1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .DOC

43 771 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 1

I LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về

tiền tệ tại Việt Nam Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lýtiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ ViệtNam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dựtrữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chứctín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý cácngân hàng thương mại nhà nước Thống đốc hiện nay là ông Nguyễn VănGiàu

Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ, nhằmmục tiêu ổn định giá trị VND, giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế Ngânhàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, có trách nhiệm:

- Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc giam kế hoạch cung ứngtiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốchội

- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ( dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thịtrường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái), thực hiện việc đưa ra lưu thông, rút tiền tưlưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đãđược Chính phủ phê duyệt

Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăngcường hơn nữa quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phầnphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sựquản lý của nhà nươc, ngày 26 tháng 12 năm 1997, Nhà nước ban hành LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam( có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1988) Từđây, mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chiphối bởi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Hội nhập WTO, vừa là cơ hội, nhưng cũng vừa là thách thức cho Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trongquá trình đàm phán đã diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi

Trang 2

đến thành công trên khía cạnh phù hợp với chủ trương của chính phủ và cáccam kết của WTO Về cơ bản Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia chocác ngân hàng nước ngoài Như vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhậpvào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện thương mại chính là: Một là thànhlập ngân hàng 100% vốn nước ngoài Hai là, các nhà đầu nước ngoài sẽ mua cổphần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ cho phép

Cơ hội:

Hội nhập quốc tế sẽ tạo cơ hội nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành vàthực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế kiểm soát tiền tệ, lãi suất, tỉ giá theonguyên tắc thị trường Hội nhập cũng là cơ hội để NHNN tăng cường phối hợpvới các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, trao đổithông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế biến động của thị trường tài chínhquốc tế và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam Hệ thốngNHTM và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi choviệc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ Hội nhập quốc tế sẽthúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lựchoạt động của các cơ quan quản lý tài chính, loại bỏ các hình thức bảo hộ, baocấp vốn, tài chính đối với các NHTM trong nước, hạn chế tình trạng ỷ lại, trôngchờ vào sự hỗ trợ của NHNN và Chính phủ

Bên cạnh đó cũng là những thách thức

- Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lựcmạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăngdần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế vềđối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch

vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém:

+ Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạtđộng và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro cònkém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao

Trang 3

+ Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụngchưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩnmực quốc tế và yêu cầu hội nhập.

+ Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượngdịch vụ thấp Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp vớicác nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thànhmôi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và tráchnhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản

lý rủi ro chưa hiệu quả

+ Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy

cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầuphát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành củaNHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế

+ Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật

về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hộinhập

Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô,khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạnchế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản Sau thời gian đó, qui môhoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loạidịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên Đáng chú ý, rủi rođối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nướcngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hìnhthức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trongnước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém vàkhông có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc

tế

- Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tácđộng từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trườngtrong nước và thị trường quốc tế giảm dần Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng

Trang 4

phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng.Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngânhàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây lên.

Bởi vậy, để có thể không ngừng phát triển và vươn lên với các bạn bè trênkhắp thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách tiền tệthích hợp, phù hợp với sự biến động, thay đổi của thị trường như hiện nay

II NỘI DUNG

Để có thể hiểu, phân tích và định hướng được đường lối chính sách củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, ta phải biết được lịch sử phát triển và nhữngđóng góp của hệ thống Ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ

A Lịch sử phát triển Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Các vị lãnh đạo cao nhất của NHNN Việt Nam qua các thời kỳ:

Đồng chí Lê Viết Lượng

Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt

Nam

Từ 5/1952 đến 7/1964- Mất năm 1985

Trang 5

Đồng chi Hoàng Anh

Phó Thủ tướng được cử giữ chức Tổng giám

đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Từ 1976

đến 3/1977

Đồng chí Trần Dương

Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước VN Từ

4/1977 đến 2/1981

Đồng chí Nguyễn Duy Gia

Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam Từ 3/1981 đến 6/1986

Đồng chí Lữ Minh Châu

Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước VN Từ

7/1986 đến 5/1989

Trang 6

Đồng chí Nguyễn Văn Giàu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam Từ 8/2007

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch

sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửaphong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàngĐông Dương Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trungương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngânhàng thương mại Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộcđịa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp Vì thế, một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bướcxây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ Nhiệm vụ đó đã trở

