Luận Văn: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì (PACKEXPORT)
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đê tài.
Ngày nay xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ Cùng với xu thế chung nước ta đang trong quá trình thúc đẩy việc tham gia sâu hơn vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới Xuất khẩu là hoạt động hết sức cần thiết để thúc đẩy quá trình hội nhập Bên cạnh đó, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu còn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia Thông qua hoạt động xuất khẩu Việt Nam có thể tận dụng được các tiềm năng sẵn có để sản xuất ra các loại hàng hoá phục vụ cho việc trao đổi buôn bán với các Quốc gia khác để tăng thu ngoại tệ.
Việt Nam là một Quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, có điều kiện thuận lợi để sản xuất và khai thác các sản phẩm nông sản Vì thế nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa khai thác được triệt để tiềm năng lớn về xuất khẩu hàng nông sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu còn thấp Để hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đạt hiệu quả cao hơn thì vấn đề nghiên cứu hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của các công ty, doanh nghiệp là hết sức cần thiết Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình và chú trọng đến việc làm thế nào để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty sao cho tăng kim ngạch xuất khẩu hơn nữa và đạt được lợi nhuận cao nhất Những phân tích trên đã cho thấy rõ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Sau một thời gian thực tập ở Công ty XNK và kỹ thuật Bao Bì và được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo PGS TS Nguyễn Thị Hường, Thầy giáo Th.S Mai Thế Cường và sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên trong Công ty, em đã
chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng
Trang 2nông sản của Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì (PACKEXPORT)”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Luận văn sẽ trình bày
những lý luận chung về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, sau đó đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT Từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: chính là các hoạt động
xuất khẩu hàng nông sản và các biện pháp được áp dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Công ty PACKEXPORT cũng như các nhân tố có ảnh
hưởng đến chúng
4 Kết cấu của đề tài: Luận văn gồm có 3 chương.
Chương I : Những lý luận cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
Chương II : Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại Công ty xuất nhậpkhẩu và kỹ thuật bao bì (PACKEXPORT)
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty PACKEXPORT.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo cùng các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo PGS TS Nguyễn Thị Hường, Thầygiáo Th.S Mai Thế Cường và các cô chú trong Công ty đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em hoàn thành luận văn này
Trang 3Chương I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU.
1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.
1.1 Khái niệm.
Hoạt động xuất khẩu là một mặt quan trọng của hoạt động kinh doanhquốc tế của một quốc gia với một phần còn lại của thế giới Nó là quá trình bánnhững hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia kháctrên thế giới trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với nguyên tắcngang giá Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cảhai quốc gia Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọiđiều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến hàng hoá sản xuất, từmáy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình chođến hàng hoá vô hình Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đíchđem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốcgia trong phân công lao động quốc tế Việc trao đổi hàng hoá mang lại lợi íchcho các quốc gia, do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt độngnày Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từrất lâu và ngày càng phát triển Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinhdoanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệpthường áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫnthời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dàihàng năm Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc giahay nhiều quốc gia khác nhau
Trang 41.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trongnước đều là một quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá Hoạt động xuất khẩu cónhững đặc điểm sau:
- Xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá vượt ra ngoài lãnh thổ mộtquốc gia, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên Nhưvậy, hoạt động này có yếu tố nước ngoài tham gia vào do đó nó chịu sự điềuchỉnh của nhiều hệ thống luật như luật quốc tế, luật quốc gia Xuất khẩu diễn ratrong môi trường kinh doanh mới và xa lạ, các doanh nghiệp hoạt động trongmôi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh doanh nội địa Vì vậycác doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả ở nước ngoài
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách mởrộng phạm vi thị trường, tăng doanh số bán hàng Điều này khó có thể đạt đượcnếu doanh nghiệp chỉ thực hiện kinh doanh trong nước
- Sử dụng các phương pháp trao đổi thông tin và ý định với khách hàngbằng các phương tiện thông tin hiện đại, điện báo thương nghiệp, telex, điệnthoại quốc tế, hoặc sử dụng đường dây của các phòng đại diện chi nhánh…
- Phương tiện và các phương pháp trao đổi hàng hoá trong kinh doanhxuất nhập khẩu : Buôn bán với nước ngoài có nghĩa là gửi hàng hoá ra nướcngoài và ngược lại bằng các phương tiện vận tải như: vận tải đường biển,đường sắt, máy bay, hoặc đường bộ Trong quá trình vận chuyển đường dàihàng hoá cần được bảo quản tốt để đáp ứng yêu cầu với điều kiện khí hậu khácnhau hoặc khi phải chuyển đổi phương tiện vận tải Do đó hàng hoá phải đượcđóng gói trong bao bì bảo đảm để tránh hư hao, mất mát về chất lượng, sốlượng và trọng lượng
- Phương pháp thanh toán và di chuyển tiền trong kinh doanh xuất nhậpkhẩu: sử dụng phương pháp chuyển tiền qua ngân hàng đại diện của hai bênvừa đảm bảo gửi nhanh, an toàn và rẻ
Trang 5- Đặc biệt hoạt động xuất khẩu còn có đặc điểm nữa đó là: hoạt động nàythường diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nên ngôn ngữ, tôngiáo, tập quán, chính trị, luật pháp khác nhau vì vậy khi đàm phán và ký kết hợp đồngmua bán với các doanh nghiệp thuộc quốc gia khác phải chú ý một số điểm sau:
-Thứ nhất: Thống nhất ngôn ngữ làm hợp đồng: chọn ngôn ngữ nào mà
hai bên đều hiểu và đồng ý
- Thứ hai : Mọi giao dịch buôn bán phải có văn bản và hai bên ký tên đầy
đủ
- Thứ ba: Các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu mang
tính quốc tế và có sự khác biệt rõ nét với hợp đồng nội địa
2 Các hình thức xuất khẩu.
Xuất khẩu có rất nhiều hình thức giao dịch Căn cứ vào từng loại hìnhkinh doanh và đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn một hình thứcxuất khẩu cho phù hợp Một số hình thức xuất khẩu thường được sử dụng như:
2.1 Xuất khẩu trực tiếp.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp xuất hiện khi doanh nghiệp xuất khẩu trựctiếp cho người mua hay người nhập khẩu ở các thị trường nước ngoài các loạihàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp tự sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn
vị sản xuất trong nước
Trong phương thức này các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩutrực tiếp ký hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thựchiện hợp đồng đó Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với các luật lệquốc gia và quốc tế, đồng thời phải bảo đảm được lợi ích quốc gia và bảo đảm
uy tín kinh doanh của doanh nghiệp
Các bước tiến hành:
- Ký hợp đồng nội mua hàng hoặc tự tổ chức sản xuất
- Ký hợp đồng ngoại, giao hàng, thanh toán tiền với bên nước ngoài
Trang 6Ưu điểm: Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được thường cao hơn các hìnhthức khác do giảm được các chi phí trung gian Quy cách, phẩm chất của hànghoá xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp
Nhược điểm: Nó đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải có lượng vốn khá lớnứng trước để mua hàng hoặc sản xuất Bên cạnh đó hình thức này có mức độ rủi rolớn
2.2 Xuất khẩu gián tiếp.
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm rathị trường nước ngoài thông qua các tổ chức độc lập trong nước Đó là cáctrung gian bán buôn trong nước, các công ty thương mại, các đại lý đặt trongnước, người mua thường trú, người môi giới xuất nhập khẩu, đại lý xuất khẩucủa người sản xuất, công ty quản lý xuất khẩu
Các bước tiến hành:
- Tổ chức tự sản xuất hay ký kết hợp đồng nội mua hàng
- Ký kết hợp đồng với các tổ chức xuất khẩu trung gian trong nước
Ưu điểm: Mức độ rủi ro thấp, chi phí cho việc bán hàng ở thị trường nướcngoài thấp, tính linh hoạt cao
Nhược điểm: Khả năng chớp cơ hội không cao, khó kiểm soát kênh phânphối, ít tiếp xúc với khách hàng và thị trường
