Đề tài luận văn, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên khoa quản trị kinh doanh, quản trị marketing, quản trị doanh nghiệp. Xuất nhập khẩu, xuất khẩu, xuất khẩu dệt may, xnk hàng dệt may việt nam.
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình cũng như hoàn thành chươngtrình học bốn năm tại trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, em đãnhận được sự chỉ dạy tận tình với những kinh nghiệm quý báu từ quý thầy cô bộ mônkhoa Quản Trị Kinh Doanh trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh An,người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trìnhthực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH May Tinh Lợi đã tạo điều kiệncho em thực hiện công tác thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việcnghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trongCông ty đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian thực tập tại đây
Thật lòng vô cùng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của toàn thể gia đình, bạn
bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá trìnhhọc tập vừa qua
Mặc dù đã hết sức cố gắng song khóa luận tốt nghiệp không thể tránh nhữngthiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài hoàn thiệnhơn
Xin kính chúc Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo nhữngtri thức tiếp theo trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1.1 Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 3
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu 5
1.2 Quá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa 9
1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 13
1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 13
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 14
1.4 Thị trường dệt may EU và thuận lợi, khó khăn xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 18
1.4.1 Khái quát về thị trường EU 18
1.4.2 Xuất khẩu hàng dệt may sang EU 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI 24
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH May Tinh Lợi 24
2.1.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH May Tinh Lợi 24
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 26
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ 27
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty 28
2.1.6 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH May Tinh Lợi 30
2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH May Tinh Lợi 37
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH May Tinh Lợi 38
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty 38
2.2.2 Cơ cấu hàng dệt may vào thị trường EU 39
2.2.3 Hình thức xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH May Tinh Lợi sang thị trường sang EU 42
Trang 32.2.4 Quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu 43
2.2.5 Đối tác của Công ty 46
2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thúc đẩy tại Công ty TNHH May Tinh Lợi 47
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng mặc của Công ty TNHH May Tinh Lợi 49
2.3.1 Những thành tựu đạt được 49
2.3.2 Hạn chế 51
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI 55
3.1 Định hướng phát triển của Công ty từ nay cho đến năm 2020 55
3.1.1 Quan điểm phát triển của Công ty TNHH May Tinh Lợi 55
3.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty 56
3.2 Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH May Tinh Lợi 57
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường 57
3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của Công ty 57
3.2.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu, và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực 58
3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã 59
3.2.5 Tạo nguồn vốn cho xuất khẩu 60
3.2.6 Giải pháp quản trị rủi ro tại các khâu trong thực hiện hợp đồng gia công 60
3.2.7 Đảm bảo tiến độ sản xuất thực hiện hợp đồng 61
3.2.8 Tăng cường hoạt động marketing xuất khẩu 62
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 63
3.3.1 Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành Dệt may 63
3.3.2 Giải pháp về phát triển công nghệ 64
3.3.3 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 64
3.3.4 Các giải pháp về vốn 64
3.3.5 Các chính sách ưu đãi về thuế quan 64
3.3.6 Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu 65
3.3.7 Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới 65
3.3.8 Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để khuyến khích xuất khẩu 66
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast Asian Nations
2 ATC Hiệp định hàng dệt
4 BHXH Bảo hiểm xã hội
6 C/O Giấy chứng nhận xuất xứ
8 KNXK Kim ngạch xuất khẩu
9 MFA Hiệp định đa sợi
11 NSNN Ngân sách nhà nước
12 NVL Nguyên vật liệu
13 TNHH Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn
14 TPP Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương
18 WTO Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)
Trang 5DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình xuất khẩu 12
Hình 2.1: Biểu tượng của Tập đoàn Crystal 24
Sơ đồ 2.1: Các thành viên của Tập đoàn Crystal 25
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH May Tinh Lợi 28
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may 35
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng lao động tại các chi nhánh Tập đoàn Crystal năm 2014 26
Bảng 2.2: Tổng số lao động của công ty TNHH May Tinh Lợi giai đoạn 2012-2014 30
Bảng 2.3: Lao động theo trình độ của Công ty từ năm 2012-2014 31
Bảng 2.4: Kim ngạch NK Nguyên vật liệu của Công ty qua các năm 2012-2014 32
Bảng 2.5: Máy móc thiết bị sản xuất của Công ty 34
Bảng 2.6: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH May Tinh Lợi 37
Bảng 2.7: Doanh thu và các khoản nộp Nhà Nước 38
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của công ty 39
Bảng 2.9 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH May Tinh Lợi 39
Bảng 2.10: Thị trường xuất khẩu của Công ty từ năm 2012- 2014 41
Bảng 2.11: Bảng các chứng từ trong bộ hồ sơ thanh toán đơn hàng 46
Bảng 2.12: Các khách hàng lớn của công ty TNHH May Tinh Lợi 46
Bảng 2.13: Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu 47
Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng KNXK tại công ty TNHH May Tinh Lợi 48
Bảng 2.15: Tốc độ tăng trưởng khách hàng của công ty TNHH May Tinh Lợi 49
Bảng 2.16: Kết quả thực hiện hợp đồng của công ty với các đối tác EU 50
DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty TNHH May Tinh Lợi giai đoạn 2012 - 2014 31
Biểu 2.2: Kim ngạch NK Nguyên vật liệu của Công ty qua các năm 2012-2014 33
Biểu 2.3: Tỷ lệ các mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty TNHH May Tinh Lợi 40 Biểu 2.4: Cơ cấu các thị trường của Công ty năm 2014 41
Biểu 2.5: Số bạn hàng của công ty TNHH May Tinh Lợi 46
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thấy được tầm quan trọng của ngành dệt may trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nền kinh tế Việt Nam từ khi thực hiện đổi mới, chuyển sangkinh tế thị trường và chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, thì kinh tếnước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, từng bước hòa nhập với xu hướng phát triểnchung của kinh tế thế giới Đảng và Nhà Nước ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.Ngành dệt may Việt nam đã phát triển từ lâu, là lĩnh vực mà nước ta có lợi thế vàtiềm năng phát triển rất cao Năm 2008, ngành dệt may xuất khẩu đã mang về cho đấtnước hơn 9,2 tỷ USD đóng góp quan trong vào ngân sách Quốc gia Theo quyết định
-về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2016 Địnhhướng 2020 vừa được Bộ Công Thương ký duyệt với mục tiêu “ phát triển ngành dệtmay thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn hướng về xuất khẩu và nângcao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc” đã cho Tuy nhiên, trong giai đoạn khókhăn chung của kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩuhàng dệt may như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu đề ra là một thách thức khôngnhỏ đối với toàn ngành
Thị trường EU với sức tiêu thụ hàng dệt may nhất nhì thế giới, hiện thị trườngnày đã và đang ngày trở trở nên quan trọng đối với không chỉ ngành công nghiệp dệtmay Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triểnkhác Do đó vấn đề cạnh tranh trên thị trường này hết sức khốc liệt Đặc biệt trong thờigian qua, kinh tế EU rơi vào suy thoái đã đặt ra không ít thách thức, khó khăn chongành dệt may Việt Nam nói chung và các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩuhàng dệt may nói riêng
Đối với công ty TNHH May Tinh Lợi, hiện thị trường EU chiếm tới 30% kimngạch xuất khẩu của toàn Công ty Vì vậy muốn duy trì và phát triển tại thị trường nàyCông ty cần chọn cho mình những hướng đi phù hơp
Trước thực tế trên, em xin chọn đề tài “Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng may mặc của Công ty TNHH May Tinh Lợi sang thị trường Châu Âu (EU)”
làm khóa luận tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc tạiCông ty TNHH May Tinh Lợi từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàngmay mặc tại Công ty sang thị trường EU
