1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚIVIỆC ĐỘC QUYỀN PHÁT HÀNH TIỀN

15 288 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 145 KB

Nội dung

I.4 Nguyên nhân NHTW được độc quyền phát hành tiền Sỡ dĩ việc phát hành tiền tập trung vào NHTW là vì các lí do sau: + Các Chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền

Trang 1

Lời nói đầu

Will Rogers - một nhà văn hài hước người Mỹ từng nói: “There have been three great inventions since the beginning of time: fire, the wheel, and central banking” (tạm dịch là: “Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ương”) Hàm ý sâu xa của câu nói này cho thấy Ngân hàng Trung ương (NHTW) có tầm quan trọng như thế nào trong lịch sử phát triển của loài người

Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương chính là trái tim của nền kinh tế Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, NHTW cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Để giúp cho bạn đọc hiểu rỏ hơn về vai trò của nhà nươc Việt Nam, nhóm chúng

tôi xin được trình bày đề tài “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI

VIỆC ĐỘC QUYỀN PHÁT HÀNH TIỀN”

I Lược sử về quá trình phát hành tiền

I.1 Giới thiệu về Ngân hàng trung ương(NHTW)

- NHTW là tổ chức độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lí nhà Nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm ổn đình giá trị tiền tệ góp phần đảm bảo an toàn các hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

+ Dựa theo mức độ phụ thuộc của NHTW với Chính Phủ, được chia ra làm:

-NHTW độc lập với chính phủ: chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW Như Ngân hàng dự trữ liên Bang Đức và hệ thống dự trữ liên Bang Hoa Kỳ

- NHTW trực thuộc chính phủ: chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới NHTW như: việc bổ nhiệm các chức vụ quản lí ngân hàng thậm chí là việc xậy dựng các chính sách phát triển của ngân hàng Như Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nhật Bản…

Trang 2

I.2 Chức năng của NHTW

NHTW liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tố chức tín dụng, và ngân hàng của chính phủ Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ươn gnào cũng mang đầy đủ ba chức năng này

+ Phát hành tiền tệ:

Ở phần lớn các nước, NHTW là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ Ở một số nước khác, NHTW là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành Ví dụ như: Cục

Dự trữ Liên bang - NHTW của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang

+Ngân hàng của các tổ chức tín dụng

NHTW thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất) NHTW còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường

+Ngân hàng của Chính phủ

Ở nhiều nước, NHTW là người quản lý tiền nong cho chính phủ Chính phủ sẽ

mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại NHTW Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm

NHTW còn làm đại diện cho chính phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối

I.4 Nguyên nhân NHTW được độc quyền phát hành tiền

Sỡ dĩ việc phát hành tiền tập trung vào NHTW là vì các lí do sau:

+ Các Chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong phạm vi toàn quốc Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như Nhà nước là người phát hành tiền, nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, khi Chính phủ phát hành tiền thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng phát hành rất khó

Trang 3

+ Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng Sự mở rộngcác hoạt động tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu tiền mặt Vì thế, khi nắm vai trò độc quyền phát hành, NHTW có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó điều chỉnh lượng tiền cần phá t hành + Giấy bạc do NHTW phát hành- một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ Chính phủ- sẽcó uy tín cao trong lưu thong

+ Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một ngân hàngđể tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp

II Thực trạng phát hành tiền của NHTW nước ta hiện nay

II.1 Giá trị của đồng tiền Việt Nam trên trường quốc tế

Việt nam là một nước nhỏ, kinh tế còn chưa được phát triển đúng theo tiềm năng

và nhập siêu triền miên từ năm này qua năm khác, vả lại việt nam còn vay nợ các quốc gia khác rất nhiều, lạm phát thường ở mức rất cao so với mặt bằng chung của thế giới Chính những điều này làm cho viêt Nam đồng không được đánh giá cao

E=VND/USD 16.570 16.937 18.954 20.983

Nguồn: tổng cục thống kê Như vậy, đồng tiền Việt Nam liên tục giãm giá qua trong giai đoạn 2008 -2011

II.2 Nguyên tắc phát hành tiền

Nguyên tắc trữ kim

Nguyên tắc này được áp dụng trong thời kì lưu thông tiền vàng (thời kì bản vị vàng) Việc phát hành tiền giấy ràng buộc chặt chẽ bởi quý kim Việc tăng hay giảm số lượng tiền giấy tuỳ thuộc vào số lượng quý kim dự trữ của ngân hàng Việc phát hành tiền giấy chỉ được thực hiện khi nào có một lượng quý kim được nhập vào kho Tuy nhiên có thể chấp nhận một lượng nhất

Trang 4

định vượt mức của khối tiền phát hành đối đối với số quý kim dự trữ, phần vượt đó phải thật thấp và cố định.Việc đảm bảo bằng vàng có thể được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:

