Tân Lập là một trong số nhiều xã ở Lục Ngạn có chủng loại cây trồng lâm nghiệp phong phú, trong đó có nhiều loài được coi là cây bản địa. So với toàn huyện xã Tân Lập có diện tích rừng trồng Bạch Đàn rất lớn. Trong những năm có mùa đông khắc nghiệt, giá rét với nhiệt độ 100C kéo dài trong nhiều ngày làm cho Bạch Đàn ít tuổi bị héo và xoăn lá ngọn. Ngược lại, nhiệt độ cao vào mừa hè làm cây mới chồng bị chết với số lượng lớn và làm tăng chi phí trồng rừng vào mùa nắng nóng. Điều đáng quan tâm hơn là sự kém thích hợp của hệ sinh thái rừng trồng cây ngoại lai sẽ ngày càng trầm trọng hơn trong bối cảnh tốc độ và biên độ biến đổi khí hậu ngày càng tăng. Cây Bạch Đàn có nhu cầu sử dụng nước cao, song hệ số sử dụng nước kém. Ngoài ra cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, nên đất rừng trồng Bạch Đàn thường bị giảm độ phì và trở nên khô. Đặc tính này đã và đang đe doạ tính bền vững của các loại rừng này. Tân Lập là một xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang việc đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng là rất cần thiết. Trong những năm gần đây công tác trồng rừng trên địa bàn xã đã được đẩy mạnh từ việc vận động nhân dân trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng. Diện tích rừng trồng ngày càng tăng. Xác định lâm nghiệp là thế mạnh của xã Tân lập. Căn cứ nghị định số 232006NĐCP ngày 0332006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 162011NQHĐND ngày 1882011 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ, phát triển một số cây trồng trong phát triển nông nghiệp chính và trồng rừng. Đây là những chính sách thiết thực nhằm khuyến khích nhân dân tham trồng rừng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Bắc Giang nói chung xã Tân lập huyện Lục Ngạn nói riêng trong công tác tổ chức triển khai chỉ đạo vận động nhân dân tham gia trồng rừng. Trên cơ sở những phân tích trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng Bạch Đàn trên địa bàn xã Tân Lập” nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường từ rừng Bạch Đàn, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý, chuyển đổi, hiệu quả kinh tế và phù hợp với môi trường sinh thái của rừng trong khu vực.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH
-@&? -BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN LẬP”
Người hướng dẫn : ThS, Phạm Thị Dinh
Sinh viên thực hiện : Đào Duy Khôi
Bắc Giang, tháng 3 năm 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày … tháng 4 năm 2019
Sinh viên
Đào Duy Khôi
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh tế - Tài chính Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang, thực tập tại UBND xã Tân Lập, tôi đã được trang bị những kiến thức và kinh nghiệm thực tế giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp đại học Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể và các cá nhân giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Chủ nhiệm khoa và các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế - Tài chính đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo tốt nghiệp của mình Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu đề tài tốt nghiệp.
Do điều kiện về thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như của các độc giả để báo cáo tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa hơn trong cả lý luận và thực tiễn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày … tháng 4 năm 2019
Sinh viên
Đào Duy Khôi
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Kết cấu báo cáo 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN 3
1.1 Một số khái niệm có liên quan 3
1.1.1 Khái niệm về phát triển 3
1.1.2 Khái niệm về sảnxuất 5
1.1.3 Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng 6
1.1.4 Giá trị tài nguyên rừng 7
1.1.5 Giới thiệu về loại cây nghiên cứu – Bạch Đàn 9
1.1.6 Khái niệm chung về kinh tế rừng và môi trường 10
1.2 Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng 12
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng 12
1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng 14
1.2.3 Định giá và các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng 16
Trang 51.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng 27
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường và xã hội rừng trồng .28
1.4 Tình hình tài nguyên rừng và hiệu quả tài nguyên rừng ở Lục Ngạn 28
1.4.1 Thực trạng của tài nguyên rừng ở Lục Ngạn 28
1.4.2 Thực trạng rừng trồng Bạch Đàn ở Tân Lập 29
1.4.3 Tình hình phát triển rừng trồng tại Tân Lập 30
1.4.4 Cơ sở pháp lý quả lý tài nguyên rừng 31
1.4.5 Đánh giá hiệu quả, kết quả đạt được lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường trong giai đoạn 2009 - 2018 31
1.5 Những bài học kinh nghiệm và tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 33
1.5.1 Những bài học kinh nghiệm trong việc trồng rừng Bạch Đàn 33
1.5.2 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 35
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 37
2.1.3 Tình hình dân số, lao động 38
2.1.4 Cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2016 - 2018 39
2.1.5 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất sản xuất, kinh doanh 41
2.1.6 Tình hình văn hóa, xã hội 42
2.1.7 Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Tân Lập 42
2.2 Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu 43
2.2.3 Phương pháp phân tích sốliệu 44
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiêncứu 46
Trang 6CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1.Thực trạng giải pháp phát triển kinh tế xã hội, môi trường của rừng trồng Bạch Đàn trên địa bàn xã Tân Lập 47
3.1.1 Diện tích rừng trồng 47
3.1.2 Trữ lượng rừng trồng Bạch đàn 47
3.1.3 Đặc điểm của các hộ tại khu vực nghiên cứu 48
3.1.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Bạch Đàn 49
3.1.5 Chi phí đầu tư trồng rừng Bạch Đàn 50
3.1.6 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng bạch đàn lai của cá hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR 52
3.1.7 Hiệu quả xã hội 55
3.1.8 Hiệu quả môi trường 56
3.1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng Bạch Đàn trên địa bàn xã Tân Lập 57
3.2 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng Bạch Đàn trên địa bàn xã Tân Lập 61
3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 61
3.2.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh giống 62
3.2.3 Chính sách giao đất giao rừng 65
3.2.4 Giải pháp về vốn 67
3.2.5 Giải pháp về khoa học - công nghệ 67
3.2.6 Giải pháp về thông tin 68
3.2.7 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 69
3.2.8 Giải pháp về tiêu thụ thị trường 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sự biến động diện tích rừng Tân Lập giai đoạn 2009-2018 29
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Tân Lập giai đoạn (2016 - 2018) 38
Bảng 2.2: Nhân khẩu và lao động xã Tân Lập giai đoạn (2016 - 2018) 39
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế xã Tân Lập giai đoạn (2016 - 2018) 40
Bảng 2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng tính đến năm 2018 41
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nông nghiệp xã Tân Lập giai đoạn (2016-2018) 42
Bảng 2.5: Ma trận SWOT và các chiến lược 46
Bảng 3.1: Diện tích rừng trồng Bạch Đàn tại Tân Lập 47
Bảng 3.2: Diện tích và khối lượng rừng trồng Bạch Đàn tại Tân Lập 48
Bảng 3.3: Đặc điểm chung của các hộ điều tra 49
Bảng 3.4: Chi phí trồng rừng Bạc Đàn theo từng năm (BQ/ha) 51
Bảng 3.5: Phân tích kết quả, hiệu quả rừng trồng Bạch Đàn 54
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Giới thiệu cây Bạch Đàn TC3 9
Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế [17] 10
Hình 1.4: Sự thay đổi chi phí, lợi ích của một đề án theo thời gian [17] 19
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa NPV vả tỷ lệ chiết khấu r 22
Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế xã Tân Lập năm 2016, 2017, 2018 40
Hình 3.1: Rừng trồng Bạch Đàn 58
Hình 3.2: Sơ đồ Ban quản lý rừng trồng 63
Hình 3.3: Sơ đồ Ban quản lý rừng trồng tại thôn 67
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BCR Tỷ suất thu nhập và chi phí
