1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền văn hoá xó hội chủ nghĩa và thực hiện xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay

32 200 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 194 KB

Nội dung

C. Kết luận Chủ nghĩa Mác – Lênin cho đến nay vẫn được xem là một kho tàng tri thức của nhân loại. Cơ sở lí luận của hệ thống quan điểm này góp phần giải thích đầy đủ về mọi mặt trong xã hội. Văn hoá là một trong những mặt được chú trọng và chiếm một vị trí quan trong trong quan điểm của Mác – Lênin. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Nhìn lại thực trạng về việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước khi đổi mới, vì bị trói buộc trong luồng tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, tư tưởng quan liêu bao cấp, sự trì trệ, bảo thủ đã nhấn không tạo điều kiện cho sự phát triển văn hoá của đất nước ta. Trước tình hình đó, Đảng đã chủ trương cải cách, mở cửa mọi mặt, thổi vào không khí mới cho nền văn hoá Việt Nam.Sự giao thoa, trộn lẫn hoà hợp với nhau nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc để từ đó đặt dấu ấn nền văn hoá Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan mà Mác – Lênin đã chỉ ra. Nhận thức rõ điều này,Đảng và nhà nước đã đổi mới cả về nhận thức lẫn hành động, góp phần đồng bộ các tổ chức, chính quyền nhằm điều chỉnh đúng hướng nền văn hoá đất nước trong tiến trình hội nhập.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Loài người được coi là kết tinh kì diệu của tạo hoá, của tự nhiên thứcchính là nguồn gốc hình thành xã hội Xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạnphát triển khác nhau, từ xã hội nguyên thuỷ cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, dù

ở châu Âu hay châu Á… thì mỗi nơi, mỗi vùng đất, mỗi thời điểm đều hìnhthành nên những nền văn hoá đặc trưng riêng biệt Xây dựng xã hội chính là xâydựng con người, xây dựng nền văn hoá Nền văn hoá phản ánh rõ nhất xã hội,thể chế chính trị, đời sống nhân dân

Đã có rất nhiều nhà khoa học tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu và đưa ra cácquan điểm về văn hoá khác nhau Mỗi người đều có những cơ sở lí luận và cơ sởthực tiễn để đưa ra các học thuyết về văn hoá Chủ nghĩa Mác – Lênin đã cónhững đóng góp lớn vào kho tàng tri thức nhân loại về đề tài văn hoá Đặc biệt,chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu ra một khái niệm hoàn toàn mới về văn hoá đó làvăn hoá xã hội chủ nghĩa, đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong tiếntrình phát triển của loài người

Đảng cộng sản Việt Nam lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là nòng cốt, chủnghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam soi đường cho những đường lối, chủ trươngchỉ đạo đất nước Để tìm hiểu kĩ về những chủ trương, chính sách của Đảng về

phát triển văn hoá em tìm hiểu đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về

nền văn hoá xã hội chủ nghĩa và thực hiện xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay” qua đó nhận thức rõ định hướng của Đảng cũng như các bước phát

triển của nước ta hiện nay

II Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nắm vững những quan điểm khoa học,cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hoá cũng như văn hoá

xã hội chủ nghĩa Hiểu rõ hơn về đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hoá

xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh nước ta hiện thời

III Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Trang 2

- Phạm vi nghiên cứu: từ sự hình thành và phát triển nền văn hoá xã hộichủ nghĩa đến nay.

IV Phương pháp nghiên cứu

Dùng phương pháp duy vật biện chứng cùng các luận điểm, luận cứ khoahọc Đồng thời là cách làm một bài luận văn về nghiên cứu khoa học để trìnhbày quan điểm của mình

V Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hoá xã hội chủnghĩa, phân tích rõ cơ sở lí luận của đề tài Đối với thực tiễn, đề tài góp phầnsáng tỏ những hướng đi đúng đắn của Đảng để từ đó luôn tin tưởng đi theo conđường mà Đảng cộng sản Việt Nam đã lựa chọn

Trang 3

B NỘI DUNG

Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác_Lênin về văn hoá xã hội chủ nghĩa

