1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ưu đãi trong pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp – thực tiễn và hướng hoàn thiện (2)

43 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 65,04 KB

Nội dung

Sau hơn 05 năm đi vào thực hiện, những quyđịnh về ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã có những tác động tích cực cả về mặt kinh tế, về thu ngân sách nhà nước, về thúc đẩy đổi

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi chính thức có hiệu lực vào ngày 01tháng 01 năm 2009, thay thế cho Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2004 Qua tổngkết, sau 05 năm thực hiện luật cho thấy: Nhìn chung, Luật thuế Thu nhập doanhnghiệp đã đạt được mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư,góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước cũng như thúc đẩycải cách hành chính trong quản lý thuế và thực hiện ưu đãi đầu tư; đáp ứng được yêucầu của thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn qua Với những quy định về miễn, giảmthuế và giãn thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp, Luật thuế Thu nhập doanhnghiệp sửa đổi là một trong những biện pháp hữu hiệu để kích cầu của Nhà nước Cụthể những hiệu quả đạt được với những quy định về miễn giảm thuế và giãn thời hạnnộp thuế như sau: Trong năm 2009, sau khi giảm sâu trong tháng 1 (-4,4%), ngànhcông nghiệp lấy lại tốc độ tăng trưởng và đến tháng 10 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ

2008 Đến ngày 31/8/2009, đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế, trong

đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp , 47.000 doanh nghiệp được giảm50% thuế GTGT…

Nhắc đến những thành quả mà Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm

2008 đạt được không thể không nhắc đến chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp được quy định trong Luật Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpkhông những làm giảm thiểu sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài với đầu tư trongnước về điều kiện và mức ưu đãi, chính sách này còn đáp ứng được yêu cầu của WTO

về đối xử bình đẳng giữa các quốc gia Sau hơn 05 năm đi vào thực hiện, những quyđịnh về ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã có những tác động tích cực cả

về mặt kinh tế, về thu ngân sách nhà nước, về thúc đẩy đổi mới và sắp xếp lại doanhnghiệp… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và trước yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội của đất nước trong giai đoạn tới, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đã bộc lộnhững nhược điểm và hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét, sửa đổi và bổ sung ởmột số điểm như sau:

Thứ nhất, mức thuế suất 25% tuy đã giảm so với Luật năm 2004 và đã phù hợp

với tình hình thực tế, tuy nhiên chưa thực sự có sự cạnh tranh trong thu hút đầu tưnước ngoài do các nước trong khu vực đã có sự điều chỉnh giảm;

Thứ hai, ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp còn dàn trải, phức tạp,

chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về pháttriển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư và các địa bàn có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Những hạn chế trên tuy đã phần nào được giải quyết qua Luật số32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhậpdoanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, nhưng trên thực tế khi áp dụng nhữngquy định trong cả luật cũ cũng như luật mới thì vẫn còn nhiều vướng mắc,cụ thể:

Trang 2

Chủ thể được hưởng ưu đãi vẫn chưa rõ ràng, các doanh nghiệp vẫn không nắm

rõ được liệu mình có thuộc diện được hưởng ưu đãi hay không;

Các văn bản dưới luật được ban hành tuy đã cụ thể hóa một số điều của Luật,nhưng lại xảy ra tình trạng có quá nhiều văn bản được ban hành cùng lúc, dẫn đến tìnhtrạng “loạn chính sách”, người nộp thuế rất khó nắm bắt được kịp thời các quy địnhcủa pháp luật

Từ thực tiễn này, đề tài “Ưu đãi trong pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp – thực tiễn và hướng hoàn thiện” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu để làm

tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàndiện những quy định của quy pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu về thuế và thuế thu nhập doanhnghiệp ở Việt Nam khá đa dạng Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu sâu sắc vềthuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khiLuật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 chính thức có hiệu lực thi hành còn rất hạnchế

“Pháp luật về thuế Thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội”