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tân Lập là một trong số nhiều xã ở Lục Ngạn có chủng loại cây trồnglâm nghiệp phong phú, trong đó có nhiều loài được coi là cây bản địa So vớitoàn huyện xã Tân Lập có diện tích rừng trồng Bạch Đàn rất lớn Trongnhững năm có mùa đông khắc nghiệt, giá rét với nhiệt độ 100C kéo dài trongnhiều ngày làm cho Bạch Đàn ít tuổi bị héo và xoăn lá ngọn Ngược lại, nhiệt
độ cao vào mừa hè làm cây mới chồng bị chết với số lượng lớn và làm tăngchi phí trồng rừng vào mùa nắng nóng Điều đáng quan tâm hơn là sự kémthích hợp của hệ sinh thái rừng trồng cây ngoại lai sẽ ngày càng trầm trọnghơn trong bối cảnh tốc độ và biên độ biến đổi khí hậu ngày càng tăng CâyBạch Đàn có nhu cầu sử dụng nước cao, song hệ số sử dụng nước kém Ngoài
ra cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, nên đất rừng trồng Bạch Đàn thường bịgiảm độ phì và trở nên khô Đặc tính này đã và đang đe doạ tính bền vững củacác loại rừng này
Tân Lập là một xã của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang việc đưanhững loại cây trồng có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện địa lý, thổnhưỡng là rất cần thiết Trong những năm gần đây công tác trồng rừng trên địabàn xã đã được đẩy mạnh từ việc vận động nhân dân trồng rừng và quản lý bảo
vệ rừng Diện tích rừng trồng ngày càng tăng
Xác định lâm nghiệp là thế mạnh của xã Tân lập Căn cứ nghị định số23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ vàphát triển rừng Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số16/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ, pháttriển một số cây trồng trong phát triển nông nghiệp chính và trồng rừng Đây
là những chính sách thiết thực nhằm khuyến khích nhân dân tham trồng rừng,
Trang 11Bắc Giang nói chung xã Tân lập huyện Lục Ngạn nói riêng trong công tác tổchức triển khai chỉ đạo vận động nhân dân tham gia trồng rừng.
Trên cơ sở những phân tích trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng Bạch Đàn trên địa bàn xã Tân Lập” nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường từ rừng Bạch
Đàn, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý, chuyển đổi, hiệu quả kinh tế vàphù hợp với môi trường sinh thái của rừng trong khu vực
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng BạchĐàn Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý, chuyển đổi, phát triển kinh tế
rừng trên địa bàn xã Tân Lập – huyện Lục Ngạn nhằm phát triển kinh tế vùng
và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân cũng như môi trường sinhthái trong khu vực
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng Bạch Đàn trên địa bàn xã TânLập – huyện lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang
4 Kết cấu báo cáo
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuChương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ, MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN
1.1 Một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm về phát triển
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những quan niệm khác nhau về pháttriển.Trong lịch sử triết học,quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sựtăng giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiệntượng, đồng thời nó xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục không phảitrải qua những bước quanh co, phức tạp.Đối lập với quan điểm siêu hìnhtrong phép biện trứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của
sự vật và hiện tượng theo khuynh hướng đi lên từ trình độ thấp tới trình độcao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Khái niệm phát triển được hình thành vào cuối những năm 1940, trongbối cảnh diễn ra thỏa thuận xây dựng trật tự quốc tế mới trên đống tàn tro và
kí ức kinh hoàng về hai cuộc đại chiến thế giới: Phát triển là một phạm trùchiết học chỉ ra những tính chất biến đổi đang diễn ra trên thế giới.Phát triển
là một thuộc tính của vật chất, mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực kháchqoan không tồn tại trong một trạng thái bất biến mà trải qua một loạt các trạngthái từ lúc xuất hiện đến lúc tiêu vong Bất kì một sự vật, một hiện tượng, một
hệ thống nào cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có thể biếnđổi mà luôn luôn đổi sang những trạng thái mới.Tức là những trạng thái trướcđây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn cái đã có bởi vì trạngthái của bất kì sự vật hiện tượng nào cũng đều được quyết định không chỉ bởicác mối quan hệ bên trong mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước thay đổicăn bản về quan niệm phát triển Khi sự phát triển còn ở vào giai đoạn tốc độthấp, những vấn đề toàn cầu chưa xuất hiện Ngày nay, khi tốc độ phát triển
Trang 13vấn đề toàn cầu như chênh lệch giàu nghèo, vấn đề sinh thái, an ninh toàncầu, đòi hỏi nhân loại phải chung sức giải quyết
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lenin; quan điểm siêu hình: Pháttriển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của
sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua nhữngbước quanh co phức tạp Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sựvận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từchưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật
Khái niệm “phát triển” và khái niệm “vận động” có sự khác nhau: Vận động
là mọi biến đổi nói chung, chưa nói lên khuynh hướng cụ thể: đi lên hay đi xuống,tiến bộ hay lạc hậu, còn phát triển là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của
sự vật Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn cócủa sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa,nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật
Theo ngân hàng thế giới: “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh
tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt
là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của conngười” (World Bank, 1992)
Theo Raaman weitz (1995) Phát triển là một quá trình thay đổi liêntục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng nhữngthành quả Ngân hàng thế giới đưa ra những khái niệm có ý nghĩa rộng lớnhơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị củacon người, sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự
do của công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trongmối quan hệ với các nước, với cộng đồng Trong kinh tế phát triển là quátrình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất địnhtrong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoànthiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống
Trang 14Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về sự phát triển nhưng tựuchung lại phát triển là quá trình đi lên về mọi mặt trong một thời kì nhất định.Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấukinh tế xã hội Phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng lẫn chất là sự kếthợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đê kinh tế và hoàn thiện củamỗi quốc gia.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, cònbao gồm các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêuchuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khỏe đảm bảo quền lợi cũng như
sự bình đảng công dân Phát triển còn là sự tăng trưởng bền vững các tiêuchuẩn sống bao gồm cả tiêu dùng vật chất, giáo dục sức khỏe và bảo vệ môitrường.Phát triển là thuộc tính quan trọng đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội,
sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người
1.1.2 Khái niệm về sảnxuất
Theo Đỗ Kim Chung (1997) sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòacác yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩmhàng hóa hoặc dịch vụ
Theo hệ thống tài sản quốc gia của Liên hiệp quốc, quan niệm về sản
xuất rộng hơn: “Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã
hội có ba ngành sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất cho đến khi các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho”.
Theo Bách khoa toàn thư1996: “Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất
là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc
Trang 15Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội Trong sản xuấtcon người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làmthay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và nhữngcủa cải, vật chất khác phục vụ cho cuộc sống.
