Ngoài ra, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chínhsách tiền tệ quốc gia còn được đề cập trong các giáo trình, thường là một chươnghoặc một phần của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ DỊU HIỀN
PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN VÂN
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia 9
1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia 9
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 11
1.1.3 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ quốc gia và các chính sách tài khoá 14
1.2 Hệ thống các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 15
1.2.1 Tái cấp vốn 15
1.2.2 Lãi suất 19
1.2.3 Tỷ giá hối đoái 21
1.2.4 Dự trữ bắt buộc 23
1.2.5 Nghiệp vụ thị trường mở 25
1.3 Các phương thức pháp lý thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 27
1.4 Kết luận 30
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật về thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 31
2.1.1 Pháp luật về quy trình, thẩm quyền hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia 31
2.1.2 Pháp luật về các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 32
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 47
2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia 47
2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia 49
Trang 32.3 Một số giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiền
tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 60
2.3.1 Xác định đúng quy chế pháp lý và tính độc lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 60
2.3.2 Giải pháp pháp lý liên quan đến các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 63
2.3.3 Các giải pháp khác 63
2.4 Kết luận - 70
PHẦN KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ, NHÓM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 nêu rõ: “… tình hình kinh
tế diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến đời sống và sản xuất … Tình hình trên đây đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô ở nước ta Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay ”
Rõ ràng, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảođảm an sinh xã hội, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các ban, ngành, cánhân, tổ chức trong xã hội Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với chứcnăng ngân hàng trung ương, có một vai trò quan trọng
Thật vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm hoạchđịnh và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia Hiệu quả hoạt động của Ngân hàngNhà nước không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định giá trị tiền tệ, sự an toàn của hệthống Ngân hàng, mà còn chi phối các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế một cáchchủ động, góp phần tạo nền tảng cho yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Nói gọn lại, Ngân hàng Nhà nước góp phần quan trọng vào sự thành cônghay thất bại của nền kinh tế; bởi, nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước làđiều hành chính sách tiền tệ quốc gia Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Ngân hàngNhà nước phải sử dụng linh hoạt các công cụ: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái,dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở
Từ quy định của pháp luật cho thấy, việc điều hành các công cụ chính sáchtiền tệ được đổi mới theo nguyên tắc thị trường Chẳng hạn, chính sách lãi suất từviệc khống chế lãi suất trần – sàn, rồi lãi suất chênh lệch (1993-1995), lãi suất chovay (1996), đến thực hiện lãi suất cơ bản (8/2000), và cuối cùng là lãi suất thỏathuận Lãi suất tái cấp vốn luôn được đổi mới và nghiệp vụ này ngày càng đáp ứngyêu cầu của ngân hàng thương mại khi tạm thời thiếu hụt vốn ngắn hạn Nghiệp vụthị trường mở tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn chủ động thôngqua việc mua bán các giấy tờ có giá…
Trang 6Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các quy định pháp luật khôngphải lúc nào cũng thuận lợi Ví dụ, mặc dù Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chứctín dụng cho vay với lãi suất thỏa thuận, nhưng hiểu thế nào là lãi suất thỏa thuận?Hay hoạt động thị trường mở vẫn còn bất cập trong đặt thầu, xét thầu; các thủ tục vềđăng ký, lưu ký giấy tờ có giá, thủ tục về lập hợp đồng
Như vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàngNhà nước thì yêu cầu trước hết là hoàn thiện khung pháp lý Nắm bắt được điều
này, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp
cao học luật
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia nhận được sự quan tâm,chia sẻ không chỉ giới nghiên cứu và những tổ chức, cá nhân hoạch định chính sách
mà cả các tổ chức, cá nhân khác Thật vậy, trên các trang báo điện tử, các tạp chíchuyên ngành, chính sách tiền tệ quốc gia được các tác giả phân tích, bình luận dướinhiều giác độ: mối quan hệ giữa các mục tiêu trong việc thực hiện chính sách tiền tệquốc gia1, vai trò của các công cụ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia2,sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay đến chính sách tiền tệ quốcgia3, những điểm mới quy định về chính sách tiền tệ quốc gia của Luật Ngân hàngNhà nước 20104… Tuy nhiên, đây là các bài viết ngắn, nội dung của các bài viếttrên chỉ nêu lên thực trạng của việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; từ đó đưa
ra những giải pháp chung chung, mang tính chất trao đổi
1 Nguyễn Văn Giàu (2010), “Điều hành chính sách tiền tệ để hài hòa hai mục tiêu kiềm chế làm phát và hỗ
trợ tăng trưởng”, Tạp chí Ngân hàng, (15), 6-7; Nguyễn Văn Hậu (2010), “Chính sách tài chính – tiền tệ kiềm chế lạm phát và bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, (1),
1-3;…
2 Nguyễn Thị Nhung (2010), “Thách thức và thành công trong điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng
Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn Cầu”, Tạp chí Ngân hàng, (15), 8-10; Kiều Hiểu Thiện và Xuân Đảng (2010), “Điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng, (4), 24-30;…
3 Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020”, Tạp chí Ngân
hàng, (21), 1-4; Nguyễn Ngọc Bảo (2010), “ Điều hành chính sách tiền tệ nam 2010, định hướng giải pháp
năm 2011”, Tạp chí Ngân hàng, (2+3), 33-36;
4 Vũ Thế Vậc (2011), “Nội dung mới của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những định hương triển
khai”, Tạp chí Ngân hàng, (2+3), 37-41.
Trang 7Ngoài ra, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chínhsách tiền tệ quốc gia còn được đề cập trong các giáo trình, thường là một chươnghoặc một phần của các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngân hàng, Học việnNgân hàng5…
Các tài liệu vừa nêu chỉ trình bày khái quát về hoạt động điều hành chínhsách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước, nhằm giúp người đọc hiểu về hoạtđộng này ở một chừng mực nhất định Để hiểu rõ về hoạt động này, người đọc cóthể tìm hiểu ở các công trình nghiên cứu chuyên sâu như:
Dưới góc độ kinh tế, từ năm 2003 đến nay, dựa trên tình hình kinh xã hộiViệt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, một số tác giả đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà
nước như: “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt
Nam” – Luận án Tiến sỹ Kinh tế của tác giả Hoàng Xuân Quế; “Giải pháp cho việc vận hành các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” – Luận án Tiến sỹ Kinh tế của tác giả Nguyễn Duy Linh; “ Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất” – Luận án Tiến sỹ Kinh tế của tác giả Tô Kim Ngọc.
Dưới góc độ pháp lý, vấn đề này được tác giả Nguyễn Thu Hường – trườngĐại học Luật Hà Nội nghiên cứu ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp năm 2009 với tên
gọi “Pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Ngoài ra, ở
một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn có đối tượng nghiên cứu là pháp luật về hoạtđộng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì pháp luật về thực hiện chính sách tiềntệ quốc gia là một phần của các công trình này6
5 Một số giáo trình đề cập đến chính sách tiền tệ quốc gia như:
- Học viện Ngân hàng – Phân viện Tp.Hồ Chí Minh (2003), Lý thuyết Tiền tệ - Ngân hàng, In tại Học
viện Ngân hàng – Phân viện Tp.Hồ Chí Minh, chương XII.
- Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1998), Tiền tệ và Ngân hàng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
chương VI.
6 Khoá luận tốt nghiệp, luận văn có đối tượng nghiên cứu là pháp luật về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Bùi Thái Hùng (2006), Chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực tiền tệ,
Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh.
- Phan Văn Hiền (2007), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh.