(2012) của tác giả Ngô Thị Cẩm Lệ đề cập đến pháp luật về thuế Thu nhập doanhnghiệp nói chung chứ không nói riêng về vấn đề ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp,hơn nữa đề tài này tác giả làm vào năm 2012 là năm chưa ban hành Luật thuế Thunhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13

“Pháp luật về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam” (2012) của tác

giả Lưu Thị Tuyết đã đề cập riêng vấn đề về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp tạiViệt Nam, nhưng tác giả làm đề tài vào năm 2012 là thời điểm chưa ban hành Luậtthuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 Đồng thời trong luận văn này tác giảkhông đề cập đến thực trạng áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp

ở địa phương nào một cách cụ thể mà chỉ nêu khái quát vấn đề

Với những cải cách của pháp luật thuế trong các năm gần đây, đặc biệt, kể từkhi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi qua các năm 2013, 2014) cóhiệu lực với rất nhiều những thay đổi về pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpnhư thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, về lĩnh vực, địa bàn hưởng ưuđãi thì ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay còn là một đề tài nghiên cứutương đối mới Sau hơn 3 năm triển khai các chính sách mới này, tác giả nhận thấy cần

có một nghiên cứu kỹ lưỡng, một cái nhìn toàn diện để đánh giá lại hiệu quả và tínhđúng đắn của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi qua các năm 2013,2014), đồng thời tìm ra những điểm hạn chế, thiếu sót của pháp luật về ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp để khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới

3 Mục tiêu nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tạiViệt Nam, đề tài nghiên cứu có mục đích như sau:

Trang 3

Thứ nhất, là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của

những quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mộtcách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thếgiới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhữngđiểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi

Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng pháp luật về

ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp từ khi có Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 đến nay, tác giả sẽđưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn đề bất cậptrong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

4 Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định pháp luật về ưu đãi thuếtrong thuế thu nhập doanh nghiệp, mà chủ yếu nhất là những quy định trong Luật thuếthu nhập doanh nghiệp 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế Thunhập doanh nghiệp năm 2013, năm 2014 và các thông tư, nghị định về các hình thức

ưu đãi và điều kiện áp dụng ưu đãi thuế Đồng thời, tìm hiểu thực trạng hoạt động ưuđãi thuế và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động ưu đãi thuế trongLuật thuế thu nhập doanh nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích – tổng hợp: tiểu luận đi theo hướng phân tích từng vấn

đề lý luận liên quan đến pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để từ đó tổnghợp lại các vấn đề cơ bản nhất, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay

Phương pháp so sánh: với cách tiếp cận bằng cách so sánh pháp luật về ưu đãithuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam qua các giai đoạn, tiểu luận giúp chúng ta

có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử phát triển của vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp, cũng như làm nổi bật lên được điểm tích cực hay hạn chế của chính sách ưuđãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại

Phương pháp lôgic: nội dung của tiểu luận được sắp xếp một cách khoa học,từng chương được triển khai theo hướng lôgic, dễ hiểu, thuận lợi trong quá trình đánhgiá vấn đề

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Tên gọi của sắc thuế thường được biểu hiện đối tượng chịu thuế của sắc thuế

đó Có sự khác nhau giữa các nước trong việc thiết kế thuế thu nhập, đó là, đánh thuếthu nhập theo chủ thể, hoặc theo tính chất thu nhập Nhưng tựu trung, với tên gọi thuếthu nhập doanh nghiệp, thì đây được xem là sắc thuế đánh vào thu nhập chịu thuế chủyếu phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ thuế đối với khoản thu nhập mang tính kinh doanh của các tổ chức thự hiện hoạt động kinh doanh trong xã hội 1

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, thuế thu nhập doanh nghiệp

có thể hiểu như sau: thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào phần thunhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữacác tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sảnxuất kinh doanh phát triển