1.1.3 Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng
Rừng và tài nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữuhạn có khả năng phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng
Rừng là hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinhvật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứahoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đấtrừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: Đất chưa córừng và đất có rừng Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồngrừng Đất có rừng bao gồm đất có rừng trồng và đất có rừng tự nhiên
Mặt khác tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên
để hiểu TNR cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ sinh vật học: Tài nguyên rừng (TNR) là khái niệm để chỉ
hệ sinh thái thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh TheoAtenslay (1935) rừng là hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thànhphần: Thành phần sống (động vật, thực vật, vi sinh vật); thành phần khôngsống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ, nước ) hai bộ phận này có mốiquan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau
- Dưới góc độ kinh tế: TNR là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu củangành lâm nghiệp Với tư cách là đối tượng lao động, TNR là đối tượng tácđộng của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho nhucầu xã hội Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy cácchức năng phòng hộ: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống cát bay,bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đô thị
Trang 16- Dưới góc độ pháp lý: TNR là tài sản quốc gia do nhà nước thống nhấtquản lý và sử dụng.
Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu
là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vậtrừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất) Nội dung nghiên cứu hệsinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mốiquan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vậtkhác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vậtnày với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng
Trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra các quy luật vận động, các quátrình chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phânchính là những loài cây gỗ lớn, sự phong phú về tổ thành, tầng tán, cấutrúc…, có quá trình tái sinh quá trình sinh trưởng phát triển phù hợp với quyluật của thiên Do đó có thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổnđịnh cao
1.1.4 Giá trị tài nguyên rừng
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu
cơ Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọngcủa rừng trong cuộc sống Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đãkhông bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khóđược phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể táisinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửatrôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều
về tài sản, tính mạng người dân
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh,rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cungcấp O2… Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu
Trang 17Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điềuhòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấmxuống đất và vào tầng nước ngầm Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắngđọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối(tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suốivào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở vùng có
đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trênđồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọiđặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu đượcduy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ
Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: Rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốtnuôi lại rừng tốt
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễxảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đấttrống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha Đồng thời các quá trìnhferalitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên,làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bịkhô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi,trơ sỏi đá Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với quiluật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miềnđồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng
Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển,che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùngchua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài độngvật: Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, dalông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Trang 18Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môitrường Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phảibảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa.
1.1.5 Giới thiệu về loại cây nghiên cứu – Bạch Đàn
Cây Bạch Đàn hay Khuynh Diệp là một chi thực vật có hoa Eucalyptustrong họ Đào kim nương (Myrtaceae) Các thành viên của chi này có xuất xứ từ
Úc Có hơn 700 loài bạch đàn, hầu hết có bản địa tại Úc, và một số nhỏ đượctìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines vàĐài Loan Các loài bạch Đàn đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệtđới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, TrungQuốc, Có nhiều loại Bạch Đàn, song chỉ phổ cập khoảng 3-4 loài được trồngrộng rãi ở các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng Do vậy, đểtrồng Bạch Đàn có hiệu quả, vấn đề cần quan tâm và chú ý là chọn loài phùhợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái Trong chương trình trồng mới 5triệu ha rừng của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưacây bạch đàn là một trong những cây trồng rừng sản xuất, làm vùng cung cấpnguyên liệu cho các nhà máy giấy Ngoài ưu điểm về sinh trưởng nhanh, bạchđàn còn cho hàm lượng celluloz khá cao (E.camal 7 tuổi có: 48,1%), chiều dàisợi gỗ từ 0,6-1,4 mm Hiệu suất bột của bạch đàn 7 tuổi: 48%)
Hình 1.1: Giới thiệu cây Bạch Đàn TC3
Trang 191.1.6 Khái niệm chung về kinh tế rừng và môi trường
Phát triển kinh tế và tài nguyên thiên nhiên luôn có một mối quan hệvới nhau
Hoạt động của hệ kinh tế luôn tác động đối với tài nguyên
R: tài nguyên P: sản xuất C: tiêu dùng
Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế [17]
Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ hoạt động kinh tế đã tác động đếntài nguyên thiên nhiên cụ thể:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Thải các chất thải vào môi trường và làm suy thoái các nguồn tàinguyên thiên nhiên
- Vai trò của hệ thống tài nguyên
+ Cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế
+ Quan hệ giữa khai thác và khả năng hồi phục tài nguyên Môi trường,tài nguyên thiên nhiên tạo lên không gian sống của con người Các nguồn tàinguyên thiên nhiên là nơi cung cấp các thông tin
- Thông tin từ thiên nhiên là kinh nghiệm và có cơ sở khoa học
- Thông tin từ các hoá thạch
- Thông tin từ sự đa dạng về hệ sinh thái động thực vật và nguồn gen…
- Môi trường, tài nguyên thiên nhiên là nơi làm giảm nhẹ những tácđộng bất lợi từ thiên nhiên:
- Chống lại bất lợi từ thiên nhiên (vai trò không khí có tầng ô zôn, vòngtuần hoàn của nước, độ ẩm thích hợp, thạch quyển…)
- Điều hoà khí quyển
- Các quan điểm cơ bản kết hợp giữa tài nguyên và phát triển kinh tế
Trang 20+ Quan điểm “gia tăng số không” Đại diện cho lý thuyết này làJ.Forrester, D.Meadows, M.Mexxarovits và E.Pestel: ngừng hẳn gia tăng củasản xuất (tăng trưởng bằng 0 hoặc âm) Đó là quan điểm mang tính chất duy ýchí và thiếu thực tế.
- Quan điểm bảo vệ lấy bảo vệ làm mục đích, hạn chế và ngăn chặnmọi hình thức khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, không can thiệpvào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được khảo sát và nghiên cứu đầy
đủ Quan điểm này cũng là giải pháp không thể thực hiện được, nhất là tại cácnước thu nhập thấp, nơi mà nguồn tài nguyên khai thác lại là nguồn sống chủyếu của đa số nhân dân ở đó
Ngành Lâm nghiệp đóng góp 1% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP),tuy nhiên theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị kinh tế vàgiá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ vàokhoảng từ 3 – 4%
Những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm
2006 độ che phủ rừng khoảng 38%, trong khi đầu những năm 90 chỉ cònkhoảng 27 – 28%), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanhđáng kể đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005
Chủng loại cây rừng phong phú Riêng các loại gỗ đã có tới hơn 200loại có giá trị thương phẩm, trong đó có những loại có giá trị quốc tế lớn nhưlim, sến, lát, hoa, mỡ, chò chỉ, săn lẻ, tếch, bồ đề… Ngoài ra còn có nhiềuloại tre, trúc, giang, nứa, song… là nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệpgiấy, mỹ nghệ phẩm, vật liệu xây dựng, gỗ trang trí, sợi dệt, lấy tinh dầu,nhựa cây, thuốc nhuộm…
Mặt khác, một diện tích rộng lớn với các kiểu hình đa dạng, rừng ViệtNam là một nguồn cung cấp nguyên liệu liên tục và lâu dài với chất lượng caocho nhiều ngành công nghiệp
Trang 21Bên cạnh đó, rừng mưa nhiệt đới Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loàichim thú đặc sắc, có giá trị kinh tế đặc biệt, là nguồn thực phẩm, dược liệuquý, là nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch và xuất khẩu.
