Xuất phát từ thực tế đó, đề tài "Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng Giai đoạn 2013 – 2015" nhằm hệ thống hóa các kiến thức lý
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VƯƠNG THỊ NHƯ TRANG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 2VƯƠNG THỊ NHƯ TRANG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG TÙNG LÂM
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu đề tài luận văn 3
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .6
1.1.1 Tín dụng ngân hàng 6
1.1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 7
1.2 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.2.1 Mục đích của việc phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM 15
1.2.2 Nội dung,tiêu chí phân tích và phương pháp phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM 16
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 25 1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 25
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 27
1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 32
Trang 52.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín – CN Đà Nẵng 322.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank Đà Nẵng 332.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 332.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015 352.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 –
2015 382.2.1 Phân tích môi trường hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng 382.2.2 Phân tích công tác tổ chức chức thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng 402.2.3 Phân tích tình hình triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015 462.2.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015 542.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 682.3.1 Những kết quả đạt được 682.3.2 Hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank Đà Nẵng vànguyên nhân của hạn chế 70KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 75
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 75
Trang 63.1.3 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Sacombank Đà Nẵng trong thời gian đến 79
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 82
3.2.1 Tăng cường công tác truyền thông cổ động trong cho vay tiêu dùng 82
3.2.2 Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng vay tiêu dùng 84
3.2.3 Hoàn thiện chính sách sản phẩm CVTD trên cơ sở tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 86
3.2.4 Tăng cường công tác huy động vốn đặc biệt là vốn trung dài hạn để tạo nguồn ổn định cho hoạt động CVTD tại Chi nhánh 88
3.2.5 Chú trọng hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 90
3.2.6 Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 92
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI SACOMBANK 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94
KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
Trang 7Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụngThương mại cổ phầnTrung ương
Trang 8Số hiệu Tên bảng Trang bảng
2.1 Tình hình huy động vốn của Sacombank Đà Nẵng giai 35
2.7 Hoạt động CVTD tại Sacombank–Đà Nẵng theo mục 59
đích vay giai đoạn 2013 – 2016
2.8 Hoạt động CVTD tại Sacombank–Đà Nẵng theo thời hạn 62
vay giai đoạn từ 2013-2016
2.9 Hoạt động CVTD theo hình thức đảm bảo tại 63
Sacombank–Đà Nẵng 2013–2016
2.10 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD 66 2.11 Tình hình kết quả tài chính của hoạt động CVTD giai 68
đoạn 2013 – 2016
Trang 9Số hiệu Tên hình Trang hình
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào giai đoạn hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phảiđối mặt với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thếgiới WTO cam kết mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng Sự cạnh tranh trong lĩnhvực tài chính– ngân hàng ngày càng gay gắt đã tạo ra cơ hội lớn để các ngân hàngthương mại phát triển và hoàn thiện trên mọi phương diện, song cũng tạo ra nhiều tháchthức đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, trong đó có tín dụng tiêu dùng
Ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì cho vay phục vụ cho mục đích tiêudùng càng phát triển khi đời sống của người dân ngày càng được cải thiện CVTD
đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều bộ phận dân cư và có xu hướng ngày càngphát triển, ngày càng được mở rộng về đối tượng với nhiều hình thức như: cho vaytheo lương, cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay trả góp…Thị trường bán lẻ nói chung
và thị trường CVTD nói riêng được đánh giá sẽ còn phát triển nhanh chóng vớinhiều hình thức hơn nữa, hứa hẹn là thị trường giàu tiềm năng và hiệu quả nếu đượccác ngân hàng khai thác đúng hướng Trong bối cảnh đó Ngân Hàng TMCP Sài GònThương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng với lợi thế về nguồn vốn lớn và kinh nghiệm từthành lập lâu năm nên việc ngân hàng đẩy mạnh hoạt động CVTD đối với kháchhàng có thu nhập thường xuyên và ổn định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ đemlại nhiều lợi ích cho ngân hàng Hiện nay số lượng các ngân hàng bán lẻ trên địa bànthành phố Đà Nẵng đang gia tăng và cạnh tranh khốc liệt đối với mảng tín dụng tiêudùng này, vì vậy việc tìm ra giải pháp cho vay để thu hút khách hàng cá nhân đang
là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM Xuất phát từ thực tế đó, đề tài "Phân
tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng Giai đoạn 2013 – 2015" nhằm hệ thống hóa các kiến thức lý
luận cơ bản về hoạt động CVTD để có cái nhìn bao quát về hoạt động tiềm năngnày, đồng thời tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD từ
đó có thể đưa các giải pháp để giúp Sacombank Đà Nẵng hoàn
Trang 11thiện và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, góp phần nâng cao lợi nhuận chochi nhánh trong thời gian tới.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: đề tài tập trung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tạingân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015,tìm ra những hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện vàphát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đầy tiềm năng
Với mục tiêu chung ở trên, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015 và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùngtại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng là gì? Nội dung, phương pháp phântích hoạt động cho vay tiêu dùng là gì? Những tiêu chí nào dùng để đánh giá hoạtđộng cho vay tiêu dùng?
Thực trạng và kết quả đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng? Những mặt thành công và hạn chếtrong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN
Đà Nẵng?
