Để giải quyết những vấn đềtrên, mối quan tâm của các NHTM là làm sao huy động được nguồn vốntrong xã hội, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm vai trò quan trọng.Tuy nhiên việc huy
Trang 1-VÕ THỊ THU VÂN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀNGỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG, CHI NHÁNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Chí Dũng
Đà Nẵng, 2015
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Võ Thị Thu Vân
Trang 3LNTT Lợi nhuận trước thuế
Trang 4Số hiệu Tên Bảng Trang bảng
2.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng Công thương Quảng 37
Nam năm 2012-2014
2.2 Tình hình cho vay tại ngân hàng Công thương Quảng Nam 38
năm 2012-2014
2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Công 40
thương Quảng Nam năm 2012-2014
2.4 Một số mục tiêu đề ra của Vietinbank Quảng Nam trong 43
hoạt động huy động TGTK năm 2012-2014
2.5 Mức lãi suất huy động đối với TGTK của một số ngân 51
hàng trên địa bàn
2.6 Quy mô vốn huy động TGTK tại ngân hàng TMCP Công 57
thương – chi nhánh Quảng Nam qua 3 năm 2012-2014
2.7 Cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền 582.8 Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 592.9 Hiệu quả từ hoạt động huy động vốn TGTK qua các năm 612.10 Đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK tại 63
Vietinbank Quảng Nam năm 2014
Trang 5Số hiệu Tên hình Trang hình
2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh ngân hàng Công thương 34
Quảng Nam
2.2 Quy trình mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm 532.3 Quy trình rút tài khoản tiền gửi tiết kiệm 54
Trang 6MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NHTM 6
1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.1.1.Khái niệm huy động vốn 6
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 6
1.1.3 Vai trò của huy động vốn 8
1.1.4 Huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM 10
1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TGTK CỦA NHTM 20
1.2.1 Mục tiêu phân tích tình hình huy động TGTK của NHTM 20
1.2.2 Nội dung, chỉ tiêu phân tích hoạt động huy động TGTK của NHTM 21
1.2.3 Phương pháp phân tích hoạt động huy động TGTK 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG NAM NĂM 2012-2014 29
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 29
Trang 7Quảng Nam 312.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng Công thương - chi nhánhQuảng Nam 322.1.4 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong ba năm gần đây 372.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠINGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG NAMTRONG NĂM 2012-2014 412.2.1 Đặc điểm khách hàng gửi tiết kiệm tại Vietinbank Quảng Nam .412.2.2 Phân tích mục tiêu huy động TGTK mà Vietinbank Quảng Nam đề
ra trong thời gian qua 422.2.3 Phân tích các biện pháp mà Vietinbank Quảng Nam đang triển khai
để thực hiện mục tiêu huy động TGTK 452.2.4 Phân tích kết quả hoạt động huy động TGTK tại ngân hàng qua 3năm 2012-2014 572.2.5 Đánh giá chung về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngânhàng Công thương – chi nhánh Quảng Nam 65KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG NAM THỜI GIAN TỚI 74
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜIGIAN TỚI 743.1.1 Định hướng về hoạt động kinh doanh của ngân hàng 743.1.2 Định hướng về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 75
Trang 8QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN 77
3.2.1 Cơ cấu lại nguồn TGTK 77
3.2.2 Vận dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý 78
3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm huy động TGTK 80
3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 83
3.2.5 Đẩy mạnh chính sách truyền thông 86
3.3 KIẾN NGHỊ 87
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 87
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 89
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng đã và đang tác động ngày càng nhiều tới sự pháttriển nền kinh tế thế giới nói chung cũng như đối với sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia nói riêng Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, vaitrò quan trọng của các NHTM càng được khẳng định với sự phát triển, đổimới các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các sản phẩm ngânhàng có chất lượng cho nền kinh tế và dân cư Để giải quyết những vấn đềtrên, mối quan tâm của các NHTM là làm sao huy động được nguồn vốntrong xã hội, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm vai trò quan trọng.Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng hiện nay gặp rấtnhiều khó khăn, chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tếcũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm như các ngân hàngkhác, các công ty bảo hiểm, bưu điện
Trong những năm qua, ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánhQuảng Nam đã và đang tiếp tục khẳng định thế mạnh của mình trong công táchuy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế, gópphần thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, kiềm chế lạm phát Tuynhiên với tình hình kinh tế hiện nay đã đặt ngân hàng đứng trước những tháchthức mới, đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác huy động vốnđặc biệt là huy động tiền gửi tiết kiệm nhằm tạo chủ động trong hoạt động củamình và xem đây là một chỉ tiêu quan trọng phải hoàn thành trong kế hoạchkinh doanh hàng năm Nhận thấy vấn đề phân tích tình hình huy động tiền gửitiết kiệm và đưa ra những biện pháp hay để thu hút được nhiều nguồn tiền
gửi là cần thiết Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích tình hình huy
Trang 10động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM
- Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thươngmại cổ phần (TMCP) Công thương - chi nhánh Quảng Nam trong giai đoạn từnăm 2012 đến 2014, đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế, tồn tạitrong hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động TGTK tại NH TMCP Công thương - chi nhánh Quảng Nam trong thời gian đến
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận về phân tích huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM vàthực tiễn huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư của ngân hàng TMCP Côngthương - chi nhánh Quảng Nam
3.2 Phạm vi
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình huy động TGTK tạingân hàng TMCP Công thương - chi nhánh Quảng Nam
- Về mặt thời gian: Phân tích thực trạng trong thời gian từ năm 2012 đến
2014 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biếntrong nghiên cứu kinh tế như: phương pháp thống kê, phân tích thực chứng,tổng hợp, tư duy logic để tổng hợp và đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề
Trang 116 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập thôngtin, tìm hiểu các luận văn thạc sĩ có nội dung tương tự đã được công nhận đểtiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn
Cụ thể như sau:
- Đề tài thứ nhất “Huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Nam Việt –
chi nhánh Đà Nẵng” năm 2014, của tác giả Lê Thị Diễm Thúy, đại học Đà
Nẵng
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản huy động tiền gửi củaNHTM, phân tích thực trạng huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP NamViệt – chi nhánh Đà Nẵng, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường huy động tiềngửi tại chi nhánh
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại chi nhánh Córất nhiều hình thức huy động tiền gửi, như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi… Do vậy, đề tài chưa
chi tiết vào thực trạng huy động TGTK Vì vậy đề tài không áp dụng vàophân tích hoạt động huy động TGTK tại Vietinbank chi nhánh Quảng Nam
Trang 12- Đề tài thứ hai “Huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Đà Nẵng” năm 2014, của tác giả Trần Võ Phi Yến, đại học Đà Nẵng Đề
tài đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu như: Huy động tiền gửi
của ngân hàng thương mại có những nội dung nào? Để đánh giá sự phát triểncủa huy động tiền gửi có những tiêu chí nào? Hoạt động huy động tiền gửi tạiNHTMCP An Bình – chi nhánh Đà Nẵng trong thời gần đây có những thànhcông và hạn chế nào? Nguyên nhân của thành công và hạn chế đó? Để pháttriển huy động tiền gửi tại NHTMCP An Bình – chi nhánh Đà Nẵng cần sửdụng những giải pháp nào?