Đặc biệt các khu rừng sinh thái cũng đem lại một nguồn lợi lớn cho nềnkinh tế Việt Nam nhờ phát triển du lịch
Rừng còn là một kho thuốc quý giá với các loài dược liệu quý hiếm
1.2 Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng trồng
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng
Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới có hạn, đòi hỏi người sảnxuất rừng trồng phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượnghàng hóa có giá trị sử dụng cao với hao phí lao động xã hội thấp nhất Hiệnnay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT) về rừng trồngnhưng có thể tóm tắt thành 3 quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT rừng trồng được xác định bởi tỷ
số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, con giống,vốn,…) để đạt được kết quả đó
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT rừng trồng được đo bằng hiệu sốgiữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT rừng trồng trong phần biến độnggiữa chi phí và kết quả sản xuất Theo quan điểm này, HQKT rừng trồng biểuhiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm củachi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung
Bản chất của HQKT rừng trồng xuất phát từ mục đích sản xuất và sựphát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi vùng thuộc quốc gia đónhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng cho mỗi thànhviên trong xã hội Đánh giá kết quả sản xuất rừng trồng là đánh giá về cả mặt
số lượng sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được nhu cầu của xã hội haykhông, còn đánh giá hiệu quả sản xuất tức là xem xét tới mặt chất lượng củaquá trình sản xuất đó
Trang 22Trong quá trình sản xuất rừng trồng của con người không đơn thuần chỉchú ý tới HQKT mà còn phải xem xét đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môitrường sinh thái HQKT rừng trồng không phải là mục đích cuối cùng là tối
đa hóa lợi nhuận thì phải quan tâm tới HQKT, phải tìm mọi cách nâng caoHQKT Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn quan trọng của phạm trù HQKTrừng trồng
Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tếrừng trồng như sau:
- HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế rừng trồng Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăngcường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế rừngtrồng Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội Như vậy,
do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nângcao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT
- HQKT là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữalượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong sản xuất rừng trồng Mục tiêucủa các nhà sản xuất và quản lý là một lượng dự trữ tài nguyên nhất địnhmuốn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất Điều đó cho thấy quá trình sảnxuất rừng trồng là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sựbiểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất
- HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liênquan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác
- HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí cho sản xuất rừng trồng,tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra
- Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triểnkinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thầncủa mọi thành viên trong xã hội
Trang 231.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng
Phân loại hiệu quả kinh tế và môi trường là việc làm hết sức thiết thực,
nó là phương cách để các tổ chức xem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được
và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch trong sản xuấtrừng trồng Căn cứ vào nội dụng có thể phân biệt:
- Hiệu quả kinh tế: Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ giữalượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Khi xác định HQKT phải xemxét đầy đủ mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đạilượng tuyệt đối HQKT ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm trongrừng trồng, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, mối quan hệ giữađầu vào và đầu ra
- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kếtquả về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả xã hội có mối quan hệ mậtthiết với các loại hiệu quả khác và thể hiện bằng mục tiêu hoạt động kinh tếcủa con người
- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả vừa mang tính lâu dài vừa đảm bảolợi ích trước mắt Gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ trồngrừng và môi trường sinh thái
Theo phạm vi, HQKT rừng trồng chia thành:
- HQKT quốc dân: Là xem xét HQKT chung cho toàn bộ nền kinh tế.Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất
và phát triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của nhànước tác động đến nền kinh tế xã hội nói chung
- HQKT ngành: Tác động trực tiếp đến ngành lâm nghiệp
- HQKT vùng: Phản ánh hiệu quả của một vùng trồng rừng
- HQKT theo quy mô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả của các quy
mô khác nhau trong trồng rừng sản xuất như: quy mô lớn, quy mô vừa và quy
mô nhỏ
Căn cứ vào quy mô cấu thành HQKT chia thành:
Trang 24- Hiệu quả kỹ thuật trồng rừng sản xuất: Là số lượng sản phẩm có thểđạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuấttrong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng và sản xuất.Hiệu quả kỹ thuật trồng rừng sản xuất liên quan đến phương diện vật chất củasản xuất Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lạithêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hay nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật phụthuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kỹnăng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội mà trong đó kỹthuật được áp dụng.
- Hiệu quả phân bổ trồng rừng sản xuất: Là chỉ tiêu hiệu quả, trong đócác yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩmthu thêm trên một đồng chi thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệuquả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu ra Haynói cách khác, hiêu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những
tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật vàgiá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sảnxuất rừng trồng Hiệu quả kinh tế thể hiện ra mục đích của người sản xuất làlàm cho lợi nhuận tối đa
Căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác độngvào sản xuất thì hiệu quả kinh tế gồm có:
- Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như: đất đai, congiống, tăng trưởng
- Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật vào trồngrừng sản suất
- Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý
Trang 251.2.3 Định giá và các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường rừng trồng
1.2.3.1 Định giá tài nguyên và môi trường
Định giá tài nguyên và môi trường hay còn gọi là đánh giá giá trị kinh
tế của tài nguyên và môi trường là một lĩnh vực ứng dụng của kinh tế môitrường, được phát triển từ những năm 1980 để phục vụ cho quá trình ra quyếtđịnh quản lý tài nguyên và môi trường
Bản chất của định giá tài nguyên và môi trường là “qui đổi về thước đotiền tệ giá trị của tài nguyên và môi trường” Nói cách khác, định giá tàinguyên và môi trường là thừa nhận giá trị kinh tế của tài nguyên và môitrường thông qua các chức năng của nó (3 chức năng cơ bản)
Định giá tài nguyên và môi trường có nguồn gốc lý thuyết từ kinh tếhọc phúc lợi, sau đó các nhà kinh tế tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cácphương pháp/kỹ thuật định giá thực nghiệm để có thể áp đặt giá trị tiền tệ lêncác dạng hàng hóa và dịch vụ môi trường khác nhau
Việc định giá tài nguyên thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng trongviệc đo lường sử dụng tài nguyên thiên nhiên Nó là cơ sở để các cơ quanquản lý tài nguyên và môi trường đánh giá được giá trị tài nguyên và thựchiện chính sách khai thác một cách có hiệu quả Tầm quan trọng của việc địnhgiá tài nguyên thể hiện bởi những nguyên nhân sau đây:
- Định giá tài nguyên và môi trường là một cách nhắc nhở chúng tarằng tài nguyên và môi trường không phải là của cho không
- Cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ cóđược các quyết định tốt và công bằng hơn; giảm bớt những rủi ro trong quyếtđịnh do bỏ qua hoặc chỉ đánh giá định tính các tác động môi trường
- Biểu thị đúng đắn hơn các hoạt động kinh tế
- Phương pháp không sử dụng đường cầu
- Phương pháp sử dụng đường cầu
Trang 261.2.3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng
a Khái niệm phân tích chi phí - lợi ích
Như chúng ta đã biết, các nguồn lực cần thiết cho các nhu cầu pháttriển đều là các nguồn lực khan hiếm Vì vậy, các quyết định luôn luôn lànhững lựa chọn giữa các phương án phát triển cạnh tranh nhau Trong khi đó,mỗi lựa chọn đều có một phạm vi kinh tế - các lợi ích có vượt quá chi phíkhông Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp để đánh giá giá trị kinh
tế này, và là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra sự lựa chọn
Phân tích chi phí - lợi ích (CBA - Cost Benefit Analysis) là một phươngpháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương pháp cạnh tranhnhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xãhội
Về bản chất, phân tích chi phí - lợi ích là phương pháp tìm ra sự đánhđổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với cácnguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó Theo cáchnày, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, vànhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình
Nói rộng hơn, phân tích chi phí - lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổchức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xácđịnh giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chígiá trị kinh tế Vì thế phân tích chi phí - lợi ích là một phương thức để thựchiện sự lựa chọn chứ không chỉ là phương pháp để đánh giá sự ưa thích
Và để nhấn mạnh đến những chi phí và lợi ích về mặt môi trường,phương pháp phân tích chi phí - lợi ích được sử dụng trong kinh tế tài nguyên
và môi trường được gọi là phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộngtrong đó người ta tách phần môi trường ra gọi là Et và được công thức hóanhư sau:
Trang 27Chi phí và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chi phí
và lợi ích về tài nguyên, môi trường và các thành viên khác trong xã hội chonên có thể gọi phân tích chi phí - lợi ích là phân tích chi phí - lợi ích mở rộng
b Ý nghĩa của phân tích chi phí - lợi ích
Phân tích chi phí - lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết địnhđưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyênkhan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong cácchương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Phân tích chi phí - lợi ích là cơ sở quan trọng trong để đưa ra các quyếtđịnh quản lý
Ý nghĩa của phân tích chi phí - lợi ích thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Phân tích chi phí - lợi ích giúp các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện,đầy đủ và chính xác về các lợi ích và chi phí của các phương án lựa chọn.Phân tích chi phí - lợi ích không chỉ giúp các nhà quản lý nhận dạng được cáclợi ích cũng như các chi phí của từng phương án mà còn định rõ giá trị kinh tếcủa các lợi ích và chi phí đó Từ đó chỉ rõ lợi ích xã hội ròng của từng phương
án, tức là chỉ rõ phương án nào đem lại cho xã hội lợi ích ròng lớn nhất
- Trước một vấn đề cần ra quyết định, nhà quản lý có thể có nhiềuphương án lựa chọn để giải quyết vấn đề đó Tuy nhiên, mỗi phương án lại cóthể có những lợi ích hoặc chi phí khác nhau, khó so sánh với nhau Phân tíchchi phí - lợi ích sẽ giúp các nhà quản lý định lượng giá trị kinh tế của cácphương án để tính ra lợi ích ròng xã hội của từng phương án từ đó có thể sosánh các phương án khác nhau để đưa ra quyết định lựa chọn
- Bằng việc chỉ ra thứ tự ưu tiên của các phương án lựa chọn, phân tíchchi phí - lợi ích sẽ giúp cho các nhà đầu tư trả lời được câu hỏi: cơ hội lớnnhất cho khoản đầu tư của họ ở đâu
c Cơ sở cho sự lựa chọn trong phân tích chi phí - lợi ích
Trang 28Các nhà phân tích chi phí - lợi ích quan tâm đến sự ưa thích tương đốicủa các phương án trong phạm vi xã hội rộng, và họ đánh giá sự ưa thích căn
cứ vào lợi ích ròng tạo ra cho toàn xã hội Cơ sở kinh tế cho việc đánh giá này
là khái niệm về trạng thái kinh tế tối ưu và nguyên tắc lựa chọn giữa cácphương án để đạt được trạng thái đó
Sự ưa thích của một phương án thể hiện qua lợi ích vượt quá mức chiphí Những lợi ích và chi phí, tức là “kết quả” phải được nhận dạng và đánhgiá về mặt xã hội như là một tổng thể Kết quả tạo ra cho xã hội từ mộtphương án cụ thể có thể khác nhau với kết quả của một doanh nghiệp hay cánhân Hơn nữa, qui mô của bản thân lợi ích ròng có thể khác nhau giữa haiquan điểm cá nhân và xã hội
d Phân tích kinh tế
- Phân tích kinh tế là xem xét một dự án hay kế hoạch đầu tư từ góc độ lợiích của toàn xã hội Phân tích kinh tế xem xét “tính phù hợp” của các phương ánphát triển khác nhau trên quan điểm của toàn xã hội chứ không chỉ riêng một cánhân Do đó, phân tích kinh tế gồm tất cả các khoản chi phí và tất cả các khoảnlợi ích, kể cả các chi phí phát sinh do tác động môi trường gây ra
e Các chỉ tiêu khi đánh giá một dự án
- Giá trị hiện tại (Present Value - PV)
Đối với đa số các dự án, việc phân tích, dòng lợi ích và chi phí theo thời gian
Lợi ích
Bt
NBt = Bt - Ct ThờiChi phí Ct
Trang 29Một vài giả thiết cơ bản về dòng tiền tệ như sau: (1) Năm khởi đầu củamột dự án có thể được gắn cho cái tên “năm 0” hay “năm 1” (thứ nhất); (2)
Tất cả dòng tiền tệ (chi phí hay lợi ích) xẩy ra vào cuối mỗi năm, có nghĩa là,
bất kỳ chi phí hay lợi ích xuất hiện trong năm sẽ được chiết khấu cho thờigian toàn năm Ví dụ, một chi phí nào đó xẩy ra vào bất cứ thời gian nào ởnăm thứ 5 sẽ được chiết khấu theo thời gian 5 năm; (3) Mọi chi phí và lợi íchcũng được xử lý tương tự như dòng tiền tệ (Cash Flow) Một số các ký hiệuthường được sử dụng trong các công thức tính toán:
r - Tỷ lệ chiết khấu
n - số năm trên trục thời gian,
t - thời gian tương ứng, thường là 1, 2, , n, Bt - lợi ích tại năm t
Ct - chi phí tại năm t (vốn, chi phí quản lý khai thác, chăm sóc)
∑ - tổng trong khoảng thời gian từ năm thứ nhất đến năm thứ n
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại
ròng (Net Present Value) của một dự án Đại lượng này xác định giá trị lợi
nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ
sở bắt đầu (năm thứ nhất) Công thức được sử dụng:
Trang 30- Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ R (Internal Rate of Return - IRR) được định nghĩa như là hệ
số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau Hệ số R tương đương với
tỷ lệ chiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suy diễn (sử dụng phương pháp nội suy) khi thoả mãn biểu thức sau:
t
IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi
Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chínhhoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của
dự án Để xác định IRR, người ta phải giải phương trình trên Nhưng việc giải
nó nhiều khi rất phức tạp, nên người ta thường dùng phương pháp nội suy đểtính IRR
Phương pháp nội suy được thực hiện như sau :
- Chọn tỷ lệ chiết khấu hay chọn r1 sao cho NPV1 > 0 (NPV gần 0 nhất)19
- Chọn tỷ lệ chiết khấu hay chọn r2 sao cho NPV2 < 0 (NPV gần 0 nhất)
- Tính IRR theo công thức sau :
IRR r1 NPV1 (r2− r1 ) (5)
NPV1 + NPV2
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) có một vai trò rất quan trọng trong việcxác định tỷ lệ chiết khấu (r) phù hợp cho một dự án hoặc chương trình Đốivới những dự án hoặc chương trình môi trường có tính dài hạn, nó lại càng có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Trong nhiều trường hợp, thông qua việc xác định (IRR), người ta có thể
Trang 31ròng (NPV), tỷ suất lợi ích và chi phí (B/C) Mối liên hệ của 3 đại lượng nàyđược thể hiện như sau:
- Nếu NPV > 0 thì Tỷ suất B/C > 1 và IRR > r
- Nếu NPV < 0 thì Tỷ suất B/C < 1 và IRR < r
- Nếu NPV = 0 thì Tỷ suất B/C = 1 và IRR = r
Nếu chỉ xét mối quan hệ giữa giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ chiếtkhấu, cũng như hệ số hoàn vốn nội tại IRR
NPV
IRR = r
0 Tỷ lệ chiết khấu r
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa NPV vả tỷ lệ chiết khấu r
1.2.3.3 Phương pháp phân tích hiệu quả môi trường rừng trồng
- Phân tích giá trị cung cấp dinh dưỡng, cải tạo độ phì đất:
Rừng và đất có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ Đất cung cấp dinhdưỡng cho cây rừng phát triển và ngược lại trong quá trình sinh trưởng vàphát triển, rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể thông qua lượngdinh dưỡng trong thảm mục Do vậy độ phì đất có vai trò quan trọng đối với
sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và rừng trồng nói riêng
Để xác định nguồn dinh dưỡng do rừng trả lại cho đất, tiến hành đo đếmlượng thảm mục dưới tán rừng Trong các loại rừng nghiên cứu lượng thảmmục trong rừng Huỷnh là cao nhất, tiếp đến là Lát hoa và thấp nhất là rừngTrám trắng Lượng thảm mục ở tất cả các loại rừng đều có xu hướng giảmdần khi tuổi rừng tăng Lượng thảm mục trung bình dưới rừng Huỷnh là 4,18
Trang 32tấn khô/ha, Lát hoa là khoảng 1,71 tấn khô/ha và Trám trắng là khoảng 1,65tấn khô/ha.
Trên cơ sở lượng thảm mục xác định cho từng loại rừng, tiến hành phântích lượng dinh dưỡng chủ yếu có trong thảm mục gồm C, N, P, K Số liệuphân tích cho thấy hàm lượng C, N, P và K trung bình trong thảm mục rừngHuỷnh lần lượtlà 50,20; 0,20; 0,16% và 1,36% Đối với rừng trồng Lát hoa,hàm lượng C, N, P và K trong thảm mục lần lượt là 50,94%: 0,35%: 0,17% và0,48% Với rừng Trám trắng, hàm lượng dinh dưỡng các chất trên là 47,17%:0,26%: 0,10% và 0,49%
Từ lượng chất dinh dưỡng mà các loại rừng trồng trả lại cho đất thôngqua lượng rơi rụng, nghiên cứu đã tiến hành ước tính khối lượng các loại phânbón tương ứng mà rừng trả lại cho đất 3 theo % chất dinh dưỡng trong một sốloại phân bón phổ biến bao gồm: Ure (46% N), Supe lân (16% P2O5) và Kali(40% K2O) Nhân khối lượng của các loại phân bón đó với giá của chúng trênthị trường: 6.900đ/kg Urê, 4.600đ/kg Supe lân và 10.00đ/kg Kali sẽ tính đượcđược giá trị thu được từ khả năng cải tạo đất, cung cấp phân bón của từng loạirừng trồng
Như vậy, ở hầu hết các rừng trồng, lượng dinh dưỡng trong thảm mụcthường cao hơn so với các rừng có tuổi lớn Điều này là do khi tuổi rừng tăng,lượng thảm mục giảm dần Hơn nữa, một phần của thảm mục đã được phângiải và cây đã sử dụng cho quá trình sinh trưởng
- Phân tích giá trị hấp thụ các bon:
Nghiên cứu xác định trữ lượng cácbon rừng trồng Huỷnh, Lát hoa vàTrám trắng được tiến hành thông qua việc giải tích cây trung bình Nghiêncứu đã tiến hành chọn, lập và giải tích cây trung bình cho cấp tuổi 5-10, 10-15
và trên 15 năm, đại diện cho các cấp sinh tốt, trung bình và xấu Bằng cácphương pháp giải tích và phân tích trong phòng thí nghiệm,trên cơ sở đó sinh
Trang 330,5) Số liệu tính toán chỉ ra rằng trữ lượng các bon trong sinh khối của rừngtăng theo tuổi rừng Một điều dễ nhận thấy là trữ lượng các bon của rừng tăngmạnh sau tuổi 5, đặc biệt là từ tuổi 10 Đây cũng là giai đoạn mà các loài câymọc chậm có sự bứt phá về sinh trưởng Với rừng Huỷnh, ở tuổi 24, với mật
độ rừng là 650 cây/ha thì tổng trữ lượng các bon của rừng là khoảng 300 tấnCO2, hấp thụ các bon bình quân năm cho 1 ha là khoảng 12,5 tấn CO2 Giátrị hấp thụ các bon của rừng Huỷnh ở tuổi 24 là từ 28,5 – 57 triệu đồng/ha.Tính bình quân mỗi năm, giá trị hấp thụ các bon của rừng là khoảng 1,2 – 2,4triệu đồng/ha Đối với rừng Lát hoa, trữ lượng các bon của rừng ở tuổi 30,mật độ rừng là 350 cây/ha là khoảng 561 tấn CO2, bình quân mỗi năm 1 harừng hấp thụ khoảng 18 tấn CO2 Giá trị hấp thụ các bon tại tuổi 30 là từ 53,3
