LỜI MỞ ĐẦUỞ Việt Nam, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tàichính và ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước NHNN là cơ quan chủ chốt, thiết kếvà vận hành các công cụ Chính sách
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM THÁNG 1 MÔN LUẬT NGÂN HÀNG
Nhóm : 02 Lớp : N02 Trường: Đại học Luật Hà Nội
ĐỀ BÀI
Sự vận hành các biện pháp, công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước.
HÀ NỘI 08/2011
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tài chính và ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan chủ chốt, thiết kế
và vận hành các công cụ Chính sách tiền tệ (CSTT) phục vụ cho mục tiêu điều tiết vĩ mô trong từng thời kỳ Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước đã chỉ
ra rằng, mỗi bước thăng trầm của nền kinh tế đều có nguyên nhân sâu xa gắn liền với CSTT và hoạt động của hệ thống ngân hàng Do vậy, pháp luật phải quy định hết sức chặt chẽ về cơ chế hoạt động của NHNN trong việc thực hiện CSTT quốc gia nhằm tránh các ảnh hưởng bất lợi của chính sách tiền tệ đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội Nhằm góp phần tìm hiểu và đem lại những kiến thức sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng em xin lựa chọn đề tài bài tập
nhóm số 11 “Sự vận hành các biện pháp, công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia của Ngân hàng Nhà nước”.
NỘI DUNG
I Những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ quốc gia.
1 Khái niệm.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật NHNN Việt Nam 2010 thì:
“Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm hai chính sách chủ yếu:
- Chính sách tiền tệ mở rộng: cung ứng thêm tiền, khuyến khích đầu tư,
mở rộng sản xuất , chống suy thoái
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế , kiềm chế lạm phát
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô mà ở đó vai trò của NHNN được khẳng định Thông qua các công cụ, biện pháp, NHNN tiến hành việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra
2 Vị trí của chính sách tiền tệ.
CSTT là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô mà Nhà nước sử dụng CSTT có tác động trực tiếp đến
Trang 3lĩnh vực lưu thông tiền tệ và từ đó tác động đến nền kinh tế Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại đế phát huy hơn nữa vai trò của mình
Đối với NHNN thì việc hoạch định và thực thi CSTT là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho CSTT quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn
3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Các mục tiêu của CSTT rất đa dạng như kiểm soát lạm phát, ổn định giá
cả, tạo công ăn việc làm (giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái
Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong khi
đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn của CSTT Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sẽ có một tỷ lệ lạm phát phù hợp Thông thường để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả NHNN áp dụng CSTT thắt chặt Bên cạnh đó còn hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Để thực hiện hai mục tiêu này thì NHNN thường thực hiện CSTT mở rộng
Như vậy, xét cả ba mục tiêu thì ta thấy mục tiêu giảm lạm phát, bình ổn giá cả mâu thuẫn với hai mục tiêu còn lại trong ngắn hạn Bởi vì để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát, ổn định giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện được hai mục tiêu còn lại Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu thuẫn với nhau Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn
và dài hạn
NHNN đặt ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực phát triển kinh tế, có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp NHNN không thể đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạn và thường thì NHNN theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn
4 Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Trang 4Công cụ thực hiện CSTT là các hoạt động được thực hiện bởi NHNN nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất thị trường, để từ đó đạt được các mục tiêu của CSTT quốc gia Do đó, việc sử dụng công cụ, hình thức để thực hiện CSTT quốc gia rất quan trọng
Để đạt được mục tiêu mà CSTT quốc gia đề ra, NHNN sử dụng một số công cụ để tác động vào lượng tiền cung ứng và các chỉ tiêu khác (Điều 10 Luật NHNN Việt Nam 2010) đó là: Tái cấp vốn; Lãi suất; Dự trữ bắt buộc; Tỷ giá hối đoái; Nghiệp vụ thị trường mở thông qua hai biện pháp là biện pháp kinh tế
và biện pháp hành chính
II Sự vận hành các biện pháp thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước
NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thông qua hai biện pháp, đó là: biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính
1 Biện pháp kinh tế.
Biện pháp kinh tế là biện pháp mà các chủ thể quản lý sử dụng các đòn bẩy kinh tế và các lợi ích kinh tế nhằm điều chỉnh các đối tượng quản lý theo ý chí của chủ thể quản lý
Trong việc thực hiện CSTT quốc gia của NHNN, biện pháp kinh tế là biện pháp được thực hiện thông qua cơ chế pháp lí là các hợp đồng, dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa NHNN với khách hàng; ví dụ như hợp đồng tái cấp vốn, hợp đồng mua bán các giấy tờ có giá… Như vậy, biện pháp kinh tế được sử dụng với hai công cụ: Tái cấp vốn và Nghiệp vụ thị trường mở Như các loại hợp đồng khác, các hợp đồng trong biện pháp này được duy trì trên cơ sở lợi ích của cả hai phía, biện pháp kinh tế mang đặc trưng là tính mềm dẻo, tôn trọng sự
tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể, đảm bảo thi hành bằng sự thiện chí cũng như mục đích lợi ích từ các phía Biện pháp này không mang tính bắt buộc như biện pháp hành chính Tính linh hoạt, thi hành ngay của biện pháp này được thúc đẩy qua cơ chế lợi ích Khi giao kết các hợp đồng trước hết các tổ chức tín dụng đểu hướng đến mục đích mang lại lợi nhuận cho chính bản thân mình, vì lợi ích của bản thân mình mà tham gia giao kết hợp đồng
2 Biện pháp hành chính.
Biện pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên (hoặc các nhà chức trách) lên đối tượng và khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh, các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc nhằm đạt mục tiêu đề
Trang 5ra trong những tình huống quản lý nhất định Đặc điểm của biện pháp hành chính là tính bắt buộc và tính quyền lực
Trong CSTT, biện pháp hành chính là biện pháp mà NHNN sử dụng thông qua cơ chế pháp lí, định hướng bằng các quyết định hành chính như: quyết định tăng, giảm lãi suất cơ bản và tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng; quyết định điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ… Theo đó, có ba công cụ sử dụng biện pháp hành chính để thực thi CSTT, đó là: Công cụ lãi suất, Dự trữ bắt buộc và Tỉ giá hối đoái
Hiện nay, về cơ bản NHNN Việt Nam áp dụng khá linh hoạt cả hai biện pháp trên Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định để điều chỉnh các hoạt động đặc thù Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, mọi vấn đề đều quyết định bằng mệnh lệnh hành chính sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nên đôi khi biện pháp hành chính vẫn bị lạm dụng mà coi nhẹ biện pháp kinh tế Vai trò của biện pháp hành chính không thể phủ nhận, song việc lạm dụng các biện pháp hành chính cũng đưa đến một số hậu quả không tốt như giảm lòng tin từ phía người dân, các tổ chức tín dụng bất bình, đôi khi biện pháp quá cứng nhắc không đáp ứng được tính biến động liên tục của thị trường tiền tệ… Trong nền kinh tế thị trường, biện pháp kinh tế đang dần khẳng định ưu thế so với các biện pháp hành chính bằng tính tự nguyện, tính mềm dẻo cũng như các lợi ích mà chúng điều chỉnh (cắt)
III Sự vận hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia của Ngân hàng nhà nước.
Điều 10 Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định: “Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”.
1 Công cụ tái cấp vốn.
Theo khoản 1 Điều 11 Luật NHN Việt Nam 2010 quy định: “Tái cấp vốn
là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”
Công cụ tái cấp vốn được sử dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiêt khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
Trang 6Thông qua công cụ tái cấp vốn, NHNN thực hiện việc điều tiết lượng tiền trong lưu thông nhằm đạt được các chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời
kỳ Sự điều tiết lưu thông tiền tệ của NHNN thông qua việc sử dụng công cụ tái cấp vốn được thực hiện ở chỗ:
- Khi cần tăng thêm lượng tiền cung ứng trong lưu thông, NHNN sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn, tăng hạn mức tái cấp vốn Biện pháp này sẽ khuyến khích các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đến NHNN để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác, khối lượng tín dụng được cấp sẽ tăng lên
- Ngược lại, khi cần giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông, NHNN sẽ tăng lãi suất cấp vốn lên, làm giảm hạn mức tái cấp vốn Biện pháp này làm giảm khối lượng tín dụng, giảm nhu cầu vay vốn
Khoản 2 Điều 11 Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định ba hình thức tái cấp vốn sau đây:
Thứ nhất, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá Đây là hình
thức cho vay của NHNN dành cho TCTD là ngân hàng xin vay trên cơ sở cầm
cố các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân hàng này như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, công trái, trái phiếu…
Thứ hai, chiết khấu giấy tờ có giá Chiết khấu giấy tờ có giá của ngân
hàng là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các loại giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các loại giấy tờ có giá này đã được ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp
Thứ ba, bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn phổ biến nêu trên, hiện nay
NHNN đang áp dụng một số hình thức tái cấp vốn khác như cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ và cho vay qua đêm trong thanh toán điện
tử liên ngân hàng.
