1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát ảnh hưởng độc tính của thuốc diệt ốc đến môi trường thủy sịnh vật tại huyện hòn đất, tỉnh kiên giang

26 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 204,97 KB

Nội dung

Tiểu luận được thựchiện qua khảo sát người dân cho thấy, đa số người dân tại huyện Hòn Đất, Tỉnh KiênGiang có sử dụng thuốc diệt ốc vào quá trình canh tác.. Hiện nay, một số loại thuốc B

Trang 1

TÓM TẮT

Hiện nay, dưới tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa làm ảnhhưởng xấu đến môi trường Theo các nhà khoa học, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vậtquá nhiều sẽ làm giảm đa dạng sinh học đồng ruộng Tiểu luận được thực hiện nhằmđánh giá tác động của thuốc diệt ốc đến môi trường thủy sinh Tiểu luận được thựchiện qua khảo sát người dân cho thấy, đa số người dân tại huyện Hòn Đất, Tỉnh KiênGiang có sử dụng thuốc diệt ốc vào quá trình canh tác Qua quá trình khảo sát thủysinh vật tại địa bàn cho thấy, lượng thủy sinh vật còn lại rất ít và sự đa dạng giảm sovới các năm trước đây

Từ khóa: Thuốc diệt ốc, Thuốc bảo vệt thực vật, đang dạng sinh học thủy sinh

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 40.602,3 km2 và dân số 17,7triệu người (2008) là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước (2,65 triệu ha),chiếm 27,2% diện tích đất nông nghiệp cả nước (Niên giám thống kê, 2008)

ĐBSCL còn là vựa lúa lớn nhất cả nước Năm 2008, sản lượng lúa ĐBSCL đạt20,68 triệu tấn, chiếm 53,4% sản lượng lúa cả nước, cung cấp lương thực phục vụ cho

cả nước và xuất khẩu Hiện nay, do việc đẩy mạnh phát triển diện tích lúa và thâmcanh tăng vụ tại các địa phương ở ĐBSCL nên lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)được sử dụng ngày càng nhiều Nông dân sử dụng liều lượng thuốc BVTV thường caogấp 8 – 10 lần so với khuyến cáo Tần suất sử dụng thuốc BVTV cũng là vấn đề cầnđược quan tâm, trung bình số lần sử dụng thuốc ở những nông dân có áp dụng IPM là

4 lần/vụ, nông dân không áp dụng IPM là 8,2 lần/vụ

Hiện nay, một số loại thuốc BVTV độc hại với môi trường vẫn còn được sử dụngtrong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là các loại thuốc diệt ốc bưu vàng (Endosulfam,

…), các loại thuốc này rất độc đối với các loài thủy sản và môi trường nước Hậu quả

là làm chết các loài thiên địch có ích, các loài tôm cá ngày càng giảm, một số loài sâu,rầy gây hại cây trồng ngày càng trở nên kháng thuốc và lây lan trên diện rộng Nhiềunông dân đã có các triệu chứng do nhiễm độc nông dược,… Theo kết quả điều tra chothấy có đến 96,65% nông dân sử dụng thuốc BVTV với số lượng tùy tiện không theokhuyến cáo, chỉ dẫn từ nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật, 90% nông dân đổ thuốc BVTVcòn dư sau khi sử dụng xuống các kênh, rạch Các chai lọ, bao bì chứa thuốc BVTVsau khi sử dụng thường được vứt bừa bãi quanh nhà, bờ ruộng hoặc sử dụng cho cácmục đích khác