-Nhà nước qui định một hạn mức phát hành giấy bạc ngân hàng: nếu khối lượng giấy bạc ngân hàng nằm trong hạn mức thì không cần phải có kim loại quí (vàng) làm đảm bảo, nhưng nếu vượt quá hạn mức đó thì đòi hỏi cần phải có 100% vàng làm đảm bảo

Thực tế trước năm 1893 Hoa Kì đã cho phép đổi đô la giấy ra vàng không hạn chế, điều đó đã cho thấy dụ trữ vàng đảm bảo cho phát hành giấy bạc là vô cùng lớn

bảng

.-Nhà nước qui định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành, phần còn lại phải được đảm bảo bằng các chứng từ có giá như thương phiếu, chứng khoán chính phủ và các tài sản khác của NHTW

Nguyên tắc hàng hoá:

Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa khối lượng hàng hóa sản xuất ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải đưa nhiều tiền vào lưu thông để đáp ứng cho nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mặt khác để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu chính phủ ngày càng tăng, nguyên tắc phát hành tiền dựa vào dự trữ kim loại quí gần như chấm dứt Thay vào đó phát hành tiền được đảm bảo bằng hàng hóa Quá trình lưu thông tiền tệ đã làm xuất hiện nhận thức mới về tiền, thế giới đã phải tiền tệ hóa vai trò của vàng, các loại tiền dấu hiệu ra đời thay thế cho tiền vàng trong lưu thông Theo nguyên tắc này giấy bạc ngân hàng được phát hành không còn bị cột chặt vào dự trữ vàng hay bất kì một loại hàng hoá cố định nào khác mà hoàn toàn dựa vào nhu cầu của nền kinh tế NHTW chỉ phát hành phát hành thêm tiền vào lưu thông khi có sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tăng thêm tron gnền kinh tế Ngược lại, nếu số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra ít hơn trước thì NHTW phải rút bớt tiền về

Như vậy, theo cơ chế phát hành này NHTW có thể điều chỉnh linh hoạt khối lượng tiền phát hành phù hợp với sự biến động của nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế trong từng thời kỳ và đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định

Trang 5

Tuy nhiên, nếu dựa trên cớ chế phát hành này, nếu NHTW không căn cứ vào tình hình kinh tế hay nhu cầu tiền tệ trên thị trường, phát hành ra một lượng tiền lớn hơn số lượnghàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, gây mất cân bằng về tỷ lệ giữa hàng và tiền, sẽ rất dễ dàng gây ra lạm phát

Ngày nay hầu hết NHTW các quốc gia đều thực hiện phát hành tiền theo nguyên tắc này Lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm ở VN được chính phủ phê duyệt chủ yếu căn cứ vào tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát dự kiến, tốc độ chu chuyển tiền tệ, tiền mặt tồn quỹ và nghiệp vụ thanh toán

II.3 Tác động của việc phát hành tiền đối với nền kinh tế:

Một trong những chức năng cơ bản của NHTW là phát hành tiền Về nguyên tắc, việc phát hành tiền trong lưu thông được thực hiện thông qua nghiệp vụ cung ứng tiền trung ương cho nền kinh tế, bản chất của việc phát hành tiền

là đưa vào lưu thông giấy bạc ngân hàng mang nội dung tiền tín dụng,tính chất tín dụng của giấy bạc Ngân hàng thể hiện tập trung ở nghiệp vụ tái cấp vốn dưới hình thức chủ yếu là tái chiết khấu thương phiếu hoặc các khỏan tín dụng ngắn hạn của các NH thương mại cho các khách hàng của mình

Lượng tiền mà NHTW phát hành ra lưu thông tùy vào số lượng ít hay nhiều mà

có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế

Khi NHTW xác định đúng lượng tiền cầnthiết phát hành vào trong lưu thông sẽ làm kích thích tiêu dùng, đầu tư và sản xuất

Thông qua kênh ngân sách Nhà nước, một lượng tìền mới phát hành sẽ được đưa vào lưu thông qua con đường chi tiêu của Chính phù, góp phần giải quyết tình hình bội chi của Chính phủ

Tuy nhiên, nếu lạm dụng cách phát hành này và nếu ngân sách Nhà Nước cứ tiếp tục bội chi và NHTW cứ tiếp tục phát hành tiền cho Chính phủ vay sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát tiềm tàng về sau Từ 1992, NHNN Việt Nam đã không phát hành tiền để bù dắp thâm hụt ngân sách, tuy nhiên theo luật NHNN thì NHNN sẽ

Trang 6

tạm ứng cho ngân sách để xử lý thiếu hụt tạm thời của ngân sách (hay nói cách khác là cho NN vay tiền)

Như vậy để xử lý bội chi NN có thể vay từ NHNN Kết quả của việc NHTW cho nhà nước vay tiền để bù dắp bội chi sẽ làm cho lượng tiền cơ bản