1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành và sửa đổi đã khá nhiều lần vàngày càng làm tốt vai trò là công cụ quản lý thị trường vĩ mô một cách hiệu quả, thốngnhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đốitượng đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, tạo nên một môi trườngcạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới, tạo cho nền kinh

tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Vai trò của thuếthu nhập doanh nghiệp được thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực

hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Nhà nước sử dụng thuế thunhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảmbảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được côngbằng, hợp lý Mặc khác, các doanh nghiệp thua lỗ trong sản xuất kinh doanh vừakhông phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, vừa có thể được chuyển lỗ sang các nămsau để có cơ hội phục hồi và giảm tình trạng phá sản doanh nghiệp

Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà

nước Một khi nền kinh tế thị trường phát triển, tăng trưởng kinh tế được bảo đảm,hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khảnăng huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhậpdoanh nghiệp sẽ ngày càng dồi dào Mặt khác, so với các loại thuế khác, thuế thu nhập

1 Trường đại học Luật Tp.HCM, Giáo trình luật thuế, NXB Hồng Đức, Hà Nội, năm 2017 tr.291.

Trang 5

doanh nghiệp dễ thu, ít tốn kém chi phí nên hiệu quả thu cũng cao hơn nhiều Ở cácnước đang phát triển, tiền thu được từ thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn nhiều sovới thuế thu nhập cá nhân Còn ở các nước phát triển mặc dù thu từ thuế thu nhậpdoanh nghiệp ít hơn so với thuế thu nhập cá nhân nhưng thuế thu nhập doanh nghiệpgiữ vai trò là loại thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến

khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, pháttriển toàn diện của Nhà nước Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu

tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước ưu tiênkhuyến khích phát triển trong từng giai đoạn nhất định

1.2 Khái quát về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Ưu đãi thuế là một phương thức giúp nhà nước tạo được sự bình đẳng giữa cácđối tượng nộp thuế và khuyến khích đầu tư, giúp đỡ hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệptrong quá trình hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là một bộ phận quantrọng chiến lược khuyến khích phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.Khi nói đến chiến lược của một đất nước là nói về quan điểm, cách nhìn nhận chínhthống của nhà nước đó về một lĩnh vực, một hoạt động trong một giai đoạn nhất định.Các quan điểm chính thống của nhà nước thuộc phạm trù ý chí Để cụ thể hóa cácquan điểm chính thống này, nhà nước thông qua hình thức các văn bản quy phạm phápluật cụ thể

Hệ thống chính sách về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng hợp hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hànhtrong một giai đoạn nhất định để thực hiện đầy đủ các chức năng của thuế, cụ thể hóacác quan điểm thực hiện mục tiên chiến lược chung của đất nước Trong mỗi quốc giakhác nhau, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật cũng khác nhau Vì vậy, khi nghiêncứu pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của mỗi nước, cần phải xuất phát

từ những quy định cụ thể của nước đó về văn bản quy phạm pháp luật

1.2.2 Vai trò của ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế là một thể chế do Nhà nước đặt ra thông qua việc ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật không chỉ quy định nội dung các loại thuế mà còn xác lập cácquyền, nghĩa vụ của các chủ thể, các biện pháp đảm bảo thực hiện thu, nộp thuế Phápluật thuế là sự thể chế hóa các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước Chính vì vậy,pháp luật thuế là nhân tố quyết định ý nghĩa kinh tế - xã hội của thuế và có vai tròquan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụthể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định

Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng góp phần thực hiện cácchức năng của thuế Vai trò của các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước Ưu đãi thuế thu

nhập doanh nghiệp là bảo đảm một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho Ngân sách

Trang 6

Nhà nước thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi thuế, có khảnăng bao quát được hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tếngày càng phát triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.