Trang 7

thành hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Phápngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp cácchiến trường và mở rộng vùng giải phóng Sự chuyển biến của cục diện cáchmạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triểntheo yêu cầu mới Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế

mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc GiaViệt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam

Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thựchiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản

lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấutranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước pháttriển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta Tại Thông

tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia kýthừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổitên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 củanước Việt Nam dân chủ cộng hoà Những năm sau khi Miền Nam giải phóng

1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng

tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhấtthể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng củanền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Tháng 7 năm 1976, đất nước được thốngnhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rađời Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN ViệtNam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước Hệ thống

tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sởchính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố vàcác chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước

Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cáchmạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể đượcchia làm 4 thời kỳ như sau:

Trang 8

1 Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt

Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính,thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Pháthành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạcNhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngânsách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăngcường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch

2 Thời kỳ 1955 - 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ,

miền Bắc xây dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóngmiền Nam; mọi hoạt động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêu cầu mới.Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bảnsau;

- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vậtgiá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế

- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩymạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiệnhai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc vàgiải phóng Miền Nam

3 Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến

tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngânhàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàngthống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miềnNam Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộnghoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàngNhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước,phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền

cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978 Đến cuối những năm 80, hệ thốngNgân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách,chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường Sựthay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang

Trang 9

hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối nhữngnăm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.

4 Thời kỳ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện

quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng ViệtNam thể hiện qua một số "cột môc" có tính đột phá sau đây:

+ Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý

Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt độngngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Cơ chế mới về hoạtđộng ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần - Tháng 5/1990, hai pháplệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnhNgân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơchế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong

đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp đượcluật pháp phân biệt rạch ròi:

+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt độngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thinhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được pháthành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước;NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ

ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chínhsách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2

+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng,thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân docác Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng làquá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình

sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàngliên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợptác xã tín dụng, QTDND, công ty tài chính Trong thời gian này, 4 ngân hàngthương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông

Trang 10

nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàngCông thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của

Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng ViệtNam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng tráchcủa mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiênniên kỷ mới Những dấu ấn dưới đây liên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trìnhđổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:

Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính

tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)

Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt

động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo

Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt

Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long(Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997)

Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).

Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu

lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP

Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng

-Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào vàđầu ra

Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với

chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ

sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sáchvới tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 LuậtNHNNVN

Trang 11

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 và Nghịđịnh 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể sau đây:

1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và dựthảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

2 Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn nămnăm và hàng năm về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

3 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhànước của Ngân hàng Nhà nước

4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt

và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng

5 Về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:

a) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trìnhQuốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; Trình Chính phủ đề

án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

b) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng,trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạtđộng ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia,tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các viphạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền

Trang 12

d) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy địnhcủa Chính phủ

đ) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế

e) Quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động xuất nhậpkhẩu vàng

f) Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàngtheo quy định của pháp luật

g) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền

tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chínhphủ uỷ quyền;

h) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụngkhoa học và công nghệ ngân hàng,

6 Thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương:

a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ pháthành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;

b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiệnthanh toán cho nền kinh tế;

c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;

d) Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;

đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán,quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;

e) Làm đại lý và các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc nhà nước

f) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng

Trang 13

7 Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vựcngân hàng theo quy định của Pháp luật

8 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định củapháp luật

9 Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện

cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực ngân hàng theoquy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sựnghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước

10 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sởhữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong lĩnh vựcngân hàng theo quy định của Pháp luật

11 Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chínhphủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật

12 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính củaNgân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hànhchính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

13 Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiềnlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước

14 Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật

15 Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa Nhà nước

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Hệ thống ngân hàng ởnước ta đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cuộc cách mạng ViệtNam qua những chặng đường chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng vàthắng lợi vẻ vang, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giảiphóng dân tộc, thống nhất nước nhà

Trang 14

Để ghi nhận những cống hiến to lớn của toàn ngành Ngân hàng trong haicuộc kháng chiến với những thắng lợi vĩ đại của dân tộc, Đảng và Nhà nước đãphong tặng và thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho nhiều tập thể, cá nhân củangành Trong đó, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, năm 1996 ngành NH đãvinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, 94 đồngchí được trao tặng các Huân chương công trạng bậc cao từ Huân chương HồChí Minh đến các Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba Tại ĐạiHội thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ IV tháng 9/2000, Đảng Nhànước và ngành Ngân hàng đã trao tặng danh hiệu anh hùng lao động và hàngngàn Huân, Huy chương, Bằng khen các cấp cho các tập thể và cá nhân củangành về những thành tích trong thời kỳ đổi mới.

Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tíchcực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản

lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nền văn minh tiền tệViệt Nam đã từng bước được khẳng định thông qua tính ổn định giá trị, tính đadạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện cáccông nghệ điều hành cũng như công nghệ kinh doanh hiện đại hướng về cácnhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân Sự lớn mạnh và thay đổinhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc

tế cùng với sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành trong hơn nửa thế kỷqua chắc chắn Ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không phụ lòng tin của Đảng, củanhân dân và của bạn bè quốc tế Với nhiệm vụ quan trọng là "một người chiến

sỹ xung kích" trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trướcnhững thách thức và thời cơ của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trong giaiđoạn phát triển mới

B Khái quát những đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt nam nhìn qua lịch sử sơ lược về tiền tệ Việt Nam

Có thể tạm phân chia các “Thời đại” tiền tệ của Việt nam ra thành các giaiđoạn gắn với lịch sử kinh tế - Chính trị - Xã hội của đất nước như sau:

Trang 15

1.Thời kỳ các triều đại Phong kiến: Hầu hết các triều Vua, Chúa nước ta

đều phát hành tiền bằng hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm Riêng Vua HồQuí Ly cho phát hành tiền giấy và chỉ tồn tại 4 năm từ 1400 đến 1404, đến

1405 lại trở về sử dụng bằng chất liệu tiền đồng và tiền kẽm

2.Thời kỳ thuộc Pháp: Từ 1858 đến 1875 khi chưa có Ngân hàng Đông

Dương (NHĐD) thì trên đất Việt tiêu đồng thời nhiều loại tiền khác nhau: TiềnFran của Pháp, tiền Mêxicô, tiền Trung Quốc

3.Từ 1875 khi NHĐD thành lập thì dân ta tiêu tiền Đông Dương mang

bản vị bạc Đến 1880 tiền Đông Dương mang bản vị vàng, tiêu song song vớiđồng Fran của Pháp và các loại tiền đồng, tiền kẽm cũ Từ 1880 đến 1930, tiềngiấy Đông Dương ra đời và mang bản vị bạc, từ 1930 đến 1936 đồng tiền nàymang bản vị vàng Từ 1936 đến 1954 chế độ bản vị vàng bị sụp đổ và đồngĐông Dương neo giá trị vào đồng Fran của Pháp - có thể gọi là bản vị FranPháp

4.Chế độ tiền tệ đa khu vực từ 1945 đến 1975: Thời kỳ kháng chiến

chống xâm lược Pháp 1945 - 1951: Chính quyền cách mạng của chính thểVNDCCH phải lãnh đạo toàn dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:Kháng chiến và kiến quốc - Trong đó vấn đề tài chính, tiền tệ được đặc biệtquan tâm và coi đó là một vũ khí sắc bén, trực tiếp của cả 2 nhiệm vụ chiếnlược nói trên Ngày 1/12/1945, đúng 3 tháng sau ngày thành lập nướcVNDCCH – Mở đầu thời đại Hồ Chí Minh ở Việt nam, đồng tiền tài chính vớichất liệu nhôm đầu tiên lọai hai hào của ta được phát hành, tiếp theo đó ngày21/1/1946 ta phát hành đồng tiền nhôm loại năm hào, ngày 31/1/1946 pháthành tiền giấy gọi là "giấy bạc Việt Nam" đầu tiên ở miền Trung, ngày 13tháng 8/ 1946 phát hành giấy bạc trên toàn miền bắc và sau kỳ họp Quốc hộilần thứ 2 vào tháng 11/1946, chính phủ đã cho phép Bộ tài chính tiếp tục pháthành giấy bạc Việt nam trên phạm vi toàn quốc Để phù hợp với chủ trương "tựcấp, tự túc, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và địa phương tự lập",Chính phủ đã cho hình thành một chế độ tiền tệ đặc biệt: vừa tập trung, vừa phitập trung: Trên toàn quốc, nơi nào có điều kiện (chủ yếu là vùng tự do) thì lưuhành tiền tài chính (giấy bạc Việt Nam), nơi nào thuộc vùng địch kiểm soát thì

