PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu. Mục tiêu chung của du lịch thế giới là phát triển du lịch bền vững. Muốn thế, tổ chức hoạt động du lịch phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắn liền với giá trị con người, xã hội. Nhận thấy xu hướng đó, loại hình du lịch thiện nguyện đã được nghiên cứu, thực hiện, nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và sự ủng hộ của cộng đồng. Du lịch kết hợp thiện nguyện là một xu hướng mới của du khách Việt trong những năm gần đây. Khác với những chương trình du lịch khác, du lịch thiện nguyện là hành trình kết nối những trái tim, những con người ở các vùng địa lý khác nhau. Quảng Bình là một trong những tỉnh du lịch ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều công ty du lịch mới có sự đầu tư về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách. Các công ty du lịch không tránh khỏi những cạnh tranh trong hoạt động thu hút du khách. Do đó, để đứng vững trên thị trường các công ty phải chú trọng chính sách, xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch có tính khác biệt và giành được lợi thế cạnh tranh. Công ty TNHH Netin được thành lập từ năm 2011, luôn nhận được sự tin tưởng của du khách trong và ngoài nước, dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh. Tuy nhiên, công ty cũng không tránh khỏi những cạnh tranh trên thị trường du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty cũng đưa ra những giải pháp hợp lý, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, tạo ra những chương trình du lịch mới, hấp dẫn du khách và tự khẳng định mình, song vẫn gặp một số hạn chế trong việc thu hút khách và xây dựng chính sách sản phẩm hoàn thiện. Chính vì vậy, việc thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa là hướng đi mới cho công ty TNHH Netin nhằm đa dạng hóa các chương trình du lịch, thúc đẩy công ty cũng như du lịch Quảng Bình phát triển, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết kế các chương trình du lịch mới, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Netin, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện ở tỉnh Quảng Bình dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Du lịch thiện nguyện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịch này củng như xây dựng mô hình, chương trình như thế nào mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách chung nhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnh của du lịch thiện nguyện. Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công dự án “Du lịch thiện nguyện” (Humani tour) được nhận giải thưởng Doanh nhân xã hội năm 2010 của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ Cộng đồng (CSIP), Trung tâm nghiên cứu và phát triển bền vững (CSDS) đã đưa ra nhiều nghiên cứu phát triển du lịch thiện nguyện tại Việt Nam. Tuy nhiên CSDS là một tổ chức phi chính phủ, do đó những nghiên cứu về du lịch thiện nguyện của tổ chức này tập trung vào thực hiện các hoạt động thiện nguyện, mục đích chính là hướng tới cộng đồng, không phục vụ cho sự phát triển du lịch. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) có bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” tập trung nghiên cứu và hướng dẫn về định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam như du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng. Nhiều tác giả, nhà báo có viết về du lịch thiện nguyện như bài báo “Du lịch thiện nguyện” của Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân, tác giả Trần Thanh Hoàng ra đời ngày 07/11/2010. Tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại ở lý luận, quảng bá và giới thiệu. Điều chúng ta cần là môt nghiên cứu toàn diện về thiết kế chương trình, đó mới là nhiệm vụ cấp thiết. Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái với đề tài “Nghiên cứu các loại hình du lịch để hình thành các tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy dịch vụ - du lịch quảng bình phát triển” đã xây dựng được các tour, tuyến du lịch dài ngày nội tỉnh phục vụ phát triển du lịch Quảng Bình. Tuy nhiên vẫn chưa cập nhập đến việc thiết kế chương trình du lịch. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến thiết kế chương trình du lịch tại công ty lữ hành, du lịch thiện nguyện. - Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin. - Đề xuất phương hướng thực hiện chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin thông qua sự đánh giá của khách du lịch nội địa đang sử dụng chương trình du lịch của công ty. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin trong phạm vi tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 01/02/2019 - 01/05/2019. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát công ty, lấy số liệu, cách thức tổ chức, nguồn khách, quan điểm của công ty về loại hình du lịch mới này và một số đề xuất, phương hướng của doanh nghiệp lữ hành. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập từ công ty. Đó là các báo cáo kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động của công ty...qua ba năm 2016 - 2018 do bên công ty cung cấp, bên cạnh đó thông tin còn được thu thập từ những nguồn như sách báo, internet... - Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, lấy ý kiến của du khách để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của du khách về chương trình du lịch thiện nguyện: Thời gian điều tra: Từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 01 tháng 04 năm 2019. Địa điểm điều tra: Khách du lịch tại các đoàn thể, cơ quan, các điểm tham quan du lịch, các điểm ăn uống, khách sạn, nhà hàng...ở thành phố Đồng Hới mà khách du lịch nội địa của công ty hay đến. Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa của công ty TNHH Netin trong phạm vi thành phố Đồng Hới. Mẫu phiếu điều tra: Tôi đã tự thiết kế mẫu phiếu điều tra dựa trên việc tham khảo các mẫu phiếu điều tra của các công trình trước đó và dựa vào những yếu tố tham gia vào quá trình thiết kế chương trình du lịch. Số phiếu điều tra: Phát ra 110 phiếu, thu vào 100 phiếu hợp lệ. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Thông qua tài liệu, số liệu và các thông tin thu thập được từ đó đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức chương trình tự nguyện, phân tích các kết quả điều tra. 6. Những đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện. - Về mặt thực tiễn: Khóa luận giúp doanh nghiệp lữ hành có thêm một sự gợi ý trong việc xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút khách hàng. Các hoạt động trong chương trình du lịch thiện nguyện mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương tại điểm đến, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đề tài đánh giá được nhu cầu của du khách thông qua phiếu khảo sát ý kiến từ đó xác định được mong muốn của khách hàng để thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết kế chương trình du lịch và loại hình du lịch thiện nguyện. Chương 2: Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin. Chương 3: Định hướng thực hiện chương trình du lịch thiện nguyện tại công ty TNHH Netin.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhnhất đến các thầy cô giáo giảng dạy tại Khoa Khoa học xã hội – Trường đại học QuảngBình đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tạigiảng đường