Để thực hiện được mục tiêu trên, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trang 8 Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc tại công ty TNHH MayTinh Lợi
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc tại công tyTNHH May Tinh Lợi
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường hàng may mặc của EU, sự tác động củamôi trường kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất khẩu củaCông ty TNHH May Tinh Lợi Nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty trong thờigian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới
4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng dệt maycủa Công ty sang thị trường EU và không mở rộng sang các hoạt động khác, thị trườngkhác
Về thời gian: phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu từ năm 2012 đến năm 2014
và đề xuất các giải pháp, kế hoạch để thúc đẩy xuất khẩu trong những năm tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng một vài phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp số liệu và so sánh: dùng các công cụ thống kê để tập hợptài liệu, số liệu, sau đó so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhâncủa sự thay đổi
Phương pháp phân tích tổng hợp: từ những thông tin thu thập được, cộng với tìnhhình thực tế trên thị trường để đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá
Phương pháp chuyên gia: tham gia ý kiến của giáo viên hướng dẫn: hỏi ý kiến,kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo và của các nhân viên trong công ty
6 Nội dung và kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận này gồm ba chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Thực trang hoat động xuất khẩu của Công ty TNHH May Tinh lợi sang thịtrường EU
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tạiCông ty TNHH May Tinh Lợi
Trang 9CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
a Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động nhằm tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xã hội ra nướcngoài
Xuất khẩu: là một phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường
quốc tế nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần chuyển cơ cấukinh tế của đất nước
Hoạt động xuất khẩu: là qúa trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia
và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà
là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bênngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạtđộng xản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế vàtừng bước nâng cao đời sống nhân dân Các mối quan hệ này xuất hiện có sự phâncông lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất
Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa học quản
lý với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh với cácyếu tố khác như: pháp luật, văn hoá, khoa học kỹ thuật… không những thế hoạt độngxuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước qua đó phát huy các lợithế bên trong và tận dụng những lợi thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sốngnhân dân và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cáchgiữa nước ta với các nước phát triển, mặt khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúpdoanh nghiệp phát triển ngày một cao hơn
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hóa và dịch
vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ
Xuất khẩu hàng may mặc là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đóhàng may mặc được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ
Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên củadoanh nghiệp Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hóacác hoạt động kinh doanh của mình
Chủ thể tham gia xuất khẩu hết sức đa dạng có thể là cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp hay chính phủ Mỗi chủ thể tham gia xuất khẩu có đặc điểm riêng phụ thuộcvào quy định về xuất khẩu của mỗi quốc gia cũng như từng loại mặt hàng và mục tiêucủa các chủ thể
Trang 10Thị trường xuất khẩu là thị trường nước ngoài có nhu cầu và tiềm năng tiêu thụsản phẩm xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu này phải có khả năng cạnh tranh trên thịtrường đó.
Hàng may mặc là một trong những mặt hàng đầu tiên tham gia vào lĩnh vựcthương mại quốc tế, do đặc điểm của ngành cũng như do nhu cầu của người dân trênthế giới về mặt hàng nhạy cảm này
Việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanhhàng may mặc có thể sử dụng được những khả năng vượt trội cũng như những lợi thếcủa họ Mặt khác, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm
do nâng cao khối lượng sản xuất, góp phần nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệpmình đồng thời giảm được rủi ro do tối thiểu hóa sự dao động của nhu cầu
Tiến hành hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng maymặc tiếp cận nhanh hơn với nên kinh tế thị trường, tích lũy được nhiều kinh nghiệmquốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm, mở rộng thị trường Chính vì vậy, hoạtđộng xuất khẩu hàng may mặc hiện nay được tiến hành ở hầu hết các nước trên thếgiới, đặc biệt là những nước có lợi thế về nhân lực và nguyên liệu Hoạt động xuấtkhẩu này mang lại những lợi ích rất lớn, đặc biệt là một nước đang phát triển như nướcta
b Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Đối với doanh nghiệp (DN).
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu: nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Đây là yếu tố quan trọng nhất
vì sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thu được vốn, có lợi nhuận để tái sảnxuất mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển
Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm vềhình thức kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với những công nghệ mới,hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới thích nghi với điều kiện kinh doanhmới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, phong phú Mặtkhác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tê mở cửa Do sức
ép cạnh tranh, do nhu cầu tự thân đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng quy
mô kinh doanh mà xuất khẩu là hoạt động tối ưu để đạt được yêu cầu đó
Đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế Nó là một bộ phận cơbản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúpchuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân Hoạt động xuấtkhẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta Với một nền kinh tế chậmphát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh việcđẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại
tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài Để thực hiện được chiến lược
Trang 11lâu dài đó, chúng ta phải nhận thức được ý nghĩa của hàng hoá xuất khẩu, nó được thểhiện:
Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng trong việc cảithiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩumáy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiệnđại hoá
Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát huyđược lợi thế so sánh, sử dụng lợi thế các nguồn lực trao đổi thành tựu khoa học côngnghệ tiên tiến Đây là yếu tố then chốt trong chương trình công nghiệp hoá - hiện đạihoá đất nước đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hay xuất khẩu cótính cạnh tranh ngày càng cao hơn
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiệnđời sống của người lao động
Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đốingoại của nước ta.Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh tế được mở rộngtính cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự đổi mới đểthích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoạt động xuất khẩu góp phần hoànthiện các cơ chế quản lý xuất khẩu của nhà nước và của từng điạ phương phù hợp vớiyêu cầu chính đáng của doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu
Mặt khác, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩysản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt ngành sản xuấtphát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu pháttriển như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc
tế đầu tư…, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điềukiện tiền đề kinh tế kỹ thuật đồng thời việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn, đưa kỹ thuật công nghệnước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu
a Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm: xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hoá do chính doanh nghiệp sản
xuất hoặc đặt mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu nhữngsản phẩm này với danh nghĩa là hàng của mình
Xuất khẩu trực tiếp có thể thông qua các phương tiện giao tiếp hiện đại như điệnthoại, e-mail, fax, để thỏa thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng
Các hình thức xuất khẩu trực tiếp chủ yếu là tham gia đấu thầu cung cấp hànghóa, dịch vụ, đàm phán ký kết hợp đồng trực tiếp với bạn hàng, trao đổi hàng hóa…
Để tiến hành một thương vụ xuất khẩu trực tiếp cần theo các bước sau:
Trang 12 Tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng nội địa với các đơn vị sản xuất kinh doanhtrong nước sau đó nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho các đơn vị sản xuất
Ký hợp đồng ngoại thương (hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài có nhucầu mua sản phẩm của doanh nghiệp), tiến hành giao hàng và thanh toán tiền.Với hình thức xuất khẩu trực tiếp này có:
Ưu điểm:
Thu được lợi nhuận cao nhờ giảm được các chi phí trung gian và tăng uy tín chodoanh nghiệp nhiều hàng hóa thỏa mãn yêu cầu của đối tác giao dịch
Công việc xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao
Do trao đổi trực tiếp nên ít xảy ra các hiểu lầm, sai sót
Doanh nghiệp chủ động trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới
Nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động thị trường để kịp thời có biệnpháp đối phó
Nhược điểm:
Yêu cầu doanh nghiệp có nguồn vốn đủ lớn
Đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có trình độ giao tiếptốt, nắm vững những nghiệp vụ về thị trường ngoại thương
Doanh nghiệp phải có đội ngũ marketing mạnh, trình độ chuyên môn cao
Có quan hệ tốt với bạn hàng
b Xuất khẩu gián tiếp
Khái niệm: xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài thông
qua một người thứ ba Người thứ ba là đại lý môi giới hay là người trung gian Cáctrung gian mua bán không chiếm hữu hàng hóa mà giúp doanh nghiệp xuất khẩu hànghóa ra nước ngoài, thường là mua bán qua các trung tâm thương mại, sở giao dịchhàng hóa, tham gia đấu thầu…
Tận dụng được lợi thế của các trung gian như: kinh nghiệm, thông tin và tiếtkiệm chi phì tìm hiểu thị trường
Tránh được những rủi ro không am hiểu thị trường hay biến động của nền kinh tế
Đơn giản hóa công việc của doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu
c Hình thức buôn bán đối lưu
Trang 13Khái niệm: là hình thức kinh doanh mà hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hóa có
giá tri tương đương với nhau Bản chất của hình thức này là hoạt động xuất khẩu gắnliền với nhập khẩu, người bán đồng thời đóng vai trò là người mua Tiền tệ khôngđược thanh toán trực tiếp nhưng nó làm vật ngang giá chung cho giao dịch này
Ưu điểm:
Tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng bất lợi của tỷ giá hối đoái do ít
sử dụng ngoại tệ để thanh toán
Có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu củamình
Giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ
Nhược điểm:
Phức tạp trong việc xác định giá trị tương đương của hàng hóa hay dịch vụ
Hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa
Viêc giao nhận hàng hóa khó tiến hành thuận lợi
Các công ty có thể nhận sản phẩm mà mình không quen thuộc từ đối tác
Diễn ra trong thời gian dài nên khó tránh những rủi ro về biến động giá cả
d Gia công quốc tế
Khái niệm: là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một
phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặcnhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởngthù lao ( gọi là phí gia công) theo thoả thuận
Hiện nay, hình thức gia công quốc tế được vận dụng khá phổ biến nhưng thịtrường của nó chỉ là thị trường một chiều và bên đặt gia công thường là những nướcphát triển và bên nhận gia công là những nước đang phát triển có nguồn lao động dồidào đây cũng là hình thức xuất khẩu đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia do nhữnglợi ích mà nó đem lại cả hai bên tham gia vào quá trình giao dịch Đối với bên đặt giacông thì họ có thể tìm kiếm được nguồn lao động giá rẻ cũng như những ưu đãi về đầu
tư tại các nước đang phát triển Đối với bên nhận gia công thì họ có thể giải quyếtđược việc làm cho lao động phổ thông cũng như những hỗ trợ chuyển giao công nghệ
Ưu điểm:
Giúp hoàn thiện hơn quá trình phân công lao động quốc tế
Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ
Nhược điểm:
Thù lao gia công tương đối thấp
Thù lao chuyển giao công nghệ không phải lúc nào cũng mang tính tích cực Nếukhông có những quy định về pháp luật chặt chẽ thì bên nhận gia công sẽ tiếpnhận các thiết bị “ rác” hoặc các công nghệ cũ kỹ lạc hâu từ các nước đặt giacông
e Xuất khẩu tại chỗ
Trang 14Khái niệm: là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu được bán ngay tại nước xuất
khẩu Doanh nghiệp ngoại thương không phải ra nước ngoài để đàm phán, ký kết hợpđồng mà người mua tự tìm đến doanh nghiệp để mua hàng Hơn nữa, doanh nghiệpcũng không phải làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá hay thuê phương tiệnvận chuyển Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, chokhách du lịch quốc tế
Đây là hình thức xuất khẩu đặc trưng, khác biệt so với hình thức xuất khẩu khác
và ngày càng được vận dụng theo nhiều xu hướng phát triển trên thế giới
Ưu điểm:
Giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện vận tải
Không chịu các chi phí bảo hiểm và rủi ro khác
Lợi nhuận cao do giảm bớt được các chi phí về bao bì, đóng gói, bảo quản, vậnchuyển…
Thu hồi vốn nhanh
Nhược điểm:
Doanh nghiệp ít chủ động được trong việc tìm kiếm đối tác
Chưa được phổ biến rộng rãi trong mặt hàng may mặc
f Tái xuất khẩu
Khái niệm: Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá nhập khẩu
nhưng qua chế biến ở nước tái xuất khẩu ra nước ngoài
Giao dịch trong hình thái tái xuất khẩu bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu Vớimục đích thu về lượng ngoại tệ lớn hơn so với số vốn ban đầu bỏ ra Giao dịch nàyđược tiến hành dưới ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.Hình thức tái xuất khẩu có thể tiền hành theo hai cách:
Hàng hoá đi từ nước tái xuất khẩu đến nước xuất khẩu và đi từ nước tái xuấtkhẩu sang nước xuất khẩu Ngược lại, dòng tiền lại được chuyển từ nước nhập khẩusang nước tái xuất khẩu rồi sang nước xuất khẩu (nước tái xuất khẩu trả tiền nước xuấtkhẩu rồi thu tiền nước nhập)
Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất sang nước nhập Nước tái xuất chỉ có vai trò trêngiấy tờ như một nước trung gian
Hoạt động tái xuất khẩu chỉ diễn ra khi mà các nước bị hạn hẹp về quan hệthương mại quốc tế do bị cấm vận hoặc trừng phạt kinh tế hoặc thị trường mới chưa cókinh nghiệm cần có người trung gian, hoặc doanh nghiệp không sản xuất được hay sảnxuất với số lượng ít không đủ để xuất khẩu
Ưu điểm:
Thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất
Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nhược điểm:
Trang 15 Đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự nháy bén và nắm vững các kiến thức về thịtrường.
Chịu tác động mạnh của biến động thị trường
1.2 Quá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu là một quy trình kinh doanh bao gồm nhiều bước nối tiếpnhau Mỗi bước có một có một số đặc điểm riêng biệt và được tiến hành theo các cáchthức nhất định
a Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố thị trường, hiểu hết các quyluật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định Vì thế nó có ý nghĩa rấtquan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế đặc biệt là tronghoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia Vì thế khi nghiên cứu về thịtrường nước ngoài, ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng phong tục tậpquán ,… doanh nghiệp còn phải biểt xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trườnghàng hoá là bao nhiêu, đối tác kinh doanh là ai, phương thức giao dịch như thế nào, sựbiến động hàng hoá trên thị trường ra sao, cần có chiến lược kinh doanh gì để đạt đượcmục tiêu đề ra
Tổ chức thu thập thông tin
Công việc đầu tiên của người nghiên cứu thị trường là thu thập thông tin có liênquan đến thị trường về mặt hàng cần quan tâm Có thể thu thập thông tin từ các nguồnkhác nhau như nguồn thông tin từ các tổ chức quốc tế như trung tâm thương mại vàphát triển của Liên hợp quốc, Hội đồng kinh tế và Châu Á Thái Bình Dương, cơ quanthống kê hay từ các thương nhân có quan hệ làm ăn buôn bán Một loại thông tinkhông thể thiếu được là thông tin thu thập từ thị trường, thông tin này gắn với phươngpháp nghiên cứu tại thị trường Thông tin thu thập tại hiện trường chủ yếu được thuthập được theo trực quan của nhân viên khảo sát thị trường, thông tin này cũng có thểthu thập theo kiểu phỏng vấn theo câu hỏi Loại thông tin này đang ở dạng thô cho nêncần xử lý và lựa chọn thông tin cần thiết và đáng tin cậy
Nguồn tin quan trọng thứ hai là nguồn tin từ các bản tin, các thời báo án phẩm …Một nguồn tin quan trọng nữa là nguồn tin từ các thương nhân có quan hệ làm ăn buônbán Bộ phận tư vấn thị trường của trung tâm thương mại quốc tế đã hợp tác với cơquan thống kê của liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác đưa ra số liệu thống kê vàmậu dịch quốc tế Dịch vụ thống kê mới của trung tâm thương mại quốc tế ưu tiênphục vụ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là thông tin về thị trường hàng hoá màcác nước này quan tâm
Một loại thông tin không thể thiếu được là thông tin thu thập từ thị trường, thôngtin này gắn với phương pháp nghiên cứu tại thị trường Thông tin thu thập tại hiệntrường chủ yếu được thu thập được theo trực quan của nhân viên khảo sát thị trường,
Trang 16thông tin này cũng có thể thu thập theo kiểu phỏng vấn theo câu hỏi… Loại thông tinnày đang ở dạng thô cho nên cần xử lý và lùa chọn thông tin cần thiết và dáng tin cậy.