Trang 16

tiêu đồng thời cả tiền Đông dương, cả tiền tài chính địa phương do chính phủtrung ương uỷ quyền cho chính quyền cách mạng địa phương phát hành và gồm

cả "tiền Việt Nam hoá" bằng cách đóng dấu của Uỷ ban kháng chiến địaphương lên tiền địch để lưu hành Đây không chỉ là thời kỳ đấu tranh trên cáclĩnh vực chính trị, quân sự với địch, mà thuật ngữ "đấu tranh tiền tệ với địch"cũng trở thành một khẩu hiệu hành động trong chỉ đạo chiến lược của Đảng laođộng Việt nam suốt thời kỳ toàn quốc kháng chiến (từ 19/12/1946 đến chiếnthắng Điện biên phủ 1954) Đến 6/ 5/ 1951 tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch

Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQGVN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trựcthuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngânhàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam) Ngay khi ra đời, NHQG

đã chính thức phát hành đồng tiền giấy mang tên: "NHQG Việt Nam" thayđồng tiền Tài chính Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Mộtcuộc đổi tiền diễn ra tới 20 tháng - Dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.Song vì tiền NHQG đầu tiên được in ra là để đổi đồng Tài chính trước đó nênhầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từNSNN nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập

và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn 1000 đồng NHQG cũ.Với giá trị mới này, vào thời điểm từ tháng 2/1959 đến tháng 10/1960 một đồngNGQGVN bằng 1,36 Rúp Liên Xô và cũng tương đương 1, 2 USD Cuộc đổitiền năm 1959 được đánh giá là “ ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việtnam Đến tháng 10/ 1961 đồng tiền NHQG VN ở miền Bắc được đổi tên thànhđồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt nam (NHNN VN) với cùng một mệnh giá

để tránh trùng tên với đồng tiền NHQG ở miền Nam của chính phủ nguỵ quyềnSài gòn

5.Vào thời kỳ 1965 -1973: Thời kỳ cả nước có chiến tranh, Nhà nước đã

cho phép Quân đội sử dụng đồng “tiền Trường sơn” hay còn gọi là "phiếu báchhóa" - Một hiện tượng tiền tệ kỳ diệu đã giúp quân đội có một cơ chế "phânphối" rất linh hoạt: Thay vì bộ đội hậu cần phải chuyển nhu yếu phẩm đến từngđơn vị đóng quân dọc Trường sơn thì chỉ cần chuyển hàng đến từng binh trạm

Trang 17

cố định Việc phân phối sau đó đã trở nên vô cùng thuận tiện thông qua hìnhthức "mua hàng" và thanh toán bằng tiền Trường sơn theo tổng định lượng vậtchất đã được giá trị hoá - Tính vô danh của tiền trong quan hệ phân phối đãgiảm đi một chi phí khổng lồ về thời gian, chứng từ, tem phiếu, sổ theo dõi của

cả hai bên nhập hàng và nhận hàng, đặc biệt là giảm biên chế hậu cần, giảm chiphí kho lán ở từng đơn vị và do đó cũng hạn chế thương vong xương máu trênđường đi phân phối nhu yếu phẩm cho từng đơn vị Còn người “có tiền” thì tuỳnghi chủ động đến các binh trạm để “ mua ” hàng cho đơn vị mình đồng thời lạitạo ra được sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa những đơn vị và cá nhân, giữaQuân đội với Thanh niên xung phong trên toàn tuyến Trường sơn - Thay vì việcủng hộ, tương trợ lẫn nhau bằng hiện vật vốn rất khó khăn và bất tiện thì nhữngngười lính dễ dàng ủng hộ nhau dưới hình thức giá trị của định lượng

