Bên cạnh việc thực hiện các thí nghiệm trực quan thì thí nghiệm ảo cũng mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin.. Thông qua sáng kiến này
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chon đề tài.
Ngày nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt đời sống xã hội Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân loại nói chung
và đất nước ta nói riêng Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) vào lĩnh vực giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm
Bộ GD – ĐT đã ban hành chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 “Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Năm học 2012-2013 tiếp tục thực
hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học đạt hiệu quả cao
Yêu cầu về đổi mới phương pháp: Định hướng đổi mới phương pháp dạy và
học được ghi rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005) Đặc
biệt, theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để nâng cao hiệu quả của các bài giảng đòi hỏi giáo viên phải lồng ghép giữa trình bày lí thuyết và thực nghiệm nhằm phát huy tác dụng của thí nghiệm trong bài dạy, đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học Vật lí Bên cạnh việc thực hiện các thí nghiệm trực quan thì thí nghiệm ảo cũng mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin
Từ thực tiễn đó tôi đã chọn “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học chương Quang học của Vật lí 9” làm sáng kiến kinh nghiệm này.
Thông qua sáng kiến này này tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua việc sử dụng các thí nghiệm ảo trong phần Quang học môn Vật lí 9 hỗ trợ cho giáo viên trong việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong một số bài về ánh sáng ở chương quang học mà dụng cụ thí nghiệm thiếu độ tin cậy Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu về Vật lí cùng các ứng dụng của nó trong đời sống
Đã có một số giáo viên UDCNTT vào giảng dạy Tuy nhiên các bài giảng của giáo viên chỉ dừng lại ở việc chiếu các kênh hình để thay thế cho việc trình bày bảng, đơn thuần chỉ là sử dụng những hiệu ứng trong Power point để trình chiếu và
sử dụng những hình ảnh để minh họa cho thí nghiệm trong sách giáo khoa Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc thiết kế các “Bài giảng điện tử” đang rất được chú trọng trong các nhà trường Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên có những hiểu biết chưa đúng về việc sử dụng “Bài giảng điện tử” để hỗ trợ trong dạy học Giáo viên đã biến một tiết dạy “Bài giảng điện tử” thành một buổi trình chiếu cho học sinh xem và ghi bài Biến máy chiếu Projector thành một “bảng đen thứ hai” để thay thế cho việc phải viết bảng cho học sinh chép bài Vì vậy, hiệu quả của dạy học chưa cao,
Trang 2đa số học sinh tỏ ra nhàm chán hoặc sao nhãng trong chú ý kiến thức trọng tâm Một
số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nên bài giảng đơn diệu, hình thức khô khan, kém thu hút nên học sinh không hứng thú
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đưa phần mềm thí nghiệm ảo cùng với ảnh flash để hỗ trợ nâng cao hiệu quả bài giảng
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 9 trường của tôi đang công tác Lớp 9E là lớp thực nghiệm, lớp 9D là lớp đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy chương Quang học môn Vật lý 9 Khi tiến hành nghiên cứu kết quả cho thấy là việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hứng thú của học sinh, lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng Kết quả kiểm chứng cho thấy có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh được việc dạy học có sử dụng thí nghiệm ảo trong thực hành thí nghiệm môn Vật lí 9 nâng cao chất lượng cho học sinh khi học chương Quang học
PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.Thuận lợi:
- Bản thân tôi được đào tạo chuyên ngành sư phạm Lý - Tin, có ý thức học hỏi, trao đổi nghiệp vụ, tích lũy chuyên môn để phục vụ giảng dạy tích cực; nhiệt tình với giảng dạy, với học sinh
- Nhà trường cơ bản đáp ứng phương tiện thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học Ban giám hiệu có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát
- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phù hợp với xu thế dạy học hiện nay