2.3 Xuất khẩu uỷ thác.
Trong hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuấtkhẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoảnthù lao theo thỏa thuận với doanh nghiệp có hàng xuất khẩu (bên ủy thác) Xuấtkhẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp có hàng hoámuốn xuất khẩu, nhưng vì doanh nghiệp không được phép tham gia trực tiếpvào hoạt động xuất khẩu hoặc không có điều kiện để tham gia Theo hình thứcnày, quan hệ giữa người bán và người mua được thông qua người thứ ba gọi làtrung gian (người trung gian phổ biến trên thị trường là đại lý và môi giới)
Trang 7Các bước tiến hành:
- Ký hợp đồng nhận uỷ thác với doanh nghiệp có hàng xuất khẩu trong nước
- Ký hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, giao hàng và nhận tiền hàng
- Thanh toán tiền hàng và nhận giấy uỷ thác của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu
Ưu điểm: Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu không phải bỏ ra một khoảnvốn lớn để mua hàng hay đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ra nước ngoài do đórủi ro trong kinh doanh là không cao Bên cạnh đó doanh nghiệp không phải làchịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hoá
Nhược điểm: Doanh nghiệp xuất khẩu lại không trực tiếp liên hệ vớikhách hàng và thị trường nước ngoài nên không chủ động trong sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình Phí uỷ thác mà doanh nghiệp nhậnđược thường nhỏ hơn nhưng được thanh toán nhanh
2.4 Buôn bán đối lưu.
Đây là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽvới nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng hoá mangtrao đổi có giá trị tương đương Mục đích của hình thức này không nhằm thu vềmột khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị bằng giá trị
lô hàng xuất khẩu Hình thức này được thực hiện theo nguyên tắc:
- Cân bằng về mặt hàng: hàng quý đổi lấy hàng quý và ngược lại
- Cân bằng về giá cả: so với giá quốc tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuấtcho đối phương thì giá hàng xuất cũng phải tính cao tương ứng và ngược lại
- Cân bằng về mặt tổng giá trị hàng giao cho nhau: do không có sự dichuyển bằng tiền tệ nên tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ giao cho nhau phảitương đối cân bằng nhau
- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì phải nhập khẩuCIF và nếu xuất khẩu FOB thì nhập khẩu FOB
Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của tỉgiá hối đoái trên thị trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên không có đủngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình Doanh nghiệp ngoại
Trang 8thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu này để nhập những loại hàng hoá màthị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba.Các bước tiến hành:
- Tổ chức sản xuất hay ký kết hợp đồng nội mua hàng
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu đồng thời ký kết hợp đồng nhập khẩu
- Tiến hành thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá
Có nhiều hình thức buôn bán đối lưu như : Hàng đổi hàng được áp dụng phổbiến nhất, trao đổi bù trừ, giao dịch bồi hoàn, mua đối lưu, chuyển nợ
2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giaocho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chínhphủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa hai chính phủ
Các bước tiến hành:
- Ký kết hợp đồng nội mua hàng hay tổ chức tự sản xuất
- Thực hiện các thủ tục để xuất khẩu
Ưu điểm: Khả năng thanh toán chắc chắn (vì nhà nước thanh toán chodoanh nghiệp), giá cả hàng hoá dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trongnghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng
2.6 Gia công xuất khẩu.
Là hình thức xuất khẩu, trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhậpkhẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên khác (gọi là bên đặt gia công)
để chế tạo ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được mộtkhoản phí như thỏa thuận của cả hai bên
Các bước tiến hành:
- Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị trong nước
- Ký hợp đồng gia công với nước ngoài và nhập nguyên liệu
- Giao nguyên liệu cho đơn vị gia công
- Nhận thành phẩm và giao cho bên nước ngoài
Trang 9- Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất (bên nước ngoài trả) và đơn
vị hưởng phí gia công uỷ thác
Doanh nghiệp nhận gia công không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thuđược hiệu quả cũng khá cao, rủi ro thấp và khả năng thanh toán đảm bảo Tuynhiên để thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải có mối quan hệ vớicác khách hàng đặt gia công có uy tín Đây là một hình thức rất phức tạp nhất
là trong quá trình thoả thuận với bên gia công về số lượng, chất lượng, nguyênvật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát quá trình gia công Do đó, các cán
bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về các nghiệp vụ vàquá trình gia công sản phẩm
2.7 Xuất khẩu tại chỗ.
Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giớiquốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được Ở hình thức này doanh nghiệpkhông cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với người mua màchính người mua lại tìm đến với doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp tránh đượcnhững thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển,không phải mua bảo hiểm hàng hóa Hình thức này thường được áp dụng đối vớiquốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đóng tại quốc giađó
3 Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiềukhâu từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuấtkhẩu, đối tác giao dịch, tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuấtkhẩu, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá đến cảng, chuyển giaoquyền sở hữu cho người mua và hoàn thành các thủ tục thanh toán
Bước 1
Nghiên cứu
thị trường
Bước 2Lập kếhoạch
Bước 3Đàm phán
và ký kếthợp đồng
Bước 4Thực hiệnhợp đồng
Trang 10Hình 1 : Sơ đồ các bước thực hiện xuất khẩu hàng hoá
Mỗi khâu cần phải được tiến hành theo những cách thức nhất định, phảitiến hành một cách cẩn thận, đầy đủ, chính xác, kịp thời trên cơ sở tôn trọngquyền lợi cả hai bên, tranh thủ nắm bắt được những lợi thế nhằm đảm bảo hoạtđộng xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ và kịp thời cho nhucầu thị trường trong nước và trên thế giới Sau đây là các bước mà một doanhnghiệp thực hiện trong hoạt động xuất khẩu
3.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền sản xuất với lưu thônghàng hóa Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường Đây
là vấn đề đặc biệt quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu Nghiên cứu thịtrường tốt sẽ tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vậnđộng của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, cung ứng,giá cả trên thị trường, giúp cho họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễnkinh doanh như: Nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnhtranh của hàng hoá… Những thông tin này quyết định sự thành bại trong kinhdoanh của các doanh nghiệp Đây đang là một vấn đề đặt ra và cần phải đượccác doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam ý thức và nghiên cứu tiếp cậnmột cách đầy đủ hơn nữa, nhằm tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ chỉ vì thiếuthông tin
Công việc này bao gồm:
3.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (bán cái gì).
Đây là một trong những nội dung cơ bản và cần thiết đầu tiên, các doanhnghiệp có ý định gia nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế thì trước tiên phảitiến hành nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới Mục đích của việc nghiên
Trang 11cứu thị trường hàng hoá là nắm đựơc quy luật vận động của chúng Mỗi thịtrường hàng hoá cụ thể có quy luật vận động riêng Quy luật đó được thể hiệnqua những biến đổi về nhu cầu, cung cấp, giá cả hàng hoá đó trên thị trường.
Có nắm vững các quy luật của thị trường hàng hoá thì mới có thể vận dụng,giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn kinh doanh liên quan đến vấn đề thịtrường như: Thái độ tiếp thu của người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường đốivới hàng hoá, các ngành tiêu thụ mới, khả năng tiêu thụ tiềm năng, năng lựccạnh tranh của hàng hoá, các hình thức và biện pháp thâm nhập vào thị trường.Thông qua nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới ta lựa chọn được mặthàng xuất khẩu Mục đích của việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là để lựa chọnđược những mặt hàng kinh doanh phù hợp năng lực và khả năng của doanhnghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường Mặt hàng được lựa chọnngoài yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn phù hợp với thị trường quốc tế còn phải phùhợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp Để lựa chọn được mặt hàng xuấtkhẩu đạt hiệu quả cao thì các nhà kinh doanh xuất khẩu phải chú ý nghiên cứunhững vấn đề sau:
Mặt hàng thị trường đang cần là gì ? Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải
bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có Nghĩa làdoanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường xem thị trường đang cần mặt hàng gì, nhucầu đó như thế nào về quy cách, chủng loại, phẩm chất, mẫu mã, số lượng… Trên
cơ sở này cùng với khả năng cho phép của mình mà tìm cách cung ứng mặt hàngđó
Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào? Trong kinh doanh tình
hình tiêu dùng luôn biến động, tuỳ thuộc vào thị hiếu tiêu dùng, thời gian tiêudùng, tập quán của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, quy luật biến động của quan
hệ cung cầu…Có nắm bắt được tình hình này thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng thoảmãn nhu cầu thị trường, tiến hành xuất khẩu hơn
Trang 12 Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Mỗi mặt hàng đều
có một khoảng thời gian tồn tại nhất định, mỗi khoảng thời gian này được thểhiện qua bốn giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm: Pha triển khai,Pha tăng trưởng, Pha bão hoà, Pha suy thoái
Sở dĩ phải xem xét hàng hoá đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống vì ởmỗi giai đoạn khác nhau thì hàng hoá đều có đặc điểm riêng, cách thức bánhàng riêng Dựa vào đó các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định khác nhau,nhằm kéo dài chu kỳ sống, tăng doanh số, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tình hình sản xuất và cung ứng mặt hàng đó ra sao? Các doanh nghiệp
xuất khẩu phải đặc biệt quan tâm đến đối thủ cạnh tranh ngay cả trong nước vànước ngoài Doanh nghiệp phải nắm vững tình hình cung cầu mặt hàng họ đangquan tâm Đặc biệt doanh nghiệp phải tập trung vào yếu tố cung hàng hóa, cácyếu tố đó bao gồm: khả năng sản xuất, tập quán sản xuất, việc áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất mặt hàng đó Từ đó phát hiện ra mặt mạnh lẫnmặt yếu kém để tìm ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu và phát huynhững thế mạnh nhằm chiến thắng trong cạnh tranh
Tỷ giá hối đoái hiện hành của thị trường? Điều này rất quan trọng, vì
trong kinh doanh xuất khẩu việc tính giá, thanh toán bằng một loại ngoại tệ chonên nếu không nắm được tỷ giá hối đoái và xu hướng biến động của nó thì sẽdẫn đến bị thua lỗ, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thường vấpphải trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu (bán ở đâu).
Việc lựa chọn thị trường để xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việcnghiên cứu thị trường trong nước, bởi ngoài việc nghiên cứu về quy luật vậnđộng của thị trường còn phải nghiên cứu một số vấn đề khác như: điều kiệntiền tệ, tín dụng điều kiện vận tải của thị trường nước ngoài mà mình hướngtới Việc lựa chọn thị trường phải chú ý một số vấn đề sau:
Trang 13 Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng: Dung lượng thị trường
là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất địnhtrong một thời gian nhất định Dung lượng thị trường luôn biến động theo thờigian tuỳ thuộc vào các tác động của nhiều nhân tố Các nhân tố làm cho dunglượng thị trường thay đổi thì rất nhiều nhưng căn cứ vào thời gian ảnh hưởngcủa chúng có thể chia làm ba nhóm
Nhóm 1: Nhóm các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính
chu kỳ bao gồm sự vận động của tình hình kinh tế các nước xuất khẩu, tính thời
vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Do đặc điểm của sản xuấtlưu thông và tiêu dùng là khác nhau nên ảnh hưởng của nhân tố thời vụ đến thịtrường hàng hóa cũng rất đa dạng về phạm vi và mức độ
Nhóm 2: Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường bao
gồm những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của Nhànước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu tập quán của người tiêu thụ,ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng hoá thay thế
Nhóm 3: Nhóm các nhân tố ảnh hưởng có tính tạm thời đến dung lượng thị
trường bao gồm sự đầu cơ trên thị trường, sự biến động của các chính sáchchính trị - xã hội, tình hình chính trị - xã hội, sự biến động của thiên nhiên cũng
có thể gây ra những đột biến về cung cầu đối với những hàng hoá nhất định.Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá mà xác định, đánh giá mức độ của cácnhân tố ảnh hưởng Xác định nhân tố tác động chủ yếu nhằm dự báo được xuhướng biến động của dung lượng thị trường trong hiện tại và tương lai
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải nắm được các thông tinkhác về thị trường xuất khẩu như: Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của mộtnước hay khu vực về thị trường xuất khẩu; Luật pháp, các chính sách kinh tế -
xã hội; Tập quán thương mại quốc tế của nước đó; Hệ thống tài chính tiền tệ;Tình hình vận tải và giá cước; Thông tin về đối thủ cạnh tranh…
Vấn đề biến động giá cả trên thị trường hàng hoá thế giới: Giá cả trên
thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đồng thời nó sẽ phản ánh
Trang 14quan hệ cung cầu hàng hóa đó trên thị trường thế giới Xác định đúng giá cảhàng hóa có ý nghĩa to lớn đối với kinh doanh xuất khẩu Trong kinh doanhquốc tế việc xác định giá cả hàng hóa rất phức tạp do việc buôn bán diễn ratrong một thời gian dài, hàng hóa vận chuyển qua nhiều nước khác nhau vớichính sách thuế khác nhau Để đạt được hiệu quả cao trên thương trường quốc tếđòi hỏi các doanh nghiệp phải theo dõi, nghiên cứu sự biến động của giá cảđồng thời phải có biện pháp tính toán, xác định giá một cách chính xác, khoahọc để giá cả thực sự trở thành một công cụ trong kinh doanh quốc tế Thôngthường các doanh nghiệp xuất khẩu xác định giá cả hàng hóa dựa trên ba căncứ:
- Căn cứ vào giá thành và các chi phí khác như vận chuyển, mua bảohiểm
- Căn cứ vào sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng
- Căn cứ và giá cả của hàng hóa cạnh tranh
Trang 15Hình 2: Sơ đồ các bước xác định giá cả hàng hoá.
Xu hướng biến động của giá cả các loại hàng hoá trên thị trường thế giớirất phức tạp Trong cùng một thời gian, giá cả hàng hoá có thể có những biếnđộng theo xu hướng trái ngược nhau với những mức độ nhiều ít khác nhau Hơnnữa thị trường thế giới có phạm vi rộng với nhiều vùng, nhiều khu vực khácnhau nên việc nắm bắt tình hình, xu hướng biến động của giá cả thị trường thếgiới là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có nhiều thông tin chính xác và kịp thời Để
có thể dự đoán xu hướng biến động của giá cả mỗi loại hàng hoá trên thị trườngthế giới thì phải dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường loại hàng hoá đó, đánhgiá đúng ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến xu hướng vận động của giá cảhàng hoá
Có rất nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới,
có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu Một
số nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường hàng hoá thế giới: nhân tố cung cầu, nhân tố chu kỳ, nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia, nhân tốcạnh tranh, nhân tố thời vụ, nhân tố lạm phát Khi nghiên cứu về giá cả thịtrường, phải phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến xu hướng biếnđộng giá cả trong từng giai đoạn, từng tình hình cụ thể
-Việc nghiên cứu, tính toán, xác định giá cả hàng hoá trên thế giới là mộtvấn đề ưu tiên hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ và lợinhuận của doanh nghiệp Xác định giá cả trong hợp đồng xuất khẩu là vấn đềhết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh
Bước 3Vùnggiá vàcácmứcgiá
Bước 2Phântích dựđoánthịtrường
Bước 5
Xácđịnh cơcấu giá
Bước 4Lựachọnmứcgiá tốiđa
Bước 6
Báogiá chokhách
Bước 1
Phân
tích chi
phí
Trang 16Định giá đúng bảo đảm cho các nhà xuất khẩu thắng lợi trong kinh doanh, đồngthời là biện pháp quan trọng bảo đảm trong kinh doanh tránh được rủi ro vàthua lỗ.
3.1.3 Lựa chọn đối tác giao dịch (bán cho ai).
Lựa chọn đối tác giao dịch bao gồm các vấn đề lựa chọn nước để giaodịch và lựa chọn thương nhân để giao dịch
Khi lựa chọn nước để làm đối tượng xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệpphải tìm hiểu tình hình sản xuất tiêu thụ hàng hóa của nước đó, nhu cầu nhậpkhẩu, tình hình dự trữ ngoại tệ để biết được khả năng nhập khẩu, phươnghướng nhập khẩu của nước này và có thể dự đoán đối thủ cạnh tranh Doanhnghiệp phải đưa ra chính sách thương mại đối với từng nước nhập khẩu
Lựa chọn thương nhân để giao dịch: Để thâm nhập vào thị trường nướcngoài một cách thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, doanh nghiệp phảihợp tác với các đối tác đang hoạt động tại thị trường đó Trong điều kiện chophép thì lựa chọn những người nhập khẩu trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao chodoanh nghiệp do hạn chế được các chi phí trung gian nhằm hạ giá thành tạo ralợi thế cạnh tranh Trong trường hợp muốn thâm nhập vào thị trường mới thìviệc giao dịch qua trung gian (với tư cách là đại lý hay môi giới) lại có hiệu quảhơn Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở các nghiên cứusau:
- Quan điểm kinh doanh của đối tác
- Tình hình sản xuất kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh của đối tác
- Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Khả năng thanh toán
- Uy tín và mối quan hệ của đối tác kinh doanh
- Những người đại diện cho Công ty kinh doanh và phạm vi trách nhiệmcủa họ đối với Công ty nếu người giao dịch trực tiếp là đại diện của Công ty
Trang 17Việc lựa chọn đối tác kinh doanh phải có căn cứ khoa học, sáng suốt,chính xác là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi các hoạt động xuấtkhẩu Song việc lựa chọn đối tác kinh doanh cũng tuỳ thuộc một phần vào kinhnghiệm của người nghiên cứu thị trường và truyền thống kinh doanh của mình
