1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích luận điểm của hồ chí minh “muốn xây dựng XHCN trước hết cần có nhưng con người XHCN” liên hệ thực tiễn xây dựng con

17 3,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 68,59 KB

Nội dung

Nhận định trên một lần nữa thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta coi tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nền tảng tư tưởng quan trọng, thực hiện lời dạy của Bác trong thời gian miền Bắc

Trang 1

Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng XHCN trước

hết cần có nhưng con người XHCN” Liên hệ thực tiễn xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.

BÀI LÀM

I Đặt vấn đề

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định mục

tiêu của Đảng và nhà nước ta hiện nay là “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” Vì vậy có thể

nói sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa là

“một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” Đó trước hết là cuộc cách mạng con người, vì con người

và do con người Chủ nghĩa xã hội chính là kết quả của của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta, với những con người phát triển cả về

trí lực, cả về khả năng lao động, và tính tích cực chính trị “xã hội, và đạo đức, tình cảm trong sáng” (Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị

lần thứ IV Ban chấp hành trung ương khoá VII) Nhận định trên một lần nữa thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta coi tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nền tảng tư tưởng quan trọng, thực hiện lời dạy của Bác trong thời gian miền Bắc nước ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, mùa

xuân năm 1961: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Lời Người chỉ ra rằng:

 Con người luôn luôn là chủ thể sáng tạo trong bất cứ sự nghiệp cách mạng nào, do đó chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động tự giác của con người

Trang 2

 Tuy cách mạng nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm

1930, tuy con người Việt Nam từ đó đến nay đã qua mấy cuộc đổi đời căn bản, đã lập nên những kì tích trong cuộc đấu tranh xoá bỏ ách áp bức dân tộc và ách áp bức giai cấp, nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của con người Việt Nam: tự cải tạo xây dựng mình thành con người xã hội chủ nghĩa

Chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một con đường còn đầy cam go, trắc trở Hơn nữa, trong tình hình thế giới có nhiều biến động đặc biệt khi Liên Xô đã từng được coi là “thành trì của chủ nghĩa xã hội” bị sụp đổ thì việc nhận thức cho đúng về chủ nghĩa xã hội và tìm ra những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên phía trước, phù hợp với quy luật khách quan và những điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta là vấn đề cấp thiết cần giải quyết

để loại bỏ những sai lầm đã mắc phải trước kia để đưa chủ nghĩa xã hội ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn

II Giải quyết vấn đề

1 Phân tích luận điểm

Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam,

để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Trong những di sản mà Người để lại, những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và còn được vận dụng cho đến ngày này Một trong số những câu nói bất hủ mà Người để lại đó là:

“Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh,

để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc

vị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi Đảng có vững thì cách mệnh mới

Trang 3

thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (Đường

Cách mệnh, 1927)

Dưới ách thống trị của thực dân – phong kiến, có hàng trăm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản nổ ra, nhưng cuối cùng đều không giải quyết nổi nhiệm vụ mà lịch sử đang đặt ra, nhân dân đang mong đợi là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến cùng với sự thấm nhuần những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, “Đường Cách mệnh” đã ra đời đúng lúc nhằm vạch ra những cong đường cụ thể để cách mạng thành công và đặc biệt là khẳng định vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo nhân dân kháng chiến Như chúng ta đã biết, không có một cuộc cách mạng nào thành công mà không có sự đoàn kết, hợp tác nhất trí của dân chúng và người lãnh đạo Thật vậy, quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo và là nòng cốt của cuộc cách mạng, nó kết thành những làn song vô cùng mạnh mẽ khiến nhiều

kẻ thù lớn mạnh cũng phải dè chừng Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải một hai người Tuy nhiên, sức mạnh to lớn ấy chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị chặt chẽ, chí khí và phải kiên quyết

Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thật khéo léo: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?” Một câu hỏi ngắn gọn, súc tích nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung quan trọng và có ý nghĩa, là đòn bẩy đưa người dọc đến với những lý giải ở phần tiếp sau Nội dung câu hỏi của Người không chỉ đơn giản là cách mạng cần phải có những cái gì mà ở đây, điều mà Người muốn nhấn mạnh đó là từ

“trước hết” “Trước hết” không phải là cái duy nhất mà là cái đặt trên đầu tiên hay nói cách khác nó chính là cái quan trọng nhất Và cái “trước hết”

đó, cái quan trọng nhất đó được Người khẳng định là “Đảng cách mệnh” Vậy “Đảng cách mệnh” là gì? Tại sao “Đảng cách mệnh” lại là yếu tố Người lựa chọn làm cái cần thiết, cái “trước hết” khi đề cập đến vấn đề cách mạng

