chứ không thểchấp nhận toàn
bộ vì còn 1 phầnnhỏ thông tin là
Ý kiến từ chốiđược đưa ra
không có hoặckhông đủ bằngchứng để đưa
ra ý kiến
Ý kiến tráingược đượcđưa ra khiKTV ko chấpnhận BCTC
đã được kiểmtoán là trungthực, hợp lýxét trênnhững khíacạnh trọngyếu
Trang 18và chế độ kế toán
VN hiện hành
không trungthực, hợp lýhoặc KTV chưa
dủ bằng chứng
để đưa ra NXĐK
+ KTV có bấtđồng nhỏ vớiđơn vị đượckiểm toán
+ Phạm vikiểm toán bịgiới hạn ởmức dộ lớn
+ KTV có bấtđồng nghiêmtrọng đối vớiđơn vị đượckiểm toán
Ảnh
hưởn
g
Thuận lợi cho
đơn vị được kiểm
toán trong quan
hệ tốt với đối tác
Đơn vị đượckiểm toán sẽ gặpkhó khăn hơntrong quan hệvới đối tác vì 1phần nhỏ thôngtin trên BCTCđược coi làkhông trungthực, hợp lý
NĐT sẽ khóquyết định đầu
tư hay không
Đơn vị đượckiểm toán sẽgặp khó khăntrong quan hệvới kháchhàng, đối tác
không xácnhận về mức
độ trung thực,hợp lý củaBCTC
Gặp khó khănnghiêm trọng
vì lúc nàyBCTC đượccoi là khôngđáng tín cậy.NĐT quyếtđịnh khôngđầu tư
Trang 19Câu 13: Tại sao khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng không thể khắc phục được, KTV sẽ đưa ra ý kiến NX dạng từ chối
Trả lời: Khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng ko thể khắc phục được-> KTV ko thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thểcho ý kiến về BCTC -> KTV không để đưa ra ý kiến
Câu 14: Phân biệt nội dung cốt lõi của các loại BCKT: BCKT về BCTC, BCKT về tuân thủ, BCKT về hoạt động?
Trả lời:
* Giống:
- Thể hiện ý kiến của KTV về thông tin được kiểm toán
- Là sản phẩm của quá trình kiểm toán và có những ý nghĩa cơ bản: với KTV,bản thân đvị được kiểm toán, ng sử dụng thông tin bên ngoài đơn vị
* Khác:
- BCKT về BCTC là văn bản do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình
về tính trung thực, hợp lý của BCTC đã được kiểm toán
- BCKT về kiểm toán haotj động là văn bản do KTV lập để đưa ra ý kiến củamình về tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đc kiểm toán và n~ ýkiến, đề xuất của KTV nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng caohiệu quả của hoạt động được kiểm toán
- BCKT về ktoan tuân thủ là văn bản do KTV lập để đưa ra ý kiến của mình vềviệc chấp hành của đơn vị được kiểm toán đối với các quy định của PL, quyđịnh của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và quy định của bản thân đơn
vị, những ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng quản
lý, xử lý các sai phạm của đơn vị
Trang 20Câu 15: Kết quả kiểm toán (BCKT) về BCTC do KTV độc lập thực hiện có
ý nghĩa ntn với đơn vị đc kiểm toán?
Trả lời:
+ Với tư cách là ng cung cấp thông tin: BCKT về KTBCTC giúp đơn vị đượckiểm toán chứng minh được tính trung thực, hợp lý, đúng đắn của BCTC mà họcung cấp
+ Với tư cách là người sử dụng thông tin: BCKT về BCTC giúp các đơn vị đượckiểm toán đưa ra các quyết định đúng đắn để quản lý và điều hành đơn vị
Câu 16: Những đánh giá, khuyến cáo của KTV về HT KSNB có đuợc ghi vào BCKT ko?
Trả lời: Không Vì: những đánh giá, khuyến cáo của KTV về HT KSNB sẽ đượcnêu trong thư quản lý của KTV Còn trong BCKT chỉ đánh giá về mức độ trungthực, hợp lý của BCTC
Câu 17: Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với 1 vài khoản mục thông tin thông thường trên BCTC, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận xét dạng gì?
Trả lời: Dạng chấp nhận từng phần
Câu 17: Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trên BCTC, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận xét dạng gì?
Trả lời : Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với 1
vài khoản mục thông tin thông thường trên BCTC thì KTV có thể đưa ra NX
dạng chấp nhận từng phần vì KTV không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với 1 vài khoản mục thông tin thông thường trên BCTC , nên
Trang 21KTV không có đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lýcủa BCTC => Đưa ra NX dạng chấp nhận từng phần
Khi ko thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với phần lớn
khoản mục thông tin thông thường trên BCTC thì KTV có thể đưa ra NX dạng
từ chối vì KTV không thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với phần lớn khoản mục thông tin thông thường trên BCTC , nên KTV không có
đủ căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của BCTC =>Đưa ra NX dạng từ chối
Câu 18: Khi nghi ngờ BCTC có sai phạm trọng yếu, KTV phải đề xuất đơn
vị sửa chữa BCTC? Đúng hay sai?
Trả lời: Sai Nếu nghi ngờ:
- Trong giai đoạn lập kế hoạch: KTV phải dự kiến các thủ tục kiểm toán sẽ thựchiện để phát hiện ra GL, SS
- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV phải tiến hành các thủ tục kiểmtoán để phát hiện ra GL, SS
Chương 4: Gian lận, sai sót và rủi ro
Câu 1: Gian lận là gì? Sai sót là gì? Gian lận và sai sót khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Trả lời:
- Gian lận là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tàichính do 1 hoặc nhiều người trong HĐQT, BGĐ, các nhân viên hoặc bên thứ 3làm sai lệch BCTC
- Sai sót là những lỗi hoặc những nhầm lẫn ko cố ý nhưng có ảnh hưởng đếnBCTC
Trang 22>>> Điểm khác nhau cơ bản giữa gian lận và sai sót là bản chất của gian lận làhành vi cố ý(có chủ ý) còn sai sót là hành vi vô tình, ko cố ý
Câu 2: Tại sao gian lận khó phát hiện hơn sai sót?