3.2 Lập kế hoạch xuất khẩu.
Dựa vào kết quả của việc nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần xâydựng một kế hoạch xuất khẩu cụ thể Đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ, dự đoán
về diễn biến của quá trình xuất khẩu hàng hoá cũng như mục tiêu sẽ đạt được khithực hiện quá trình này Kế hoạch kinh doanh là phương án hoạt động cụ thể củadoanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong kinh doanh
3.2.1 Nội dung của công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu gồm:
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổngquát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh Sự lựachọn này phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan
- Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá là bao nhiêu,thâm nhập vào thị trường nào
- Đề ra biện pháp và công cụ thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu Những biệnpháp này gồm đầu tư vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, ký hợp đồng kinh tế, thamgia hội chợ quốc tế, lập chi nhánh nước ngoài, tăng cường quan hệ với bạnhàng
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của kế hoạch này thông qua các chỉ tiêuchủ yếu: tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoà vốn, tỷ suất doanh lợi, điểm hoà vốn…Một kế hoạch xuất khẩu có khoa học dựa trên sự phân tích chuẩn xác vàđúng đắn về thị trường, bạn hàng cũng như nội lực của doanh nghiệp sẽ quyếtđịnh nhiều đến thành công trong kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
3.2.2 Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Trang 18Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một công ty, một địaphương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảo điều kiệnxuất khẩu được, nghĩa là nguồn hàng cho xuất khẩu phải đảm bảo những yêucầu về chất lượng quốc tế Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu đạt hiệu quả caothì trước tiên chúng ta cần phải nghiên cứu nguồn hàng cho xuất khẩu Thôngqua việc nghiên cứu nguồn hàng, doanh nghiệp có thể nắm bắt được khả năngcung cấp hàng xuất khẩu của các đơn vị khác Từ đó doanh nghiệp có thể khaithác thu mua và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Các phương pháp nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu.
Phương pháp lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu: Theo phương pháp này
người ta thực hiện việc nghiên cứu khả năng sản xuất và tiêu thụ của từng mặthàng Sau đó làm phiếu theo dõi đối với từng mặt hàng về số lượng và giá trị vớinhững khoản mục như: Yêu cầu của khách hàng, tên các nguồn hàng đã có quan
hệ, tên các nguồn hàng chưa có quan hệ Thông qua đó chúng ta có thể biết đượckhả năng sản xuất, nhu cầu xuất khẩu, lượng thừa thiếu đối với từng mặt hàng
Phương pháp lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu: Theo phương
pháp này người ta sẽ tiến hành theo dõi năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩmcủa từng cơ sở sản xuất Năng lực sản xuất được thể hiện thông qua các chi tiêunhư: số lượng, chất lượng hàng cung ứng hàng năm, giá thành hàng xuất khẩu,tình hình trang thiết bị, số lượng và trình độ kỹ thuật của công nhân, trình độ tổchức và quản lý của doanh nghiệp Phương pháp này giúp ta nắm được tìnhhình của từng xí nghiệp, của từng địa phương, nhưng lại không nắm bắt đượctình hình sản xuất và tiêu thụ của từng mặt hàng Do vậy, trong kinh doanh xuấtkhẩu, người ta thường dùng kết hợp cả hai phương pháp để bổ xung cho nhau.Doanh nghiệp có thể căn cứ vào đặc điểm của từng mặt hàng, nguồn hàng
để chia công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu thành hai loại hoạt động chính :+ Những hoạt động sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu Đối với doanhnghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thì đây là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất
Trang 19+ Những hoạt động thu mua tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, thường docác doanh nghiệp làm chức năng trung gian cho xuất khẩu hàng hoá thực hiện
Các hình thức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
- Thu mua tạo nguồn hàng theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu không theo hợp đồng
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu thông qua hàng đổi hàng
Nội dung của công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống các công việc, các nghiệp vụ được thể hiện qua các nội dung sau:
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
- Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu
- Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu
- Xúc tiến khai thác nguồn hàng cho xuất khẩu
- Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu
3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng.
Đàm phán là một quá trình trao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoạithương và khách hàng nước ngoài về các điều kiện mua bán một loại hàng hoánhằm đi đến sự thoả thuận, nhất trí và thống nhất ký kết hợp đồng giữa hai bên
3.3.1 Vì sao phải đàm phán và ký kết hợp đồng.
Sau khi tiến hành đàm phán thành công hai bên sẽ chính thức đi đến ký kếthợp đồng xuất nhập khẩu Hợp đồng được thể hiện bằng văn bản cũng là mộthình thức bắt buộc trong kinh doanh quốc tế, nhằm xác định trách nhiệm và bảo
vệ quyền lợi của các bên tham gia Việc ký kết hợp đồng trong kinh doanhquốc tế càng trở nên quan trọng, bởi vì giữa các bên tham gia có sự khác nhau
về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán kinh doanh… do đó nếu không có sự thoảthuận được xác nhận bằng văn bản (hợp đồng) thì sẽ dễ gây ra những hiểunhầm dẫn đến nảy sinh sự tranh chấp khó giải quyết
3.3.2 Nội dung của đàm phán và ký kết hợp đồng.
Trang 20Nội dung của đàm phán trong hoạt động xuất khẩu
Trong buôn bán quốc tế, người ta thường áp dụng các hình thức đàm phángiao dịch như đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp, đàm phán qua điện thoại,đàm phán qua thư tín Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng nhữnghình thức khác nhau hay có thể dùng kết hợp Nhưng dù bằng hình thức nào thìquy trình đàm phán cũng được tiến hành theo sơ đồ sau:
Hình 3: Sơ đồ quy trình đàm phán.
Nội dung của việc ký kết hợp đồng.
Sau khi đã ký kết hợp đồng thì có sự ràng buộc giữa doanh nghiệp và đốitác thông qua các điều khoản quy định trong hợp đồng Nếu bên nào vi phạm sẽ
bị xử lý Chính vì vậy khi ký kết hợp đồng với đối tác cần phải căn cứ vào:
- Các định hướng kế hoạch của nhà nước, các chính sách, chế độ và cácchuẩn mực kinh tế hiện hành
- Khả năng phát triển của sản xuất kinh doanh, chức năng hợp đồng kinh tếcủa mỗi bên
- Nhu cầu của thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng
- Tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế và khả năng đảm bảo về tài sản củamỗi bên khi ký kết
Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa phải bao gồm các nội dung sau:
- Số hợp đồng
- Ngày, tháng, năm và nơi ký hợp đồng
- Các điều khoản của hợp đồng trong đó có những điều kiện bắt buộc
Điều 1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, ký mã hiệu.Điều 2: Giá cả, tên giá, tổng giá trị
Bước 2Hoàn giá
Bước 1
Chào hàng
(Hỏi hàng)
Bước 3Chấp nhận
Bước 4Xác nhận
Trang 21Điều 3: Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng.
Điều 4: Điều kiện xếp hàng, cơ chế thưởng phạt
Điều 5: Giám định hàng hóa
Điều 6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu
Điều 7: Điều kiện thanh toán
Điều 8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng
Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp
Điều 10: Thời gian hiệu lực của hợp đồng
3.3.3 Một số lưu ý khí ký kết hợp đồng.
- Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phản ánh đúng
và đầy đủ các vấn đề đã thỏa thuận
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ phổ biến mà cả haibên cùng thông thạo
- Các điều khoản của hợp đồng phải tuân thủ đúng pháp luật quốc tế cũngnhư pháp luật quốc gia của các bên tham gia ký hợp đồng
- Người ký kết hợp đồng phải có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung đã ký
3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết thì doanh nghiệp xuất khẩu phảithực hiện hợp đồng đã ký, tiến hành sắp xếp những phần việc đã làm ghi thànhbảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời ghi lại những diễn biến,những văn bản phát đi và nhận được để xử lý và giải quyết cụ thể Có thể nói, đây
là một công việc phức tạp đòi hỏi phải luôn tuân thủ luật lệ quốc gia và quốc tế,đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi quốc gia và hiệu quả kinh doanh của đơnvị
Bước 3Thuêtàu
Bước 4Kiểmngiệmhàng hóa
Bước 5Làm thủtục hảiquan
Trang 22Hình 4: Sơ đồ các bước tiến hành và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Đây là trình tự công việc chung nhất cần tiến hành để thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên, trên thực tế tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng có thể
bỏ qua một vài công đoạn
3.4.1 Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu.