đi vào lưu thông tăng lên đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ vào đầu

tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, thực hiện an sinh xã hội hay các nhu cầu chi tiêu cần thiết khi mà thu từ ngân sách không đủ bù đắp kịp thời

Tuy nhiên, giải pháp này cũng có hai mặt, nó có thể gây ra lạm phát nếu Nhà nước vay quá nhiều tiền để chi tiêu, đặc biệt khi nguyên nhân gây thiếu hụt là do thiếu các nguồn vốn đối ứng để đầu tư phát triển gây tăng trưởng nóng và không cân đối với khả năng tài chính quốc gia

Qua kênh ngân hàng trung gian:

Thông qua kênh ngân hàng trung gian, việc phát hành tiền ra lưu thông qua con đường cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian góp phần đáp ứng phương tiện thanh tóan cho nền kinh tế phù hợp với việc mở rộng hay thu hẹp thị trường hàng hóa, dịch vụ, đồng thời giúp cho hoạt động của ngân hàng thương mại diễn ra một cách trôi chảy thuận lợi

NHTW là người cho vay sau cùng, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế suy thoái thì NHTW có thể tăng lượng tiền cung ứng bằng cách giảm lãi suất tái chiết khấu và tăng hạn mức tín dụng từ đó sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất

Ngược lại khi nền kinh tế lạm phát, NHTW có thể tăng lãi suất tái chiết khấu và giảm hạn mức tín dụng từ đó làm giảm lượng tiền cho vay của các NHTG dẫnđến giảm lượng tiền trong lưu thông

Việc đưa tiền ra lưu thông thông qua kênh thị trường ngọai hối.

Nếu không có sự điều tiết thích hợp cũng dễ dàng dẫn đến nguy cơ lạm phát, như

ta đã biết tình hình lạm phát hai con số của Việt Namnăm 2007, do giá lương thực thực phẩm và giá dầu lửa thế giới biến động dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt

Trang 7

Nam, nhưng tại sao cũng cùng chịu sư ảnh hưởng của biến động giá đó

mà 2 nước trong khuvực như Thái Lan, và Trung Quốc chỉ chịu lạm phát

ở mức một con số, đó là do khác biệt rõ rệt nhấtgiữa Việt Nam và các quốc gia đó là tốc độ tăng cung tiền, cung tiền ở VN tăng mạnh trong năm 2007 là do vốn nước ngòai chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc NHNN đóng vai trò

là người mua ngọai tệcuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông, tuy nhiên thông qua kênh này NHNN có thể góp phần điều chỉnh bình ổn lại thị trường ngọai tê, bằng cách thực hiện các nghiệp vụ mua bán trên thị trường nay, bằng việc tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thị trường để mua ngoại tệ và vàng, từ đó làm tăng dự trữ quốc gia , mặt khác làm gia tăng lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế

Bên cạnh sự ảnh hưởng từ các kênh dẫn tiền vào lưu thông, thì việc đổi tiền, một trong các nghiệp vụ phát hành tiền,nếu thực hiện không đúng thời điểm và dựa vào tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu về tiền tệ

để xác định đúng khối lượng tiền cần phát hành cũng sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho sự phát triển kinhtế

Điển hình như lần đổi tiền thứ tư của Nhà nước vào 14/9/1985 theo tỉ

lệ 10đ tiền NHNN cũ ăn 1đtiền NHNN mới, tuy nhiên lẽ ra trước khi làm cuộc cách mạng về tiền thì Chính phủ phải làm cuộc cách mạng về giá

và lương, nhưng ta đã làm theo quy trình ngược: Tiền - Lương - Giá, hậu quả là cuộcđổi tiền 1985 đã bị coi là không thành công nhất trong lịch sử lưu thông tiền

tệ Việt Nam, ngay sau khi đổi tiền tình hình lạm phát tiếp tục gia tăng hơn bao giờ hết- chỉ 3,5 tháng sau ngày đổi tiền, Nhà nướcđã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương 1,38 lần khối lượng tiềnmới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá Tiếp đó lại là một quá trình diễn biến phức tạp về quan hệ tiền- hàng và kết quả là lạm phát đã không ngừng gia tăng, như năm

1986 lạm phát lên đến 774% ngay đối với đồng tiền mệnh giá mới đã gấp 10 lần đồng tiền mệnh giá cũ Mặt khác sự can thiệp của NHTW vào thị trường vàng và ngoại tệ sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái do đó sẽ có tác động đến các hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế Cụ thể khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá tương đối so với ngoại tệ từ đó hoạt động xuất khẩu sẽ hưởng lợi Khi tỷ giá hối đoái giảm thì xảy ra trường