Trang 83 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện bản chất pháp lý các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia Trên
cơ sở đó, tác giả phân tích và kết luận về các ưu và nhược điểm của từng công cụtrong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
- Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động của Ngân hàngNhà nước Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc
sử dụng các công cụ: Lãi suất, tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, nghiệp vụ thị trườngmở…; từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này
- Nghiên cứu những điểm mới của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 trongviệc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm nângcao hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Pháp luật về quy trình, thẩm quyền hoạch định, điều hành chính sách tiền tệquốc gia
- Pháp luật về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệquốc gia
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các đối tượng trên trong phạm vi khoa học pháp lý.Những vấn đề có liên quan đến chính sách, chủ trương hoặc bản chất kinh tế củachính sách tiền tệ quốc gia; cũng như cơ chế vận hành, sử dụng các công cụ thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia được đề cập trong luận văn nhằm minh họa hoặclàm rõ những vấn đề pháp lý, mà không phải là đối tượng nghiên cứu chính
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, kết hợp với phương pháp tổng hợp,diễn dịch, quy nạp, phương pháp logic, so sánh
5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn được thực hiện với mong muốn đưa ra những nghiên cứu, phântích chuyên sâu về thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước
Trang 9Việt Nam trên cơ sở quy định của pháp luật và áp dụng trong thực tiễn Những đềxuất, kiến nghị mà tác giả đưa ra có thể làm cơ sở để hoàn thiện các quy định củapháp luật về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng NướcViệt Nam
Ngoài ra, luận văn sau khi hoàn thành cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổích cho giảng viên, sinh viên luật khi thực hiện nghiên cứu các vấn đề liên quan đếnhoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chính sách tiềntệ quốc gia
6 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 2 chương
+ Chương 1: Những vần đề lý luận chung về chính sách tiền tệ quốc gia,+ Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động thực thi chínhsách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các giải pháp hoànthiện
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
1.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô củamỗi Nhà nước Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định, kế hoạch về tiền tệ củamột quốc gia Thông thường, việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia được Quốchội hoặc Chính phủ các nước giao cho ngân hàng trung ương Không là ngoại lệ, ởnước ta, chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện chủ yếu bởi Ngân hàng Nhànước Việt Nam Để làm rõ khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia, tác giả tìm hiểukhái niệm này ở hai khía cạnh: kinh tế và pháp lý
Dưới góc độ kinh tế, chính sách tiền tệ quốc gia là chính sách do Ngân hàngNhà nước thực hiện, trên cơ sở tăng hay giảm khối tiền tệ tuỳ theo tình hình kinh tếnhằm đạt được các mục tiêu nhất định Theo đó, chính sách tiền tệ quốc gia trongmột khoảng thời gian nào đó của một quốc gia có thể hoạch định một trong haihướng sau:
Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu của sự suy thoái, ngân hàng trungương sẽ hoạch định theo hướng chính sách mở rộng tiền tệ; tức là tăng lượng tiềncung ứng vào lưu thông, nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ănviệc làm cho người lao động
Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng, ngân hàng trungương sẽ hoạch định chính sách thắt chặt tiền tệ; tức là thu hẹp lượng tiền cung ứngtrong lưu thông, nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự tăng trưởng quá mức của nềnkinh tế
Sự tăng lên (hay giảm đi) của lượng tiền cung ứng đã chuyền tác động tới giá
cả, sản lượng và công ăn việc làm Đến lượt nó, những biến đổi này là nguyên nhânmở rộng hay thu hẹp tiền tệ Bằng cách tạo ra sự biến động về tiền tệ, mở rộng hay
Trang 11thu hẹp, các nhà quản lý có thể tác động gián tiếp đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô vàhướng dẫn nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế Như vậy, bản chất của chính sách tiền tệquốc gia là việc chủ động tạo ra các biến động về tiền tệ với một mục tiêu xác định.
Còn dưới góc độ pháp lý, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định vềtiền tệ ở tầm quốc gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyếtđịnh mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định
sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra7
Nói cách khác, chính sách tiền tệ quốc gia, là những phương sách, kế hoạchvề tiền tệ được hoạch định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo đó, tráchnhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến chínhsách tiền tệ quốc gia như sau:
Quốc hội: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm được thể hiện
thông qua chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia
Chủ tịch nước: Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ quyền hạn do Hiến
pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tếnhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ vàngân hàng
Chính phủ: Chính phủ xây dựng dự án, tổ chức thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định
Để thực hiện trách nhiệm của mình, Chính phủ được quyền thành lập Hội
đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia 8 Hội đồng này có nhiệm vụ tưvấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định các chính sách, kế hoạch tàichính, tiền tệ trong từng thời kỳ; các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ và
7 Khoản 1, điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
8 Theo quyết định số 58/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2011, thì cơ cấu thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
b) Hai Phó Chủ tịch Hội đồng, trong đó Phó Chủ tịch thường trực là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một Phó Chủ tịch là Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
c) Các Ủy viên là lãnh đạo cấp Bộ của một số Bộ, Ban, ngành liên quan và một số chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Giúp việc Hội đồng có Tổ Thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm Gồm có:
- Tổ trưởng là Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước;
- Các tổ viên khác gồm cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ.
Trang 12của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế hoạch đãđược quyết định.
Ngân hàng Nhà nước: Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia đểChính phủ trình Quốc hội quyết định Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước xây dựngcác dự án luật, pháp lệnh về tiền tệ; kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực tiền tệ
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ theo pháp luật
để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và báo cáo kết quả thực hiện chính sáchtiền tệ cho Chính phủ và Quốc hội
Các Bộ, Ngành khác của Chính phủ: Các Bộ, Ngành khác có trách
nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng dự án chính sách tiềntệ quốc gia thông qua việc cung cấp các thông tin có liên quan Ví dụ như, các Bộ,Ngành cung cấp các thông tin về ngân sách nhà nước, vay nợ Chính phủ (Bộ Tàichính), tình hình và chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu (Bộ Côngthương), chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ,các nguồn vốn đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)……
Như vậy, dưới góc độ pháp lý thì chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiệnbởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, theo trên ta thấy, việchoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia chủ yếu là trách nhiệm và quyền
hạn của Ngân hàng Nhà nước Do vậy, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia, được Ngân hàng Nhà nước hoạch định, được Quốc hội phê chuẩn và được Ngân hàng Nhà nước thực thi nhằm điều hòa khối cung tiền tệ trong lưu thông sao cho phù hợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia hầu như thống nhất ở tất cả cácnước Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trịtiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm
Trang 131.1.2.1 Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia
Ổn định giá trị đồng tiền được coi là mục tiêu cụ thể nhất, rõ ràng nhất màbất kỳ một loại chính sách tiền tệ nào cũng phải hướng đến Ổn định giá trị đồngtiền quốc gia được thể hiện ở hai khía cạnh:
Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền
Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền gắn với ổn định giá cả hàng hoá và kiểmsoát lạm phát
Thứ nhất, ổn định giá cả hàng hoá có nghĩa là giá cả nội địa không tăng,giảm đột biến với tỷ lệ lớn Giá ổn định hay không được thể hiện qua chỉ số giá tiêudùng – CPI9 và chỉ số giá sản xuất - PPI10 nhưng phổ biến là sử dụng CPI để đánhgiá mức ổn định của giá cả Nếu CPI tăng bình quân hàng năm khoảng dưới 10% thìđược coi là ổn định
Thứ hai, kiểm soát lạm phát Lạm phát là sự gia tăng giá cả trung bình theothời gian Lạm phát tác động đến nền kinh tế - xã hội theo cả hai hướng tích cực vàtiêu cực Khi lạm phát gia tăng, sẽ gây tình trạng khan hiếm hàng hoá giả tạo, giảmsức mua thực tế của dân chúng; do đó, đời sống của người lao động sẽ khó khăn.Tuy nhiên, với một tỷ lệ vừa phải11 thì lạm phát lại là yếu tố tăng trưởng kinh tế Dovậy, cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sáchkiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó
Tóm lại, ổn định giá cả hàng hoá, kiểm soát lạm phát để từ đó tạo điều kiệncho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động… là trách nhiệmcủa Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền
Mục tiêu này đạt được khi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền quốc gia với cácngoại tệ được ổn định Vì một sự biến đổi của tỷ giá hối đối sẽ tác động đến hoạtđộng kinh tế trong nước, đặc biệt là hoạt động xuất - nhập khẩu
Thật vậy, khi tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng tiền quốc gia tăng giá so vớiđồng ngoại tệ) sẽ có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vìlúc này hàng xuất khẩu đắt lên, khó bán cho nước ngoài Điều này sẽ gây bất lợi cho
9 CPI là viết tắt của Consumer Price Index, đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn.
10 PPI là viết tắt của Production Price Index, đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá
bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu.
11 Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10%/năm.
