1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội

44 285 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 186 KB

Nội dung

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu không được kịp thời phục hồi. Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động. Quốc Oai là một huyện ngoại thành cách trung tâm thủ đô Hà Nội 19km về phía Tây, dọc theo đại lộ Thăng Long. Là một phần của cụm công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai và hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Vì thế, nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì từ năm 1995 đến năm 2006 trên cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước xảy ra 325 cuộc, chiếm 26%. Chỉ tính riêng năm 2009, cả nước đã diễn ra 216 cuộc đình công, hầu hêt diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6%. Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công nói trên là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi. Vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai có là các doanh nghiệp tuân thủ tốt các qui định của pháp luật về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi hay không? Xuất phát từ thực tế, và là một người con của quê hương Quốc Oai, trên cơ sở môn Luật lao động. Em đã chọn đề tài : “Thực trạng tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận của mình. Với mong muốn phân tích rõ thực trạng tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhà. Và đóng góp một số giải pháp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chương II: Thực trạng tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai. Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp. Là lần đầu tiên thực hiện đề tài này, vì vậy trong bài có điều gì sai sót kính mong các quí thầy cô góp ý để em có thể

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làm phong phú thêm cho đời sống con người Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không phải là chuyện dễ dàng Sức lao động của con người không phải là vô tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu không được kịp thời phục hồi Vì thế, việc quy định một thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với

chất lượng lao động

Quốc Oai là một huyện ngoại thành cách trung tâm thủ đô Hà Nội 19km

về phía Tây, dọc theo đại lộ Thăng Long Là một phần của cụm công nghiệp

Thạch Thất - Quốc Oai và hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế Vì thế, nơiđây tập trung rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội thì từ năm 1995 đến năm 2006 trên cả nước đã xảy ra 1.250 cuộc đình công; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước xảy ra 67 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước xảy ra 325 cuộc, chiếm 26% Chỉ tính riêng năm 2009, cả nước đã diễn ra 216 cuộc đình công, hầu hêt diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6% Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công nói trên là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi Vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai có là các doanh nghiệp tuân thủ tốt các qui định của pháp luật về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi hay không?

Trang 2

Xuất phát từ thực tế, và là một người con của quê hương Quốc Oai, trên

cơ sở môn Luật lao động Em đã chọn đề tài : “Thực trạng tuân thủ pháp luật về

thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận của mình Với mong muốn

phân tích rõ thực trạng tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn

huyện nhà Và đóng góp một số giải pháp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động

Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu đề tài gồm ba chương:

Chương I: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chương II: Thực trạng tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai

Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp

Là lần đầu tiên thực hiện đề tài này, vì vậy trong bài có điều gì sai sót kínhmong các quí thầy cô góp ý để em có thể làm tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ

NGHỈ NGƠI.

1.1 Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1.1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm

khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và không thể tách rời trong luật lao động Trên thực tế, không có ai chỉ làm việc mà không nghỉ ngơi và ngược lại, với những người không làm việc thì vấn

đề nghỉ ngơi cũng không đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của con người càng làm cho người lao động làm việc với cường độ cao hơn Do vậy nhu cầu làm

việc và nghỉ ngơi ngày càng trở nên cấp bách hơn

Trong khoa học kinh tế - lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động Theo đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động với mục tiêu: sử dụng ít nhất thời gian làm việc mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Dưới góc độ này, thời giờ làm việc chính là khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hoàn

thành, thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động diễn ra liên tục

Trang 4

Dưới góc độ pháp lý, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được biểu hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật laođộng Quan hệ này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động Khi tham gia quan hệ này, người lao động phải trực tiếphoàn thành nghĩa vụ lao động của mình, phải tuân thủ những quy định nội bộ và

có quyền được hưởng những thành quả trong khoảng thời gian đó Ngoài thời giờ làm việc là thời giờ nghỉ ngơi, người lao động được tự do sử dụng khoảng thời gian đó theo ý muốn của bản thân mình

Như vậy, về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự

thỏa thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa

điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động

Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không

phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình

Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Nó được coi là một trong những

nguyên tắc cần đảm bảo của luật lao động, hoặc một định mức lao động, hoặc một nội dung của quan hệ pháp luật lao động, một chế định của luật lao động

Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được coi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và

Trang 5

người sử dụng lao động mà các quy phạm pháp luật lao động cần phản ánh rõ tư tưởng đó

Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với tư cách là một định mứclao động thì chúng ta hiểu là một quỹ thời gian cần thiết cho người lao động để hoàn thành công việc được giao và kịp thời tái tạo sức lao động cho quá trình laođộng

Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một nội dung của quan

hệ pháp luật lao động thì trong thời gian làm việc, người lao động phải có mặt tạiđịa điểm làm việc và thực hiện nhiệm vụ được giao như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động Ngoài thời gian đó, người lao động được toàn quyền sử dụng thờigian nghỉ ngơi theo ý muốn của mình

Là một chế định pháp luật, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm tổng thể các quy định pháp luật quy định về thời gian người lao động phảỉ làm việc, phải thực hiện nhiệm vụ được giao và những khoảng thời gian cần thiết để người lao động được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và tái sản xuất sức lao động của mình

Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu dưới góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để tìm ra mộtthời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động

1.1.2 Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trang 6

Năm 1986, Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam chủ trương chuyển hướng phát triển kinh tế Từ đó, quan hệ lao động và vị thế người lao động trong quan hệ đó bắt đầu có sự thay đổi Trước đây người lao động chủ yếu tham gia quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước Khi phát triển kinh tế thị trường, họ

có thể được sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được đưa vào nội dung của luật lao động Trong cơ chế kinh tế thị trường, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lý do truyền thống còn có lý dokhác do cơ chế thị trường mang đến

1.1.2.1 Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động

Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật lao động.ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta

đã xác định động lực và mục tiêu chính của sự phát triển là “Vì con người, phát

huy nhân tố con người, trước hết là người lao động” Tuy nhiên, trên thực tế

người lao động thường có vị thế bất bình đẳng so với người sử dụng lao động Như chúng ta đã biết, quan hệ lao động là quan hệ đặc biệt hướng tới đối tượng

là con người và hoạt động mua bán hàng hóa sức lao động, trong đó, người lao động luôn là bên yếu thế hơn so với người sử dụng lao động Về phương diện kinh tế, người sử dụng lao động là người bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, quyết định về công nghệ, quy mô hoạt động…nên họ hoàn toàn chủ động về kế hoạch việc làm, phân phối lợi nhuận cũng như sắp xếp,

phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động Do vậy, về mặt pháp

lý, người sử dụng lao động “có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao

động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh” (Điều 8 BLLĐ) Như vậy ở một mức

độ nhất định, người lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động về

phương diện kinh tế cũng như về mặt pháp lý Sự phụ thuộc này vừa là bản chất

cố hữu, vừa là đặc điểm riêng của quan hệ lao động, không phụ thuộc vào trình

độ phát triển kinh tế hay chế độ chính trị trong mỗi quốc gia Đây không những

là lý do chính để pháp luật lao động của các nước không chỉ điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà còn là căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của

Trang 7

các bên trong quan hệ lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

Bên cạnh đó, khi thiết lập quan hệ lao động, người lao động hướng tới tiềnlương, thu nhập, còn người sử dụng lao động hướng tới việc thu được lợi nhuận cao Trong khi đó, năng suất lao động của người lao động chủ yếu phụ thuộc vàotiền lương, thu nhập của họ (đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất lao

động tăng cao) Khi năng suất lao động của người lao động tăng cao thì người sửdụng lao động cũng thu được lợi nhuận nhiều hơn Điều đó cũng có nghĩa là để tiền lương và thu nhập cao, người lao động sẽ bất chấp tính mạng, sức khỏe của mình làm thêm giờ, làm ban đêm…Còn người sử dụng lao động vì mục đích tối

đa hóa lợi nhuận, họ có xu hướng tận dụng triệt để các biện pháp, các quy định pháp luật, các lợi thế để khai thác sức lao động của người lao động trong đó có việc kéo dài thời gian làm việc của người lao động

Như vậy, từ các lý do trên, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để bảo vệ người lao động, tránh sự lạm dụng sức laođộng từ phía người sử dụng lao động

1.1.2.2.Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ

sự tác động của nền kinh tế thị trường

Khi nhận xét về kinh tế thị trường, người ta thường nói về tính hai mặt của

nó Đó là những tác động tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh

tế và các tác động tiêu cực không thể không có đến đời sống mỗi quốc gia Mặt tiêu cực này thể hiện rất rõ trong quan hệ lao động vì bản thân lĩnh vực này vừa chứa đựng các yếu tố kinh tế, vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc Mặt khác, sức lao động còn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, không tách rời với bản thân người lao động Khi sức lao động của người lao động bị lạm dụng thì các