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS Dương Thị Mai Thương người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luậnnày
-Em cũng xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Netin đã tạo điều kiện thuận lợi
để em làm quen với thực tiễn và nghiên cứu Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cácanh, chị làm việc tại công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực tập, điềutra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận
Mặc dù đã có những cố gắng song khóa luận không thể tránh những điều thiếusót Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoànthiện hơn
Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Vân Thùy
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiêncứu khoa học nào
Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Vân Thùy
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Những đóng góp của đề tài 4
7 Cấu trúc đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN 5
1.1 Một số lý luận về thiết kế chương trình du lịch và loại hình du lịch thiện nguyện 5
1.1.1 Khái niệm cơ bản 5
1.1.1.1 Du lịch 5
1.1.1.2 Du lịch thiện nguyện 7
1.1.2 Công ty lữ hành 8
1.1.2.1 Khái niệm công ty lữ hành 8
1.1.2.2 Phân loại công ty lữ hành 9
1.1.2.3 Vai trò công ty lữ hành 10
1.1.2.4 Nhiệm vụ công ty lữ hành 11
1.1.2.5 Hệ thống các sản phẩm của công ty lữ hành 11
1.1.3 Cơ sở thiết kế chương trình du lịch 12
1.1.3.1 Khái niệm chương trình du lịch 12
1.1.3.2 Phân loại chương trình du lịch 13
1.1.3.3 Thiết kế chương trình du lịch 15
1.2 Cơ sở thực tiễn về du lịch thiện nguyện 16
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch thiện nguyện trên thế giới 16
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch thiện nguyện ở Việt Nam 17
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH NETIN 18
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Netin 18
Trang 42.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Netin 18
2.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty TNHH Netin 19
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty TNHH Netin 20
2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh và chương trình du lịch 21
2.1.5 Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Netin 22
2.2 Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện ở tỉnh Quảng Bình dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin 25
2.2.1 Cơ sở cho việc thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin 25
2.2.1.1 Sơ lược về mẫu điều tra 26
2.2.1.2 Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin 31
2.2.2 Chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin 44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN TẠI CÔNG TY TNHH NETIN 53
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Netin 53
3.1.1 Thuận lợi 53
3.1.2 Khó khăn 53
3.1.3 Một số vấn đề khác 54
3.2 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch thiện nguyện tại công ty TNHH Netin 54
3.2.1 Thỏa thuận với khách và công ty gửi khách 54
3.2.2 Chuẩn bị thực hiện 55
3.2.3 Triển khai thực hiện chương trình du lịch 55
3.2.4 Các hoạt động sau khi kết thúc chương trình 55
3.3 Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện chương trình 56
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1 Kết luận 57
2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình khách của công ty TNHH Netin qua giai đoạn 2016 - 2018 22
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Netin trong giai đoạn 2016 - 2018 25
Bảng 2.3: Thông tin về đối tượng điều tra 29
Biểu đồ 2.1: Số lần du khách đến Quảng Bình 32
Bảng 2.4: Hình thức đến Quảng Bình của du khách 32
Bảng 2.5: Thời gian lưu trú ở Quảng Bình của khách du lịch 33
Bảng 2.6: Mục đích đến Quảng Bình của khách du lịch 33
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Vai trò của công ty lữ hành du lịch 11
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Netin 20
Biểu đồ 2.1: Số lần du khách đến Quảng Bình 32
Biểu đồ 2.2: Kênh thông tin mà khách sử dụng 34
Biểu đồ 2.3: Số lần tham gia vào chương trình du lịch thiện nguyện của du khách 35
Biểu đồ 2.4: Mức độ sẵn sàng tham gia vào chương trình du lịch thiện nguyện của du khách 35
Biểu đồ 2.5: Lý do muốn tham gia chương trình du lịch thiện nguyện của du khách .36 Biểu đồ 2.6: Thời gian có thể tham gia một chương trình du lịch thiện nguyện của du khách 37
Biểu đồ 2.7: Số người thích hợp tham gia một chương trình du lịch thiện nguyện 37
Biểu đồ 2.8: Địa điểm thích hợp để tổ chức chương trình du lịch thiện nguyện 38
Biểu đồ 2.9: Những hoạt động diễn ra trong chương trình du lịch thiện nguyện 39
Biểu đồ 2.10: Số tiền chi cho chương trình du lịch thiện nguyện của du khách 39
Biểu đồ 2.11: Lợi ích du khách nhận được khi tham gia chương trình du lịch thiện nguyện 41
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SEO Search engine optimization
(Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)WTO World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)
Trang 8PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch đã trở thành mộtngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu Mụctiêu chung của du lịch thế giới là phát triển du lịch bền vững Muốn thế, tổ chức hoạtđộng du lịch phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắnliền với giá trị con người, xã hội
Nhận thấy xu hướng đó, loại hình du lịch thiện nguyện đã được nghiên cứu, thựchiện, nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và sựủng hộ của cộng đồng Du lịch kết hợp thiện nguyện là một xu hướng mới của dukhách Việt trong những năm gần đây Khác với những chương trình du lịch khác, dulịch thiện nguyện là hành trình kết nối những trái tim, những con người ở các vùng địa
lý khác nhau
Quảng Bình là một trong những tỉnh du lịch ngày càng phát triển với sự ra đờicủa nhiều công ty du lịch mới có sự đầu tư về quy mô cũng như chất lượng dịch vụcung cấp cho du khách Các công ty du lịch không tránh khỏi những cạnh tranh tronghoạt động thu hút du khách Do đó, để đứng vững trên thị trường các công ty phải chútrọng chính sách, xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch có tính khác biệt vàgiành được lợi thế cạnh tranh
Công ty TNHH Netin được thành lập từ năm 2011, luôn nhận được sự tin tưởngcủa du khách trong và ngoài nước, dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực dulịch ở tỉnh Tuy nhiên, công ty cũng không tránh khỏi những cạnh tranh trên thị trường
du lịch Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty cũng đưa ra những giải pháp hợp
lý, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, tạo ra những chương trình du lịch mới, hấp dẫn
du khách và tự khẳng định mình, song vẫn gặp một số hạn chế trong việc thu hútkhách và xây dựng chính sách sản phẩm hoàn thiện Chính vì vậy, việc thiết kế chươngtrình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa là hướng đi mới cho công tyTNHH Netin nhằm đa dạng hóa các chương trình du lịch, thúc đẩy công ty cũng như
du lịch Quảng Bình phát triển, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng củaviệc thiết kế các chương trình du lịch mới, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH
Netin, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế chương trình du lịch thiện
Trang 9nguyện ở tỉnh Quảng Bình dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Du lịch thiện nguyện vẫn còn là hình thức du lịch khá mới mẻ nên vẫn chưa cónhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của loại hình du lịch này củng nhưxây dựng mô hình, chương trình như thế nào mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mộtcách chung nhất loại hình du lịch cộng đồng và đề cập đến một vài khía cạnh của dulịch thiện nguyện
Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công dự án “Du lịch thiện nguyện”
(Humani tour) được nhận giải thưởng Doanh nhân xã hội năm 2010 của Trung tâm Hỗtrợ Sáng kiến phục vụ Cộng đồng (CSIP), Trung tâm nghiên cứu và phát triển bềnvững (CSDS) đã đưa ra nhiều nghiên cứu phát triển du lịch thiện nguyện tại Việt Nam.Tuy nhiên CSDS là một tổ chức phi chính phủ, do đó những nghiên cứu về du lịchthiện nguyện của tổ chức này tập trung vào thực hiện các hoạt động thiện nguyện, mụcđích chính là hướng tới cộng đồng, không phục vụ cho sự phát triển du lịch
Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) có
bài nghiên cứu “Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” tập trung nghiên cứu
và hướng dẫn về định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam như du lịchnông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng Nhiều tác giả, nhà báo có viết về du lịch
thiện nguyện như bài báo “Du lịch thiện nguyện” của Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân,
tác giả Trần Thanh Hoàng ra đời ngày 07/11/2010 Tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại
ở lý luận, quảng bá và giới thiệu Điều chúng ta cần là môt nghiên cứu toàn diện vềthiết kế chương trình, đó mới là nhiệm vụ cấp thiết
Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái với đề tài “Nghiên cứu các loại hình du lịch để hình thành các tour du lịch dài ngày, nội tỉnh, thúc đẩy dịch vụ - du lịch quảng bình phát triển” đã xây dựng được các tour, tuyến du lịch dài ngày nội tỉnh phục vụ phát triển du
lịch Quảng Bình Tuy nhiên vẫn chưa cập nhập đến việc thiết kế chương trình du lịch
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tạicông ty TNHH Netin
Trang 103.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến thiết kếchương trình du lịch tại công ty lữ hành, du lịch thiện nguyện
- Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tạicông ty TNHH Netin
- Đề xuất phương hướng thực hiện chương trình du lịch thiện nguyện dành chokhách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung thiết kế chương trình du lịch thiệnnguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin thông qua sự đánh giácủa khách du lịch nội địa đang sử dụng chương trình du lịch của công ty
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch nội địa tạicông ty TNHH Netin trong phạm vi tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 01/02/2019 - 01/05/2019
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát công ty, lấy số liệu, cách thức tổ chức, nguồn khách, quan điểm của công ty về loại hình du lịch mới này và một số đề xuất, phương hướng của doanh nghiệp lữ hành
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập từ công ty Đó là cácbáo cáo kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động của công ty qua banăm 2016 - 2018 do bên công ty cung cấp, bên cạnh đó thông tin còn được thu thập từnhững nguồn như sách báo, internet
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, lấy ý kiến của du khách để nắmbắt nhu cầu, mong muốn của du khách về chương trình du lịch thiện nguyện:
Thời gian điều tra: Từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 01 tháng 04 năm 2019
Địa điểm điều tra: Khách du lịch tại các đoàn thể, cơ quan, các điểm tham quan
du lịch, các điểm ăn uống, khách sạn, nhà hàng ở thành phố Đồng Hới mà khách dulịch nội địa của công ty hay đến
Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa của công ty TNHH Netin trong phạm
vi thành phố Đồng Hới
Trang 11Mẫu phiếu điều tra: Tôi đã tự thiết kế mẫu phiếu điều tra dựa trên việc tham khảocác mẫu phiếu điều tra của các công trình trước đó và dựa vào những yếu tố tham giavào quá trình thiết kế chương trình du lịch.
Số phiếu điều tra: Phát ra 110 phiếu, thu vào 100 phiếu hợp lệ
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Thông qua tài liệu, số liệu và các thông tinthu thập được từ đó đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thiết kế và tổ chứcchương trình tự nguyện, phân tích các kết quả điều tra
6 Những đóng góp của đề tài
- Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận giúp doanh nghiệp lữ hành có thêm một sự gợi ýtrong việc xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút khách hàng Các hoạtđộng trong chương trình du lịch thiện nguyện mang lại lợi ích thiết thực cho cộngđồng địa phương tại điểm đến, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Đề tài đánhgiá được nhu cầu của du khách thông qua phiếu khảo sát ý kiến từ đó xác định đượcmong muốn của khách hàng để thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành chokhách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN 1.1 Một số lý luận về thiết kế chương trình du lịch và loại hình du lịch thiện nguyện
1.1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Du lịch
- Khái niệm về du lịch:
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/08-05/09/1963),các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng quan các mối quan hệ,hiện tượng và các hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cánhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mụcđích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), hội nghị Quốc tế và Thống kê Du lịch củngđưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môitrường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian íthơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích củachuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đếnthăm”
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạtquan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở,lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”
Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì:
“khách du lịch là khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để hõa mãn sinhhoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”, nhìn từ góc độ thay đổi về khônggian của du khách: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ mộtvùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thayđổi nơi cư trú hay nơi làm việc”, nhìn từ góc độ kinh tế: “ Du lịch là một ngành kinh
tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giả trí, nghỉ ngơi, có hoặckhông với hoạt các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhucầu khác”
Trang 13Theo Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Dulịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đíchtham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí,thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gianliên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loạitrừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017, ban hành tháng 09/2017:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mụcđích hợp pháp khác”
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cánhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng cáccuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu thamquan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, không phải làm kiếm tiền Quá trình đi du lịch của họđược gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ cư trú tạmthời