1.1 Khái niệm văn hoá trong quan điểm chủ nghĩa Mác_Lênin

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác

nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người

Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua

đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị

sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh

quyền lực siêu nhiên Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, ) có nguồn gốc

từ các dạng của động từ Latinh colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ

gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệthuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa" có ở

khắp nơi chính là cách hiểu này Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là

cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức

được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đếntheo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phậntrong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần

mà bao gồm cả vật chất

Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản

phẩm của người thông minh (homo sapiens) Trong quá trình phát triển, tác động

sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh

để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình Đến lúc này, bản tính conngười không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa Khả năng sáng tạocủa con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nàokhác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự

Trang 4

sống còn của chủng loài mình Con người có khả năng hình thành văn hóa vàvới tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nóđồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác Việc cùng có chung mộtvăn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.

1.1.1.Văn hoá từ xưa đến nay

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,

văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngônngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, cácphương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là mộtphần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh mộtcách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học

Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 địnhnghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới.Văn hóa được

đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực

nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau Các định nghĩa về vănhóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các địnhnghĩa về văn hóa cũng có nhiều

- Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh

"Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người" Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588- 1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".

- Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa

bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa

-rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào

mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.

Trang 5

- Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền

thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa Một trong những địnhnghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học

người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con ngưii, cho dù là những người hoang

dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.

- Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị,

chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi

văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử, ).

- Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi

trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người Mộttrong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 -

1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc

và truyền đạt bằng kế thừa.

- Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn

hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa:

a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của

nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa

- Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của

nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xãhội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học

Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau

- Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Vănhóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội

Trang 6

và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chungsống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”

Tóm lại: văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát

triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lạitham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hộihóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác

xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hộiđược biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động củacon người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

1.1.2.Các loại hình văn hóa

a) Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tínngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên một hệ thống Hệthống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giátrị bản chất Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năngtiến hóa nội tại của nó

những thành phần văn hóa phi vật chất Việc phát minh ra các biện pháp tránh thai đã góp phần làm hình thành nên tiêu chuẩn quan hệ tình dục không phải để

sinh đẻ

Trang 7

Khi nghiên cứu nền văn hóa, người ta thường chia thành ba phạm vi khácnhau

- Phạm vi tinh thần

- Phạm vi kỹ thuật

- Phạm vi của các tác phẩm: phạm vi này có một vị trí đặc biệt dành chonghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ Ngôn ngữ là biểutượng của nền văn hóa, nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa Đối với con

người, biết một thứ ngôn ngữ không chỉ đơn giản là có thêm được một công cụ giao tiếp cần thiết trong đời sống hàng ngày, mà còn là một bước để bước vào một nền văn hóa và bắt đầu hiểu biết nền văn hóa đó.

1.2 Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Khái niệm văn hoá và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa theo quan điểm chủ nghĩa Mác_Lênin

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình;biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì lịch sử nhất định

Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người,C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các loại hình hoạt động của xã hội thành hai

loại hình cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần Do đó, văn hoá gồm hai loại là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần Văn hoá vật chất là năng lực

sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất Vănhoá tinh thần là tổng thể các tư tưởng,lý luận và giá trị được sáng tạo ra trongđời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người

Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung ,tính chất của văn hoáđược hình thành và phát triển trên cơ sơ kinh tế - chính trị của mỗi thời kì lịch

sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển vàquyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lí các hoạt động văn hoá

Mọi nền văn hoá trong nền xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giaicấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền Văn hoá luôn có tính kế thừa,

sự kế thừa trong văn hoá luôn mang tính giai cấp và được biểu hiện ở nền vănhoá của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó

Trang 8

Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hoá, thì chính trị là yếu tố quyđịnh khuynh hướng phát triển của một nền văn hoá, tạo nên nội dung ý thức hệcủa văn hoá Chính vì vậy một nền chính trị phản động không thể tạo ra nền vănhoá tiến bộ, mặc dù trong các chế độ chính trị lỗi thời, phản động vẫn xuất hiệnnhững tác phẩm tiến bộ Do đó, nền văn hoá của bất kì thời kì nào của lịch sửcũng đồng thời có sự kế thừa, sử dụng những di sản của quá khứ và sáng tạo ranhững giá trị văn hoá mới.

