Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sảnxuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím.Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ th
Trang 1TÓM TẮT
Nước ngầm là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyệnVĩnh Châu, nhưng nguồn nước này đang bị sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quámức Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sảnxuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím.Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể tiết kiệm 25% -69% lượng nước tưới, 80 - 90% thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với kỹthuật canh tác truyền thống của người dân Chi phi đầu tư cho mô hình là khoảng 8triệu đồng/1000m2 và thời gian sử dụng được khoảng 4 năm cho nhiều loại cây trồngkhác nhau Kết quả quan trọng là kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹthuật tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác độngđến nguồn nước dưới đất và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lai
Trang 2DANH SÁCH BẢNG
4.1 Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động và tưới
truyền thống
18
Trang 3DANH SÁCH HÌNH
2.2 Giếng khoan cung cấp nước trong sản xuất của nông hộ 06
2.4 Bảng đồ hành chính huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng 09
3.1 Khu vực thực hiện phỏng vấn điều tra tại xã Vĩnh Bình, thị
4.2 Biểu đồ thể hiện phần trăm lượng nước cung cấp của từng
tầng nước cho hoạt động tưới tiêu
164.3 Biểu đồ kết quả lượng nước tưới trên vụ canh tác 174.4 Biểu đô thể hiện thời gian tưới trên vụ canh tác 17
Trang 4MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ii
LỜI CẢM TẠ iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
MỤC LỤC vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu mô hình tưới phun mưa 3
2.1.1 Hệ thống tưới phun mưa 3
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm mô hình tưới phun mưa 4
2.2 Quy trình canh tác cây hành tím theo phương pháp phun mua tự động 4
2.2.1 Làm đất 4
2.2.2 Chăm sóc 5
2.3 Hiện trạng canh tác nông nghiệp và nguồn nước sử dung cho nhu cầu tưới tại địa phương 5
2.3.1 Hiện trang canh tác nông nghiệp 5
2.3.2 Nguồn nước 6
2.4 Mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím tại địa phương 7
2.5 Cấu tạo và bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa 7
2.5.1 Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa 7
2.5.2 Bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa 8
2.6 Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Châu 9
Trang 52.6.1 Vị trí địa lý 9
2.6.2 Điều kiện tự nhiên 10
2.6.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN 13
3.1 PHƯƠNG PHÁP 13
3.2 PHƯƠNG TIỆN 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
4.1 Kết quả năng suất và nguồn nước, lượng nước tưới của mô hình tưới phun mưa tự động và mô hình tưới truyền thống 15
4.1.1 Năng suất 15
4.1.2 Nguồn nước tưới 16
4.1.3 Kết quả lượng nước tưới 17
4.1.4 Thời gian tưới 18
4.2 Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với canh tác truyền thống của người dân 19
4.2.1 Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa tự động 19
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với mô hinh tưới truyền thống của người dân 19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20
5.1 KẾT LUẬN 20
5.2 ĐỀ XUẤT 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 22
Phụ lục: Phiếu điều tra nông hộ trồng hành tím tại xã Vĩnh Bình, Thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng 22
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ngầm là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyệnVĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, nhưng nguồn nước này bị cạn kiệt nghiêm trọng do khaithác quá mức Và nhu cầu sử dụng nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng ở điạ phươngnày ngày càng cao, vì vậy để đủ nguồn nước cho việc tưới tiêu nên đã thực hiện môhình tưới phun mưa tự động để nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước cho tưới tiêutrong nông nghiệp Lượng nước tưới cho cây trồng được xác định qua mô hình tínhtoán nhu cầu nước cho cây trồng, thời gian tưới dựa vào độ ẩm và xác định qua thiết bị