6.Chế độ tiền của chính quyền Ngụy Sài gòn từ 1954 đến 1975: Dưới sự

đô hộ của Đế Quốc Mỹ, cả miền Nam là một thị trường tiêu thụ và cung ứngnguồn tài nguyên, sức lao động rẻ mạt - Bức tranh kinh tế thời chiến của chínhquyền Sài gòn là một nền kinh tế phồn vinh giả tạo: Thủ công, lắp ráp và tiêuthụ Chính quyền Ngụy có luật nghiêm cấm lưu hành đồng tiền miền Bắc vàđồng tiền Đông Dương ở miền Nam Chúng thành lập Ngân hàng năm 1954 vàcũng lấy tên là NHQG Việt nam, cho phép tiêu song song đồng USD và đồngtiền Quốc gia với tỷ giá 35đồng Quốc gia ăn 1 đồng USD Tỷ giá này ổn định

từ năm 1954 đến năm 1960 Từ năm 1960 đến 1965 đồng tiền Ngụy mất giádần dần và đến năm 1965 tỷ giá này còn 118đ/USD Từ năm 1966 đến 1968sức mua của đồng tiền Ngụy tiếp tục mất giá mạnh xuống còn 250đ/ USD vàđến năm 1973 thì tỷ giá này đã là 500đ/ USD - giảm 14,3 lần so với thời kỳnhững năm 1954 - 1960

7.Từ năm 1975 đến năm 1984: Trong 3 năm đầu sau ngày miền nam giải

phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng haiđồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNN VN, miền Nam tiếp tục dùngtiền của chính quyền cũ Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quảnNHQG của Nguỵ quyền Sài gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ tronglưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền nam những ngàyđầu giải phóng Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách

Trang 18

mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75

về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thốngđốc Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và TW đảng laođộng Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam

đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền nam để đưa đồng tiền mới lấytên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thôngvới tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ và tương đương với 1 USD.Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàn toàn miềnnam, Nhà nước CHXHCN Việt nam công bố đổi tiền lần thứ 3 trên phạm vitoàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đ tiền NHNN cũ ở miền Bắchoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đ NHNN mới Ngay sau đó donền kinh tế nói chung còn ở trình độ quá nghèo nàn, lạc hậu lại do những sailầm trong cải tạo các thành phần kinh tế - nhất là cải tạo giới công thươngnghiệp miền Nam để áp dụng cơ chế bao cấp giống như ở miền Bắc trong cảnước nên lạm phát đã liên tục gia tăng – Từ chỗ giá trị đồng tiền mới sát vớisức mua của đồng Dola Mỹ (1,25đ/1USD) đã nhanh chóng bị “doãng ra” Đồngtiền NHNN VN mất giá mạnh so với đồng USD, đến trước ngày đổi tiền tháng9/1985 tỷ giá giữa đồng tiền NHNN VN so với đồng USD đã là: 150đ/USD

8.Từ 1985 đến nay: Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông

hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền lần thứ 4 theo tỷ lệ 10đ tiềnNHNN cũ ăn 1đ tiền NHNN mới Tuy nhiên lẽ ra trước khi làm cuộc cáchmạng về tiền thì Chính Phủ phải làm cuộc cách mạng về giá và lương, nhưng ta

đã làm theo qui trình ngược: Tiền - Lương - Giá Hậu quả là cuộc đổi tiền năm

1985 đã bị coi là không thành công nhất trong lịch sử lưu thông tiền tệ Việtnam - Ngay sau khi đổi tiền, tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng hơn bao giờhết - chỉ 3,5 tháng sau ngày đổi tiền, Nhà nước đã phải cho phát hành thêm vàolưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiềnmới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cáchlương và giá Tiếp đó lại là một quá trình diễn biến phức tạp mới về quan hệtiền - hàng và kết quả là lạm phát đã không ngừng gia tăng - Có năm như năm