Đề tài chưa chi tiết vào phân tích thực trạng huy động TGTK – một bộphận của huy động tiền gửi Vì vậy đề tài không áp dụng vào phân tích hoạtđộng huy động TGTK tại Vietinbank chi nhánh Quảng Nam
- Đề tài thứ ba “Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại
ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng” năm
2014, của tác giả Nguyễn Bạch Hồng, đại học Đà Nẵng
Đề tài đã giải quyết được các nội dung sau: Hệ thống hóa, tổng hợpnhững vấn đề lý luận về huy động vốn, huy động TGTK của NHTM, phântích thực trạng huy động TGTK tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam - chi nhánh Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạtđộng huy động TGTK tại chi nhánh trong thời gian tới
Bên cạnh đó, đề tài có những tồn tại: Đề tài nghiên cứu tại BIDV ĐàNẵng, khác địa bàn hoạt động kinh doanh nên không áp dụng trực tiếp vàothực trạng hoạt động và những tồn tại ở Vietinbank chi nhánh Quảng Nam
- Đề tài thứ tư “Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại
ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng” năm 2013, của
tác giả Nguyễn Thị Thu Thanh, đại học Đà Nẵng
Trang 13Đề tài đã giải quyết được các nội dung sau: Hệ thống hóa, tổng hợpnhững vấn đề lý luận về huy động vốn, huy động TGTK của NHTM, phântích thực trạng huy động TGTK tại Vietcombank Đà Nẵng Trên cơ sở đánhgiá sự tăng trưởng huy động TGTK của ngân hàng trong mối quan hệ với sửdụng vốn có hiệu quả và kết quả khảo sát tham dò ý kiến của khách hàng vềchất lượng dịch vụ tiền gửi và sản phẩm tiết kiệm Từ đó đề xuất các giảipháp đẩy mạnh huy động TGTK để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và pháttriển hoạt động bán lẻ trên địa bàn Vietcombank Đà Nẵng.
Bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết, đề tài vẫn còn những tồn tại:
Do đề tài nghiên cứu từ 2011 trở về trước nên không còn phù hợp với tìnhhình kinh doanh hiện nay của ngân hàng Đề tài nghiên cứu tại địa bàn khácnên không phù hợp với thực trạng và tồn tại của Vietinbank Quảng Nam
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NHTM
1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là việc các ngân hàng thương mại sử dụng các phươngthức khác nhau nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đểphục vụ cho mục đích kinh doanh của mình Nhìn vào bảng cân đối tài sảncủa NHTM, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh bênphần tài sản nợ Do vậy, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản Nợ
- Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
+ Tiền gửi thanh toán: Là hình thức ngân hàng nhận tiền gửi của các tổchức kinh tế để thực hiện việc thanh toán hộ cho họ thông qua các lệnhchuyển tiền hay ủy nhiệm chi, séc… Vì đây là nguồn tiền gửi phục vụ chomục đích thanh toán (giao dịch) an toàn nên mamg tính chất không kỳ hạn, không ổn định Chi phí phải trả cho nguồn vốn này rất thấp
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là dạng đầu tư tài chính của các tổ chức kinh
tế cho ngân hàng vay nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình trong mộtkhoảng thời gian xác định Thông thường ngân hàng sẽ định ra một số kỳ hạn
Trang 15nhất định với nguyên tắc: kỳ hạn gửi càng dài, lãi suất càng cao Mục đíchcủa khoản tiền này là an toàn và sinh lợi, có kỳ hạn nên tính ổn định cao, chiphí huy động cao.