đo độ ẩm
Đối với cây trồng, việc cung cấp đúng lượng nước, phân bón cho nhu cầu pháttriển và sinh trưởng là rất quan trọng; nếu cung cấp thừa, thiếu hoặc không đúng thờigian đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây (Wassmann et al., 2004; Lê Anh Tuấn,2005; Steduto et al., 2012; Wang and Baerenklau, 2014) Bên cạnh đó, chất lượngnguồn nước và đất cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng phân bón cần cung cấp, nếutrong nước và đất có nhiều vi lượng sẽ làm giảm lượng phân bón cung cấp cho câytrồng (Buttar et al., 2014; Levy et al., 2014; Smith et al., 2014)
Hiện nay, sản suất nông nghiệp ở vùng ven biển ngày càng gia tăng dẫn đếnnguồn nước dưới đất ngày càng suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác phục vụ chonhu cầu sử dụng của người dân Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiệp vàTrần Văn Tỷ (2012); Trần Trọng Duy (2014); và Ngân Kiều (2013) thì mực nướcngầm ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đang sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là trong mùakhô mực nước ngầm trung bình sụt giảm từ 4 đến 9 m Do vậy, nghiên cứu “Đánh giáhiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước cho cây hành tím tạihuyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm mục đích tưới hiệu quả, tiếtkiệm cho cây hành tím trong quá trình canh tác và hiệu quả kinh tế mang lại từ môhình
Kết quả cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể giảm lượng nước tướitiêu, thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với canh tác truyền thống củangười dân Chi phí đầu tư cho mô hình không quá cao nhưng thời gian sử dụng lâu Kỹthuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ thuật tưới truyền thống của người dânnhằm nâng cao hiệu quả năng suất, giảm việc khai thác quá mức nguồn nước dưới đất,
và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lại
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả của mô hình tưới phun mưa tự động tiếtkiệm nước cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
Mục tiêu cụ thể:
Trang 7Đánh giá lượng nước sử dụng cho việc tưới cây hành tím giữa mô hình tưới phunmưa tự động và mô hình tưới truyền thống.
Đánh giá năng suất cây hành tím tại địa phương
Đánh giá chi phí của mô hình tưới phun mưa tự động
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình tại địa phương
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước và canh táctruyền thống:
- So sánh mức độ sử dụng nước giữa mô hình tưới phun mưa tự động và canh táctruyền thống
- So sánh năng suất giữa mô hình tưới phun mưa tự động và canh tác truyềnthống
- So sánh chi phí của hai mô hình
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Áp dụng mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước trên cây hành tím tạihuyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng sẽ đánh giá được lượng nước tiết kiệm, và hiệu quảkinh tế
Trang 8CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu mô hình tưới phun mưa
2.1.1 Hệ thống tưới phun mưa
Hệ thống tưới phun mưa là một mô hình tích hợp với các đầu tưới thông minhcùng một bộ điều khiển hẹn giờ tự động, đầu tưới phun mưa sẽ phun ra những hạtnước nhỏ mịn như những hạt mưa kết hợp với bộ hẹn giờ tự động tắt mở
Hình 2.1: Hệ thống tươi phun mưa tự động
Hệ thống tưới phun mưa được sử dụng nhiều trong nông nghiệp với các câytrồng cần nhiều nước tưới cho cả tán lá Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụngcho việc tưới các bãi cỏ, các tán cây cảnh ở các địa điểm công cộng, khu nghỉ dưỡngvới thiết kế đảm bảo cả tính mỹ quan
Hệ thống được áp dụng cho các vườn chè, khu vực trồng hoa, các vườn rau lớntại Việt Nam Với thiết kế hiện đại, hệ thống phun mưa đang giúp các nông dân tiếtkiệm được chi phí đầu tư, sức lao động, nguồn nước nhất là vào mùa khô Được tướinước trên toàn bề mặt, cây trồng phát triển tốt từ bộ rễ lên đến bề mặt lá, tăng đượchiệu quả sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản tốt nhất
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm mô hình tưới phun mưa
Trang 9tưới với đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới.
