Xử lý sốliệu bằng phương pháp thống kê, so sánh để đưa ra sự đánh giá hiệu quả của mô hình sử dụng nước tiết kiệm trên đất lúa so với mô hình canh tác truyền thống của ngườidân tại tại H
Trang 1TÓM TẮT
Hiện nay, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên tình trạng hạn hán kéodài trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là vụ Đông Xuân Theo cácnhà khoa học, việc thiếu hụt nguồn nước tưới trong canh tác lúa trong vùng được dựđoán sẽ là trở ngại chính trong tương lai dưới những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.Tiểu luận được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tưới khô – ngập xen
kẽ (AWD) đến năng suất lúa Đề tài thực hiện bằng phương pháp điều tra phỏng vấntrực tiếp và phân tích tổng hợp để thu thập số liệu trên địa bàn nghiên cứu Xử lý sốliệu bằng phương pháp thống kê, so sánh để đưa ra sự đánh giá hiệu quả của mô hình
sử dụng nước tiết kiệm trên đất lúa so với mô hình canh tác truyền thống của ngườidân tại tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang nhằm đưa ra biện pháp canh tác lúathích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai Sau quá trình thu thập phân tích số liệukết quả cho thấy, các ruộng lúa trong mô hình mô hình sử dụng nước tiết kiệm chonăng suất bình quân đạt 7,22 tấn/ha, thấp hơn so với ruộng đối chứng và sản xuất đạitrà 0,13 tấn/ha, tuy năng suất mô hình tưới tiết kiệm có thấp hơn mô hình đối chứngnhưng mức độ chênh lệch là không nhiều, nhưng so về khối lượng nước tưới, chi phíbơm tưới thì mô hình ưới tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh kinh tế và canh tác bềnvững cao hơn
Qua đó về hiệu quả kinh tế, tổng chi phí đầu tư trong mô hình tưới tiết kiệm sẽthấp hơn so với mô hình đối chứng, dù năng suất thấp hơn mô hình đối chứng 0,13 tấn/
ha Kéo theo giá thành sản xuất trong mô hình sẽ thấp hơn so với mô hình đối chứng.Trong đó, việc giảm chi phí bơm, lượng nước cho canh tác của mô hình tiết kiệm được15% - 20% so với lượng nước cho mô hình canh tác truyền thống đã góp phần quantrọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, đạt kết quả khả quan về biện pháp canh tácgiúp thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai
Đặc biệt, mô hình đã giúp nâng cao nhận thức của bà con, trong điều kiện thờitiết ngày càng khắc nghiệt, điều kiện canh tác khó khăn, cần phải áp dụng tiến bộ kỹthuật vào sản xuất: Thay đổi tập quán tưới ngập dài hạn cho cây của nông dân sangtưới khô ngập xen kẽ, bón phân cân đối, hợp lý, quản lý dịch hại theo IPM,…
Qua đánh giá từ mô hình cho thấy biện pháp tưới khô – ngập xen kẽ sẽ giúpngười dân có thể ứng phó với điều kiện khan hiếm nước ngọt trong tương lai dưới ảnhhưởng của biến đổi khí hậu
Trang 2DANH SÁCH HÌNH
2.1 Bản đồ hành chính Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang 032.2 Lịch tưới nước trong điều kiện đất nhiễm phèn(pH = 4 - 5) 072.3 Lịch tưới nước trong điều kiện đất chua mặn 093.1 Khu vực thực hiện phỏng vấn điều tra tại xã Tân hòa, huyệnChâu Thành A, tỉnh Hậu Giang 10
4.1
Biểu đồ thể hiện diễn biến mực nước tươi cho ruộng lúa của mô
hình tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống tại xã Tân Hoà,
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
13
4.2
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa thu hoạch của mô hình tưới tiết
kiệm nước và tưới truyền thống tại xã Tân Hòa, huyện Châu
Trang 3DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ii
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM TẮT iv
DANH SÁCH HÌNH v
MỤC LỤC vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.5 Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu về Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang 4
2.2 Tưới ướt – khô xen kẽ 6
2.2.1 Phương pháp tưới ướt – khô xen kẽ 6
2.2.2 Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất nhiễm phèn (pH = 4-5) 7
2.2.3 Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất chua mặn 8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN 10
3.1 Phương pháp 10
3.2 Phương tiện 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Diễn biến mực nước trên ruộng và hiệu quả sử dụng nước trong quá trình canh tác của mô hình tưới tiết kiệm 13
Trang 54.2 Năng suất canh tác giữa mô hình tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống cho
cây lúa 16
4.3 Chi phí bơm tưới trong quá trình canh tác của 2 mô hình tưới tiết kiệm và tưới truyền thống 17
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
5.1 Kết luận 19
5.2 Kiến nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC 21
Phụ lục: Phiếu điều tra nông hộ trồng lúa ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang 21