Trang 14những cuộc dịch chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước Ngược lại, khi tỷgiá hối đoái cao (đồng tiền quốc gia có giá trị thấp so với ngoại tệ) sẽ gây khó khăncho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì hàng xuất khẩu rẻ đi Việc nhập khẩukhó khăn làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà sự sản xuất phụ thuộc vào nguồnnguyên liệu ngoại nhập
Như vậy, một tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều xuất hiện những tác động kép:tích cực và tiêu cực Do đó, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là thông qua việcđiều hành chính sách tiền tệ quốc gia, giữ cho tỷ giá hối đoái ít biến động, từ đó ổnđịnh giá trị đối ngoại của đồng tiền
1.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng ổn định là yêu cầu phát triển kinh tế đốivới mỗi quốc gia và là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự ổnđịnh của tiền tệ Ngược lại, tiền tệ ổn định thì tăng trưởng kinh tế mới bền vững
Nền kinh tế tăng trưởng thật sự khi tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)lớn hơn nhịp độ tăng dân số Chính sách tiền tệ quốc gia phải đảm bảo sự tăng lêncủa GDP thực tế Quá trình thực hiện tăng hay giảm tiền cung ứng có ảnh hưởng rấtlớn đến thực trạng nền kinh tế, vì thế một trong những mục tiêu của chính sách tiềntệ quốc gia là tăng trưởng kinh tế
1.1.2.3 Tạo công ăn việc làm
Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hoá thì thấtnghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra Do vậy, tạo công ăn việc làm là một yêucầu bức thiết và thường trực của các quốc gia
Việc làm tăng hay giảm, nhiều hay ít, nói chung phụ thuộc vào tình hình tăngtrưởng kinh tế Khi nền kinh tế phát triển thì việc làm được tạo ra nhiều hơn, thấtnghiệp giảm, và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm giảm, thấtnghiệp tăng Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kếtquả của cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm
Những phân tích trên cho thấy vai trò của Ngân hàng Nhà nước khi thực hiệnmục tiêu này là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư,mở rộng sản xuất – kinh doanh, nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định, vữngchắc để khống chế tỷ lệ thất nghiệp và tạo công ăn việc làm
1.1.2.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu
Trang 15Giữa các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ lẫnnhau Cụ thể, khi kiềm chế được lạm phát thì tăng trưởng chậm lại dẫn đến suythoái, thất nghiệp cao Khi mở rộng đầu tư thì công ăn việc làm được tốt hơn nhưngkhó kiềm chế lạm phát Thông thường, mối quan hệ giữa lạm phát, thất nghiệp vàtăng trưởng diễn ra như sau:
Lạm phát ở mức cao sẽ làm cho nền kinh tế phát triển quá “nóng”, khó tránhkhỏi lâm vào tình trạng khủng hoảng ngay sau đó Một khi khủng hoảng xảy ra thìtăng trưởng kinh tế chậm lại, dẫn đến thất nghiệp tăng
Khi giảm được lạm phát và giữ lạm phát ở mức độ vừa phải thì nền kinh tế
ổn định và có tăng trưởng Có nghĩa là, nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và tạođược công ăn việc làm Tuy nhiên, khi lạm phát giảm thì sản xuất và lưu thông sẽ bịđình trệ, đầu tư giảm sút Kết quả là nền kinh tế lâm vào tình trạng thất nghiệp tăng,tăng trưởng kém
Rõ ràng, với việc quản lý một đối tượng có tính chất nhạy cảm cao như tiềntệ, thì việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhànước để đạt các mục tiêu trên không phải là dễ dàng Vấn đề đặt ra là chính sáchtiền tệ quốc gia phải tìm được các giải pháp dung hoà các mục tiêu trong từng giaiđoạn cụ thể, để vừa kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng và đạt được tỷlệ việc làm cao
1.1.3 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chínhsách ngân sách Hai công cụ chính của chính sách tài khoá là chi tiêu của Chính phủ
và hệ thống thuế
Theo như phân tích ở phần 1.1.2, có thể nói mục tiêu chính của chính sáchtiền tệ quốc gia là ổn định tiền tệ, vì ổn định tiền tệ thì tăng trưởng kinh tế, tăngtrưởng kinh tế thì tạo ra công ăn việc làm Mà ổn định tiền tệ gắn chặt với thu chingân sách và tín dụng Do đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện được ổn định tiềntệ thực sự khi chính sách tài khoá của Chính phủ theo đuổi mục tiêu cân bằng ngânsách Một chính sách tài khoá bành trướng dựa trên sự thâm hụt ngân sách12 xét về
12 Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của Chính phủ lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi thì tình trạng này được gọi là thặng dư ngân sách Thu của Chính phủ không bao gồm khoản đi vay Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
Trang 16trung, dài hạn đều ảnh hưởng xấu đến mục tiêu ổn định tiền tệ của chính sách tiền tệquốc gia.
Thật vậy, khi ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ có ba sự lựa chọn:
Một là, vay Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại bằng cách pháthành trái phiếu và được Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại mua Rõ ràng,khi Chính phủ vay như vậy sẽ làm tăng tổng lượng tiền tệ Điều này gây bất lợi chomục tiêu ổn định tiền tệ
Hai là, Chính phủ vay của của các tổ chức phi ngân hàng và dân cư bằngcách phát hành trái phiếu Dĩ nhiên trong trường hợp này, lãi suất trên thị trường tíndụng bị tác động, mà lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định tiền tệ củachính sách tiền tệ
Ba là, vay các Chính phủ khác Điều này lại càng không đảm bảo ổn địnhtiền tệ Vì để trả nợ nước ngoài, Chính phủ buộc phải tăng xuất khẩu làm ảnh hưởngđến cân đối tiền - hàng trong nước, dẫn đến bất ổn về tiền tệ
Như vậy, chính sách tiền tệ quốc gia dễ dàng đạt được các mục tiêu hơn khichính sách tài khoá vận hành theo hướng cân bằng ngân sách
1.2 Hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia
1.2.1 Tái cấp vốn
1.2.1.1 Khái niệm
Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2010 thì: “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm
cung ứng vốn ngắn hạn 13 và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b Chiết khấu 14 giấy tờ có giá;
c Các hình thức tái cấp vốn khác.”
13 Theo khoản 7 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì: “Giao dịch ngắn hạn là giao dịch có
kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá”.
14 Theo quy định tại khoản 19, 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì:
- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Trang 17Căn cứ vào quy định trên, ta có thể hiểu, tái cấp vốn là việc Ngân hàng Nhànước cho các tổ chức tín dụng vay trên cơ sở chứng từ có giá Các giấy tờ có giánày phải là các chứng từ có chất lượng, tức phải thoả mãn những điều kiện: hợppháp, hợp lệ, đảm bảo an toàn Tái cấp vốn bao gồm hai hình thức chính:
Một là, cho vay tái chiết khấu: Ngân hàng Nhà nước nhận các chứng từ có
giá mà các tổ chức tín dụng đã chiết khấu trên thị trường thứ cấp Cụ thể là, khi cầntiền, tổ chức tín dụng dùng các giấy tờ có giá mà họ đã nhận chiết khấu và chưa đếnhạn thanh toán, bán lại các khoản sẽ thu cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiềnmặt và bớt lại cho Ngân hàng Nhà nước một khoản Khoản lời mà Ngân hàng Nhànước nhận được là lãi suất tái chiết khấu Đi kèm với lãi suất tái chiết khấu thì Ngânhàng Nhà nước còn quy định hạn mức tái chiết khấu, tức là quy định mức cho vaytối đa trên cơ sở lãi suất đã quy định
Hai là, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá: là hình thức cho
vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở giấy tờ có giáthuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ15 Căn cứ trên tổngmệnh giá các giấy tờ có giá làm đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho vay theo tỷlệ nhất định tuỳ theo sự quản lý của Nhà nước
Ngoài ra, đối với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước còn táicấp vốn bằng cách cung ứng vốn vay ngắn hạn bổ sung và vốn vay để thanh toán.Vốn vay ngắn hạn bổ sung là hình thức các ngân hàng thương mại xin vay vốn bổsung ngắn hạn của mình Trong hình thức này, các ngân hàng chỉ được vay khi cònhạn mức tín dụng Còn vốn vay để thanh toán là nguồn vốn mà ngân hàng thươngmại vay từ Ngân hàng Nhà nước để thực hiện công tác thanh toán giữa các ngânhàng nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tái cấp vốn là phươngpháp mà qua đó Ngân hàng Nhà nước cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việccấp tín dụng ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng bằng hai hình thức chính là cho vaytái chiết khấu và cho vay có bảo đảm Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng thươngmại, Ngân hàng Nhà nước còn tái cấp vốn bằng cách cung ứng vốn vay ngắn hạn bổsung và vốn vay để thanh toán
15 Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2011/TT-NHNN ngày 18 tháng 8 năm 2011 quy định việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng.
Trang 18Liên quan đến công cụ tái cấp vốn, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhậnthấy không có sự thống nhất trong việc dùng thuật ngữ đối với công cụ này Nhiềugiáo trình, khi liệt kê các công cụ của chính sách tiền tệ, các tác giả không đề cập
đến tái cấp vốn mà trình bày công cụ chính sách tái chiết khấu16 Hoặc có tác giảđồng nhất tái cấp vốn là chiết khấu, tái chiết khấu17 Hay có tác giả trình bày côngcụ lãi suất có nội hàm như tái cấp vốn18
Có nghĩa là, theo những tài liệu mà tác giả nghiên cứu, liên quan đến công cụtái cấp vốn có hai quan điểm: một là, đồng nhất tái cấp vốn là tái chiết khấu; hai là,tái cấp vốn là một phần của công cụ lãi suất Vấn đề này có thể được lý giải nhưsau:
Đầu tiên, đối với việc đồng nhất tái cấp vốn là tái chiết khấu Theo như kháiniệm tái cấp vốn được trình bày ở trên, ta thấy, tái cấp vốn là việc Ngân hàng Nhànước cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng bằng hai hình thức chính là cho vay táichiết khấu và cho vay có bảo đảm, tức là tái chiết khấu là một hình thức của tái cấpvốn Trên thực tế, các tổ chức tín dụng xin tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước chủyếu bằng hình thức tái chiết khấu19 Có lẽ, vì hai nguyên nhân trên nên một số tácgiả đồng nhất tái cấp vốn là tái chiết khấu
Tiếp theo, đối với việc trình bày tái cấp vốn là một phần của công cụ lãi suất.Khi tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước được hưởng một
“khoản lời”, đó là lãi suất Vì lý do này nên có tác giả cho rằng tái cấp vốn là mộtphần của công cụ lãi suất Tuy nhiên, nếu khẳng định tái cấp vốn là một phần củacông cụ lãi suất thì sẽ không thấy được bản chất của tái cấp vốn là việc Ngân hàngNhà nước “tiếp vốn” cho các tổ chức tín dụng Mặt khác, sẽ là bất hợp lý nếu quykết những vấn đề có yếu tố liên quan đến lãi suất thuộc công cụ lãi suất; vì nghiệpvụ thị trường mở cũng có đề cập đến lãi suất, nhưng rõ ràng, không thể nói nghiệpvụ thị trường mở là một phần của công cụ lãi suất
16 Học viện Ngân hàng (2000), Ngân hàng Trung ương, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr177; Học viện Ngân hàng (2008), Tiền tệ – Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr341…
17 Học viện Ngân hàng – Phân viện Tp.Hồ Chí Minh (2003), Lý thuyết Tiền tệ - Ngân hàng, In tại Học viện
Ngân hàng – Phân viện Tp.Hồ Chí Minh, tr132 nêu khái niệm tái cấp vốn: “Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại qua nhiều hình thức, thông dụng nhất là tái cấp vốn dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu.”.