Những giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùngtại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín – CN Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng
Trang 12Về thời gian: Giai đoạn từ 2013 đến
2015 5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp thống kê, phươngpháp so sánh, phương pháp tổng hợp để phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêudùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013–2015
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về cơ sở lý luận: Hệ thống hóa, phân tích và lý giải một số khía cạnh lý luận
cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng và phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tạiNHTM
Về thực tiễn: Đề tài đã thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá các tiêu chí củahoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN ĐàNẵng Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiệnhoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN ĐàNẵng Đồng thời, kết quả nghiên cứu đề tài cũng có giá trị tham khảo nhất định đốivới các Chi nhánh ngân hàng TMCP có điều kiện và quy mô tương tự
7 Kết cấu đề tài luận văn
Kết cấu đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàngthương mại
Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013–2015
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng: “Phân tích tìnhhình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Ở luận văn này, tác giả đã đưa ra đầy đủ cơ sở lý luận về hoạt động cho vaytiêu dùng Phân tích đầy đủ các khía cạnh về quy mô cho vay tiêu dùng cũng như
Trang 13đánh giá nhận định các khía cạnh về chất lượng và trình độ của hoạt động cho vaytiêu dùng qua các tiêu chí như sự gia tăng dư nợ, giảm thiểu rủi ro, Do đó, luận văn
đã đề xuất ra những giải pháp nhằm mở rộng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùngđồng thời đi kèm với việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhằmđảm bảo chất lượng và tính ổn định
2 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng: “Hoàn thiện hoạtđộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh ĐàNẵng”, của Huỳnh Thị Huyền Trang, 2015
Ở luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ về những vấn đề cơ bảntrong hoạt động cho vay tiêu dùng Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu cũngnhư trình độ của khách hàng trong hoạt động cho vay này Từ đó làm cơ sở cũng nhưtiền đề cho việc phân tích và đánh giá hoạt động CVTD Qua việc phân tích hoạt độngCVTD, tác giả đã đưa ra được kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của Chinhánh trong thời gian qua Dựa vào kết quả phân tích, tác giả cũng đã đề xuất nhữnggiải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD này Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả
đề xuất còn chung chung, chưa đi sâu vào thực tế và cụ thể
3 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng: “Cho vay tiêudùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Bình Định”, củaNguyễn Đức Huy, 2015
Luận văn đã hệ thống các lý thuyết về cho vay tiêu dùng tại các NHTM Luậnvăn đã phân tích cụ thể rõ ràng thực trạng hoạt động CVTD tại VPbank CN BìnhĐịnh dựa trên các tiêu chí đánh giá về hoạt động cho vay này Đồng thời, luận văn đãnêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD Trên cơ sở đó, Luận văn đềxuất những giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD của Vpbank CN Bình Định
4 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng: “Hoàn thiện côngtác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh QuyNhơn”, của Nguyễn Thị Việt Anh, 2015
Luận văn tiếp cận đề tài dưới góc độ hoàn thiện công tác thẩm định CVTD tại ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn Phù hợp với góc độ tiếp cận này,
Trang 14luận văn đã đưa ra các tiêu chí phù hợp nhằm đánh giá công tác thẩm định CVTD Qua
đó, phần nào đó Luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động CVTD tại ngân hàngTMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn Từ những kết quả trên, Luận văn đã đề xuất ramột vài giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng về hoạt động CVTD
5 Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng: “Hoàn thiện hoạtđộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CNBắc ĐăkLăk”, của Nguyễn Đỗ Phượng Vỹ, 2015
Luận văn đã phân tích khá chi tiết và tương đối rõ ràng về Hoạt động CVTDtại Ngân hàng Tuy nhiên, trong chương 2 về hoạt động CVTD theo cơ cấu sảnphẩm, Luận văn chưa làm rõ được sản phẩm nào mà Ngân hàng chưa quan tâmđúng mức và cần phải đẩy mạnh Vì vậy, các giải pháp đối với từng loại sản phẩmchưa được đề cập đến một cách cụ thể
Các luận văn trên đây đều đưa người đọc có cái nhìn tổng quát về hoạt độngCVTD – Một trong những mục tiêu chiến lược đi đầu trong công tác bán lẻ của tất
cả các NHTM trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đềxuất còn chung chung, chưa đi sâu vào thực tế và chưa đưa ra các bước cũng nhưcách thức thực hiện cụ thể Tất cả các nội dung trên phần nào giúp tôi có địnhhướng riêng cho bài luận văn của mình
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước,doanh nghiệp và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền,
do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều Đâychính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng với cácloại hình tín dụng khác
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010 định nghĩa “Cấptín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kếtcho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ chovay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và cácnghiệp vụ cấp tín dụng khác” Các nghiệp vụ cấp tín dụng cụ thể được thống nhấtcách hiểu như sau:
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Trang 16- Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc cáckhoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợpđồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủnghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theothỏa thuận
- Chiết khấu: là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các
công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạnthanh toán
- Tái chiết khấu: là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán
- Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở
hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính Bêncho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuêtài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thờihạn cho thuê Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiềnthuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính
1.1.2 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
a Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình Các khoản cho vay tiêu dùng giúpngười tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chitrả, tạo cho họ có cơ hội hưởng một mức sống cao hơn Đây là một nguồn tài chínhquan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xecộ… bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thểđược tài trợ bởi cho vay tiêu dùng
Trang 17Ban đầu, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộgia đình bởi họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng có quy mô nhỏ với nguy cơ vỡ
nợ tương đối cao do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp Tuy nhiên, sựgia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc cácngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là khách hàng tiềm năng Đặc biệt,sau chiến tranh thế giới thứ hai, cho vay tiêu dùng đã trở thành một trong những loạihình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển
Hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng ở các quốc gia phát triển đã phần nàođạt đến đỉnh điểm trong khi tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Namthì mảng thị trường này vẫn còn rất tiềm năng
b Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng không có một định nghĩa chuẩn, nhưng nó có những đặc điểm sau:
- Khách hàng vay: chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu tiêu dùng tại thời điểm hiện tại nhưng chưa có khả năng thanh toán
- Mục đích vay: ngân hàng cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cá nhân chứ không phải là nhu cầu kinh doanh
- Qui mô khoản vay: mỗi khoản vay thường có qui mô tương đối nhỏ so vớicác khoản cho vay kinh doanh Cho vay bất động sản có thể có giá trị lớn hơn,nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơn các món vay khác tại Ngân hàng Nguyên nhânchủ yếu do khách hàng chỉ vay tiêu dùng khi đã có một lượng vốn tương đối, chỉvay ngân hàng để bổ sung số tiền còn thiếu (so với vay kinh doanh, có thể chủ đầu
tư vay toàn bộ số tiền cần thiết cho dự án) Mặt khác, do cho vay tiêu dùng có độ rủi
ro cao hơn nên Ngân hàng cũng thường thận trọng hơn trong việc quyết định số tiềncho vay, căn cứ vào khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng
- Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng: lại là rất lớn do đối tượng của loạihình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng đa dạng Khichất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầuvay Ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống Do đó, nền kinh tế càng phát
Trang 18triển, số lượng các khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều.