- 106,7 triệu đồng/ha, bình quân mỗi năm có thể thu được từ bán các bon làkhoảng 1,8 - 3,6 triệu đồng/ha Rừng Trám trắng tuổi 15, mật độ khoảng 250cây/ha thì tổng trữ lượng các bon là 123 tấn CO2, bình quân 1 ha rừng mỗinăm hấp thụ được khoảng 8,2 tấn CO2 Giá trị này tính bằng tiền là khoảng11,6 – 23,3 triệu đồng cho 1ha Bình quân mỗi năm giá trị hấp thụ các bon là
từ 0,8 – 1,6 triệu đồng/ha
Có thể kết luận rằng giá trị hấp thụ các bon là đáng kể Trong 3 loạirừng nghiên cứu thì rừng Lát hoa có khả năng hấp thụ bình quân cao nhất(khoảng 18 tấn CO2/ha/năm), tiếp đến là rừng Huỷnh (khoảng 12,5 tấnCO2/ha/năm) và thấp nhất là rừng trồng Trám trắng (khoảng 8,2 tấn CO2/ha/năm)
- Phân tích giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn:
Rừng có tác dụng to lớn trong việc hạn chế xói mòn, đặc biệt là ở vùngđất dốc, do đó đất được bảo vệ Ở nước ta, việc nghiên cứu giá trị bảo vệ đấtchống xói mòn của các thảm thực vật đã được tiến hành từ những năm 1960.Các nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực này thuộc về các tác giả Bùi Ngạnh,
Vũ Văn Mễ, Nguyễn Danh Mô (1984); Thái Phiên, Trần Đức Toàn (1990,1998); Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1999) Từ những nghiên cứu đơn giản
Trang 34ban đầu, tới nay nước ta đã có những công trình nghiên cứu công phu, đi sâuvào định lượng, đóng góp nhiều hơn cho thực tiễn sản xuất Các kết quảnghiên cứu cho thấy, lượng đất xói mòn không chỉ có mối quan hệ chặt chẽvới điều kiện lập địa (độ dốc, chiều dài sườn dốc, lượng mưa hàng năm, ) màcòn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của thảm thực vật (độ tàn che, số lượngtầng tán,…) Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1998) cho rằng ở nơi đất trống(thường có cỏ tự nhiên) hoặc trồng cây theo phương thức bình thường không
áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất mất hàng năm từ 7-23 tấn/ha,
có nơi lên đến 50 – 170 tấn/ha tuỳ loại cây trồng, độ dốc và loại đất khácnhau Việc canh tác nương rẫy cũng gây ra xói mòn nghiêm trọng Bùi QuangToản (1962) cho rằng mỗi năm tầng đất bị bào mòn từ 1,5 -3,0cm, tươngđương với từ 130-200 tấn/ha/năm Trên đất có rừng thì xói mòn đất bị hạn chếđáng kể, đặc biệt ở rừng tự nhiên hỗn loài với độ tàn che trên 0,7 Kết quảnghiên cứu khẳng định rằng so với loại hình sử dụng đất khác là nông nghiệp
và canh tác rẫy thì xói mòn đất ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thấp hơn từ25-100 lần Các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Võ ĐạiHải (1993) trên một số rừng trồng cho thấy: rừng Thông ba lá có khả năngphòng hộ tốt (lượng đất xói mòn thấp nhất – 1,32 tấn/ha) Rừng Bạch đàn látràm trồng hỗn giao với Long não và rừng Bạch đàn lá tràm hỗn giao vớiThông ba lá có mức độ phòng hộ trung bình (lượng xói mòn từ 1,63 tấn-1,83tấn/ha) Rừng Tếch, do mật độ trồng thưa, độ che phủ thấp, mặt khác lớpthảm tươi và lớp thảm mục nghèo do ảnh hưởng của lá Tếch rụng xuống vàthường xuyên được phát dọn trong quá trình chăm sóc Sao đen và Gõ đỏtrồng dưới tán rừng Tếch nên lượng đất xói mòn ở đây cao nhất (lượng đấtxói mòn là 2,4 tấn/ha) Nhiều kết quả nghiên cứu khác cho thấy đất có rừngche phủ thì lượng xói mòn là ít nhất (khoảng 2-5 tấn/ha), đất trồng chè theorãnh đồng mức có lượng xói mòn là 3-4 tấn, đất trồng sắn và các loài cây
Trang 35100 tấn/ha tùy theo loại đất Một số nghiên cứu về những tổn thất chất dinhdưỡng do xói mòn đất cũng đã được tiến hành từ rất sớm Xói mòn đất và đặcbiệt là tầng đất mặt, nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, đã gây nên độ phìcủa đất giảm đi nhanh chóng Lượng dinh dưỡng do xói mòn chủ yếu là chấthữu cơ, đạm, lân và kali, trong đó lượng các chất mất đi lớn hơn rất nhiều sovới lượng dinh dưỡng mà cây cần hấp thụ Hàm lượng các nguyên tố dinhdưỡng bị mất có thể xếp theo thứ tự: cao nhất là C, tiếp đến N, K, Ca, Mg vàcuối cùng là P (Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1980, 1991, 1998) Tuy nhiên, 5lượng C và đạm rửa trôi chủ yếu từ lượng hữu cơ vì đạm dễ tiêu ở đất ViệtNam không lớn và tỷ lệ đạm trong chất hữu cơ bao giờ cũng nhỏ hơn lượng C
và lượng phốt pho trong đất thường thấp Các thí nghiệm của Nguyễn NgọcLung và Võ Đại Hải về thành phần vật chất xói mòn dưới một số tán rừng tạiTây Nguyên cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng trong lớp đất sâu từ 0-10
cm có 4,81% mùn, 0,31% đạm và 3,07 mg P2O5/100g đất Hàm lượng chấtdinh dưỡng trong đất bị bào mòn tương ứng là 7,04% mùn; 0,33% đạm và8,46 mg P2O5/100g đất Hàm lượng khoáng bị rửa trôi (theo kết quả phântích nguồn nước của dòng chảy mặt sau các trận mưa) là: K+ : 15g/ha; Na+
: 3,43g/ha; Mg++: 0,53 g/ha; Ca++
: 51,92g/ha; Al+++: 28,69 g/ha và Fe +++: 26,4 g/ha Năm 2006, Vũ TấnPhương và các cộng sự đã sử dụng mô hình SWAT theo dõi và ước tínhlượng đất xói mòn của các loại rừng tự nhiên và rừng trồng trong lưu vựcsông Bồ và sông Cầu trong vòng 20 năm Kết quả nghiên cứu, các rừng trồng
đã làm giảm lượng xói mòn đất trung bình khoảng 6,3-8,4 tấn/ha/năm (tùythuộc vào trạng thái rừng trồng), trung bình là 7,4 tấn/ha/năm Kế thừa cácphương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về giá trị chống xói mòn bảo
về đất của các loại rừng trồng, nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và ước lượnglượng đất xói mòn dưới tán các loại rừng trồng trong nghiên cứu, đồng thờilấy mẫu đất để phân tích hàm lượng N, P, K, chất hữu cơ bị hao tổn do xóimòn
Trang 36Để định lượng chức năng bảo vệ đất chống xói mòn của các loại rừngtrồng, nghiên cứu đã tiến hành so sánh mức chênh lệch giữa lượng đất xóimòn dưới tán các loại rừng nghiên cứu và lượng đất xói mòn tại các điểm đốichứng (là những điểm có điều kiện lập địa tương tự như điều kiện lập địa củacác diện tích rừng nghiên cứu nhưng không có rừng) Nhằm lượng hóa giá trịbảo vệ đất chống xói mòn của rừng, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chiphí thay thế Thông qua việc bảo vệ đất, chống xói mòn và rửa trôi, các loạirừng trồng đã góp phần bảo vệ nguồn dinh dưỡng trong đất Giá trị của cácnguồn chất dinh dưỡng này hoàn toàn có thể được tính dựa vào giá trị thựccủa chúng trên thị trường Phương pháp đơn giản nhất để tính giá trị của cácchất dinh dưỡng này là tính theo % hàm lượng của chúng trong các loại phânbón được sử dụng phổ biến trên thị trường bao gồm: phân Urê (có 46% hàmlượng N), Supe lân (có 16% hàm lượng của P2O5) và phân Kali (có 40% hàmlượng của K2O) Nhân khối lượng của các loại phân bón đó với giá của chúngtrên thị trường: 6.900đ/kg Urê, 4.600đ/kg Supe lân và 10.00đ/kg Kali sẽ tínhđược được giá trị thu được từ khả năng cải tạo đất/cung cấp phân bón củatừng loại rừng trồng.
