MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô Phú Thọ (Trang 37 - 40)

CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÔNG LÔ, PHÚ THỌ3.1. Xây dựng bộ máy kế toán quản trị 3.1. Xây dựng bộ máy kế toán quản trị

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô là một doanh nghiệp sản xuất thuộc loại có quy mô vừa và nhỏ. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật tương đối đơn giản.

Vì vậy nên tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán. Kế toán viên theo dõi chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành này.

Ngoài ra, công ty cũng nên bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác, như: thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Các nội dung này giao cho kế toán trưởng đảm nhiệm.

3.2. Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm

Xác định các trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí bao gồm: Trung tâm trách nhiệm, trung tâm thực hiện, trung tâm chính, trung tâm phụ. Việc xác định các trung tâm chi phí với mục tiêu chính là cung cấp thông tin để xác định giá phí, giá thành và đánh giá trách nhiệm của các bộ phận như bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý,… từ đó tăng cường công tác hạch toán nội bộ.

Hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu quản trị của công ty.

- Việc phân loại chi phí SX theo nội dung kinh tế cần được quan tâm hơn ở góc độ tổ chức kế toán chi phí SX thích hợp với từng loại chi phí, mở các TK cấp 2, cấp 3 nhằm phục vụ cho việc tổng hợp chi phí theo yếu tố được thuận lợi.

- Phân loại chi phí SX theo mục đích, công dụng kinh tế cần phải thực hiện chi tiết hơn nữa, đảm bảo công tác kế toán chi tiết, công tác kế toán tập hợp chi phí SX theo đúng đối tượng và chính xác hơn nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và phân tích các khoản mục chi phí.

- Thực hiện các cách phân loại khác trong quá trình ra quyết định như: chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được…

Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phục vụ cho kế toán quản trị.

Để phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải vận dụng hệ thống tài khoản để mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 và các chi tiết bằng cách mã hóa theo các trung tâm chi phí, theo sản phẩm, chi tiết sản phẩm,…

Hoàn thiện phương pháp tổng hợp, phân bổ chi phí SX chung và tính giá thành sản phẩm

- Đối với chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng, vì vậy cần cải tiến tổ chức SXKD để tăng cường hạch toán trực tiếp. Trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng thì phải phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ nên chọn là định mức chi phí vì vậy phải xây dựng được hệ thống định mức.

- Đối với khoản mục chi phí SX chung là khoản mục có nhiều nội dung khác nhau và liên quan đến nhiều đối tượng, cần tập hợp theo nội dung, theo địa điểm phát sinh và phân bổ theo nội dung từng yếu tố SX chung.

- Đối với các chỉ tiêu giá thành: cần hoàn thiện các chỉ tiêu giá thành phục vụ cho quản trị như: giá thành SX toàn bộ, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ…

Xây dựng các định mức chi phí và lập dự toán chi phí

Để đáp ứng yêu cầu quản trị tại công ty, kế toán quản trị chi phí và giá thành không chỉ dừng lại việc cung cấp thông tin đã thực hiện mà còn phải tính toán, xây dựng các định mức, lập dự toán chi phí sản xuất.

- Xây dựng các định mức chi phí: Định mức chi phí bao gồm định mức giá và định mức lượng và được xây dựng trên nguyên tắc là phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả đạt được, kết hợp với những thay đổi về điều

- Xây dựng các dự toán chi phí sản xuất. Việc xây dựng các dự toán chi phí được căn cứ vào các định mức chi phí (Xây dựng các dự toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí SX chung)

Hoàn thiện kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

- Thiệt hại về sản phẩm hỏng được phản ánh trong các khâu: lập kế hoạch, định mức, dự toán trong SXKD đối với sản phẩm hỏng trong định mức và các báo cáo bất thường đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức

- Thiệt hại về ngừng SX: Để tránh các khoản thiệt hại về ngừng SX cần phải lập kế hoạch để thực hiện trích trước chi phí liên quan đến khoản thiệt hại này

Thiết kế, xây dựng các báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành và tổ chức cung cấp thông tin cho các cấp độ quản trị trong doanh nghiệp.

Thiết kế, xây dựng báo cáo cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch, Báo cáo trách nhiệm quản lý, báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá, báo cáo thông tin cho người ra quyết định.

C. KẾT LUẬN

Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý ở nước ta đã làm thay đổi toàn diện về yêu cầu quản lý kinh tế nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Chỉ trong một thời gian ngắn kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kế. Hàng loạt các chính sách mới được ban hành nhằm điều hành và kiểm soát kinh tế bằng luật pháp, các biện pháp và công cụ quản lý kinh tế. Kế toán là công cụ quản lý kinh tế tất yếu có sự đổi mới không chỉ ở phương diện ghi chép phản ánh, lưu trữ mà còn quan trọng hơn là thiết lập được một hệ thống thông tin nhằm cung cấp cho quá trình ra quyết định quản lý. Kế toán quản trị là một tất yếu trong cơ chế thị trường, là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý. Đặc biệt kế toán quản trị chi phí và giá thành là một nội dung quan trọng và chủ yếu nhất của kế toán quản trị.

Sau thời gian tìm hiểu thực tiễn về kế toán quản trị tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô – Phú Thọ kết hợp với những kiến thức đã học được trong nhà trường, em đã hoàn thành Bài thu hoạch Chuyên đề Kế toán quản trị “Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần

đầu tư và xây dựng Sông Lô, Phú Thọ” Bài thu hoạch đã làm rõ được một số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vấn đề sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.

- Phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm. Từ đó rút ra được những ưu điểm, những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty.

- Từ những hạn chế còn tồn tại, đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty.

Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tế nên Bài thu hoạch không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót… Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để chuyên đề thêm phong phú về

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô Phú Thọ (Trang 37 - 40)