1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi

28 119 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 42,95 KB

Nội dung

Pháp luật quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học ,tâm lí và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trongquan hệ lao

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người ,nó không chỉ tạo ra của cải vậtchất nuôi sống con người ,cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làmphong phú thêm cho đời sống con người

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con ngườiđược pháp luật bảo vệ Con người là một thực thể sinh học Hệ thần kinh của con ngườicũng hoạt động theo chu kì.Các nhà khoa học đã nhất trí rằng một con người bình thườngphải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày.Như vậy ,trong số 24 giờ mỗi ngày sẽchỉ còn lại trên dưới 16 giờ ,trong đó có một số giờ dành cho làm việc.Một người làm việchiệu quả là khi họ phải tuân theo những quy luật tự nhiên và nguyên tắc làm việc.Để cóthể làm việc hiệu quả ,người lao động phải có thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi.Đóchính là giai đoạn mà người lao động tái xuất sức lao động

Pháp luật quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở

cả sinh học ,tâm lí và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trongquan hệ lao động,được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm ,tạohành lang pháp lí nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động trong quan hệ lao động để làmviệc được lâu dài, có lợi cho hai bên ,có một tỉ số hợp lí giữa hai loại thời giờ này, có tínhđến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinhdoanh,vừa không làm giảm sút khả năng lao động,khả năng sáng tạo của người lao độngsuy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất ,chất lượng, hiệu quả của laođộng,hướng vào chiến lược của con người

Để hiểu rõ hơn những quy định mà pháp luật lao động quy định về thời giờ làm việc và

thời giờ nghỉ ngơi,tôi xin chọn đề tài “ quy chế pháp lí về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi”,làm tiểu luận kết thúc khoá học với mong muốn nắm bắt cặn kẽ và hiểu rõ

hơn những quy chế pháp lí về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi mà Bộ luật Lao động

2012 quy định từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về thờigiờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động 2012

2.Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quantrọng của pháp luật lao động ,vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của

Trang 2

người lao động.Tuy nhiên , hiện nay tình trang vi phạm trobg lĩnh vực này ngày càng phổbiến.

Trong thời gian vừa qua đã có một số đề tài,công trình nghiên cứu về các quy định củapháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi như các khoá luận tốt nghiệp và một sốbài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lí Các công trình bài viết trên mới chỉ đi sâunghiên cứu các quy định pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi áp dụng chomột số đối tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành niên,lao động nữ,người caotuổi hoặc chỉ tập trung vào liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc thờigiờ nghỉ ngơi mà không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làmviệc,thời giờ nghỉ ngơi,thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định phápluật trong lĩnh vực này

Việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề “Pháp luật về thời giờ làm việcnghỉ ngơi ở Việt Nam-Thực trạng và một sô ý kiến nghị” là việc làm mang ý nghĩa lý luận

và thực tiễn sâu sắc

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờlàm việc ,nghỉ ngơi nhằm đưa chúng ta có thể hiểu được những nội dung:

Khái quát chung về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi

Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc,nghỉ ngơi theo pháp luật hiệnhành,kết hợp với việc tham khảo tổng hợp thực trạng thực hiện các quy định pháp luật vềthời giờ làm việc , nghỉ ngơi trên thực tế

Đề xuất cá nhân ,đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật

4.Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương,cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của

pháp luật

Chương 2: Pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi.