- Thời hạn vay: các khoản cho vay tiêu dùng thì thời hạn thường là ngắn vàtrung hạn do món vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao đối với Ngân hàng Tuy nhiên,đối với cho vay bất động sản lại thường có thời hạn dài do người dân phải tích lũythu nhập một thời gian tương đối mới có thể đủ tiền trả Ngân hàng
- Nguồn trả nợ: nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là thunhập của người đi vay, do đó Ngân hàng thường xem xét mức thu nhập thườngxuyên của khách hàng để quyết định xem có cho vay không Đây cũng là một điểmkhác biệt so với cho vay kinh doanh -nguồn trả nợ chủ yếu của món vay này là lợinhuận khi thực hiện phương án kinh doanh đó
- Lãi suất: khi vay tiền, khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất mà họquan tâm tới khoản tiền phải trả hàng tháng, thời gian được giải ngân và khả năngtrả nợ của mình Nguyên nhân chủ yếu là người tiêu dùng thường coi vay mượn làcông cụ để đạt được một cuộc sống thoải mái hơn chứ không phải là một lựa chọndùng trong tình trạng khẩn cấp hoặc để tạo ra lợi nhuận
- Rủi ro: các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tiêu dùng cao có thể kể đến là:
+ Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõ ràngnhư thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫn đến rủi
ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng Các cá nhân có thể tìm cách trốntránh không trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán
+ Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của ngườivay Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến
cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trongthu hồi nợ Đây là rủi ro khó lường trước, khác với món vay kinh doanh ta có thểhạn chế được thông qua nâng cao chất lượng thẩm định dự án
+ Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế Khi nền kinh tế mởrộng, người dân lạc quan về tương lai thì họ sẽ vay ngân hàng nhiều hơn, và khi nềnkinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng thì họ sẽ hạn chế vay mượn ngân hàng
Trang 19- Chi phí: cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có chi phí lớn nhấttrong danh mục cho vay của Ngân hàng Do trong cho vay tiêu dùng số lượng mónvay nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng mỗi khoản vay số lượng lại nhỏ,ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho công việc cho vay, từ khâu tiếp nhận
hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giải ngân cũng như kiểm soát vàthu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay Mặt khác, Ngân hàng cũng gặp không ítkhó khăn để quản lý các khoản cho vay tiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn
do đối với khách hàng cá nhân, thông tin về tình hình tài chính thường không côngkhai minh bạch như ở các công ty lớn Tất cả những điều này khiến chi phí tính trênmột đơn vị tiền tệ cho vay cao hơn so với các loại hình cho vay khác
- Lợi nhuận: lợi nhuận của cho vay tiêu dùng thường cao do cho vay tiêu dùng
có rủi ro cao, chi phí cao và tâm lý người vay “kém nhạy cảm với lãi suất” Cáckhoản vay tiêu dùng thường được định giá cao, đến mức mà bản thân lãi suất vayvốn trên thị trường lẫn tỉ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết cáckhoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận
-Tính chu kì: khác với các khoản vay thương mại, nhu cầu phát sinh theo chu kì kinh doanh lặp đi lặp lại, trong cho vay tiêu dùng, người vay thường ít vay nhiều lần
c Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng
Đối tượng của cho vay tiêu dùng là những chi phí tiêu dùng của cá nhân, hộgia đình, hộ kinh doanh cá thể Những chi phí này được xác định dựa trên cơ sở giá
cả hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trên thị trường vàkhả năng chi trả của họ trong tương lai
Khách hàng vay tiêu dùng là cá nhân,hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể/cánhân có đăng lý kinh doanh người Việt Nam
- Hộ gia đình: là tập hợp các thành viên có tài sản chung để hoạt động sản xuấtkinh doanh theo quy định của pháp luật chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình đểgiao dịch với ngân hàng
- Hộ kinh doanh cá thể/cá nhân có đăng ký kinh doanh: là chủ thể kinh doanh
do một cá nhân hoặc một gia đình làm chủ thể, chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa
Trang 20điểm, không có con dấu riêng, chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sảnđối với hoạt động kinh doanh của mình.