- Thỏa mãn nhu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ câyhoạt động, và bề mặt lá điều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinhtrưởng phát triển của cây
- Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp Chiếm ích diện tích đất,
có thẻ áp dụng với các loại đất khác nhau
2.1.2.2 Nhược điểm
- Người sữ dụng cần có sự hiểu biết nhất định về kỷ thuật và quản lý
- Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vàiđiều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió)
Tuy nhiên, nhược điểm hệ thống tưới phun mưa không đáng kể so với ưu điểm
Vì thế phương pháp này được áp dụng rộng rãi
2.2 Quy trình canh tác cây hành tím theo phương pháp phun mua tự động
2.2.1 Làm đất
- Đất cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3 – 5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đấtsét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp
- Liếp cao 15 – 20 cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mương giữa 2 liếp
20 –30 cm Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ 1 lớp rơm trước khi trồng, xịtthuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual
- Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh
Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằngthuốc: Copperzinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran Khoảng cách trồng:Hàng cách hàng 12 – 15 cm cây cách cây 10 – 15 cm Mật độ 4000 – 4500 bụi/ 1.000
m2, trồng 1 – 2 củ/ hốc, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừangập mặt đất Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước
2.2.2 Chăm sóc
- Liều lượng phân
+ Vôi: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): 15 – 20 thúng+ phân cá, Humix, Komix 40 -50 kg
+ Phân vô cơ: SA 25 –30 kg; Supper Lân 10 – 15 kg; DAP 30 kg; Kali 12 kg;NPK 27 kg,Thuốc BVTV: Sử dụng thuốc Furadan 2 kg
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng) DAP + NPK + Furadan.+ Bón thúc: Bấu lỗ hoặc rạch hàng
Trang 10Bón thúc lần 1 (5 -7 NSKT): Tưới 5 – 6 kg S.A
Bón thúc lần 2 (15 -20 NSKT): Tưới 6 – 8 kg SA + 3 kg DAP + 2 kg NPK + Bón thúc lần 3 (30 NSKT): Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh (phân cá, Komix,Humix) + 5 kg NPK + 5 kg DAP + 6 - 7 kg SA + 4 kg Kali
Bón thúc lần 4 (40 NSKT): 5 kg NPK + 5 kg Kali + 8 – 10 kg SA + 2 kg DAP.Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh củahành Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát triển, không nêntưới urê lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó Chăm sóc trong 10 ngày đầu tưới 1 –2lần/ ngày, 11 ngày trở đi 2 ngày/ lần, lượng nước tưới thay đổi từ 100 – 150 đôi nước/1.000 m2/ lần tưới (400 –600 lít/ lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch.Lượng nước tưới phải tăng đều ổn định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé Nhổ cỏ
2 lần ở giai đoạn 35 ngày đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ Phun thuốc ngừađịnh kỳ nhất là khi thời tiết xấu
2.3 Hiện trạng canh tác nông nghiệp và nguồn nước sử dung cho nhu cầu tưới tại địa phương
2.3.1 Hiện trang canh tác nông nghiệp