Thứ hai, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của nhà nước

trong việc quản lý ví mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh Thông qua hệthống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần địnhhướng cho các Nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần khuyếnkhích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấuvùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát triển kinh

tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

Thứ ba, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện vai trò là đảm bảo công

bằng xã hội Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có khả năng đảm bảo công bằng theochiều dọc: đối tượng được hưởng ưu đãi cao chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đốitượng được hưởng ưu đãi thấp thì nộp thuế ít Đối tượng hưởng ưu đãi gặp khó khănthì được giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau… Ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau Trong điều kiện kinh tế thịtrường cạnh tranh, thu nhập của một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào việccung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ…) Sự phân hóa giàu nghèo làđiều không thể tránh khỏi Trong hoàn cảnh đó, ưu đãi thuế thu nhập sẽ là một biệnpháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội

Thứ tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu

kinh tế Thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thuế thu nhập doanh nghiệp,nhà nước sẽ ưu tiên cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút nhà đầu tư từngành chưa cần phát triển, phục vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3 Sơ lược quá trình xây dựng và phát triển những quy định của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được ápdụng vào trước năm 1990 và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ

sở kinh tế ngoài quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận) Thực hiện chiến lượccải cách thuế bước một, năm 1990, Quốc hội ban hành Luật thuế lợi tức áp dụng thốngnhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộcmọi thành phần kinh tế Luật thuế lợi tức sau 8 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều nhượcđiểm, không còn phù hợp với những thay đổi trong từng thời kì mới, có sự phân biệtgiữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, gây sự bất bình đẳng lớn trongkinh doanh, cạnh tranh bình đẳng Cùng với thời gian, sứ mệnh thu hút nguồn vốn đầu

tư nước ngoài và kích thích hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế thông quathuế lợi tức đã hoàn thành Do vậy, ngày 10/5/1997, Quốc hội Việt Nam thông quaLuật thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho Luật thuế lợi tức, chính thức có hiệu lực ápdụng ngày 1/1/1999 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi điều chỉnh,đưa nghĩa vụ thuế của chủ thể kinh doanh về điều chỉnh trong cùng một văn bản Luậtthuế thu nhập doanh nghiệp 1997 mang nhiệm vụ mới là tạo ra môi trường bình đẳngcho các chủ thể kinh doanh và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Luật thuế thunhập doanh nghiệp 1997 nhanh chóng được thay bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2003 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004) do yêu cầu sửa đổi những quy định chưa phù

Trang 7

hợp, những ưu đãi còn thiếu công bằng và đặc biệt là thay đổi hài hòa về thuế suất tạo

ra sự bình đẳng rõ nét hơn giữa các nhà đầu tư

Tuy nhiên, đứng trước quá trình hội nhập kinh tế thế giới, một lần nữa thuế thunhập doanh nghiệp lại được đặt trước yêu cầu sửa đổi Luật thuế thu nhập doanhnghiệp 2008 ra đời thực hiện điều tiết một cách bình đẳng đối với thu nhập của nhàđầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước phù hợp với yêu cầu đặt ra trong cam kếtWTO về vấn đề không phân biệt đối xử trong thuế, trừ một số trường hợp đặc biệtđược bảo lưu

Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi qua các năm 2013, 2014) hướng đếnviệc cắt giảm những ưu đãi mà đối tượng thụ hưởng chủ yếu là nhà đầu tư trong nước,đưa ra mức thuế suất hấp dẫn hơn nhằm giải quyết hài hòa quá trình phân bổ lợi ích,thống nhất thuế suất và ưu đãi chung đối với các thành phần kinh tế để khuyến khíchđầu tư và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh Những nội dung ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp được điều chỉnh liên tục qua các lần sửa đổi bổ sung năm 2013,

2014 để phù hợp với chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư theo ngành nghề và khu vựckinh doanh Ngoài ra, điểm nổi bậc của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 là sựthay đổi trong quy định người nộp thuế trong nội hàm điều chỉnh phù hợp với việcđịnh danh tên sắc thuế cũng như tiêu chí phân định sắc thuế thu nhập căn cứ vào đặctính của chủ sở hữu thu nhập

Trang 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thuế không chỉ gắn liền mà còn có một ảnh hưởng rất lớn đối với thu nhậpcũng như những chính sách, chiến lược phát triển riêng của các doanh nghiệp trongtừng giai đoạn khác nhau Trong các sắc thuế thì thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnhhưởng trực tiếp đến lợi ích của các cơ sở kinh doanh Vì thế, thông qua pháp luật ưuđãi, miễn giảm thuế đã tác động lớn đến việc đầu tư vốn và tổ chức hoạt động của các

cơ sở kinh doanh Các quy định về Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam cóthực sự đang tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh, thu hút đầu tư nướcngoài hay thực tế còn tồn tại những hạn chế nhất định? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểutrong Chương 2 Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở ViệtNam hiện nay