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình pháttriển của cây trồng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc tính cây trồng và đặcđiểm của khu vực mà có những phương pháp tưới khác nhau như: tưới ngập,tưới phun mưa, tưới ngầm, hay tưới nhỏ giọt Với nền nông nghiệp lâu đời làsản xuất lúa nước như nước ta cho thấy nước giữ vai trò quan trọng nhất trongsản xuất Trước sự khắc nghiệt của thời tiết, ở nước ta hai mùa mưa và hạnngày càng có khoảng cách rõ ràng Do biến đổi của khí hậu nên hiện naynguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị giảm đi đáng kể làm ảnhhưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
Ở nước ta vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong nhữngđồng bằng lớn, phì nhiêu của nước ta Trong những năm qua ĐBSCL đóng vaitrò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng đánh bắt và chế biếnthủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước NhưngĐBSCL cũng được xác định là một khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trướccác tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đặc biệt là nước biển dâng gây xâmngập mặn và ngày càng hiếu hụt nguồn nước ngọt để tưới tiêu trong sản xuấtnông nghiệp nói chung và nguồn nước tưới trong canh tác lúa nói riêng Cáctác động này đã và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong tương lai
Từ các nguyên nhân trên, việc đánh giá hiệu quả của mô hình sử dụngnước tiết kiệm trên đất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại Huyện ChâuThành A, Tỉnh Hậu Giang sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về định hướng mangtính chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm mục tiêu vừa đảm bảo năng suất,chất lượng lúa, giảm thiểu nguồn nước tưới, chi phí canh tác và vừa thích ứngvới tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay và về sau
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng lúa tiết kiệm
nước tại huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang
Trang 7Đánh giá về năng suất cây lúa của mô hình tại địa phương.
1.3 Nội dung của đề tài
So sánh mức độ sử dụng nước giữa 2 mô hình canh tác truyền thống vàcanh tác tiết kiệm nước;
So sánh năng suất lúa giữa 2 mô hình canh tác truyền thống và canh táctiết kiệm nước;
So sánh chi phí bơm tưới giữa 2 mô hình canh tác truyền thống và canhtác tiết kiệm nước
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Việc đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa tiết kiệm nước tại huyện ChâuThành A tỉnh Hậu Giang trong điều kiện ràng buộc về biến đổi khí hậu nhưhiện nay từ đó sẽ cho thấy mô hình này có tính định hướng lâu dài và thể hiệntính hiệu quả thiết thực từ đó có thể nhân rộng mô hình ra các tỉnh khác trongkhu vực nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai
1.5 Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 8CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
Huyện Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi hội tụnhiều lợi thế để phát triển thương mại – dịch vụ – công nghiệp và kinh tế – xãhội Sau khi được thành lập, Châu Thành A đã có sự chuyển biến mạnh trênnhiều lĩnh vực, trở thành địa phương năng động, biết bứt phá trong vận hộimới
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Huyện ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang
- Bắc giáp thành phố Cần Thơ
- Nam giáp huyện Phụng Hiệp
- Tây giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và huyện Vị Thủy
- Đông giáp huyện Châu Thành
Huyện Châu Thành A có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ, cótuyến Quốc lộ 1A và QL 61C đi qua
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
Trang 9b Khí hậu
Huyện Châu Thành A có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,không có mùa lạnh Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12đến tháng 4 năm sau
c Sông ngòi
Châu Thành A có hệ thống sông ngòi chằng chịt có con kênh xáng Xà
No đi qua và chịu ảnh hưởng triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời, tạođiều kiện thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ và thể hiện rõ nét văn hoácủa vùng sông nước
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
a Ngành nghề sản xuất của địa phương
Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Thế mạnh là trồng lúa
và cây ăn quả với đặc sản là bưởi Phú Hữu, bưởi năm roi
Nguồn thu nhập chính của người dân Châu Thành A là trồng lúa songvùng đang chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản vùng rất mạnh,một số loại cây trái được ưa chuộng như bưởi năm roi, bưởi ruột đỏ, sầu riêng,
…Mô hình sản xuất bưởi năm roi theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất bưởi hồlô,… Rau màu phát triển đa dạng về chủng loại, toàn huyện Châu Thành A cóhơn 137,4 ha đất trồng rau màu các loại
Khi đến Châu Thành A, ta sẽ bắt gặp nhà nào cũng nuôi một vài con heo,một số gia đình chuyên nuôi vịt chạy đồng, hiện nay một số nhà nông bắt đầuđầu tư nuôi bò sữa, nuôi thủy sản thời gian gần đây theo xu hướng tăng nhanh