Mỗi năm huyện vĩnh châu trông 10.600 ha màu các loại Diện tích trồng màu đãđạt 70%, riêng hành tím chiếm 60% diện tích Ngoài ra còn trồng các loại khác như củcải trắng và ớt chiếm khoang 2.00 ha Cây hành tím là một trong những sản phẩm chủlực trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu Sản lượng hàng năm của hành tím ở Vĩnh Châu từ20.749 tấn năm 1994; đạt 83.603 tấn ở năm 2004 và khoảng 130.000 tấn vào năm
2012, năm 2015 là 108.920 tấn Hiện nay, năng suất bình quân của củ hành tím là
17-18 tấn/ha Do những đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu và kỹ thuật canh tác nên hànhtím Vĩnh Châu có chất lượng cao và đặc biệt là khả năng tồn trữ được lâu hơn so vớihành tím trồng ở những nơi khác, vì vậy được thị trường đánh giá rất cao về chấtlượng và khả năng tiêu thụ khá thuận lợi
2.3.2 Nguồn nước
Thời gian qua huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong côngtác quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm trước tác động của biến đổi khí hậu cũng nhưhoạt động khai thác của người dân Tuy nhiên, để công tác quản lý nguồn nước ngầm
ở đây được tốt hơn rất cần sự hỗ trợ từ các sở, ngành chức năng
Huyện Vĩnh Châu có vị trí tiếp giáp với biển, nên hầu như quanh năm nguồnnước mặt trên các sông, rạch bị nhiễm mặn, vì vậy nguồn nước ngọt phục vụ cho cácsinh hoạt hàng ngày của người dân và khoảng 10.000ha rau màu được sử dụng chủ yếu
từ nguồn nước ngầm
Trang 11Hình 2.2: Giếng khoan cung cấp nước trong sản xuất của nông hộ
Với việc người dân huyện Vĩnh Châu khai thác nguồn nước ngầm phục vụ chosinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp khá lớn đã làm cho mực nước ngầm trên địa bàn bị sụtgiảm sâu, cụ thể mực nước ngầm đo được so với mặt đất vào ngày 14/7/2015 ở VĩnhChâu là 9,48m, nhưng đến ngày 01/02/2016 đã giảm xuống độ sâu 10,31m và ngày21/5/2016 giảm xuống độ sâu 11,84m Vào các tháng mùa khô, mực nước ngầm ởhuyện Vĩnh Châu bị sụt giảm sâu nhất so với các huyện, thị khác trong tỉnh, nguyênnhân một phần do tình trạng người dân khoan giếng khai thác nước dưới đất quá mức,đặc biệt là trong thời gian vừa qua một số hộ dân nơi đây đưa các loài cá nước ngọt vềvùng nước mặn để nuôi khiến cho nguồn nước ngầm càng thiết hụt, cạn kiệt
2.4 Mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím tại địa phương
Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết người dân ở khu vực nghiên cứu sửdụng môtơ để bơm tưới và kỹ thuật tưới nước chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyềnthống Trong mùa vụ, người dân chia ra nhiều giai đoạn tưới nước khác nhau và phầnlớn các hộ dân chia ra 2 hoặc 3 giai đoạn tưới chiếm 83%, trong đó số hộ dân chia ra 2giai đoạn tưới chiếm 45% Một số hộ dân chia ra 4 giai đoạn tưới chiếm 15% và chỉ có2% số hộ dân chỉ tưới một giai đoạn trong suốt mùa vụ
2.5 Cấu tạo và bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa
2.5.1 Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa
- Hệ thống mô hình tưới phun mưa tự động gồm các thành phần chính như: + Máy bơm
+ Ống dẫn nước chính
Trang 12Hệ thống ống dẫn chịu áp lực có các cơ sở khác nhau với đường ống chính,đường ống nhánh,đường ống phun.