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Điều kiện áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Để thực hiện chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp một cách có hiệu quả,các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện áp dụng ưu đãi thuế Theo đó, các ưu đãi vềthuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kếtoán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai

2.1.2 Các nguyên tắc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyêntắc sau đây2:

Thứ nhất, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định pháp luật được tính

liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu tư dự án đầu tư mới được hưởng

ưu đãi thuế Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao được tính từ năm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao,doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng côngnghệ cao được tính từ năm được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao

Thứ hai, trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu

doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phảitính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thunhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thunhập từ hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng

Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuấtkinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệphần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưuđãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳtính thuế

Trường hợp khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêngđược thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thuhoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổngdoanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp

Thứ ba, không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản

thu nhập sau:

Một là, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu

nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội

2 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, Điều 5 Thông tư 151/2014/TT-BTC, Điều 5 Thông tư 130/2016/TT-BTC.

Trang 10

quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 19 Thông tư này); thu nhập từ chuyển nhượng dự ánđầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò,khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoàiViệt Nam.

Hai là, thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên

quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản

Ba là, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thứ tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định

ưu đãi như sau:

Một là, doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnhvực ưu đãi đầu tư và các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sảnphẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đếndoanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, cáckhoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp

Hai là, doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh

tế, khu công nghệ cao) thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp làtoàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ thunhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyểnnhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại điểm

d khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC); thu nhập từ chuyển nhượng dự ánđầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò,khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất , kinh doanh ở ngoàiViệt Nam ; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyênquý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản; thu nhập từ kinh doanhdịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụđặc biệt

Ba là, doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh vận tải được

hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (baogồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì doanh nghiệp đượchưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ vậntải căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư thuộc địa bàn được hưởng ưu đãi thuếđối và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư

Bốn là, doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện

dự án đầu tư thì:

(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu

tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doan nghiệp theo điều kiện địa bàn

Trang 11

(ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thìđược hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn Việc xác định

ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theotừng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp củadoanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư

Thứ năm, về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới được

thể hiện như sau:

Một là, dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy

định của pháp luật3 là dự án thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phátsinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

(ii) Dự án đầu tư trong nước gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp mới cóvốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư cóđiều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014

(iii) Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trườnghợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vựcđầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự ánđầu tư độc lập này

(iv) Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hộikhó khăn, đặc biệt khó khăn

Hai là, dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo

quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấychứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

Ba là, dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo

diện đầu tư mới không bao gồm các trường hợp sau:

(i) Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổihình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

(ii) Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trườnghợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh,ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinhdoanh; mua lại dự án đầu tư đang hoạt động)

Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổiloại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kếthừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tưtrước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tụcđáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Bốn là, đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dung đối với thunhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy

3 Tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP

Trang 12

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư lần đầu của doanhnghiệp Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổigiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nhưng sự thayđổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theoquy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại hoặc

ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định

Đối với dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tưlần đầu gửi cơ quan cấp phép đầu tư đã đăng ký số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư kèmtiến độ thực hiện đầu tư, trường hợp các giai đoạn tiếp theo thực tế có thực hiện đượccoi là dự án thành phần của dự án đầu tu đã được cấp giấy phép lần đầu nếu thực hiệntheo tiến độ (trừ trường hợp bất khả kháng, khó khăn do nguyên nhân khách quantrong khâu giải phòng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước,

do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khó khăn, bất khả kháng khác) thì các dự án thành phầncủa dự án đầu tư lần đầu được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại của dự án đầu

tư lần đầu tính từ thời điểm dự án thành phần có thu nhập được hưởng ưu đãi

Đối với dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/01/2014 mà cóthực hiện phân kỳ đầu tư như trường hợp nêu trên thì dự án thành phần được hưởng ưuđãi thuế theo mức ưu đãi áp dụng đối với dự án đầu tư lần đầu cho thời gian ưu đãi cònlại tính từ ngày 01/01/2014