+ Khi thực hiện cho vay thanh toán bù trừ, sau khi kết thúc phiên thanh toán bù trừ tại địa phương, căn cứ vào chênh lệch thiếu giữa số tiền chuyển đi và
số tiền chuyển đến, các NHTM sẽ đề nghị NHNN cho vay bù đắp để đảm bảo thanh toán thành công Việc cho vay này không yêu cầu phải thế chấp tài sản Thời gian cho vay tối đa đến 10 ngày Lãi suất cho vay nhìn chung khá cao là 0,1-0,15%/ngày Đến năm 2003, lãi suất này được điều chỉnh còn 0,03%/ngày
+ Năm 2002, NHNN chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Theo đó, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là một hình thức tái cấp vốn của NHNN đối với các ngân hàng Đây là một hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá Mục đích của hình
Trang 7thức cho vay qua đêm là để tất toán các tài khoản thấu chi của TCTD tại thời điểm cuối ngày làm việc Hình thức cho vay qua đêm có một số đặc điểm như: thời gian giải quyết khoản vay nhanh; thời hạn cho vay rất ngắn, các khoản cho vay tối đa chỉ 02 ngày làm việc, sau đó nếu không hoàn trả thì NHNN sẽ thực hiện các biện pháp xử lý để thu hồi nợ; lãi suất cho vay cao và hiện nay 0,033%/ ngày, tức 1%/tháng, lãi suất này chỉ yếu mang tính chất trừng phạt đối với các ngân hàng, đối tượng vay vốn chỉ là các Ngân hàng thương mại có tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng
Việc thực hiện chính sách tái cấp vốn giúp cho NHNN thực hiện vai trò của mình là người cho vay cuối cùng đối với các TCTD rơi vào tình trạng khó khăn trong việc thanh toán, có thể kiểm soát được hoạt động của các TCTD
2 Công cụ lãi suất.
Khoản 1, Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định
“Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.”
Công cụ lãi suất được NHNN thực hiện dưới hình thức công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp với nhu cầu vốn trên thị thị trường (đã cắt)
Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo Điều này giúp cho NHNN thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kì (đã cắt)
Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, NHNN sẽ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa lượng tiền trong lưu thông, cân đối với khối lượng hàng hóa
Trong trường hợp thiểu phát, NHNN sẽ giảm lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn với các TCTD Giải pháp này không những có dụng mở rộng khả năng cấp tín dụng của TCTD với khách hàng mà còn góp phần giảm nhu cầu gửi tiền của các tổ chức cá nhân tại các TCTD, trên cơ sở đó hạn chế việc rút tiền ra khỏi lưu thông một cách dễ dàng
Công cụ lãi suất giúp NHNN điều chỉnh được lượng tiền cung ứng khi các công cụ khác hoạt động kém hiệu quả Song, việc quy định lãi suất cơ bản mặc nhiên triệt tiêu đi động lực cạnh tranh giữa các TCTD, làm giảm hiệu quả phân
bổ nguồn vốn trong nền kinh tế
Trang 83 Công cụ tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai
quốc gia khác nhau Theo khoản 5 Điều 6 Luật NHNN Việt Nam 2010 thì: “Tỷ
giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.”
Theo quy định tài Điều 13 Luật NHNN Việt Nam 2010 thì:
“Điều 13 Tỷ giá hối đoái
1 Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá,
cơ chế điều hành tỷ giá.”
Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện nay là không ấn định một cách cứng nhắc bằng mệnh lệnh hành chính, chênh lệch nhiều với tỷ giá thực tế giao dịch trên thị trường mà là tỷ giá thực tế hình thành khách quan trên thị trường có tổ chức và thị trường tự do Thay thế việc quản lý mang tính hành chính của NHNN bằng một cơ chế mềm dẻo hơn, ít mang tính áp đặt hơn, dựa vào công cụ kinh tế là chính nhưng không buông lỏng, thả nổi tỷ giá một cách tuỳ tiện
Hoạt động điều chỉnh tỷ giá hối đoái của NHNN được thực hiện như sau: NHNN can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt Khi thị trường dư cầu ngoại tệ, làm cho giá ngoại tệ tăng, NHNN điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái, kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường Trong thời điểm thị trường dư cung ngoại tệ, làm cho giá ngoại tệ giảm, NHNN điều chình tăng tỷ giá hối đoái, mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu
4 Công cụ dự trữ bắt buộc.
Theo Khoản 1 Điều 14 Luật NHNN Việt Nam 2010 thì: “Dự trữ bắt buộc
là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.”
Hoạt động tín dụng luôn có độ rủi ro là rất cao và việc quy định dự trữ bắt buộc với TCTD trước hết là một biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của TCTD Khi TCTD lập quỹ dự trữ bắt buộc tại NHNN thì số tiền này sẽ được gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN và do
Trang 9NHNN quản lý Số tiền dự trữ bắt buộc này, TCTD không được phép đưa vào hoạt động kinh doanh, chỉ được phép sử dụng vào mục đích chi trả nhằm giải tỏa các khoản nợ cũng như cứu vãn tổ chức tín dụng khỏi nguy cơ phá sản
Thông qua quy định về dự trữ bắt buộc này, NHNN có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong lưu thông, bình
ổn thị trường tiền tệ Vai trò này thể hiện rõ ràng nhất khi có hiện tượng lạm phát và thiểu phát
NHNN nước sẽ quyết định giảm dự trữ bắt buộc đối với các TCTD khi có hiện tượng thiểu phát Trong hoạt động này NHNN đã đẩy một lượng tiền đáng
kể từ khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng vào thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường
NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt có nghĩa là Ngân hàng sẽ quy định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hút tiền từ lưu thông vào dự trữ nhằm mục tiêu đẩy lùi lạm phát, giảm nguy cơ rủi ro đối với thị trường tiền tệ khi nền kinh
tế có hiện tượng lạm phát
5 Nghiệp vụ thị trường mở
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 thì:
“Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.”
Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHNN mua vào hoặc bán
ra giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các TCTD, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường Đối tượng của nghiệp vụ này bao gồm các tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác khi cần thiết…
Thông thường khi muốn giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông, đẩy lùi lạm phát, NHNN bán ra các giấy tờ có giá mà mình đang sở hữu ra thị trường tiền tệ với mục đích thu hồi bớt lượng tiền khỏi lưu thông, nhờ thế mà sức mua của đồng nội tệ tăng lên Ngược lại khi xảy ra tình trạng thiểu phát NHNN vào lưu thông bằng cách mua lại các giấy tờ có giá trên bằng nguồn dự trữ phát hành
III Thực trạng vận hành các biện pháp và công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước.
Trang 101 Công cụ tái cấp vốn.
Thực tế, thời gian qua, công cụ tái cấp vốn của NHNN đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ như Hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các NHTM, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng trong những năm vừa qua Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán Trường hợp NHTM cổ phần Á Châu vào tháng 10/2003 là ví dụ điển hình Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng thanh toán cho ngân hàng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, NHTM Á châu tránh được nguy cơ phá sản và từng bước phục hồi
Tuy nhiên, thực trạng cho vay tái cấp vốn vẫn còn một số hạn chế:
+ Thứ nhất, lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung – cầu vốn trên thị trường tiền tệ do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc và tách xa với lãi suất thị trường, những thay đổi lãi suất tái cấp vốn chỉ làm cho nó phù hợp với lãi suất thị trường chứ không có tác động điều tiết
+ Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD, các chức năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu CSTT, điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theo thời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ chưa được phát huy
+ Thứ ba, quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chế nhất định Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá hai ngày làm việc, nhưng đối với các ngân hàng không có trụ sở chính tại
Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới năm ngày làm việc
2 Công cụ lãi suất.
Giai đoạn 01/12/2005 đến 01/02/2008 lãi suất cơ bản luôn giữ ở mức ổn định là 8.25% / năm Đầu năm 2008, trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, lãi suất cơ bản tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm Đến