Trang 8

quy định pháp luật trở thành các chế tài bảo vệ người lao động tránh khỏi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường

Trong lĩnh vực lao động, kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện thuận lợi

để phát huy các nguồn lực, tạo nhiều việc làm cho người lao động đồng thời thúcđẩy năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Điều đó đã tạo ra một nền kinh

tế đa dạng, năng động, có tốc độ phát triển cao Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường, các nhà kinh doanh (người sử dụng lao động) thường xuyên phải hay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất

là lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc, giảm thời giờ nghỉ ngơi Điều đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe, tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác

trong đời sống, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của người lao động

Vì vậy, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp lý, làm cơ sở bảo vệ người lao động trong những trường hợp cần thiết

1.1.2.3 Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng

Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ

trương “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa” Về mặt lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa (XHCN) được xác định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước

mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa,

kỉ cương, xóa bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm

Trang 9

phát triển là “con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao

động” Về phân phối trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói

riêng phải “lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với hình thức

phân phối khác như phân phối theo vốn và tài sản” Đó là cách thức phân phối

thúc đẩy tăng cường kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội Tuy nhiên, kinh tế thị trường tự nó không giải quyết các vấn đề xã hội một cách tổng thể, không đương nhiên đạt đến tiến bộ xã hội trong lĩnh vực lao động mà không có

sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật

Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý kinh tế thị

trường Hầu hết, người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về người lao động trong chiến lược đầu tư lâu dài Phần lớn giới người sử dụng lao động ở Việt Nam là những người làm ăn nhỏ, vốn ít, cần phải tranh thủ những cơ hội trước mặt Nhiều đơn vị tồn tại là nhờ những khoảng trống của cơ chế quản lý lợidụng điều kiện cung cầu mất cân đối, lợi dụng sự không hiểu biếu của người lao động đang tìm việc mà giảm tiền lương, tăng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi Thêm nữa là nhận thức về trình độ tổ chức tự thân của hai giới chủ, thợ cònthấp Vì vậy, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng XHCN với những chỉ tiêu trên là hướng phát triển phù hợp Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phảibằng pháp luật lao động để bảo vệ người lao động Có nghĩa là định hướng

XHCN phải trên cơ sở luật pháp, với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp

quyền Các quyền và lợi ích của người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được pháp luật hóa, đảm bảo thực hiện trên các cơ sở của pháp luật

1.1.3 Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trang 10

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong

đó có Hiến pháp của nước ta Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm

1948 cũng nghi nhận quyền đó Pháp luật lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho

cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợiích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất lượng, hiệuquả của lao động, hướng vào chiến lược con người

Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa

rất quan trọng, cụ thể:

Đối với người lao động

Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ,

đồng thời giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý

Quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa như một đại lượng thời gian cần thiết để người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động đã cam kết trong hợp đồng lao động Việc quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc quy định các loại thời giờ nghỉ ngơi giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cá nhân, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, đồng thời quá trình lao động cũng giúp người lao động hoàn thiện nhân cách Do vậy với việc

Trang 11

điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động một cách hợp

lý, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động được đảm bảo thực hiện các

quyền khác của mình như quyền tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp

Đồng thời, người lao động còn có điều kiện chăm lo hạnh phúc gia đình, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và tham gia các hoạt động xã hội khác

Ngoài ra, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để người lao động hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp…

Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền cơ bản của con người trước hết là người lao động trong mối quan hệ lao động Trong

“Tuyên bố chung về quyền con người” năm 1948 có ghi: “Mỗi người đều có

quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền được có ngày làm việc được giới hạn một các hợp lý và được nghỉ định kỳ có hưởng lương” (Điều 24) Như vậy, vấn

đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những nội dung thuộc

quyền con người Ở Việt Nam, vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, điều này thể hiện trong Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Điều 55

Hiến pháp 1992: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân; Nhà nước và xã

hội có kế hoạch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” Xuất phát

từ quyền con người, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn

minh, Bộ luật Lao động đã có hẳn Chương VII quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao

Trang 12

động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động,khả năng sáng tạo của người lao động Suy cho cùng cũng là

nhằm bảo vệ việc làm, năng suất, chất lượng, hiệu quả của người lao động và người sử dụng lao động và hướng vào chiến lược con người

Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian nghỉ ngơi tối thiểu hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn cứ

pháp lý đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm tránh sựlạm dụng của người sử dụng lao động đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện cho người lao động tái sản xuất sức lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động, có tác dụng tăng cường đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

Đối với người sử dụng lao động

Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người

sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp

nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động định mức lao động,xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lý

đảm bảo hiệu quả cao nhất

Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ

pháp lý cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả

lương, thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động

Trang 13

Đối với Nhà nước

Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái

độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá nhất củaquốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình Bằng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nhà nước kiểm tra giám sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết cácmâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trong công tác thanh tra lao động và quản lý lao động, việc giám sát thực hiện pháp luật lao động, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý, khoa học cho các nơi sử dụng lao động và làm việc thường kỳ của các cơ quan Nhà nước Xong, dựa vào chế độ làm việc và nghỉ ngơi để thực hiện kiểm tra, kiểm soát là việc làm trước tiên để nhận thấy mặt tốt và mặt chưa tốt trong quản lý lao động, từ đó

để tổ chức lao động khoa học hơn

Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong những nội dung để tổ chức công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền lợi cho người lao động Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Chính vì thế, công đoàn với tư cách

là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động sẽ phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động

Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phản ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia

và tính ưu việt của chế độ xã hội Thông thường ở những nước nền kinh tế phát

Trang 14

triển, trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, thời gian làm việc được rút ngắn hơn

- Quy định pháp luật của Nhà nước: pháp luật quy định mức tối đathời giờ làm việc và mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể

- Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào những quyđịnh về mức tối thiểu và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quyđịnh cụ thể (trong nội quy của doanh nghiệp) về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉngơi thực hiện với những người lao động trong doanh nghiệp Những quy định

đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh

nghiệp cũng như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp

- Quy định cụ thể: Thông qua hợp đồng lao động, người lao động vàngười sử dụng lao động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉngơi của người lao động Những thỏa thuận này phải phù hợp với quy địnhchung của Nhà nước, với quy định nội bộ của doanh nghiệp và phù hợp với yêucầu thực tế của các bên trong quan hệ lao động

Trang 15

Cũng như các nước trên thế giới, nội dung pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi

1.2.1 Quy định về thời giờ làm việc

Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối đa mà không được phép vượt qua hoặc phải đảm bảo hơn quyền lợi cho

người lao động Trên cơ sở đó, pháp luật đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc tiêu chuẩn Đây là loại thời giờ làm việc theo định mức của người lao động, theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động dựa trên quy định pháp luật Thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc bằng việc quy định số giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuần lễ, hoặc số ngày làm việc trong một tháng, một năm Trong đó việc tiêu chuẩn hóa ngày làm việc,tuần làm việc là quan trọng nhất, là cơ sở để dễ dàng trả công lao động và xác định tính hợp pháp của các thỏa thuận về thời giờ làm việc Ngày làm việc tiêu chuẩn chính là việc quy định độ dài thời giờ làm việc của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ) và tuần làm việc tiêu chuẩn là số giờ hoặc ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày Thời giờ làm việc tiêu chuẩn bao gồm: thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm việc rút ngắn Theo đó, với các đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi, người làm các công việc nặng nhọc, độc hại thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn một hoặc hai giờ so với lao động bình thường

Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc không tiêu chuẩn Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc quy địnhcho một số lao động nhất định, do tính chất công việc mà không thể xác định được số giờ làm việc cụ thể Loại thời giờ này khó kiểm soát, sẽ gây khó khăn

Trang 16

cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý về thời giờ làm việc của người lao động

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt cho người lao động Với việc giới hạn tối đa số giờ làm thêm, làm ban đêm, các quy định pháp luật là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động Đồng thời pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, làm thêm ban đêm…phù hợp với quy định pháp luật Tùy theo thời giờ làm việc của người lao động mà người lao động được hưởng các chế độ: lương, tiền

thưởng, phụ cấp v.v

1.2.2 Quy định về thời giờ nghỉ ngơi

Song song với việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, người lao