1986, lạm phát tới trên 774% ngay đối với đồng tiền mệnh giá mới đã gấp 10

Trang 19

lần đồng tiền mệnh giá cũ (nếu so với mệnh giá cũ năm 1985 thì mức lạm phátnăm 1986 là trên 7700% = 77 lần) - Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp do kéodài quá lâu đã trở thành vật cản và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm trìtrệ nền kinh tế đất nước sau mười một năm giải phóng - Những say sưa trên ánhhào quang chiến thắng đã dần nhường chỗ cho những lo toan trăn trở trước vậnmệnh mới của đất nước: Nền kinh tế vẫn trong thế bị bao vây, cấm vận; Vẫn làmột nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ mang nặng bóng dáng của một thời kỳđóng cửa, tự cấp, tự túc; Lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ vừa không pháttriển, vừa tự phát phân hoá thành những mạch ngầm; Các hiện tượng “chợđen”, “phá rào”, “hụi họ”, "núp bóng" mọc lên như nấm từ những năm đầucủa thập niên 80 của thế kỷ 20 và đỉnh cao là cuộc tổng điều chỉnh giá - lương -tiền năm 1985 có nhiều sai lầm; Sự tan rã của “phong trào” hợp tác xã nôngnghiệp từ cấp thấp đến cấp cao đã bức bách đòi hỏi phải chuyển sang cơ chếkhoán mà sau này là “giao” lại ruộng đất thời hạn dài cho Nông dân (NQ 10của Bộ Chính Trị năm 1988); Trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ cũng có những

“đỉnh cao” riêng - Đó là cuộc đổ vỡ tín dụng dây chuyền từ năm 1988 đến

1990, gây thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng đã làm suy giảm niềm tin trong nhândân vào tính ổn định của đồng tiền Việt nam Có thể nói cho đến cuối thập niên

80 của thế kỷ 20, gần tròn 40 năm kể từ sau khi thành lập NHQG Việt Nam,nền tiền tệ của Việt nam vẫn cơ bản là một nền tiền tệ tài chính Quan hệ hànghoá - tiền tệ bị che lấp bởi quan hệ phân phối hiện vật, đồng tiền Việt Namchưa bao giờ có bản vị hàm lượng kim khí hoặc đá quí Sức mua thực tế luônluôn bị giảm sút ngay cả khi giá trị danh nghĩa được nhân lên sau mỗi lần đổitiền - Hình ảnh bán trâu gửi tiết kiệm nhưng sau 1 hoặc 2 năm khi rút ra cả vốnlẫn lãi không đủ để mua lại 1 con gà vào những năm cuối thập niên 80 của thế

kỷ 20 là những sự thật đau xót đã một thời hằn vào trí nhớ của nhiều người Việtnam Trong khi đó chiến tranh biên giới, chiến tranh hải đảo liên tục đe dọa;Mặt khác vì an ninh Quốc gia và khu vực, ta vẫn phải gửi một đội quân tìnhnguyện với trang thiết bị, hậu cần tự túc sang giúp láng giềng Cam Pu Chiathoát họa PônPốt; Quan hệ với các nước trong phe XHCN thì ngày càng bị xấu

đi - Đất nước lại rơi vào một cuộc khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng trên mọilĩnh vực Kinh tế, an ninh, Xã hội, Chính trị Mức lương bình quân/ tháng của

Trang 20

công chức Nhà nước vào những năm của hơn 10 năm sau ngày giải phóngkhông đủ để sống ở mức trung bình quá 10 ngày!

Trước tình hình cực kỳ cam go ấy, Đại Hội Đảng CSVN lần thứ VI năm

1986 đã công khai đánh giá một cách trung thực, thẳng thắn và toàn diện vềcuộc khủng hoảng nghiêm trọng của đất nước, đồng thời khởi xướng một cuộccách mạng rộng lớn về cơ chế quản lý chưa từng thấy trong lịch sử Kinh tế Việtnam - Hạt nhân của cuộc cách mạng này là chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ hạch toán kinh doanh, tính đúng, tính đủ và saunày là chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước - Đáp ứng đúng tínhkhách quan của xu thế phát triển và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, xâmnhập vào mọi cấp, mọi ngành - Trong đó Ngân hàng được xem là một trongnhững ngành đột phá khẩu của cuộc cách mạng vĩ đại này:

Từ tháng 5/ 1990, hai Pháp lệnh NH ra đời đã chính thức chuyển cơ chế

hoạt động của hệ thống NHVN từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu tiên đốitượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được Luật pháp phân biệtrạch ròi: NHNN thực thi nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về hoạt động NH và thựcthi nhiệm vụ của một NHTW - Là Ngân hàng phát hành tiền; Là NH của các