Mô hình hợp tác xã đang được chú trọng phát triển, hiện tại, huyện ChâuThành A có 16 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 14 hợp tác
xã hoạt động chủ yếu là sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa chất lượng cao, baotiêu, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ bơm nước, máy gặtđập liên hợp… Lĩnh vực này đa số hoạt động có hiệu quả, nhưng cũng cònmột số hợp tác xã hoạt động hiệu quả chưa cao Đối với lĩnh vực thủy sản, có
2 hợp tác xã chuyên hoạt động sản xuất, mua bán cá giống các loại và chuyên
về sản xuất, cung cấp con giống và thu mua ba ba, cua đinh thịt hiện hoạt độngrất hiệu quả góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nôngthôn
Trang 10b Giao thông
Đến thời điểm năm 2017, huyện đã phát triển đồng bộ mạng lưới giaothông thủy bộ khá hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế vàthuận tiện cho bố trí khu, cụm dân cư
Đường tỉnh 926 được nâng cấp đạt chuẩn cấp IV đồng bằng với chiều dài
từ xã Trường Long A đến xã Trường Long Tây và đường tỉnh 931 đi từ trungtâm huyện chạy dài đi qua thị trấn Bảy Ngàn Với phương châm “Nhà nước vànhân dân cùng làm” huyện đã tập trung xây dựng cầu, đường và nạo vết cáckênh thủy lợi đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu di chuyển của người dân, đemlại diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn huyện Châu Thành A Hệ thốnggiao thông nông thôn cơ bản hoàn chỉnh
và Công nghệ chiếm số lượng rất ít
e Văn hóa – Thông tin
Huyện có 01 Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, 04 nhà văn hóaphân bố tại các xã Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đạt kết quảkhá tốt, được tỉnh công nhận 04 xã văn hóa Truyền thống văn hóa được giữvững và phát huy, đã trùng tu Nghĩa trang liệt sĩ huyện, xây mới nhà tưởngniệm xã Phú Hữu, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống cho các thế hệ.Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi trongmọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên Hệ thống truyền thanhđược bố trí đều khắp, các xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin
Trang 11bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầunối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.
2.2 Tưới ướt – khô xen kẽ
2.2.1 Phương pháp tưới ướt – khô xen kẽ
Hiện nay trong canh tác lúa, biện pháp tưới tiết kiệm nước cho hiệu quảcao và được khuyến cáo nhiều nhất vẫn là kỹ thuật tưới ướt – khô xen kẽ theokhuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) vàcác chuyên gia trồng trọt
Phương pháp này được Cục Bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại 4vùng trồng lúa chính của cả nước kể từ vụ Hè thu và vụ mùa năm 2005, kếtquả đều giảm được 50% số lần bơm tát nước, giảm tỉ lệ ngả đỗ
Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cầnbơm nước vào ruộng tối đa là 5cm
Tuần đầu tiên sau sạ: giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm,mực nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1-3cm theo giai đoạn phát triểncủa cây lúa và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20-25 ngày sausạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển Giữ nướctrong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ, bởi
có nước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được và cũngcần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp ở giai đoạn này
Giai đoạn từ 25-40 ngày: đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phầnlớn chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa đủ.Lúc này giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm(đặt ống nhựa có đục lỗ lên hàng, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi).Khi nước xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm sovới mặt đất ruộng Khi nước hạ từ từ xuống dưới vạch 15cm thì bơm nước vàotiếp Ở giai đoạn này, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng khôngphát triển và cạnh tranh được với cây lúa Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ
bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽkhông phát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan
Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng, vì vậy phương phápnày được gọi là “tưới ướt - khô xen kẽ’’ Mực nước dưới mặt đất càng xa(nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt ruộng) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vàotrong đất, vừa chống đổ ngả, vừa dễ thu hoạch
Trang 12Giai đoạn lúa 40-45 ngày: là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng).Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1-3cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánhsáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất là phâm đạm.