Người xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng hoá để xuất khẩu Côngviệc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu gồm 3 công đoạn sau:
- Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu: Ở đây doanh nghiệp xuất
khẩu tổ chức thu gom hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau như mua nguyênvật liệu về gia công, sản xuất, thu mua
- Đóng gói bao bì hàng xuất nhập khẩu: Việc đóng gói bao bì là căn cứ theo
yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết Bên cạnh đó, công việc này còn có ý nghĩavừa phải đảm bảo được chất lượng của hàng hoá, vừa thuận tiện cho quá trìnhvận chuyển bốc xếp hàng hoá, tạo điều kiện cho việc nhận biết hàng hoá, gây ấntượng và làm cho người mua có cảm tình với hàng hoá, với doanh nghiệp
- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký hiệu bằng số hay chữ, hình vẽ được ghi
ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc nhận biết,giao nhận, bốc dỡ và báo quản hàng hoá Khi kẻ ký mã hiệu hàng hoá, phải đảmbảo những nội dung bảo quản hàng hoá, đồng thời phải thoả mãn yêu cầu sángsủa, rõ ràng, dễ hiểu không gây khó khăn cho việc nhận biết hàng hoá
3.4.2 Xin giấy phép xuất khẩu.
Muốn thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, doanh nghiệp phải có giấyphép xuất khẩu hàng hoá Giấy phép xuất khẩu hàng hoá là một công cụ quản lýcuả nhà nước về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trước đây, khimuốn xuất khẩu một lô hàng nào đó, các doanh nghiệp phải có giấy phép kinhdoanh xuất nhập khẩu và xin giấy phép xuất khẩu từng chuyến Để giảm gánhnặng về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, ngày
Trang 2303/03/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 55/1998/QĐ/TTg, kể
từ ngày 18/03/1998 tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đềuđược quyền xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanhtrong nước của doanh nghiệp, không cần phải xin phép kinh doanh xuất nhậpkhẩu tại bộ thương mại nữa Quy định này không áp dụng với một số mặt hàngđang được quản lý theo cơ chế riêng, cụ thể là những mặt hàng sau: gạo, sách,chất nổ, ngọc trai, đá quý, kim loại, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ
3.4.3 Thuê tàu.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, việc thuê tàu chở hàng dựavào các căn cứ như những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, đặcđiểm của hàng hoá xuất khẩu, điều kiện vận tải Thông thường trong nhiềutrường hợp, đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu cho mộtcông ty vận tải thuê tàu
3.4.4 Kiểm nghiệm hàng hoá.
Kiểm nghiệm hàng hoá xuất khẩu là công việc cần thiết và quan trọng,nhờ nó mà quyền lợi của khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời nhữnghậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong quá trình sản xuất cũngnhư quá trình tạo nguồn hàng, đảm bảo uy tín của hàng xuất khẩu và nhà sảnxuất trong quan hệ buôn bán Trước khi tiến hành xuất khẩu một lô hàng nào
đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra phẩm chất, khối lượng, bao bì của hàng hoá xuất khẩu Quá trình kiểm tra này gọi là kiểm nghiệm hàng hoá.Nếu hàng hoá là động vật thì phải kiểm tra khả năng lây lan bệnh tật
Việc kiểm tra và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: Kiểm tra ở cơ
sở do phòng KCS tiến hành, kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng kiểm tra lại kếtquả kiểm tra lần trước được thực hiện trước đó
3.4.5 Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá muốn vận chuyển qua biên giới quốc gia thì phải làm các thủtục hải quan Thủ tục hải quan là công cụ của Nhà nước về quản lý các hành vi
Trang 24buôn bán xuất nhập khẩu theo pháp luật Khi làm thủ tục hải quan doanhnghiệp cần tuân thủ các bước sau:
- Khai báo Hải quan: Chủ hàng phải kê khai đầy đủ các chi tiết về hàng
hoá một cách trung thực và chính xác lên tờ khai để cơ quan kiểm tra thuận tiệntheo dõi Nội dung tờ khai hải quan gồm loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị,nước xuất khẩu Tờ khai hải quan được xuất trình cùng với một số giấy tờ nhưhợp đồng, giấy phép, hoá đơn đóng gói
- Xuất trình hàng hoá và nộp thuế: Hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp
một cách trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát
- Thực hiện các quyết định của Hải quan: Đây là công việc cuối cùng
trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan Đơn vị xuất khẩu có nghĩa vụ thựchiện một cách nghiêm túc nhất các quyết định của Hải quan đối với lô hàng chophép xuất khẩu hoặc không cho phép xuất khẩu
3.4.6 Giao hàng lên tàu.
Đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng.Hiện nay, phần lớn hàng xuất khẩu của nước ta là vận chuyển bằng đường biển
và đường sắt Nếu hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển, doanh nghiệpphải tiến hành các công việc như lập bảng đăng ký hàng chuyên chở căn cứ vàocác chi tiết hàng xuất khẩu, xuất trình bảng đăng ký chuyên chở cho người vậntải để nhận hồ sơ xếp hàng trao đổi với các cơ quan điều độ cảng để nắm vữngngày giờ giao hàng
3.4.7 Mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu.
Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất
Vì vậy, việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là cách tốt nhất để đảm bảohàng hoá trong quá trình vận chuyển Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho hànghoá thông qua hợp đồng bảo hiểm Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồngbảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến Khi ký hợp đồng bảo hiểm cầnnắm vững các điều kiện bảo hiểm:
Trang 25Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro.
Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng.
Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm không bồi thường tổn thất riêng.
Ngoài ra, còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: Bảo hiểm chiếntranh, đình công bạo loạn
3.4.8 Hoàn thành bộ chứng từ thanh toán (CTTT).
Thanh toán là khẩu quan trọng và kết quả cuối cùng của tất cả các giaodịch kinh doanh xuất khẩu Hiện nay, thanh toán trong xuất khẩu phải chú ýđến các vấn đề sau: Tiền tệ trong thanh toán, tỷ giá hối đoái, thời hạn thanhtoán, phương thức thanh toán, điều kiện đảm bảo hối đoái
Có nhiều phương thức thanh toán sử dụng, nhưng hiện nay người tathường sử dụng rộng rãi hai phương thức thanh toán sau:
- Thanh toán bằng thư tín dụng- chứng từ (L/C)
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
3.4.9 Giải quyết khiếu nại (nếu có).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất, nếu phía khách hàng vi phạmhợp đồng thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đótrong trường hợp thật cần thiết Việc khiếu nại phải thận trọng, kịp thời, tỷ mỉ dựa trên các căn cứ của chứng từ kèm theo
Nhìn chung, doanh nghiệp hạn chế tới mức tối đa việc vi phạm hợp đồngcủa các khách hàng nước ngoài Bởi vì đưa ra kiện ở trọng tài quốc tế ít khiđược giải quyết có lợi cho phía doanh nghiệp
II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.
1 Thế nào là thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thúc đẩy xuất khẩu là tập hợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp sửdụng nhằm làm gia tăng hoạt động xuất khẩu cả về kim ngạch xuất khẩu, giá trịxuất khẩu, thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
Trang 26đó, dựa trên khả năng của doanh nghiệp (tài chính, cơ sở vật chất, trình độ côngnghệ, trình độ lao động ).
Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếuđược đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, nó giúp cho cácdoanh nghiệp nâng cao lợi nhuận kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động
2 Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thúc đẩy xuất khẩu thực chất là hoạt động làm cho xuất khẩu được đẩy mạnhhơn so với tình trạng trước đó Tuỳ thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũngnhư khả năng tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu riêngcho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Mỗi một mục tiêu đó doanh nghiệp sẽ lập ra cácphương án phù hợp Ở phần này, nội dung của hoạt động thúc đẩy chỉ khác củahoạt động xuất khẩu ở chính phần nội dung của những bước đầu như nghiên cứuthị trường, nghiên cứu mặt hàng, lựa chọn và tìm kiếm bạn hàng, lập phương ánkinh doanh, còn những bước sau như hoạt động chuẩn bị nguồn hàng, đàm phán,vận chuyển, thanh toán… thì vẫn được giữ nguyên Các mục tiêu đó có thể là:
* Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu mở rộng thị trường cho những chủng loại hàng hóa nhất định: Trước tiên, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thu thập
thông tin cả sơ cấp và thứ cấp từ nhiều nguồn để tìm những thị trường đang cónhu cầu về các mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh Sau đó tiến hành xử
lý thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu thị trường dự định thâm nhập về cácmặt như: nhu cầu của những thị trường đó về mặt hàng mà doanh nghiệp dự địnhkinh doanh, các đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất các mặt hàng đó, tình hình kinh
tế – chính trị, thu nhập bình quân đầu người, khả năng của doanh nghiệp có thểđáp ứng được bao nhiêu nhu cầu đó…Từ đó đánh giá về khả năng cạnh tranh vàbán hàng hoá của mình tại những thị trường đó và dự báo khối lượng, doanh thu,lợi nhuận có thể thu được Cuối cùng doanh nghiệp sẽ tiến hành so sánh và lựa
Trang 27chọn những thị trường hoặc những phân đoạn thị trường mà công ty có thể kinhdoanh tốt, đồng thời lập các phương án kinh doanh thích hợp cho từng thị trường.
* Nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng thị phần tại những thị trường nhất định, doanh nghiệp sẽ hướng các chính sách giá cả “mềm dẻo” bằng cách tìm
kiếm nguồn hàng có giá thấp, chi phí liên quan nhỏ nhằm đạt hiệu quả theo quy
mô, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường khuyến mại, quảng cáo và cácdịch vụ sau bán để thu hút nhiều khách hàng, tạo được khả năng cạnh tranh cao
* Nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu: Ở
mục tiêu này doanh nghiệp có thể thực hiện theo hai cách : đa dạng hoá các mặthàng vào nhiều thị trường hoặc chỉ tập trung vào một vài thị trường cụ thể Haicách này doanh nghiệp đều phải nghiên cứu thị trường để tìm ra những mặt hàng
mà doanh nghiệp có thể kinh doanh, sau đó tìm hiểu mặt hàng đó về nhu cầu thịtrường, giá cả, tình hình cung – cầu, nguồn hàng có thể thu mua, cách thức bảoquản, vận chuyển, tìm và lựa chọn đối tác làm ăn (có thể phải tạo hối quan hệ mớihoặc dựa vào các đối tác cũ cũng có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng màdoanh nghiệp định xuất khẩu…) Khi có được nguồn hàng, bạn hàng, doanhnghiệp sẽ tiến hành các công việc còn lại của quá trình xuất khẩu đã nói ở trên
* Với trường hợp doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu: mục tiêu này nhằm bán được nhiều hàng hơn nữa với tốc
độ ngày càng cao Muốn vậy doanh nghiệp cần phải xác định những mặt hàngdoanh nghiệp có lợi thế, cũng như phải dự đoán tình hình biến động của nhữngmặt hàng đó ở thị trường thế giới để có những đối phó kịp thời, tiến hành cácbiện pháp quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm và có ưu đãi cho những kháchhàng cũ, thực hiện tốt các dịch vụ sau bán để khuyến khích khách hàng tiêu thụsản phẩm của mình, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp lên cao
* Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đa dạng hoá hình thức xuất khẩu: Đa
dạng hoá hình thức xuất khẩu giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro có thểxảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời giúp doanh nghiệp có
Trang 28thể xâm nhập vào những thị trường khó tính cũng như những thị trường có sựbảo hộ chặt chẽ của chính phủ Với mục tiêu này, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹcác thị trường, xác định xem hình thức nào doanh nghiệp có thể áp dụng để xâmnhập thị trường đó, mặt hàng nào sẽ áp dụng thành công hình thức xuất khẩunào Khi lựa chọn được hình thức xuất khẩu phù hợp, doanh nghiệp sẽ lập kếhoạch để thực hiện nhiệm vụ theo những hình thức xuất khẩu đó.
Mỗi một mục tiêu trên muốn thực hiện được tốt, doanh nghiệp phải căn cứvào khả năng của mình phù hợp với mục tiêu nào, có thể tuỳ từng thời điểmkhả năng của doanh nghiệp (về tài chính, nhân lực ), cho phép thích hợp vớimột mục tiêu nào đó
3 Các chi tiêu được sử dụng để đánh giá việc thúc đẩy xuất khẩu.
Theo phân tích ở trên chúng ta có thể coi tốc độ tăng trưởng của kim ngạchxuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm là chỉ tiêu chung đánh giá việc thúcđẩy xuất khẩu của doanh nghiêp và tuỳ thuộc vào mục tiêu thúc đẩy xuất khẩucủa doanh nghiệp mà ta xác định các chỉ tiêu đánh giá khác nhau
Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu được tính bằng công thức (1):
Trong đó: r là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu
y i là kim ngạch xuất khẩu của năm i
y (i-1) là kim ngạch xuất khẩu của năm (i-1)
Nếu như r > 0 thì có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu năm i tăng lên so năm
(i-1) điều đó chứng tỏ các biện pháp được áp dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu đã
đem lại hiệu quả và ngược lại nếu như r < 0 thì chứng tỏ các biện pháp thúc
đẩy xuất khẩu mà công ty áp dụng không đem lại
3.1 Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu mở rộng thị trường cho những hàng hoá nhất định và mục tiêu đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu.
100
* ) (
) 1 (
) 1 (
y
y y r
Trang 29Các chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá như: số lượng thị trường mới màhàng hoá đó thâm nhập được trong một thời gian nhất định, giá trị từng loạihàng hoá xuất khẩu vào những thị trường đó qua các năm như thế nào…
Nếu như doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nhưthu thập và xử lý thông tin về thị trường, mặt hàng, giá cả, tình hình cung-cầu…thì trong một thời gian ngắn hàng hoá đó sẽ thâm nhập được nhiều thịtrường mới và giá trị xuất khẩu của hàng hoá sẽ tăng lên
3.2 Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng thị phần tại một thị trường nhất định và làm tăng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu củadoanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp và tốc độ tăngtrưởng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường đó qua các năm… Nếu doanhnghiệp làm tốt các công tác thúc đẩy xuất khẩu thì sẽ thu hút được nhiều kháchhàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp
Từ đó tăng thị phần và giá trị xuất khẩu của hàng hoá Công thức để tính tốc độtăng thị phần, tăng giá trị hàng xuất khẩu đều sử dụng công thức (1) khi đó giá
trị y i tương ứng là thị phần, giá trị hàng xuất khẩu năm i và giá trị y (i-1) tương
ứng là thị phần, giá trị xuất khẩu năm (i-1) Và khi r > 0 thì có nghĩa là các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đem lại hiệu quả và ngược lại khi r < 0 thì có nghĩa là
các biện thúc đẩy xuất khẩu mà công ty áp dụng không đem lại hiệu quả
III MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU.
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môitrường kinh doanh Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩyhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp song cũng có thể tạo ra những khó khăn,kìm hãm sự phát triển của hoạt động này Đối với hoạt động xuất khẩu - mộttrong những hoạt động quan trọng của kinh doanh quốc tế thì ảnh hưởng của môi
Trang 30trường kinh doanh đến hoạt động này càng trở nên mạnh mẽ bởi trong kinhdoanh quốc tế các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh rất phong phú và phức tạp.
1 Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất
khẩu.
Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến khả năng và tình hình thúc đẩyxuất khẩu của một doanh nghiệp như: Các chế độ chính sách pháp luật, tìnhhình kinh tế - chính trị- xã hội của khu vực và thế giới, Hệ thống giao thôngvận tải và thông tin liên lạc, Hệ thống tài chính - ngân hàng, Tỷ giá hối đoái,Các yếu tố cạnh tranh, Tập quán tiêu dùng, Giá cả và các hàng hoá có liên quancũng như Cầu về sản phẩm của doanh nghiệp…Việc nhận thức được các nhận
tố ảnh hưởng này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp khai thác triệt để đượcnhững mặt thuận lợi và hạn chế được những mặt khó khăn và rủi ro nhằm thúcđẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mình
Các chế độ chính sách pháp luật.