18 Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB Tổng hợp TPHCM, tr303.
19 http://www.wattpad.com/769817-qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-t%C3%A0i-s%E1%BA%A3n-ngu
%E1%BB%93n-v%E1%BB%91n-c%E1%BB%A7a-nhtm?p=5
Trang 19Tóm lại, vì tái chiết khấu là một hình thức của tái cấp vốn và trên thực tế, táicấp vốn bằng hình thức tái chiết khấu là chủ yếu nên có tác giả cho rằng tái cấp vốn
là tái chiết khấu Còn việc trình bày tái cấp vốn là một phần của công cụ lãi suất là
do tái cấp vốn có liên quan đến lãi suất; tuy nhiên, việc trình bày này là bất hợp lý
và làm mất bản chất của tái cấp vốn Yêu cầu đặt ra là cần thống nhất việc sử dụngthuật ngữ chỉ công cụ tái cấp vốn, vì việc thống nhất này không những góp phần tạo
ra sự nhất quán giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng mà còn phát huy mặttích cực của công cụ tái cấp vốn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
1.2.1.2 Ưu, nhược điểm của tái cấp vốn
a Ưu điểm
Như đã phân tích, tái cấp vốn là công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước chủ độngthực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt Vì tái cấp vốn là việc Ngân hàngNhà nước cho các tổ chức tín dụng vay tiền nên khi thực hiện chính sách tiền tệ thắtchặt, tức là thu hẹp tiền trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng lãi suất táicấp vốn Khi đó, các tổ chức tín dụng sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt cơhội cho vay Do việc đi vay khó khăn nên số lượng người vay tiền giảm, dẫn đếngiảm bớt tiền trong lưu thông
Ngược lại, nếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tức là cung ứng tiền vàolưu thông, Ngân hàng Nhà nước hạ thấp lãi suất tái cấp vốn; tổ chức tín dụng trongtrường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay dẫn đếnnhu cầu vay gia tăng Vì vay tiền dễ dàng nên sẽ có nhiều người vay tiền, dẫn đếntăng lượng tiền trong lưu thông
b Nhược điểm
Rõ ràng, Ngân hàng Nhà nước có quyền thay đổi lãi suất tái cấp vốn đểkhuyến khích hay không khuyến khích việc vay tiền của các tổ chức tín dụng; tuy
nhiên, “có thể dắt con ngựa ra bể nước nhưng không thể bắt nó uống nước”, có
nghĩa là, Ngân hàng Nhà nước không thể bắt buộc các tổ chức tín dụng vay vốn.Hay nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước phụ thuộc vào nhu cầu vay của các tổchức tín dụng khi sử dụng công cụ này
Như vậy, tái cấp vốn có ưu điểm là giúp Ngân hàng Nhà nước chủ động thựchiện chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt, bằng cách khuyến khích hay khôngkhuyến khích tổ chức tín dụng vay vốn, thông qua việc tăng hay giảm lãi suất tái
Trang 20cấp vốn Tuy nhiên, nhược điểm của công cụ này là, vay hay không vay thuộcquyền quyết định của các tổ chức tín dụng.
1.2.2 Lãi suất
1.2.2.1 Khái niệm
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm mộtphần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm
này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất Hay nói cách khác, lãi suất là
giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó
Sở dĩ lãi suất được hình thành vì, đồng tiền nhận được vào ngày mai phải cógiá trị hơn đồng tiền ngày hôm nay khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ Thậtvậy, khi người cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho người vay, đồngnghĩa với việc người này chuyển giao quyền sử dụng tiền tệ hôm nay của mình với
hy vọng có được lượng tiền tệ lớn hơn vào ngày mai Tức là, sẽ không có sự chuyểnnhượng vốn nữa nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là phần lớn lên đó khôngđủ bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ
Với ý nghĩa như vậy, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cánhân trong việc hình thành tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm Lãi suất cũng ảnhhưởng đến việc phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình: nên đầu tưvào nhà xưởng máy móc hay gửi tiết kiệm Xét ở phạm vi toàn xã hội, các quyếtđịnh này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp quốc gia – cácmục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Về cơ bản, lãi suất bao gồm:
Lãi suất tiền gửi được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền.
Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi và quy mô tiềngửi Sự biến động lãi suất tiền gửi ở qui mô lớn không chỉ ảnh hưởng đến nguồnvốn của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến khối lượng tiền trong lưu thông Vìlãi suất tiền gửi tỷ lệ thuận với số lượng người gửi tiền cũng như khối lượng tiền gửinhưng tỷ lệ nghịch với khối lượng tiền trong lưu thông Nếu lãi suất tiền gửi tăng,
số lượng tiền gửi tăng, dẫn đến giảm lượng tiền trong lưu thông; và ngược lại.Chính vì vậy mà một trong những cách thức điều hành chính sách tiền tệ quốc giacủa Ngân hàng Nhà nước là tác động đến lãi suất tiền gửi
Trang 21 Lãi suất tiền vay được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải
trả cho tổ chức tín dụng Về nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân phải caohơn mức lãi suất tiền gửi bình quân Cũng như lãi suất tiền gửi, sự thay đổi lãi suấttiền vay cũng ảnh hưởng đến khối lượng tiền trong lưu thông Cụ thể, nếu lãi suấttiền vay tăng, số lượng tiền vay giảm, dẫn đến giảm lượng tiền trong lưu thông; vàngược lại Vì cơ chế này mà Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện mục tiêu nớilỏng hoặc thắt chặt cung ứng tiền bằng cách ảnh hưởng đến lãi suất tiền vay
Lãi suất tái cấp vốn áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho
các tổ chức tín dụng Lãi suất tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước ấn định căn cứvào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến độngcủa lãi suất trên thị trường tiền tệ
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho
nhau vay trên thị trường liên ngân hàng
Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng trung gian sử dụng làm cơ
sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình
Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tuỳ từng nước, nó có thể do Ngân hàng Trung ương ấn định (Nhật: là mức lãi suất cho vay thấp nhất) hoặc có thể bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của Ngân hàng mình (Mỹ, Anh, Úc); hoặc căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu, các ngân hàng khác cộng trừ biên độ dao động theo môt tỷ lệ phần trăm nhất định để hình thành lãi suất cơ bản của mình (Malaysia) Một số nước lại sử dụng lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất cơ bản (Singapore, Pháp) 20 Ở
nước ta, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn định
Tóm lại, lãi suất là giá cả của tín dụng Và theo trên, lãi suất là công cụ quantrọng để Ngân hàng Nhà nước hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.Ngân hàng Nhà nước điều hành công cụ lãi suất chặt chẽ hay mềm dẻo tuỳ thuộcvào việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ
1.2.2.2 Ưu, nhược điểm của lãi suất
20 Học viện Ngân hàng (2008), Tiền tệ – Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr77.
Trang 22a Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật của lãi suất là tác động trực tiếp, nhanh và mạnh đến khốilượng tiền trong lưu thông; do đó, Ngân hàng Nhà nước dễ dàng điều hành chínhsách tiền tệ theo hướng nới lỏng hay thắt chặt khi sử dụng công cụ này Sở dĩ nhưvậy là vì, lãi suất với tư cách là công cụ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiệnchính sách tiền tệ quốc gia có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, lãi suất do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố mang ý nghĩachủ quan, thể hiện ý chí của Ngân hàng Nhà nước (nhằm thực hiện yêu cầu củachính sách tiền tệ trong từng thời kỳ) chứ không hình thành tự do trên thị trườngtiền tệ
Thứ hai, lãi suất được công bố sẽ mang tính chất bắt buộc, các tổ chức tíndụng phải tuân thủ mà không có sự lựa chọn nào khác Nghĩa là, bất kể lãi suất đóđược xác định hợp lý với thị trường hay không, các tổ chức tín dụng cũng phải ấnđịnh lãi suất kinh doanh trong giới hạn cho phép của lãi suất Ngân hàng Nhà nướccông bố
b Nhược điểm
Hạn chế của công cụ này là, vì lãi suất được ấn định nên tính linh hoạt củathị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm Không những thế, trong trường hợp lãi suất màNgân hàng Nhà nước công bố không phù hợp với thị trường sẽ gây khó khăn chohoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như các chủ thể của nền kinh tế
Có thể nói, mặt tích cực của công cụ lãi suất có được là do Ngân hàng Nhànước có toàn quyền trong việc quy định lãi suất Tuy nhiên, chính điều này cũng lànguyên nhân tạo ra mặt hạn chế của công cụ này Do đó, để phát huy hiệu quả củacông cụ lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất trong từng giai đoạn phảigiải quyết hài hoà lợi ích kinh tế của ba chủ thể: người gửi tiền – tổ chức tín dụng –người đi vay
1.2.3 Tỷ giá hối đoái
1.2.3.1 Khái niệm
Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối quan hệ về mặt giá trị giữa hai đồngtiền Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này đượcbiểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ nước khác
Trang 23Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh
tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùngtrong nước qua biến đổi của giá cả hàng hoá Vì qua tỷ giá hối đoái, ta có thể sosánh sức mua của các đồng tiền Ngoài ra, thông qua tỷ giá, các quốc gia có thể sosánh được giá cả, lao động và giá thành sản phẩm trên thị trường quốc gia mình vớithị trường trên thế giới Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để Ngân hàng Nhànước thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Khi vận hành công cụ tỷ giá hối đoái, Ngân hàng Nhà nước có thể ấn định tỷgiá cố định hoặc thả nổi theo quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Cả hai loại tỷ giá này đều có nhược điểm cơ bản Cụ thể, cung cầu ngoại hối biếnđổi không ngừng, do vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước ấn định một mức tỷ giá cố địnhthì có nghĩa Ngân hàng Nhà nước đã vi phạm một trong những quy luật kinh tếkhách quan (quy luật cung – cầu) Còn nếu như thả nổi tỷ giá cho cung cầu ngoạihối quyết định thì sự thăng trầm của tỷ giá hối đoái là tất yếu xảy ra và kéo theo làsự thăng trầm của nền kinh tế
Vì thế, để khắc phục các nhược điểm này, pháp luật cho phép Ngân hàngNhà nước áp dụng tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiết hoặc tỷ giá thả nổi cóquản lý Tỷ giá cố định nhưng di động khi cần là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước ấnđịnh, tuỳ theo tình hình, tỷ giá có thể ấn định lại cho gần sát với tỷ giá thực tế Còntỷ giá thả nổi có quản lý là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu ngoạihối, nhưng khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp bằng các biện phápthích hợp21, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào cung cầu ngoại tệ, từ đó
có thể ổn định được tỷ giá
Như vậy, vận hành công cụ tỷ giá hối đoái, không phải là việc Ngân hàngNhà nước đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp, mà ổn định tỷ giá ở mộtmức độ nào đó được coi là hợp lý, phù hợp với điều kiện của đất nước trong từnggiai đoạn, để tác động chung cuộc của nó đối với nền kinh tế là tốt nhất
21 Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng trung ương thường dùng để can thiệp vào cung cầu ngoại tệ là sử dụng dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng cao, ngân hàng trung ương tung ngoại tệ bán, làm cho khả năng cung ngoại tệ trên thị trường tăng, tỷ giá sẽ từ từ giảm Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái sẽ từ từ tăng lên
Trang 241.2.3.2 Ưu, nhược điểm của tỷ giá hối đoái
Theo trên ta thấy, về cơ bản, cơ chế tỷ giá bao gồm: thả nổi, cố định, tỷ giá
cố định nhưng di động khi cần thiết hoặc tỷ giá thả nổi có quản lý Bản thân mỗiloại hình cơ chế tỷ giá cũng có những ưu điểm, nhược điểm riêng và vì vậy, mỗi cơchế tỷ giá phù hợp với từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế
Chẳng hạn, cơ chế tỷ giá cố định thúc đẩy thương mại và đầu tư thông quaviệc làm cho mức giá cả quốc tế dễ dự đoán hơn, giảm chi phí giao dịch và rủi rongoại hối, giảm kỳ vọng lạm phát không hợp lý ; tuy nhiên, có nhược điểm là làmmất quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ quốc gia để nhằm đối phó với những biếnđộng trong nước và bên ngoài, dễ bị hoạt động đầu cơ tấn công, đòi hỏi chi phí cơhội lớn do phải duy trì lượng khá lớn dự trữ ngoại hối
Trong khi đó, cơ chế tỷ giá thả nổi giúp tự chủ trong chính sách tiền tệ, hạnchế khả năng bị đầu cơ tấn công, hạn chế tích tụ rủi ro ngoại hối, bảo vệ được chủquyền tiền tệ và chức năng là người cho vay cuối cùng ; nhưng lại có nhược điểm
là thị trường sẽ chịu nhiều rủi ro khi tỷ giá có tính linh hoạt cao, khó dự đoán mứcgiá cả quốc tế, không khuyến khích thương mại và đầu tư trong trường hợp khảnăng can thiệp điều tiết của cơ quan quản lý tiền tệ kém, tăng tính mất ổn định củatỷ giá
Hai cơ chế tỷ giá còn lại phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm củahai cơ chế trên Tuy nhiên, áp dụng tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiết chỉ
có hiệu quả khi tình hình ngoại hối biến đổi chậm Còn khi vận hành cơ chế tỷ giáthả nổi có quản lý thì Ngân hàng Nhà nước phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủlớn để can thiệp vào cung cầu ngoại tệ khi cần thiết
22 Khoản 1 điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
Trang 25bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước có thể hạn chế hoặc nới lỏng khối tiền tệ trong lưuthông Cụ thể:
Để rút tiền khỏi lưu thông, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắtbuộc Lúc này, nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng sẽ bị thu hẹp Theo đó, khảnăng cho vay của tổ chức tín dụng cũng bị thu hẹp Vì thế, giảm lượng tiền cungứng cho nền kinh tế
Ngược lại, để tăng lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước ấn địnhmột tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức thấp hơn Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguồnvốn khả dụng của các tổ chức tín dụng Do đó, tăng lượng tiền cung ứng cho nềnkinh tế
Ở đây cần phân biệt dự trữ bắt buộc và quỹ dự phòng trong các tổ chức tíndụng Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, các tổ chức tín dụng đều tự lậpquỹ dự phòng (dự trữ) để đáp ứng các khoản chi trả, thanh toán đột xuất, phòngngừa rủi ro Khác với việc lập quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, dự trữ bắt buộc làbiện pháp mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các tổ chức tín dụng để thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tóm lại, dự trữ bắt buộc là phần vốn tiền gửi mà tổ chức tín dụng buộc phảiđưa vào dự trữ theo luật định Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là không cố định Tuỳ vào tìnhhình phát triển và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng giai đoạn màNgân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hay thấp
1.2.4.2 Ưu, nhược điểm của dự trữ bắt buộc
Sử dụng dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện mục tiêu thắtchặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách nhanh chóng Bởi lẽ, chỉ cần một sự thay đổi
Trang 26nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc tính trên tổng số dư tiền gửi bình quân ngày, mức dựtrữ thừa và lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ thay đổi và sẽ dẫn đến thay đổitheo cấp số nhân của khối lượng tiền cung ứng
b Nhược điểm
Ưu điểm của dự trữ bắt buộc trong điều tiết tiền tệ đồng thời lại là yếu tố làm
nó thiếu linh hoạt Thật vậy, với ưu điểm là Ngân hàng Nhà nước có thể thay đổi dựtrữ bắt buộc để tác động lên khối lượng tiền trong lưu thông; tuy nhiên, khi tỷ lệ dựtrữ bắt buộc thay đổi, dù là nhỏ, sẽ tác động đến vốn khả dụng của tổ chức tín dụng,
do đó, gây ra sự bất ổn định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
Ngoài ra, công cụ này còn có nhược điểm, dự trữ bắt buộc là một hình thứcthuế thu nhập vô hình đối các tổ chức tín dụng Bởi lẽ, công cụ này buộc các tổchức tín dụng phải giữ lại một phần tiền gửi mà không được sử dụng cho mục đíchsinh lời trong khi vẫn phải trả lãi cho khách hàng Sự tăng lên trong dự trữ bắt buộcđồng nghĩa với việc phải nộp thuế nhiều hơn, giảm lợi nhuận sau thuế của các tổchức tín dụng và do vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của các tổ chức tín dụng
Với những ưu điểm nêu trên, dự trữ bắt buộc được đánh giá là công cụ chủđộng và đầy quyền lực của Ngân hàng Nhà nước Vì chỉ cần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, Ngân hàng Nhà nước có thể làm tăng, giảm khối lượng tiền trong lưu thông.Tuy nhiên, công cụ này có hạn chế là, sự thay đổi dù là nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, gây ra sự bất ổn định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; vì nó tác độngđến nguồn vốn khả dụng và là một khoản thuế thu nhập vô hình của các tổ chứcnày
1.2.5 Nghiệp vụ thị trường mở
1.2.5.1 Khái niệm
Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước tham gia mua hoặcbán giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ với các tổ chức tín dụng23 Ngân hàng Nhànước sử dụng công cụ này nhằm mục đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hoàcung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của tổ chức tín dụngtại Ngân hàng Nhà nước; từ đó, tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các tổchức này
Cụ thể, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán giấy tờ có giá cho các tổ
23 Khoản 1 Điều 15 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
Trang 27chức tín dụng thì tiền gửi (dự trữ) của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước sẽgiảm xuống tương ứng với khối lượng giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước bán
ra Sự giảm sút dự trữ của tổ chức tín dụng sẽ làm giảm khả năng cho vay của tổchức tín dụng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm Ngượclại, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua giấy tờ có giá trên thị trường mở, kếtquả làm dự trữ của tổ chức tín dụng tăng lên Như vậy, khi Ngân hàng Nhà nướcthực hiện nghiệp vụ thị trường mở sẽ tác động đến dự trữ của các tổ chức tín dụng,làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng
Tóm lại, nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước mua bán cácgiấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng Thông qua hành vi mua bán này, Ngân hàngNhà nước có thể tác động trực tiếp đến nguồn vốn dự trữ các tổ chức tín dụng vàgián tiếp đến lãi suất thị trường, vì thế mà có thể ảnh hưởng đến khối lượng tiềntrong lưu thông
1.2.5.2 Ưu, nhược điểm của nghiệp vụ thị trường mở
Mặt khác, việc thay đổi lượng tiền trong lưu thông ở mức nhỏ, thì nghiệp vụthị trường mở cũng đáp ứng được thông qua việc mua hoặc bán ít GTCG Ngượclại, nếu sự thay đổi lượng tiền trong lưu thông ở mức lớn, thì nghiệp vụ thị trườngmở cũng đủ sức thực hiện được thông qua việc mua hoặc bán khối lượng GTCG lớnhơn
Bên cạnh đó, nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt Khi có một sai lầm xảy
ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước ngay lập tức
có thể đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó Ví dụ, nếu Ngân hàng Nhà nước thấyrằng cung ứng tiền tệ quá nhanh do Ngân hàng Nhà nước mua GTCG quá nhiều, thì
Trang 28Ngân hàng Nhà nước có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụbán GTCG trên thị trường.
