MỤC LỤC
Thúc đẩy xuất khẩu là tập hợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp sử dụng nhằm làm gia tăng hoạt động xuất khẩu cả về kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu đó, dựa trên khả năng của doanh nghiệp (tài chính, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ, trình độ lao động..). Thúc đẩy xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xuất khẩu, nó giúp cho các doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động.
Hai cách này doanh nghiệp đều phải nghiên cứu thị trường để tìm ra những mặt hàng mà doanh nghiệp có thể kinh doanh, sau đó tìm hiểu mặt hàng đó về nhu cầu thị trường, giá cả, tình hình cung – cầu, nguồn hàng có thể thu mua, cách thức bảo quản, vận chuyển, tìm và lựa chọn đối tác làm ăn (có thể phải tạo hối quan hệ mới hoặc dựa vào các đối tác cũ cũng có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng mà doanh nghiệp định xuất khẩu…). Muốn vậy doanh nghiệp cần phải xác định những mặt hàng doanh nghiệp có lợi thế, cũng như phải dự đoán tình hình biến động của những mặt hàng đó ở thị trường thế giới để có những đối phó kịp thời, tiến hành các biện pháp quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm và có ưu đãi cho những khách hàng cũ, thực hiện tốt các dịch vụ sau bán để khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp lên cao.
* Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đa dạng hoá hình thức xuất khẩu: Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể xâm nhập vào những thị trường khó tính cũng như những thị trường có sự bảo hộ chặt chẽ của chính phủ. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường đó qua các năm… Nếu doanh nghiệp làm tốt các công tác thúc đẩy xuất khẩu thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc môi trường vi mô tác động tới thúc đẩy xuất khẩu như Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, tiềm năng của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp phương thức kinh doanh của doanh nghiệp…. S ức mạnh về tài chính : Khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ một cách hiệu quả nhất do đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu để thu được lợi nhuận cao hơn, tăng số vòng quay của vốn, tăng lượng thu ngoại tệ từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư xuất khẩu các hàng hoá thiết yếu khác, nhập về những công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp một thế và lực mới…. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ giúp khai thác có hiệu quả tiềm lực sẵn có, khuyến khích người dân trồng cây công nghiệp vừa tăng thu nhập lại vừa bảo vệ môi trường đồng thời mở ra nhiều cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, và người lao động, góp phần tăng thu nhập quốc dân, xoá đói giảm nghèo, tạo sự cân bằng giữa thành thị và nông thôn.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị hàng xuất khẩu vào một số thị trường chính và tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu của công ty đều mang chỉ số âm (trừ tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu vào thị trường Ấn độ) điều này cho thấy giá trị xuất khẩu của công ty đang giảm dần và các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mà công ty áp dụng chưa đem lại hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần tìm ra những giải pháp nhằm khai thác tốt những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của mình để nâng cao hiệu quả của các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cũng như nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Căn cứ vào khu vực thị trường đã chọn Công ty sẽ lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở các điều kiện của đơn hàng và một số chỉ tiêu sau của nhà cung ứng: Quy mô sản xuất, kinh doanh của nhà cung ứng có đáp ứng được với yêu cầu của Công ty hay không; Nhà cung ứng có uy tín trên thị trường không; Chất lượng và mẫu mã hàng hóa của nhà cung ứng có đáp ứng được yêu cầu của Công ty không; Giá cả có thấp hơn giá thu mua hay không; Điều kiện giao hàng như thế nào. Công ty đã và đang tích cực khai thác lợi thế của mạng Internet để tìm hiểu nhu cầu thị trường, các thông tin về giá cả, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan đến thị trường mà công ty đang tìm hiểu… Bên cạnh đó công ty còn sử dụng Internet để quảng cáo, chào bán các loại hàng hoá, làm phương tiện giao dịch với các khách hàng nước ngoài.
Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày một phát triển, sự hội nhập giữa khu vực và trên toàn thế giới ngày càng mạnh mẽ, việc thiếu một đội ngũ chuyên sâu về nghiên cứu thị trường sẽ rất khó để thu thập, phân tích thông tin và các thông tin thu thập được thường có độ trễ và độ chính xác không cao, phân chia từng khu vực thị trường và đưa ra một chính sách xâm nhập thị trường hợp lý và có hiệu quả. Do các trưởng phòng XNK, các giám đốc chi nhánh phải đệ trình các phương án kinh doanh lên giám đốc duyệt, có khi có thời gian giám đốc đi vắng hoặc giám đốc bận chưa duyệt được các phương án này thì các trưởng phòng xuất nhập khẩu và các giám đốc chi nhánh lại không biết làm gì, đúng ra là không dám làm bởi lo và chịu trách nhiệm.
Những giải pháp vĩ mô đúng đắn được thi hành trong khoảng thời gian từ 1999 – 2002 (sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính – kinh tế trong khu vực) đã góp phần tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu, Nhờ có những động lực này mà xuất khẩu năm 2001 của ta vẫn tăng trưởng dương trong khi đại đa số các nước trong khu vực tăng trưởng âm. Tình hình kinh tế và thương mại thế giới nhìn chung vẫn khá trì trệ và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường, sức mua giảm xút khiến cho sự cạnh tranh về thị trường xuất khẩu trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, nhất là khi Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO.
Để thực hiện được biện pháp này công ty cần có tiền để thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ, chi phí cho các cán bộ công ty cử đi học chuyên môn, hỗ trợ các nhân viên một phần học phí… Thực hiện tốt các biện pháp trên thì trong thời gian tới công ty sẽ có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, am hiểu pháp luật, thành thạo ngoại ngữ… Với đội ngũ này thì công ty có thể tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu nêu trên một cách dễ dàng thuận lợi. Hiện nay cơ chế quản lý của công ty PACKEXPORT đang bộc lộ những yếu kém như sự phối hợp các phòng chức năng chưa tốt, công tác liên quan đến hoạt động xuất khẩu chỉ do một phòng đảm nhận do đó chuyên môn hoá chưa cao… Chính vì vậy công ty cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng phòng kinh doanh, tạo sự luân chuyển chứng từ… giữa các phòng được trôi chảy.