- Khái niệm khách du lịch: Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng
ở trên các góc độ khác nhau
Theo Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịchthế giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý dogiải trí, nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017, ban hành tháng 09/2017:
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làmviệc để nhận thu nhập ở nơi đến”
Theo Điều 10, Chương II, Luật du lịch Việt Nam 2017, về các loại khách du lịch:+ Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến ViệtNam và khách du lịch ra nước ngoài
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở ViệtNam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
Trang 14+ Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch
+ Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài
- Sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứngcho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỷ thuật và laođộng tại một vùng, một địa phương nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn củakhách du lịch
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017, “Sản phẩm du lịch là tậphợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu củakhách du lịch”
1.1.1.2 Du lịch thiện nguyện
Du lịch thiện nguyện, có thể hiểu một cách đơn giản là hình thức khách dulịch dành thời gian và tiền bạc đi tới những nơi mà người dân còn khó khăn hay cáctrung tâm bảo trợ xã hội để giúp đỡ và trải nghiệm cuộc sống ở nơi đó Hai hình thứcchính của du lịch thiện nguyện là du lịch từ thiện và du lịch tình nguyện Phong trào
du lịch thiện nguyện (Volunteer tourism) xuất hiện từ rất sớm ở châu Âu vào nhữngnăm đầu thập kỷ 90 của thế kỉ trước và trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong giai đoạnhiện nay Tuy nhiên, khi nói đến hình thức du lịch này đã có không ít quan điểm khôngđồng nhất về khái niệm của những nhà du học phương Tây
Mc Gehee (Giáo sư, Giám đốc Khoa nghiên cứu sau trường Đại học Minnesota)cho rằng: “Du lịch thiện nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian
và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn” (Mc Gehee, 2005)
Wearing, trong bài nghiên cứu “Volunteer tourism experience thatmakea difirence”, định nghĩa rõ hơn đó là những cá nhân với nhiều lý do khác nhau, cóthể tham gia vào một tổ chức, hay nhóm (xã hội) sử dụng kỳ nghỉ của mình để giúp
đỡ một cộng đồng, một nhóm xã hội nào đó cả về mặt vật chất hoặc giảm thiểu nhữngảnh hưởng của thiên tai gây ra cho cộng đồng đó
Lyons (Đại học Guelph ở Ontario, Canada) lại phân biệt giữa khái niệmtình nguyện và du lịch thiện nguyện Ông cho rằng tình nguyện viên là những người
Trang 15tự nguyện trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giúp đỡ những cư dân đang gặp khókhăn trong cộng đồng mình sinh sống và không vụ lợi, những thiện nguyện viên đượcxem là những người đi du lịch thiện nguyện khi họ trực tiếp tham gia công tác thiệnnguyện cho một cộng đồng nào đó ở một vùng khác trong quốc gia của mình sinh sốnghay ở nước ngoài (Lyons,2003)
Du lịch thiện nguyện là một lát cắt của ngành du lịch Đây là một loại hình
du lịch mới được nảy sinh trong quá trình tham gia các hình thức du lịch khác của
du khách như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, du lịch tôn giáo Hìnhthức thiện nguyện chủ yếu tập trung vào hoạt động cứu tế an sinh, các hoạt động xãhội khác ít phát triển hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau Khác với hình thức du lịchnày ở phương Tây, các thiện nguyện viên ở Việt Nam thường phải thông qua một tổchức “Dịch vụ tình nguyện” và khi họ muốn đi làm tình nguyện (khách hàng) sẽ phải
bỏ tiền ra để “mua” một chương trình tình nguyện của một tổ chức (dịch vụ) để cómột “sản phẩm tình nguyện” tùy theo sở thích của khách hàng Các thiện nguyện viênkhi đi du lịch đều có mục đích, kế hoạch công việc rõ ràng khi họ đến một nơi nào đó
để giúp đỡ những cộng đồng khó khăn, những hình thức du lịch kết hợp khác đượcxem là nhu cầu thứ yếu
Đối tượng tham gia vào hoạt động này vô cùng đa dạng: người đi làm, công nhânviên chức, cán bộ nghỉ hưu… Đối tượng tham gia đông đảo nhất chính là học sinh,sinh viên
1.1.2 Công ty lữ hành
1.1.2.1 Khái niệm công ty lữ hành
Trong quá trình phát triển của ngành du lịch, ngành kinh doanh lữ hành ra đời vàtrở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của ngành du lịch
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017, “Kinh doanh dịch vụ lữ
hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình
Trang 16hiện chương trình Du lịch đã bán cho khách du lịch (Thông tư hướng dẫn thực hiệnNghị định 09/CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL
+ Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thựchiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình
Du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào ViệtNam
Theo Điều 30, Chương V, Luật du lịch Việt Nam 2017, phạm vi kinh doanh dịch
vụ lữ hành:
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến ViệtNam và khách du lịch ra nước ngoài
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữhành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hànhquốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
1.1.2.2 Phân loại công ty lữ hành
Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành
- Công ty lữ hành gửi khách (Outgoing T.O): được tổ chức thành lập tại nhữngnơi có nguồn khách lớn nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến nhũng điểm
du lịch nổi tiếng
- Công ty lữ hành nhận khách (Incoming T.O): được thành lập gần các vùng cótài nguyên du lịch hấp dẫn, đón nhận và phục vụ khách du lịch do các công ty lữ hànhgửi khách đưa đến
Trang 17- Công ty lữ hành tổng hợp (General T.O): thực hiện các chức năng của T.O gửikhách và Công ty lữ hành nhận khách Nó vừa trực tiếp khai thác nguồn khách vừađảm nhận cả việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch Mô hình này mới đượcxuất hiện vào những thập niên cuối thế kỷ XX do giai đoạn này xuất hiện những công
ty du lịch đa quốc gia có tiềm lực kinh tế rất lớn, có thể đảm nhận vai trò thu hút vàtiến hành phục vụ khách du lịch
Trên thực tế, ranh giới giữa các loại hình công ty lữ hành không thật sự rõ ràng
và có xu hướng bị mờ dần Các công ty lữ hành thuần tuý có xu hướng mở rộng sangkinh doanh đại lý du lịch và các dịch vụ du lịch khác Các công ty lữ hành gửi khách
có xu hướng thành lập các văn phòng, chi nhánh, hoặc công ty con tại các điểm đếnquan trọng
Theo phân loại của các nước thuộc Vương Quốc Anh, có 4 loại công ty lữ hànhchính:
- Đối với khách du lịch: Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch
đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp
bố trí cho chuyến du lịch của họ Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức vàkinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trìnhvừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cáchkhoa học nhất Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều sovới mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho cácchương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với du khách
- Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch: Công ty lữ hành cung cấp cácnguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ cáchoạt động quảng cáo khuyến trương của các công ty lữ hành