+ Tiền gửi ký quỹ: Là những khoản tiền gửi vào ngân hàng với mục đích
sử dụng xác định trước (tiền gửi ký quỹ mở L/C, bảo chi séc…) Với khoảntiền này, ngân hàng có thể sử dụng mà không phải trả chi phí, nhưng tính ổnđịnh của nó rất kém vì khách hàng có thể sử dụng nó bất kỳ lúc nào
- Nhận tiền gửi từ dân cư
+ Tiền gửi thanh toán: Ngân hàng thực hiện mở tài khoản cá nhân phục
vụ cho nhu cầu nhận và chuyển tiền của chủ tài khoản Ngược lại, ngân hàngcũng huy động được nguồn vốn dưới dạng tiền gửi có tính chất không kỳ hạn
và sử dụng nó vào các hoạt động khác của mình Tính chất của nguồn vốn này
là kém ổn định, là loại tiền gửi có số lượng lớn, quy mô tiền gửi nhỏ
+ Tiền gửi tiết kiệm: Mục đích của nguồn tiền gửi này là an toàn và sinhlợi Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được thực hiện dưới hình thức: tiền gửi tiếtkiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tính chất của nguồn vốnnày là ổn định, là loại tiền gửi có quy mô lớn
Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy độngkhông thường xuyên Nguồn vốn huy động gắn liền với mục đích nhất địnhcủa tổ chức huy động
Trang 16c Các khoản vay phi tiền gửi
Ngoài hình thức nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, các NHTMcòn có thể huy động vốn thông qua việc đi vay từ các tổ chức tín dụng kháctrong và ngoài nước hoặc vay ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái chiếtkhấu các giấy tờ có giá Đây là hình thức huy động không thường xuyên vàmang tính nhất thời
1.1.3 Vai trò của huy động vốn
Huy động vốn không chỉ mang ý nghĩa là một trong những hoạt độngchủ yếu và quan trọng nhất của NHTM mà còn có ý nghĩa quan trọng khôngkém đối với bản thân khách hàng
- Đối với ngân hàng
+ Huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác
Vốn không đơn thuần là phương tiện kinh đoanh mà nó còn là đối tượngkinh doanh chính, trực tiếp quyết định tới quy mô hoạt động kinh doanh củaNHTM Những ngân hàng có vốn lớn sẽ có nhiều thế mạnh trong kinh doanh.Vốn huy động được giúp ngân hàng có đủ nguồn vốn kinh doanh, giữ thế chủđộng trong kinh doanh, tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứngnhu cầu rút tiền của khách hàng và ngược lại ngân hàng có ít vốn cũng đồngnghĩa với việc gặp nhiều khó khăn khi tiến hành kinh doanh Vì vậy, phảikhẳng định rằng huy động vốn là một trong những hoạt động không thể thiếu
Trang 17nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng Ngân hàng cần phải có lƣợng vốn
đủ mạnh để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Nếu lƣợng vốn củangân hàng không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, sẽ tạo
ra hiện tƣợng rút tiền ồ ạt hay chấm dứt quan hệ tín dụng của khách hàng vớingân hàng gây hiệu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng thậm chí có thể dẫn tới phá sản
- Đối với khách hàng
Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng có thể là các cá nhân, các doanhnghiệp và các tổ chức xã hội… Tùy theo nhu cầu khác nhau mà mục đích gửitiền của khách hàng cũng khác nhau Đối với các cá nhân, để bảo quản số tiềntạm thời nhàn rỗi của mình họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng cho an toàn, sinh lợi
và có điều kiện sử dụng những dịch vụ tiện ích do ngân hàng cung ứng Đốivới các doanh nghiệp, hầu nhƣ tiền của họ chủ yếu để tại ngân hàng khi tiếnhành hoạt động kinh doanh, họ gửi tiền vào ngân hàng không phải với mụcđích sinh lợi và chủ yếu là để sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, nhờngân hàng thanh toán hộ các khoản phải trả và thu hộ các khoản phải thukhách hàng Nhƣ vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng cung cấp chokhách hàng kênh tiết kiệm và đầu tƣ nhằm sinh lợi từ số tiền tạm thời nhànrỗi chƣa sử dụng Mặc khác, huy động vốn còn cung cấp chi khách hàng nơi
an toàn để cất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Khi khách hàng gửi tiềntại ngân hàng còn giúp họ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nhƣ thanh toán quangân hàng, phát hành thẻ tín dụng,…
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào nội dung hoạt độnghuy động tiền gửi tiết kiệm dân cƣ mà không đề cập đến các hình thức huyđộng vốn khác
Trang 181.1.4 Huy động tiền gửi tiết kiệm của
NHTM a Khái niệm TGTK
NH có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, mà trong đó nhậntiền gửi của khách hàng là hoạt động chủ yếu của hình thức huy động vốn, vàhuy động TGTK là một nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn
có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM
Tài khoản TGTK được lập ra để thu hút vốn của những người muốndành riêng một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhu cầu về tàichính được dự tính trong tương lai Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này caohơn nhiều so với tiền gửi giao dịch Trong khi chi phí trả lãi cao, chi phí duytrì và quản lý đối với tài khoản TGTK nói chung thấp
Theo Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 14/VBHN – NHNN ngày 21 tháng
05 năm 2014: “TGTK là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoảnTGTK, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của
tổ chức nhận TGTK và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảohiểm tiền gửi”
Tóm lại, có thể nói tiền gửi tiết kiệm là những khoản mà NHTM huyđộng được từ những cá nhân có vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định,người gửi với mục đích an toàn và sinh lãi, trong khi NHTM huy động nguồnvốn này để tạo một nguồn vốn có tính chất ổn định trong hoạt động của mình
b Phân loại TGTK
- Phân theo kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Hình thức này được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhânhoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu antoàn và sinh lợi nhưng chưa thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong
Trang 19tương lai Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mụctiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi.
Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút vốn ra bất
kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng, nên ngân hàng phải đảmbảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch để cấp tín dụng Do vậy ngân hàngthường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này
Mặc dù số dư trên tài khoản TGTK không kỳ hạn của khách hàngthường không lớn (do chỉ hưởng lãi suất ở mức thấp) nhưng nếu ngân hàngthu hút được số lượng khách hàng khá lớn thì tổng khối lượng vốn huy độngqua hình thức tiền gửi này có thể trở nên lớn đáng kể
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TGTK có kỳ hạn được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức
có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sửdụng tiền trong tương lai Đối tượng chủ yếu của loại tiền này là các cá nhânmuốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàngtháng hoặc hàng quý Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi lựa chọn hìnhthức này là lợi tức có được theo định kỳ Do vậy, lãi suất đóng vai trò quantrọng để thu hút được đối tượng khách hàng này Lãi suất trả cho loại tiền gửitiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn
Đối với ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi đến một ngày nhấtđịnh mới trả lại vốn cho khách hàng gửi tiền Điều này giúp cho ngân hàngnắm chắc được khoản vốn trong thời kỳ này để có kế hoạch cho vay, khôngcần phải tồn quỹ cao để đề phòng sự rút vốn bất thường do đó việc sử dụngnguồn vốn này để cho vay rất có hiệu quả và cũng chính vì lẽ đó mà lãi suấtTGTK có kỳ hạn lớn hơn lãi suất TGTK không kỳ hạn Về phía khách hàngnếu họ có một số tiền nhàn rỗi trong thời hạn họ thường gửi theo hình thứcnày để được hưởng lãi suất cao
Trang 20Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại Căn cứvào kỳ hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 và trên
12 tháng Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành:
Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ
Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ
Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý)
- Phân theo loại tiền
+ Tiền gửi tiết kiệm nội tệ
Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng gửi bằng VNĐ, khi gửi tiềnkhách hàng có thể lựa chọn bất cứ sản phẩm huy động nào của ngân hàng tùykhách hàng lựa chọn Nếu đến hạn, khách hàng chưa rút thì ngân hàng sẽ tựđộng nhập lãi và gốc đồng thời chuyển sang kỳ hạn tiếp theo cho khách hàng.+ Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ
Các ngoại tệ mà ngân hàng huy động là: USD, EUR… Khi gửi tiền bằngngoại tệ thì khách hàng cũng được sử dụng các sản phẩm huy động của ngânhàng Nếu đến hạn khách hàng chưa đến rút thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi
và gốc đồng thời chuyển sang kỳ hạn tiếp theo cho khách hàng
- Phân theo theo sản phẩm
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường
Là loại tiền gửi theo kỳ hạn nhất định, các loại kỳ hạn để gửi tiền như:không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…24 tháng Tiền lãi được tính và nhậpgốc một lần vào cuối kỳ gửi Hết một kỳ hạn gửi tiền, nếu khách hàng không đếnrút gốc và lãi thì tiền gửi sẽ tự động quay vòng một kỳ hạn tiếp theo Nếu kháchhàng có nhu cầu rút tiền trước hạn thì được hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suấtđúng hạn, tùy theo quy định của ngân hàng tại từng thời điểm Nếu chọn loại tiếtkiệm này, vào giữa kỳ hạn, khách hàng sẽ không gửi thêm
Trang 21tiền vào sổ tiết kiệm cũ, nếu gửi thêm tiền, khách hàng sẽ có thêm một xác nhận tiền gửi khác, thời gian gửi sẽ được tính bắt đầu từ ngày gửi.
+ Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
Lãi suất tiền gửi mà KH được hưởng sẽ tăng lên tương ứng với số tiềngửi lớn và thời hạn gửi dài (tiền gửi bậc thang theo số tiền và thời hạn) Hìnhthức tiền gửi này được nhập lãi một lần vào cuối kỳ, tự động chuyển thêmmột kỳ hạn tiếp theo nếu khách hàng không rút tiền khi đến hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, được phép rút một phần gốctrước hạn tùy theo nhu cầu của người gửi tiền, số tiền gốc rút trước hạn đượchưởng lãi bằng lãi suất của kỳ hạn tương ứng với thời gian thực gửi, phầngốc còn lại sẽ giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn gửi ban đầu Loại kỳ hạn: 6, 9,
12, 18, 36 tháng Loại tiền huy động: VNĐ,USD Lãi suất theo quy định củangân hàng Hình thức trả lãi là cuối kỳ Khi đến hạn, nếu khách hàng đã chọnphương thức trả lãi là nhập gốc mà chưa đến lĩnh, ngân hàng sẽ tự động nhậplãi vào gốc và thực hiện chuyển sang kỳ hạn tiếp theo Phương thức tính lãi làlãi được tính trên cơ sở số dư, số ngày thực tế và lãi suất
+ Tiền gửi tiết kiệm gửi góp
Theo hình thức này, định kỳ sau một thời gian như hàng tháng, 2 tháng…mặc dù chưa đến hạn tất toán sổ tiết kiệm, khách hàng vẫn có thể gửi thêm một
số tiền gửi nhất định vào số dư tiền gửi có sẵn trên sổ tiết kiệm cũ (gửi góp).Như vây, số tiền gốc sẽ tăng lên sau mỗi kỳ gửi góp, mà không phải là một số cốđịnh như hình thức tiết kiệm thông thường Số tiền lãi cũng được tính trên cơ sở
số tiền gốc tăng lên đó Lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này thấp hơn lãi suấttiền gửi tiết kiệm thông thường Khách hàng sẽ không được rút tiền trước hạn,khi đến hạn nếu khách hàng không đến rút tiền, số dư
Trang 22không được chuyển thêm kỳ hạn gửi tiếp theo mà được tính lãi với lãi suất không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm có thưởng
Là sản phẩm huy động tiền gửi thông thường, ngoài ra khách hàng cònđược tham gia dự thưởng theo quy định của ngân hàng Ngoài việc đượchưởng lãi như các hình thức tiết kiệm thông thường nói chung, khách hàng
có cơ hội nhận được các giải thưởng có giá trị cao
Ngoài lãi suất là yếu tố hấp dẫn các nguồn TGTK, còn có rất nhiều yếu
tố như sự đa dạng các sản phẩm huy động TGTK, địa điểm của ngân hàng,mạng lưới giao dịch… ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu TGTK
Như vây, vốn huy động TGTK thường có đặc điểm sau:
- Chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
- Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, được mua bảo hiểm tiền gửi
Trang 23-Là nguồn vốn tương đối ổn định, phát triển với tiềm tàng lớn trong dân cư.