Giai đoạn lúa 60-70 ngày: đây là giai đoạn lúa trổ nên cần giữ nước chocây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép lửng
Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch: là giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc vàchín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm (khicần thiết thì bơm nước vào thêm) Cần phải “xiết’’ nước 10 ngày trước khi thuhoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ cho việc sử dụng máy gặt
Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau:
Chọn 4 - 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc zắc trênthửa ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m), ống nhựa được đục thủngnhiều lỗ để cho nước vào; chiều dài ống 25cm, đường kính 10cm (hoặc 20cm),Ống nhựa được đặt dưới mặt ruộng một đoạn 15cm (phần thủng lỗ), trên mặtruộng 10cm Đoạn ống trên mặt ruộng có đánh dấu vạch trên ống để theo dõimực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt ruộng lấy hết phần đấttrong ống để cho nước vào trong ống Khi mực nước trong ống xuống thấphơn mặt ruộng 10cm thì tiến hành bơm nước tưới cho ruộng lúa, tưới khi nàomực nước trên ruộng đạt đến vạch đánh dấu trên ống (theo nhu cầu của từnggiai đoạn sinh trưởng cây lúa) thì ngưng tưới
2.2.2 Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất nhiễm phèn (pH = 4-5)
Quy trình kỹ thuật này được ThS Trần Văn Na (Chi cục Bảo vệ thực vậttỉnh Bạc Liêu) đề xuất, như sau:
Hình 2.2: Lịch tưới nước trong điều kiện đất nhiễm phèn(pH = 4 -5)
Trang 13Lúa mới sạ đến 7 ngày sau khi sạ: để ruộng khô nước và xử lý thuốc cỏhậu nảy mầm để diệt cỏ
Lúa từ 7 - 25 ngày sau khi sạ: cho nước vào ruộng và giữ nước trênruộng cao hơn mặt ruộng 5cm Bón phân đợt 1 và tỉa dặm, bón phân đợt 2 (từ
20 - 25 ngày sau khi sạ)
Lúa từ 25 - 40 ngày sau khi sạ: giai đoạn này quan sát thấy khi nào mựcnước trên ruộng xuống dưới mặt ruộng 10cm, thì cho nước vào ruộng mựcnước đạt cao hơn mặt ruộng 5cm là được
Lúa từ sau 40 - 60 ngày sau khi sạ: vào khoảng 45 ngày sau khi sạ thì
bơm nước vào ruộng rồi tháo nước ra để rửa các chất độc cho ruộng lúa (lần1) Tiếp tục cho nước vào ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm và rải phân đợt 3.Nếu ruộng không tháo nước thì được xử lý một trong những sản phẩm:Hydrophos, Siêu lân đỏ, Sinh Thành 1, K – Humate… để làm giảm các chấtđộc gây hại cho lúa Khi nào mực nước trên ruộng xuống dưới mặt ruộng10cm, thì cho nước vào ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm là được
Lúa từ sau 60 - 75 ngày sau khi sạ: cho nước vào ruộng rồi tháo nước ra
để rửa các chất độc cho ruộng lúa (lần 2) Dùng bảng so màu lá so lá lúa, nếulúa thiếu phân, thì bón phân thêm cho lúa Nếu ruộng không tháo nước đượcthì nên xử lý một trong những sản phẩm: Hydrophos, Siêu lân đỏ, Sinh Thành
1, K - Humate để giảm các chất độc gây hại cho lúa Giai đoạn này luôn giữmực nước trên ruộng cao hơn mặt ruộng từ 3 – 5cm để lúa trỗ tốt
Lúa từ sau 75 ngày đến khi thu hoạch: giữ mực nước trên ruộng từ 1 2cm Cắt nước trước khi thu hoạch 10 ngày để dễ thu hoạch lúa
-2.2.3 Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất chua mặn
Loại đất chua mặn chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển chiếm 20-25%diện tích lúa cả nước Đối với loại đất này thường xuyên để một lớp nướcngập trên ruộng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là cần thiết Khôngđược để ruộng cạn quá 24 giờ, vì khi cạn nước, chất phèn chua, muối mặn sẽleo lên tầng đất canh tác làm hư hại bộ rễ lúa Nên thay nước (tháo chua rửamặn) vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa Cách tưới cụthể như sau:
Trang 14Hình 2.3: Lịch tưới nước trong điều kiện đất chua mặn
Từ cấy đến hồi xanh, làm cỏ bón thúc đợt 1 (10-15 ngày sau cấy tuỳ vụ):Tưới nông 3-5cm Sau khi bón phân thúc đợt 1, để lắng 1-2 ngày, thay nướcngọt mới, tưới nông 3-5cm, có tác dụng kích thích lúa đẻ nhánh
Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-20 ngày, tưới ngập 12-15cm trong 20ngày, để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu
Giai đoạn làm đòng, trỗ chín cần tưới ngập 3-5cm bằng nước ngọt Khoảng 20-30 ngày thay nước cũ một lần bằng nước ngọt mới, để thauchua, rửa mặn, tránh ngộ độc mặn cho bộ rễ lúa