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hiệu quả kinh tế và môi trường của trồng
1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng
- Đất đai:
Những đặc tính về lý tính và hóa tính của đất đai quy định độ phì nhiêutốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất canh tác cóthuận lợi cho việc chăm sóc, vận chuyển con giống khai thác lâm sản phục vụcho quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ Như vậy yếu tố đất đai ảnhhưởng rất lớn đến HQKT
- Cơ sở hạ tầng:
Trang 37dịch vụ về sản xuất khoa học và kỹ thuật, sự hỗ trợ của công nghệ chế biếnlâm sản và sự hình thành các vùng chuyên môn hóa.
- Biện pháp kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất:
Điều này có nghĩa là cải tiến, đổi mới các biện pháp kỹ thuật, côngnghệ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp có thể hướng tới việc sử dụngtiết kiệm các nguồn lực Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp giảm chiphí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường và xã hội rừng trồng
- Thời tiết khí hậu:
Cây trồng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu Cây sinh trưởng hayphát triển nhanh là nhờ thời tiết có phù hợp không Ở các vùng sinh thái khácnhau thì cây sinh trưởng và phát triển khác nhau và đem lại hiệu quả khácnhau về năng suất và chất lượng sản phẩm
- Cơ cấu thị trường:
Bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của quá trình sản xuấtkinh doanh Chẳng hạn đối với thị trường lâm nghiệp có tính cạnh tranh caohơn các ngành khác Vì vậy, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng làđiều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
1.4 Tình hình tài nguyên rừng và hiệu quả tài nguyên rừng ở Lục Ngạn
1.4.1 Thực trạng của tài nguyên rừng ở Lục Ngạn
Lục Ngạn nằm ở khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có diệntích khoảng 1.012 km2 chạy dài theo hướng Đông Bắc Có 1/2 diện tích là đồinúi, độ che phủ rừng cao với nguồn sinh vật phong phú và đa dạng
Trước những năm 1995 thì diện tích rừng ngày càng giảm nghiêm trọng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng từ 1995 đến nay thì diện tích rừng đã
Trang 38ngày được nâng lên nhưng chất lượng rừng vẫn còn khá thấp Diện tích rừng
tự nhiên qua các năm hầu như không biến động nhiều, nhưng diện tích rừngtrồng ngày càng tăng lên Diện tích rừng trồng tăng lên chủ yếu do chính sáchkhuyến lâm đặc biệt là giao đất giao rừng cho nông dân, ngoài ra trong hoạtđộng trồng rừng nhà nước còn hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón, … nênkhuyến khích người nông dân trồng rừng nhiều hơn
1.4.2 Thực trạng rừng trồng Bạch Đàn ở Tân Lập
Tại Tân Lập nhóm đất Feralit chiếm 78,8%, còn lại là đất Phù sa Độsâu tầng đất từ <50cm chiếm 27,55% diện tích, độ sâu từ 50-100cm chiếm gần50,20% diện tích, còn lại là độ sâu >100cm Địa hình đất dốc không sử dụngđược cơ giới chiếm gần 100% diện tích
Bảng 1.1 : Sự biến động diện tích rừng Tân Lập giai đoạn 2009-2018
Năm Tổng (ha) Rừng tự nhiên
(Nguồn: Địa chính – Xây dựng UBND xã Tân Lập)
Qua Bảng 1.6 ta thấy diện tích rừng tự nhiên qua các năm hầu nhưkhông biến động nhiều, nhưng diện tích rừng trồng ngày càng tăng lên, trong
10 năm (2009-2018) diện tích rừng trồng tăng lên 87,44 ha (trung bình mỗinăm tăng 8,744 ha), từ năm 2011 diện tích đất rừng ổn định do chính sách
Trang 39khuyến lâm đặc biệt là giao đất giao rừng cho nông dân, ngoài ra trong hoạtđộng trồng rừng nhà nước còn hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón, … nênkhuyến khích người nông dân trồng rừng nhiều hơn.
Nhìn chung vùng Đông bắc và Trung tâm rừng sản xuất được trồng trênlập địa có tầng đất canh tác mỏng hơn các vùng khác và đa số là đất dốckhông sử dụng được cơ giới Các yếu tố này cho thấy vùng Đông bắc không
có nhiều thuận lợi cho trồng rừng sản xuất các loài Bạch Đàn
1.4.3 Tình hình phát triển rừng trồng tại Tân Lập
Xã Tân Lập nằm về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện Lục tỉnh Bắc Giang 10km, bao gồm 19 thôn, với tổng diện tích đất tự nhiên là5.560,68ha Trong đó diện tích đất rừng là 2.673,27 ha
Ngạn-Những năm qua do hậu quả chiến tranh để lại cùng với sự thiếu ý thứctrong việc sử dụng rừng làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt,ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ cũng như giá trị kinh tế của rừng Trướcthực trạng đó, được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành xã đã chú trọng đếncông tác trồng rừng nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc, tăngnhanh khả năng phòng hộ và thu nhập cho người dân Thực hiện chủ trươngchung của ngành về việc xã hội hóa nghề rừng, thu hút các thành phần xã hộitham gia quản lý, xây dựng vốn rừng Trong những năm gần đây ngành lâmnghiệp đã thử nghiệm chương trình giao đất, giao rừng cho người dân; pháttriển rừng sản xuất, xây dựng một số mô hình trồng rừng thương mại có hiệuquả như mô hình trồng Bạch Đàn
Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của thị trường, xã đã sử dụng giốngcây trồng bằng cây hom để trồng trên những vùng đất có khả năng phát triểnlâm nghiệp, bên cạnh đó thành phố đã áp dụng cho địa phương kỹ thuật trồngrừng đạt hiệu quả cao Thành phố còn quy hoạch vùng nguyên liệu, nhiều môhình đã được xây dựng thu hút người dân địa phương tham gia
1.4.4 Cơ sở pháp lý quả lý tài nguyên rừng
- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 04/12/2004;
Trang 40- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thihành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 147/2007/QĐ - TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướngChính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 –2015;
- Quyết định số 66/2011/QĐ - TTg ngày 09/12/ 2011 của Thủ tướngChính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/
QĐ - TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giaiđoạn 2007 - 2015;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
- Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang
về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và đất lâm nghiệptrên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Quy định số 29/2017/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh BắcGiang Quy định mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiếntái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
1.4.5 Đánh giá hiệu quả, kết quả đạt được lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường trong giai đoạn 2009 - 2018
Năm 2013 cũng là năm ghi dấu ấn khi ngành lâm nghiệp triển khai thựchiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghịđịnh số 99/2010/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện trên qui mô cả nước và bướcđầu có hiệu quả tích cực đến công tác bảo vệ rừng Ngành lâm nghiệp ViệtNam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tài chính to lớn từ cộng đồng quốc tế đặcbiệt cho việc thực hiện sáng kiến REDD + và FLEGT
Giá trị sản xuất lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định, tăng 6,04% so