- Cá nhân: là những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự trong quy định của pháp luật
Các đối tượng khách hàng đi vay phải có thỏa mãn những điều kiện sau:
+ Có thu nhập ổn định đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng
+ Có tài sản thế chấp cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm…) dùng để đảm bảo thuộc
sở hữu của chính người vay hoặc thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh.+ Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp
d Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng
➢ Căn cứ vào mục đích vay:
- Cho vay tiêu dùng cư trú: Là loại cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắmxây dựng hoặc cải tạo nhà cửa của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình Đặc điểmcủa CVTD cư trú là giá trị khoản vay lớn và thời gian vay dài
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Đây là khoản cho vay tài trợ cho việc trang trảicác chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng sinh hoạt, chi phí y tế, học hành, giải trí, dulịch…Các khoản vay tiêu dùng phi cư trú thường có giá trị nhỏ, thời gian ngắn vàmức độ rủi ro thấp hơn những khoản CVTD cư trú
➢ Căn cứ theo thời hạn cho vay:
- Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng Khoảnvay này thường được sử dụng cho các trường hợp có tính cấp bách, nhất thời nhưkhám chữa bệnh, học tập hay đi du lịch,…
- Cho vay tiêu dùng trung hạn: thời hạn vay từ 12 đến dưới 60 tháng Mục đích sử dụng chủ yếu là sinh hoạt tiêu dùng hằng ngày
- Cho vay tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 60 tháng trở lên Số tiền vaytrong thời hạn này thường được sử dụng để mua nhà ở, đất ở, mua xe và thiết bị giadụng có giá trị lớn
➢ Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay:
- Cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản (thế chấp): là cho vay có tài sản
Trang 21cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý
để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứnhất
- Cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản ( cho vay tín chấp): là chovay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba
➢ Căn cứ theo đối tượng vay vốn:
- Cho vay đối với khách hàng cá nhân: các sản phẩm cho vay phục vụ nhucầu cá nhân đối với khách hàng đang làm việc tại các doanh nghiệp và cơ quan hànhchính sự nghiệp
- Cho vay theo đối tượng khác là cho vay đối với các khách hàng còn lại cónhu cầu tiêu dùng như hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể…
➢ Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
- Cho vay trả góp (Installment Consumer Loan): là hình thức cho vay tiêudùng trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần theo kỳ hạnnhất định trong thời hạn cho vay Phương thức này thường áp dụng cho các khoảnvay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay
Khi cho vay trả góp ngân hàng cần quan tâm tới các vấn đề:
+Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sảnhình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tươnglai Do đó, ngân hàng nên tài trợ cho những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền
+ Số tiền phải trả trước: Khi mua tài sản ngân hàng thường yêu cầu kháchhàng phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngânhàng Số tiền trả trước ít hay nhiều phụ thuộc vào loại tài sản thị trường tiêu thụ vềtài sản đó ngay sau khi sử dụng
+ Chi phí tài trợ: Chi phí này phải được trang trải được chi phí vốn, rủi ro+ Số tiền khách hàng phải trả thanh toán cho ngân hàng phải phù hợp với khả năng về thu nhâp, hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng
- Cho vay từng lần: vay từng lần, hay còn gọi là vay theo món là hình thứcvay, theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời
Trang 22hạn trả tiền và số tiền vay xác định Ưu điểm của hình thức này là thủ tục rõ ràng,ngân hàng chủ động trong việc cho vay Nhưng nhược điểm là thủ tục rườm rà,doanh nghiệp không linh động trong việc sử dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từnglần vay, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không định kỳ.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiềukhoảng vay, ngân hàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giớihạn doanh số Đây là hình thức vay tiên tiến, có nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanhnghiệp như chủ động vốn, thủ tục đơn giản Đối với CVTD dùng cá nhân và hộ giađình thì hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng ít được áp dụng
- Các phương thức cho vay khác: tùy theo tình hình thực tế, ngân hàng còn áp dụng các phương thức cho vay sau:
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi…
➢ Căn cứ vào nguồn gốc cho vay:
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan): là hình thức cho vaytrong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bánchịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng
Loại hình cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm như:
+ Cho phép ngân hàng tăng nhanh về dư nợ cho vay tiêu dùng
+ Giúp ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay tiêu dùng
+ Là nguồn gốc của việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác của ngân hàng
+ Trong trường hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp
Tuy nhiên, hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp cũng mang một số nhược điểm như:
+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu do
đó có khả năng lừa đảo, giả mạo, xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp
Trang 23+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hóa.
+ Kỹ thuật và nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan): là các khoản cho vaytiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng nhưtrực tiếp thu nợ từ người này Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưuđiểm như:
+ Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng vì quyếtđịnh của nhân viên tín dụng ngân hàng thường có chất lượng cao hơn nhân viên tíndụng của cửa hàng bán lẻ
+ Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đếnviệc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng cao trong khi nhân viên của công tybán lẻ thường chỉ chú trọng đến việc bán được nhiều hàng Bên cạnh đó tại cácđiểm bán hàng các quyết định tín dụng thường đưa ra rất vội vàng
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp
+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng có rất nhiều lợi thế phátsinh có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng
e Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng
➢ Xét trên phương diện người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặcbiệt là đối với các khoản chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáodục và y tế
- Đối với thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, tín dụng tiêu dùng giúp họ cóđược một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gìcần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì cho vay tiêu dùng có thể làm cho người đi vay chitiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tươnglai
➢ Xét trên phương diện NHTM:
Trang 24Ngoài hai nhược điểm là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng có những vai trò quan trọng như:
- Giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng
-Tạo điều kiện để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng
➢ Xét trên phương diện kinh tế xã hội:
Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoádịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Tuy nhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khảnăng tiết kiệm trong nước
- Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai vềhiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượngngày càng lớn Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phânphối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởngkinh tế
- Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăngcầu trong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầunước ngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn
- Thứ ba, góp phần xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượng thấp
- Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ đólàm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và pháttriển các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng
1.2 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ PHÂN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Mục đích của việc phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
Hoạt động CVTD có ý nghĩa thực tiễn đối với NHTM trong thời kỳ kinh tế hiện nay Do vậy, phân tích hoạt động CVTD nhằm giúp NHTM đánh giá một cách
Trang 25tổng quát về kết quả hoạt động CVTD của chính bản thân NHTM đó thông qua:đánh giá về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, mức độ hoàn thành mục tiêu theo từng tiêuchí đánh giá.