NH và là NH của Nhà nước Trong điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụgiữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản cácchính sách cụ thể đối với hệ thống các NH cấp 2 - Cấp NHKD thuộc lĩnh vựclưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ NH trong toàn nềnKTQD

Kể từ khi hai Pháp lệnh NH được triển khai, quan điểm về cơ cấu NH đathành phần đã hình thành cả ở khu vực sở hữu NH lẫn khu vực khách hàng của

NH Bắt đầu từ năm 1991 NHNN áp dụng cơ chế lãi xuất thực dương, khép dầnkhoảng cách giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, điều chỉnh lãi suất thíchứng với cơ chế thị trường Đã chấm dứt cơ chế “đông cứng” tỷ giá từ 1993, gắnchính sách tỷ giá với quan hệ xuất nhập khẩu và quan hệ cung cầu trên thịtrường ngoại tệ; Đồng thời có chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ - Từngbước thực thi nguyên tắc trên đất Việt nam chỉ tiêu tiền Việt nam, tích cựcchống lại hiện tượng Dola hoá NHTW tăng cường quản lý vĩ mô thông qua các

Trang 21

công cụ điều hành chính sách tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tái cấpvốn, lãi suất tái cấp vốn và tổ chức các dạng thị trường vốn ngắn hạn như: Thịtrường nội tệ liên NH; Thị trường ngoại tệ liên NH; Thị trường đấu thầu tínphiếu kho bạc và Thị trường tín dụng truyền thống; Bắt đầu từ 1994 đã xuấthiện hình thức sơ khai của thị trường sơ cấp về các công cụ nợ trung hạn như

kỳ phiếu Ngân hàng thương mại, tín dụng xây dựng nhà ở có điều kiện, huyđộng có bảo đảm bằng vàng; Quá trình phát triển này đã tạo môi trường để đưacông cụ nghiệp vụ thị trường mở vào sử dụng từ tháng 8/2000 ngay sau khi đãgóp phần đưa Thị trường vốn dài hạn vào hoạt động (TTCK) ở Việt nam từtháng 7 năm 2000 Trong những năm qua hệ thống NHVN cũng đã khôngngừng triển khai chương trình hiện đại hoá công nghệ NH Đến nay hầu hết các

hệ thống NHNN và NHTM QD đã nối mạng thông suốt từ TW đến các chinhánh khu vực và cơ sở; Mở ra nhiều hình thức thanh toán thuận tiện như máyrút tiền tự động ATM, gửi một nơi rút ra ở nhiều nơi v.v.Tốc độ thanh toán đãtăng mạnh - Toàn nền kinh tế đã chấm dứt nạn khan hiếm phương tiện thanhtoán trong khi vẫn giữ được sức mua của VND ngày càng ổn định Nhờ pháttriển các công cụ và hình thức thanh toán, tỷ lệ tiền mặt chiếm trong cơ cấu củatổng phương tiện thanh toán đã giảm dần Bắt đầu từ 1994, chính sách cungứng tiền đã gắn liền với kỹ thuật phân tích và quản lý động thái của lưu thôngtiền tệ chủ yếu thông qua động thái của tổng phương tiện thanh toán song songvới động thái của lượng tiền mặt trong lưu thông Tháng12/1997 Luật NHVN

ra đời (có hiệu lực từ 1/10/1998) đã là một cấp độ mới của bậc thang phát triểnPháp lý về NH - Theo đó cơ chế điều hành và công cụ của chính sách tiền tệ đãđổi mới mạnh mẽ theo hướng gián tiếp hoá, thị trường hoá và hiện đại hoá Quá trình chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN nói trên đãkhẳng định được vai trò to lớn của mạng lưới NH tham gia vào những thànhtựu kinh tế chung của Việt nam trên cả 4 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (Tăng trưởngkinh tế, ổn định tiền tệ, giảm thất nghiệp và cải thiện cán cân TTQT) - Trong đóđặc biệt là đã liên tục kéo chỉ số lạm phát từ mức độ phi mã trong những nămcuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 xuống mức thấp của 2 con số vàxuống 1 con số liên tục từ 1992 đến nay, khôi phục dần được trong công chúngniềm tin vào đồng tiền Việt nam

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w