Trang 8

hợp ngược lại gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.Thông qua thị trường

mở, là một kênh phát hành tiền hiệu quả và linh hoạt của NHTW Thông qua nghiệp vụ thị trường mở NHTW có thể điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng theo cả hai chiều bơm – hút từ đó điều tiết được lượng tiền trong lưu thông phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế Tóm lại, tùy vào sự phát triển của nền kinh tế, mà NHTW cần thận trọng khi ra quyết định sự dụng kênh nào đề phát hành tiền và xác định lưu lượng tiền

bổ sung vào lưu thông, nhằm tạo ra hiệuquả tích cực cho nền kinh tế, kích thích đầu tư sản xuất phát triển, hạn chế được tình trạng lạm phát

Từ những phân tích trên ta rút ra được những mặt tích và tiêu cực sau:

Tác động tích cực Tác động tiêu cực

Khi chỉ có một cơ quan phát hành tiền

sẽ tạo được những thuận lơi sau:

+Nhà nước dễ dàng trong việc quản lí

điều tiết việc cung ứng tiền tệ ra thị

trường

+Tạo sự ổn định trong hệ thống tiền tệ

nước ta khi chỉ có một cơ quan duy

nhất được quyền phát hành tiền.=>tạo

sự ổn định trong nền kinh tế góp phần

ổn định về mặt chính trị

+ Khi NHTW xác định đúng lượng

tiền cầnthiết phát hành vào trong lưu

thông sẽ làm kích thích tiêu dùng, đầu

tư và sản xuất

+Thông qua kênh ngân sách Nhà nước,

góp phần giải quyết tình hình bội chi

của Chính phủ

+Thông qua kênh ngân hàng trung

gian, góp phần đáp ứng phương tiện

Việc phát hành tiền nếu không được kiểm soát chặt chẻ sẽ gây ra những vấn

đề sau:

+ nếu lượng tiền được đưa ra ngoài lưu thông quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát trong nền kinh tế

+ nếu lượng tiền đưa ra không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu sẽ cản trở nền kinh tế phát triển

+ Thông qua kênh ngân sách: một lượng tiền phát hành để giải quyết bội chi của chính phủ Tuy nhiên, nếu lạm dụng cách phát hành này và nếu ngân sách Nhà Nước cứ tiếp tục bội chi và NHTW cứ tiếp tục phát hành tiền cho Chính phủ vay sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát tiềm tàng về sau

+ thông qua kênh ngân hàng thương mại: việc quy định lãi suất chiếc khấu

Trang 9

thanh tóan cho nền kinh tế, đồng thời

giúp cho hoạt động của ngânhàng

thương mại diễn ra một cách trôi

chảy thuận lợi

+ Việc đưa tiền ra lưu thông thông qua

kênh thị trường ngọai hố góp phầnđiều

chỉnh bình ổn lại thị trường ngoại tệ

của NHTW ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, nên cần phải đưa ra mức lãi suất khấu phù hợp

+ việc đưa tiền ra ngoài thị trường thông qua con đường ngoại hối cần phải thận trọng vì tỉ giá hối đoái thay đổi thất thường ảnh hướng

III Những khó khăn trong việc phát hành tiền của NHTW và giải pháp khắc phục

III 1/ Trong việc quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại.

Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của NHTW (thị trường mở,lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng) đều có tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của NHTW tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại

Giải pháp: kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ triệt tiêu

cạnh tranh trong quá trình hoạt động của nó Hiện nay các nước phát

triển và đang phát triển đã và đang chuyển sang quá trình tự do hoá lãi suất ngân hàng

III.2/ Trong việc Kiểm soát hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác: tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ… Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng được phân bổ cho các ngân hàng thương mại, cho từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ

Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của ngân hàng thương mại làm tăng tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng

Trang 10

ngân hàng thương mại Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức này được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng Ngân hàng thương mại chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định

Hạn mức tín dụng được NHTW sử dụng như một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu quả Tuy nhiên, khống chế hạn chế mức tín dụng có thể làm cho lãi suất thị trường tăng lên, làm giảm sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lệch lạc cơ cấu đầu tư của các ngân hàng thương mại, làm phát sinh các thị trường tài chính “ngầm” ngoài sự kiểm soát của NHTW, gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ…

III.3/ Thông qua công cụ dự trữ bắt buộc:

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do NHTW quy định và bằng một tỷ

lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng Chế

dộ dự trữ bắt buộc ở các nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau thì có thể khác nhau Song nhìn chung, dự trữ bắt buộc đều mang tính pháp luật, được gửi ở NHTW và không được hưởng lãi

NHTW sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện:

Thứ nhất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các ngân hàng thương mại Theo thuyết tạo tiền, từ lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần, với công thức tổng quát:

+Các ngân hàng thương mại không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW yêu cầu

Ngày đăng: 20/11/2015, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w