Thông qua kết quả trên, có thể đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tạiNHTM là có hiệu quả hay không hiệu quả, những mặt còn tồn tại hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế đó Từ đó là cơ sở để lựa chọn các giải pháp cũngnhư cách thức thực hiện phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại các NHTM
1.2.2 Nội dung,tiêu chí phân tích và phương pháp phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM
a Nội dung và tiêu chí phân tích hoạt động cho vay tiêu
dùng a1 Phân tích môi trường hoạt động CVTD
Phân tích môi trường hoạt động CVTD tập trung vào các nội dung chính:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: phân tích về số lượng các đối thủ cạnh tranh, cường độ cạnh tranh, ưu thế của đối thủ cạnh tranh
- Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô: gồm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trênđịa bàn GRDP, cơ cấu ngành kinh tế, GRDP bình quân đầu người
- Phân tích môi trường văn hóa – xã hội: các tiêu chí phân tích gồm quy môdân số trên địa bàn; tốc độ gia tăng dân số; cơ cấu dân số theo độ tuổi, thu nhập;thói quen tiêu dùng của người dân, tập quán sinh hoạt, tâm lý, trình độ học vấn, thóiquen dùng tiền mặt của người dân
- Phân tích môi trường chính trị - pháp luật: chính sách lãi suất, tỷ lệ cho vay,chính sách thu nhập, tỷ giá hối đoái; các sách liên quan đến tiêu dùng- tiết kiệm,
a2 Phân tích công tác tổ chức thực hiện hoạt động CVTD
Công tác tổ chức hoạt động CVTD trong ngân hàng bao gồm nhiều công đoạn,tuy nhiên nó bao gồm các nội dung chính sau: Bộ máy quản lý điều hành (mô hình
tổ chức, cơ cấu tổ chức); con người (số lượng nhân sự, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, phẩm chất, năng lực của nhân sự); phân công thực hiện công việc (được thể hiệnqua phân công nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban, nhiệm vụ của từng chứcdanh trong ngân hàng) và quy trình tổ chức thực hiện hoạt động CVTD
Trang 26a3 Phân tích tình hình triển khai hoạt động của ngân hàng để đạt được mục tiêu CVTD
Đối với ngân hàng thương mại hoạt động CVTD nhằm hướng đến các mụctiêu cụ thể như: tăng trưởng, mở rộng về quy mô; phát triển thị phần; nâng cao chấtlượng dịch vụ; kiểm soát rủi ro tín dụng và gia tăng thu nhập Thông thường cácngân hàng không chỉ tập trung vào một mục tiêu cụ thể nào mà thường kết hợp cácmục tiêu này với nhau, tùy điều kiện và tình hình cụ thể mà mục tiêu nào được ưutiên nhiều hơn các mục tiêu khác Để thực hiện các mục tiêu đề ra, ngân hàngthường phải tiến hành tổng hợp các biện pháp gọi là chính sách marketing hổn hợp,chính sách marketing hổn hợp gồm 07 chính sách bộ phận (7P) là: chính sách giá,chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách truyền thông cổ động, chínhsách quy trình cung ứng dịch vụ, chính sách con người và chính sách về cơ sở vậtchất - môi trường cung ứng dịch vụ Ngoài ra, do đặc thù kinh doanh, công tác quảntrị rủi ro tín dụng cũng là một nội dung cần được chú trọng để đảm bảo an toàntrong hoạt động CVTD Cụ thể như sau:
➢ Tình hình thực hiện chính sách giá
Việc thực hiện chính sách giá liên quan đến áp dụng mức lãi suất và các mứcphí liên quan đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng Chính sách giá ảnhhưởng trực tiếp đến công tác thu hút và giữ chân khách hàng, năng lực cạnh tranh vàlợi nhuận hoạt động của ngân hàng
➢ Tình hình triển khai các sản phẩm CVTD
Sản phẩm ngân hàng là toàn bộ các tiện ích do ngân hàng tạo ra để thỏa mãnnhu cầu khách hàng về dịch vụ tài chính Nội dung của thực hiện chính sách sảnphẩm liên quan đến việc xác định danh mục sản phẩm cho vay, cơ cấu và tỷ trọngcác sản phẩm, các thuộc tính và tiện ích được tích hợp trong sản phẩm Trong thựchiện chính sách sản phẩm, ngân hàng cần xác định được danh mục những sản phẩm
để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng cần cung cấp các sảnphẩm mới, hoàn thiện những sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu khách hàng
Trang 27➢ Tình hình thực hiện chính sách phân phối
Chính sách phân phối yêu cầu ngân hàng xây dựng hệ thống kênh phân phốiphù hợp để cung ứng dịch vụ của mình đến đối tượng khách hàng mục tiêu Để thựchiện việc cung ứng dịch vụ đến khách hàng ngân hàng có thể thực hiện thông quacác kênh truyền thống (thông qua giao dịch trực tiếp giữa nhân viên ngân hàng vớikhách hàng tại các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, hay tại nhà kháchhàng) hoặc thông qua các kênh phân phối hiện đại (thông qua các thiết bị điện tử)
➢ Tình hình thực hiện chính sách truyền thông cổ động
Phân tích tình hình thực hiện chính sách truyền thông cổ động tập trung vàocác hoạt động nhằm thông tin, thông báo đến khách hàng và các đối tượng côngchúng mục tiêu hoặc những hoạt động nhằm cổ động, kích thích quá trình trao đổisản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng với khách hàng Các phương thức truyền thông cổđộng mà ngân hàng thường áp dụng như: quảng cáo, giao dịch trực tiếp, tuyêntruyền, khuyến mãi, đồng tài trợ
➢ Chính sách về quy trình cung ứng dịch vụ
Quy trình cung ứng dịch vụ là một chuỗi các bước được thực hiện một cáchliên tục để cung ứng dịch vụ đến khách hàng Dịch vụ ngân hàng nói chung vàCVTD nói riêng được đánh giá cao khi các khâu được chuẩn hóa và giải quyếtnhanh chóng, hiệu quả Quy trình tổ chức cung ứng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng dịch vụ CVTD vì vậy việc phân tích về quy trình sẽ giúp ngân hàng cảitiến và rút ngắn các bước, các thủ tục không cần thiết để tạo ra sự tiện lợi, rút ngắnthời gian và giảm chi phí giao dịch cho khách hàng
➢ Chính sách nhân sự:
Con người chiếm vai trò chủ đạo trong kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là tronglĩnh vực ngân hàng Nội dung của chính sách nhân sự liên quan đến chính sách đãingộ, đánh giá khen thưởng, đào tạo nhân vân viên
➢ Hoạt động kiểm soát rủi ro:
Công tác kiểm soát rủi ro có ý nghĩa sống còn trong hoạt động của ngân hàng thương mại Hoạt động CVTD mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng nhưng cũng
Trang 28tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do đó công tác quản trị rui ro CVTD cần được chú trọng ở