Và điều quan trọng là, Ngân hàng Nhà nước có thể tiến hành công cụ này màkhông phụ thuộc nhu cầu của các tổ chức tín dụng
b Nhược điểm
Hạn chế lớn nhất của nghiệp vụ thị trường mở là để công cụ này phát huyhiệu quả thì phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường là cácgiấy tờ có giá phải phong phú và đa dạng Không những thế, Ngân hàng Nhà nướcphải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua,bán Bởi, khi có những yếu tố này thì việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việctác động vào lượng tiền cung ứng
Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ có tính linh hoạt cao Khi sửdụng công cụ này, Ngân hàng Nhà nước không phụ thuộc vào nhu cầu của các tổchức tín dụng Bên cạnh đó, thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá mà Ngânhàng Nhà nước có thể mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trong lưu thông và có khảnăng điều chỉnh sai lầm nếu đã bán không phù hợp hoặc đã mua không phù hợp.Tuy nhiên, khả năng phát huy hiệu quả tối đa của nghiệp vụ thị trường mở nhiều khikhông phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh
tế khác trên thị trường
Còn về phương diện pháp lý, chính sách tiền tệ quốc gia là sự thể hiện tậptrung ý chí của Nhà nước trong việc ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và
ý chí này được thể chế hoá bằng những quy định pháp luật cụ thể có giá trị bắt buộcthi hành Có nghĩa là khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia ngoài nội dung kinh tế
Trang 29còn bao hàm nhân tố pháp lý quan trọng, đó là vai trò của pháp luật, với ý nghĩa vừa
là hình thức pháp lý thể hiện chính sách tiền tệ quốc gia vừa là công cụ, phương tiệnpháp lý để thực hiện chính sách này trên thực tế
Về nguyên tắc, việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc giathuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước nhưng việc quy định cách thức pháp lý
để Ngân hàng Nhà nước vận hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách hiệu quả làthuộc thẩm quyền của Quốc hội
Điều 10 Luật NHNN 2010 quy định: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ” Vấn đề đặt ra là, cách thức
nào được sử dụng để Ngân hàng Nhà nước vận hành các công cụ này một cách hiệuquả
Theo những tài liệu mà tác giả nghiên cứu, có hai phương thức pháp lý đểNgân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ kể trên trong việc điều hành chính sáchtiền tệ quốc gia
Một là, đối với công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc thì phương thức pháp lý để
thực hiện những công cụ này là quyết định hành chính Nói cách khác, Quốc hội
cho phép Ngân hàng Nhà nước sử dụng các quyết định hành chính để gián tiếp tácđộng đến việc hình thành và thay đổi khối cung tiền tệ trong lưu thông sao cho phùhợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hội trong từng giai đoạn nhất định
Chẳng hạn, khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cần phải tăng khối cung tiền tệ tronglưu thông, nghĩa là phải đưa thêm tiền vào lưu thông thì Ngân hàng Nhà nước sẽquyết định giảm lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn để trên cơ sở đó hình thành hệthống lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên thị trường Quyết định nàykhông chỉ có tác dụng hạn chế nhu cầu gửi tiền của khách hàng ở các tổ chức tíndụng mà còn có tác dụng kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng tại các tổ chứctín dụng Nhờ thế mà Ngân hàng Nhà nước có thể cung ứng thêm tiền vào lưu thôngmột cách dễ dàng hơn thông qua việc cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tíndụng
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có thể gián tiếp làm tăng khối cung tiềntệ trong lưu thông bằng cách quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổchức tín dụng Quyết định này có tác dụng mở rộng khả năng về vốn để tổ chức tín
Trang 30dụng tăng cường năng lực cấp tín dụng cho khách hàng Bởi vì, khi Ngân hàng Nhànước quyết định giảm mức dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàngNhà nước xuống một mức độ nhất định thì điều đó có nghĩa rằng phần vốn thực tế
mà tổ chức tín dụng được phép đưa vào kinh doanh sẽ tăng lên Hành động nàyđồng nghĩa với việc khuyếch trương tín dụng và nới lỏng khối cung tiền tệ trong lưuthông
Ngược lại, trong trường hợp cần đẩy lùi lạm phát, nghĩa là phải giảm khốicung tiền tệ trong lưu thông thì Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định tăng lãi suất cơ
bản và lãi suất tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với các tổ chức tín dụng Bằng các quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã báohiệu rằng sẽ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt đối với nền kinh tế và xã hội, nhằmmục tiêu kiềm chế lạm phát
Hai là, đối với công cụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở hay sự can thiệp
trên thị trường ngoại hối thì phương thức pháp lý để thực hiện các công cụ này là
hợp đồng Nói cách khác, hợp đồng chính là phương tiện pháp lý để Ngân hàng Nhà
nước thực hiện việc đưa thêm tiền vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thôngvới mục tiêu điều hoà lưu thông tiền tệ
Chẳng hạn, khi cần thiết phải đưa thêm tiền vào lưu thông với mục đích làmtăng khối cung tiền tệ nhằm khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát thì Ngân
hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức tín dụng
hoặc mua vào các giấy tờ có giá và ngoại hối bằng tiền dự trữ phát hành Ngược lại,trong trường hợp cần phải rút bớt tiền khỏi lưu thông với mục tiêu đẩy lùi tình trạnglạm phát thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động bán ra các loại giấy tờ có giá ngắnhạn mình đang sở hữu trên thị trường tiền tệ Ngoài ra, trong trường hợp này, Ngânhàng Nhà nước còn có thể sử dụng cơ chế hợp đồng để bán ra các loại ngoại hốitrên thị trường ngoại hối nhằm can thiệp kịp thời đối với sức mua của đồng nội tệ
Tất cả những hành vi nói trên của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông
qua các hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước với khách hàng (ví dụ, hợp đồng tái
cấp vốn; hợp đồng mua bán ngoại hối và các giấy tờ có giá…) Phương thức nàycho phép Ngân hàng Nhà nước có khả năng điều hoà khối cung tiền tệ một cáchkhách quan, thực tế và linh hoạt, bởi lẽ, việc đưa thêm hoặc rút bớt tiền khỏi lưuthông của Ngân hàng Nhà nước thông qua những hợp đồng như vậy hoàn toàn xuấtphát từ những đòi hỏi khách quan của thị trường
Trang 31Về phương diện lý luận, một chính sách tiền tệ quốc gia được hoạch địnhđúng đắn và thực hiện hiệu quả bao giờ cũng phụ thuộc một phần quan trọng vàophương thức pháp lý được sử dụng để thực hiện chính sách đó Hiện tại, Nhà nước
sử dụng hai phương thức pháp lý trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,
đó là quyết định hành chính và hợp đồng
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
Trang 32THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA VÀ CÁC
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật về thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 2.1.1 Pháp luật về quy trình, thẩm quyền hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia, đượchoạch định và thực thi chủ yếu yếu bởi Ngân hàng Nhà nước nhằm điều hòa khốicung tiền tệ trong lưu thông sao cho phù hợp với nhu cầu về tiền tệ của xã hội trongtừng giai đoạn nhất định24
Các văn bản pháp luật quy định về hoạch định, điều hành chính sách tiền tệquốc gia bao gồm: Luật Tổ chức Chính phủ 200125; Luật NHNN 2010; Nghị định96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của NHNN; Quyết định 58/2011/QĐ-TTg về việc thành lậphội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Quyết định 2201/QĐ-NHNNquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiềntệ
Theo đó, căn cứ vào mục tiêu kinh - xã hội mà Quốc hội và Chính phủ đề ratrong từng thời kỳ, Vụ Chính sách tiền tệ - đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN
có trách nhiệm xây dựng dự án CSTTQG để NHNN trình Chính Phủ Tiếp theo,Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét dự án CSTTQG này với sự tư vấn củaHội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để trình Quốc hội quyết định.Sau khi được Quốc hội phê quyệt, NHNN tổ chức thực hiện và có trách nhiệm điềuhành trong phạm vi đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt
Như vậy, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ được hoạchđịnh bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàngNhà nước Trong đó, Quốc hội và Chính Phủ căn cứ vào mục tiêu kinh tế xã hộitrong từng thời kỳ để phê chuẩn dự án CSTTQG NHNN là cơ quan xây dựng dự áncũng như thực hiện CSTTQG khi được phê duyệt