Trong xã hội có giai cấp và quan hệ giai cấp, các giai cấp thống trị củamỗi thời kì lịch sử đều in dấu ấn của mình trong lịch sử phát triển của văn hoá

và tạo ra nền văn hoá của xã hội đó, tạo ra những giai đoạn khác nhau trong lịch

sử phát triển văn hoá

1.2.2.Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Theo V.I.Lênin: “Văn hoá vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó khôngphải do những người tự cho mình là chuyên gia văn hoá vô sản, phát minh ra…Văn hoá vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức

mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội củabọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”

Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triểntrên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do đảng cộng sản lãnh đạonhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hoá tinh thần củanhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởngthụ văn hoá

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, triệt để trên tất

cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,…Chính vì vậy, Lênin khẳng định sựthay thế nền văn hoá tư sản bằng nền văn hoá vô sản là một sự thay đổi lớn vềmặt tư tưởng, “ lịch sử tư tưởng chính là lịch sử của quá trình thay thế của tư

tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư tưởng”.

1.2.3 Đặc trưng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tưtưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủnghĩa

Trang 9

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong xã hội có giai cấp , ýthức hệ giai cấp là nội dung cốt lõi của mọi nền văn hoá Trong mọi thời đại , tưtưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị của thời đại đó Chính

vì vậy sau khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền thì ý thức hệ của

nó trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội

Đặc trưng nói trên phản ánh bản chất giai cấp công nhân của nền văn hoá

xã hội chủ nghĩa.Mọi sự coi nhẹ, xa rời nội dung khoa học, cách mạng của ýthức hệ giai cấp công nhân đều nhất định dẫn đến kết cục là không thể xây dựngđược nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắcthể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng xã hội mới và nềnvăn hóa mới xã hội chủ nghĩa

Trong các xã hội cũ, giai cấp thống trị bóc lột độc quyền chiếm hữu tưliệu sản xuất và trên cơ sở đó cũng độc quyền chi phối đời sống tinh thần, nềnvăn hoá của xã hội Chúng độc quyền mọi phương tiện sáng tạo và sản phẩm củahoạt động tinh thần nhằm một mặt tạo ra cái gọi là “văn hoá thượng lưu” phục

vụ giai cấp thống trị, áp bức bóc lột; mặt khác nhằm nô dịch tinh thần, ý thứccủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giam hãm họ trong tình trạng ngutối và nô lệ

Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội,hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá không còn là đặc quyền đặc lợi củathiểu số giai cấp bóc lột Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dântộc là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá Công cuộc cải biến cách mạngtoàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội từng bước tạo ratiền đề vật chất, tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hoámới Chính trong quá trình đó, văn hoá hướng tới nhân dân,dân tộc và mọi thànhtựu văn hoá trở thành tài sản của nhân dân

Văn hoá luôn có sự kế thừa Trơng bất kì thời kì nào của lịch sử, văn hoáđều đồng thời bao gồm việc thừa kế, sử dụng di sản quá khứ và sáng tạo ranhững giá trị mới Sự kế thừa và sáng tạo của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa luônmang tính giai cấp công nhân với tư tưởng chính trị tiên tiến của thời đại vàhướng tới nhân dân, dân tộc Đông đảo nhân dân và cả dân tộc là chủ thể của

Trang 10

văn hoá Do đó, nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá mang tính nhândân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

Thứ ba, là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác,dưới

sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng Cộng sản, có sự quản

lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa không hìnhthành một cách tự phát Trái lại, nó phải được hình thành và phát triển một cách

tự giác, có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của chính đảng của giaicấp công nhân Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống tinh thần của xã hội, vớinền văn hoá xã hội chủ nghĩa đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hoá tinhthần của xã hội phát triển lệch lạc, mất phương hướng

1.2.4.Vai trò và ý nghĩa của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sángtạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằmcung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày cànghoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thànhcon người Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn cónhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài ngườicàng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao Đáp ứngnhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều củacải vật chất cho con người và xã hội

Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời làmục tiêu của sự phát triển Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con ngườiquyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diệncon người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ;điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tớimột cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh Trong đó, bản chất nhânvăn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng;phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội Mụctiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triểnbền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc Đây là một nội dung quan trọng củaChủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng

Trang 11

Trong sự phát triển của xã hội, kinh tế và văn hoá luôn luôn có mối quan

hệ hữu cơ và tác động qua lại chặt chẽ Tuy nhiên, tới các thập kỷ gần đây, vấn

đề phát triển kinh tế phải dựa trên nền tảng của phát triển văn hoá mới được đặt

ra, được khẳng định là một quy luật tất yếu khách quan của phát triển Vì thế, sựphát triển của mỗi quốc gia - dân tộc chỉ có thể trở nên năng động, hiệu quả, bềnvững chừng nào quốc gia đó đạt được sự kết hợp hài hoà giữa kinh tế với vănhoá trong tiến trình phát triển

Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của văn hoá với tưcách là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế Lịch sử pháttriển của loài người cho thấy, ở bất kỳ thời kỳ nào, với bất kỳ quốc gia nào, conngười cũng đều đóng vai trò quyết định với quá trình sản xuất, mà trước hết, họ

là một thực thể văn hoá Tố chất con người (tinh thần yêu nước, trình độ khoahọc công nghệ, tinh thần tổ chức xã hội, tính nhân văn ) có ý nghĩa quyết địnhlàm nên sức mạnh của văn hoá ở mỗi quốc gia - dân tộc Và do đó ở thời kỳ hiệnđại, nói đến tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia, người ta không chỉ nói tới tàinguyên thiên nhiên, mà phải nói tới yếu tố quyết định là văn hoá, được thể hiệnqua năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người ở quốc gia đó

Với chức năng định hướng, đào tạo con người theo các giá trị chân - thiện

- mỹ, văn hoá có khả năng xây dựng, làm hình thành trong phẩm chất của mọithành viên xã hội ý thức phát huy các tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách

để đóng góp vào sự nghiệp phát triển của dân tộc Thời hiện đại, sự phát triểncủa một số quốc gia ở Đông Á, đã đưa tới một số bài học cần tham khảo NhưNhật Bản và Hàn Quốc chẳng hạn, một trong các yếu tố cơ bản trực tiếp gópphần làm nên nhịp độ phát triển nhanh chóng của hai quốc gia này là đã biếtphát huy các đặc điểm ưu việt của nền văn hoá truyền thống vào quá trình pháttriển, thông qua hệ thống giáo dục và hoạt động văn hoá có đầu tư thích đáng vềcon người và phương tiện vật chất Họ không để cho làn sóng của văn minh hiệnđại và giao lưu văn hoá ồ ạt lấn át các cơ sở văn hoá truyền thống được xâydựng qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc, như tinh thần lao động có kỷcương, tính hợp lý trong điều hành xã hội và mối quan hệ gia đình, thân tộc Cho nên không ngẫu nhiên, UNESCO khẳng định rằng, nước nào tự đặt chomình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời khỏi môi trường văn hoá thì nhất

Trang 12

định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá, và tiềm năngsáng tạo của những dân tộc ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.

Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do conngười quyết định chi phối Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sángtạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng gópvào sự phát triển xã hội Văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá mà xã hội loàingười đang hướng tới Đây là nền văn hoá được coi là lí tưởng khi ở đó mọingười đều có quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc Nó hướng con ngườiđến một xã hội tươi sáng, tốt đẹp hơn và ngay càng hoàn thiện mình Nền vănhoá xã hội chủ nghĩa có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển, đi lên của toàn xã hội giúp kinh tế, chính trị…cùng các mặt khác của

xã hội xây dựng một xã hội văn minh lí tưởng

1.3 Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

1.3.1 Những nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

- Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa trên cái nền của văn hoá tư sản, dựa vàovật liệu của chủ nghĩa tư bản đem lại mà yếu tố quan trọng nhất là con người.Chủ nhân của xã hội mới là công nhân và nông dân Trong các chế độ cũ, họkhông được hưởng thụ những giá trị văn hoá, không được chăm lo về giáo dục

Vì vậy, mặc dù họ là những người hăng hái đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội,muốn nhanh chóng xây dựng xã hội mới tốt đẹp nhưng họ lại chưa có đủ họcthức, không có trình độ văn hoá cần thiết để làm việc đó, V.I.Lênin cho rằngngười mù chữ đứng ngoài chính trị Do đó, nâng cao dân trí là điều kiện khôngthể thiếu để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, để quần chúng có nhận thứcđúng và tham gia trực tiếp vào quản lí nhà nước