Trang 4

Trong thời kỳ nào Đảng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, và trong thời

kỳ này, giai đoạn này “Đảng cách mệnh” được xem là quan trọng hơn cả trong sự nghiệp giải phóng đất nước Vậy “Đảng cách mệnh” nó giống và khác Đảng ở chỗ nào Ta thấy “Đảng cách mệnh” và Đảng khác như ở hai chữ “cách mệnh”

- Theo tinh thần Nho giáo Trung Quốc: “cách mệnh” nghĩa là đổi mới mệnh Trời giao cho con trời (thiên tử) – là vua nếu vua không làm tròn nhiệm vụ, giữ cái mệnh ấy, vì vậy phải giao sứ mệnh này cho trời khác

- Theo quan điểm phương tây, “cách mệnh” lại có nghĩa là “vòng quay, sự quay vòng, chu kỳ quay vòng hay đó là những biến động trong cơ cấu kinh

tế - xã hội, là sự thay đổi từ chất lượng này sang chất lượng khác

- Theo sổ tay Hán Việt, “cách mệnh” được hiểu là một biến đổi căn bản lớn trong quan hệ xã hội, chính trị, thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoặc biến đổi về căn bản

- Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đi đến một định nghĩa

về “cách mệnh”, để từ lý luận đó trở thành lý luận cách mạng cho cách mạng Việt Nam “Không có lý luận cách mạng Việt Nam thì không có vận động cách mạng Việt Nam” Vậy Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa như thế nào

về “cách mệnh” và “Đảng cách mệnh”? Ngay từ trang đầu, chương đầu của

“Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một định nghĩa mới chưa

hề có trong từ điển bách khoa: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi cái tốt” Và khi trở thành chủ tịch nước, Hồ Chí Minh cũng nhắc lại một lần nữa rằng: “cách mệnh là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt”

Quay trở lại với nhận định của Người: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh” Vậy cái Người đề cập đến đó là “Đảng cách mệnh” “Đảng cách mệnh” là cái cần thiết nhất, là yếu tố quan trọng hàng đầu của “cách mệnh” Hay “Đảng cách mệnh” phải hiểu rõ được sứ mệnh được giao của mình, phải biết thay đổi những gì cổ hủ, lạc hậu, loại bỏ những cái xấu, phát huy những cái tốt để có cái nhìn đúng đắn về mọi vấn

Trang 5

đề, có như vậy thì mới có thể lạnh đạo nhân dân, lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng được “Đảng cách mệnh” nó vừa thực hiện các nhiệm

vụ như những Đảng bình thường khác tuy nhiên nó phải chân chính hơn, chắc chắn hơn, ngoài lợi ích của nhân dân thì không còn lợi ích nào khác Đây cũng chính là nhiệm vụ, là sứ mệnh của “Đảng cách mệnh”

Sau khi khẳng định được cơ sở tiên quyết, yếu tố quan trọng nhất của cách mệnh thì vế sau Hồ Chí Minh đã làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức

và vô sản giai cấp ở mọi nơi” Sử dụng hai từ nối trái nghĩa nhau “trong thì”

và “ngoài thì” là Người đang muốn nhấn mạnh đến vai trò của Đảng Mà bên trong thì phải luôn “vận động” và “tổ chức” dân chúng, hay chính là phải tuyên truyền và bằng nhiều cách khác nhau để làm cho dân chúng được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn Còn bên ngoài thì phải “liên lạc với dân tộc vị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi” Bởi thực chất, nhiều người dân các nước trên thế giới cũng đang phải chịu đau khổ, họ cũng mong muốn được giải phóng dân tộc, giải phóng cho nhân dân mình, cho giai cấp mình Và Người cũng rút ra được những lý luận mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa nhân dân các dân tộc khác Hơn nữa, khẳng định được vai trò này của Đảng còn cho ta thấy việc định hướng đúng đắn của Người và thúc đẩy phong trao cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ hơn Hai vai trò quan trọng “trong thì”, “ngoài thì” của Đảng cũng được xem như là các hoạt động đối nội và đối ngoại của Đảng Qua đây, Hồ Chí Minh cũng muốn khẳng định vai trò to lớn của “Đảng cách mệnh” trong phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc

Và cuối cùng, Người chốt lại rằng: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Người khẳng định

để cách mệnh thành công thì bắt buộc Đảng phải vững Đơn giản vì Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi Đảng Cộng sản Việt Nam là chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội

Trang 6

tên phong của giai cấp công nhân , có khả năng đoàn kết , “tập hợp”, “lôi kéo” các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng “Đây là đội tiên phong, đội tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc” như Hồ Chí Minh từng nói Vì thế mà “Đảng có vững thì cách mạng mới thành công”

Ở đây, Người cũng thật khéo léo và tinh tế khi lựa chọn hình ảnh so sánh hết sức độc đáo mà cũng thật ý nghĩa khi so sánh Đảng như “người cầm lái”, còn cách mạng ta như chiếc thuyền Ta thử hình dung nếu như chiếc thuyền

mà không có người cầm lái nó sẽ trôi vô định, không phương hướng và rồi

sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước, nhưng khi nó có người cầm lái thì tất nhiên chiếc thuyền đó như được phập phồng nhựa sống, nó sẽ xác định được phương hướng của mình Đây cũng chính là cách so sánh ngầm của Hồ Chí Minh nhằm khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của Đảng Đó là vai trò tổ chức, lãnh đạo của Đảng dẫn dắt cách mạng thành công

Tóm lại, xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ thực tiễn của cuộc cách mạng cũng như những truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân vì vậy họ cần phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn, như nhiều chiếc đũa bó thành một bó, chứ không phải “mỗi chiếc một nơi”, như con thuyền phải có người cầm lái vững vàng theo một phương hướng đúng đắn thì thuyền mới vượt qua được gió to song cả để đi đến bến bờ đến bến Qua đây, Hồ Chí Minh muốn khẳng định vai trò quan trọng của Đảng trong phong trào cách mạng, giải phóng dân tộc

2 Con n g ư ời xã h ộ i c hủ n g h ĩa là gì?

Nhân tố con người là một nhân tố quan trọng nhất của mọi hoạt động Để tìm hiểu nhân tố này ta có thể xem xét trên nhiều phương diện, nhiều khía cạnh khác nhau Con người có thể nói gồm hai mặt đó là con người sinh học và con người xã hội Con người sinh học ngoài những tư chất tự nhiên

Trang 7

nhất định phục thuộc vào những đặc điểm giải phẫu sinh lí của cơ thể còn

có những tố chất quy định khuynh hướng tự nhiên của mỗi cá nhân Con người sinh học còn tồn tại trong nó những tính xấu như: kèn cựa, ích kỉ, tham lam,… Song bên cạnh con người sinh học lại có con người xã hội đầy tình người, lòng nhân ái, biết giúp đỡ, tương trợ nhau, Hai con người này cùng tồn tại trên một cá thể và đấu tranh với nhau Con người là một

cá thể người, nhưng không phải mọi cá thể người nào cũng là con người

Để thể hiện đúng tư cách là con người thì cần phải trải qua một quá trình phát triển nhất định để có một nhân cách đầy đủ, mang tính chính thể Thuở

sơ khai, từ những thực thể hoang dã, chưa đủ sức mạnh để tách ra khỏi giới

tự nhiên, sống chung với tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, con người tách dần ra và từng bước thống trị giới tự nhiên Mác viết"Chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình“ Thật vậy, tư chất tự nhiên chưa thể

là cơ sở đủ cho việc giảI quyết bản chất nhân đạo của con người Toàn bộ vấn đề là ở chỗ, mỗi cá nhân bao giờ cũng được sinh ra trong một dân tộc, một quốc gia, một xã hội với một nền văn hoá và các quan hệ kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ, nhất định, và cái chủ yếu nhất là mới một hệ thống phân công lao động xã hội Tất cả những yếu tố đó tạo nên tình huống khách quan quy định nhu cầu về mặt xã hội của con người Yếu tố xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo đIều kiện cho sự hình thành những năng lực trên cơ sở các tư chất của cá nhân Hoạt động của cá nhân làm phát huy và phát triển năng lực Còn các điều kiện cho sự thực hiện các hoạt động thì không chỉ là vật chất, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, mà cả các đIều kiện xã hội, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ, tức là các điều kiện ở tầng tinh thần MôI trường tinh thần xã hội quan trọng hàng đầu phải kể đến gia đình, sau đó đến nhà trương và các tổ chức xã hội Gia đình là cái nôI trực tiếp cho sựu phát triển các tố chất di truyền Nhà trường nhân lên tố chất đó thông qua tri thức nhân loại Các tổ chức xã hội bổ sung phông phú vốn sống cho một sự trưởng thành đầy đủ Tất cả các đIều kiện xã hội - tâm

Trang 8

lí, văn hoá, khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, của gia đình, nhà trường, tập thể như là tổ hợp tri thưc, quan hệ, lối sống, với tư cách là môi trường nuôi dưỡng, kích thích, phát huy năng khiếu của cá nhân

