1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔĐUN 18 phương pháp dạy học tích cực BDTX

6 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 24,17 KB

Nội dung

Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu

Trang 1

MÔĐUN 18 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

A LÍ DO CHỌN MÔĐUN:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội

Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học Định hướng đổi mới PPD&H đã được xác định trong Nghị Quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4, đã ghi “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say

mê học tập và ý chí vươn lên”

B NỘI DUNG MÔĐUN:

I DẠY HỌC TÍCH CỰC:

1 Dạy học tích cực

Dạy họ tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình

độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học

Dạy học tích cực là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh (HS)

có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực (D&HTC) Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học D&HTC là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập

2 Dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực:

2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:

Trong D&HTC, người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập

do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không

Trang 2

thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân

2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:

D&HTC xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là một mục tiêu dạy học

Trong PP học thì cốt lõi là PP tự học, điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa chọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi

cá nhân, kết quả học tập sẽ nâng cao

2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác:

Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh HS khá giỏi không có điều kiện để phát triển HS yếu kém cũng không có cơ hội để vươn lên

Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình

độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập Cần tăng cường cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh

Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan

hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ HS không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau

Dạy học thông qua hợp tác nhóm tạo nên mối quan hệ tương tác giữa trò với trò, giữa thày với trò, tạo nên sự bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên và tạo nên môi trường học tập an toàn Học tập hợp tác theo nhóm còn phát triển ở HS kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và lãnh đạo Thông qua đó hình thành ở HS những phẩm chất của người lao động mới

2.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò:

Trong dạy - học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trang 3

Trong dạy học thụ động, GV giữ độc quyền đánh giá HS Trong D&HTC, học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS

Để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế

Thông qua việc đánh giá, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp

II CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

1 Một số phương pháp dạy học tích cực:

1.1 Phương pháp vấn đáp

1.2 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

1.3 Phương pháp hoạt động nhóm

1.4 Phương pháp đóng vai

1.5 Phương pháp động não

2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực:

2.1 Kĩ thuật chia nhóm 2.9 Kĩ thuật “ Trình bày 1 phút”

2.2 Kĩ thuật giao nhiệm vụ 2 10 Kĩ thuật “Chúng

em biết 3”

2.3 Kĩ thuật đặt câu hỏi 2.11 Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” 2.4 Kĩ thuật “khăn trải bàn” 2.12 Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”

2.5 Kĩ thuật “phòng tranh” 2.13 Kĩ thuật “Lược đồ

Tư duy”

2.6 Kĩ thuật “công đoạn” 2.14 Kĩ thuật “Viết tích cực” 2.7 Kĩ thuật “các mảnh ghép” 2.15 Phân tích phim Video 2.8 Kĩ thuật động não:

III KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN:

Trang 4

1 Kĩ thuật đặt câu hỏi:

Trong quá trình giảng dạy, hệ thống câu hỏi của GV giữ một vai trò rất quan trọng , nhằm định hướng, dẫn dắt cho HS từng bước phát hiện ra bản chất sự việc, quy luật hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, khả năng khám phá

Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Liên quan đến việc thực hiện MT bài học , ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với trình độ HS; kích thích suy nghĩ của HS; phù hợp với thời gian thực tế; sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc

Có 2 cách đặt câu hỏi cho HS: dạng câu hỏi đóng và dạng câu hỏi mở

Câu hỏi đóng thường hàm ý câu trả lời HS trả lời đơn giản, không cần tư duy nhiều Câu hỏi mở tạo cho HS nêu được ý kiến của cá nhân, phải tư duy mới tìm được câu trả lời đúng và có sức thuyết phục Dạng câu hỏi này sử dụng nhiều trong PPDH tích cực

Ví dụ: Khi dạy bài “Sóng” của Xuân Quỳnh, thay vì GV hỏi: “Bài thơ được viết

theo thể thơ gì? có từ ngữ nào được lặp lại không?” (câu hỏi đóng) thì GV nên hỏi:

“Anh chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ Sóng? Âm điệu, nhịp điệu

đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?” (câu hỏi mở)

2 Kĩ thuật “các mảnh ghép”:

2.1 Mục đích: - Nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

- Kích thích sự tham gia tích cực của HS

2.2 Cách thức tiến hành:

Vòng 1:

- Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người

- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ

- Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao

- Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm

Vòng 2:

- Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từ nhóm 3 )

Trang 5

- Các câu trả lời và thông tin ở vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

- Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới được giao cho nhóm mới để giải quyết

- Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2

Ví dụ: Áp dụng kĩ thuật “các mảnh ghép” khi dạy bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói

và ngôn ngữ viết” (Ngữ văn 10 – tập 1)

GV chia lớp thành 3 nhóm làm việc tại 3 góc:

Nhóm 1 lập bảng so sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo các tiêu chí: phương tiện ngôn ngữ; tình huống giao tiếp; phương tiện phụ trợ; từ ngữ, câu văn

Nhóm 2 làm các bài tập 1,2 trong SGK

Nhóm 3 tìm các ví dụ về ngôn ngữ nói và viết trong văn học và đời sống

Sau một thời gian làm việc khoảng 15 phút, các nhóm HS sẽ hoán đổi vị trí theo chiều kim đồng hồ để trải nghiệm các nhiệm vụ (15 phút)

Cuối cùng đại diện các nhóm sẽ trình bày hiểu biết của mình về ngôn ngữ nói và viết

3 Kĩ thuật “khăn phủ bàn”:

Mục đích:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

3.2 Cách tiến hành kĩ thuật “khăn phủ bàn”:

- Hoạt động theo nhóm (4 người/nhóm)

- Mỗi người ngồi vào vị trí ở 4 phía

- Tập trung vào câu hỏi hoặc chủ đề

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, viết vào ô ý kiến cá nhân của mình về vấn đề được hỏi

- Khi mọi người đều viết xong, chia sẻ và thảo luận câu trả lời

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn

Trang 6

Ví dụ: Vận dụng kĩ thuật này vào dạy trích đoạn “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Ngữ văn 11), GV nêu vấn đề: “Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền”? Mạch cảm hứng chủ đạo của đoạn trích là gì?

HS sẽ viết ý kiến cá nhân: có HS cho rằng Gia – ve là “người cầm quyền” bởi hắn đại diện cho pháp luật lúc bấy giờ Bấy lâu nay, hắn vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma- đơ- len nhưng kể từ khi Ma- đơ- len tự thú, trở về với tên họ thật là 1 người tù khổ sai thì cũng là lúc tên mật thám Gia-ve “khôi phục” quyền hành của hắn

Tuy nhiên, sẽ có HS nghĩ khác: Giăng – Van – Giăng mới chính là “người cầm quyền khôi phục uy quyền” bởi lúc đầu tên thanh tra rất hống hách nhưng rồi hắn

“run sợ”, nem nép nghe theo Giăng-Van-Giăng Ban đầu Giăng-Van-Giăng nhún nhường nhưng càng ngày ông càng lấy lại uy thế và sức mạnh của mình trước Gia-ve

Từ các ý kiến cá nhân, cả nhóm sẽ thống nhất: đặt trong phạm vi trích đoạn, ý kiến thứ hai thuyết phục hơn

C KẾT LUẬN: Trên đây một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

chúng ta có thể vận dụng trong các bài dạy của mình sao cho đạt hiệu quả cao Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả mong muốn Học sinh không chỉ hứng thú với tiết học, tiếp thu bài nhanh hơn mà còn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng tư duy, nói trước đám đông, phát triển kỹ năng Đó là mục tiêu của dạy học hiện đại

Ngày đăng: 31/05/2019, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w