Tổ chức phân tích thông tin và xử lý thông tin
Phân tích thông tin về môi trường: môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy khi phân tích cần phải thu thập và thông tin
về môi trường một cách kịp thời và chính xác
Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá: giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
biến động rất phức tạp và chịu chi phối bởi các nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn,nhân tố cạnh tranh, nhân tố lạm phát
Phân tích thông tin về nhu cầu tiêu dùng: nhu cầu của thị trường là tiêu thụ được,
chú ý đặc biệt trong marketing, thương mại quốc tế, bởi vì công việc kinh doanh đượcbắt nguồn từ nhu cầu thị trường
Chọn thị trường xuất khẩu
Các tiêu chuẩn chung như:
Chính trị pháp luật
Địa lý: khoảng cách khí hậu, sự phân bè
Kinh tế: thu nhập tốc độ tăng trưởng
Tiêu chuẩn kinh tế
Các tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ
Bảo hộ mậu dịch: thuế quan, hạn ngạch giấy phép
Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sứ c mua của đồng tiền
Các tiêu chuẩn thương mại
Sản xuất nội địa
Xuất khẩu
Các tiêu chuẩn trên phải được đánh giá, cân nhắc điều chỉnh theo mức độ quantrọng Vì thường sau khi đánh giá họ sẽ chiếm các thị trường sau đó chọn thị trường tốtnhất
b Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
Kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phải được xây dựng cụ thể tất cả các vấn đề liênquan đến việc xuất khẩu
Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng
Nguồn hàng xây dựng được tạo bằng cách: đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạonguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng Các doanh nghiệpsản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩmxuất khẩu Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể chotừng đối tượng Vấn đề công nhân cũng là một vấn đề quan trọng, số lượng công nhân,trình độ, chi phí Đặc biệt trình độ và chi phí cho công nhân nhân tố này ảnh hưởng tớichất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất
Trang 17 Lập kế hoạch xuất khẩu
Ở bước nghiên cứu doanh nghiệp đã chon thị trường xuất khẩu doanh nghiệp lập
kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hoá, khối lượng hàng hoá, giá cảhàng hoá, phương thức sản xuất
Sau khi xác định sơ bộ các yếu tố trên doang nghiệp cần phải lập kế hoạch giaodịch ký kết hợp đồng
Lập danh mục các khách hàng
Lập danh mục các hàng hoá
Dự kiến số lượng bán cho từng khách hàng
Thời gian giao dịch
c Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
Chuẩn bị cho giao dịch
Để công tác chuẩn bị giao dịch diễn ra tốt đẹp doanh nghiệp phải biết đầy đủ cácthông tin về hàng hoá, thị trường tiêu thụ, khách hàng v.v
Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch căn cứ vào các điều kiện sau:
Tình hình kinh doanh của khách hàng
Khả năng về vốn, cơ sở vật chất của khách hàng
Quan điểm kinh doanh của khách hàng
Uy tín, danh tiếng quan hệ làm ăn của khách hàng
Thái độ của khách hàng
Giao dịch đàm phán ký kết
Trước khi ký kết mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải trảiqua quá trình giao dịch thương lượng các công việc bao gồm:
Chào hàng: là đề nghị của người xuất khẩu hoặc người xuất khẩu gửi cho người
bên kia biểu thị muốn mua bán một số hàng nhất định và điều kiện, giá cả thờigian, địa điểm nhất định
Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng nếu không chấp nhận điều kiện trong thư
mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá
Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn bộ tất cả các điều kiện trong thư chào hàng.
Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về các điều kiện đã giao dịch Họ
đồng ý với nhau và đồng ý thành lập văn bản xác nhận (thường lập thành haibản)
Ngày nay tồn tại hai loại giao dịch:
Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thoả thuận bàn bạctrực tiếp
Giao dịch gián tiếp: là giao dịch thông qua các tổ chức trung gian
Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các doanh nghịêp chọn phương thức giao dịchthích hợp Trong thực tế hiện nay, giao dịch trực tiếp được áp dụng rộng rãi bởi giảmđược chi phí trung gian, dễ dàng thống nhất, có điều kiện tiếp xúc với thị trường,khách hàng, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
Trang 18d Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải thực hiện các công việckhác nhau.Tuỳ theo điều khoản hợp đồng mà doanh nghiệp phải làm một số công việcnào đó Thông thường các doanh nghiệp cần thực hiện các công việc được mô tả theo
sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Quy trình xuất khẩu 1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
Các chỉ tiêu đánh giá định lượng
Lợi nhuận: là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả từng hợp đồng xuất khẩu, là chỉ
tiêu phản ánh cuối cùng và quan trọng nhất Lợi nhuận là số tiền có được sau khi đãtrừ đi toàn bộ chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó và tổng doanh thu cóđược của hợp đồng
Công thức tính lợi nhuận
P = TR – TC
Trong đó :
Trang 19P : là lợi nhuận.
TR: là tổng doanh thu
TC: là tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận: tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ lệ phần
trăm (%) của lợi nhuận trên tổng doanh thu
Công thức tính: P’ = P/TR*100
Hệ số sinh lời của chi phí P’’
Công thức tính: P’’ = P/TC*100
Trong đó P’’ là hệ số sinh lời của chi phí
Chỉ tiêu P’ nói lên rằng: tỷ lệ % lãi so với tổng chi phí của doanh nghiệp sau khi
thực hiện hợp đồng, hay khả năng sinh lời của một đồng chi phí Chỉ tiêu này có thể sosánh với tỷ suất lãi của ngân hàng hay so với một tiêu chuẩn nào đó
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: là tỷ lệ giữa tổng chi phí tính bằng ngoại tệ
trên doanh thu tính bằng ngoại tệ Chỉ tiêu này đem so sánh với tỷ giá hối đoái củangân hàng, nếu chỉ tiêu trên bé hơn tỷ giá thì thực hiện đường lối có hiệu quả và ngượclại
Tỷ suất ngoại xuất khẩu = Chi phí (VND)/Doanh thu (ngoại tệ)
Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính
Hợp đồng xuất khẩu còn nhiều - hợp đồng kinh doanh khác của doanh nghiệpkhông chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn nhiều mục tiêu khác nhau: mở rộng thịtrường, định vị sẩn phẩm, cạnh tranh…
Có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ để đạt được mục tiêu về cạnh tranh, mở rộng thịtrường, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường, kết quả này có được sau một thờigian nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hợp đồng xuấtkhẩu của mình Kết quả này biểu hiện ở thị trường xuất khẩu hiện có của doanhnghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng được
mở rộng đến đâu, khả năng khai thác thực hiện các thị trường
Hiện nay vấn đề thị trường và khách hàng là vấn đề hết sức khó khăn nó trởthành mục tiêu không kém phần quan trọng Khả năng mở rộng thị trường, quan hệbuôn bán với khách hàng như thế nào Đặc biệt là quan hệ với khách hàng người nướcngoài sau mỗi hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xem xét lại quan hệ làm ăn cóđược phát triển hay không, mức độ hài lòng của khách hàng
Uy tín của doanh nghiệp:doanh nghiệp cần phải xem xét uy tín của mình trênthương trường, sản phẩm của mình có được ưa thíchđược nhiều người hay biếtkhông ? Cần giữ uy tín trong quan hệ làm ăn buôn bán không vi phạm hợp đồng
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
a Các yếu tố vi mô
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 20Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng nhanh,sức cạnh tranh phụ thuộc năng lực tài chính của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm,giá cả, biện pháp marketing, dịch vụ đi làm.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanhnghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn, những nhân tố này doanh nghiệp có thểtác động để tạo thế cân bằng và phát triển Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốnhợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu Nếu như cơ cấu vốn không hợp lývốn quá nhiều mà không có lao động hoặc ngược lại lao động nhiều mà không có vốnthì doanh nghiệp sẽ không phát triển được hoặc phát triển mất cân đối Vốn là mộtnhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng củadoanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những đặc
trưng của nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng nhất định,phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn
Giá sản phẩm: giá cả ảnh hưởng đến khối lượng tiêu dùng sản phẩm, giá rẻ thì
khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ nhanh hơn, khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới sẽcao hơn, sẽ xuất khẩu nhiều hơn
Biện pháp marketing: biện pháp này nâng cao thế lực của doanh nghiệp trước các
đối thủ cạnh tranh, marketing giúp các doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm củamình cho nhiều người biết, biện pháp marketing giúp cho doanh nghiệp nâng cao uytín của mình quảng cáo, xúc tiến bán hàng giới thiệu cho người tiêu dùng biết chấtlượng, giá cả của sản phẩm mình
Các dịch vụ đi kèm: doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì dịch