2.1.2 Pháp luật về các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
24 Phần 1.1.1, tr7.
25 Luật Tổ chức Chính phủ được ban hành vào ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Trang 332.1.2.1 Pháp luật về tái cấp vốn
a Đối tượng được tái cấp vốn
Tái cấp vốn vừa là công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, vừa lànghiệp vụ tín dụng có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng Thật vậy,nghiệp vụ TCV có chức năng trợ giúp cho TCTD thoát khỏi khó khăn thanh khoản
và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Có thể nói, tái cấp vốn thực chất làviệc Ngân hàng Nhà nước “tiếp vốn” cho các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, khôngphải là NHNN “tiếp vốn” cho tất cả các TCTD và “tiếp vốn” vô điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Luật NHNN 2010 thì “Tái cấp vốn là
hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng” Như vậy,
đối tượng được TCV là các TCTD, bao gồm: Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngânhàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân26 Tuy nhiên, trong phầnhoạt động cụ thể của TCTD, Luật các TCTD 2010 lại quy định phạm vi chủ thểđược TCV thu hẹp hơn khá nhiều so với Luật NHNN 2010 Cụ thể, trong các TCTD
là ngân hàng thì chỉ NHTM được TCV, trong các TCTD phi ngân hàng thì chỉ cócông ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được TCV27 Theo đó, Luật cácTCTD 2010 đã loại trừ ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, các TCTD phingân hàng không phải là công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, tổ chức tàichính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân ra khỏi đối tượng được TCV
Như đã trình bày ở phần 1.2.1.1, TCV gồm có hai hình thức chính, là chovay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG và cho vay tái chiết khấu Đối với hình thứccho vay bằng đảm bảo cầm cố GTCG, căn cứ vào Luật NHNN 2010 và Luật cácTCTD 2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18 tháng 8năm 2011 quy định về việc cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG của Ngân hàngNhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng Theo đó, TCTD được cho vaycầm cố tại NHNN là: Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dântrung ương và chi nhánh ngân hàng nước ngoài28 Với quy định này, ta thấy, đốitượng được TCV ở hình thức cho vay bằng bảo đảm cầm cố GTCG theo Thông tư17/2011/TT-NHNN không phải là tất cả TCTD như quy định ở Luật NHNN 2010;nhưng so với đối tượng được TCV theo quy định tại Luật các TCTD 2010 thì rộnghơn
26 Khoản 1 Điều 4 Luật các TCTD 2010
27 Điều 99, điểm c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112 Luật các TCTD 2010.
28 Điều 3, Thông tư 17/2011/TT-NHNN.
Trang 34Còn hình thức cho vay tái chiết khấu được quy định tại Quyết định898/2003/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 13 tháng 8 năm 2003, được sửa đổibởi Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 19 tháng 4 năm
2008 Theo đó, chỉ các TCTD là ngân hàng mới được TCV theo hình thức này Tuynhiên, đây là các văn bản hướng dẫn Luật NHNN 1997 vẫn còn hiệu lực cho đếnngày nay
Theo trên ta thấy, không phải tất cả các TCTD đều được NHNN tái cấp vốn.Tuy nhiên, cũng không phải tất cả TCTD được phép TCV từ NHNN là mặc nhiênđược TCV Các TCTD còn phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, TCTD không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trựctiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán29.Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, NHNN có thể cho TCTD bị áp dụng kiểm soátđặc biệt vay vốn; tuy nhiên, đây là hình thức cho vay đặc biệt hay còn được gọi làcho vay cứu cánh, không phải là TCV Bởi khoản vay này không có biện pháp bảođảm và cũng không thể xác định thời hạn Ngoài ra, khi cho vay cứu cánh, NHNN
có thể gặp rủi ro là không thu hồi được vốn vì TCTD đang trong tình trạng mất khảnăng chi trả Khác với khoản vay nói trên, hoạt động TCV của NHNN nhằm mụcđích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD Đây là hoạtđộng mang đầy đủ tính chất của hoạt động cấp tín dụng, đó là tính hoàn trả, thời hạnđược xác định và quan trọng nhất là NHNN được bảo đảm khả năng thu hồi nợthông qua việc nắm giữ GTCG
Thứ hai, về hạn mức tín dụng.
Hạn mức TCV được biểu hiện thông qua hạn mức chiết khấu Hạn mức chiếtkhấu được xác định theo quý, là số dư tối đa mà NHNN thực hiện chiết khấu đốivới GTCG cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý30 Hạn mức chiết khấu
do NHNN phân bổ cho các ngân hàng trong từng thời kì căn cứ vào tổng hạn mứcchiết khấu và ưu tiên đầu tư tín dụng NHNN chỉ phân bổ hạn mức chiết khấu chocác ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới NHNN đúng thờihạn (chậm nhất là vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo)
Thứ ba, về dư nợ quá hạn.
29 Khoản 1 Điều 146 Luật NHNN 2010.
30 Điều 6 Quy chế chiết khấu GTCG.
Trang 35Khi TCV dưới hình thức cho vay cầm cố thì TCTD phải đáp ứng điều kiệnkhông có dư nợ quá hạn tại NHNN vào thời điểm xin vay Nợ quá hạn là khoản nợcủa TCTD chưa thanh toán cho NHNN khi đến hạn, khoản nợ này là khoản nợ vayNHNN dưới hình thức TCV vào thời điểm trước đó Điều kiện về dư nợ quá hạn cóhai ý nghĩa lớn, một mặt nó là biện pháp trừng phạt áp dụng đối với TCTD vi phạmnghĩa vụ thanh toán với NHNN (bên cạnh việc TCTD bị áp dụng lãi suất quá hạnđối với khoản vay chưa thanh toán), mặt khác nó là điều kiện nhằm phòng ngừa rủicho khoản tín dụng mới bởi lẽ nếu TCTD đang có dư nợ quá hạn tại NHNN thì khảnăng không thanh toán được khoản vay mới này khi đến hạn là rất cao.
Thứ tư, về mục đích sử dụng khoản vay.
Đối với hình thức cho vay cầm cố, khi đề nghị NHNN cho vay, TCTD phảitrình bày rõ mục đích sử dụng khoản vay31 Xét dưới góc độ pháp lý, hoạt động chovay cầm cố là hoạt động cấp tín dụng, việc bên cho vay đưa ra yêu cầu về mục đích
sử dụng khoản vay là nhằm đánh giá chất lượng khoản vay và đảm bảo khả năngthu hồi khi đến hạn thanh toán
Như vậy, mặc dù Luật NHNN 2010 quy định các TCTD đều có khả năngđược TCV nhưng theo Luật các TCTD 2010 thì TCTD được TCV chỉ bao gồmTCTD là NHTM và TCTD phi ngân hàng là công ty tài chính và công ty cho thuêtài chính Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn các hình thức TCV cụ thể của NHNN thì,TCTD được cho vay cầm cố tại NHNN là: Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, quỹtín dụng nhân dân trung ương và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; TCTD là ngânhàng mới được TCV theo hình thức chiết khấu, tái chiết khấu GTCG Bên cạnh đó,
để được TCV, các TCTD còn phải đáp ứng các điều kiện về hạn mức tín dụng, dưnợ quá hạn, mục đích sử dụng khoản vay, phải tạm thời thiếu hụt khả năng thanhkhoản và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
Trang 36Căn cứ vào thời gian chiết khấu, các ngân hàng có thể được NHNN chiếtkhấu GTCG bằng hai hình thức32 là: Chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của GTCG
và chiết khấu có kì hạn
Hình thức chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của GTCG là hình thức màNHNN mua hẳn GTCG của các ngân hàng theo giá chiết khấu Theo đó, NHNN sẽthanh toán tiền mua lại GTCG cho ngân hàng được chiết khấu sau khi trừ đi lợi tứcchiết khấu Sau khi ngân hàng chuyển giao GTCG cho NHNN thì NHNN xác lậpquyền sở hữu GTCG cho đến hết thời gian còn lại của GTCG Khi hết thời hạn này,NHNN sẽ xuất trình GTCG để đòi thanh toán từ tổ chức có nghĩa vụ thanh toán trênGTCG
Hình thức chiết khấu có kì hạn là hình thức mà NHNN chiết khấu kèm theoyêu cầu ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ GTCG sau một thời gian nhất định Kìhạn chiết khấu luôn ngắn hơn thời gian còn lại của GTCG và tối đa là 91 ngày Kểtừ thời điểm chuyển giao GTCG cho NHNN thì quyền sở hữu GTCG được xác lậpcho NHNN Sau khi kết thúc kì hạn chiết khấu, ngân hàng mua lại GTCG theo camkết và nhận lại GTCG từ NHNN Trong trường hợp kết thúc thời hạn chiết khấu màngân hàng không mua lại GTCG theo cam kết trước đó thì NHNN sẽ trích tiền gửicủa ngân hàng tại NHNN để thanh toán Nếu tài khoản của ngân hàng tại Ngân hàngNhà nước không đủ thì NHNN sẽ chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và ngânhàng đó phải chịu lãi suất quá hạn bằng 200% lãi suất chiết khấu hoặc bán cácGTCG trên thị trường tiền tệ để thanh toán cho NHNN33 Tuy nhiên, theo hướngdẫn nghiệp vụ chiết khấu của NHNN thì lãi suất quá hạn sẽ là 150%, đồng thờiNHNN sẽ xem xét bán các GTCG trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền cònthiếu34
Thứ hai, về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.