Thu nhập của các dự án thành phần của dự án đầu tư lần đầu trước ngày01/01/2014 đã được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại cácvăn bản quy phạm pháp luật trước nagỳ 01/01/2014 thì không thực hiện điều chỉnh lạicác ưu đãi đã được hưởng trước ngày 01/01/2014

Trong thời gian triển khai các dự án thành phần theo từng giai đoạn nêu trênnếu nhà đầu tư được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư ( quy định tại Luật đầu tư số59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các vẳn bản hướng dẫn thi hành) cho phép gia hạnthực hiện dự án và doanh nghiệp thực hiện theo đúng thời hạn đã được gia hạn thìcũng được hưởng ưu đãi thuế theo quy định nêu trên

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyểnđổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xãhội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà doanh nghiệp trước khi chuyểnđổi chưa được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi

Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêuchí về cơ quan sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được ápdụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với thành phần thu nhập từ xã hộihóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này

Đối với dự án đầu tư được cấp giấy đầu tư mà trong Hồ sơ đăng ký đầu tư lầnđầu gửi cơ quan cấp phép đầu tư đã đăng ký số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư kèm tiến độthực hiện đầu tư, trường hợp các giai đoạn tiếp theo thực tế có thực hiện được coi là dự

án thành phần của dự án đầu tư đã được cấp phép lần đầu nếu thực hiện theo tiến độ(trừ trường hợp bất khả kháng, khó khăn do nguyên nhân khách quan trong khâu giảiphóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, do thiên tai, hỏahoạn hoặc khó khăn, bất khả kháng khác) thì các dự án thành phần của dự án đầu tư

Trang 13

lần đầu được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại của dự án đầu tư lần đầu tính từthời điểm dự án thành phần có thu nhập được hưởng ưu đãi Đối với dự án đầu tư đượccấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/01/2014 mà có thực hiện phân kỳ đầu tư nhưtrường hợp nêu trên thì dự án đầu tư lần đầu cho thời gian ưu đãi còn lại tính từ ngày01/01/2014.

Thu nhập của các dự án thành phần của dự án đầu tư lần đầu trước ngày01/01/2014 đã được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại cácvăn bản quy phạm pháp luật trước ngày 01/01/2014 thì không thực hiện điều chỉnh lạicác ưu đãi thuế đã được hưởng trước ngày 01/01/2014

Trong thời gian triển khai các dự án thành phần theo từng giai đoạn nêu trênnếu nhà đầu tư được cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư ( quy định tại Luật đầu tư số59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành) cho phép gia hạnthực hiện dự án và doanh nghiệp thực hiện theo đúng thời hạn đã được gia hạn thìcũng được hưởng ưu đãi thuế theo quy định nêu trên

Dự án đầu tư của doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn2009-2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất,kinh doanh không thuộc dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng thì phần thu nhậptăng thêm do việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng đượchưởng ưu đãi thuế theo mức mà dự án đang áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳtính thuế năm 2014

Thứ sáu, về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng như sau: Một là, doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động

như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọichung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (bao gồm cả khu kinh tế, khucông nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nộithành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệpnằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chíquy định tại điểm này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệptheo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được áp dụng thời gianmiễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại(không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế ápdụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo

dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnhvực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực, địa bàn với dự án đang hoạt động

Dự án đầu tư mở rộng phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(i) Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vàohoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vựchưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại

Trang 14

các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quyđịnh của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

(ii) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so vớitổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư

(iii) Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so vớicông suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu

Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng thìphần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng Trường hợp doanhnghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng manglại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tàisản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giátài sản cố định của doanh nghiệp

Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự ánđầu tư mở rộng hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập; trường hợpkhông có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự

án đầu tư mở rộng thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự ánđầu tư phát sinh doanh thu

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mớicông nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy địnhcủa Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy địnhtại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại(nếu có)

Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn 2009đến năm 2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình sảnxuất, kinh doanh không thuộc dự án đầu tư mở rộng nếu trên thì phần thu nhập tăngthêm do việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưuđãi thuế theo mức mà dự án đang áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuếnăm 2014

Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu

tư mở rộng do chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thựchiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh), mua lạidoanh nghiệp hoặc mua lại dự án đầu tư đang hoạt động

Doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập,hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệphoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời giancòn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sảnxuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp;

sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng

ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị

Trang 15

thường xuyên và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đãđăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng

Hai là, doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây

dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sảnxuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnhvực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thunhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớiphần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại

Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng được thu nhậptăng thêm do đầu tư mở rộng thì thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng không áp dụng

ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được lựa chọn xác định theo 1 trong 2 cách sau:

X

Giá trị tài sản cố định đầu tư

mở rộng đưa vào sử dụngcho sản xuất, kinh doanhTổng nguyên giá tài sản cốđịnh thực tế dùng cho sảnxuất, kinh doanh

Tổng nguyên giá tài sản cố định thực tế dùng cho sản xuất, kinh doanh gồm: giátrị tài sản cố định đầu tư mở rộng đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và nguyêngiá tài sản cố định hiện có đang dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ trênBảng cân đối kế toán năm

X

Giá trị vốn đầu tư mở rộngđưa vào sử dụng cho sảnxuất, kinh doanh

Tổng vốn đầu tư thực tếdùng cho sản xuất, kinhdoanh

Tổng vốn đầu tư thực tế dùng cho sản xuất kinh doanh là tổng nguồn vốn tự có,vốn vay của doanh nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh theo số liệu cuối kỳ trênBảng cân đối kế toán năm

Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một cách phân bổ đối với thu nhập phát sinhcủa một hoạt động đầu tư mở rộng

Ví dụ : Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất nhựa trong khu công nghiệp

tại TP Hồ Chí Minh (Khu công nghiệp không thuộc địa bàn hưởng ưu đãi) và đangđược hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm

kể từ khi có doanh thu, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm kể từ khi có thu nhập

Trang 16

chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 7 năm tiếp theo, năm 2014Công ty A có đầu tư mở rộng, tổng giá trị máy móc thiết bị đầu tư mới trong năm là 5

tỷ đồng Biết rằng tổng giá trị tài sản cố định cuối năm 2014 là 20 tỷ đồng, tổng thunhập tính thuế phát sinh của năm 2014 là 1,2 tỷ đồng, trong đó thu nhập khác khôngđược hưởng ưu đãi là 200 triệu đồng, thì:

Thu nhập do đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi là:

Thứ bảy, trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp

dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuếtheo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trườnghợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất

Thứ tám, trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong

năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuếthì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế mà phải nộp thuế thunhập doanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông và năm đó sẽ tính trừ vào thời gianđược hưởng ưu đãi thuế của doanh nghiệp

Thứ chín, trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh

nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệcao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sảnxuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệpđược lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đóhoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tínhthuế tiếp theo Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tínhthuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vàonguồn Ngân sách Nhà nước theo quy định

Thứ mười, trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt

động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không đượchưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thunhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thunhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò,

Trang 17

khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngượclại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập dodoanh nghiệp lựa chọn Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suấtthuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.

Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còntrong thời hạn chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạtđộng có thu nhập Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thìdoanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động khôngđược hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm thu nhập từ hoạt độngchuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyểnnhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai tháckhoáng sản theo quy định của pháp luật)

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A có phát sinh:

- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng

- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng

- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinhdoanh) là 2 tỷ đồng

Trường hợp này doanh nghiệp A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sảnxuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyểnnhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theothuế suất của phần có thu nhập

Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt độngkinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán

=> doanh nghiệp còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệpvới mức thuế suất 22% (2 tỷ đồng x 22%)

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp B có phát sinh:

- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động nàyđang áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%)

- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng

- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh)

Trang 18

- Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạtđộng kinh doanh máy tính năm 2014: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)

Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế:

2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng

=> Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế năm 2014, DN C có phát sinh:

- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động nàyđang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% )

- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng

- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh)

- Chuyển lỗ của năm 2013 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm2014: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ

Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 22% của hoạt động kinh doanhkhông được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 22% = 220 triệu đồng

Thứ mười một, doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu

nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm traphát hiện:

(i) Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị

tự kê khai (kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai để được hưởng ưu đãi thuế)thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với

số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện (bao gồm số thuế thunhập doanh nghiệp tăng thêm và số thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được

ưu đãi thuế theo quy định đã kê khai nhưng chưa xác định số thuế được ưu đãi)

(ii) Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị

tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theotheo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện

(iii) Tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểmtra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định

Trang 19

2.1.3 Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.3.1 Mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với4:

Thứ nhất, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn

có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theoNghị định số 218/2013/NĐ-CP, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệthông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thứ hai, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các

lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộcdanh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Côngnghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạohiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên pháttriển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ

sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhàmáy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảnghàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệtquan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm;sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuấtnăng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triểncông nghệ sinh học

Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước;cầu, đường bộ, đường sắt;cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phảiphát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thìmới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thicông, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựngkhông được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này

Thứ ba, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh

vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bịquan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lýnước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải

Thứ tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao

Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệcao theo quy định của Luật công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ nămđược cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệpứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệcao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động côngnghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt

4 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013, năm 2014, khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, khoản 1 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 1 Quyết định 2465/QĐ-BTC năm 2015.

Trang 20

động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãiđầu tư theo quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc

đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quyphạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanhnghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì mức ưuđãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao,doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trừ đi thời gian ưu đãi đã hưởngđối với doanh nghiệp mới thành lập, dự án đầu tư mới thành lập (cả về thuế suất vàthời gian miễn, giảm thuế nếu có)

Thứ năm, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh

vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai tháckhoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Một là, dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ

đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu

tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3năm kể từ năm có doanh thu (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanhnghiệp phải đạt tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm)

Hai là, dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ

đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu

tư và sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu (chậmnhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt điều kiện sử dụng số laođộng thường xuyên bình quân năm trên 3.000 lao động)

Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng các tiêu chí nêu trên (không kể bịchậm tiến độ do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyếtthủ tục hành chính của cơ quan nhà nước hoặc do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn và được

cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phêduyệt) thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồngthời doanh nghiệp phải kê khai, nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã kê khaihưởng ưu đãi của các năm trước (nếu có) và nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quyđịnh, nhưng doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi khai sai theo quy định của phápluật về quản lý thuế

Thứ sáu, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực

sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai tháckhoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng côngnghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học vàcông nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ thờingày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

Thứ bảy, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản

phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng trongcác tiêu chí sau:

Trang 21

Một là, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật

Công nghệ cao;

Hai là, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt –

may; da – giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩmnày tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được nhưng phảiđáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương

2.1.3.2 Kéo dài thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm

Các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%gồm5:

Thứ nhất, đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưutiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao6; ươm tạo công nghệ cao;ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ thuộcdanh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về côngnghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao; ươm tạo doanhnghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấpthoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sânbay, nhà ga và công trình cơ sơr hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chínhphủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vậtliệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch,năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; dự án đầu tư mớithuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môitrường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môitrường; thu gom, xử lý chất thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải cóquy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư

Thứ hai, đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt

hàng chịu thuế tiêu thụ đặt biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tưtối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theoquy định của Luật Công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngântổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

Một là, sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu

đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 5 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầutư;

Hai là, sử dụng thường xuyên bình quân 6.000 lao động;

Ba là, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư

phát triển nhà nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt,

5 Khoản 5 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC

6 Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triên công nghiệp hỗ trợ.

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w