động còn được đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mức ít nhất bằng mức đã được phápluật quy định Đó là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30 phút, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một tuần) (Điều 71,72 BLLĐ) Khi được quy định, những nội dung này trở thành quyền chính đáng của người lao động, giúp họ đỡ căng thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc, có thể dưỡng sức lao động, dành thời gian cho các nhucầu vật chất và tinh thần khác…nên cần được pháp luật bảo vệ Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình làm việc như nghỉ theo ca, nghỉ hàng tuần…, người lao

động còn được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ (9 ngày/ năm), nghỉ việc riênghoặc nghỉ không hưởng lương (từ Điều 74 đến Điều 79 BLLĐ)

Trang 17

Có thể nói, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trong trường hợp cần thiết và tạo thành một chế định cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ luật lao động Xuất phát từ đặc điểm của thị trường lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là điều khoản cơ bản trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể Mặt khác, các chế định trong bộ luật lao động chẳng hạn như: Quy định chế độ bồi thường, trợ cấp khi tai nạn lao động xảy ra v.v muốn thể hiện rõ cũng phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

CHƯƠNG II: THỤC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI.

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thànhphố khoảng 19km Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phíaTây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáphuyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ Quốc Oai là một huyện nằm trong vùngchuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạyqua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế pháttriển đô thị và công nghiệp Vì vậy, hơn mười năm trở lại đây, đặc biệt là khitỉnh Hà Tây sáp nhập vào thủ đô Hà Nội (tháng 8 năm 2008) đây là nơi tập trung

Trang 18

rất nhiều dự án đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút hàng trăm doanhnghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất.

Nằm trong cụm công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai, trên địa bàn huyệnQuốc Oai hiện tại có khoảng hơn 150 doanh nghiệp trong và ngoài nước đanghoạt động Trong đó phải kể đến các công ty lớn như: Công ty cổ phần TràngAn-Hà Nội; Công ty TNHH Youngfast electronics Việt Nam; Công ty TNHHTân Mỹ; Tập Đoàn Sunhouse Việt Nam; Công ty TNHH Kenmec Việt Nam…Các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho một lượng lớn người lao động trên địa bànhuyện Tuy nhiên, vẫn còn một số các doanh nghiệp tuân thủ không đầy đủ cácqui định của Luật lao động nói chung, và qui định của pháp luật về thời giờ làmviệc thời giờ nghỉ ngơi nói riêng

2.1 Thực trạng tuân thủ pháp luật về thời giờ làm việc của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai

2.1.1 Thời giờ làm vệc tiêu chuẩn

Thời giờ làm việc tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường

Khái niệm thời giờ làm việc trong luật lao động không chỉ là khoảng thời gian mà người lao động bỏ công sức ra mà theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 195/

CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Nghị định số 195/CP) thì thời giờ sau được tính vào thời giờ làm việc:

- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;

Trang 19

- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;

- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tínhtrong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;

- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữnuôi con dưới 12 tháng tuổi;

- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữtrong thời gian hành kinh;

- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;

- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh laođộng;

- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng laođộng hoặc được người sử dụng lao động cho phép

Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận

của các bên thì “người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc

theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết”

(Khoản 1 Điều 68 BLLĐ), người lao động phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ như nội dung kỷ luật lao động, sau ngày làm việc mới được rời khỏi nơi làm việc Trong một số trường hợp do tính chất sản xuất, công tác, do thời vụ hoặc sản xuất theo ca kíp mà phải phân bố lại thời gian làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì người sử dụng lao động phải thống nhất với công đoàn cơ sở trên cơ sở ký thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung về thời giờ làm việctheo quy định pháp luật

Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi (Dự thảo BLLĐ) cũng tiếp nối các quy

định của BLLĐ hiện hành bằng việc quy định “Thời giờ làm việc không quá 8

giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần Người sử dụng lao động có

Trang 20

quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần; trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong một ngày Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ”

(Điều 109) Việc quy định cụ thể số giờ làm việc như trong Dự thảo BLLĐ là phù hợp chung với thông lệ quốc tế

Trên thực tế, trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai, việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/1 ngày là tình trạng diễn ra phổ biến Đặc biệt là nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực dệt may, gia công… Theo khảo sát, có tới hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai có công nhân làm việc quá thời giờ tiêu chuẩn Có hơn 81% công nhân đượchỏi và trả lời làm việc quá thời giờ tiêu chuẩn Có tới 27,3% công nhân làm việc quá thời giờ tiêu chuẩn trung bình mỗi công nhân là hơn 200 giờ/ năm

Theo chị Kiều Thị Trinh 25 tuổi ở xã Ngọc Mĩ làm việc tại Công ty

TNHH KENMEC cho biết: “Tôi làm việc từ 8 giờ sáng tới 6 giờ chiều, có hôm nhiều việc thì làm tới 6 giờ 30 phút hoặc 7 giờ tùy vào công ty”

Anh Đỗ Lai Minh 26 tuổi ở thị trấn Quốc Oai làm việc tại Công ty TNHHThành Phát cho biết: “Tôi cũng chẳng rõ là một ngày phải làm bao nhiêu tiếng nữa Lúc nào Công ty cho nghỉ thì mình nghỉ thôi, mình là công nhân có việc là may rồi đòi hỏi gì nhiều nữa”

Như vậy, có thể thấy có khá nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ qui định của pháp luật về thời giờ làm việc tiêu chuẩn Tự ý tăng thời giờ làm việc, hay yêu cầu người lao động làm thêm giờ Nguyên nhân chủ yếu là do người lao

động chưa nắm được qui định của pháp luật về thời giờ làm việc Mặc dù là một huyện gần nội thành, nhưng người lao động vẫn còn thiếu hiểu biết cơ bản về

Trang 21

luật lao động Dẫn đến việc bị người sử dụng lao động lạm dụng sức lao động của mình.

2.1.2 Thời giờ làm việc rút ngắn

Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt, đó là: người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao động cao tuổi

Theo khảo sát, nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai đều chấp hành khá tốt các qui định của pháp luật về thời giờ làm việc rút ngắn của người lao động giành cho những điều kiện làm việc đặc biệt

Theo anh Nguyễn Văn Trường 35 tuổi làm việc tại Công ty cổ phần măng Sài Sơn: “Tôi làm công đoạn bốc hàng, bụi xi-măng độc lắm vì thế một ngày tôi chỉ phải làm 6 tiếng thôi”

Xi-Chị Nguyễn Thị Lờ 32 tuổi làm việc tại Công ty bánh kẹo Tràng An cho biết: “Từ lúc mang bầu tháng thứ 7 mỗi ngày tôi chỉ phải làm việc 7 giờ thôi”

Như vậy qua khảo sát, có thể thấy các doanh nghiệp chấp hành khá tốt cácqui định của pháp luật về thời giờ làm việc rút ngắn Đây là điểm sáng của các doanh nghiệp, và cũng là cơ sở để tạo điều kiện cho người lao động làm việc tốt trong hoàn cảnh đặc biệt, thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả

2.1.3 Thời giờ làm thêm

Trang 22

Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm vi thời giờ làm việc tiêu chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của

người sử dụng lao động trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định Có hai trường hợp làm thêm giờ: làm thêm giờ trong ngày làm việc bình thường và làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, ngày tết

Trên thực tế, để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động, nhiều người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về làm

thêm giờ Theo khảo sát, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi Cụ thể, các doanh

nghiệp đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày Đối với lao động nữ tại doanh nghiệp may mặc, da giày, thời gian làm thêm từ 2 giờ đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định Trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày; 18,8% phải làm 3 giờ/ngày và 7,5% phải làm thêm từ 4 giờ đến 5 giờ/ngày

Chị Ngô Thu An 29 tuổi làm việc tại Công ty may Vân Khánh chia sẻ:

“Thường thì mỗi ngày tôi phải làm thêm trung bình là 4 giờ, có hôm đảm bảo kịptiến độ tôi còn làm thêm 5 giờ Nhiều lúc cũng mệt nhưng công ty họ yêu cầu nên cũng chẳng dám không làm.”

Như vậy, người lao động thường không biết hoặc không có điều kiện sử dụng các quy định để bảo vệ mình hiệu quả Thực tế, trong những năm qua,

khoảng 90% những cuộc đình công ở Việt Nam đều có nguyên nhân từ sự vi

phạm quyền lợi người lao động Trong đó, vi phạm về thời giờ làm việc, đặc biệt

là vấn đề làm thêm giờ khá phổ biến, xếp hàng thứ hai trong nguyên nhân đình công Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đối chiếu với các quy định của Luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi thì hiện nay phần lớn các Doanh

Ngày đăng: 23/01/2018, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w