vụ bán hàng phải phát triển khi khi khách hàng mua sản phẩm của công ty thì công tynên có khuyến mại, có đội ngũ tiếp thụ năng động
Trình độ quản lý của doanh nghiệp
Ban lãnh đạo doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp là nơi xâydựng những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp đề ra mục tiêu đồng thời giámsát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra Trình độ quản lý kinh doanh của banlãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Một chiếnlược doanh nghiệp đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanhnghiệp và chỉ đạo điều hành giỏi của các cán bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanhnghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy được trítuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sứcmạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh đượcnhanh chóng và chính xác Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việcphối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh đối phó được với những biến đổi của môitrường kinh doanh và nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất hiệu quả nhất
Trang 21Đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh xuất khẩu: đóng vai trò quyết định đến sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thịtrường hàng hoá, dịch vụ, về các đối tác các đối thủ cạnh tranh, về phương thức giaodịch, đàm phán và ký kết hợp đồng Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có đội ngũcán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế có khả năng phân tích và dự báo những
xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán đồng thời thông thạocác thủ tục xuất nhập khẩu, các công việc tiến hành cũng trở nên rất cần thiết
Các yếu tố khác
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc chịu ảnh hưởng của hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có Yếu tố này phản ánh năng lực sản xuất của doanhnghiệp, bao gồm các nguồn vật chất dùng cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiênliệu, các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và năng lực của nó phục vụ cho tương lai Đây là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp có thểgiữ vững phát triển sản xuất đồng thời là nền tảng cho mở rộng sản xuất, nâng cao kỹnăng sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế
b Các yếu tố vĩ mô
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái: là giá của một đơn vị tiền tệ, của một quốc gia tính bằng tiền củamột nước khác, đó là quan hệ so sánh của hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau
TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa * chỉ số thực / Chỉ số giá trong nước
Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nhưchênh lệch lạm phát, tình trạng cán cân thanh toán, yếu tố tâm lý
Khi giá đồng nội tệ tăng (lên giá) so với ngoại tệ thì gây khó khăn cho xuất khẩu,song lại tạo điều kiện cho nhập khẩu Ngược lại khi đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ sẽ
có lợi cho xuất khẩu Tỷ giá hối đoái giảm sẽ tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư Vìvậy việc quy định tỷ giá hối đoái sao cho hợp lý là vấn đề quan tâm của Nhà nước
Các yếu tố pháp luật
Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và đặc điểm tính chất của hệ thống phápluật của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước Cácyếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nên kinh tế và xã hội đangphát triển trong nước đó Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ môi trường phápluật của quốc gia mình và các quốc gia mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoásang hoặc dự định xuất khẩu sang Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cácmặt sau:
Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách
Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ
Trang 22 Các quy định về quy chế sử dụng lao động, tiền lương tiền thưởng, bảo hiểmphúc lợi.
Quy định về cạnh tranh độc quyền
Quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng nên các hàng rào thếu quan chặt chẽ.Như vậy một mặt các yếu tố pháp luật có thể tạo điều kiện thuận lợi các doanhnghiệp trong hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhưng mặtkhác nó cũng ra hàng rào cản trở sự hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu khi buônbán ra nước ngoài hay căn cứ khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nội địa, gâykhó khăn cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh
Các yếu tố về văn hoá xã hội.
Các yếu tố về văn hoá xã hội tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thịtrường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị yếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sảnphẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới Đồng thời các xu hướngvận động của các yếu tố văn hoá xã hội cũng thường xuyên phản ánh những tác động
do những điều kiện về kinh tế và khoa học công nghệ mang lại
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi cónhững hiểu biết nhất định về môi trường văn hoá của các quốc gia, khu vực thị trường
mà mình dự định đưa hàng hoá vào để đưa ra các quyết định phù hợp với nền văn hoá
xã hội ở khu vực thị trường đó
Các yếu tố kinh tế
Công cụ, chính sách kinh tế của các nước xuất nhập khẩu các quốc gia vànhững chính sách khác nhau sẽ tạo ra các cơ hội kinh doanh quốc tế khác nhaucho các doanh nghiệp
Nếu như với các nền kinh tế phát triển cao, các liên kết khu vực và thế giới đượcthành lập với quy mô ngày càng lớn thì điều đó cho phép hàng hoá tự do qua lại biêngiới các nước thì rõ ràng các hoạt động xuất khẩu cũng vì vậy mà phát triển
Hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng hiện đang phát triển hết sức mạnh, có ảnh hưởngtrực tiếp tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò to lớn trong việc quản lý, cung cấp vốnđảm bảo việc thực hiện thanh toán một cách thuận tiện nhanh chóng cho các doanhnghiệp Chính sách kinh tế quốc gia được thực hiện qua hệ thống tài chính ngân hàngtạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, tạo những công trình xây dựng mới giúp chohoạt động xuất khẩu, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp đượcthuận lợi
Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề đảm bảo việc thanh toán được thực hiện tốt
là hết sức quan trọng, đặt biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì qua việcnày doanh nghiệp thu hồi được vốn và có lợi nhuận
Trang 23Việc thanh toán chủ yếu thông qua ngân hàng Như vậy ngân hàng trở thành cầunối giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
Nguồn lực tài nguyên và giá cả
Với những quốc gia nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và giá rẻ thì sảnphẩm của họ có sức cạnh tranh về giá cả Khi xuất khẩu sẽ tiêu thụ nhanh chóng
Sự ổn định của giá trị đồng tiền
Nếu giá của đồng tiền dùng để thanh toán lên giá hoặc giảm giá thì lợi ích méttrong hai bên sẽ bị thiết hại và họ sẽ xem xét có nên tiếp tục quan hệ thương mại vớinhau nữa hay không khi lợi ích của họ không được đảm bảo
Các yếu tố khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với nhau hoạt động kinh tế nóichung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Sự phát triển của khoa học công nghệ ngàycàng làm cho các doanh nghiệp đạt được trình độ công nghiệp hoá cao, quy mô tănglên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lương sản phẩm được đồng bộ
và được nâng cao lên rất nhiều Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sựphân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạođiều kiện cho hoạt đông xuất khẩu
Nhân tố chính trị
Thương mại quốc tế có liên quan rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới, do vậytình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh hưởng đến tìnhhình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Chính vì thế người làm kinh doanhxuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội của các nước liên quan bởi vì tìnhhình chính trị xã hội sẽ ảnh hưởng tới hoạt đông kinh doanh xuất khẩu qua các chínhsách kinh tế xã hội của các quốc gia đó Từ đó có biện pháp đối phó hợp lý với nhữngbất ổn do tình hình chính trị gây ra
Nhân tố cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường nội đại rất nhiều Hoạtđộng xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài đối phó với cácnhân tố khác thì sự thắng lợi của các đối thủ cạnh tranh là thách thức và là bức rào cảnnguy hiểm nhất Các đối thủ cạnh tranh không chỉ đưa vào sự vượt bậc về kinh tế,chính trị, tiềm lực khoa học công nghệ mà nay sự liên doanh liên kết thành các tậpđoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền mang tính toàn cầu sẽ từng bước gây khó khănbóp chết các hoạt động xuất khẩu của các quốc gia nhỏ bé
Do vậy vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ làm cho hoạtđộng xuất khẩu phát triển với hiệu quả hơn Vì vậy doanh nghiệp phải biết tận dụngphát huy những thuận lợi của các nhân tố tích cực đồng thời phải biết đối phó với cácyếu tố tiêu cực để giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu
Trang 24nói riêng được duy trì và phát triển Có đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu thì mới cóđiều kiện mở rộng thị trường.
1.4 Thị trường dệt may EU và thuận lợi, khó khăn xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
1.4.1 Khái quát về thị trường EU
a Vài nét về thị trường EU
EU là một thị trường rộng lớn với khoảng hơn 375 triệu người tiêu dùng, baogồm 15 quốc gia nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối vớihàng dệt may có tính mùa vụ và thời trang cao Tuy có sự khác biệt về tập quán và thịhiếu tiêu dùng giữa thị trường của các quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm
ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những tương đồng về kinh tế và văn hoá Trình độphát triển kinh tế của các nước này khá đồng đều nên người EU có những điểm chung
về sở thích và thói quen tiêu dùng Người tiêu dùng EU có những sở thích và thói quen
sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nàygắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yêntâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng Những sản phẩm của doanh nghiệpsản xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít biết đến sẽ rất khó tiêu thụ ở thị trườngnày
EU là một cộng đồng kinh tế hùng mạnh và là trung tâm văn minh lâu đời củanhân loại Mức sống của dân cao và tương đối đồng đều nên họ yêu cầu khắt khe vềchất lượng và độ an toàn Vì thế cạnh tranh về giá cả không hẳn là một biện pháp tối
ưu khi xâm nhập thị trường này
b Cơ chế quản lý của EU về hàng nhập khẩu
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thôngthuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU, nếu không có hiệu lực của một hiệpđịnh thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng Tuy nhiênmột số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng nhiều quốc gia đang phát triển, ví
Trang 25A ”, được cơ quan có thẩm quyền ban hành Hệ thống thuế tình cờ và thuế trần khôngtồn tại Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có thể đượcnhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “ Chứng nhận Vận chuyển.1” và doHải quan của nước xuất khẩu cấp.
Các khía cạnh về môi trường liên quan đến sản phẩm
Các vấn đề môi trường
Các khía cạnh môi trường đúng một vai trò trong nhóm sản phẩm thường phụckhi chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, các khía cạnh môi trường của sảnphẩm được coi là vấn đề chính hiện nay, bên cạnh các quy định của chính phủ, có một
sự nhận thức mạnh mẽ của người tiêu dùng đặc biệt là Scandinavia và các quốc giaphía bắc EU (các quốc gia, Đức, Hà Lan) Hiện nay nó trở thành một vấn đề lớn nhấtquyết định sự thành công trong thị trường EU
Các công cụ tài chính tại EU
Bên cạnh luật pháp một trong những công cụ chính của EU trong việc xúc tiếncác sản phẩm môi trưởng là hình thức thưởng ưu đãi giảm trên “ thuế môi trường ”trênsản phẩm Ví dụ các hệ thống ưu đãi thường là những trợ giá thông thường và hỗ trợ
kế hoạch tổ chức tuy nhiên các hệ thống thuế này cũng hỗ trợ hệ thống GSP xanh Hệthống GSP hoạt động trên cơ sở giả định rằng những ưu đãi tăng thêm có thể đượcthưởng cho doanh nghiệp, cho những nhà sản xuất cam kết vấn đề môi trường và chonhững công ty nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất sạch hơn Ngoài ra nguyên tắc “ tiềnphạt đối với những người làm ô nhiễm ” trở nên hiển nhiên tại EU, các chi phí ngănngừa và dọn dẹp ô nhiễm được quy trách nhiệm cho người gây ô nhiễm, các nhà nhậpkhẩu đối mặt với vấn đề này thường muốn chia sẽ những chi phí phụ trợ với các đốitượng ở các quốc gia đang phát triển của họ
Các tiêu chuẩn về môi trường
Các tiến trình thực hiện nhãn sinh thái nhắm tới các sản phẩm và chỉ ra rằng sảnphẩm có nhãn có một hiệu ứng với môi trường thấp hơn so với các sản phẩm khác.Nếu một nhà sản xuất muốn chỉ ra cho mọi người biết rằng mình sản xuất theo phươngpháp bảo vệ môi trường, nhà sản xuất có thể tuân thủ theo các tiêu chuẩn được đặt racho mục đích này Hiện tại 2 hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chungnhất là ISO 14001 và EMAS Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản
lý chất lượng ISO 9000 EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuất tại EUvào EMAS chỉ được áp dụng rộng rãi tại Đức Hệ thống EMAS tương đối khó đối vớicác doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí vậy Công ty nên sử dụng ISO 14001
Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn
Đóng gói
Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU, cầnphải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận
Trang 26chuyển qua nhiều quốc gia, các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, nhữngthay đổi nhiệt độ, xử lý không cẩn thận và ăn cắp.
Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì Vì những
lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC ít thông dụng đốivới người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể cấm sử dụng loại vậtliệu này, các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần phải thảo luận vềvấn đề này với các khách hàng tiềm năng của mình và nên dự trù trước các chi phíđóng gói cá biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu cầu
Kích cỡ mark: các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng ngực,vòng hông, 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc
Ghi nhãn
Ghi nhãn: việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về tương lai
và sản phẩm thực sự mua được, thông tin cung cấp được ghi trên nhãn từ thành phầnsợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn tiêu dùng
Thông thường có 2 lại phương pháp:
Các yêu cầu bắt buộc như: xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy;
Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ củanhãn
Nhãn hiệu
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại
EU Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu tượng liên quan đếntính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy),nhiệt độ in an toàn và các đặc tính khác
1.4.2 Xuất khẩu hàng dệt may sang EU
a Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
Từ khi hiệp định VN- EU về hàng dệt may chính thức có hiệu lực vào năm 1993,giá trị sản phẩm công nghiệp dệt may chính thức có hiệu lực vào năm 1993, giá trị sảnphẩm công nghiệp dệt may tăng rõ dệt làm thay đổi bộ mặt ngành dệt may nước ta.Kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng bình quân thời
kỳ 1993- 1998 là 42,65% (riêng năm 1992 chỉ đạt 161 triệu USD thì năm 1993 là 259triệu tức là tăng 55,3%/năm ) cao hơn 2 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân
cả nước cùng thời kỳ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU thườngchiếm khoảng 34% -38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước Năm
1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm 39% tăn 3%
so với cùng kỳ năm 1998, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm 80% thịtrường hạn ngạch Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN vào EU vẫn còn sự tăngtrưởng qua các năm: năm 1994 là 298 triệu USD, năm 1995 là 350 triệu USD, năm
Trang 271996 khi hiệp định chính thức ký kết, sô mặt hàng dệt may bị quản lý giảm tư 106 Catxuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,68 lần so với năm 1993(kim ngạch năm
3%-và đạt khoảng 602 triệu USD thị trường EU chiếm 41,52% trong năm 1998 Năm
1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 1,7 tỷ USD thì riêng EU đãchiếm khoảng 620 triệu USD, chiếm 35,5 %, tăng gần 3% so với năm 1998
Năm 2000, theo số liệu hải quan, thì toàn ngành dệt may đạt kim ngạch xuấtkhẩu là 1.892,3 triệu USD tăng 8% so với năm 1999, trong khi thị trường hạnngạch(chủ yếu là EU chiếm 96%) đạt trên 700 triệu USD, tăng 9,74% so với năm1999