- Đối với TGTK có kỳ hạn, trong suốt thời gian gửi khách hàng không được nộp thêm tiền vào sổ tiết kiệm đã gửi
- Là nguồn vốn rất nhảy cảm với lãi suất, đặc biệt là vốn ngắn hạn
- Đa dạng, phong phú về kỳ hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), loại tiền gửi (đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng…)
d Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động TGTK của NHTM
- Nhóm nhân tố khách quan
+ Chính sách của nhà nước
Chính sách về thu nhập: Chính phủ có một chính sách thu nhập hợp lýnhư chính sách tiền lương, chính sách trợ cấp, sẽ tạo thu nhập ổn định chongười lao động thì người dân sẽ có phần tiết kiệm gửi vào ngân hàng
Chính sách về lãi suất: Nếu NHNN đưa ra một mức lãi suất cùng vớibiên độ dao động phù hợp thì trên cơ sở đó các NHTM sẽ đưa ra mức lãi suấtlinh hoạt hấp dẫn thu hút nhiều khách hàng hơn
Chính sách thuế: Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập vàtiết kiệm của dân cư, tổ chức kinh tế Vì vậy ảnh hưởng đến việc gửi tiền vàongân hàng của các đối tượng này
Chính sách đầu tư: Chính phủ có chính sách khuyến khích đầu tư, mởrộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để kinh tế phát triển Dẫn đến thuậnlợi cho hoạt động thu hút vốn của các ngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế.Bảo hiểm tiền gửi: Đây cũng là một trong những chính sách của NHNN
Nó hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm để duy trì sự phát triển
ổn định, an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM; Từ đó tạo cho kháchhàng sự an tâm khi gửi tiết kiệm vào NHTM
+ Môi trường pháp lý – văn hóa – chính trị – xã hội
Một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng và chế độ chính trị ổn định thì tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng huy động TGTK nhiều hơn, các cá nhân
Trang 24tổ chức họ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng còn tiền đã gửi trong ngân hàng thì
họ không rút ra trước thời hạn Khi môi trường chính trị bất ổn sẽ dẫn đến rủi
ro cao, làm giảm niềm tin của dân chúng vào ngân hàng, còn ngân hàng thìmất khả năng thanh toán Và quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàngđược đảm bảo khi môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi Môi trường pháp lýđược các cơ quan chức năng quyền lực thành lập, bổ sung điều này tạo niềmtin cho người gửi tiền, họ yên tâm hơn và ngân hàng không thể tự do huỷ bỏ
sự đảm bảo này Bên cạnh đó, môi trường pháp lý ổn định thúc đẩy mở rộngđầu tư của nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng
Môi trường kinh tế ổn định là điều kiện thiết yếu cho sự tăng trưởngkinh tế và đặc biệt là thu hút ngày càng nhiều lượng TGTK vào ngân hàng.Thị trường tiền tệ khá ổn định, thị trường vốn đa dạng, thị trường vàng bạc
và thị trường ngoại hối cũng tác động đến hoạt động huy động TGTK
Khi xã hội không lành mạnh thì nhu cầu tiêu dùng, giải trí giảm xuống,cầu về hàng hoá dịch vụ giảm, những người gửi tiền có xu hướng rút tiền rakhỏi ngân hàng Nếu như có lạm phát sẽ gây ra những biến động mạnh về giá
cả hàng hoá, chi phí cơ hội của việc gửi tiền tăng lên, nhu cầu gửi tiền giảmxuống và số người gửi tiền ít đi, điều này gây ra khó khăn không nhỏ đếnhoạt động huy động TGTK của ngân hàng
+ Thu nhập của người dân
Thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu gửi tiền Khó có thể có chuyệnngười dân sẽ gửi tiền vào NHTM khi cuộc sống của họ chưa được đảm bảo,những nhu cầu trong cuộc sống của họ chưa được thỏa mãn Vì vậy, một khithu nhập của người dân tăng lên, khả năng thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của
họ được nâng cao thì nhu cầu gửi tiền vào NHTM theo đó mới có điều kiệnphát triển
+ Thói quen
Thói quen cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn củangân hàng Do ảnh hưởng của nền kinh tế trước đây, một khi có tiền dư thừa,
Trang 25nhàn rỗi, thay vì gửi vào NHTM, người dân thuờng có thói quen cất giữ trongnhà dưới hình thức tiền mặt hay vàng…Thói quen này của người dân đã gâykhó khăn cho NHTM khi muốn huy động tiền gửi, làm cho lượng tiền tronglưu thông trở nên nhiều hơn và không được sử dụng hiệu quả Chính vì vậy,việc thay đổi dần tập quán, thói quen giữ tiền tại nhà của người dân sẽ giúpcho việc huy động vốn của NHTM đạt được hiệu quả cao hơn.
+ Lòng tin, tâm lý
Một khi người dân đã có thói quen tìm đến NHTM khi có tiền dư thừanhàn rỗi nhưng lòng tin của họ vào NHTM bị giảm sút, lung lay, họ không antâm khi gửi tiền vào NHTM thì thói quen cũng không còn ý nghĩa, người dâncũng sẽ thay đổi thói quen đó và như vậy công tác huy động vốn của NHTMvẫn gặp khó khăn Giữ được lòng tin của người dân vào NHTM, tạo cho họ
sự an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng là một trong những nhân tố tác động tíchcực, tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của NHTM
+ Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới huyđộng vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung Trongmôi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động huy động vốn, đặcbiệt là huy động TGTK của NHTM gặp nhiều khó khăn, chính sách huy độngTGTK đòi hỏi sự linh hoạt về lãi suất và các hoạt động khuyến mãi kèm theo,đồng thời chính sách huy động TGTK mà các đối thủ cạnh tranh áp dụng làmột nhân tố tác động trực tiếp đến chính sách huy động TGTK của ngân hàng
Các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trongnước mà còn phải cạnh tranh với các định chế nước ngoài về mọi mặt như:năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực…Nếu ngân hàngkhông có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanhnói chung và hoạt động huy động TGTK nói riêng
Trang 26- Nhóm nhân tố chủ quan
+ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Một NHTM có hệ thống chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ đạt đượccác mục tiêu đề ra về chi phí lẫn lợi nhuận Chiến lược giá, lãi suất, phânphối, phát triển nhân sự… có tác động mạnh đến việc huy động vốn, tạo đượcniềm tin đối với khách hàng
+ Uy tín và vị thế của ngân hàng
Thông thường khách hàng lựa chọn những ngân hàng có uy tín và vị thếtrên thị trường để giao dịch Nhằm làm tăng lòng tin của người dân, cácNHTM thông qua hoạt động của mình, bằng chất lượng dịch vụ, công nghệhiện đại, phong cách làm việc văn minh, lịch sự… thỏa mãn tốt nhất mọi yêucầu của khách hàng, là thiết thực nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường.+ Công nghệ ngân hàng
Trong quá trình hội nhập, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTMViệt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến
bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao Nhiềungân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cầnthiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
và chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập Đa dạnghóa sản phẩm được xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụngân hàng Vì vậy, các NHTM cần tập trung vào những sản phẩm có ứngdụng khoa học công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trênthị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh
+ Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo
Khi giao dịch với ngân hàng khách hàng thường quan tâm đến: Tiện ích
và thủ tục; Sự dễ dàng hay khó khăn khi cung cấp các dịch vụ ngân hàng; Sựphong phú và đa dạng của sản phẩm
Trang 27Nếu đưa ra các dịch vụ tốt và dạng chắc chắn sẽ có lợi thế hơn so vớicác NH khác Tất cả các dịch vụ trên đều ảnh hưởng đến khách hàng theo haichiều: nếu ngân hàng tạo ra được nhiều tiện ích, thủ tục đơn giản hay ngânhàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng thì họ sẽ quan hệ vớingân hàng thường xuyên hơn Ngược lại ngân hàng sẽ gặp khó khăn trongviệc huy động tiền gửi tiết kiệm.
+ Các hoạt động Marketing ngân hàng
Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắtđược yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng Từ đó ngân hàng đưa ra đượccác hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng chophù hợp Đồng thời các NHTM phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịpthời để nắm bắt được nhu cầu của thị trường từ đó để có các biện pháp hơnđối thủ cạnh tranh nhằm giành ưu thế về mình Cụ thể như:
Những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh đến từng địa phương thường
có nhiều lợi thế để thu hút tiền gửi của công chúng hơn Bởi mạng lưới giaodịch càng rộng thì việc thu hút khách hàng sẽ được nhiều và dễ dàng hơn.Lãi suất là một công cụ rất linh hoạt, sự thay đổi về lãi suất ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi ích của người gửi tiền Vấn đề mà người ta quan tâm là đồngtiền có thực sự sinh lời hay không, tức lãi suất có bù đắp được sự trượt giácủa đồng tiền thì người ta mới gửi tiết kiệm nếu không họ sẽ giữ tiền vớinhiều hình thức khác Lãi suất cao sẽ thúc đẩy mọi người gửi tiền vào ngânhàng nhiều hơn Lãi suất huy động vốn hợp lý là một lãi suất vừa có khả nănghấp dẫn khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhưng đồng thờicũng phải đảm bảo được ngân hàng kinh doanh có lãi
Trang 281.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TGTK CỦA NHTM
1.2.1 Mục tiêu phân tích tình hình huy động TGTK của NHTM
TGTK thường có tính ổn định cao nên là nguồn vốn cốt lõi giúp tăngtính an toàn và chủ động kinh doanh của NHTM Nguồn vốn này trong dânhiện còn rất lớn, với thói quen tiêu dùng và cất giữ tại nhà đã gây lãng phí mộtnguồn vốn quan trọng đối với NHTM
Phân tích tình hình huy động TGTK là thực hiện phân tích trên nhiềukhía cạnh: Phân tích và đánh giá về quy mô vốn TGTK, cơ cấu vốn TGTK,chi phí huy động TGTK, chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK, rủi ro tronghoạt động huy động TGTK, cũng như các yếu tố khác liên quan, ảnh hưởngnhư thế nào đến hoạt động huy động TGTK của NHTM Mỗi khía cạnh phântích sẽ có những mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích quy mô vốn TGTK: Mục tiêu phân tích nhằm đánh giá được
sự đáp ứng nhu cầu vốn theo kế hoạch huy động của ngân hàng Từ đó sẽ thựchiện các phương án nhằm tăng doanh số huy động vốn TGTK nhằm đảm bảohoạt động kinh doanh ngân hàng
- Phân tích cơ cấu vốn huy động TGTK: Để xác định tính cân đối giữahuy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn Nhằm có những điều chỉnh cho phùhợp giữa quá trình đa dạng hóa cơ cấu huy động TGTK với nhu cầu và bốicảnh của thị trường mục tiêu, với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng vànăng lực nội tại của ngân hàng
- Phân tích chi phí huy động TGTK: Để kiểm soát và tối thiểu hóa chiphí huy động TGTK (bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi) đảm bảocạnh tranh và phù hợp với mục tiêu kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng
- Phân tích chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK: Để tìm ra những mặt
ưu và hạn chế trong việc cung ứng dịch vụ nhằm có biện pháp nâng cao chấtlượng dịch vụ TGTK đem lại sự hài lòng của khách hàng sử dụng các sản
Trang 29phẩm dịch vụ TGTK tại ngân hàng Bên cạnh lãi suất, đây là công cụ quantrọng được các NHTM vận dụng hiện nay để thu hút khách hàng, tăng tínhcạnh tranh.
- Phân tích rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK của
NHTM: Nhằm đánh giá lại những rủi ra mà ngân hàng gặp phải, những rủi rochủ quan, khách quan để tìm ra cách hạn chế rủi ro thấp nhất giúp cho ngânhàng:
+ Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp
+ Tăng thêm nguồn vốn TGTK đưa vào hoạt động kinh doanh
+ Bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả
1.2.2 Nội dung, chỉ tiêu phân tích hoạt động huy động TGTK của NHTM
Hoạt động huy động TGTK của một ngân hàng được đánh giá thông qua:
a Quy mô nguồn vốn huy động TGTK
Vấn đề đầu tiên được quan tâm đến khi xem xét khả năng huy động vốncủa một NHTM chính là quy mô vốn ngân hàng đó huy động được Chi tiếthơn cần xem xét rõ số dư huy động vốn của ngân hàng
Quy mô vốn của mỗi ngân hàng cần được xác định dựa trên sự so sánhtương quan với hoạt động cho vay và các hoạt động sử dụng tài sản khác Nếumột NHTM huy động quá nhiều vốn và không kịp cho vay, nó sẽ rơi vào tìnhtrạng ứ đọng vốn và có nguy cơ bị thua lỗ Để giải quyết tình trạng đó, một sốngân hàng mở rộng cho vay một cách mạo hiểm, không thẩm định tín dụngchặt chẽ Điều này có thể dẫn đến hậu quả là các khoản nợ xấu và nguy cơmất khả năng thanh toán Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô vốn sẽ làm phátsinh chi phí mới Quy mô vốn huy động càng lớn, chi phí biên sẽ càng cao và
Trang 30ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Do đó, một quy mô vốn hợp lý làđiều mỗi NHTM cần có sự tính toán cẩn trọng.
Quy mô vốn TGTK là một chỉ số tuyệt đối Nếu chỉ được dùng đơn lẻ,
nó không phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của một ngân hàng.Một chỉ tiêu khác cũng được thường xuyên sử dụng là tốc độ tăng trưởngvốn Nếu quy mô vốn TGTK cho biết độ lớn của lượng vốn TGTK ngân hànghuy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của nguồn vốnnày tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó là nhiều hay ít.Trong đó tốc độ tăng trưởng vốn TGTK được tính như sau:
Quy mô vốn TGTK Quy mô vốn TGTK
Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn huy động TGTK cũng
có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể Sự biến động của từng loạivốn, đôi khi, trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn.Quy mô nguồn vốn TGTK được đánh giá bằng phương pháp so sánh số liệuqua các năm, kết hợp với tính tỷ trọng vốn, xem xét sự biến động của tỷ trọngtheo thời gian giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn TGTK của NHTMđược sâu sắc hơn và toàn diện hơn
b Cơ cấu vốn huy động TGTK
Khi một ngân hàng đã có tiềm lực tốt về quy mô vốn thì một vấn đề màcác ngân hàng cũng quan tâm không kém đó là hợp lý hóa các sản phẩmTGTK Chỉ khi thực hiện hợp lý hoá cơ cấu sản phẩm huy động TGTK ngânhàng mới cung cấp được nhiều loại dịch vụ một cách nhanh chóng, linh hoạt,
Trang 31có chất lượng cho khách hàng và nền kinh tế Để huy động tiền gửi đạt kếtquả cao, ngân hàng luôn phải tiến hành nghiên cứu và điều chỉnh cơ cấu sảnphẩm huy động tiền gửi sao cho phù hợp, linh động và mang tính thiết thực.
Đó là cơ cấu theo kỳ hạn, cơ cấu theo lọai tiền, Một cơ cấu huy động hợp lýphải phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và đặc biệt phảigắn liền với nhu cầu hay sự kỳ vọng từ phía khách hàng
Cơ cấu nguồn vốn huy động TGTK đươc đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọngcủa từng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động TGTK dựatrên phân loại nguồn vốn huy động TGTK theo từng tiêu thức nhất định Sửdụng phương pháp so sánh số liệu qua các năm, tính tỷ trọng, xem xét sự biếnđộng của tỷ trọng theo thời gian.
