1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích luận điểm của chủ tịch hồ chí minh “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam là một cuộc cách mạng lâu dài khó khăn

15 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 30,02 KB

Nội dung

Đề bài : Phân tích luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một cuộc cách mạng lâu dài khó khăn và gian khổ nhất trong lịch sử'.. BÀI LÀM Năm 1917,

Trang 1

Đề bài : Phân tích luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một cuộc cách mạng lâu dài khó khăn và gian khổ nhất trong lịch sử'.

Liên hệ thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

BÀI LÀM

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.Bằng trí tuệ thiên tài, phẩm chất, nhân cách và năng lực hoạt động thực tiễn của mình, từ chủ nghĩa yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin Khi đọc bản Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã vui mừng đến phát khóc lên, ngồi trong phòng mà Người nói to như truớc đồng bào đang đau khổ: Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta Từ sự phân tích, nhìn nhận một cách khách quan, khoa học, Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”4 Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng tháng Mười, theo quỹ đạo của cách mạng vô sản Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị

áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”5 Đây là bước chuyển vô cùng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, bởi nó chấm dứt sự khủng hoảng về đuờng lối, mở ra hướng đi mới cho lịch sử dân tộc.Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, con đường

Trang 2

đi lên chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn bằng phẳng, mà có vô vàn khó khăn, phức tạp cần phải vượt qua Người nhận định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một cuộc cách mạng lâu dài khó khăn và gian khổ nhất trong lịch sử”

Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn

Như chúng ta biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay

Từ lúc đầu, loài người đã phải đấu tranh đối với giới tự nhiên để sống còn, như chống thú dữ, chống mưa nắng Muốn thắng lợi, thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông người, tức là của tập thể, của

xã hội.Riêng lẻ từng cá nhân thì nhất định không thắng nổi tự nhiên, không sống còn được Để sống còn, loài người lại phải sản xuất mới có

ăn, có mặc.Sản xuất cũng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội.Chỉ riêng lẻ cá nhân cũng không sản xuất được

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, nhất tề đứng dậy, tiến hành thắng lợi Tổng khởi

Trang 3

nghĩa cách mạng tháng Tám (1945), phá tan xiềng xích nô lệ của thực

dân, phong kiến lập ra Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông

Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỷ nguyên độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được khẳng định bởi tính ưu việt của một chế độ xã hội tốt đẹp, với mục tiêu cao cả đó là giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, tạo điều kiện để phát triển toàn diện con người Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lịch

sử Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là vấn đề rất mới, nhất là trong điều kiện nước ta kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề,

kẻ thù lại thường xuyên chống phá, xuyên tạc, cho nên nhiều người còn nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội, hoài nghi về tính hiện thực của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội không phải là những gì cao siêu, huyền bí Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội hết sức cụ thể, giản dị, dễ hiểu: ''Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ” Nguời khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng,vẻ vang, tự

do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người” Đối với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu, có xuất phát điểm thấp, chưa kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, thì mục tiêu ban đầu của chủ nghĩa xã hội phải đặt ra một cách thiết thực: “Làm

Trang 4

cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người giàu thì giàu thêm.Người nào cũng biết chữ.Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước”.Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Người nói: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội'' Cụ thể hơn, Bác cho rằng chủ nghĩa xã hội phải “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa

và khoa học tiên tiến” Còn về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân, mọi cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn bằng phẳng, mà có vô vàn khó khăn, phức tạp cần phải vượt qua Người nhận định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài'', “ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại” bởi “biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một chuyện dễ'', “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng, lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều” Người lưu ý, tuy chủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung, nhưng cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội Người viết:

“Tùy hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau

Có nước đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội.Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội'' Theo Người, thời kỳ quá độ

ở Việt Nam sẽ phải trải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo

Trang 5

hoàn cảnh'', nhưng: “chớ ham làm mau, ham rầm rộ Đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy, cứ tiến tới dần dần" Người căn dặn, phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài Người nói: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên

Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội"20

Nghiên cứu về những điều kiện đảm bảo cách mạng thành công, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, truớc hết phải có Đảng Cách mạng có Đảng lãnh đạo như tầu có lái mới vượt qua được phong ba bão táp; phải xây dựng và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng, của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới công tác xây dựng Đảng; yêu cầu Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trí tuệ, vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta; phải thường xuyên xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức chính trị, tư tưởng và đạo đức; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng "như giữ gìn con ngươi của mắt mình”; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên phải “xứng đáng là nguời lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”21