cả 03 khâu: trước cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay
a4 Phân tích kết quả của hoạt động CVTD
Phân tích kết quả hoạt động CVTD tập trung vào các tiêu chí sau:
➢ Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng
- Thị phần CVTD
Thị phần CVTD là phần thị trường CVTD mà ngân hàng đã chiếm lĩnh đượchay thực chất là sự phân chia thị trường của ngân hàng đối với các đối thủ cạnhtranh trong ngành, thể hiện kết quả cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường mụctiêu Chỉ tiêu thị phần được so sánh qua các năm nhằm phản ánh năng lực cạnhtranh, vị thế của ngân hàng đang tốt lên hay xấu đi so với các đối thủ cạnh tranhtrên địa bàn được xem xét
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng thị phần CVTD cũng là một tiêu chí quan trọng
để đánh giá hoạt động CVTD của ngân hàng Tốc độ tăng trưởng thị phần càng lớncho biết khả năng mở rộng thị trường của ngân hàng càng tốt, qua đó phản ánh vịthế cũng như tiềm năng phát triển của ngân hàng trong hoạt động CVTD
- Dư nợ cho vay tiêu dùng:
▪ Mức tăng trưởng dư nợ CVTD tuyệt đối:
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ CVTD trong năm (n) tăng/giảm so với năm (n-1)
về giá trị tuyệt đối là bao nhiêu qua đó cho biết quy mô hoạt động CVTD của ngânhàng được mở rộng hay thu hẹp qua từng thời kỳ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏquy mô cho vay tiêu dùng càng lớn Dư nợ CVTD là chỉ tiêu cốt lõi để đánh giáquy mô hoạt động CVTD
Trang 29▪ Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD:
Tốc độ tăng Dư nợ CVTD năm (n) – Dư
Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD phản ánh sự biến động tăng/ giảm dư nợCVTD qua các thời kỳ Chỉ tiêu này phản ánh được xu hướng và quy mô hoạt độngCVTD tăng trưởng hay thu hẹp trong thời kỳ nhất định thường là 01 năm
▪ Tỷ trọng CVTD:
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng dư nợ cho vay của ngân hàng thì có baonhiêu đồng là dư nợ CVTD Tỷ lệ này càng cao cho biết quy mô tín dụng CVTDcủa ngân hàng càng lớn Trước đây thì các ngân hàng còn ít chú trọng đến hoạtđộng CVTD nên tỷ trọng CVTD thường thấp, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì tỷtrọng CVTD của các ngân hàng đều tăng lên do lĩnh vực CVTD là một lĩnh vực rấttiềm năng, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng Tuy nhiên do đặc tính rủi
ro cao nên các mỗi ngân hàng sẽ căn cứ vào đặc điểm của nguồn vốn, khả năngquản lý, chiến lược kinh doanh riêng của mình để xác định tỷ lệ này cho phù hợp
- Về số lượng khách hàng:
Số lượng khách hàng được hiểu là tổng số khách hàng nhận nợ CVTD tại ngânhàng trong một thời kỳ nhất định Số lượng khách hàng vay tiêu dùng là một trongnhững tiêu chí quan trọng phản ánh quy mô của hoạt động CVTD Số lượng kháchhàng vay tiêu dùng tăng lên sẽ làm quy mô dư nợ CVTD tăng lên vì vậy số lượngkhách hàng vay tiêu dùng là một tiêu chí trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô dư nợ.Ngoài số lượng khách hàng tuyệt đối, người ta quan tâm đến mức tăng trưởng về sốlượng khách hàng thể hiện qua chỉ tiêu mức tăng trưởng số lượng khách hàng tuyệt
Trang 30đối với tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng tương đối.
Mức tăng trưởng số lượng Số lượng khách Số lượng khách
Tốc độ tăng trưởng Số lượng khách hàng năm (n) – Số
số lượng khách = lượng khách hàng năm (n-1) x 100%hàng vay tiêu dùng Số lượng khách hàng năm (n-1)
Hai chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác thu hút và phát triển kháchhàng mới của ngân hàng trong lĩnh vực CVTD Hiện nay thì các ngân hàng đangcạnh tranh rất khốc liệt để lôi kéo khách hàng vì vậy chỉ tiêu tăng trưởng kháchhàng hàng năm cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động CVTD.Thông qua hai chỉ tiêu trên có thể thấy ngân hàng có chú trọng phát triển thị trường,phát triển và thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm CVTD hay không
Trang 31➢ Phân tích về cơ cấu CVTD như: cho vay theo mục đích, theo kỳ hạn, theo hình thức đảm bảo tiền vay
- Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích vay
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tỷ trọng CVTD theo theo từng mục đích vay
độ tập trung hay phân tán rủi ro của ngân hàng
- Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn vay:
Tỷ trọng CVTD Dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn vay
Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng đang tập trung vào cho vay kỳ hạn ngắn haytrung/dài hạn Nếu tỷ trọng CVTD trung/dài hạn của ngân hàng lớn thì ngân hàng sẽthu được nhiều lợi nhuận hơn đồng thời xác suất gặp rủi ro của ngân hàng cũng lớnhơn và ngược lại
- Cơ cấu dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo:
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tỷ trọng CVTD theo theo hình thức đảm bảo
Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng chú trọng nhiều hơn vào hình thức cho vay cótài sản đảm bảo hay cho vay không có tài sản đảm bảo Tỷ trọng CVTD không cótài sản đảm bảo càng cao thì rủi ro cho ngân hàng càng lớn nhưng bù lại thì ngânhàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhờ lãi suất cho vay cao, số lượng khách hànglớn
Trang 32➢ Phân tích chất lượng dịch vụ CVTD: bao gồm chất lượng CVTD bên
trong và bên ngoài
Chất lượng dịch vụ cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quảhoạt động CVTD, đòi hỏi ngân hàng phải luôn quan tâm, đánh giá định kỳ để nângcao uy tín và hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng Chất lượng dịch vụ củangân hàng được thể hiện qua đánh giá của khách hàng (chất lượng dịch vụ bênngoài) và của chính nhân viên ngân hàng đó (chất lượng dịch vụ bên trong)
Tiêu chí chất lượng dịch vụ CVTD bên ngoài biểu hiện tập trung qua kết quảkhảo sát, đánh giá, cảm nhận của khách hàng về chất lượng phục vụ, sự hài lòng củakhách hàng đối với các dịch vụ cung cấp Chỉ tiêu này được đo lường bằng các kênhkhảo sát sự hài lòng của khách hàng về ngân hàng trong một khoản thời gian cụ thể.Chất lượng dịch vụ ngân hàng được đánh giá qua mức độ cảm nhận của khách hàng
cơ sở vật chất, về quy trình nội bộ của ngân hàng