Đây là những yếu tố tiền đề mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu bắtbuộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện, vì nó thể hiện đường lốilãnh đạo của chính phủ mỗi nước Nó bảo vệ lợi ích chung của các tầng lớp xãhội, lợi ích của từng nước trên thị trường quốc tế Hoạt động xuất khẩu đượctiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau vì vậy chịu sự tác động củacác chế dộ, chính sách, luật pháp ở các quốc gia đó, đồng thời nó phải tuân theonhững quy định luật pháp quốc tế chung Do đó các nhà kinh doanh xuất khẩukhông chỉ phải hiểu về luật pháp của nước mình mà còn phải hiểu rõ luật pháp,chính sách của các nước là thị trường xuất khẩu của mình cùng các thông lệquốc tế chung
Những chính sách này sẽ có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu, đặcbiệt là chính sách ngoại thương Chính sách ngoại thương có quan hệ mật thiếtvới các chính sách đối ngoại của Nhà nước, nó là công cụ hiệu lực để thực hiệnchính sách đối ngoại, mở mang quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước khác,
Trang 31đồng thời nó cũng là nhân tố tác động vào hoạt động quản lý xuất nhập khẩu.Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình và định hướng phát triển của đất nước trongtừng giai đoạn mà chính sách ngoại thương được thực hiện theo cách thức mức
độ khác nhau Những chính sách ngoại thương được nhà nước sử dụng để quản
lý và điều tiết hoạt động xuất khẩu bao gồm:
Chính sách thuế: Thuế là một công cụ của Nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô
nền kinh tế Chính sách thuế là hệ thống các biện pháp của Nhà nước Thôngqua chính sách thuế Nhà nước tác động tới quá trình sản xuất xã hội, tới phânphối lưu thông, tới tiêu dùng của dân cư, chính sách thuế được thể hiện ở việc
tổ chức đánh thuế, phạm vi áp dụng, thuế suất, ưu đãi về thuế, miễn giảmthuế…
Thuế xuất khẩu được Nhà nước ban hành nhằm quản lý hoạt động xuấtkhẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả xuất khẩu góp phầnbảo vệ và phát triển sản xuất trong nước Vì thế nó có thể thúc đẩy hoặc hạn chếxuất khẩu đối với những nhóm mặt hàng khác nhau Hiện nay Nhà nước ta đangthực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng tinhchế, do đó chính sách thuế nước ta đang thực hiện rất thuận lợi cho các doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu Tuy nhiên, Nhà nước thực hiện chính sách thuếquan cần phải thận trọng trong việc xác định mức thuế xuất khẩu với từng nhómhàng cụ thể để đảm bảo sự hài hoà các mục tiêu do thuế quan tác động
Hạn ngạch (Quota) xuất khẩu: Hạn ngạch xuất khẩu là quy định của Chính
phủ về số lượng giá trị của một mặt hàng được phép xuất khẩu trong một khoảngthời gian nhất định Chính phủ sử dụng hạn ngạch để nhằm bảo hộ sản xuất trongnước bảo vệ tài nguyên, thực hiện cán cân thanh toán quốc tế Hạn ngạch khôngđem lại khoản thu cho ngân sách Nhà nước, mà nó chỉ đem lại thuận lợi và cóthể tạo ra sự độc quyền cho những doanh nghiệp xin được hạn ngạch xuất khẩu.Như vậy hạn ngạch có tác động đến khả năng xuất khẩu của một doanh nghiệp.Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu những hàng hoá bị Nhà nước hạn chế số
Trang 32lượng xuất khẩu thì mọi hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
sẽ bị hạn chế Cho dù doanh nghiệp có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ được xuấtkhẩu một lượng hàng hoá nhất định ghi trên Quota mà Nhà nước cấp cho mình
Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp và một số mặt hàng nhất
định Chính phủ phải thực hiện trợ cấp xuất khẩu nhằm tăng mức độ xuất khẩuhàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá
cả trên thị trường thế giới để phát triển sản xuất trong nước Chính sách ngoạithương của Chính phủ có sự thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, sự thay đổi cóthể là những thuận lợi cũng có thể là những khó khăn lớn đối với doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu vì thế doanh nghiệp phải nhạy cảm và luôn theo dõi vànắm chắc chiến lược phát triển kinh tế Từ đó có thể tạo ra được thời cơ kinhdoanh thuận lợi và tránh được những rủi rỏ xảy ra trong hoạt động xuất khẩu
Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời công việc vận chuyển và thông tinliên lạc, vì chính nhờ thông tin liên lạc mà các thoả thuận được tiến hành mộtcách nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời Hệ thống giao thông vận tải cùng vớicác phương tiện vận chuyển hiện đại giúp cho việc lưu thông hàng hoá mộtcách an toàn, thuận lợi, đúng thời gian quy định, tránh gây ra sự hư hỏng haythiếu hụt hàng hoá trong xuất khẩu Do đó, sự áp dụng các công nghệ tiên tiếnvào lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải là hết sức quan trọng gópphần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó cóhoạt động xuất khẩu Nhờ có thông tin liên lạc chính xác và kịp thời mà tạođược các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, giúp người xuất khẩu cóphương án và quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời
2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu.
Các nhân tố thuộc môi trường vi mô tác động tới thúc đẩy xuất khẩu như
Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, tiềm năng của doanh nghiệp, sảnphẩm của doanh nghiệp phương thức kinh doanh của doanh nghiệp…
Trang 33Tiềm năng của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình, phản ánh thực lựccủa doanh nghiệp trên thị trường Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềmnăng của doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kếhoạch kinh doanh, tận dụng thời cơ và chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quảkinh tế cao Tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm:
Sức mạnh về tài chính: Khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực
về tài chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất rasản phẩm và tổ chức tiêu thụ một cách hiệu quả nhất do đó có ảnh hưởng lớnđến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Khả năng về tài chính sẽ giúp cho doanhnghiệp vững vàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở
để cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế
Trình độ và kỹ năng lao động: Bộ máy quản lý năng động khoa học sẽ
giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi biến động của nền kinh tếthị trường Trình độ nhận thức chấp hành kỹ luật lao động, mức độ tinh thôngnghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên chức là yếu tố cơ bản quyết định chấtlượng và giá thành sản phẩm Chất lượng sản phẩm cao và giá thành hợp lý sẽtạo điều kiện cho việc tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu được thuận lợi hơn
Trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh
nghiệp được thể hiện ở công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất rasản phẩm, mức độ trang bị máy móc, thiết bị, cơ giới hoá, tự động hoá Điềunày phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp Doanh nghiệp với trang bị kỹ thuậthiện đại sẽ có nhiều lợi thế trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao với giáthành rẻ và do đó cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước
Sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực chất của việc thúc đẩy xuất khẩu cũng là tăng thị phần, mở rộng thịtrường Chỉ có những sản phẩm bảo đảm cả về số lượng, chất lượng, mẫu mãcũng như giá cả mà được thị trường chấp nhận thì mới có khả năng mở rộng thị
Trang 34trường Cũng phải kể tới những sản phẩm mới, bởi vì lúc này người tiêu dùngchưa biết đến nó cho nên khả năng mở rộng thị trường sản phẩm này là rất cao
IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM
1 Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện để mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển:
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế hiện nay, đẩy mạnh hoạt độngthương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng trong nền kinh
tế mở là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách Nó mở ra những cơ hộimới cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới Nhờ có hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mởrộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, từ đó đáp ứng nhucầu không chỉ của một thị trường nhỏ hẹp nào đó mà còn đáp ứng nhu cầu củanhiều thị trường khác với những đơn hàng có giá trị lớn Thúc đẩy xuất khẩucòn làm tăng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu cả về khối lượng và giá trị, tạođiều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, duy trì sự ổn định và tăng trưởngcao
Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp không chỉ luôn kinh doanh một số mặthàng cụ thể trên những thị trường nhất định vì thị trường luôn luôn biến độngkhông ngừng, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng vậy, hoạt động thúcđẩy xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa dạnghoá chủng loại sản phẩm, tăng thị phần và sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trênthị trường…do đó có thể giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
để thu được lợi nhuận cao hơn, tăng số vòng quay của vốn, tăng lượng thungoại tệ từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư xuất khẩu các hàng hoáthiết yếu khác, nhập về những công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản
Trang 35xuất và thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,tạo cho doanh nghiệp một thế và lực mới…
2 Toàn cầu hoá và hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường xuất khẩu ra thị trường quốc tế:
Hiện nay, làn sóng toàn cầu hoá và liên kết khu vực vẫn đang diễn ramạnh mẽ, hội nhập và tự do hoá thương mại đang trở thành trào lưu lôi cuốn tất
cả các nước trên thế giới Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia,song những đóng góp trên thị trường thế giới còn nhỏ vì vậy thúc đẩy xuấtkhẩu là việc làm cần thiết để nâng cao vị thế quốc gia cũng như nâng cao vị thếcủa sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế Toàn cầu hoá và hội nhập chophép các doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của các nướcdành cho Việt Nam trong đàm phán song phương và đa phương, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp thâm nhập một cách dễ dàng vào từng thị trường riêng lẻ,vừa tạo thị trường xuất khẩu ổn định, vừa tìm kiếm mở rộng thị trường thêmnữa
Mặt khác, toàn cầu hoá và hội nhập còn giúp các doanh nghiệp có nhiềuhơn các cơ hội kinh doanh, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, họctập phong cách quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ quản lý sảnxuất kinh doanh, xoá bỏ tư duy cũ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm do đó giúp cácdoanh nghiệp dám đương đầu với cạnh tranh, hình thành được tác phong kinhdoanh hiện đại Vì vậy khi thực hiện thúc đẩy xuất khẩu các doanh nghiệp sẽtận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi mà toàn cầu hoá và hội nhập đem lại từ
đó không ngừng phát triển hơn lên, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế đất nước
3 Việt Nam có nhiều tiềm năng trong sản xuất và XK nông sản:
Việt Nam có một số lợi thế là thời tiết, khí hậu thuận lợi cho việc sản xuấthàng nông sản, một vài loại có chất lượng tốt hơn so với hàng cạnh tranh củacác nước khác cùng loại Mặt khác, nước ta đã thực hiện thành công chuyểndịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng theo hướng hiệu quả, phát triển trồng cây
Trang 36nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở chế biến để thay thế hàng nhập khẩu Vì vậythúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ giúp khai thác có hiệu quả tiềm lực sẵn có,khuyến khích người dân trồng cây công nghiệp vừa tăng thu nhập lại vừa bảo
vệ môi trường đồng thời mở ra nhiều cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu,tạo công ăn việc làm cho người nông dân, và người lao động, góp phần tăng thunhập quốc dân, xoá đói giảm nghèo, tạo sự cân bằng giữa thành thị và nôngthôn
4 Nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng:
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân mà nhu cầu về hàng nông sản trên thế giớinói chung và nhu cầu về hàng nông sản của Việt Nam nói riêng đang ngày mộttăng lên.Trước hết là do ảnh hưởng của thời tiết ngày càng xấu đi, khiến cho câycông nghiệp và cây lương thực bị giảm năng xuất nên sản lượng và chất lượnghàng nông sản ngày càng thấp Thứ hai là dân số toàn cầu ngày càng tăng Thứ
ba là kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng của người dân trên thếgiới tăng do đời sống được nâng cao nên các mặt hàng nông sản được sử dụngrất nhiều đặc biệt là gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, lạc nhân…được tiêuthụ ngày càng mạnh Thứ tư, đó là tình trạng xung đột vũ trang đang ngày cànggia tăng ở nhiều quốc gia nhất là Trung Đông hay tình trạng thiếu ăn ở một sốnước Châu Phi vẫn đang hoành hành do đó đòi hỏi các quốc gia phải có lươngthực dự trữ và có sự viện trợ cho những nước nghèo đó, nên có thể nói đây cũng
là một nguồn cầu khá lớn đối với những nước xuất khẩu nông sản Với nhữngnguyên nhân trên, các quốc gia xuất khẩu nông sản phải tiến hành thúc đẩy hơnnữa hoạt động xuất khẩu của mình để một mặt đáp ứng những nhu cầu kể trênmặt khác tăng thu ngoại tệ cho quốc gia để phát triển nền kinh tế đất nước vìthường những nước xuất khẩu nông sản là những nước còn nghèo, đang hoặckém phát triển
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trang 37Chương I đưa ra những lý luận chung nhất về hoạt động xuất khẩu và thúcđẩy xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng, giúp người đọchiểu rõ được bản chất của thúc đẩy xuất khẩu, sự cần thiết phải tiến hành xuấtkhẩu và thúc đẩy xuất khẩu, nội dung của thúc đẩy xuất khẩu, các biện phápđược sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu và các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quảcủa hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Từ đó tạo cơ sở cho việc phân tích và đánhgiá thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, các biện pháp thúc đẩy xuấtkhẩu mà công ty PACKEXPORT đã sử dụng và các chỉ tiêu mà họ đã đạt được
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PACKEXPORT.