Tháng 3/2000, VN đã ký kết với EU hiệp định song phương về hàng dệt may vàgiày dép, theo đó EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may cho VN lên 27% Hiệp định này bắtđầu có hiệu lực từ 05/06/2000 và sẽ kéo dài hết năm 2002 Và nếu đến thời điểm đóhai bên không có ý kiến gì thì hiệp định được nghiễm nhiên gia hạn thêm một năm.Những ưu ái mà EU dành cho VN cho thấy EU đánh giá cao chất lượng hàng dệt mayxuất khẩu của VN Đây chính là cơ hội để ngành dệt may VN tăng kim ngạch xuấtkhẩu trong các năm tới
Quản lý và thực hiện hạn ngạch dệt may vào thị trường EU
Theo hiệp định buôn bán hàng dệt may VN-EU, trong giai đoạn đầu 1995), số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch là 106 Cat Hai năm tiếp theo giảm xuốngcòn còn 54 Cat và giai đoạn 1998-2000 chỉ còn 29 Cat Căn cứ trên số lượng hạnngạch được quy định cho hằng năm theo hiệp định, các doanh nghiệp dệt may trong cảnước được thông báo để tiến hành đăng ký hạn ngạch sử dụng Sau mỗi năm, tuy tìnhhình thực hiện cụ thể và diễn biến mới trên thị trường EU, quy định về việc quản lý và
(1993-sử dụng hạn hạn ngạch có sự thay đổi cho phù hợp, các doanh nghiệp trong cả nước cónhu cầu sử dụng hạn ngạch phải gửi về vụ xuất nhập khẩu Bộ Thương Mại
Việc giao hạn ngạch có thu phí được tiến hành theo nguyên tắc công khai, bìnhđẳng, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm có sử dụng nguyên liệu trong nước Đốitượng được giao hạn ngạch là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đủ kỹ thuật làmhàng xuất khẩu, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư nướcngoài tại VN
Đối với thị trường EU, 30% hạn ngạch từng chủng loại hàng được dành cho cácdoanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng là nhà công nghiệp Châu Âu do
Trang 28Uỷ ban Châu Âu giới thiệu Ngoài ra, một tỷ lệ hạn ngạch khoảng 5% để ưu tiên vàthưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu sản xuấttrong nước, mức ưu tiên không quá 10% số hạn ngạch cùng chủng loại doanh nghiệp
đã thực hiện năm trước
Các doanh nghiệp được giao hạn ngạch, nếu không có khả năng thực hiện phảihoàn trả cho Bộ Thương Mại để liên bộ điều chỉnh cho doanh nghiệp khác, khôngđược mua bán hạn ngạch Sự phối hợp của liên bộ trong việc phân bổ và quản lý hạnngạch dệt may vào EU thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc đẩy mạnh hàngdệt may VN vào thị trường EU
Khó khăn và thuận lợi
Thuận lợi
Hàng dệt may VN xuất khẩu vào thị trường EU có những thuận lợi sau:
EU là một thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới đây cũng là khu vực khá ổn định
và có đồng tiền riêng tương đối ổn định, với triển vọng phát triển kinh tế rất khả quancủa EU và triển vọng mở rộng EU lên 28 thành viên trong những năm tới thì thịtrường EU sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu VN nói chung vàxuất khẩu hàng dệt may nói riêng thể hiện sức mạnh của mình
EU đang từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển với VN trên tất cả mọilĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa VN và EU làhiệp định về hàng dệt may được ký ngày 15/12/1992, có hiệu lực trong 5 năm, từ1/1/1993 Tháng 11/1997 hai bên đã ký hiệp định buôn bán hàng dệt may cho giaiđoạn 1998-2000 Nó đã tạo nên điều kiện thuận lợi và ổn định cho sự phát triển sảnxuất kinh doanh các sản phẩm dệt may của VN, đồng thời tạo cho VN cơ hội tiếp cận
và hội nhập cách làm ăn hiện đại trên thế giới
Khó khăn
Sau 5 năm thực hiện hiệp định hàng dệt may EU đã trở thành thị trường hàngmay mặc lớn nhất của Việt Nam, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng cũngcòn gặp nhiều khó khăn:
Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếpvới các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80 % hàng dệt may xuấtkhẩu sang EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp Phần gia công chocác nước khác (không thuộc ASEAN) xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãithuế quan dành cho Việt Nam
Số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước vàkhu vực bằng 5% của Trung Quốc, 10 – 20 % của các nước ASEAN
Số hạn ngạch bị hạn chế so với thành nhiều nhóm hàng so với các nước khácThái Lan có 20 nhóm hàng, Singapore có 8 nhóm hàng trong khi đó Việt Nam 1993 –
1995 có 106 nhóm hàng, 1996 – 1998 có 54 nhóm, từ 1998 có 29 nhóm hàng
Trang 29Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống (hàng quenlàm dễ thu lợi nhuận) như: áo Jacket, áo sơ mi và quần tây Các sản phẩm có yêu cầu
kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất vớimột tỷ lệ thấp
Trang 30tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
TẠI CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH May Tinh Lợi
2.1.1 Tổng quan chung về Công ty TNHH May Tinh Lợi
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY TINH LỢI
Tên giao dịch quốc tế: Regent Garmet Factory, Ltd
Tổng giám đốc: Ông Richard Chin
Địa chỉ: Khu công nghiệp Nam Sách- TP Hải Dương- Tỉnh Hải Dương
Quy mô: Tổng diện tích 92.000 m2 với tổng lao động là 10.000 người
Công ty trách nhiệm hữu hạn may Tinh Lợi (Từ nay sẽ gọi tắt là “Công ty”) làmột thành viên của Tập đoàn Crystal - Hồng Kông
Biểu tượng
Hình 2.1 Biểu tượng của Tập đoàn Crystal
Biểu tượng của tập đoàn Crystal là sự cách điệu của hình ảnh hai bàn tay bắt vào nhau thể hiện thái độ sẵn sàng hợp tác, cung cấp những giải pháp và dịch vụ chất lượng cao hơn cả sự mong đợi của khách hàng cũng như các công ty khác cùng là thành viên của tập đoàn, Công ty TNHH May Tinh Lợi cũng sử dụng logo này
Những công ty thành viên của Tập đoàn Crystal:
Trang 31tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
Sơ đồ 2.1: Các thành viên của Tập đoàn Crystal
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Sản phẩm sản xuất và kinh doanh của tập đoàn: Gồm 4 ngành hàng chính:
Dệt kim
Áo len, áo mùa đông
Dệt thoi, quần áo bò
Đồ lót
Phạm vi hoạt động:
Là tập đoàn có nhiều công ty thành viên tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khácnhau nên phạm vi hoạt động của Tập đoàn cũng tương đối rộng Ta có thể nắm bắtđược quy mô hoạt động thông qua bảng dưới đây:
Trang 32tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
Bảng 2.1 Số lượng lao động tại các chi nhánh Tập đoàn Crystal năm 2014
1 Trụ sở tại Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Nhật
Công ty TNHH May Tinh Lợi (Regent Garment Factory,.Ltd) được thành lậptheo giấy phép đầu tư số: 06/GP-KCN-HD ngày 31/12/2003 do Ban Quản lý các khucông nghiệp tỉnh Hải Dương cấp
Bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 6 năm 2006, Công ty đã không ngừng mởrộng về quy mô và ngành hàng sản xuất Hiện nay, Công ty đã có 3 khu nhà sản xuấtliên hợp được chia thành nhiều khu vực sản xuất được gọi tên theo các mẫu ký tự tiếngAnh từ A tới J Khu nhà sản xuất 1 được xây dựng năm 2005 và đi vào sản xuất từtháng 6 năm 2006 Khu nhà sản xuất 2 được xây dựng sau đó không lâu từ cuối năm
2006 và đến năm 2007 đã chính thức đi vào hoạt động Nhận thấy tiềm năng phát triển
và cơ hội vươn xa Công ty tiếp tục cho xây dựng khu nhà sản xuất thứ 3 năm 2009 vàtháng 3 năm 2010 chính thức tiến hành hoạt động sản xuất
Tổng diện tích: 9.2 ha
Sản phẩm chính: Áo dệt kim và các loại
Thị trường xuất khẩu: Nhật bản, Mỹ và Châu Âu
Số lượng lao động: 9.179 người
Khách hàng chiến lược:
Thị trường Nhật: Uniqlo,
Thị trường Mỹ và châu Âu: JC Penny + H&M và Ann Taylor
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Tổ chức sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm dệt kim có chất lượng cao
Nhập khẩu các loại vải, nguyên phụ liệu, hòa chất, phụ tùng thiết bị
Thực hiện các hoạt động buôn bán với đối tác trong và ngoài nước: JC Penny,Ann Taylor, Mango, Uniqlo, Walmart, Pimke, A&F, H&M
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ
Trang 33tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
Công ty TNHH May Tinh Lợi là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu Công ty nhận các đơn đặthàng từ công ty mẹ Tập đoàn Crystal Hồng Kông, tiến hành may gia công thành sảnphẩm hoàn chỉnh rồi trực tiếp giao cho khách hàng Công ty TNHH May Tinh Lợi làđơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, cócon dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật
Gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu:
Tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng
Tận dụng lợi thế lao động rẻ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc
tế, đóng góp ngày càng nhiều cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và tỉnhHải Dương nói riêng Mở rộng liên kết với các công ty khác của Tập đoàn cũng nhưvới các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế, ứng dụngcác thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực vào các tổ chức cảitiến sản xuất
Về mặt xã hội:
Giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn thành phố Hải Dương,huyện Nam Sách và các huyện, tỉnh lân cận, góp phần cải thiện đời sống, thu nhập củangười lao động, nâng cao văn hoá và nghiệp cho cán bộ công nhân viên.Hỗ trợ cộngđồng trong công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương, vận động cán bộ công nhânviên tham gia các phong trào như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn, kế hoạchhoá gia đình… Từ năm 2010 Công ty tổ chức chương trình trao học bổng hằng nămcho những sinh viên có học lực khá giỏi (trên 7.0) của các ngành Kỹ thuật Hệ thốngcông nghiệp, quản lý công nghiệp và dệt may của trường đại học Bách Khoa TP HồChí Minh Các sinh viên sau khi nhận học bổng sẽ cam kết làm việc cho công ty ít nhất
2 năm và sẽ trở thành những Quản Trị Viên Tập Sự, được đào tạo để nắm giữ những vịtrí quản lý của Công ty trong tương lai
Đối với Nhà nước:
Trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất, bù đắp các chiphí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địaphương bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước
Bảo vệ môi trường, an ninh chính trị:
Quá trình sản xuất luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường thân thiện vớimôi trường, xử lý tốt các chất thải, đảm bảo nguồn nước sạch Chấp hành tốt các quyđịnh về phòng cháy chữa cháy, thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ
Trang 34tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
Hoạt động sản xuất trong khuôn khổ của pháp luật, hạch toán và báo cáo trungthực theo chế độ Nhà nước quy định, đồng thời đảm bảo vấn đề an toàn trong laođộng, góp phần giữ gìn an ninh cho địa phương
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, được minh hoạ theo sơ
đồ sau đây:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH May Tinh Lợi
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự )
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty ta có thể thấy Công ty có 4 cấp quản lý đó là:
Tổng giám đốc: quản lý toàn bộ các hoạt động của Công ty
Giám đốc sản xuất và Trưởng các bộ phận chức năng
Giám đốc sản xuất (gồm có Giám đốc sản xuất hàng Âu - Mỹ và Giám đốc sảnxuất xưởng Nhật): quản lý các hoạt động liên quan đến sản xuất trong phạm vi toànphân xưởng
Trưởng các bộ phận như: Hành chính- Nhân sự, Tài chính- kế toán…
Quản lý bộ phận sản xuất:
Bao gồm 4 quản lý là: Quản lý bộ phận may- hoàn thiện xưởng F, G, H, I, J (sảnxuất hàng Âu - Mỹ); Quản lý bộ phận may- hoàn thiện xưởng A, E (sản xuất hàngNhật) ; Quản lý bộ phận may- hoàn thiện xưởng B, C, D (sản xuất hàng Nhật)
Quản đốc các xưởng: có 10 quản đốc là quản đốc xưởng theo thứ tự từ A đến J(theo bảng chữ cái tiếng Anh)
Tổng giám đốc
Trang 35tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong Công ty, trưởng các phòng ban trongcông ty có trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động cho Giám đốc điều hành, Giám đốcđiều hành chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Tập đoàn về kết quả kinh doanh củaCông ty.Giám đốc sản xuất hàng Âu-Mỹ và Giám đốc điều hành xưởng Nhật:
Là người được Tổng giám đốc uỷ quyền chỉ đạo vấn đề sản xuất và chất lượng sảnphẩm, và giải quyết các vấn đề khi Tổng giám đốc vắng mặt trong phạm vi uỷ quyền.Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực được phâncông phụ trách
Quy định chi tiết điều lệ điều hành các bộ phận, lĩnh vực thuộc thẩm quyền
Hành chính- Nhân sự:
Hoạch định kế hoạch tuyển dụng, tuyển dụng lao động; phổ biến các quy địnhcủa công ty tới người lao động mới; quản lý, lưu trữ hồ sơ lao động, hợp đồng laođộng; tổ chức các hội nghị, tiếp khách…
Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc đổi mới kiện toàn cơ cấu chức quản lýkinh doanh của công ty
Xây dựng chính sách tiền lương thưởng cho công ty
Phòng Dự án: quản lý về các dự án
Phòng Bảo trì: theo dõi tình hình sử dụng các máy móc thiết bị, khắc phục sự
cố, bảo trì máy móc, thiết bị…
Phòng Xuất- Nhập khẩu: làm các thủ tục xuất- nhập hàng hoá (thành phẩm,nguyên vật liệu) hoá đơn, vận đơn; vận chuyển hàng hoá; thành các thủ tục muabán với đối tác…
Phòng ISD: quản lý hệ thống các trang thiết bị công nghệ cao trong công ty,thực hiện công tác quản lý, kiểm soát và bảo mật thông tin…
Phòng IE: quản lý về mỹ thuật công nghiệp
Nhà Giặt- In- Thêu: thực hiện các công việc chuyên môn giặt, in, thêu phục vụnhu cầu của công ty và một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Kho: bảo quản, cung cấp, phân phối nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ tùng …Lưutrữ bảo quản thành phẩm và bán thành phẩm
2.1.6 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH May Tinh Lợi
a Đặc điểm của sản phẩm
Trang 36tại Công ty TNHH May Tinh Lợi
Sản phẩm sản xuất chính của công ty TNHH May Tinh Lợi là sản phẩm dệt kim
Để sản phẩm may mặc thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thì nó phảiđáp ứng được các thuộc tính và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng như sau:
Các thuộc tính của hàng may mặc: sản phẩm may mặc phải thỏa mãn đượcnhững yêu cầu nhất định, nó phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
Kiểu dáng đẹp
Hình thức phong phú và phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật
Sản phẩm không bị lỗi kỹ thuật
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hàng may mặc: do là mặt hàng tiêu dùng vì thếchất lượng của sản phẩm rất quan trọng nó ảnh hưởng nhiều đến khả năng thành cônghay thất bại của công ty Để có thể đánh giá được một sản phẩm tốt cần đưa ra nhữngchỉ tiêu sau:
Chất liệu sử dụng: phải bảo đảm theo tiêu chuẩn nhất định do khách hàng đưa
ra và được nhà nước phê duyệt
Kiểu cách của sản phẩm: phải phù hợp với quy đinh của từng nước khác nhaukhông thể đưa ra một sản phẩm không đúng với thuần phong mỹ tục của ta.Công ty TNHH May Tinh Lợi với sản phẩm là hàng may mặc thì việc thúc đẩyxuất khẩu là một tất yếu giống như xu thế chung của ngành công nghiệp may ở ViệtNam
b Đặc điểm về lao động
Công ty TNHH May Tinh Lợi thuộc tập đoàn Crystal là 1 trong 5 nhà sản xuấtkinh doanh may mặc hàng đầu Châu Á Mục tiêu của Công ty là trở thành nhà máy lớnnhất Việt Nam trong ngành công nghiệp dệt may, sự lựa chọn của người lao động vàkhách hàng do đó công ty rất chú trọng đến việc phát triển nguồn phát triển nguồnnhân lực Số lượng cán bộ, công nhân viên của Công ty qua các năm đều gia tăngnhiều hơn nữa trong các năm tới cùng với sự phát triển, lớn mạnh của Công ty Tổngquan chung về đội ngũ lao động của Công ty:
Bảng 2.2: Tổng số lao động của công ty TNHH May Tinh Lợi giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị: Người)
(Nguồn: phòng Nhân sự Công ty TNHH May Tinh Lợi)
Số lượng lao động của công ty tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2012-2014 Do
mở rộng sản xuất kinh doanh, nên nguồn nhân lực của Công ty tăng đáng kể năm
2014 Công ty có quy mô và nguồn vốn lớn tại khu công nghiệp Nam Sách, HảiDương nên thu hút đông đảo lao động trong và ngoài tỉnh
Bảng 2.3: Lao động theo trình độ của Công ty từ năm 2012-2014
(Đơn vị tính: người)