- Xây dựng con người mới phát triển toàn diện Con người là sản phẩmcủa lịch sử nhưng đồng thời con người cũng chính là chủ thể quá trình phát triểnlịch sử Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin xem việc đào tạo conngười mới với tư cách là chủ thể sáng tạo có ý thức của xã hội mới – xã hội chủnghĩa và cộng sản chủ nghĩa, là một yêu cầu tất yếu Do đó, xây dựng con ngườimới là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng nền văn hoá xã hộichủ nghĩa

Trang 13

Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện Nhữngcon người ấy thể hiện một mẫu nhân cách sống lí tưởng, sống có trách nhiệmvới công việc, với xã hội, với mọi người và với chính mình Họ phải là nhữngngười có học thức, có niềm tin khoa học, có năng lực hoạt động sáng tạo, làmviệc với tính tổ chức, tính kỉ luật cao, đấu tranh cho lẽ phải, chân lí, cho sự côngbằng, bình đẳng, dân chủ Đó là những con người có sự phát triển lành mạnh vềthể chất, trí tuệ, đạo đức, sự phong phú về đời sống tinh thần.

- Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa Lối sống là dấu hiệu biểu thị

sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau; là tổng thể các hình tháihoạt động con người, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của conngười; là sản phẩm tất yếu của một hình thái kinh tế - xã hội và có tác động đếnhình thái kinh tế - xã hội đó Lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng cótính nguyên tắc của xã hội xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng lối sống mới tấtyếu trở thành một nội dung của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Lối sống mới xãhội chủ nghĩa được xây dựng, hình thành trên những điều kiện cơ bản của nó, đó

là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủđạo; nguyên tắc phân phối theo lao động; quyền lực nhà nước thuộc về nhândân; chủ nghĩa Mác – Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xãhội v v

- Xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa Nếu văn hoá là toàn bộnhững giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thoả mãnnhững nhu cầu của mình, thì gia đình là một giá trị văn hoá của xã hội Văn hoágia đình luôn gắn bó, tương tác với văn hoá cộng đồng, dân tộc, giai cấp và tầnglớp xã hội trong mỗi thời kì nhất định của một quốc gia dân tộc nhất định Do

đó, có thể quan niệm gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sốngcộng đồng con người, một thiết chế văn hoá – xã hội đặc thù được hình thành,tồn tại và phát triển quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, giáodục giữa các thành viên

Gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa được từng bước xây dựng cùng vớitiến trình phát triển của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Xuất phát từ mốiquan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, gia đình được xem là tế bào của xã

Trang 14

hội, có thể nói, thực chất của việc xây dựng gia đình văn hoá là nhằm góp phầnxây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

Gia đình văn hoá là gia đình được xây dựng, tồn tại và phát triển trên cơ

sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những yếu tốlạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình kiểu cũ, đồng thời tiếpthu những giá trị tiến bộ của nhân loại về gia đình

Gia đình văn hoá mới xã hội chủ nghĩa là gia đình tiến bộ, đánh dấu bướcphát triển của các hình thức gia đình trong lịch sử nhân loại Xây dựng gia đìnhvăn hoá mới xã hội chủ nghĩa đem lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội.Conngười mới của xã hội mới khi tạo dựng cho hạnh phúc gia đình cũng góp phầncho sự phát triển của xã hội Với ý nghĩa đó, xây dựng gia đình văn hoá mới trởthành nội dung quan trọng của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, là

sự thể hiện tính ưu việt của nền văn hoá ấy so với các nền văn hoá trước đó

1.3.2 Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

- Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của giai cấpcông nhân trong đời sống tinh thần của xã hội Trong quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội, giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp cầm quyền, phải bằngmọi biện pháp thông qua các nhà tư tưởng và các thiết chế tư tưởng của mình đểtác động, chi phối các quan hệ tư tưởng của mình trong đời sống tinh thần xã hộibởi vì, như chủ nghĩa Mác đã khẳng định, những tư tưởng thống tri của một thờiđại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị

Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là hoạt động có mục đích của giaicấp công nhân thông qua Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhằmxây dựng và phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa – hệ tư tưởng của giai cấpcông nhân thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội Do đó, giữ vững và tăngcường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong đời sốngtinh thần xã hội là phương thức quan trọng để xây dựng nền văn hoá xã hội chủnghĩa Đây là phương thức cơ bản để giữ vững đặc trưng, bản chất của nền vănhoá đó

- Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản

lí của Nhà nước đối với hoạt động văn hoá Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản vàquản lí của Nhà nước đối với mọi hoạt động văn hoá là vấn đề có tính nguyên

Trang 15

tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng nền văn hoá xã hội chủnghĩa Đây là sự đảm bảo về chính trị, tư tưởng để nền văn hoá xây dựng trênnền tảng của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêuxác định Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin thực chất đây là sựtăng cường chuyên chính vô sản trong hoạt động văn hoá.

Đảng lãnh dạo xây dựng nền văn hoá bằng cương lĩnh, đường lối, chínhsách văn hoá của mình và sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hoá tronghiến pháp, pháp luật, chính sách Nhà nước thực hiện quản lí văn hoá theo đúngnguyên tắc, quan điểm, chủ trương Đảng cộng sản

- Xây dựng nên văn hoá xã hội chủ nghĩa theo phương thức kết hợp việcthừa kế những giá trị trong di sản văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc nhữngtinh hoa văn hoá của nhân loại Trong tư tưởng của các nhà kinh điển nền vănhoá xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọcnhững giá trị văn hoá dân tộc cũng như của nhân loại, đặc biệt là những thànhquả mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra Nhiệm vụ mà các nhà kinh điển đặt ra chogiai cấp vô sản là tiếp thu và cải biến toàn bộ di sản văn hoá truyền thống vàthành tựu của văn minh nhân loại Đó là điều kiện tiên quyết để tạo nên nhữnggiá trị văn hoá mới trong nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Sự gắn kết giữa giữ gìn, kế thừa văn hoá dân tộc, tiếp thu giá trị văn hoánhân loại với quá trình sản sinh giá trị mới, tạo nên sự thống nhất biệnc chứngcủa hai mặt giữ gìn và sáng tạo văn hoá Đây được coi là phương thức nhằm xâydựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa phong phú, đa dạng

- Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạovăn hoá Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa nhân dân lao động đã trởthành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá Tuy nhiên, để phát huy tối đa tínhchủ động , sáng tạo của quần chúng, Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa cầnphải tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vàocác hoạt động và sáng tạo văn hoá

Trang 16

Chương 2: Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1 Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòihỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho phương thức sản xuấttinh thần phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội chủ nghĩa Tồn tại

xã hội quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết địnhphương thức sản xuất tinh thần Do đó, khi phương thức xã hội tư bản chủ nghĩa

bị xoá bỏ, phương thức xã hội chủ nghĩa mới ra đời thì việc xây dựng nền vănhoá xã hội chủ nghĩa cũng đồng thời diễn ra nhằm thay đổi bản chất ý thức xãhội, xây dựng ý thức xã hội mới phù hợp với sự thay đổi về chất đã tạo ra vớiviệc xác lập quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị của giai cấp công nhân vànhân dân lao động

Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạotâm lí, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhândân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu Mặtkhác, xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa còn là một yêu cầu cần thiết trongviệc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng,sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần Đó là nhiệm vụ cơ bản, phức tạp và lâudài của quá trình xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa Về thực chất đâychính là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng tưsản và hệ tư tưởng vô sản trong quá trình phát triển xã hội

Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nângcao trình độ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động, khắc phục tình trạngthiếu hụt văn hoá Đây là điều kiện cần thiết để đông đảo nhân dân lao độngchiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hoá của quầnchúng Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ởnước Nga, V.I.Lênin chỉ ra ba kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, đó là bệnh kiêu ngạocộng sản, nạn mù chữ, nạn hối lộ và đồng thời ông cũng khẳng định rằng chỉ cólàm cho tất cả mọi người đều phải có văn hoá, phải nâng cao trình độ văn hoácủa quần chúng nhân dân thì mới có thể chiến thắng được kẻ thù đó một cáchcăn bản

Ngày đăng: 14/06/2019, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w