Căn cứ vào thứ tự ưu tiên của GTCG, hoạt động cho vay cầm cố gồm haihình thức là: Cho vay cầm cố GTCG cấp 1 và cho vay cầm cố GTCG cấp 2
32 Điều 4 Quy chế chiết khấu GTCG.
33 Khoản 2 Điều 13 Quy chế chiết khấu GTCG
34 http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/
lY_LDoIwFES_xS_ogKXAsvLoQyIiEpEN6cIYjIAL4_eLLI2gzl1Ozs0ZUpHhOvNozube9J25kpJUrEZIfTd 2KERsu1DpLspyHtq5xYb-yOpAcEndBBA6C6CEzj26sgA4f9GpDH0oT6-TvbVdaoFf6InejtgX-vDaOu8- fpgIxxv_wX7GYPSbNaRkI_v2RG5tUZRo1IXyxROQsK-W/dl3/d3/
L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQ0OTdGNTQwR0YyNzBJT1JFUVNBRDJTSDM!/
Trang 37Thứ tự ưu tiên của GTCG có vai trò quyết định giá trị khoản vay dựa trên tỷlệ giữa giá trị của GTCG so với giá trị khoản vay do NHNN quy định Theo đó, đốivới GTCG cấp 1, bao gồm: Tín phiếu NHNN, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếuđược Chính phủ bảo lãnh thì giá trị của GTCG tối thiểu bằng 105% số tiền vay;GTCG cấp 2 là Trái phiếu chính quyền địa phương có giá trị tối thiểu bằng 120% sốtiền vay35.
Theo trên ta thấy, tái cấp vốn có hai hình thức chính là: Chiết khấu GTCG vàcho vay cầm cố bằng GTCG Cả hai hình thức này đều có liên quan đến GTCG.Tuy nhiên, không phải tất cả các GTCG đều được NHNN đồng ý sử dụng trong cácgiao dịch của TCV Để được sử dụng vào giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm
cố GTCG, chiết khấu, tái chiết khấu GTCG thì giấy tờ có giá phải đáp ứng các điềukiện sau đây:
Một là, về loại giấy tờ có giá
Quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 11/2010/QĐ-NHNN do Thống đốcNHNN ban hành ngày 06 tháng 1 năm 2010 về danh mục GTCG được sử dụngtrong giao dịch với NHNN thì các GTCG được sử dụng trong giao dịch với NHNNbao gồm:
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Trái phiếu Chính phủ, bao gồm tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc,trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ
do Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm trái phiếu do Ngân hàngPhát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trịgốc, lãi khi đến hạn, trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành đượcChính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn
Trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội UBNDthành phố Hồ Chí Minh phát hành
Hai là, về khả năng chuyển nhượng.
NHNN quy định GTCG được sử dụng trong giao dịch với NHNN phải cókhả năng chuyển nhượng36, điều kiện này có ý nghĩa đảm bảo khả năng thu hồi
35 Điều 3, Quyết định 11/2010/QĐ-NHNN.
36 Điểm 2 khoản 2 Điều 5 Quy chế chiết khấu GTCG, điểm a khoản 1 Điều 8 TT 17/2011/TT-NHNN.
Trang 38khoản vay cho NHNN trong trường hợp NHNN phải áp dụng các biện pháp thu hồinợ bắt buộc Một trong các biện pháp thu hồi nợ bắt buộc đó là bán các GTCG màNHNN đã nhận chuyển giao từ TCTD hoặc thanh toán với người phát hành GTCG.Khi TCTD vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì NHNN sẽ trở thành người thụ hưởnghợp pháp với đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu đối với GTCG Vì vậy, NHNNhoàn toàn có quyền nhận thanh toán từ người phát hành GTCG khi đến hạn hoặcchuyển nhượng các GTCG còn thời hạn thanh toán trên thị trường tiền tệ Các biệnpháp này chỉ có thể thực hiện đối với GTCG có khả năng chuyển nhượng, nó đảmbảo cho người nhận chuyển nhượng (tức NHNN hoặc người nhận chuyển nhượngtừ NHNN) được thanh toán bởi người phát hành khi đến hạn.
Ba là, về thời hạn còn lại của giấy tờ có giá.
Điều kiện về thời hạn còn lại của GTCG được xác định tùy theo từng hìnhthức TCV Đối với hình thức chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG thì thờihạn còn lại của GTCG tối đa là 91 ngày Nếu chiết khấu có kì hạn thì thời hạn cònlại phải dài hơn thời hạn được NHNN chiết khấu Thời hạn còn lại của GTCG khiTCV dưới hình thức cho vay cầm cố phải dài hơn hoặc bằng thời gian vay37
Trong các hình thức TCV, hình thức cho vay cầm cố qua đêm trong thanhtoán điện tử liên ngân hàng có thời gian TCV ngắn nhất GTCG dùng làm tài sảncầm cố trong hoạt động cho vay qua đêm của NHNN có thời hạn còn lại tối thiểu là
10 ngày đối với Trái phiếu Chính phủ và 30 ngày đối với Trái phiếu chính quyềnđịa phương38
c Lãi suất tái cấp vốn.
Trong hoạt động TCV, NHNN công bố hai loại lãi suất là lãi suất chiết khấuGTCG và lãi suất TCV Mặc dù có sự tách biệt thành hai loại lãi suất nhưng lãi suấtchiết khấu cũng là lãi suất TCV, chỉ khác biệt ở chỗ lãi suất chiết khấu chỉ áp dụngkhi TCV dưới hình thức chiết khấu GTCG còn lãi suất TCV được áp dụng cho cáchình thức TCV còn lại Theo đó: Lãi suất chiết khấu GTCG là lãi suất NHNN ápdụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu GTCG39 Lãi suất cho vaycho vay cầm cố là lãi suất TCV mà NHNN áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cốđối với các ngân hàng40
37 Điểm a, b khoản 2 Điều 5 Quy chế chiết khấu GTCG, điểm c khoản 1 Điều 8 TT 17/2011/TT-NHNN.
38 Khoản 2 Điều 2, điểm b khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2007/QĐ-NHNN về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2007.
39 Điều 3 Quy chế chiết khấu GTCG.
40 Khoản 3 Điều 2 TT 17/2011/TT-NHNN.
Trang 39d Trình tự, thủ tục tái cấp vốn.
Quy trình TCV được quy định theo các hình thức TCV cụ thể Tuy nhiên xéthai hình thức TCV chính là chiết khấu GTCG và cho vay cầm cố, quy trình TCV cóđiểm chung gồm năm bước Đó là:
Bước 1: Lập và gửi Hồ sơ đề nghị TCV cho NHNN
Bước 2: NHNN quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận TCV và gửithông báo cho TCTD
Bước 3: TCTD chuyển giao GTCG cho NHNN
Bước 4: NHNN và TCTD kí hợp đồng TCV
Bước 5: TCTD nhận thanh toán từ NHNN
Ngoài năm bước trên, ở mỗi hình thức TCV cụ thể còn phải thực hiện cácthủ tục khác nhau để được NHNN TCV Đối với hình thức chiết khấu GTCG,TCTD phải được NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu Khi nhận được thông báochấp nhận chiết khấu từ NHNN, TCTD phải thực hiện xác thực Thông báo chấpnhận chiết khấu đồng thời lập và gửi Giấy cam kết mua lại GTCG (trường hợp chiếtkhấu có kì hạn) Sau khi kết thúc kì hạn đó TCTD phải mua lại GTCG theo cam kết,NHNN sẽ hoàn trả GTCG cho TCTD Đối với hình thức cho vay cầm cố, khi kếtthúc thời hạn cho vay, TCTD thanh toán tiền vay cho NHNN, NHNN hoàn trảGTCG cho TCTD
TCTD có thể lựa chọn giao dịch gián tiếp qua hệ thống nối mạng vi tính vớiNHNN hoặc giao dịch trực tiếp với NHNN Nếu lựa chọn phương thức giao dịchtrực tiếp thì các TCTD có trụ sở chính ở Hà Nội giao dịch với Sở giao dịch NHNN,các TCTD khác có thể giao dịch với Sở giao dịch NHNN hoặc NHNN chi nhánhtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp NHNN chi nhánh đượcThống đốc NHNN ủy quyền
Như vậy, pháp luật về hoạt động TCV đã xác lập khung pháp lý khá hoàn
chỉnh cho các bên trong quan hệ TCV Việc phân tích các quy định pháp luật về chủthể tham gia giao dịch, loại GTCG, điều kiện về hạn mức tín dụng, quy trình thựchiện TCV, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch và các điều kiện khác
đã đảm bảo an toàn cho hoạt động TCV, tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tham giahoạt động này Dựa trên cơ sở pháp lý đó, TCV đã phát huy được chức năng trợ