- Được sự quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng của các cấp lãnh đạo ngành
- Tư liệu dạy học truy cập từ mạng Internet phong phú, nhanh chóng, kịp thời
có thể thay thế cho các thiết bị dạy học còn thiếu trong nhà trường
2 Khó khăn:
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong kỹ thuật, vì vậy việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học của môn Vật lí là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh Việc đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học Vật lí phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Vật lí, tuy nhiên đối với bộ môn Vật lí nói chung và Vật lí 9 nói riêng khối lượng kiến thức trong mỗi bài học tăng lên, đặc biệt
là các bài trong chương Quang học môn Vật lí lớp 9, mỗi bài có từ 2 đến 3 thí nghiệm, mà các thí nghiệm trong bài đòi hỏi phải có sự chính xác cao của các dụng
cụ, nếu không sẽ dẫn đến học sinh rất khó quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm trang cấp sau nhiều năm sử dụng một số đã xuống cấp, một số bị hư hỏng…dẫn đến dụng cụ thí nghiệm thiếu, không đồng bộ Kết quả làm thí nghiệm thường thiếu chính xác hoặc hình ảnh thu được lờ mờ không rõ nét Nhiều thí nghiệm kết quả thu được không phản ánh được bản chất hiện tượng cần nghiên cứu Một số thí nghiệm khác làm cần đòi hỏi nhiều thời gian khó thành công (ví dụ
Trang 3như: thí nghiệm Sự khúc xạ của tia sáng khi đi từ nước ra không khí, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính, bằng đĩa CD… Tranh ảnh thì thiếu không đủ cung cấp cho việc dạy học)
Phòng học bộ môn không thể làm tối được nên một số thí nghiệm kết quả quan sát không rõ nét nên thiếu thuyết phục Biến thế nguồn hoạt động thiếu ổn định và chính xác nên nguồn điện cung cấp làm thí nghiệm chập chờn, thiếu ổn định
Cán bộ phụ trách thiết bị kiến thức về môn học Vật lí còn nhiều hạn chế nên việc hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy không đảm bảo Thời lượng năm phút giữa hai tiết học không đủ thời gian cho giáo viên chuẩn bị tốt cho nội dung bài giảng tiếp theo
Đối với học sinh: nhiều em khả năng chú ý, tập trung yếu Chưa chủ động làm quen với các thiết bị thí nghiệm Trong quá trình làm thí nghiệm thường hay sao nhãng đùn đẩy nhiệm vụ cho bạn khác Còn thụ động trong việc học, còn trong chờ ỷ lại, ý thức tìm tòi, tự nghiên cứu chưa cao Số lượng học sinh trong lớp khá đông, diện tích phòng học bộ môn còn hẹp nên việc bố trí các nhóm còn hạn chế và gây trở ngại không nhỏ cho việc quản lý, hướng dẫn của giáo viên
Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn đến học sinh mất tập trung và thiếu tin tưởng vào thí nghiệm Do đó kết quả học tập không được như mong đợi Đây cũng chính là điều lo lắng và trăn trở của tôi khi lên lớp Chính vì thế tôi đã suy nghĩ và đưa ra giải pháp là ứng dụng công nghệ thông tin dùng thí nghiệm ảo hỗ trợ cho thí nghiệm trực quan khi dạy chương Quang học môn Vật lý 9
Nêu thêm lợi ích của ứng dụng CNTT, thí nghiệm ảo
3 Kết quả khảo sát giữa hai lớp trước khi chọn làm đối tượng tác động nghiên cứu năm học 2011- 2012
Lớp HSTG Điểm 0 – 2
Điểm 2,1 -4,9 Điểm 8 - 10
Điểm TB trở lên
Kết quả giữa hai lớp đối chứng:
Điếm trung bình trở lên: Lớp 9E ít hơn 0,7 (%) Điểm 8-10: Lớp 9E nhiều hơn 2,5 (%)
Điểm 2,1 – 4,9: Lớp 9E nhiều hơn 4,0 (%) Điểm 0 – 2: Lớp 9E ít hơn 3,2 (%)
Phân tích kỉ hơn về số lượng, về đối tượng
II NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
Qua nhiều năm đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Vật lý 9 Tôi tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của bộ môn Vật lý có ứng dụng công nghệ thông tin và dự giờ nhiều tiết dạy của đồng nghiệp trong tổ bộ môn có ứng dụng công nghệ thông tin Tham dự tập huấn các chuyên đề, các tiết thể nghiệm có ứng dụng công nghệ thông tin Được sự giúp đỡ của bộ phận chuyên môn nhà trường Sự nổ lực tìm hiểu của bản thân về phương pháp giảng dạy cũng như về phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của mình được hoàn thiện hơn, gây được hứng thú, kích thích được học sinh yêu thích môn học hơn và áp dụng được vào cuộc sống
Trang 4Để nâng cao hiệu dạy học Chương III Quang học môn Vật lý 9 bằng ứng dụng công nghệ thông tin tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức - kĩ năng của từng
bài giảng.
Để bài giảng súc tích, cô động thể hiện được trọng tâm bài học giáo viên nhất thiết phải căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học Chú trọng dạy học nằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; mức độ khai thác sâu kiến thức phù hợp với khả năng của học sinh và hướng học sinh tới sự yêu thích khám phá, tìm tòi Hình thành ở học sinh cách tư duy logic, tác phong làm việc khoa học
* Giải pháp 2: Biết khai thác phần mềm chuyên dụng hỗ trợ thí nghiệm
thực hành của bộ môn Vật lí
Một số phần mềm chuyên dụng (flash, crocodile_physics, PhET …) dùng để tạo các thí nghiệm ảo hỗ trợ cho từng nội dung bài học cụ thể Những phần mềm này tạo thí nghiệm ảo cho kết quả chính xác cao, rõ nét, kích thích được hứng thú cho học sinh và niền tin khoa học Tuy nhiên để sử dụng nó có hiệu quả yêu cầu giáo viên phải có kĩ năng nhất định và biết lựa chọn thí nghiệm đưa vào đúng lúc, đúng chỗ
Giáo viên cũng cần có kiến thức nhất định về kĩ năng cài đặt và sử dụng phần mềm Trong một số tình huống nếu không có kĩ năng giáo viên dễ bị động, lúng túng làm mất thời gian hoặc dẫn đến thí nghiệm không thành công
* Giải pháp 3: Giáo viên cần nắm vững những yêu cầu cần thiết để soạn giáo án, bài giảng điện tử nhằm giúp giáo viên dễ dàng thực hiện.
Mặc dù bài giảng điện tử đã được các trường học đón nhận rộng rãi, và thực sự phổ biến, bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học
và cách giảng dạy truyền thống
Thực ra, muốn nhấn chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này Cụ thể, người thầy cần phải:
- Có kiến thức về sử dụng máy tính
- Biết sử dụng phần mềm phục vụ cho soạn giảng, phần mềm hỗ trợ thí nghiệm thực hành của bộ môn Vật lí
- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh
- Biết cách sử dụng máy Projector
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, súc tích bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp bài dạy Thể hiện nổi bật được mục tiêu bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức
- Hình thức trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Sử dụng công nghệ thông tin ở thời điểm nào cho thích hợp, cách bố trí sao cho học sinh tập trung chú ý quan sát
Giải pháp 4: Tiến trình giảng bài
Trang 5Giáo viên phải làm chủ được kĩ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu chủ động Phối hợp nhịp nhàng giữa slide trình chiếu, thí nghiệm ảo với ghi bảng, ghi vở,
ăn khớp giữa các slide với nội dung, hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh Học sinh theo dõi kịp, phân tích, thảo luận rút ra kiến thức cần lĩnh hội và ghi vở
Khai thác có trọng tâm và hướng học sinh tập trung vào đối tượng cần tìm hiểu nhấn mạnh nội dung để các em quan sát, phân tích tránh sao nhãng không chú ý đến trọng tâm
* Sau đây là một vài ví dụ về một số hình ảnh flash và hình ảnh chụp từ phần
mềm crocodile_physics sử dụng trong bài giảng ở Chương III Quang học môn Vật
lý 9:
Đường truyền của tia sáng khi đi trong chất lỏng ra không khí
Ảnh của một vật tạo bởi TKHT
Trang 6Vật đặt rất xa trước thấu kính
Vật đặt trong khoảng lớn hơn f và nhỏ hơn 2f
Vật đặt trong khoảng nhỏ hơn f
Trang 7Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua lăng kính
Chiếu một chùm ánh sáng xanh qua lăng kính
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua 1 năm giảng dạy tại trường THCS Phú Thủy và đối tượng áp dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm là học sinh lớp 9D, 9E năm học 2011- 2012 Trường THCS Phú Thủy kết quả cho thấy:
- Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí làm tăng tính thực nghiệm của môn học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tin tưởng và nắm vững kiến thức hơn
Trang 8- Hầu hết các thí nghiệm ảo đều có tính chính xác rất cao, gần như tuyệt đối, đáp ứng phần lớn mục tiêu của tiết học, bài học và phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên
- Qua việc sử dụng thí nghiệm ảo trong chương Quang học đã có thể giúp tôi diễn đạt rõ ràng hơn về các hiện tượng vật lí như: Đặc điểm của ảnh của một vaath tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, sự phân tích ánh sáng trắng… hơn nữa qua đó học sinh cũng có thể dễ dàng nhận biết kết quả một cách chính xác và tăng thêm hứng thú cho học sinh khi được học các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo
- Học sinh cũng đã biết cách phối kết hợp giữa nhìn, nghe, suy nghĩ và cách ghi chép
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có
lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới
- Có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này sẽ làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới
Cụ thể:
Kết quả khảo sát giữa hai lớp sau khi tác động năm học 2011 – 2012.
K
quả giữa hai lớp đối chứng:
Điếm trung bình trở lên: Lớp 9E nhiều hơn 13,3 (%) Điểm 8-10: Lớp 9E nhiều hơn 8,2 (%)
Điểm 2,1 – 4,9: Lớp 9E ít hơn 13,3 (%)
KẾT LUẬN
1 Ý nghĩa của đề tài:
Công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó, việc ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đang ngày càng trở nên cấp thiết Nếu chúng ta biết khai thác tốt và ứng dụng hiệu quả công CNTT vào việc thiết kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn Đối với môn Vật lý 9, việc ứng dụng CNTT vào dạy học càng quan trọng hơn vì giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một vấn đề sinh học để học sinh tự rút
ra tri thức cho mình
- Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí làm tăng tính thực nghiệm của môn học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tin tưởng và nắm vững kiến thức hơn
- Hầu hết các thí nghiệm ảo đều có tính chính xác rất cao, gần như tuyệt đối, đáp ứng phần lớn mục tiêu của tiết học, bài học và phương pháp giảng dạy
2 Bài học kinh nghiệm:
G
Điểm 0 – 2 Điểm 2,1 - 4,9 Điểm 8 - 10 Điểm TB trở lên
Trang 9Qua việc ứng dụng cụng nghệ thụng tin và trói nghiệm ở Trường THCS Phỳ Thủy bản thõn tụi đó rỳt ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Để một tiết dạy đạt hiệu quả cao Giỏo viờn cần nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng
- Cú kĩ năng về sử dụng một số phần mềm chuyờn dụng như: flash, crocodile_physics, PhET…, phần mềm Power Point
- Thiết kế bài giảng phự hợp với kiểu bài
- Giảng dạy kết hợp tốt giữa việc trỡnh chiếu và ghi bảng, sử dụng, kết hợp tố cỏc dụng cụ đồ dựng dạy học
- Khi trỡnh chiếu định hướng rừ mục đớch, đối tượng cần quan sỏt để trỏnh sự sao nhóng của học sinh
- Nờn sử dụng mỏy chiếu như là bảng phụ
- Phối hợp tốt cỏc phương phỏp dạy học phự hợp với bộ mụn bài học, dạy học sỏt đối tượng
- Theo dừi, quan tõm trợ giỳp học sinh yếu kộm
- Tự sưu tầm xõy dựng cho mỡnh kho tư liệu điện tử (phần mềm, tranh, ảnh, video, phim…) phục vụ cho việc dạy học
Phần này đưa tiếp theo của hiệu quả của SKKN
3 Kiến nghị - đề xuất:
Quá trình thực nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã thu đợc kết quả rất khả quan Vì vậy tôi nhận thấy chuyên đề này của tôi có tính khả thi cao Mong bạn bè,
đồng nghiệp tham khảo, mong nhà trờng tạo điều kiện để đợc áp dụng rộng rãi hơn
- Với giỏo viờn nờu cao tin thần tự học và sỏng tạo cần mạnh dạn, khụng ngại khú, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mỡnh sẽ giỳp cho giỏo viờn rốn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt cỏc phương phỏp dạy học tớch cực khỏc Việc sử dụng internet khụng cú gỡ khú khăn đối với giỏo viờn cú thể tự tin vào chớnh nội dung
mà mỡnh sẽ đạt được
- Với nhà trường: Tạo điều kiện thuận lợi cho giỏo viờn được dự lớp tập huấn chuyờn mụn – nghiệp vụ, đi học tập nõng cao trỡnh độ, để phục vụ tốt cho quỏ trỡnh dạy – học đạt hiệu quả cao nhất Trang bị thờm Phũng đa năng và đầu tư đồng bộ như: mỏy chiếu, mỏy quay, mỏy chụp, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trớ đặt mỏy chiếu, đốn chiếu, độ sỏng cũng cần xem xột), cấp kinh phớ cho sửa chữa nõng cấp phần cứng, phần mềm
- Cỏc chuyờn gia, cỏc nhà quản lý giỏo dục sớm đưa ra tiờu chớ đỏnh giỏ tiết dạy cú sử dụng cụng nghệ thụng tin, chuẩn bài giảng điện tử để cú cơ sở thẩm định, tạo ra ngõn hàng dữ liệu, bài giảng điện tử cú chất lượng
Trờn thực tế, việc nghiờn cứu và ứng dụng đề tài này chỉ trong một phạm vi hẹp, vỡ thế chưa thể đỏnh giỏ được toàn diện và chớnh xỏc nhất những ưu điểm và hạn chế của cỏc phương phỏp trong một tiết học Vỡ vậy, tụi rất mong nhận được sự gúp ý chõn thành từ quớ thầy cụ đồng nghiệp để sỏng kiến kinh nghiệm này ngày một hoàn thiện hơn, tụi xin chõn thành cỏm ơn!
Trang 10Lª §×nh Lý