- Đối với ngành du lịch: Công ty lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nênngành du lịch Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành du lịch
Trang 18Sơ đồ 1.1: Vai trò của công ty lữ hành du lịch
1.1.2.4 Nhiệm vụ công ty lữ hành
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của nhà cung cấpdịch vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phânphối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xóa bỏkhoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói Các chương trình này nhằm liên kếtcác sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí thành sảnphẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách Các chương trình dulịch trọn gói sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự
an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên đếnkhâu cuối cùng
1.1.2.5 Hệ thống các sản phẩm của công ty lữ hành
Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hànhthành ba nhóm cơ bản:
Công ty lữ hành
Dịch vụ ăn uống, lưu trú
Điểm du lịch
Chính quyền địa phương
Khách du lịch
Dịch vụ
vận
chuyển
Trang 19- Các chương trình du lịch trọn gói: Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chấtđặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩmcủa các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du lịchvới một mức giá gộp Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữhành có trách nhiệm đối với khách du lịch củng như các nhà sản xuất ở một mức độcao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
- Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp: Các công ty lữ hành có thể mởrộng phạm vi hoạt động của mình trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm
du lịch Do đó các công ty lữ hành lớn hoạt động hầu hết trên các lĩnh vực có liên quanđến du lịch
+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
+ Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí
+ Kinh doanh vận chuyển du lịch
+ Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch Trongtương lai hoạt động lữ hành du lịch ngày càng phát triển, hệ thông sản phẩm của cáccông ty lữ hành sẽ càng phong phú
- Các dịch vụ trung gian: Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lýcung cấp Trong hoạt động này các đại lý du lịch thực hiện bán sản phẩm của các nhàsản xuất tới khách du lịch Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm củabản thân đại lý mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm củanhà sản xuất dịch vụ Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
+ Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay
+ Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đườngsắt, ôtô
+ Môi giới cho thuê xe ôtô
+ Môi giới và bán bảo hiểm
+ Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
+ Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn
+ Các dịch vụ môi giới trung gian khác
1.1.3 Cơ sở thiết kế chương trình du lịch
1.1.3.1 Khái niệm chương trình du lịch
Trang 20Theo quy định của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam trong “Quy chế lữ hành”:Chương trình du lịch (Tour program) là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịchtrình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giábán chương trình, các dịch vụ miễn phí
Theo “Nghị định số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn dulịch ở Việt Nam” ban hành ngày 05 tháng 06 năm 2001: “Chương trình du lịch là lịchtrình được định trước của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong
đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú,vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình”
Theo Điều 3, Chương I, Luật du lịch Việt Nam 2017: “Chương trình du lịch là
văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi củakhách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”
1.1.3.2 Phân loại chương trình du lịch
Đối với các nhà kinh doanh lữ hành, việc phân loại chương trình du lịch càngchi tiết cụ thể bao nhiêu càng có ý nghĩa trong hoạt đông kinh doanh bấy nhiêu
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại:
+ Chương trình du lịch chủ động là loại chương trình mà doanh nghiệp lữ hànhchủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngàythực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện chương trình Chỉ có các doanh nghiệp
lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động dotính mạo hiểm của chúng
+ Chương trình du lịch bị động là loại chương trình mà khách tự tìm đến vớidoanh nghiệp lữ hành, để ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ Trên cơ sở đó doanhnghiệp lữ hành xây dựng chương trình Hai bên tiến hành thoả thuận và thực hiện saukhi đã được sự nhất trí thoả thuận giữa hai bên Chương trình du lịch theo loại nàythường ít tính mạo hiểm Nhưng số lượng khách ít, doanh nghiệp bị động trong kinhdoanh
+ Chương trình du lịch kết hợp là sự hoà nhập của chương trình du lịch chủđộng và bị động Doanh nghiệp lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựngchương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện Thông qua các hoạt động tuyêntruyền quảng cáo, khách du lịch (hoặc các công ty gửi khách) sẽ tìm đến với doanhnghiệp lữ hành Trên cơ sở các chương trình du lịch sẵn có, hai bên tiến hành thoả
Trang 21thuận và sau đó thực hiện chương trình Thể loại này tương đối phù hợp với điều kiệnthị trường không ổn định và có du lượng không lớn Đa số các doanh nghiệp lữ hànhtại Việt Nam áp dụng loại chương trình du lịch kết hợp.
- Căn cứ vào mức giá có ba loại chương trình du lịch:
+ Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói: bao gồm hầu hết các dịch vụ,hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giá của chươngtrình là giá trọn gói Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do cáccông ty lữ hành tổ chức
+ Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: chỉ bao gồm một số dịch vụ chủyếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản Hình thức này thường do cáchãng hàng không bán cho khách du lịch công vụ Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vàitối ngủ ở khách sạn và tiền taxi từ sân bay đến khách sạn
+ Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn: với hình thức này du khách có thểtùy ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với mức giá khác nhau Cấp
độ chất lượng được phục vụ trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uốnghoặc phương tiện vận chuyển Khách có thể lựa chọn từng thành phần riêng lẻ củachương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của mộtchương trình tổng thể Chương trình này thường ít gặp phải khó khăn trong công việcthực hiện
- Căn cứ vào mục đích và nội dung của chuyến du lịch:
+ Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh
+ Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán + Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng
+ Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm: leo núi, lặn biển, thamquan các bản làng dân tộc
+ Chương trình du lịch đặc biệt
+ Các chương trình du lịch tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên đây
- Ngoài những tiêu thức nói trên, người ta còn có thể xây dựng các chương trình
du lịch theo các tiêu thức và thể loại sau đây:
+ Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn
+ Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày
Trang 22+ Các chương trình du lịch tham quan thành phố với các chương trình du lịchxuyên quốc gia.
- Căn cứ vào phạm vi du lịch có các chương trình du lịch Quốc tế và du lịch nộiđịa
1.1.3.3 Thiết kế chương trình du lịch
- Quy trình chung xây dựng một chương trình du lịch:
Chương trình du lịch khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếunhư tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu củacông ty lữ hành, có sức lôi cuốn, thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chươngtrình Để đạt được những yêu cầu đó, các chương trình du lịch được xây dựng theo quytrình gồm các bước sau:
(1) Nghiên cứu nhu cầu của thị trường khách du lịch
(2) Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức độcạnh tranh thị trường
(3) Xác định khả năng và vị trí của Công ty trên thị trường
(4) Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình Du lịch
(5) Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
(6) Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu,bắt buộc của chương trình
(7) Xây dựng phương án vận chuyển
(8) Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống
Trang 23(9) Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình, chi tiết hóa chương trìnhvới những hoạt động tham quan giải trí
(10) Xác định giá thành và giá bán của chương trình
(11) Xây dựng những quy định của chương trình du lịch
Không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du lịch trọn gói cũngphải trải qua lần lượt các bước trên đây
- Mối quan hệ của nhu cầu khách du lịch với nội dung của chương trình du lịch:
Để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch người ta thường phải tiến hành cáchoạt động điều tra khảo sát và nghiên cứu thị trường Thông thường các công ty lữhành thường xác định nhu cầu của thị trường khách du lịch bằng những con đường sauđây:
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiêncứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, Đây là phương pháp íttốn kém song đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, mức độ tincậy, phù hợp thường không cao
- Thông qua các công ty du lịch gửi khách và các chuyến du lịch làm quen: Haicông ty lữ hành sẽ trao đổi các đoàn chuyên gia, đại diện để tìm hiểu thị trường và xácđịnh khả năng của mỗi bên củng như triển vọng hợp tác Công ty lữ hành sẽ có điềukiện tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, hiểu rõ hơn nhu cầu, sở thích của họ Mặtkhác sự trao đổi giữa hai bên sẽ làm cho các ý kiến được đưa ra có sức thuyết phụchơn
- Các hình thức khác như điều tra trực tiếp, thuê các công ty Marketing
1.2 Cơ sở thực tiễn về du lịch thiện nguyện
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch thiện nguyện trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Âu, châu Mỹ, du lịch thiện nguyện đãxuất hiện từ lâu và trở thành phong trào mạnh mẽ Các quốc gia mạnh về du lịch nhanhchóng nắm bắt được xu hướng phát triển của du lịch và nhu cầu của thị trường để pháttriển du lịch thiện nguyện thành một dòng sản phẩm chuyên nghiệp, đa dạng tronghoạt động và đề cao yếu tố thiện nguyện trong mỗi chuyến đi
Theo một khảo sát năm 2015 của Thẻ tín dụng Marriott Awards từ Chase, 84%trong số các du khách cho biết họ sẽ đi ra nước ngoài để tham gia các hoạt động tìnhnguyện Một ví dụ điển hình là công ty du lịch Azafady, có trụ sở ở London, hoạt động
Trang 24ở phía đông nam đảo Madagascar Công ty đã dành 90% lợi nhuận cho mục đích từthiện Trong vòng 5 năm qua, với sự hỗ trợ của tình nguyện viên, Azafady đã xây hoànthiện 11 trường học, trồng 200.000 cây xanh, cung cấp nước sạch cho 50% dân cư ởkhu vực hoạt động…
1.2.2 Tình hình phát triển du lịch thiện nguyện ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch nói chung và du lịch thiệnnguyện nói riêng Nước ta có lợi thế về vị trí địa lý, được thiên nhiên ưu đãi nhiều tàinguyên du lịch, Nhà nước có chính sách thông thoáng và khuyến khích, ưu tiên pháttriển du lịch, cư dân còn nhiều khó khăn nhưng thân thiện, cởi mở Nhận định về góitour du lịch này, nhiều công ty lữ hành có chung quan điểm: Trong tương lai, nếu loạihình du lịch này phát triển tốt thì không chỉ góp phần tăng nguồn thu cho ngành dulịch mà còn đóng góp một phần công sức cho cộng đồng, hướng đến nhiều ý nghĩathiết thực như góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường,bảo tồn thiên nhiên…
Ở Việt Nam, thời gian gầy đây một số công ty lữ hành đã bắt đầu thiết kế vàđưa các tour thiện nguyện vào hành trình của mình Trong đó, hình thức tour khá đadạng cho khách lựa chọn Từ việc tham gia trồng cây, tặng quà, làm đường du kháchcũng có thể đăng ký dạy học, nấu ăn, thu hoạch mùa màng cùng bà con bản địa…Ngoài ra xen lẫn vào chương trình thiện nguyện này là những chuyến cắm trại, khámphá hang động hay tìm hiểu văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Có thể kể Hanoi Redtours, Vietravel, Vietran Tour thiết kế tour du lịch thiệnnguyện đến Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang… từ nhiều năm nay.Công ty Du lịch Viet Mark với tour nhặt rác ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) …
Trang 25CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THIỆN NGUYỆN DÀNH
CHO KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH NETIN
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Netin
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Netin (Netin Travel)
Địa chỉ trụ sở: Số 161, Lý Thường Kiệt, Phường Đồng Phú, Thành phố ĐồngHới, Quảng Bình
Điện thoại: 02323816555 Fax: 02323850505
Email: dulich@quangbinhtravel.vn
Website: www.quangbinhtravel.vn
Logo:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Netin
Được thành lập từ tháng 9 năm 2011, công ty TNHH Netin là một trong những
đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực lữ hành, đặc biệt là các tuyến du lịch về miềnTrung nói chung và Quảng Bình nói riêng Tôn chỉ hoạt động, kinh doanh của công tyngay từ đầu là lấy sự hài lòng, cảm tình của khách hàng đề làm mục tiêu phấn đấu Vớichính sách đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ tận tình và luôn mong muốn quý kháchthực sự cảm nhận được sự khác biệt khi tham gia từng chuyến du lịch Luôn luôn sángtạo, luôn luôn đổi mới, phục vụ những sản phẩm mà quý khách mong muốn đã trởthành tâm nguyện, cũng như phương châm của công ty
Từ thực tế trên, công ty TNHH Netin ra đời với đội ngũ nhân viên năng động,
mang đầy bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàngmột cách nhanh chóng, tận tình, cung cấp đầy đủ thông tin, giá cả và chính sách hếtsức minh bạch Cùng với sự tư vấn về các điểm đến, giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăncủa quý khách hàng về văn hóa, lịch sử, vui chơi, giải trí… mọi vùng miền trong nước
và quốc tế của những người địa phương, những người có kinh nghiệm mà nhiều nămgắn bó với nghề
Những hoạt động của Netin Travel đã được đánh giá cao của các cơ quan chứcnăng Được Bộ trưởng bộ Văn Hóa thể thao và Du lịch tặng bằng khen về các hoạtđộng du lịch tại địa phương Được Hiệp hội Du lịch, sở du lịch và UBND tỉnh Quảng
Trang 26Bình đánh giá cao trong hoạt động du lịch Netin hiện tại là thành viên của Hiệp hội dulịch quảng bình Ông Trần Xuân Cương giám đốc công ty hiện tại là Phó Chủ tịch, phótổng thư ký hiệp hội du lịch, kiêm chi hội trưởng chi hội lữ hành Quảng Bình.
Hiện tại Netin Travel được đánh giá là đứng đầu về du lịch Quảng Bình, xâydựng các sản phẩm du lịch mới Công ty đã được Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu
là doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp tiêu biểu Được Báo Quảng Bình, đài truyền hìnhQuảng Bình giới thiệu về điển hình phát triển du lịch Quảng Bình Những hoạt độngcủa công ty đã góp phần trong việc đưa du lịch Quảng Bình phát triển, quảng bá hìnhảnh du lịch Quảng Bình
2.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty TNHH Netin
Công ty đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến và phát triển thương mại trực tuyếntrong du lịch bao gồm như sau:
- Dịch vụ đặt tour trực tuyến
- Đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến trên toàn quốc và quốc tế
- Đặt xe trực tuyến trong nước và quốc tế
- Đặt vé tầu hỏa, vé tầu trong nước và quốc tế
Công ty đang cố gắng xây dựng một website để đáp ứng mục tiêu phát triển củacông ty cũng như sự hài lòng quý khách hàng với những đặc điểm nổi bật sau:
- Tìm kiếm chuyến du lịch mà quý khách yêu cầu nhanh nhất, thủ tục gọn nhẹnhất; Đặt chuyến du lịch trực tuyến, thanh toán tại gia
- Đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến trên toàn quốc và quốc tế một cách nhanhnhất và dễ dàng nhất Mang vé và booking đến tận nơi
- Cung cấp thông tin điểm đến trong nước và quốc tế cho du khách để thỏa mãntừng yêu cầu khó nhất của quý khách
- Phát triển các tour đường dài đi quốc tế như: Netin tập trung mạnh tour LàoThái bằng đường bộ Với tour 1 ngày ăn cơm ba nước sẽ là trải nghiệm hoàn toàn mới
lạ cho du khách Du lịch Hoa Kỳ, Anh, Châu âu, Châu Mỹ La Tinh, Nhật Bản, HànQuốc, Úc, Trung Quốc, Đài Loan… Quý khách sẽ tìm thấy sự tin tưởng về nhữngchuyên gia tư vấn Visa hàng đầu của công ty khi xin vào các nước yêu cầu thủ tục visarất khắt khe như: Anh, Mỹ, Châu Âu, Nhật, Úc, Hàn…
Trang 27Công ty luôn trân trọng gìn giữ và sẽ cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ ngày
một chuyên nghiệp hơn Công ty luôn có tâm nguyện với khách hàng là “Luôn Luôn Chân Thành”, tin và mong rằng ngày càng được sự tín nhiệm của quý khách hàng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty TNHH Netin
* Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Cơ cấu tổ chức công ty khá chặt chẻ và có hệ thống, đảm bảo tính phân quyền
cũng như tính hợp tác trong quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh, được thể hiện
Công ty TNHH Netin gồm có: 01 giám đốc, 01 điều hành, 04 hướng dẫn viên dulịch, 03 SEO marketing, 01 team building và tổ chức sự kiện, 01 kế toán
Giám đốc: anh Trần Xuân Cương là người có quyết định cao nhất trong công ty,trực tiếp điều hành công việc, cùng với các bộ phận xây dựng chiến lược cho công ty,kịp thời điều chỉnh những chương trình cho phù hợp với thị trường du lịch
Điều hành tour: Chị Nguyễn Thị Huyền Trang chịu trách nhiệm về thị trườngkhách Nghiên cứu để thu hút khách đến với công ty, tìm đối tác kinh doanh Đặt cácdịch vụ (nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, vé tham quan ) Phối hợp với hướng dẫnviên giải quyết một số tình huống khi đi tour Ngoài ra còn có chức vụ là thườngxuyên cập nhập thông tin nắm rõ giá cả và dịch vụ của nhà hàng, khách sạn và các
Giám đốc
Kế toán, tài
chính marketing SEO building Team Hướng dẫn viên
Điều hành
Trang 28dịch vụ khác, lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo uy tính Theo dõi thực hiện các chươngtrình du lịch
Về kế toán: Chuyên quản lý về tài chính của công ty Theo dõi doanh thu, chiphí, lập số liệu và thống kê doanh thu hàng tháng, lập bảng lương và bảng thưởng chocác nhân viên trong công ty, xuất hóa đơn các chương trình
Về SEO marketing: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc tối hóa website đượcphụ trách, thực hiện seo từ khóa cho các website được giao, viết bài, quản lý trangfacebook của công ty, đăng các bài viết về du lịch
Team building: Có nhiệm vụ lên kế hoặc và chuẩn bị tổ chức team building.Ngoài ra còn kiêm tổ chức sự kiện, gala dinner
Về hướng dẫn: Gồm có 4 người, 3 HDV nội địa và 1 HDV quốc tế, ngoài nhânviên tư hữu của công ty ra còn có HDV cộng tác viên từ bên ngoài
2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh và chương trình du lịch
* Các lĩnh vực kinh doanh: Qua hơn 7 năm hoạt động, công ty đã và đang trở
thành một đơn vị có nhiều kinh nghiệm và uy tính đối với khách hàng trong lĩnh vựckinh doanh du lịch
Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ bổ sung như:
- Phục vụ vận chuyển các loại xe du lịch
- Hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh
- Nhận đặt phòng khách sạn, vé máy bay, vé tàu hỏa
- Cung cấp thông tin và tư vấn chương trình du lịch cho du khách
* Chương trình du lịch: Công ty TNHH Netin có một hệ thống chương trình du
lịch khá phong phú và đa dạng, bao gồm: Du lịch nước ngoài; Du lịch Miền Bắc; Du
Trang 29lịch Miền Trung; Du lịch Tây Nguyên; Du lịch Miền Nam; Du lịch xuyên Việt; Dulịch ghép đoàn, du lịch theo chủ đề
2.1.5 Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Netin
(Nguồn: Công ty TNHH Netin)
Lượt khách của công ty TNHH Netin có xu hướng tăng dần trong giai đoạn
2016 - 2018 (tăng mạnh từ 2016 - 2017 và tăng mạnh từ 2017 - 2018) nguồn kháchchủ yếu đến với công ty là khách du lịch nội địa Năm 2016, lượt khách đến với công
ty đạt 1.227 nghìn lượt khách, sang năm 2017 đạt 2.802 lượt khách, tăng 1.575 lượtkhách so với năm 2016 và tiếp tục tăng qua năm 2018 (tăng 303 lượt khách so với năm2017)
Quảng Bình là địa phương phát triển mạnh về du lịch, đây được xem là ngànhkinh tế mũi nhọn của địa phương này Tuy nhiên sự cố ô nhiễm môi trường biển vàonăm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của nhândân, trong đó có ngành du lịch Du lịch Quảng Bình đã bị làm chậm nhịp độ phát triển,mất đi cơ hội bứt phá ngoạn mục trong một thời gian dài Thời điểm xảy ra sự cố môitrường, du lịch biển ở Quảng Bình có thể nói đã tụt xuống thang “điểm chết” Lượngkhách du lịch giảm hơn 55% khiến cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp dulịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn
Năm 2017, tổng lượt khách của công ty có xu hướng tăng mạnh Cụ thể tăng
1575 lượt khách so với năm 2016, trong đó lượt khách nội địa đạt 2.151 lượt kháchtăng 1.181 lượt khách so với năm 2016, lượt khách quốc tế đạt 651 lượt khách tăng