Từ cái nhìn toàn diện, phải thấy rằng con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử, cao hơn nữa con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và đIều còn quan trọng hơn con người phải là những chủ thể văn hoá

Hồ Chí Minh có lòng thương yêu nhân dân gắn liền với lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động sáng tạo của nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân

Người khái quát:"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân“ Một nội dung rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là phải chăm lo bồi dưỡng, sử dụng, phát động sức mạnh của con người, của nhân dân Hồ Chí Minh coi"con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất“,"dân làm chủ“ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Trong công cuộc kháng chiến phải"động viên toàn dân, vũ trang toàn dân“ Trong sự nghiệp xây dựng đất nước cũng phải"động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng

vĩ đại của toàn dân“

Có thể nói, con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hoàn toàn đi đến không có chủ nghĩa cá nhân Con người xã hội chủ nghĩa phải mang những đặc điểm chính sau:

1) Đậm đà bản sắc dân tộc: Kiên định giữ vững nền độc lập dân tộc, tự hào

dân tộc, yêu quê hương, thương đồng bào, phát triển đất nước theo lí tưởng

xã hội chủ nghĩa

Trang 9

2) Có trình độ khoa học, công nghệ: Có sức khỏe, được đào tạo có tay nghề,

có tư duy tốt, linh hoạt, sáng tạo, thích nghi, có nếp sống và làm việc văn minh, hợp lí, làm việc có hiệu quả, làm giàu cho mình, cho nhà, cho nước 3) Có tinh thần công dân: Sống và làm việc theo pháp luật, có hiểu biết và ý

thức tuân theo pháp luật, có thế giới quan Mác - Lênin - Hồ Chí Minh

4) Đầy đủ tình nghĩa, nhân nghĩa, đạo đức, đạo lí: Có các quan hệ đẹp trong

giao tiếp đầy tính người, tình người, nghĩa cử vì một lí tưởng cao đẹp, hiếu thảo, chân tình, có tinh thần làm chủ, coi trọng tín ngưỡng gia tiên, có cuộc sống văn hoá, phong phú, thanh lịch,

3 Mục tiêu

Con người là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Điều này được thể hiện rất rõ trong quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể: kinh tế, chịnh trị, văn hóa-xã hội, phát triển con người toàn diện

Mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là độc lập, tự do dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Hồ chí Minh nói một cách trực tiếp: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” hay nói một cách gián tiếp “ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới” Mục tiêu vì con người được thể hiện rõ ràng hơn trong các mục tiêu cụ thể sau:

a Mục tiêu chính trị

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân làm chủ, chế độ chính trị phải là

do nhân dân lao động làm chủ nhà nước là của dân, do dân và vì dân Trong

xã hội đó Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và mọi quyền lực thuộc về nhân dân Hồ Chí Minh vạch rõ rằng chính phủ là “đầy tớ chung của nhân dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng, dân là chủ thì chính phủ là đầy tớ” Mặt khác,

Hồ Chí Minh cũng xác định rằng dân là chủ thì người dân phải có nghĩa vụ của người làm chủ và phải có tính năng động: ”Đã là người chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà Đã là người chủ thì phải biết

tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”

b Mục tiêu kinh tế

Trang 10

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được bảo đảm

và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh Nền kinh tế mà chúng

ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa

bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện Nền kinh tế

xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà" Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế

Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội phải được tạo lập trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất Tuy nhiên theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ nền kinh tế còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế Sau này Người nói đến những hình thức sở hữu tồn tại ở thời kỳ quá độ: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và một ít sở hữu của nhà tư bản Hồ Chí Minh xác định: ”Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân và nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên Người chỉ ra rằng: ”Trên cơ sở kinh tế XHCN càng phát triển, cách bóc lột theo CNTB được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện”

c Mục tiêu văn hóa

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức Hồ Chí Minh chỉ ra rằng chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa là một giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về giải phóng con người

Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội Phải xây dựng nền văn hóa lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở Văn hóa phải có vai trò soi đường cho quốc dân đi Văn hóa, tư tưởng với tính độc lập tương đối của mình nhiều khi không phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sinh hoạt vật chất và mức sống mà có thể đi trước để mở đường cho chủ nghĩa xã hội Do đó phải đẩy mạnh cách mạng tư tưởng văn hóa để làm cho nhân dân lao động có trình độ dân trí ngày càng cao, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học và kỹ thuật và để hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần xã hội và trở thành hệ tư tưởng toàn dân

Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là con người Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết đến mặt tư

Ngày đăng: 09/04/2016, 18:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w