Hòn Đất là địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang, lênđến 80.000 ha, tổng diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 164.000 ha (vụ ĐX 80.000

ha, HT 76.000 ha và TĐ 8.000 ha), với sản lượng ước đạt hơn 1 triệu tấn và là mộttrong các huyện sản xuất lúa chủ lực của Tỉnh Kiên Giang Vì vậy, vấn đề sử dụngthuốc BVTV trong canh tác lúa ở huyện Hòn Đất cũng cần phải được quan tâm và có

những điều tra cụ thể Do đó, việc thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng dược tính của thuốc diệt ốc đến môi trường thủy sinh vật tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” nhằm mục tiêu xác định được các loại thuốc BVTV được sử dụng, liều lượng,

số lần sử dụng và tình hình quản lý, xử lý vật dụng chứa thuốc BVTV sau khi sử dụngtrong vùng canh tác lúa trọng điểm ở huyện Hòn Đất nhằm góp phần đánh giá khảnăng ảnh hưởng của việc phun thuốc BVTV đến nguồn lợi thủy sinh vật và môitrường

Trang 4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của thuốc diệt ốc đến môi trường thủy

sinh tại địa bàn huyenj Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu cụ thể:

Khảo sát tình trạng sử dụng thuốc diệt ốc bưu vàng tại huyện Hòn Đất, Tỉnh KiênGiang

Đánh giá về sự ảnh hưởng của thuốc diệt ốc đến môi trường thủy sinh

Đưa ra giải pháp để cải thiện môi trường thủy sinh tại huyện Hòn Đất, Tỉnh KiênGiang

1.3 Nội dụng nghiên cứu

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc diệt ốc sử dụng trong nông nghiệp tại địa bànHuyện Hòn Đất

Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng thuốc diệt ốc đến môi trường sinh vật tại HuyệnHòn Đất

Đề xuất giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả thuốc diệt ốc trong sản xuất nôngnghiệp tại Huyện Hòn Đất

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp đang diễn

ra phổ biến trong các hộ dân ở huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang Trong đó thuốc diệt

ốc có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước và là môi trường sống của các loàithủy sinh vật Đánh giá tình trạng sử dụng thuốc diệt ốc tại huyện Hòn Đất, Tỉnh KiênGiang để có thể biết được tình trạng các loài thủy sinh tại địa bàn và đưa ra các biệnpháp sử dụng thuốc diệt ốc phù hợp

1.5 Những đóng góp mới của đề tài

Qua nghiên cứu, có thể nhìn nhận thực tế tình trạng sử dụng thuốc diệt ốc tạihuyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang Đánh giá được sự ảnh hưởng của độc tính 2 loạithuốc Saponin và Niclosamide gây trên thủy sinh vật tại địa bàn Qua đó, có thể đưa ranhững giải pháp sử dụng thuốc diệt ốc bươu vàng có hiệu quả và bảo vệ môi trườngthủy sinh vật bền vững

Trang 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang

a Vị trí địa lý

Kiên Giang nằm ở Tây – Bắc vùng ĐBSCL có tọa độ địa lý: từ 103030’ đến105032’ kinh độ Đông và từ 9023’ đến 10032’ vĩ độ Bắc

Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km;

Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu;

Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh HậuGiang;

Phía Tây Nam là biển giáp Vịnh Thái Lan, với 140 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biểndài hơn 200 km

Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổnghợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông CửuLong, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nướctrong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụcông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện):Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Giang Thành, huyệnHòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao,huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thượng và 02huyện đảo: huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải Vựa theo vị trí địa lý, tỉnh Kiên Giangđược chia thành 4 vùng khác nhau: Vùng Tứ Giác Long Xuyên: bao gồm Kiên Lương,Hòn Đất, Giang Thành và thị xã Hà Tiên; Vùng Tây Sông Hậu: gồm các huyện TânHiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và thị xã Rạch Giá;Vùng U Minh Thượng:gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng;Vùng Hải đảo:gồm huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải

Trang 6

Hình 2.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

b Khí hậu

Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa mưa từ tháng 5 – 11 vàmùa nắng từ tháng 12 – 4 năm sau Nhiệt độ trung bình dao động khoảng 27,4 ± 0,30C nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất hàng năm xuất hiện vào các tháng 4 (28-29 0C) và tháng 1 (25 – 26 0C) Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/ năm.Lượng mưa dao động trung bình 2.200 mm/năm Ẩm độ trung bình 81,9 ± 0,6%

Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới hảidương, đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa Với những đặc trưngchính như: nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình từ 27,5 – 27,70C), nắng nhiều(trung bình 6,4 giờ/ngày, tháng nhiều nhất là tháng 4 với 7 – 8 giờ/ngày, tháng ít nhất

là tháng 9 và 11 với 4,5 – 5,3 giờ/ngày) Khí hậu ở Kiên Giang có 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưatrong năm (lượng mưa trung bình từ 88,1 – 544,5 mm/tháng) Nữa cuối mùa mưatrùng với mùa lũ nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, nhưng có thể phát triển nuôitrồng thủy sản (NTTS)

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượngmưa trong năm, mưa ở các tháng 1, 2 và 3 lượng mưa ít lượng mưa từ 11 – 50 mm.Nhìn chung, khí hậu ở Kiên Giang khá thuận lợi: ít thiên tai, không có bão đổ bộtrực tiếp, không giá rét, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt và sảnxuất

Trang 7

c Đặc điểm địa hình

Kiên Giang có 3 dạng địa hình chính là đồng bằng, đồi núi và đảo biển

Địa hình đồng bằng: Do đặc điểm bồi tụ, phân bố dòng chảy và hoạt động củacon người, đã chia cắt dạng địa hình này thành 3 vùng lớn là Tứ giác Long Xuyên(TGLX), Tây sông Hậu (TSH) và U Minh Thượng (UMT)

Địa hình đồi núi: có diện tích khoảng 7.282 ha, bao gồm các núi khu vực venbiển từ huyện Hòn Đất đến thị xã Hà Tiên

Địa hình đảo biển: gồm 140 hòn đảo lớn nhỏ

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.348,53 km2 Dân số tỉnh Kiên Giang là1.707.050 người, mật độ 269 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%;dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa Dân số của tỉnh phân bố không đều,thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo

Tổng sản phẩm năm 2013 đạt 28.287 tỷ đồng, trong đó: lĩnh vực nông lâm thuỷsản 13.114 tỷ đồng (nông nghiệp là 7.920 tỷ đồng; lâm nghiệp là 129 tỷ đồng; thủy sản

là 5.065 tỷ đồng) (Niên Giám Thống kê 2013) Cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản đạt43,67%, công nghiệp và xây dựng đạt 26,26% và các ngành dịch vụ đạt 30,06% Cơcấu kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 62,1%, lâm nghiệp chiếm1,01% và thuỷ sản chiếm 36,89% Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc rất nhiềuvào tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Cây trồng chính trong sản xuất nôngnghiệp là cây lúa

2.1.3 Tổng quan về huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

Hòn Đất là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp tỉnh An Giang;Nam giáp vịnh Thái Lan Tây giáp huyện Kiên Lương; Đông giáp huyện TânHiệp và thành phố Rạch Giá Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn HònĐất, thị trấn Sóc Sơn và 12 xã là: Bình Giang, Bình Sơn, Nam Thái Sơn, Mỹ HiệpSơn, Thổ Sơn, Sơn Kiên, Sơn Bình, Mỹ Phước, Mỹ Lâm, Mỹ Thái, Mỹ Thuận, LìnhHuỳnh

Trang 8

Hình 2.2 Bản đồ hành chính huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

Huyện Hòn Đất nằm trên quốc lộ 80, nối thành phố Rạch Giá với thị xã Hà Tiên.Không chỉ kết nối về các điều kiện giao thương kinh tế, mà huyện Hòn Đất còn là nơiliên kết để phát triển thuận lợi các tuyến, điểm du lịch về lịch sử - văn hoá và du lịchsinh thái, phục vụ thu hút đầu tư trên địa bàn

Hòn Đất có khoảng 50km bờ biển, được che chắn bởi hệ thống đê bao và rừngphòng hộ Địa hình thấp, chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 1m và nằm trong khu vực

tứ giác Long Xuyên - vùng trũng của đồng bằng Sông Cửu Long

2.2 Khái niệm chung về thuốc bảo vệ thực vật

2.2.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinhhọc (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất cónguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chốnglại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim,thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …)

Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèmtheo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụngphòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả nhữngchế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây,giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải,khoai tây bằng máy móc, …) Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút cácloài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt

Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại Sở dĩ gọi

là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng,

Trang 9

nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là nhữngdịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại 2.2.2 Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật

a Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác

Thuốc trừ sâu (theo AAPCO) gồm các chất hay hỗn hợp các chất có nguồn gốchoá học (vô cơ, hữu cơ), thảo mộc, sinh học (các loài sinh vật và sản phẩm do chúngsinh sản ra), có tác dụng loại trừ tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùngnào có mặt trong môi trường Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại củacôn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người Các loại thuốctrừ sâu có thể có tác động vị độc, tiếp xúc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu hấp dẫn, xuađuổi, gây ngán, triệt sản, điều hoà sinh trưởng Ngoài ra một số thuốc trừ sâu còn cóhiệu lực trừ nhện hại cây trồng

Các thuốc trừ sâu phổ rộng hẹp mang tính chọn lọc, ít gây hại đến côn trùng cóích và thiên địch; thuốc trừ sâu phổ rộng có thể diệt được nhiều loại sâu hại khác nhau

Có thuốc trừ sâu có độ độc tồn dư và hiệu lực trừ sâu kéo dài; ngược lại có thuốc trừsâu có hiệu lực ngắn dễ bị phân huỷ trong môi trường Nhiều loại thuốc trừ sâu có độđộc cao với động vật máu nóng và môi trường nhưng nhiều loại thuốc lại khá an toàn.Căn cứ vào nguồn gốc, các thuốc trừ sâu có thể chia thành nhiều nhóm: Clo hữu

cơ, lân hữu cơ, cacbamat, pyrethroit tổng hợp, thuốc thảo mộc, xông hơi, vi sinh Các thuốc trừ sâu cũng được phân loại theo cơ chế tác động của côn trùng (kìm hãmmen cholinesterase, chất điều khiển sinh trưởng côn trùng); theo phương pháp xử lý(phun lên cây, xử lý đất )

Hầu hết các thuốc trừ sâu hiện nay đều tác động đến hệ thần kinh côn trùng

b Thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm, gồm tập hợp các chất có nguồn gốchoá học (vô cơ, hữu cơ) và sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồngốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật (theo quan niệmtrước đây chỉ gồm các loại nấm và vi khuẩn) gây hại cho cây trồng và nông sản (bằngcách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất ) Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ

20 đã xuất hiện một số chế phẩm thuốc trừ bệnh có khả năng phòng trừ bệnh một sốbệnh do virus gây ra trên cây họ cà

Bên cạnh khả năng trừ bệnh, một số thuốc trừ bệnh còn có khả năng trừ tuyếntrùng, trừ sâu và trừ cỏ Thuốc trừ bệnh không có tác dụng chữa trị những bệnh do yếu

tố phi sinh vật (thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của cây; do đất; do úng; dohạn ) Thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh Trừmột số thuốc trừ bệnh thuỷ ngân hữu cơ, rất độc với động vật có vú, còn nói chung, độ

Trang 10

độc cấp tính của các thuốc trừ bệnh thấp hơn các thuốc trừ sâu Có nhiều cách phânloại thuốc trừ bệnh:

Căn cứ vào đối tượng tác động, thuốc trừ bệnh được chia thành ba nhóm:

Thuốc trừ vi khuẩn (Bactericide): là thuốc trừ bệnh nhưng có hiệu lực chủ yếuvới các loài vi khuẩn