Chương 3: Một số nhận xét về thực trạng áp dụng luật về thời giờ làm việc , thời giờ

nghỉ ngơi và đưa ra kiến nghị để hoàn thành pháp luật

Trang 3

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

1.1.Khái quát chung về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi là hai phạm trù mà được Bộ luật Lao động 2012quy định nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành quy chế không thể tách rờitrong pháp luật Lao động.Thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi có thể hiểu ở các góc độkhác nhau như : Khoa học , Kinh tế ,Lao động,…Việc nghiên cứu về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi ở góc độ nào đi chăng nữa thì mục đích của việc quy định này nhằmđưa ra một khoảng thời gian hợp lí cho người lao động làm việc và có một thời gian đểngười lao động nghỉ ngơi

1.1.1.Khái niệm về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi

Dưới góc độ khoa học kinh tế lao động :

Thời giờ làm việc là độ dài thời gian cần thiết mà người lao động phải tiến hành hoànthành một công việc theo định mức thời gian

Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử sụng để táisản xuất sức lao động

Theo đó thời giờ làm việc và nghỉ ngơi được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổchức quá trình lao động và phải được đặt trong mối quan hệ sản xuất hữu cơ với năngsuất,chất lượng và hiệu quả lao động với mụ tiêu:sử dụng ít nhất thời gian làm việc màvẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.Dưới góc độ này ,thời giờ làm việc chính làkhoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hoàn thành ,thời giờ nghỉ ngơi làkhoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phínhằm đảm bảo quá trình lao động diễn ra liên tục

Dưới góc độ khoa học pháp lí :

Thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định theo đó người lao độngphải có mặt tại nơi làm việc và thực hiện những công việc đã được thoả thuận trong hợpđồng lao động và thoả ước lao động tập thể với những giới hạn theo quy định của phápluật

Trang 4

Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà theo đó người laođộng không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và được quyền tự do sử dụng thờigian ấy.

Theo đó thời giờ làm việc và nghỉ ngơi được biểu hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động.Quan hệ này thể hiện sự ràng buộctrách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động Khi tham gia quan hệnày,người lao động phải trực tiếp hoàn thành nghĩa vụ của mình ,phải tuân thủ những quyđịnh nội bộ và có quyền được hưởng những thành quả trong khoảng thời gian đó.Ngoàithời giờ làm việc là thời giờ nghỉ ngơi ,người lao động được tư do sử dụng khoảng thờigian đó theo ý muốn của bản thân mình

1.1.2.Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

Năm 1986,Đại hội toàn quốc lần thứ VI,Việt Nam chủ trương chuyển hướng nền kinh

tế Từ đó quan hệ lao động và vị thế người lao động trong quan hệ đó bắt đầu có sự thayđổi Trước đây , người lao động chủ yếu tham gia quan hệ lao động trong khu vực Nhànước.Khi phát triển kinh tế thị trường,họ có thể được sử dụng trong tất cả các thành phầnkinh tế Trong cơ chế quản lí kinh tế tập trung ,pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờnghỉ ngơi đã được đưa vào nội dung của luật lao động.Trong cơ chế kinh tế thịtrường,pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lí do truyền thốngcòn có lí do khác do cơ chế thị trường mang đến

Trong mối quan hệ là việc giữa người sử dụng lao động và người lao động thì ngườilao động luôn ở vị trí yếu thế hơn,cần có sự phụ thuộc và chịu sự quản lí điều hành củangười sử dụng lao động.Trước đây,khi pháp luật lao động chưa ra đời việc quy định vềthời giờ làm việc,nghỉ ngơi là do người sử dụng lao động quy định cho người lao độnglàm việc,thời giờ làm việc thì quá nhiều dẫn đến thời giờ nghỉ ngơi thì hạn chế ,việc nàyảnh hưởng quá sức của con người nên rất mệt mỏi,nặng nhọc,ảnh hưởng đến sức khoẻngười lao động trong quá trình làm việc và trong thời gian này việc xử lí cũng chưanghiêm

Khi nhận xét về kinh tế thị trường,người ta thường nói về tính hai mặt của nó Đó lànhững tác động tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế và các tác độngtiêu cực này thể hiện rất rõ trong quan hệ lao động vì bản thân lĩnh vực này vừa chứađựng các yếu tố kinh tế ,vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc Mặt khác , sức lao độngcòn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt ,không tách rời với bản thân người lao động.Khi sức lao động của người lao động bị lạm dụng thì các quy định pháp luật trở thành cácchế tài bảo vệ người lao động tránh khỏi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thịtrường.Trong lĩnh vực lao động ,kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện thuận lợi để phát