394 lượt khách so với năm 2016 Lý do của sự tăng mạnh này là nhờ tỉnh Quảng Bình
Trang 30đã nỗ lực triển khai các phương án để phục hồi lại nhịp độ phát triển của ngành kinh tếmũi nhọn Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đồng lòng của nhân dân,công tác xử lý môi trường, triển khai bồi thường, hỗ trợ, thực hiện các chính sách ansinh xã hội đã được triển khai một cách kịp thời Cùng với đó, Sở Du Lịch Quảng Bìnhcùng Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Bình cũng đã đưa ra nhiều phương án nhằm kíchcầu du lịch, thu hút du khách Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được xác định là
“mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển Chính vì vậy, ngành Du lịch QuảngBình luôn quan tâm đẩy mạnh công tác này với nhiều nội dung đổi mới, có chiều sâu,hiệu quả, góp phần vượt qua những khó khăn, thử thách Nhờ có nhiều giải pháp tíchcực và đúng hướng, lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển vàthưởng thức hải sản biển tại Quảng Bình đã có chiều hướng tăng trở lại sau thời giandài “ngoảnh mặt” Năm 2017, Quảng Bình đăng cai tổ chức Hoa hậu hòa bình thế giới
Trong năm 2017, website du lịch lớn nhất thế giới Tripadvisor cũng bình chọnQuảng Bình điểm đến hấp dẫn thứ 4 tại Việt Nam; Tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thếgiới Lonely Planet xếp hạng Phong Nha – Kẻ Bàng ở vị trí thứ 2 trong danh sách 15điểm đến đáng trải nghiệm nhất Việt Nam năm 2017; Sơn Đoòng trở thành tâm điểmcủa du lịch Việt Nam tại Hội chợ Du lịch thế giới WTM London 2017 Cũng theobáo cáo của Sở Du lịch tại Hội nghị, vừa qua Sở Du lịch Quảng Bình phối hợp với cácđơn vị liên quan đã tiến hành bình chọn 10 sự kiện du lịch Quảng Bình năm 2017,theo đó kết quả được công bố như sau:
1 Lần đầu tiên Quảng Bình đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình thế giới(Miss Grand International 2017)
2 Lễ hội hang động 2017 “Vương quốc hang động-kỳ vĩ và huyền thoại” có quylớn mô nhất từ trước đến nay
3 Quảng Bình đứng thứ 4 trong danh sách 10 điểm đến hàng đầu Việt Nam
4 Du lịch Quảng Bình nổi bật trên toàn thế giới qua bộ phim Kong: Skull Island
5 Lần đầu tiên Quảng Bình mở thành công đường bay quốc tế
6 Du lịch phục hồi mạnh mẽ sau sự cố môi trường biển
7 Tổ chức chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch “Quảng Bình trong lòng HàNội”
8 Hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế nổi bật nhất từ trước đến nay
9 Tiếp tục đưa vào khai thác nhiều tuyến, điểm du lịch mới
Trang 3110 Khai trương website du lịch phiên bản dành cho khách quốc tế bằng tiếngAnh: www.quangbinhtourism.com.
Chính nhờ vậy du lịch Quảng Bình đã phát triển mạnh trong năm 2018, nhờ đó
du khách đến với công ty củng tăng dần theo, đặc biệt là sự tăng mạnh của du kháchquốc tế
Năm 2018, tổng lượt khách đến với công ty đạt 3.105 lượt khách, tăng 303 lượtkhách so với với năm 2017 Trong đó lượt khách nội địa đạt 2.413 lượt khách chiếm77,71%, lượt khách quốc tế đạt 674 lượt khách chiếm 22,29% Những thàng công của
du lịch trong năm 2017 chính là động lực quan trọng cho du lịch năm 2018 phát triển.Cùng với nhiều tour, điểm du lịch đang hút khách như: khám phá Sơn Đoòng, hangđộng lớn nhất thế giới; khám phá Động Phong Nha – Tiên Sơn; động Thiên Đường,suối Nước Moọc Nhiều tour du lịch mới cũng đã được khai thác, thu hút khách như:khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Arem-Ma coong ở huyện
Bố Trạch; tuyến du lịch khám phá Hang Đại Ả, Hang Over, Hang Pygmy; khám pháthiên nhiên, văn hóa cộng đồng người Vân Kiều ở huyện Quảng Ninh và LệThủy Ngoài ra, Quảng Bình cũng đang tập trung mở thêm nhiều sản phẩm như: Dulịch cộng đồng, du lịch biển, xây dựng đề án city tour để du khách trải nghiệm, khámphá thành phố Đồng Hới về đêm Đồng thời, tỉnh nỗ lực xây dựng thương hiệu mặthàng lưu niệm có bản sắc của địa phương; nâng cao chất lượng dịch vụ Cùng với đó,
sự chuyên nghiệp và uy tính của công ty chính là sự lựa chọn hàng đầu đối với khách
du lịch
2.1.5.2 Tình hình doanh thu – lợi nhuận của công ty
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã có sự phát triển rõ rệt Ban lãnh đạo công
ty đã đưa ra được đường lối phát triển đúng đắn với sự chỉ đạo tích cực của ban lãnhđạo cùng với sự cố gắng của toàn thể thành viên công ty Chính điều đó đã tạo nên sự
ổn định và phát triển bền vững của công ty
Trang 32Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Netin trong giai
đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Đồng
Tổng doanh thu 735.727.800 2.145.075.000 3.825.943.000Tổng chi phí 701.789.553 2.064.458.251 3.734.848.642Lợi nhuận trước thuế 33.937.947 80.616.749 91.094.358Thuế thu nhập doanh nghiệp 6.787.589 16.123.349 18.218.872Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
21.150.358 64.493.400 72.875.487
(Nguồn: Công ty TNHH Netin)
Về doanh thu: Doanh thu của công ty có xu hướng tăng mạnh giai đoạn 2016
-2018 Tổng lượt khách đến với công ty tăng đã kéo theo sự tăng nhanh của doanh thu
Cụ thể, so với năm 2016 doanh thu năm 2017 đạt mức 2.145.075.000 đồng (tăng1.409.347.200 đồng.) So với năm 2017, doanh thu năm 2018 đạt mức 3.825.943.000đồng (tăng 1.680.868.000 đồng)
- Về chi phí: Chi phí trong một công ty lữ hành bao gồm nhiều yếu tố: Các chiphí cho các dịch vụ như hướng dẫn viên, vận chuyển, ăn uống cùng với đó còn chiphí về cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, máy móc công ty, lương của nhân viên côngty, Năm 2016 tổng chi phí của công ty ở mức 701.789.553 đồng, đến năm 2017 tổngchi phí là 2.064.458.251 đồng (tăng 1.362.668.698 đồng so với năm 2016) và đến năm
2018 đạt mức 3.734.848.642 đồng (tăng 1.670.390.391 đồng so với năm 2017)
- Về lợi nhuận: Nhìn chung lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng mạnh tronggiai đoạn 2016 - 2017 và tăng nhẹ giai đoạn 2017 - 2018 Sau khi nộp thuế và trừ đicác khoản chi phi khác thì lợi nhuận của công ty 3 năm qua như sau: năm 2016 đạt21.150.358 đồng; năm 2017 đạt 64.493.400 đồng (tăng 43.343.042 đồng so với năm2016) và đến năm 2018 đạt 72.875.487 đồng (tăng 8.382.087 đồng so với năm 2017)
2.2 Thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện ở tỉnh Quảng Bình dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin
2.2.1 Cơ sở cho việc thiết kế chương trình du lịch thiện nguyện dành cho khách du lịch nội địa tại công ty TNHH Netin
2.2.1.1 Sơ lược về mẫu điều tra