Thuốc trừ nấm (Fungicide): là thuốc trừ bệnh nhưng có hiệu lực cao đối với nấmgây bệnh Thông thường thuốc trừ nấm ít có khả năng trừ vi khuẩn; nhưng thuốc trừ vikhuẩn còn có khả năng trừ nhiều loài nấm bệnh

Thuốc trừ virus (Viruside): là thuốc trừ bệnh, có hiệu lực trừ các bệnh virus hạicây trồng Những thuốc này cũng có khả năng trừ được một số bệnh do nấm và vikhuẩn gây ra

Dựa vào đặc tính tác động thuốc trừ bệnh được chia thành 3 nhóm:

Thuốc trừ bệnh có tác dụng diệt trừ: là thuốc có tác dụng nội hấp và kháng sinh

và các sản phẩm chuyển hoá của chúng có khả năng ngăn ngừa hoặc tiêu diệt các giaiđoạn sinh sản của nấm, vi khuẩn ở cả bên ngoài và bên trong cây, giúp cây phục hồi.Một số khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý, sinh hoá củacây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh Chúng có tác dụng cảphòng và trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh có tác dụng phòng hay thuốc trừ bệnh có khả năng ngăn ngừa sựxâm nhập: là thuốc có tác dụng tiếp xúc, có khả năng ngăn chặn sự lây lan của nấm và

vi khuẩn nhưng không có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh khi chúng đã xâm nhập vào bêntrong cây trồng Các thuốc trừ nấm hiện nay thì phần lớn thuộc nhóm này

Thuốc trừ bệnh có tác dụng ngăn cản khả năng hình thành cá thể mới: là cácthuốc trừ bệnh, tuy không có khả năng tiêu diệt hay ngăn ngừa vi sinh vật có hại xâmnhập nhưng lại tác động trực tiếp đến vi sinh vật gây hại hoặc làm tăng sức đề khángcho cây, ngăn cản vi sinh vật gây hại không hình thành được các cơ thể mới, kéo dàithời gian ủ bệnh, giúp cây vượt qua được thời gian nhiễm bệnh

c Thuốc xông hơi

Thuốc xông hơi (fumigant) (theo AAPCO) là các chất hay hỗn hợp các chất sảnsinh ra khí, hơi, ga, khói, sương có tác dụng tiêu diệt mọi giai đoạn phát triển của cácloài dịch hại (côn trùng, nấm, vi khuẩn, chuột ) Thuốc xông hơi có thể là chất lỏnghay rắn bay hơi hoặc ngay cả ở dạng chất khí Chúng được dùng để tiệt trùng trongnhà, xử lý đất, nông sản hàng hoá, các vật liệu khác và cây trồng

Hiệu quả và kỹ thuật sử dụng thuốc xông hơi phụ thuộc vào những đặc tính sauđây:

Trang 11

Độ bay hơi: là lượng hơi thuốc tối đa có thể đạt được trong mỗi đơn vị thể tíchkhông khí trong một điều kiện nhất định Được biểu thị bằng mg/lit không khí hoặcgam/m3 không khí Độ bay hơi và nồng độ thuốc xông hơi tồn tại trong không khí phụthuộc vào điểm sôi và trọng lượng phân tử: phân tử lượng càng lớn, điểm sôi càng cao;điểm sôi càng cao độ bay hơi càng thấp.