Trang 5

huy các nguồn lực,tạo nhiều việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy năng lựccạnh tranh giữa các doanh nghiệp.Điều đó đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng,năng động,cótốc độ phát triển cao.Tuy nhiên,để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường,các nhà kinhdoanh ( người sử dụng lao động ) thường xuyên phải thay đổi kế hoạch,quy mô sảnxuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận,người sử dụng lao động có xu hướngkéo dài thời gian làm việc,giảm thời gian nghỉ ngơi.Điều đó không những ảnh hưởng đếnsức khoẻ,tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu kháctrong đời sống,ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống,ảnh hưởng đến khả năngphát triển toàn diện của người lao động.Vì vậy , các quy định về thời giờ làm việc ,thờigiờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở cácquốc gia , để sử dụng sức lao động hợp lí ,làm cơ sở bảo vệ người lao động trong nhữngtrường hợp cần thiết.

Từ những bất cập đó pháp luật đã thừa nhận rằng cần có một chế định quy định vềthời giờ làm việc,nghỉ ngơi để tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn và đến nay bộluật lao động 2012 đã củng cố về quy định thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi qua đóhạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động

Việc có chế tài quy định như vây không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của người lao động

mà còn bảo vệ quyền,lợi ích của người lao động về việc làm,nghề nghiệp,mức thunhập,tính mạng hay có thể là danh dự ,nhân phẩm, của người lao động

1.1.3.Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi.

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con

người.Trước hết là người lao động trong quan hệ lao động phải được pháp luật can thiệp

và bảo vệ Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nướcta.Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng ghi nhận điều đó Pháp luậtlao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đã tạo hànhlang pháp lí nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động trong quan hệ lao động để làm việcđược lâu dài ,có lợi cho cả hai bên

Việc điều chỉnh pháp luật đối với chế độ về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi có ýnghĩa rất quan trọng,cụ thể:

Đối với người lao động :

Thứ nhất ,việc quy định thời gian làm việc,thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người

lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ,đồng thời giúp người lao động

Trang 6

bố trí ,sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí hơn,vừa đảm bảo thời gian lao động vừa cóthời gian tái tạo lại sức lao động.

Thứ hai ,quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong

bảo hộ lao động,đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.Trong khoảng thời gianlao động người lao động phải tuân thủ các nội quy an toàn để tự bảo vệ mình trong suốtkhoảng thời gian lao động

Đối với người sử dụng lao động:

Thứ nhất,việc quy định thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao

động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lí,sử dụng mộtcách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả cácmục tiêu đã đề ra Các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch sử dụng các tài nguyên đểsản xuất sản phẩm nên cần một thời gian cố định làm việc của nguồn lao động để đảm bảo

bộ máy hoạt động hiệu quả

Thứ hai,những quy định về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lí cho

việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lí ,điều hành,giám sát lao động,đặcbiệt trong xử lí kỉ luật lao động ,từ đó tiến hành trả lương ,thưởng, khen thưởng và xửphạt người lao động

Đối với Nhà nước :

Quy định pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của Nhànước đối với nguồn lực lao động vừa tuân thủ các công ước quốc tế vừa tạo điều kiện thờigiờ làm việc cho người lao động

1.2.Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Nguyên tắc thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi do nhà nước quy định

Nguyên tắc thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ lao độngthoả thuận

Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc làm côngviệc nặng nhọc ,độc hại

1.3.Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi

Hệ thống pháp luật nước ta điều tiết thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi làm ba loạiquy định:

Trang 7

Quy định pháp luật của nhà nước ; pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc vàmức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.

Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp ;dựa vào những quy định về mức tối thiểu

và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể ( trong nội quy củadoanh nghiệp) Những quy định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiệnthực tế của doanh nghiệp cũng như thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp

Quy định cụ thể:Thông qua hợp đồng lao động,người lao động và người sử dụng laođộng thống nhất với nhau về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi của người lao động

1.4.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi ở nước ta

Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới,ở Việt Nam,vấn đề thời giờ làm việcthời giờ nghỉ ngơi được Đảng và Nhà nước quan tâm,điều này thể hiện ở một hệ thốngcác văn bản pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi khá lớn có phạm vi rộng kể

từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 thành công đến những năm đổi mới sau này Lịch sử pháttriển của pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng gắn liền với lịch sử pháttriển của đất nước mà các mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủCộng Hoà hoàn toàn độc lập là cuộc CMT8 do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo.Vì thế,có thểchia lịch sử phát triển của chế định thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi thành các thời kìchủ yếu sau:

Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954: nhiều vắn bản về thời giờ làm việc,nghỉ ngơi được

ban hành như Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ cólương ngày 1/5, ngày lễ, tết kỉ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo.Hiến pháp năm 1946;Sắclệnh số 29-SL ngày 12/3/1947.Sắc lệnh 29-SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến

bộ mà các quy định sau này phải ghi nhận;

Thời kì từ năm 1955 đến năm 1975:Đây là thời kì đất nước ta bị chia cắt làm hai miền

Nhà nước đã banh hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơinhư Thông tư số 05-LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các

xí nghiệp quốc doanh và công trưởng;

Thời kì từ năm 1976 đến nay:Chính phủ đã có một sô vắn bản như Nghị định 233 của

Hội đồng bộ trưởng ngày 22/06/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài;

Ngày 23/6/1994,Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật lao động có hiệu lực tư ngày1/1/1995.Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh quan hệ lao

Trang 8

động.Trong đó thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của Bộluật lao động được quy định tại chương VII.Sau các lần sửa đổi,bổ sung vào các năm

2002 ,2006,2007 và hiện nay là 2012,Bộ luật lao động cũng đã khẳng định được vai tròcủa mình trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động đặc biệt trong việc đảm bảo giờlàm,nghỉ ngơi cho người lao động

Mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các quy định của pháp luậtlao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định thời giờ làm việc ,thời giờnghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển.Các quy định về thời giờ làm việc,thời giờnghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của đất nước trong từng thời

kì Chế định thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế địnhkhá hoàn thiện,nó không chỉ bảo vệ có hiệu quả quyên lợi của người lao đọng mà còn gópphần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhànước ta đang thực hiện

CHƯƠNG 2

Trang 9

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC ,THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

Hiện nay việc quy định về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi được Bộ luật Lao động

2012 quy định tại Chương VII,trong đó có 04 mục 14 điều cụ thể là từ điều 104 quy định

về Thời giờ làm việc bình thường đến điều 117 quy định về Thời giờ làm việc,thời giờnghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt.Để hiểu rõ hơn những quyđịnh trong chương này,tôi xin đề cập đến một số vấn đề như sau:

2.1.Pháp luật về thời giờ làm việc

2.1.1.Thời giờ làm việc bình thường

Theo như Pháp luật hiện hành thì tại Điều 104 thời giờ làm việc bình thường được quyđịnh trong Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“ Thời giờ làm việc bình thường không qua 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặctuần;trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01ngày,nhưng không qua 48 giờ trong 01 tuần

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ

Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các côngviệc đặc biệt nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm , theo danh mục do Bộ Lao động –Thươngbinh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành “

Theo như quy định thì trong điều kiện làm việc bình thường người lao động làm việckhông quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.Quy định này là cơ sở pháp lívững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động ,đảm bảo tái sản xuất sức lao động ,ngănchặn các hậu quả có thể xảy ra ,đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng laođộng.Đây là mốc thời gian làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho người lao động làm việctrong điều kiện môi trường lao động bình thường,bao gồm những loại thời gian được quyđịnh tại điều 3 nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về thời giờ làmviệc, nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Tại khoản 2 điều này quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng laođộng thảo thuận với người lao động để có thời giờ làm việc hợp lí phù hợp với tính chấtcủa công việc,trên cơ sở quy định này đã góp phần khuyến khích giảm giờ cho người laođộng đảm bảo tăng cường sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần cho người lao động

Trang 10

Tại khoản 3 điều này thể hiện khi người lao động làm việc trong môi trường độchại,nặng nhọc được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tếban hành.

Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 3 Nghị định số45/2013/NĐ-CP,điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về chế tài phạttiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vithực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật

2.1.2.Thời giờ làm việc ban đêm

Theo điều 105 Bộ luật Lao động 2012 thời giờ làm việc ban đêm được quy định:

“Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau “

Thời giờ làm việc được tính là làm việc ban đêm được pháp luật lao động nước ta quyđịnh như sau:

Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ;

Từ Đà Nẵng trở về phía Nam được tính từ 21 giờ đến 5 giờ;

Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau hoặc

từ 21 giờ đến 5 giờ tuỳ theo vùng khí hậu và khi người lao động làm việc trong khoảnthời gian này thì được hưởng phụ cấp làm thêm.Làm việc ban đêm có những ảnh hưởngbiến đổi nhất định đến tâm sinh lí của người lao động,làm giảm khả năng đề kháng của cơthể ,tạo điều kiện cho sự phát triển của các tình trạng bệnh lí … Điều này dẫn đến nhucầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức lao động cao hơn so với làm việc vào ban ngày

2.1.3.Làm thêm giờ

Theo điều 106 Bộ luật Lao động 2012 làm thêm giờ được quy định:

Làm thêm giờ là khoản thời gian làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường đượcquy định trong pháp luật,thoả ước lao động tập thể hoặc trong nội quy lao động

Người sử dụng lao động được sử dụng lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điềukiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% sô giờ làm việc bìnhthường trong 01 ngày,trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm

Trang 11

việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 30 giờtrong 01 tháng và tổng số không qua 200 giờ trong 01 năm,trừ một số trường hợp do phápluật quy địnhthì làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng,người sử dụng lao độngphải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ “

Pháp luật đã ban hành những quy định trên nhằm ngăn chặn những trường hợp cácdoanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận ,nhiêu doanh nghiệp sử dụng lao động làm thêm giờ đểtránh việc tuyển thêm lao động,cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ

2.1.4.Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt

Theo điều 107 Bộ luật Lao động 2012 làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệtđược quy định:

“Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kìngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

Thực hiện lệnh động viên,huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng,an ninh trong tìnhtrạng khẩn cấp về quốc phòng,an ninh theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng của con người,tài sản của cơ quan tổchức,cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai,hoả hoạn,dịch bệnh vàthảm hoạ.”

Theo quy định trên người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làmthêm giờ bất kì ngày nào,dù là ngày làm việc bình thường hay ngày nghỉ và người laođộng không được từ chối trong hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất :Thực hiện lệnh động viên ,huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc

phong ,an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng,an ninh theo quy đinh của phápluật về nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân;

Trường hợp thứ hai:Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người,tài sản

của cơ quan tổ chức ,cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả của thiên tai,hảohoạn ,dịch bệnh và thảm hoạ;

Những trường hợp cấp bách nêu trên vừa liên quan đến đơn vị sử dụng lao động ,vừagiải quyết những vấn đề quan trọng đối với nhà nước mà mỗi công dân phải có nghĩa vụthực hiện.Trong nhiều trường hợp phải thực hiện vô điều kiện ,không hạn chế thời gian

Trang 12

Mặc dù trong các trường hợp làm thêm giờ này không cần có sự đồng ý của người laođộng,vì đây là bắt buộc người lao dộng làm thêm giờ, song người sử dụng lao động vẫnphải đảm bảo số thời giờ làm thêm và các quyền lợi cho người lao động.

