ĐÁP ÁN TUYỂN SINH 10 CHUYÊN ĐỊA (08-09)

5 193 0
ĐÁP ÁN TUYỂN SINH 10 CHUYÊN ĐỊA (08-09)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2009 – 2010 ----------------- Khóa ngày: 23/6/2009 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÍ Câu 1: ( 1.5 điểm) Khi ở Việt Nam là 8 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 6 năm 2009 thì ở New York là: 8 giờ 30 phút – (7- 19) = 20 giờ 30 phút, ngày 23 tháng 6 năm 2009. ( 0,5 đ) Khi ở Việt Nam là 8 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 6 năm 2009 thì ở Los Angeles là: 8 giờ 30 phút – (7- 16) = 17 giờ 30 phút, ngày 23 tháng 6 năm 2009. ( 0,5 đ) Khi ở Việt Nam là 8 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 6 năm 2009 thì ở Sydney là: 8 giờ 30 phút – (7- 10) = 11 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 6 năm 2009. ( 0,5 đ) Câu 2: ( 1.0 điểm) - Ở sườn đón gió(AB) khi lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0 C. Vậy khi lên cao 3750m thì nhiệt độ sẽ giảm: 3750 x 0,6 :100 = 22,5 0 C ( 0,25 đ) - Vậy nhiệt độ ở điểm B là: 31 0 C - 22,5 0 C = 8,5 0 C ( 0,25 đ) - Ở sườn khuất gió( BC) khi xuống 100m nhiệt độ tăng 1 0 C. Vậy khi xuống 3750m thì nhiệt độ sẽ tăng là: 3750 x 1 :100 = 37,5 0 C ( 0,25 đ) - Vậy nhiệt độ ở điểm C là 8,5 0 C + 37,5 0 C = 46 0 C ( 0,25 đ) 1 Câu 3: ( 2.5 điểm) * Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá vì: - Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của nông nghiệp và lâm nghiệp (0,25đ) - Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống (0,25đ) - Là địa bàn phân bố dân các khu dân cư, các khu công nghiệp, các vùng nông nghiệp, các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng (0,25đ) - Diện tích lãnh thổ nước ta không lớn( xếp thứ 58 trên thế giới), dân số lại đông ( xếp thứ 14 trên thế giới) nên bình quân diện tích đất tự nhiên ít 0,5 ha/người, bằng 1/6 mức trung bình thế giới (0,125đ) - Gần ½ diện tích đất tự nhiên của nước ta là đất hoang hóa hay đang bị hoang hóa trở lại, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 21% và còn ít khả năng mở rộng. (0,125đ) * Đặc điểm chung của đất Việt Nam: a/ Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam (0,125đ) Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, sông ngòi, nguồn nước, sinh vật và có sự tác động của con người (0,125đ) b/ Nước ta có ba nhóm đất chính: - Nhóm đất Feralit: (0,125đ) + Hình thành ở các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên (0,125đ) + Đặc tính chung của đất: chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm (0,125đ) + Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì rất cao, thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp (0,125đ) - Nhóm đất mùn núi cao: (0,125đ) + Hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao (0,125đ) + Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên (0,125đ) - Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển: (0,125đ) + Tập trung tại các đồng bằng lớn nhỏ từ Bắc vào Nam, chiếm 24 % diện tích đất tự nhiên (0,125đ) 2 + Nhìn chung đất rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi, đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn…thích hợp với nhiều loại cây trồng: lúa, hoa màu, cây ăn quả… (0,125đ) + Nhóm đất này chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê, đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ, đất phù sa ngọt, đất chua, phèn, mặn… Câu 4: ( 2.5 điểm)  Thuận lợi: * Tự nhiên: - Vị trí địa lí: Đồng bằng sông Hồng nằm tiếp giáp với Trung Du và miền núi Bắc Bộ ( nơi giàu tiềm năng về khoáng sản, thủy điện nhất nước ta), giáp với BắcTrung Bộ thuận lợi cho giao lưu kinh tế. (0,25đ) Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với biển, vùng biển giàu tiềm năng cho phép phát triển đa ngành kinh tế biển: du lịch, giao thông, khai thác sa khoáng… (0,125đ) - Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: với loại đất chính là đất phù sa rất màu mỡ, thích hợp với thâm canh lúa nước. (0,25đ) + Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, với cơ cấu sản phẩm đa dạng và là cơ sở để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. (0,25đ) + Nước: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như giao thông vận tải. (0,125đ) + Khoáng sản: than nâu, khí thiên nhiên, đá vôi, sét, cao lanh, nước khoáng. Thuận lợi cho vùng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khóang… (0,125đ) + Rừng: vùng có một số vườn quốc gia như: Cúc Phương, Cát Bà, Xuân Thủy, Tam Đảo, Ba Vì, vừa có ý nghĩa về bảo vệ môi trường và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. (0,125đ) + Du lịch: Các hang động đá vôi ở Hà Nội, Ninh Bình. Các bãi tắm ở Đồ Sơn, đảo Cát Bà…có sức hấp dẫn khách trong và ngoài nước. (0,125đ) + Các bãi tôm, cá…thích hợp phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,125đ) 3 * Kinh tế xã hội: - Vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. (0,125đ) - Người lao động có trình độ thâm canh cây lúa cao nhất nước ta, mặt bằng dân trí cao (0,125đ) - Kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện, vừa tạo nền tảng phát triển các ngành kinh tế, vừa có ý nghĩa là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. (0,125đ) - Một số đô thị được hình thnh từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long nay là thủ đô Hà Nội, được thành lập từ năm 1010, thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ ra vào cho tòan đồng bằng. (0,125đ)  Khó khăn: - Nhiều khu vực đất đai bị bạc màu (0,125đ) - Dân số đông, bình quân đất đầu người thấp. Sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. (0,125đ) - Thời tiết khí hậu thất thường, lắm thiên tai (0,125đ) - Một số khu vực kết cấu hạ tầng đang bị xuống cấp. (0,125đ) 4 Câu 5: ( 2.5 điểm) a/ Tính tốc độ tăng trưởng: (1.0đ) Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải nước ta (%) Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biền 1990 100 100 100 100 1998 212,6 226,8 140,5 270,5 2000 267,3 258,3 158,9 356,8 2003 358,2 316,3 204,1 629,7 2005 377,5 388,5 232,7 759,8 b/ Vẽ biểu đồ: (1,0đ) Yêu cầu: - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường - Chính xác về khoảng cách năm - Có chú giải và tên biểu đồ - Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ. c/ Nhận xét: - Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành vận tải ở nước ta thời kì 1990 – 2005 đều tăng (dẫn chứng) - Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các ngành vận tải: đứng đầu là vận tải đường biền(dẫn chứng), tới đường bộ (dẫn chứng) tiếp là vận tải đường sắt (dẫn chứng) cuối cùng là vận tải đường sông (dẫn chứng) ________________________ 5 . TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM HỌC 2009 – 2 010 ----------------- Khóa ngày: 23/6/2009 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÍ Câu. vận tải nước ta (%) Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biền 1990 100 100 100 100 1998 212,6 226,8 140,5 270,5 2000 267,3 258,3 158,9 356,8 2003 358,2

Ngày đăng: 03/09/2013, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan