1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát một số năng lực học tập của học sinh trong chủ đề vật chất và năng lượng, môn khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN

126 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 785,92 KB

Nội dung

Khảo sát một số năng lực học tập của học sinh trong chủ đề vật chất và năng lượng, môn khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN

Trang 1

TR ƯỜ NG Đ I H C S PH M ĐÀ N NG Ạ Ọ Ư Ạ Ẵ KHOA GIÁO D C TI U H C Ụ Ể Ọ

Trang 2

KHẢO SÁT MỘT SỐ NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

TRONG CHỦ ĐỀ “VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”

MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN

Trang 3

4.1 Ph ươ ng pháp nghiên c u lí thuy t ứ ế 5

4.2 Ph ươ ng pháp đi u tra ph ng v n ề ỏ ấ

4.3 Ph ươ ng pháp quan sát s ph m ư ạ

4.4 Ph ươ ng pháp th ng kê, tính toán ố

4.5 Ph ươ ng pháp đi u tra Anket ề

4.6 Ph ươ ng pháp t ng k t kinh nghi m ổ ế ệ 5

5 Đ i t ố ượ ng và ph m vi nghiên c u ạ ứ 6

5.1 Đ i t ố ượ ng nghiên c u ứ

5.2 Ph m vi nghiên c u ạ ứ

N I DUNG Ộ 7

Trang 4

78

78

78

3 H ươ ng nghiên c u ti p theo c a đ tài ứ ế ủ ề 79

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Bảng qui đổi từ thang đánh giá năng lực học tập sang thang điểm 55

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 8

M Đ U Ở Ầ

1 T ng quan tình hình nghiên c u thu c lĩnh v c đ tài ổ ứ ộ ự ề

Trong những năm gần đây, nền giáo dục thế giới đang chuyển dần từ giáo dụctheo hướng tiếp cận nội dung sang giáo dục theo hướng tiếp cận NL Giáo dục ViệtNam nói chung và giáo dục HSTH nói riêng cũng không nằm ngoài quĩ đạo đó Vấn

đề về NL cũng như NL học tập của HS là một vấn đề quan trọng, đã được nhiều nhàgiáo dục nghiên cứu, cụ thể:

2 n Ở ướ c ngoài

Trong buổi hội thảo “Đánh giá học tập của HS theo hướng tiếp cận NL” tại

trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Micheline Joanne Durand - Giám đốc Trungtâm Nghiên cứu về Đánh giá, Đại học Montreal, Canada - đã giới thiệu các xu hướng

sư phạm trong mối liên hệ với kiểm tra đánh giá Đặc biệt, giáo sư đã đề cập đến vấn

đề đánh giá theo hướng tiếp cận NL Những nghiên cứu của giáo sư chỉ là những lýthuyết chung về NL và đánh giá giáo dục theo hướng tiếp cận NL; chưa đi sâu vàotừng môn học và cấp học [19]

Hiện nay, các nhà giáo dục học trên thế giới đang quan tâm đến vấn đề đánh giángười học theo hướng tiếp cận NL, nổi bật trong đó có các nghiên cứu quan trọng như:

-Nhóm tác giả Yorkovich, Waddell và Gerwig tập trung phân tích thực trạng hệthống đánh giá dựa trên NL Từ đó, họ đưa ra đề nghị nhằm góp phần thực hiện đánhgiá NL hiệu quả hơn [24]

- Quan điểm “Authentic Assessment” của Mueller, J Theo quan điểm này,người học cần được yêu cầu bộc lộ khả năng 5 vận dụng một cách có ý nghĩa nhữngkiến thức và kỹ năng thiết yếu vào việc thực hiện các nhiệm vụ thực sự diễn ra trongthực tế (Mueller, J., 2005) [9]

Cả hai nghiên cứu đều có những đóng góp rất tích cực vào xu hướng đánh giángười học theo hướng tiếp cận NL, tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa chú trọngnghiên cứu về NL và những N

8

Trang 9

L học tập của HS cấp tiểu học mà chỉ là những lý thuyết khái quát về đánh giá

Trang 10

Weinert cũng xác nhận trong một tài liệu về chủ đề này ở Đức rằng: có hơn 650 NLchính (“established that recent publications on the subject in Germany cite more than

650 general key qualifications or key competencies”) Có thể thấy rằng, F.E Weinert

đã đi sâu nghiên cứu rất kĩ về NL nói chung và NL học tập nói riêng nhưng nhữngnghiên cứu của ông chưa đề cập đến vấn đề NL học tập cho HSTH [13]

Theo chương trình Giáo dục Trung học của Bộ Giáo dục Québec, Canada Bộgiáo dục vùng Québec- Canada đã ban hành chương trình “Đào tạo GV chuyênnghiệp Định hướng NL sư phạm” Tài liệu này đã phân tích rõ mối liên quan giữa cáckhái niệm NL (competence), kĩ năng (skills) và kiến thức (knowledge) Chương trình

này đã tổng hợp các định nghĩa chính về NL, trong đó, nêu rõ NL “là tổ hợp những

phẩm chất về thể chất và trí tuệ giúp ích cho việc hoàn thành một công việc với mức

độ chính xác nào đó” Tuy nhiên, vì phạm vi của chương trình ở cấp trung học và đối

tượng hướng đến là GV nên những NL học tập của HSTH không được đề cập đến.[23]

Như vậy, từ các tài liệu giáo dục học chúng tôi nhận thấy các tác giả nước ngoài

đã tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề chung về NL: khẳng định quan niệm,vai trò, ý nghĩa, cách phân loại NL… Tuy nhiên, nghiên cứu sâu vào vấn đề NL họctập và phân loại các NL học tập trong từng môn học ở cấp tiểu học thì hầu như chưađược đề cập đến Song, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đề cập về NL và phânloại các NL chính là những gợi ý, định hướng giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề

mà đề tài đặt ra

3 Vi t Nam Ở ệ

Trong nước, các nhà giáo dục cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đềphát triển NL học tập cho HS Một số nghiên cứu về vấn đề phát triển NL học tập cho

HS điển hình như sau:

- Trong luận văn “Một số biện pháp bồi dưỡng NL kiến tạo toán học cho HS

tiểu học”, tác giả Đặng Xuân Dũng đã xác định một số thành tố cơ bản của NL kiến

tạo và lựa chọn một số biện pháp nhằm bồi dưỡng những NL đó cho HSTH, góp phầnnâng cao chất lượng dạy- học toán ở tiểu học

10

Trang 11

- Trong luận văn “Bồi dưỡng NL phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS trung

học phổ thông trong dạy toán hình”, tác giả Từ Đức Thảo đã nghiên cứu một số lí luận

về NL phát hiện và giải quyết vấn đề Từ đó, tác giả xây dựng một số các biện pháp sưphạm nhằm bồi dưỡng NL phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS, giúp nâng cao chấtlượng dạy học hình học

- Trong tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theođịnh hướng phát triển NL học sinh”, chương trình phát triển trung học; đề xuất một sốhình thức đánh giá NL ngữ văn của HS Những nghiên cứu này đã trình bày một sốquan niệm về NL; đánh giá NL học tập; một số hình thức đánh giá NL học tập của HS.Một số tác giả cũng khẳng định khi giáo dục Việt Nam đang chuyển mình theo hướngtích cực, tập trung phát triển NL của người học, thì hình thức đánh giá dựa trên NL củangười học đã trở thành một yêu cầu tất yếu Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá đốivới hoạt động giáo dục từ lâu đã được công nhận Mặc dù áp dụng hình thức kiểm trađánh giá mới vào quá trình dạy học vốn không bao giờ là việc dễ dàng nhưng khôngthể phủ định những lợi ích và hiệu quả to lớn mà hình thức đánh giá theo NL nàymang lại

Từ quá trình nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi nhận thấy đên thời điểm hiện tại,vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tiến hành khảo sát các NL học tập của HS trongchủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN để tìmhiểu về mức độ phát triển NL học tập của HS Chính vì thế, chúng tôi đã chọn nghiên

cứu về mức độ phát triển một số NL học tập cơ bản của HS qua đề tài: “Khảo sát một

số năng lực học tập của học sinh trong chủ đề “Vật chất và năng lượng”, môn Khoa

học lớp 4 theo chương trình VNEN”

4 Tính c p thi t c a ấ ế ủ v n đ ấ ề nghiên c u ứ

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển nên tất yếu sẽ đòi hỏinhững thay đổi về cơ chế thị trường, về hệ thống giá trị, về nhu cầu cuộc sống và đặcbiệt là về tâm sinh lí lứa tuổi Xã hội yêu cầu mỗi cá nhân trau dồi kiến thức lẫn những

NL cần thiết để phù hợp với yêu cầu của người lao động mới Chính điều đó đã tạođộng lực đòi hỏi sự thay đổi của nền giáo dục Việt Nam Chủ trương đổi mới giáo dụcViệt Nam là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”; đổi mới chương trình, nội dung,

11

Trang 12

phương pháp dạy và học; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng hiện đại,nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đặc biệt, chú trọng đến vấn đề phát triển NLcủa HS, giúp HS phát triển toàn diện nhờ hoạt động tự giáo dục của mình.

Mô hình trường học mới VNEN (chương trình VNEN) nằm trong dự án đổimới nền Giáo dục Việt Nam, là bước đầu trong việc thay đổi hệ thống giáo dục ViệtNam Chương trình VNEN chủ yếu tác động vào việc thay đổi cách thức tổ chức lớphọc, thay đổi quá trình giáo dục hiện đại (dạy học tương tác, tích cực mà nhiệm vụ chủyếu của người dạy là thiết kế, tổ chức và thúc đẩy hoạt động học tập) nhằm hình thành,hoàn thiện và phát triển của mỗi HS

Năm học lớp 4 là năm học đầu tiên HS được học môn Khoa học, môn học đượcphát triển lên từ môn Tự nhiên - Xã hội ở các lớp dưới Môn Khoa học lớp 4 là mônhọc làm cơ sở nền tảng, giúp HS có những kiến thức, NL học tập cần thiết để học tậpcác môn học về khoa học tự nhiên ở các lớp trên Đặc biệt, theo chương trình VNEN,chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên cơ sở định hướng phát triểnchuẩn NL của môn học này Các NL được hình thành chủ yếu qua hoạt động học của

HS Bản chất của việc dạy học theo chương trình VNEN là tổ chức cho HS trảinghiệm, tự tìm tòi, khám phá, phát hiện để hình thành kiến thức, kĩ năng mới; từ đógóp phần hình thành và phát triển NL học tập cho các em

Chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trìnhVNEN trải dài qua cả học kì I và học kì II Qua chủ đề “Vật chất và năng lượng”, HSđược tìm hiểu một số vấn đề về đặc điểm, tính chất, vai trò của nước, không khí, âmthanh, ánh sáng, nhiệt độ…Những vấn đề này tuy gần gũi nhưng nội dung lại mangtính trừu tượng, đòi hỏi HS phải sở hữu những NL học tập cần thiết để có thể lĩnh hội

và nắm bắt được các kiến thức Qua đó, HS có thể giải đáp những thắc mắc của mình;thỏa mãn nhu cầu nhận thức ngày càng tăng của bản thân; vận dụng những điều đã họcvào cuộc sống hằng ngày; hình thành những NL học tập suốt đời Nhận thấy được tính

cấp thiết của vấn đề, chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát một số năng lực học tập của

học sinh trong chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN” làm đề tài nghiên cứu.

5 M c tiêu ụ

12

Trang 13

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát một số NL học tập của HS trong chủ

đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN Trên cơ

sở đó, phân tích làm rõ nguyên nhân, thực trạng và đề xuất một số ý kiến đóng gópnâng cao hiệu quả phát triển một số NL học tập của HS trong chủ đề “Vật chất và nănglượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN

6 Ph ươ ng pháp nghiên c u ứ

7 Ph ươ ng pháp nghiên c u lí thuy t ứ ế

Chúng tôi tham khảo một số tài liệu sách, báo, các bài khóa luận, các bài nghiêncứu khoa học có các vấn đề có liên quan tới các NL học tập của HS

8 Ph ươ ng pháp đi u tra ph ng v n ề ỏ ấ

Phương pháp trò chuyện (phỏng vấn) là hình thức tốt nhất để chúng tôi có thểgần gũi với HS, đồng thời thăm dò, trò chuyện với các GV đảm nhận nhiệm vụ dạyhọc môn Khoa học của lớp Qua đó, chúng tôi có thể tìm hiểu tình hình và NL học tậpcủa HS để từ đó có cơ sở để xây dựng các tiêu chí, thang đo, phiếu khảo sát, quan sátcác biểu hiện của các NL một cách chính xác và khách quan nhất

9 Ph ươ ng pháp quan sát s ph m ư ạ

Đây là phương pháp quan trọng giúp chúng tôi quan sát biểu hiện của các NLhọc tập của HS qua các giờ học, các hoạt động học tập trong chủ đề “Vật chất và nănglượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN để tìm hiểu về mức độ phát triểncủa các NL học tập mà chúng tôi muốn khảo sát

10 Ph ươ ng pháp th ng kê, tính toán ố

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, tính toán, xử lí những số liệu cóđược từ các phiếu kiếm tra NL và phiếu trưng cầu ý kiến bằng phương pháp thống kêtoán học, qua đó nhận xét về mức độ phát triển của các NL học tập của HS trong quátrình học chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4 theo chương trìnhVNEN

11 Ph ươ ng pháp đi u tra Anket ề

Xây dựng hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn theo những nội dung nhất địnhthành các phiếu khảo sát về các học tập trong NL chủ đề “Vật chất và năng lượng”

13

Trang 14

môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN để phục vụ cho quá trình khảo sát.

12 Ph ươ ng pháp t ng k t kinh nghi m ổ ế ệ

Phương pháp này giúp tổng hợp, đúc kết, rút kinh nghiệm của GV dạy mônKhoa học ở khối lớp 4 để chúng tôi có thể tìm hiểu thêm những vấn đề thực tiễn,những tình huống có thể xảy ra có liên quan tới các NL học tập

- Nội dung nghiên cứu: Chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4

theo chương trình VNEN

- Không gian nghiên cứu: GV, HS trường tiểu học Hòa Phú, Huyện Hòa Vang,

thành phố Đà Nẵng

- Thời gian nghiên cứu: 10/2014 – 4/2015

14

Trang 15

N I DUNG Ộ

CH ƯƠ NG 1 : C S LÍ LU N C A Đ TÀI Ơ Ở Ậ Ủ Ề 1.1 M t s v n đ v năng l c và năng l c h c t p c a h c sinh ti u ộ ố ấ ề ề ự ự ọ ậ ủ ọ ể

Như vậy, từ hai nét nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu NL được xem như là nhữngphẩm chất tiềm tàng, khả năng của mỗi cá nhân để giải quyết đòi hỏi của công việc,của cuộc sống Khía cạnh hiện thực của NL là yếu tố mà nhà trường phổ thông có thể

tổ chức hình thành và đánh giá HS

Theo quan niệm của chương trình giáo dục phổ thông của Québec (Canada) thì

“NL là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tìnhcảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp củahoạt động trong bối cảnh nhất định” [6] Với cách hiểu này thì việc HS chỉ có kiếnthức, kĩ năng và thái độ không được xem như là có NL mà cả ba yếu tố này phải đượcngười học vận dụng trong một tình huống nhất định thì mới phát triển thành NL

Có thể tham khảo thêm một số cách hiểu về khái niệm “NL” như sau:

Trang 16

Theo tác giả Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1999): “NL là tổng hợp những thuộctính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhấtđịnh, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [14]

F.E Weinert (2001) cho rằng: “NL là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn

có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động

cơ xã hội… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm

và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [6]

Theo OECD (tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002): “NL là khả năng cánhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bốicảnh cụ thể.” [21]

Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005): “NL là một thuộc tính tâm líphức tạp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sựsẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.” [6]

Như vậy, có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về kháiniệm “NL” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết mộttình huống có thực trong cuộc sống

Từ các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: NL là tổng hợp những thuộc tính độcđáo của cá nhân (sẵn có hoặc thông qua rèn luyện) phù hợp với những yêu cầu đặctrưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt tronglĩnh vực hoạt động ấy

1.1.1.2 M i quan h gi a năng l c và kĩ năng ố ệ ữ ự

a Một số quan niệm về kĩ năng

Ph.N.Goonbolin (1973) cho rằng: “Kĩ năng là những phương thức tương đốihoàn chỉnh của việc thực hiện những hành động bất kì nào đó Các hoạt động này đượchình thành trên cơ sở các tri thức và kĩ xảo - những cái được con người lĩnh hội trongquá trình hoạt động” [12]

Theo A.G.Kovaliov trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” thì nhấn mạnh: “Kĩ năng

Trang 17

là phương thức thực hiện các hoạt động phù hợp với mục đích và điều kiện hoạt động”[12].

Nhà tâm lí học người Nga V.Barobasiccov (1963) cho rằng: “Kĩ năng là khảnăng sử dụng các tri thức và kĩ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trongquá trình hoạt động của thực tiễn Khả năng này là khả năng tự tạo của mỗi conngười.” [12]

Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kĩ năng là một mặt kĩ thuật của hành độngcon người nắm được cách thức hoạt động, tức là kĩ thuật hành động có kĩ năng” [14]

Nhà tâm lí học K.K.Platonov và G.G.Golubev đã nghiên cứu rất kĩ về phạm trùnày Hai ông cho rằng kĩ năng là NL của con người thực hiện công việc có kết quả củangười thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiệnkhác nhau và trong khoảng thời gian tương ứng Bất kì một kĩ năng nào cũng bao hàmtrong đó: biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, kĩ xảo tập trung và phân phối, di chuyểnchú ý, kĩ xảo tri giác, quan sát, tư duy, sáng tạo, tư duy kiểm tra, điều chỉnh hành độngcũng như kĩ xảo hành động Hay nói cách khác, kĩ năng được hình thành trên cơ sở cáctri thức và kĩ xảo [12]

b Mối quan hệ giữa năng lực và kĩ năng

NL hay kĩ năng đều là những khả năng có sẵn ở mỗi cá nhân được sử dụng đểgiải quyết những vấn đề hay tình huống nào đó trong cuộc sống

Một NL là tổ hợp đo lường các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà mỗi người cần

để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động Để thựchiện một công việc, một nhiệm vụ có thể đòi hỏi nhiều NL khác nhau Vì NL được thểhiện qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hóa những kiến thức, kĩnăng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trườngmới

NL góp phần làm cho quá trình lĩnh hội kĩ năng trong một lĩnh vực nhất địnhđược nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng NL bao giờ cũng là NL về một hoạt động nhấtđịnh Muốn có NL trong một lĩnh vực nào đó thì nhất định phải có kiến thức, kĩ năng

Trang 18

trong lĩnh vực ấy Có NL trong một lĩnh vực tức là có kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực

đó Sự tiếp thu những tri thức, kĩ năng trong một lĩnh vực là điều kiện không thể thiếu

để hình thành NL trong lĩnh vực đó Vì vậy, NL được biểu hiện trong việc tiếp thu trithức, kĩ năng

Kĩ năng là NL hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hay nhiều khíacạnh nào đó để giải quyết những tình huống, công việc trong cuộc sống Bản thân conngười sinh ra chưa có kĩ năng về một lĩnh vực cụ thể nào (trừ khả năng bẩm sinh) nhất

là những kĩ năng trong cuộc sống Đa số kĩ năng con người có được và hữu ích vớicuộc sống của con người là xuất phát từ việc được đào tạo Nền tảng của sự thànhcông trong cuộc sống là do 98% được đào tạo, rèn luyện kĩ năng và chỉ có 2% là kĩnăng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của con người

Kĩ năng của mỗi cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện nghĩa

là được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia các hoạt độngthực tế cuộc sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm,…Kĩ năng là điềukiện để hình thành NL song không đồng nhất với NL; có kĩ năng trong một lĩnh vựcthì không thể xem là có NL trong lĩnh vực đó nhưng có NL trong một lĩnh vực tức làbản thân đã có kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực đó

 Kết luận: NL và kĩ năng có mối quan hệ đồng nhất nhưng không thống nhất vớinhau

1.1.2 Năng l c h c t p c a h c sinh ự ọ ậ ủ ọ

1.1.2.1 Quan ni m v năng l c h c t p c a h c sinh ệ ề ự ọ ậ ủ ọ

NL học tập là một trong những cụm từ được sử dụng rất nhiều trong giáo dụchiện nay Từ các khái niệm về NL, chúng ta có thể hiểu về NL học tập cụ thể như sau:

NL học tập là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của học sinh phù hợp vớinhững yêu cầu đặc trưng của một hoạt động học tập, nhằm đảm bảo việc hoàn thành

có kết quả tốt trong lĩnh vực học tập và vận dụng để giải quyết những tình huống cóliên quan trong cuộc sống

1.1.2.2 Vai trò c a năng l c h c t p đ i v i h c sinh ủ ự ọ ậ ố ớ ọ

Trang 19

Bậc học tiểu học được xem là bậc học nền tảng, cung cấp trang bị cho HSnhững kiến thức, kĩ năng, NL cơ bản để phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục cácnước trên thế giới Trong đó, NL giữ một vai trò quan trọng trong quá trình học tập vàgiáo dục của HS NL chính là chìa khóa để mở ra kho tàng tri thức của nhân loại

Các NL được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân, NL củamỗi cá nhân HS không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có chủ yếu là thông qua quátrình học tập và rèn luyện của HS, nhờ đó, NL của mỗi cá nhân HS được hình thành vàphát triển một cách toàn diện Có được NL học tập như: NL quan sát, NL liên tưởng –qui lạ về quen, NL hợp tác nhóm, NL diễn đạt qua ngôn ngữ nói, NL ứng dụng thựchành… thì quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của HS sẽ trở nên dễ dàng và đạt hiệuquả cao hơn

NL của mỗi HS trong quá trình học tập chính là điều kiện thuận lợi, khác biệtgiữa mỗi HS để tự khẳng định vị trí, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên trong quá trìnhhọc tập và rèn luyện Nhờ có NL mà HS có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩnăng đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập hay những vấn đề mà HS gặp trongcuộc sống NL là yếu tố quan trọng trong việc đào tạo ra những chủ nhân tương lai gópphần vào việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước

Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo ra những con người mới có đầy đủnhững phẩm chất và NL cần thiết để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đạihóa của đất nước Vì vậy, trong quá trình học tập, các nhà giáo dục cần tạo mọi điềukiện thuận lợi cho HS ở mọi lúc, mọi nơi để hoàn thiện và phát triển một cách đầy đủ

và toàn diện nhất các phẩm chất và NL cần thiết; góp phần vào việc nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

1.1.2.3 Phân lo i các năng l c h c t p ạ ự ọ ậ

Có nhiều tài liệu đã chỉ ra những cách phân chia các NL học tập của HS nhưsau:

Theo [15], các NL học tập được chia thành:

- Các NL chung cốt lõi bao gồm:

o NL tư duy (suy luận, phê phán, sáng tạo);

Trang 20

o NL tự học, học cách học;

o NL tự quản lí bản thân và phát triển bản thân;

o NL hợp tác;

o NL giao tiếp;

o NL tìm kiếm, tổ chức, xử lí thông tin;

o NL phát hiện và giải quyết vấn đề, đặc biệt là ứng phó với những vấn đềthực tiễn

- Các NL chuyên biệt môn học/ lĩnh vực học tập:

o Tiếng Việt;

o Tiếng nước ngoài;

o Toán;

o Khoa học tự nhiên, công nghệ;

o Khoa học xã hội và nhân văn;

- Các NL chuyên biệt của môn học

Theo [7], các NL học tập được chia thành:

- Các NL chung, cốt lõi được sắp xếp theo các nhóm sau:

o NL làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: NL tự học; NL giải quyết vấnđề; NL sáng tạo; NL quản lý bản thân

o NL xã hội, bao gồm: giao tiếp; NL hợp tác

o NL công cụ, bao gồm: NL tính toán; NL sử dụng ngôn ngữ; NL ứng dụngcông nghệ thông tin (ICT)

Trang 21

- NL riêng chuyên biệt.

Theo [8] các NL học tập được chia thành:

- NL chung - là NL cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bìnhthường trong xã hội NL này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liênquan đến nhiều môn học

- NL chuyên biệt - là NL riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/mônhọc nào đó

- Theo đó đã thống kê chương trình của 11 nước (gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật,Singaporre, New Zealand, Tây Ban Nha, Canada, Scotland, Nam Phi, Úc)theohướng tiếp cận NL, phát hiện được 35 NL khác nhau nhưng có một số NL chungđược khá nhiều nước đề xuất/lựa chọn Cụ thể là 8 NL sau đây:

o Tư duy phê phán, tư duy logic

o Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ

o Tính toán, ứng dụng số

o Đọc - viết (literacy)

o Làm việc nhóm - quan hệ với người khác

o Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT)

o Sáng tạo, tự chủ

o Giải quyết vấn đề

- Có nhiều NL chỉ riêng cho một nước, chẳng hạn:

o Những hiểu biết liên văn hóa (Úc)

o Trực giác - intuitive (Nhật).

o Tham gia và đóng góp (New Zealand)

o Nhận thức toàn cầu (global awareness - Singapore)

o Hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật (Tây Ban Nha)

Trang 22

Nhóm các NL phi nhận thức, bao gồm: NL thích ứng; NL quan sát; NL cảmxúc; NL hợp tác nhóm; NL lãnh đạo.

Theo [7], các NL học tập được chia thành: NL chung và NL chuyên

biệt NL chung của HS lại có thể phân thành 2 nhóm:

- Nhóm các NL nhận thức: đó là các NL thuần tâm thần gắn liền với các quá trình tư duy(quá trình nhận thức) như NL ngôn ngữ; NL tính toán và suy luận logíc/tư duy trìutượng; NL giải quyết vấn đề; NL tri giác không gian; NL sáng tạo; NL cảm xúc; NLtương tác; NL ghi nhớ, NL tự học; NL ngoại ngữ; NL công nghệ và NL nghĩ về cáchsuy nghĩ – siêu nhận thức)

- Nhóm các NL phi nhận thức: đó là các NL không thuần tâm thần, mà có sự pha trộncác nét/phẩm chất nhân cách như NL vựợt khó; NL thích ứng; NL thay đổi suy nghĩ/tạo niềm tin tích cực; NL ứng phó stress, NL quan sát; NL tập trung chú ý; NL quảnlý/lãnh đạo/phát triển bản thân)

Từ việc nghiên cứu các tài liệu trên, chúng tôi có sự phân chia NL học tập của

HS như sau: NL học tập của HSTH bao gồm NL học tập chung và NL học tập chuyênbiệt Trong đó:

- NL học tập chung: Là NL cơ bản, cần thiết, được phát triển thông qua hầu hếtmôn học NL học tập chung bao gồm NL nhận thức và NL phi nhận thức Cụ thể nhưsau:

Trang 23

1.2 Mô hình tr ườ ng h c m i VNEN ọ ơ

Trang 24

HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN

BAN

HỌC TẬP

BAN THƯ VIỆN BAN QUYỀN LỢI HỌC SINHBAN ĐỐI NGOẠIBAN SỨC KHỎE VỆ SINHBAN VĂN NGHỆ TDTT

1.2.1 T ch c l p h c ổ ứ ớ ọ

Hình 1.2 Sơ đồ hội đồng tự quản do HS tự tổ chức và thực hiện

Trong lớp học VNEN, bàn ghế không xếp theo kiểu truyền thống mà được bốtrí lại để HS ngồi theo nhóm, phù hợp với sự tương tác giữa các bạn trong nhóm vàgiáo viên Khác với trước đây, ban cán sự lớp do giáo viên chỉ định, trong mô hìnhtrường học mới, ban cán sự lớp được đổi mới thành Hội đồng tự quản Hội đồng tựquản được thành lập là vì HS, do HS, do các em tự ứng cử, đề cử, bầu chọn

1.2.2 Ph ươ ng pháp d y h c ạ ọ

Cách tổ chức dạy và học theo mô hình trường học mới giúp HS chủ động tìm ratri thức chứ không còn thụ động như cách tổ chức dạy – học truyền thống Trong môhình VNEN, GV hướng dẫn HS làm việc với tài liệu hướng dẫn học qua hình thứchoạt động nhóm có sự hỗ trợ của đồ dùng học tập HS chủ động làm việc với tài liệu,tương tác với các bạn cùng nhóm, cũng như GV và cộng đồng để chiếm lĩnh tri thức.Chính vì thế, HS được hình thành NL làm việc nhóm, NL phân tích phê phán, khảnăng tự định hình nhu cầu và các NL khác của bản thân

Trang 25

1.2.3 Đánh giá quá trình h c t p c a h c sinh ọ ậ ủ ọ

Trong quá trình HS làm việc nhóm, GV quan sát, theo dõi sát sao, kịp thời độngviên khuyến khích và hỗ trợ HS Sau mỗi tiết học đều có sự đánh giá của GV bằngnhững nhận xét khích lệ tới HS GV đánh giá thường xuyên, liên tục trong suốt quátrình học tập Kết quả đánh giá HS dựa trên cơ sở học sinh tự đánh giá, đánh giá củabạn và đánh giá của phụ huynh và GV Trong quá trình làm việc theo nhóm, HS có cơhội tranh luận và đánh giá lẫn nhau Thông qua đó, GV kịp thời phản hồi tới HS về quátrình làm việc và kết quả học tập của các em

Mô hình trường học mới xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhàtrường, gia đình và cộng đồng Cộng đồng và gia đình luôn có vai trò quan trọng tronggiáo dục và hình thành nhân cách của trẻ Sự kết nối giữa chương trình học với giađình và cộng đồng sẽ hiệu quả hơn nếu khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng thamgia

1.2.4 So sánh v i mô hình đào t o truy n th ng ớ ạ ề ố

- Ban cán sự lớp được đổi mớithành Hội đồng tự quản Hội đồng

tự quản được thành lập là vì HS, do

HS, do các em tự ứng cử, đề cử,bầu chọn

- Hình thức học tập chủ yếu làtheo lớp

- Ban cán sự lớp do GV chỉđịnh, gồm có: lớp trưởng, lớpphó học tập, lớp phó lao động kỉluật, lớp phó văn thể mĩ, ủy viênphụ trách sao nhi đồng, các tổtrưởng và các thành viên củalớp

Trang 26

pháp dạy

và học

- Mọi hoạt động luôn hướng về phía

HS, HS là trung tâm Người GV chỉ

đóng vai trò là hướng dẫn cách

thức học tập và giúp đỡ khi cần

thiết Có sự tương tác đa chiều giữa

HS với HS, GV với HS, HS với phụ

huynh

- Mọi HS luôn hướng về phía

GV, học tập dưới sự điều khiểncủa GV Người GV đóng vai trò

là trung tâm Tri thức đượctruyền thụ một chiều, không có

- HS chủ yếu ghi nhớ Nhữngkiến thức mà học sinh lĩnh hộiđược là những tri thức dướidạng có sẵn do GV truyền đạt cósẵn

Đánh giá

kết quả

học tập

của HS

- Việc đánh giá chủ yếu là bằng

nhận xét, coi trọng việc đánh giá

thường xuyên linh hoạt theo từng

bài học; đánh giá cả quá trình học

tập của HS

- Bên cạnh sự đánh giá của GV, kết

quả học tập của HS còn dựa trên

dựa trên cơ sở HS tự đánh giá bản

thân, đánh giá của HS với HS kết

hợp với sự đánh giá của phụ huynh

- Việc đánh giá chủ yếu là bằngđiểm số thông qua các bài kiểmtra định kì (giữa kì và cuối kì)

- GV là người trực tiếp đánh giákết quả học tập của HS

Trang 27

- GV dựa theo tài liệu hướng dẫnhọc và hướng dẫn hoạt động giáodục để gợi mở, hướng dẫn, tổ chứchoạt động học tập cho HS, hỗ trợ

HS tìm ra kiến thức

- GV sử dụng Sách giáo viêncòn HS sử dụng sách giáo khoa

- GV giảng giải nội dung bài họccho HS dựa vào sách giáo khoa

- Mối quan hệ giữa GV với HSmang tính chất chỉ huy, áp đặt từtrên xuống dưới

1.3 T ng quan v ch đ “V t ch t và năng l ổ ề ủ ề ậ ấ ượ ng” môn Khoa h c l p ọ ơ

4 theo ch ươ ng trình VNEN

1.3.1 T ng quan ch ổ ươ ng trình môn Khoa h c l p 4 theo ọ ớ

- Sự trao đổi chất và sự sinh sản của động vật và thực vật

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượngthường gặp trong đời sống và sản xuất hằng ngày

Trang 28

- Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có thức và hành vi bảo

vệ môi trường xung quanh.

Nội dung cụ thể của các chủ đề như sau:

Chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN bao

gồm các mạch nội dung: Trao đổi chất ở người; nhu cầu sinh dưỡng của cơ thể; vệ sinhphòng bệnh; an toàn trong cuộc sống

Trong chủ đề Con người và sức khỏe, HS được tìm hiểu về những yếu tố cầnthiết để duy trì cuộc sống của con người, sự trao đổi chất của cơ thể người với môitrường; các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơthể; cách ăn uống hợp lí để phòng các bệnh dinh dưỡng; ăn uống hợp vệ sinh để phòngcác bệnh lây qua đường tiêu hóa, một số cách bảo quản thức ăn, một số biểu hiện của

cơ thể khi bị bệnh và chế độ ăn uống khi bị một số bệnh; phòng tránh tai nạn đuốinước

Khi dạy học chủ đề này, GV cần chú ýđ ến việc hình thành và phát triển kĩ năngviết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường; phân loại thức ănhàng ngày theo 4 nhóm chất dinh dưỡng; cách bảo quản thức ăn ở gia đình; thực hành

Trang 29

pha được dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối… cho HS Đồng thời, GVcần chú ý hình thành và phát triển ở HS ý thức thực hiện chế độ ăn uống hợp lí đểphòng bệnh dinh dưỡng và ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêuhóa, cũng như việc vận dụng những hiểu biết về chế độăn uống khi bị bệnh vào cuộcsống Đặc biệt, giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động mọingười xung quanh cùng thực hiện.

Chủ đề Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN bao

gồm các mạch nội dung: Nước; không khí; âm thanh; ánh sáng; nhiệt

Trong chủ đề “Vật chất và năng lượng”, HS được tìm hiểu về một số đặc điểm,tính chất đơn giản của nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt và vai trò của chúngtrong cuộc sống HS cũng đươc tìm hiểu về cách sử dụng chúng một cách hợp lí và tìmhiểu một số vấn đề về vệ sinh, an toàn khi sử dụng nước, không khí, âm thanh, ánhsáng, nhiệt Dạy học chủ đề này, GV cần chú ý tới hình thành và phát triển ở HS kĩnăng quan sát, thí nghiệm; phân tích, so sánh để rútra những tính chất, đặc điểm chungđơn giản; phân tích, so sánh để rút ra những tính chất, đặc điểm chung của sự vật, hiệntượng (nước, không khí,…) Đồng thời, GV cần chú trọng hình thành và phát triển ở

HS ý thức thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng,tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh (nước, không khí…)…

Chủ đề Thực vật và động vật môn Khoa học lớp 4 theo chương trình VNEN bao gồm

các mạch nội dung: Trao đổi chất ở thực vật; trao đổi chất ở động vật; chuỗi thức ăntrong tự nhiên

Trong chủ đề Thực vật và động vật, HS được tìm hiểu về những yếu tố cần thiết

để duy trì sự sống của thực vật và động vật, sự trao đổi chất giữa thực vật, động vậtvới môi trường; mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh (nước, không khí, các chấtkhoáng, ánh sáng, nhiệt độ…) với các yếu tố hữu sinh (thực vật, động vật, conngười…) trong tự nhiên; xác định được vai trò của thực vật đối với sự sống trên tráiđất

HS có khả năng áp dụng được những kiến thức nêu trên vào việc chăm sóc câycối và vật nuôi ở nhà, ở trường Khi dạy học chủ đề này, GV cần chú ý đến việc hình

Trang 30

thành và phát triển ở HS kĩ năng vẽ sơ đồ trao đổi chất của thực vật, động vật với môitrường; sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản trong tự nhiên; giáo dục HS ý thức bảo vệ môitrường sống, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.

1.3.2 T ng quan v ch đ “V t ch t và năng l ổ ề ủ ề ậ ấ ượ ng” môn Khoa h c l p 4 theo ch ọ ớ ươ ng trình VNEN

1.3.2.1 M c tiêu ụ

a Về kiến thức

Qua chủ đề “Vật chất và năng lượng” HS cần phải nắm được các kiến thức cơ bảnsau:

+ Tính chất của nước Tính chất và thành phần của không khí

+ Vai trò của nước, của không khí

+ Cách bảo vệ nguồn nước và không khí

+ Tiết kiệm nước

+ Không khí cần cho sự cháy, sự sống

+ Tại sao có gió, bão

+ Âm thanh, ánh sáng

+ Nóng, lạnh và nhiệt độ

+ Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt

+ Tính dẫn nhiệt của vật chất và không khí

+ Đặc điểm và ứng dụng của một số chất và dạng năng lượng thường gặp trongđời sống, sản xuất

b Về kĩ năng

Trang 31

Qua chủ đề “Vật chất và năng lượng”, bước đầu giúp HS hình thành và pháttriển và củng cố một số kĩ năng cơ bản sau:

+ Các kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm đơn giản, gần gũi trong đời sống, sảnxuất

+ Biết phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sựvật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng diễn đạt hiểu biết, suy nghĩ của bản thân; tìm thôngtin thông qua lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ

+ Tăng cường phát triển kĩ năng nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

c Về thái độ

+Có ý thức và biết vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống

+ Có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước và không khí nóiriêng

+ Giải đáp và dự đoán được một số hiện tượng thiên nhiên đơn giản

+ Biết sử dụng nhiệt kế

+ Có ý thức bảo vệ môi trường xunh quanh để tránh xảy ra những thiên tai dotác động của con người gây ra

+ Ham hiểu biết khoa học

+ Yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đất nước

1.3.2.2 N i dung ộ

Chủ đề “Vật chất và năng lượng” trong sách Khoa học lớp 4 theo chương trìnhVNEN được biên soạn thành 18 bài được học trong cả học kì I và học kì II Nội dungchủ yếu của chủ đề này là cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về tính chất, đặcđiểm, vai trò, ứng dụng của các loại vật chất và năng lượng trong cuộc sống Cụ thể:

- Ở học kì I, trong chủ đề “Vật chất và năng lượng”, HS học 9 bài, từ bài 12

“Nước có những tính chất gì” đến bài 20 “Không khí bị ô nhiễm, Bảo vệ bầu khôngkhí trong sạch” Qua các bài học này HS được tìm hiểu về các nội dung có liên quanđến:

Trang 32

+ Nước: Một số tính chất của nước; sự chuyển thể của nước; vai trò củanước; nhận biết được nước sạch hay ô nhiễm;một số biện pháp bảo vệ nguồnnước và cách làm sạch nước.

+ Không khí: Không khí có ở đâu; tính chất, thành phần, vai trò củakhông khí với sự cháy và sự sống; nhận biết được không khí bị ô nhiễm và cáchbảo vệ không khí trong sạch

+ Tìm hiểu thêm hai hiện tượng tự nhiên có liên quan tới sự chuyển độngcủa không khí là gió và bão

- Ở học kì II, trong chủ đề “ Vật chất và năng lượng”, HS học 9 bài, từ bài 21

“Âm thanh” đến bài 29 “Nhiệt cần cho sự sống” Qua các bài học này, HS được tìmhiểu về các nội dung có liên quan đến:

+ Âm thanh: Các nguồn phát ra âm thanh, khả năng lan truyền của âmthanh; vai trò của âm thanh trong cuộc sống

+ Ánh sáng: Biết được một số vật tự phát sáng hoặc được chiếu sáng, vaitrò của ánh sáng đối với sự sống, với đôi mắt

+ Nhiệt độ: Nóng; lạnh; nhiệt độ; vật dẫn nhiệt; vật cách nhiệt; cácnguồn nhiệt; một số tính chất, vai trò của các nguồn nhiệt

Sau khi học xong chủ đề “Vật chất và năng lượng”, HS sẽ được làm một phiếukiểm tra Thông qua phiếu kiểm tra, HS được ôn lại các kiến thức trong chủ đề “Vậtchất và năng lượng” một cách khoa học và có hệ thống Qua đó, các kiến thức của HSđược củng cố và khắc sâu hơn; đồng thời giúp HS dễ dàng hơn trong việc vận dụngnhững kiến thức đã học trong cuộc sống

1.4 Đ c đi m tâm lý c a h c sinh ti u h c ặ ể ủ ọ ể ọ

1.4.1 Đ c đi m nh n th c ặ ể ậ ứ

1.4.1.1 Tri giác

Tri giác của HSTH mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổnđịnh Do đó, HS phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, lẫn lộn,thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn Ở đầu bậc tiểu học, trẻ chưa cókhả năng điều khiển tri giác của mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ

mỉ và chi tiết, tri giác ở thời điểm này thường gắn với hành động trực quan Đến cuốibậc tiểu học, HS đã nắm được kỹ thuật tri giác, học cách nghe, cách nhìn, phân biệt

Trang 33

được những dấu hiệu chủ yếu và quan trọng của sự vật, tri giác dần mang tính có chủđịnh (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm bài tập từ dễđến khó…)

1.4.1.2 Chú ý

Với những trẻ ở đầu tiểu học, sự chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểmsoát, điều khiển chú ý còn hạn chế.Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thếhơn chú ý có chủ định, HS thường chú ý khi có động cơ gần Lúc này, trẻ chỉ quan tâmchú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiềutranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ cònyếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trìnhhọc tập

Giai đoạn cuối tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ýcủa mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ýchí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay mộtbài hát dài, Giai đoạn này, trẻ buộc phải theo dõi các đối tượng, phải nắm lấy nhữnghiểu biết mà tại thời điểm đó trẻ hoàn toàn không thích thú Dần dần trẻ học được cáchđiều khiển, chuyển và duy trì chú ý một cách bền vững đến những đối tượng cần thiếtchứ không phải là những đối tượng có sự hấp dẫn bề ngoài Trong sự chú ý của trẻ đãbắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thờigian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảngthời gian quy định

Trang 34

Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghinhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của HS, sức hấp dẫncủa nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của HS

1.4.1.4 T ưở ng t ượ ng

Tưởng tượng của HSTH đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ

có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng phong phú Tuy nhiên, tưởngtượng của HS vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:

- Ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2, 3): Đặc điểm chung của trí tưởng tượng của HS ởgiai đoạn này là hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản và dễ thay đổi HS đã có khả năngtái tạo gần đúng đối tượng thực nhưng các chi tiết, các sự kiện còn nghèo nàn (trẻ hay

bỏ sót nhiều chi tiết), các hình ảnh được cấu trúc thường ở dạng tĩnh Trẻ hình dungcác trạng thái đầu và cuối của đối tượng đang vận động

- Ở giai đoạn sau (lớp 4, 5): Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từnhững hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Ở giai đoạn này, tưởng tượngsáng tạo tương đối phát triển, trẻ đã bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽtranh,… Đặc biệt, tưởng tượng của HS trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởicác xúc cảm, tình cảm, những sự vật, hiện tượng đều gắn liền với những rung độngtình cảm của HS Trong quá trình tưởng tượng số lượng các chi tiết, các sự kiện đượctái tạo tăng lên đáng kể HS đã có thể hình dung được khá đầy đủ các trạng thái trunggian của cả quá trình vận động của đối tượng, dù chúng được bộc lộ trực tiếp hayngầm ẩn

Tính chủ định trong tưởng tượng đã tăng lên cơ bản Điều này được thể hiệnqua việc trẻ đã tái tạo lại cho mình các hình ảnh tùy theo tính chất bài dạy của GV vàcủa từng môn học Đồng thời, HS đã biết huy động trí tưởng tượng tái tạo vào việcsáng tạo ra các ý tưởng, các hình ảnh – tức là dựa vào tưởng tượng tái tạo để phát triểntưởng tượng sáng tạo

1.4.1.5 T duy ư

Trang 35

Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duytiền thao tác sang tư duy thao tác Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi trẻ trong giai đoạnmẫu giáo và đầu tiểu học tư duy chủ yếu trong diễn ra trong trường hành động: tứcnhững hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của cácgiác quan) Thực chất của loại tư duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích,

so sánh, đối chiếu các sự vật, các hình ảnh về sự vật.Về bản chất, trẻ chưa có các thaotác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong Trong giai đoạn 1 (từ 6 – 7tuổi) thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, cụ thể:

+ HS chủ yếu học bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựatrên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan

+ Những khái quát của HS về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếudựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấuhiệu thuộc về công dụng và chức năng

+ Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tổng thể

+ Tư duy phân tích bằng đầu đã hình thành nhưng còn yếu

Trong giai đoạn tiếp theo, thường ở đa số HS lớp 3 và lớp 4, HS đã chuyểnđược các hành động phân tích, khái quát, so sánh từ bên ngoài thành các thao tác trí

óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động vớiđối tượng thực, chưa thoát lý khỏi chúng Đó là các thao tác cụ thể Biểu hiện rõ nhấtcủa bước phát triển là HS đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả năngbảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng Ở giai đoạn 2 (từ 8 –

12 tuổi) này, tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, cụ thể:

+ HS nắm được các mối quan hệ của khái niệm

+ Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, khônggian, thời gian,… được hình thành và phát triển mạnh

Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành Theo lí thuyết pháttriển trí tuệ của Piaget thì đây được gọi là giai đoạn vận dụng NL tư duy cụ thể

Trang 36

(concrete operational stage) với hai đặc điểm nổi bật là HS am hiểu nguyên lí bảo tồn

và khái niệm nghịch đảo Tuy nhiên tư duy của HS còn bị hạn chế bởi sự ràng buộcvới những thực tại vật chất cụ thể Tư duy trừu tượng của HS còn gặp rất nhiều khókhăn

1.4.2 Đ c đi m nhân cách ặ ể

1.4.2.1 Tính cách

Tính cách của HS được hình thành từ rất sớm ở thời kì trước tuổi đến trường Ởgiai đoạn này, mỗi em có một nét tính cách riêng như em thì trầm lặng, có em lại sôinổi, mạnh dạn hay có em lại nhút nhát,… Tuy nhiên, những nét tính cách này của HSmới được hình thành, chưa ổn định và có thể thay đổi dưới tác dụng giáo dục của giađình và nhà trường

Ở lứa tuổi này của HSTH, chúng ta dễ nhận thấy được tính xung động tronghành vi của HS (khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới ảnh hưởng của kích thíchbên trong hoặc bên ngoài) Do vậy hành vi của HS dễ có tính tự phát

Phần lớn HSTH có nhiều nét tính cách tốt như: giàu lòng vị tha, tính ham hiểubiết, tính hồn nhiên, tính chân thực, lòng thương người,… Hồn nhiên trong mối quan

hệ với người lớn, với thầy cô giáo, bạn bè Hồn nhiên nên HS rất cả tin vào sách vở,tin vào người lớn, tin vào khả năng của bản thân

Tính hay bắt chước cũng là một nét tính cách quan trọng của HS ở lứa tuổi này

HS thích bắt chước các hành vi, cử chỉ,… của thầy cô giáo, gia đình, mọi người xungquanh hay các nhân vật trong phim ảnh,… Cho nên cần xem tính bắt chước như mộtđiều kiện thuận lợi cho việc giáo dục HS bằng những tấm gương tích cực, cụ thểnhưng cũng cần chú ý điểm tiêu cực của của tính bắt chước

Đa số HSTH nước ta đã được làm quen với lao động từ rất sớm Thông qua laođộng, HS có thể rèn luyện một số phẩm chất tốt đẹp như tính kỉ luật, sự cần cù, óc tìmtòi, khả năng sáng tạo,… Vì vậy, nhà trường cần khuyến khích HS tham gia các hoạtđộng lao động công ích qua đó HS có thể hình thành được các thói quen và phẩm chấttốt đẹp

Trang 37

Nhìn chung trong giai đoạn này,tính cách của HS mang một số nét chung nhưmang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ nhữngnhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình một cách hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng;tính cách của HS lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những NL, tổ chức của HS còn chưabộc lộ rõ hết nếu được tác động một cách hợp lí chúng sẽ được hình thành và pháttriển Tính cách của HS còn đang trong quá trình hình thành, việc hình thành khôngthể diễn ra trong một sớm một chiều nên tính cách của HS sẽ được hình thành và pháttriển cùng với quá trình học tập và rèn luyện của HS.

1.4.2.2 Xúc c m - tình c m ả ả

Tình cảm của HSTH mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vậthiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn nonnớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũngnhanh cười, rất hồn nhiên vô tư

Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so vớituổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều)

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của HSTH luôn luôn kèmtheo sự phát triển năng khiếu: ở HS có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ ca, hộihọa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao chovẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ

Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho HSTH cần ở nhà giáo dục sự khéo léo,

tế nhị khi tác động đến HS; nên dẫn dắt HS đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấpdẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho HS thông qua các hoạt động cụthể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trườnglớp, khu dân cư,

Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhàtrường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Sau 5năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của HSTH mang những đặc điểm cơ bản

Trang 38

sau: Nhân cách của HS lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình pháttriển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô

tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của HS lúc này còn mang tính tiềm

ẩn, nhữngNL, tố chất của HS còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thíchứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của HS còn mang tính đanghình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, vớiHSTH còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cáchcủa HS sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình

Tiểu kết: Ở chương này, chúng tôi đã nghiên cứu tài liệu và trình bày lí luận

chung về đề tài nghiên cứu như: Một số vấn đề về NL và NL học tập; Mô hình trườnghọc mới VNEN; Tổng quan về chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học lớp 4theo chương trình VNEN và một số đặc điểm về tâm lý của HSTH Đây là cơ sở banđầu để chúng tôi tiến hành triển khai việc khảo sát một số NL học tập của HS trongchủ đề “Vật chất và năng lượng” môn Khoa học 4 theo chương trình VNEN ở chương2

Trang 39

CH ƯƠ NG 2

T CH C KH O SÁT M T S NĂNG L C H C T P Ổ Ứ Ả Ộ Ố Ự Ọ Ậ

C A H C SINH TRONG CH Đ “V T CH T VÀ NĂNG L Ủ Ọ Ủ Ề Ậ Ấ ƯỢ NG” MÔN KHOA H C L P 4 THEO CH Ọ Ớ ƯƠ NG TRÌNH VNEN 2.1 Xác đ nh m t s năng l c h c t p c a h c sinh đ ị ộ ố ự ọ ậ ủ ọ ượ c rèn luy n ệ trong ch đ “V t ch t và năng l ủ ề ậ ấ ượ ng” môn Khoa h c l p 4 theo ọ ơ

ch ươ ng trình VNEN

2.1.1 Năng l c quan sát ự

2.1.1.1 Khái ni m ệ

a Khái niệm quan sát

Quan sát có những cách định nghĩa, như:

- Xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó [11]

- Là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… đểthu thập các thông tin nhằm đáp ứng những mục đích nào đó [22]

Từ những cách định nghĩa trên ta có thể rút ra được quan sát không đồng nghĩavới nhìn Quan sát là cách tiếp cận, nhìn nhận sự việc có chủ đích và phương pháp đãđịnh trước nhằm thu thập thông tin về sự vật để phục vụ cho mục đích nhất định Quansát trong các môn học ở bậc tiểu học nói chung và trong môn Khoa học nói riêng làcách thức GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật,hiện tượng một cách có mục đích, có trọng tâm, có kế hoạch… qua đó rút ra những kếtluận khoa học phục vụ cho quá trình tiếp thu kiến thức

b Khái niệm NL quan sát

NL quan sát là khả năng xem xét một cách tỉ mỉ một sự vật hiện tượng nào đó

và lí giải nó một cách chính xác Trên thực tế, NL quan sát nhạy bén thường đi với một

bộ óc linh hoạt NL quan sát không chỉ thể hiện ở việc nhìn bằng mắt bởi vì khi chúng

ta quan sát một đồ vật nào đó, không chỉ đơn thuần là nhìn bằng mắt mà còn cần ngửibằng mũi, sờ bằng tay NL quan sát là NL cơ bản nhất, quan trọng nhất trong các hoạtđộng tinh thần, trí tuệ của con người Nếu không có NL quan sát chính xác thì không

Trang 40

thể có cách suy nghĩ chính xác.

NL quan sát được hình thành bởi: Sự đào tạo; khả năng sử dụng các giác quan;

sự nhạy cảm tự thân; tư duy lô-gíc

2.1.1.2 M t s v n đ v năng l c quan sát ộ ố ấ ề ề ự

a Ưu điểm- hạn chế của quan sát

Ưu điểm

- Phù hợp đặc điểm nhận thức của HSTH: Nhận thức cảm tính là chủ yếu, tư duy

cụ thể, trí nhớ trực quan-hình tượng, chú ý không chủ định, giúp HS rèn luyện,phát triển các giác quan

- Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và trải nghiệm từ đó góp phần củng cố vàchính xác hóa những kiến thức, biểu tượng đã có

- Kích thích ở HS tính ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng xungquanh, phát triển khả năng tư duy nhạy cảm

Hạn chế

- Biểu tượng thu nhận được chưa sâu sắc

- Phạm vi nhận biết sự vật, hiện tượng bị bó hẹp: Chỉ nhận biết được sự vật, hiệntượng trong môi trường gần

- HS thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát, mà không huy động tối đa tất cảcác giác quan để quan sát (trong các trường hợp cụ thể) nên việc quan sát đôikhi không đạt được hiệu quả cao

b Vấn đề cần lưu ý khi tổ chức cho HS quan sát

Lần lượt thực hiện các bước:

Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.

Tùy theo nội dung học tập GV sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độcủa HS và điều kiện của từng địa phương

Bước 2: Xác định mục đích quan sát.

Trong quá trình quan sát không phải lúc nào HS cũng rút ra được những đặc

Ngày đăng: 03/06/2019, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w