Tốc độ bay hơi: là khối lượng bay hơi lên từ 1cm2 bề mặt thuốc xông hơi trong

1 giây Tốc độ bay hơi tỷ lệ thuận với nhiệt độ xông hơi và tỷ lệ nghịch với nhiệt độsôi và áp suất

Sự khuyết tán của thuốc xông hơi vào không khí: là khả năng lan truyền của hơithuốc vào khoảng không gian được xông hơi Khí độc được khuếch tán trong khôngkhí từ chỗ mật độ phân tử cao đến chỗ mật độ phân tử thấp Sự khuếch tán của hơithuốc nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ Tốc độ khuếch tán của khí độc trongkhông khí nhanh hơn khi nhiệt độ không khí cao và chậm hơn khi nhiệt độ thấp

Sự hấp phụ (adsorption): là quá trình thu hút các phần tử khí độc lên bề mặt vậtphẩm Sự hấp phụ là quá trình thâm nhập khí độc sâu vào thể khối vật phẩm Sự hấpphụ và hấp thụ của thuốc vào hàng hoá khử trùng tuỳ thuộc vào đặc tính của loạithuốc, loại hàng hoá, cách gói, cách sắp xếp hàng hoá, nhiệt và ẩm độ của không khí.Nếu sự hấp thụ quá lớn thì nồng độ của thuốc sẽ giảm, lượng thuốc dùng tăng, chi phítăng

Các thuốc xông hơi thường được dùng diệt sâu, mọi loại nông lâm sản: hạt, bột,ngũ cốc, bột sắn, hạt đậu đỗ, hàng nan, mây tre đan Ngoài ra thuốc còn tác dụng diệtchuột, một số còn có tác dụng trừ tuyến trùng Thuốc xông hơi rất độc với người vàđộng vật có vú

d Thuốc trừ cỏ

Năm 1890, thuốc trừ cỏ vô cơ như dung dịch Boocđô, acid sunfuric được dùngđầu tiên Tiếp đến năm 1920, nhóm thuốc trừ cỏ Chlorat được sử dụng Chúng đều lànhững thuốc trừ cỏ không chọn lọc, tồn tại lâu trong môi trường Thuốc trừ cỏ chọnlọc đầu tiên là Dinoseb được sử dụng vào năm 1930 Năm 1940, thuốc trừ cỏ 2,4-Dđược phát hiện, mở đầu cho hàng loạt thuốc trừ cỏ thuộc nhóm phenoxy ra đời Năm

1966, thuốc trừ cỏ 2,4,5-T (hoạt chất chủ yếu của chất độc màu da cam) lần đầu, được

Mỹ sử dụng như một vũ khí hoá học chống lại nhân dân Việt Nam đã để lại hậu quả rấtxấu cho môi sinh, môi trường mà đến nay vẫn chưa khắc phục được

Năm 1996, có trên 300 hoạt chất trừ cỏ, gia công thành hàng nghìn chế phẩmkhác nhau được sử dụng trong nông nghiệp Phần lớn những chế phẩm này là nhữnghợp chất hữu cơ có hoạt tính trừ cỏ cao, nhiều loại dùng ở liều lượng rất thấp và khá antoàn với cây trồng

Tuỳ thuộc vào đặc tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ để chia ra:

Trang 12

Thuốc trừ cỏ trong điều kiện nhất định có tác dụng diệt hoặc làm ngừng sinhtrưởng đối với một số loài cỏ dại mà không hoặc ít ảnh hưởng đến cây trồng và cácloài cỏ dại khác, được gọi là những thuốc trừ cỏ có chọn lọc Ví dụ: thuốc trừ cỏ lárộng, thuốc trừ cỏ hoà thảo, cói lác, thuốc trừ cỏ đầm lầy, thuốc trừ cỏ nước Thuốctrừ cỏ chọn lọc được dùng trên ruộng có cây trồng đang sinh trưởng.

Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào liềulượng và điều kiện sử dụng Khi dùng một thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc với liều lượngcao hơn liều qui định, tính chọn lọc của thuốc có thể giảm hoặc mất hẳn, thuốc dễdàng gây hại cây trồng Nhiều loại thuốc thể hiện tính chọn lọc khi được dùng vào thời

kỳ mà cây trồng có sức chống chịu cao đối với thuốc, cỏ dại đang ở giai đoạn chốngchịu thuốc yếu Đối với thuốc trừ cỏ dùng vào xử lý đất, tính chọn lọc của thuốc còntuỳ thuộc vào thành phần cơ giới, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng của đất, lượng mưatrong thời gian phun thuốc

Những loại thuốc trừ cỏ dùng gây độc cho mọi loại cỏ và cây trồng gọi là thuốctrừ cỏ không chọn lọc

e Chất điều khiển sinh trưởng cây trồng

Chất điều hoà sinh trưởng thực vật (Plant growth regulator – PGR) còn được gọi

là chất kích thích sinh trưởng cây trồng Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kíchthích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của mầm, giúpcây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng

Tăng năng suất và chất lượng nông sản Ở nồng độ cao thuốc gây hại cho thựcvật Thuốc ít độc với động vật có vú, môi sinh và môi trường sống

Trong một số năm gần đây, ở Việt Nam một số chất kích thích sinh trưởng đãđược sử dụng đơn (kích thích cây trồng) hay gia công thành các loại phân bón lá

2.3 Tổng quan về ốc bưu vàng

Ốc bươu vàng (danh pháp khoa học: Pomacea canaliculata), là loại ốc thuộc

họ (Ampullariidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca), cónguồn gốc Trung và Nam Mĩ Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-

1988 và đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nềnnông nghiệp Việt Nam

a Cấu tạo

Ốc trưởng thành cỡ lớn, dạng mập tròn, gồm đầu, thân và chân Đầu có hai đôixúc tu (một đôi dài và một đôi ngắn) Thân nằm trên chân, là một khối xoắn ẩn kíntrong vỏ Chân rộng, hình đĩa, màu trắng kem nằm ở phía bụng Mặt lưng của chân cónắp vỏ che đậy Đầu và chân thường thò ra ngoài vỏ khi di chuyển Toàn bộ cơ thể ốcnằm trong lớp vỏ

Trang 13

Con đực có vảy miệng hơi nhô gợn sóng, con cái có vảy miệng bằng phẳng hơilõm xuống Ốc bươu vàng thường ẩn náu dưới bùn, bờ ao, bờ mương, hồ khó pháthiện Đêm xuống, chúng lên mặt nước cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi thành từng đám,khiến nhiều diện tích lúa bị chết hoàn toàn Ốc bươu vàng là loại thức ăn giàu đạm,khoáng và sinh tố nên thường dùng làm thức ăn bổ sung, đạm, khoáng và sinh tố chogia cầm ăn thường xuyên.

b Sinh sản

Hình 2.3 Trứng ốc bươu vàng

Ốc thuộc nhóm thụ tinh trong, thường đẻ trứng vào chiều tối Khi đẻ leo lên giáthể cao trên mặt nước, trứng bám thành chùm, màu hồng, có khoảng 120 - 500 trứng.Trứng nở sau 12 - 15 ngày, nở hết trong 2 - 7 ngày Tỉ lệ nở khoảng 70%, tỉ lệ sống sau

10 ngày tuổi khoảng 80% Tuổi thành thục sớm 100 ngày, thời gian tái phát dục ngắn,khoảng 3 ngày Khi thời tiết ấm lên cũng là lúc ốc bươu vàng sinh sản mạnh

Tuổi thọ 2 - 4 năm Trong quần đàn, tỉ lệ con đực/cái khoảng 1/4 Tuỳ theo loạithức ăn có được mà tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm khác nhau Ốc bươu vàng ăn thựcvật, thức ăn ưa thích là xà lách, bèo tấm, mạ non, rau muống, vv ốc bươu vàng là đốitượng hại lúa hay dưa hấu, đặc biệt là mạ dưới 3 tuần có thể bị ốc ăn hết toàn bộ

c Tại Việt Nam

Việt Nam, ốc bươu vàng được dùng làm thức ăn cho tôm, cá và gia súc và có thểchế biến thành nhiều món ăn ngon Ốc được du nhập vào Việt Nam để nuôi làm thực

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w