Thiết bị phun hay vòi phun là thành phần quan trọng trong hệ thống tưới phun vì
nó quyết định mọi hiệu quả của toàn hệ thống Có hai loại vòi phun:
+ Vòi phun li tâm: hạt sương được tạo ra do nước từ lỗ của vòi phun phun ra với
áp lực nhất định đập vào đỉnh chóp,rồi đập trở lại Đây là vòi phun dùng áp lực thấp vàtầm phun gần
+ Vòi phun tia: hạt mưa được tạo thành do dòng nước với áp lực lớn đi qua các lổphun có đường kính nhỏ Đây là thiết bị phun có áp lực vừa và cao, có tâm phun xa
Hệ thống tưới tiêu yêu cầu kỹ thuật tưới bằng phương pháp phun mưa, vớikhoảng cách bố trí giữa các vòi phun nước là 4m và mỗi đường ống chính dẫn vàoluống hành của mô hình đều được lắp một van khóa nước Nguyên lý hoạt động của
mô hình dựa vào độ ẩm tới hạn và được xác định qua thiết bị đo độ ẩm Khi độ ẩmxuống mức tới hạn cần tưới, máy bơm sẽ được mở và mở van khóa nước đường ốngchính vào luống trồng hành, nếu đạt mức tưới hạn trên thì ngưng tưới
2.5.2 Bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa
Cách bố trí vòi phun:
Hệ thống tưới có hoạt động hiệu quả, năng suất hay không, ngoài việc phải lựachọn được hình thức tưới hợp lý và béc tưới tốt còn phải phụ thuộc rất nhiều vào việctính toán, thiết kế các vòi phun của hệ thống phun mưa
Trong thực tế thường sử dụng 3 cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa:
+ Hình vuông: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình vuông
+ Hình tam giác: Vòi phun được đặt ở các đỉnh của hình tam giác
+ Hình chữ nhật: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình chữ nhật
Trang 13Hình 2.3: Sơ đồ bố trí vòi phun
R: Bán kính phun mưa
a: Khoảng cách giữa 2 vòi phun
b: Khoảng cách giữa 2 đường ống nhánh
Đảm bảo độ đồng đều khi tưới: Độ đồng đều của các tia phun mưa chịu ảnhhưởng của các yếu tố: kiểu, loại vòi phun, áp lực, đường kính vòi phun… Cách bố trívòi phun, độ cao và hướng đặt vòi, hướng gió… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phân
bố của hạt mưa
Lắp đặt đường ống dẫn nước:
Đường ống dẫn nước của hệ thống tưới phun mưa bao gồm: đường ống dẫnchính, đường ống dẫn phụ, đường ống nhánh … Các ống dẫn trước khi lắp đặt cầnkiểm tra không bẹp, nứt, vỡ là đảm bảo yêu cầu
Đặt bơm:
Máy bơm đặt ở gần nguồn nước, ở địa điểm thuận tiện (trung tâm hoặc ở gầnnhất của vùng cần tưới, thuận tiện cho việc lắp đặt và chăm sóc, bảo vệ…) và nên lắp
ở vị trí nằm ngang Khi lắp các vòi phun cần chú ý chọn vị trí ống có tình ổn định cao
và ít đoạn cong nhất Đảm bảo diện tích cần tưới có hiệu quả nhất Khi bố trí đườngống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh tác khác như cày bừa, chăm sóc, thuhoạch…)
Trang 142.6 Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Châu
2.6.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Châu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, Đồng bằng sông Cửu Long, ViệtNam
Phía Bắc giáp giáp với huyện Mỹ Xuyên và huyện Trần Đề
Phía đông, nam giáp biển đông
Phía tây giáp với tỉnh Bạc Liệu
Thị xã Vĩnh Châu hiện nay có diện tích 473,4 km², dân số 184.918 người gồmcác dân tộc Kinh,Khơmer,Hoa. Thị xã Vĩnh Châu cũng là đô thị lớn đứng hàng thứ hai
ở tỉnh Sóc Trăng chỉ sau thành phố Sóc Trăng
Hình 2.4: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
2.6.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Địa hình huyện Vĩnh Châu bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 - 1,2 m so với mặtnước biển Một số cồn giồng cát phân bố ở các xã Trung Bình, Đại Ân 2, Lịch HộiThượng, thị trấn Vĩnh Châu có địa hình cao hơn 1,2 – 1,5m Địa mạo lượn sóng, cao ởcác giồng cát, thấp ở các gian cồn Dáng địa hình cao ở ven sông, thấp vào nội đồng.Địa hình của Huyện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản Tuynhiên hạn chế chủ yếu là đất đai phần lớn bị nhiễm mặn trong mùa khô Để đáp ứngyêu cầu sản xuất, Huyện cần được đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấpcác công trình thủy lợi