Bên cạnh đó,Điều 4 ,Khoản 2Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chitiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và an toànlao động,vệ sinh lao động đã hướng dẫn thực hiện việc làm thêm giờ ải đảm bảo các yêucầu sau:

“2.Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định nhưsau:

a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm,thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn

b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơquan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương”

Thời gian nghỉ bù theo điểm c Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động

Như vậy ,trừ trường hợp làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt,người sử dụng laođộng khi sử dụng người lao động làm thêm giờ cũng cần lưu ý không được sử dụng quá

số giờ làm thêm được quy định để đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ cho người laođộng

2.1.5.Thời giờ làm việc của một số đối tượng đặc biệt

Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 về đối tượng làm việc đặcbiệt nặng nhọc,nguy hiểm

“Thời giờ làm việc bình thường không quá 6 giờ trong 1 ngày đối với những người làmcông việc nặng nhọc , độc hại ,nguy hiểm theo danh mục do Bộ luật Lao động-Thươngbinh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành ”

Người lao động làm các công việc bức xạ , hạt nhân là đối tượng lao động đặc biệt.Tuỳvào nhóm nghành nghề họ đảm nhiệm ,cũng như mức độ độc hại,tính chất nguy hiểm củacông việc ,mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hoá gây ra đối với người lao động làm công

Trang 13

việc bức xạ,hạt nhân mà pháp luật có những quy định riêng nhằm đảm bảo sức khoẻ,tínhmạng cũng như hiệu quả công việc cho người lao động

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động về lao động là nữ

“Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứbảy hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ,làm việc ban đêm và đi công tác xa Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7 được chuyển làmcông việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút ;trong thờigian nuôi con dưới 12 tháng tuổi ,được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc

mà vẫn được hưởng đủ lương ”

Lao động nữ là một loại lao động đặc thù ,chiếm gần nửa số lao động trong cảnước.Ngoài công việc xã hội,lao động nữ còn đảm trách vai trò làm vợ ,làm mẹ với rấtnhiều công việc không tên trong gia đình.Do vậy ,xây dựng một chế độ làm việc hợp lýcho lao động nữ là hết sức cần thiết

Theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2012 và điểm b khoản 2 Điều 19Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về lao động chưa thành niên

“Thời giờ làm việc tối đa của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần ”

“Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờtrong 1 tuần

Lao động chưa thành niên là lao động dễ tổn thương nhất trên thị trường lao động,do sựnon nớt về thể chất ,trí tuệ và tinh thần nên việc nghiên cứu các quy định về thời giờ làmviệc hợp lí cho các em cũng rất quan trọng.Chế tài phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động chưa thànhniên làm việc quá thời giờ làm việc theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 về lao động là người cao tuổi “Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được ápdụng chế độ làm việc không trọn thời gian ”

“Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu,người lao động được rút ngắn thời giờ làm việcbình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”

Trang 14

Người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi ,nữ trên 55 tuổi Đây là đốitượng lao động đặc biệt cần được Nhà nước quan tâm vì thể lực,sức khoẻ cũng như trí tuệ

đã bị giảm sút

2.2.Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi có hưởng lương

2.2.1.Quy định về nghỉ ngơi trong giờ làm việc và nghỉ chuyển ca

Theo điều 108 nghỉ trong giờ làm việc được quy định:

“Người lao động làm việc liên tục trong 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại điều 104

đã được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút,tính vào thời giờ làm việc

Trường hợp làm việc ban đêm,thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45phút,tính vào giờ làm việc

Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản điều này ,ngươi sử dụnglao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động”

Theo khoản 1 điều này nhằm bảo vệ về mặt sinh học của người lao động,sau khoảngthời gian làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ lúc này người lao động tập trung cao độ đểlàm việc nên sức khoẻ của người lao động giảm sút vì thế mà luật định đưa ra một khoảngthời gian thư giãn thần kinh,cơ bắp,thực hiện công việc có hiệu quả

