Tổng CP NVL chính dùng
sản xuất cột điện ly tâm Chi phí NVL phụ phân bổ
cho cột điện ly tâm 14B = 52.236.660
9.431.105.433- CP NC trực tiếp (CP NCTT): 75.561.682đ - CP NC trực tiếp (CP NCTT): 75.561.682đ - CP SX chung (CP SXC): 64.791.048đ Tổng CPSX phát sinh trong kỳ = CP NVLC + CP NVLP + CP NCTT + CP SXC = 778.613.711 + 4.312.557 + 75.561.682 + 64.791.048 = 923.278.998đ Tổng giá thành sản phẩm = Tổng CP = 923.27.998đ
Giá thành của 1 cột điện ly tâm 14B = Tổng CP / Lượng nhập
= 923.278.998 / 176 = 5.245.903đ
2.3. Đánh giá chung về công tác kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô, Phú Thọ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô, Phú Thọ
2.3.1. Ưu điểm
Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về kế toán giá thành tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô - Phú Thọ, có thể nhận thấy những ưu điểm trong trong công tác kế toán nói chung, kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm nói riêng như sau:
- Về cơ bản, Công ty đã thực hiện tốt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm của công ty, thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ hạch toán ban đầu theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đảm bảo với hoạt động của công ty. Chế độ Báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của Nhà nước và lãnh đạo công ty.
- Việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã giúp kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế toán giá thành, cung cấp thông tin giúp nhà quản lý có căn cứ để đưa ra quyết định kinh tế, tài chính đúng đắn, sát thực.
2.3.2. Hạn chế
- Công ty chưa thực sự chú trọng tới công tác tổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm nói riêng. Các báo cáo quản trị dùng để báo cáo về tổng công ty vẫn là các báo cáo trong kế toán tài chính. Nó chưa mang tính chất so sánh được của các thông tin, chưa mang tính chất dự báo, vì vậy mà còn hạn chế trong việc phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của công ty.
- Về hệ thống tài khoản chi tiết dùng để tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp CPSX. Các tài khoản phản ánh CPSX chung chưa chi tiết, chưa đầy đủ các yếu tố của chi phí như quy định của bộ tài chính, TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa được mở chi tiết cho các chi nhánh, vì vậy mà chưa phản ánh được CPSX của từng chi nhánh.
- Các bảng tính trong quy trình tính giá thành sản phẩm còn rườm rà, chưa thực sự ngắn gọn. Có khá nhiều chỉ tiêu mà ở các bảng bị trùng lặp, có thể rút gọn