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều khâu, liên quan đến nhiều người ởcác vị trí công việc khác nhau Tất cả các yếu tố đó tổng hợp lại không nằm ngoàimục đích đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng
➢ Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVTD thể hiện qua ba chỉtiêu chính là tỷ lệ nợ xấu CVTD, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro/tổng dư nợ và tỷ lệ xóa
nợ ròng Cụ thể như sau
- Tỷ lệ nợ xấu CVTD:
Trang 33Giá trị nợ xấu
Tổng dư nợ CVTDChỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng, cũng như khả năng thuhồi nợ của ngân hàng, giúp đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động tíndụng của ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu càng lớn thì chất lượng tín dụng càng kém, rủi rotín dụng càng cao và ngược lại
- Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro/ tổng dư nợ:
Tỷ lệ trích lập Số dư có của TK dự phòng RRTD
Mức trích lập dự phòng rủi ro căn cứ vào việc phân nhóm nợ có tính đến giátrị tài sản đảm bảo cho khoản vay Vì vậy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánhđược mức độ tổn thất tiềm ẩn từ rủi ro tín dụng của ngân hàng có tính đến yếu tố tàisản đảm bảo Nếu thấy có sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng đãhạn chế một cách hiệu quả rủi ro CVTD và giảm bớt khả năng tổn thất do rủi ro nàygây ra
➢ Phân tích kết quả tài chính của hoạt động CVTD
Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng mà bất cứ ngân hàng nàocũng hướng tới Tiêu chí phản ánh thu nhập CVTD là thu lãi từ hoạt động CVTDqua các thời kỳ Thu nhập từ hoạt động CVTD càng cao chứng tỏ hoạt động nàycàng có hiệu quả, hoạt động CVTD đang được mở rộng Hiện nay, các ngân hàngthương mại điều hoạt động theo cơ chế mua bán vốn giữa chi nhánh và hội sở, theo
đó nguồn vốn chi nhánh huy động sẽ được bán cho hội sở chính và khi cho vay thìchi nhanh sẽ mua lại vốn từ hội sở chính Như vậy, nếu xét riêng hoạt động cho vaythì thu nhập của chi nhánh ngân hàng chính là phần chênh lệch giữa lãi suất cho vaytrung bình và lãi suất mua vốn bình quân của Chi nhánh từ hội sở Chênh lệch lãisuất cho vay bình quân được xác định như sau:
Chênh lệch lãi suất Lãi suất cho Lãi suất mua vốn bình
= vay bình quân
Trang 34Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa lãi suất mà Chi nhánh ngân hàng chovay khách hàng với lãi suất mua bán vốn bình quân với Hội sở chính Phần chênhlệch này sau khi trừ đi các chi phí tại Chi nhánh ngân hàng để cung ứng dịch vụCVTD đến khách hàng như chi phí nhân viên, chi phí khấu hao tài sản, chi phí bánhàng, chi phí quản lý được hạch toán vào lợi nhuận của Chi nhánh Vì vậy phầnchênh lệch càng cao thì lợi nhuận của Chi nhánh càng lớn, hoạt động kinh doanhcàng có hiệu quả.
b.Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích kết quả hoạt động CVTD được sử dụng chủ yếu là sosánh giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra, so sánh tỷ trọng dư nợ của từngchỉ tiêu so với tổng dư nợ, so sánh theo thời gian để chỉ ra xu hướng theo thời gian,mức độ hoàn thành kế hoạch nhằm đánh giá kết quả đạt được
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
- Mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng
Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinhdoanh Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được
mở rộng Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về kháchhàng, về đối thủ cạnh tranh, vị thế của Ngân hàng trên địa bàn hoạt động; Ngânhàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay hợp lý, nên chú trọng hơnvào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm nănggiúp mở rộng hoạt động CVTD của Ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với mộtkhách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức chovay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay cóvấn đề tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng chovay của Ngân hàng Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúngđắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì
Trang 35Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫnđảm bảo được chất lượng tín dụng Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứngnhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cườnghoạt động cho vay của mình.
- Quy trình thực hiện cấp tín dụng
Các bước của quy trình tín dụng được xây dựng một cách hợp lý, khoa học sẽgiúp rút ngắn được thời gian tác nghiệp, tránh sự trùng lắp không cần thiết các thaotác đem lại sự hài lòng cho khách hàng Đồng thời một quy trình tín dụng được tổchức hợp lý sẽ giúp ngân hàng có được các khoản vay có chất lượng, giảm thiểuđược rủi ro, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển doanh số CVTD
- Lực lượng nhân sự của ngân hàng
Hoạt động CVTD đòi hỏi nguồn nhân lực lớn về cả số lượng lẫn chất lượng,đây là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển CVTD của các ngânhàng Một đội ngũ nhân lực có trình độ cao tạo nên lợi thế cạnh tranh của các ngânhàng, vì nó có thể làm tăng cường khả năng thu hút khách hàng, nâng cao vị thế vàgiảm rủi ro trong hoạt động CVTD của ngân hàng Thông qua việc tuyển dụng, đàotạo ra những nhân viên giỏi ngân hàng sẽ có những lợi thế nhất định trong phát triểnhoạt động CVTD Bên cạnh đó, các quy định, nội quy làm việc, chế độ đãi ngộ, chế
độ khen thưởng hợp lý đối với đội ngũ nhân viên cũng sẽ tạo động lực làm việc vàtăng cường sự gắn kết giữa nhân viên với ngân hàng, qua đó góp phần nâng cao chấtlượng dịch vụ, cải thiện hoạt động CVTD
- Cơ sở vật chất thiết bị và trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng
Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.Nếu cơ sở vật chất thiết bị lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lýkém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn Điều đólàm cho Ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽlàm hạn chế hoạt động cho vay Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phùhợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng vớichi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả
Trang 36năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động CVTD.