Trả lời: Gian lận khó phát hiện hơn sai sót vì gian lận là hành vi cố ý có chủ ýnên được che đậy, giấu giếm tinh vi nên khó phát hiện Thường được hình thànhqua 3 giai đoạn: hình thành ý đồ => thực hiện => che giấu hành vi
Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót? (chiều hướng ảnh hưởng và giải thích)
Trả lời: Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận, sai sót:
- Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của BGĐ -> BGĐ càng
có năng lực thì GL, SS càng thấp và ngược lại
+ BGĐ là người thiết kế và vận hành hệ thống KSNB nhằm ngăn ngừa và pháthiện gian lận, sai sót
+ Nếu ko chính trực: tham ô, điển thủ cho riêng mình -> có thể xuyên tạc thôngtin để làm lợi cho mình
+ Nếu ko có đủ năng lực: Ko thể điều hành hệ thống KSNB hiệu quả >>> GL,
SS có chiều hướng tăng
- Các sức ép bất thường bên ngoài và bên trong đơn vị >>> Càng nhiều sức épthì GL, SS càng nhiều và ngược lại
+ Vì nếu có sức ép từ nhiều phía >>> có thể mạo hiểm hơn >>> dễ dàng bỏ quacác nguyên tắc, mắt xích đã đề ra trước đây >>> hệ thống kiểm soát nội bộ kémhiệu quả -> GL, SS có chiều hướng gia tăng
- Các nghiệp vụ và sự kiện ko bình thường >>> Càng nhiều sự kiện ko bìnhthường, đột xuất thì GL, SS càng có chiều hướng gia tăng và ngược lại
Trang 23+ Thông thường, đơn vị chỉ thiết kế, xây dựng các quy chế kiểm soát đối vớinhững nghiệp vụ thường xuyên, liên tục Còn những vụ bất thường đơn vị chưathiết kế, xd các quy chế kiểm soát nên có thể có người biết và lợi dụng các ngvụchưa được kiểm soát này để thực hiện hành vi gian lận
- Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thíchhợp >>> Càng thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thì GL,
SS càng hạn chế và ngược lại
+ Khi thu thập được càng nhiều bằng chứng kiểm toán (tài liệu kế toán, giảitrình của đơn vị được kiểm toán ) thì đvị kiểm toán sẽ có cơ sở để đưa ra KLđúng đăn, kiểm soát được GL, SS
- Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện
>>> Nếu ko xử lý được thì GL, SS càng có nhiều hướng tăng và ngược lại
Câu 4: Các sự kiện nghiệp vụ bất thường có ảnh hưởng đến GL, SS ntn? Tại sao?
Trả lời: Đơn vị càng có nhiều sự kiện, nghiệp vụ bất thường thì GL, SS có chiềuhướng gia tăng và ngược lại
Vì: Thông thường đơn vị chỉ thiết kế, xây dựng các quy chế kiểm soát đối vớinhững nghiệp vụ thường xuyên, liên tục Còn những nghiệp vụ bất thường đơn
vị chưa thiết kế, xây dựng các quy chế kiểm soát nên có thể có người biết và lợidụng các nghiệp vụ chưa được kiểm soát này để thực hiện hành vi gian lận
Câu 5: Khi phát hiện GL, SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV sẽ lập BCKT dạng chấp nhận từng phần? Đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời: Sai Vì: Khi phát hiện GL, SS có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thìKTV phải thông báo cho đơn vị được kiểm toán để yêu cầu đơn vị sửa chữa
Trang 24Nếu đơn vị sửa chữa toàn bộ theo ý kiến KTV thì KTV có thể lập BCKT dạngchấp nhận toàn phần Nếu đơn vị sửa chữa phần lớn thông tin theo ý kiến KTV,chỉ một phần nhỏ thông tin không sửa thì KTV có thể lập BCKT dạng chấpnhận từng phần Nếu đvị ko sửa chữa hoặc ko p/ánh đầy đủ trong BCTC thìKTV đưa ra BCKT dạng trái ngược
Câu 6 Khi đơn vị được kiểm toán áp dụng sai nguyên tắc hay phương pháp
kế toán nhưng không biết là vô tình hay cố ý, KTV cần làm gì thêm để xác minh?
Trả lời: KTV cần phải xem xét tính vụ lợi của hành vi đó Khi KTV yêu cầu đơn
vị sửa chữa điều chỉnh lại theo ý kiến của KTV:
- Nếu DN tiếp thu, sửa đổi kịp thời >>> SS
- Nếu DN không sửa đổi mà che đậy, bao biện >>> GL
Câu 7: Trách nhiệm của KTV và của đơn vị đƣợc kiểm toán trước và trong quá trình kiểm toán
Trả lời:
* Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán:
- Trước KT: Xây dựng, thiết kế và tổ chức vận hành một cách thường xuyên,liên tục đối với hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc pháthiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng GL, SS
- Trong KT: Cần tiếp thu và giải trình 1 cách kịp thời, đầy đủ về các hiện tượng
GL, SS do KTV phát hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán
* Trách nhiệm của KTV:
- Trước KT: Khi lập kế hoạch kiểm toán, cty phải đánh giá rủi ro về GL, SS cóthể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC KTV phải lập kế hoạch, xây dựng các thủ