Trang 381.1 Lịch sử hình thành của Công ty PACKEXPORT.
Công ty Bao Bì Xuất Khẩu là đơn vị kinh doanh bao bì xuất khẩu và sảnxuất, gia công các loại bao bì phục vụ xuất khẩu, hoạt động theo chế độ hạchtoán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng, có con dấuriêng
Tên tiếng Việt : Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì.
Tên tiếng Anh: Vietnam national packaging technology and import-exportcorporation
Tên viết tắt : PACKEXORT
Trụ sở : 31 phố Hàng Thùng-quận Hoàn Kiếm-Hà Nội
Tiền thân của Công ty Xuất Nhập Khẩu và Kỹ Thuật Bao Bì là Công ty Bao
Bì Xuất Khẩu trực thuộc Bộ Ngoại Thương Công ty bao bì xuất khẩu đượcthành lập theo quyết định số 652/BNgT-TCCB ngày 13-7-1982 của Bộ NgoạiThương nay là Bộ Thương Mại
Đến năm 1989 Công ty đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu và Kỹ ThuậtBao Bì theo quyết định số 812/KTDN-TCCB ngày 13-12-1989 của Vụ Kinh TếĐối Ngoại Từ đó Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc VụKinh Tế Đối Ngoại
1.2 Quá trình phát triển của Công ty PACKEXPORT.
Công ty được thành lập từ năm 1976 có tên là Công ty Vật Tư và Bao Bìtrực thuộc Bộ Ngoại Thương Chức năng chính của Công ty là cung ứng vật tư
và bao bì cho hàng xuất khẩu Trong thời gian này Công ty vừa phát triển vàtừng bước hoàn chỉnh bộ máy quản lý, thời kì này sản phẩm mà Công ty làm ra
là những bao bì đơn giản bởi lẽ do dây chuyền sản xuất còn lạc hậu
Giai đoạn 1982 – 1989
Trang 39Đến năm 1982, do lượng vật tư đối lưu lớn nên Bộ Ngoại Thương quyếtđịnh tách Bao Bì ra khỏi Công ty Vật Tư Quyết định 652/BNgT – TCCB thànhlập Công ty Bao Bì Xuất Khẩu.
Bộ máy Công ty bao gồm:
- Văn phòng Công ty tại 139 Lò Đúc: phòng Tổ Chức, phòng Kế Hoạch,phòng Kỹ Thuật, phòng Giao Nhận Kho Vận, tổng kho Cổ Loa và đội xe
- Xí nghiệp sản xuất: xí nghiệp Bao Bì 1 (chuyên sản xuất bao bì giấy,chất dẻo) tại Phú Thượng, xí nghiệp Bao Bì 2 (chuyên sản xuất bao bì gỗ) tại
km số 9 Pháp Vân Thanh Trì Hà Nội, xí nghiệp Bao Bì Hải Hưng Phố Nối
- Chi nhánh: chi nhánh Bao Bì Hải Phòng, chi nhánh Bao Bì Đà Nẵng, chinhánh Bao Bì Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1984 Bộ Ngoại Thương chuyển xí nghiệp Bao Bì Hải Hưng về trựcthuộc Công ty Rau Quả thuộc Bộ Nông Nghiệp
Giai đoạn 1989 – 1990:
Tháng 12/1989 do biến động mạnh mẽ trong nền kinh tế nước nhà và nềnkinh tế các nước trong khối XHCN Bộ Thương Mại quyết định tách Xí NghiệpBao Bì 1, Xí Nghiệp Bao Bì 2, Chi Nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ra khỏiCông ty và trực thuộc Bộ Trên cơ sở đó quyết định thành lập Công ty XuấtNhập Khẩu và Kỹ Thuật Bao Bì
Theo quyết định số 738/TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại Công
ty Xuất Nhập Khẩu và Kỹ Thuật Bao Bì có tên giao dịch quốc tế làPACKEXORT (Vietnam national packaging technology and import-exportcorporation) trụ sở chính: 31 phố Hàng Thùng-quận Hoàn Kiếm-Hà Nội
Giai đoạn 1991 – 1997:
Trang 40Năm 1991 Công ty xây dựng xí nghiệp sản xuất bao bì Catron đặt ở 251Minh Khai - Hà Nội nay chuyển về km số 8 quốc lộ 1A Pháp Vân Trong thờigian đầu xí nghiệp có khoảng 40 – 50 công nhân Nhưng đến nay số công nhân
đã giảm xuống chỉ còn 32 người
Năm 1992 trên cơ sở tiếp nhận thiết bị của dự án VIE/84/009 về nghiêncứu phát triển bao bì đã hình thành Xưởng In thực nghiệm đặt tại 139 Lò Đúc.Nay gọi là xí nghiệp In và Sản Xuất Bao Bì
Năm 1994 Công ty xây dựng xí nghiệp sản xuất Bao Bì Đà Nẵng tại 245đường Ngô Quyền quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
Năm 1995 Công ty đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất Bao Bì Hải Phòng tại
km 7 quốc lộ 5 Hà Nội Hải Phòng nay thuộc quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng.Năm 1997 Đầu tư xây dựng xí nghiệp Bao Bì Nhựa Hải Phòng có địađiểm tại tổng kho Hùng Vương, phường Hùng Vương thành phố Hải Phòng.Giai đoạn này, Công ty đã mạnh dạn tiến hành tự đầu tư xây dựng các xínghiệp sản xuất, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất để tận dụng khảnăng nhập khẩu nguyên liệu của mình và sử dụng nguồn lao động dư thừa.Trong giai đoạn này công ty có thêm chức năng sản xuất bên cạnh các chứcnăng quản lý và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu bao bì
Giai đoạn 1998 – nay:
Cơ cấu tổ chức của Công ty trong giai đoạn này không có gì thay đổi.Trong giai đoạn này Công ty vẫn tập trung vào đầu tư sản xuất, kinh doanh xuấtnhập khẩu Bên cạnh đó Công ty đã chú trọng tới việc vận dụng các kiến thứcmới về thị trường, áp dụng các hình thức tiếp thị đẩy mạnh công tác tiêu thụ sảnphẩm Ngoài ra Công ty còn chú trọng đến việc đào tạo lại cán bộ công nhânviên, thực hiện sàng lọc trong nội bộ, bố trí sản xuất phụ, thực hiện chế độhoạch toán trong nội bộ công ty, giao quyền chủ động cho các đơn vị thànhviên