Trong hoạt động ngân hàng, công nghệ đóng vai trò quan trọng Nền tảng côngnghệ hiện đại là cơ sở để các ngân hàng gia tăng tiện ích cho khách hàng, qua đótăng cường khả năng tiếp cận và tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng, góp phầnnâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường Công nghệ hiện đại cũng góp phầngiúp các ngân hàng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, tăng tính bảomật thông tin nhờ đó quá trình xử lý tác nghiệp và phục vụ khách hàng được diển ratốt hơn, đem lại lợi ích nhiều hơn cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một phần trong chiến lược phân phối,
nó góp phần tích cực vào việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạtđộng CVTD nói riêng Một ngân hàng có mạng lưới hoạt động càng rộng, càng baophủ được thị trường thì khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với các dịch
vụ ngân hàng càng tốt
1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
- Năng lực tài chính của khách hàng:
Năng lực tài chính của khách hàng được thể hiện thông qua nguồn thu nhậpcủa khách hàng dùng để trả nợ vay Thu nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyếtđịnh đến nhu cầu và tiêu dùng của họ và quyết định việc có cho vay hay không củangân hàng Ngân hàng khi CVTD sẽ căn cứ vào mức thu nhập hiện tại và trongtương lai của khách hàng đó là nguồn thanh toán khoản nợ vay với ngân hàng.Vớimỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năngtrả nợ Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy
đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụtrả nợ
- Tài sản đảm bảo nợ vay:
Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ 2 cho ngân hàng ngoài nguồn trả nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng cường mức độ
Trang 37an toàn cho khoản tín dụng.
- Đạo đức của người vay:
Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàngcũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng Đạođức khách hàng được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của kháchhàng vay vốn Đạo đức của người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng
độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở sự sẵn lòng trả nợ và ý muốn thực hiện tất
cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng Nếu như khách hàng là người có ý thức trả
nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay,các quy định cũng sẽ không quá khắt khe
1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
a Đối thủ cạnh tranh
Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnhtranh Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì đểngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so vớiđối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đốithủ cạnh tranh Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sửdụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ Nếu như đối thủ cạnhtranh chiếm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngânhàng, thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh Do
đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đểngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng
b Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố cơ bản như: tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế, lãi suất và xu hướng lãi suất của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và tỷgiá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, hệthống thuế và mức thuế…Những yếu tố vĩ mô này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạtđộng của các TCTD nói chung và hoạt động CVTD nói riêng theo hướng thuận lợihoặc ngược lại
Trang 38Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng cho vay tiêu dùng một cáchhiệu quả Đặc biệt là ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làmyên tâm các tổ chức tài chính cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm,tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như tạo sự ổnđịnh của chi phí vay.
c Chính sách và định hướng cho vay tiêu dùng của Chính Phủ
Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông quacác chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình.Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng chínhphủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm,hạn chế vừa đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cungcấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác
Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nước đối với pháttriển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động tíndụng tiêu dùng Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các Ngân hàng phảinắm bắt được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chitiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thựchiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi chohoạt động của ngân hàng
d Môi trường chính trị- pháp luật
Các chính sách chính trị - pháp luật ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức củaNgân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, Ngoài ra, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách thuế, tỷ giá hối đoái,quản lý nợ công, các quy định về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu … của
cơ quan quản lý có liên quan như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính đã ban hànhcũng trực tiếp tác động vào các hoạt động của Ngân hàng nói chung và tài chính tiêudùng nói riêng
Một hệ thống pháp luât hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tài
Trang 39chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấpdịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững, quan hệhợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của cả hai bên.
e Môi trường văn hóa- xã hội
Các yếu tố môi trường là những vấn đề văn hóa xã hội và tương đối ít thay đổilâu dài, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Ngân hàng là văn hóa tiêu dùng, thóiquen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong cuộc sống sống, thực hành tiết kiệm, đầu tư,ứng xử trong giao tiếp quan hệ, cuộc sống mong đợi, các cộng đồng tôn giáo, dântộc, xu hướng lao động … các yếu tố môi trường xã hội cũng bao gồm yếu tố nhânkhẩu học như cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức sống, … Tỷ lệtăng trưởng dân số, quy mô dân số, di động dân số giữa các vùng kinh tế, đô thị vànông thôn Yếu tố nhân khẩu có tác động đáng kể về khoa học và chiến lược khoahọc của các ngân hàng thương mại
f Môi trường công nghệ
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin trở thành một yếu tố trong việcbứt phá cạnh tranh của ngành ngân hàng Các ngân hàng hiện nay có xu hướng sử dụngngày càng nhiều các thiết bị và công nghệ hiện đại để tăng năng suất, chất lượng vàhiệu suất Bên cạnh đó, các kỹ thuật cách mạng khoa học đã thúc đẩy sự phát triển của
kỹ thuật ngân hàng và xu hướng liên kết thương mại đa mục đích chia sẻ hệ thống côngnghệ Đây là một nguy cơ yếu tố tiềm năng cho hệ thống ngân hàng, bởi vì nó làm giảmkhả năng cạnh tranh của các ngân hàng vốn có thế mạnh cụ thể
Theo xu hướng phát triển của thời đại thông tin số, các ngân hàng thườngchú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thứcphân phối và đặc biệt là là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới Các sản phẩm bán
lẻ ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nghiên cứu và trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hoạt động CVTD và phân tích hoạt động CVTD, cụ thể gồm:
- Khái niệm, đặc điểm, phân loại CVTD
- Các nội dung, tiêu chí đánh giá và phương pháp phân tích hoạt động CVTD tại NHTM
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD tại NHTM
Những nội dung trình bày trong Chương 1 là cơ sở để tác giá triển khai các nộidung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín – CN Đà Nẵng trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp trongChương 3