Cùng với xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng xây dựng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bởi đó chính

Trang 6

là nhân tố đảm bảo cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Bác nói: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường” Xây dựng nhà nước, theo Bác thì điều quan trọng hàng đầu

là nhà nước đó phải là nhà nước của nhân dân, chăm lo lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân Cơ sở xã hội của nhà nước là khối đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công, nông, trí do Đảng lãnh đạo Đồng thời, phải xây dựng được bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực Theo Bác, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do đó cần phát huy tính tích cực, chủ động của toàn dân, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nuớc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa" Con người là yếu tố quyết định

Do đó, Bác đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ Bác đòi hỏi phải giáo dục, đào tạo con người một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là giáo dục, rèn luyện về đạo đức, vì “sức có mạnh mới gánh được nặng, đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang'', “có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt,

Trang 7

rụt rè, lùi bước khi gặp thuận lợi và thành công vẫn khiêm tốn, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không hủ hóa” Theo Bác, đạo đức cách mạng, nói một cách tóm tắt, “là tuyệt đối trung thành với đảng, với nhân dân Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”, là

"cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Để trở thành con người xã hội chủ nghĩa, theo Bác, mỗi người phải “học tập, học tập nữa, học tập nữa Học chính trị, thời sự, kỹ thuật”, “muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ nữa không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo đuợc Trong mọi hoạt động cách mạng chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo” Bác đặc biệt nhấn mạnh để rèn luyện đạo đức cách mạng, để trở thành con người xã hội chủ nghĩa thì phải chống chủ nghĩa cá nhân, vì do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra nhiều tính xấu, “do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra công thần, do công thần sinh ra kiêu ngạo, kèn cựa, địa vị cũng do chủ nghĩa cá nhân mà

lo lắng tiền đồ bản thân, chỉ biết vun vén cho bản thân mình”; “vì chưa gột sạch chủ nghĩa cá nhân cho nên có đảng viên còn kể công với Đảng

Có ít nhiều thành tích, thì họ muốn Đảng “cảm ơn” họ Họ đòi ưu đãi,

họ đòi danh dự và địa vị.Họ đòi hưởng thụ.Nếu không thoả mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng “họ không có tiền đồ”, họ “bị hy sinh”.Rồi dần dần họ xa rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách và kỷ

Trang 8

luật của Đảng”.Vì vậy, Bác yêu cầu mọi người, nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân

Nhìn lại chặng đường 80 năm qua, Đảng ta luôn kiên định mục

tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, con đuờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, lãnh đạo nhân dân ta giành đuợc những thắng lợi hết sức to lớn Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong đường lối của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Ngày nay, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thay đổi khó lường.Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn.Nhưng xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở nhiều nơi Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các nuớc phát triển, nhưng cạnh tranh, tranh giành thị truờng, các nguồn nguyên liệu, năng lượng, nguồn lực khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế diễn ra quyết liệt, đặt các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát trển trước những thách thức gay gắt Ở trong nước, bên cạnh thững thuận lợi cơ bản do những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã giành được trong sự nghiệp đổi mới làm tăng thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước, chúng ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm Các cân đối kinh tế lớn, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc Một số lĩnh vực xã hội còn có những mặt yếu kém như giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, chăm sóc sức

Trang 9

khỏe nhân dân, quản lý các hoạt động văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn

xã hội, an toàn giao thông; tệ tham nhũng, lãng phí chậm được khắc phục, gây bức xúc trong nhân dân Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hết sức quyết liệt, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc: tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, âm mưu gây bạo loạn, bất ổn chính trị Thêm vào đó, mặt trái của cơ chế thị truờng tác động làm suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ

Trong bối cảnh đó, Đảng ta, nhân dân ta khẳng định kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, mục tiêu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn và được lịch sử phát triển của dân tộc ta gần một thế kỷ qua chứng minh rằng: chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm cho dân tộc ta có nền độc lập thật sự, đất nước ta phát triển ổn định, phồn vinh, nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Đó là con đường đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại

Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận

về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay Đó là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ

Trang 10

biến” và “cái đặc thù,” cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu

to lớn, có ý nghĩa lịch sử Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

- Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi

nó thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Ở nước ta, tính

ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên

cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc…

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thực hóa đầy đủ, đồng bộ hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Đối với dân tộc Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự.Đây là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất nước giành được độc lập và thống nhất

- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ

Ngày đăng: 15/05/2016, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w