Theo khoản 2 của điều này và điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật laođộng về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,vệ sinh lao động thì thờigian nghỉ ngơi trong giờ làm việc của người lao động tuỳ thuộc vào người lao động làmviệc ban ngày hay ban đêm.Việc quy định này là một quy định mở cho người lao động vàngười sử dụng lao động,họ có thể thương lượng kéo dài thời điểm nghỉ ngơi.Thời điểmnghỉ ngơi do người sử dụng lao động quyết định,có thể quy định người lao động nghỉcùng lúc hoặc nghỉ luân phiên,tuỳ vào loại lao động hoặc yêu cầu công việc

Theo khoản 3 điều này thì việc quy định như vậy là một cách uyển chuyển trong việc

sử dụng người lao động,nhằm tạo điều kiện cho người sủ dụng lao động xem xét côngviệc của người lao động ở môi trường nào đó đê đảm bảo sức khoẻ cho người laođộng,tránh tình trạng người lao động làm việc liên tục và gây ra hao tổn sức khoẻ chongười lao động

Theo điều 109 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghỉ chuyển ca:

“Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển ca sang làmviệc khác”

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Nghị Định số 195-CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; (hết hiệu lực) Khác
3.Nghị Định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 bổ sung một số điều của NĐ số 195/CP; (hết hiệu lực) Khác
5.Luật của Quốc Hội số 35/2002/QH10 ngày 2 tháng 4 năm 2002 về sửa đổi ,bổ sung một số điều của BLLĐ năm 1994; (hết hiệu lực) Khác
6.Luật của Quốc Hội số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về sửa đổi ,bổ sung một số điều của BLLĐ năm 1994 đã được sửa đổi ,bổ sung theo Luật sửa đổi,bổ sung năm 2002; (hết hiệu lực) Khác
7.Luật của Quốc Hội số 84/2007/QH11 ngày 2 tháng 4 năm 2007 sửa đổi ,bổ sung một số điều của BLLĐ năm 1994 đã được sửa đổi ,bổ sung theo Luật sửa đổi,bổ sung năm 2002 và năm 2007; (hết hiệu lực) Khác
11.Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động Khác
12.Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu tổ chức của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội;(hết hiệu lực) Khác
13.Nghị định số 5/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Khác
14.Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng Khác
15.Nghị Định 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động; (hết hiệu lực)II.Danh mục sách,luận văn,bài viết Khác
16. Ths.Luật sư Nguyễn Ngọc Diệp và Ths.Nguyễn Hồng Chi :188 Chỉ dẫn áp dụng Bộ luật Lao động 2012 về tuyển dụng quản lý và sử dụng lao động,Nxb. Phương Đông Khác
17.Đặng Xuân Lợi ( 2000),Thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật Lao động Việt Nam,Khoá luận tốt nghiệp,Hà Nội Khác
18.Đỗ Thị Hằng ( 2009),Thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi-Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện ở một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang,Khoá luận tốt nghiệp,Hà Nội Khác
19.Nguyễn Thị Thanh ( 2010 ),Pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi,thực trạng và một số kiến nghị,Luận văn tốt nghiệp,Hà Nội Khác
20.Lê Việt Hà ( 2006) ,Một số vấn đề pháp lí về lao động chưa thành niên theo quy định pháp luật Lao động Việt Nam,Luận văn tốt nghiệp ,Hà Nội Khác
21.Nguyễn Thị Kim Phụng ( 2006 ), Pháp luật lao động đối với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam,Luận văn tiến sĩ luật học,Hà Nội Khác
22.Lê Thị Thuý Hoa(2001),Pháp luật về lao động nữ -một số vấn đề lí luận và thực tiễn,Luận văn thạc sĩ luật học,Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w