Tỷ trọng của nguồn vốn TGTK i = Quy mô của nguồn vốn TGTK i
Tổng vốn huy động TGTKViệc tỷ trọng vốn được thực hiện dựa theo nhiều tiêu chí phân loại khácnhau: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền
Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của ngân hàng trong việc huy độngloại vốn đó Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của ngân hàng vàonhững hình thức huy động vốn TGTK nhất định Qua đó, người ta có thểnhận thấy chính sách huy động vốn TGTK của ngân hàng và đánh giá đượcngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cấu trúcvốn hay không
Mỗi ngân hàng, tùy vào điều kiện cụ thể mà duy trì tỷ trọng từng loạivốn ở mức nhất định Sự sao chép, áp đặt các tỷ trọng vốn giống những ngânhàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bảnthân ngân hàng
c Chi phí huy động vốn TGTK
Chúng ta không thể nói rằng một NHTM có hiệu quả huy động vốnTGTK cho dù nguồn vốn này tăng trưởng ổn định nhưng chi phí huy động lại
Trang 32quá cao Do đó, chi phí huy động vốn TGTK là một trong những chỉ tiêu quantrọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn TGTK của NHTM.Chi phí huy động vốn TGTK càng cao càng kích thích khách hàng gửi tiềnvào ngân hàng Nếu lãi suất đầu vào đã cao thì sẽ tác động đến lãi suất đầu ra
và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng Chính vì vậy, vấn đề đặt racủa mỗi ngân hàng là tìm lãi suất hợp lý để vẫn có thể huy động được vốnvào và vẫn cho vay được, thu được lợi nhuận Để giảm chi phí huy động vốnTGTK thì ngân hàng không nhất thiết phải giảm lãi suất của từng loại mà cóthể chỉ cần thay đổi cơ cấu huy động một cách hợp lý Một ngân hàng cóchính sách lãi suất đúng đắn nếu ngân hàng tối thiểu hóa được chi phí tronghuy động tiền gửi mà vẫn hoàn thành được kế hoạch về nguồn vốn tiền gửicủa ngân hàng
Chi phí huy động vốn TGTK là khoản chi phí được cấu thành bởi tiền lãi(chi phí lãi) phải trả cho các khoản TGTK của khách hàng, và các chi phíkhác (chi phí phi lãi) phát sinh trong quá trình huy động vốn TGTK Đây làkhoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của mỗi ngân hàng, chonên với hầu hết các ngân hàng muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp chi phítiền gửi là một yêu cầu bức thiết, thường xuyên khi quan hệ cạnh tranh giữacác ngân hàng ngày càng gay gắt
Chi phí huy động TGTK được đánh giá qua tiêu chí tỷ lệ lãi cận biên(NIM)
NIM HĐV TGTK = Giá mua vốn - lãi suất trả cho khách hàngTheo đó, định kỳ ngân hàng tổng hợp các thông tin về số dư huy độngvốn TGTK và lãi suất tương ứng để xác định hiệu quả từ huy động vốnTGTK Từ đó so sánh tốc độ tăng trưởng hiệu quả huy động qua từng thời kỳ
Trang 33d Chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK
Khi một ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào thương hiệu của ngân hàngmình Nhờ đó, uy tín, hình ảnh, vị thế và thị phần của ngân hàng được nângcao Nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường nhờ chất lượng dịch vụ là
cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường, tạo sự pháttriển lâu dài cho ngân hàng Đây cũng là một trong những giải pháp quantrọng để tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ huy động TGTK của ngânhàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho mỗi ngân hàng
Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi cách thức phục vụ KH và đượcnhận định bởi KH 5 nhóm yếu tố: Sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ,
sự đồng cảm, yếu tố hữu hình (Địa điểm giao dịch, công nghệ ngân hàng…)
- Sự tin cậy: Khả năng nhân viên thực hiện dịch vụ đã cam kết một cách nhất quán, chính xác, đáng tin cậy và giữ đúng lời hứa về dịch vụ
- Sự đáp ứng: Sự sẵn sàng và hết lòng của nhân viên để phục vụ khách hàng, cung ứng dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả
- Năng lực phục vụ: Thể hiện qua kiến thức, kỹ năng, thái độ tác phong
và khả năng truyền đạt của nhân viên khi cung cấp dịch vụ
- Sự đồng cảm: Thể hiện sự am hiểu, chăm sóc và sự quan tâm chú ý cánhân
-Những yếu tố hữu hình: Môi trường vật chất, cách bố trí bày biện, trangthiết bị, sự trưng bày sản phẩm và dịch vụ, các phương tiện truyền thông, hệthống cung ứng và cách thực hành, hình thức bên ngoài của nhân viên
Dựa vào số liệu thống kê của bộ phận quản lý chất lượng ngân hàng vềđánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ của khách hàng, tổng hợp và đánh giátừng yếu tố để đánh giá, nhìn nhận bản thân ngân hàng về các dịch vụ TGTK
đã và đang cung cấp để nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn Ý kiến đánh giá
Trang 34của khách hàng là rất quan trọng, giúp ngân hàng hoàn thiện chất lượng cungứng dịch vụ để thỏa mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu khách hàng.
e Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK
Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro Rủi ro có rấtnhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cảcác rủi ro Cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với ngân hàng loại rủi ronào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêmtrọng, còn loại nào ít nghiêm trọng hơn Từ đó có biện pháp quản trị rủi rothích hợp Để làm việc này cần tiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng củarủi ro đối với ngân hàng
Để đo lường rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK, cần thuthập số liệu và đánh giá theo tần suất xuất hiện rủi ro Tần suất xuất hiện rủi
ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổchức trong một thời gian nhất định
1.2.3 Phương pháp phân tích hoạt động huy động
TGTK a Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trongphân tích dữ liệu Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu phảnảnh một khía cạnh khác nhau của hoạt động huy động TGTK của ngân hàng
So sánh các chỉ tiêu qua các năm (các thời kỳ) hay so sánh giữa đơn vị nàyvới đơn vị khác để thấy được sự tăng trưởng, biến đổi của các chỉ tiêu nhưquy mô huy động vốn TGTK, cơ cấu huy động vốn TGTK, chi phí huy độngvốn TGTK,
So sánh dựa vào các tiêu chí:
Biến động số tiền = Giá trị kỳ phân tích – Giá trị kỳ gốc
Tỷ lệ biến động = Biến động số tiền x 100%
Giá trị kỳ gốc
Trang 35Trong đó:
So sánh dựa vào biến động số tiền là so sánh bằng số tuyệt đối Khi sosánh bằng số tuyệt đối, tác giả sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô củachỉ tiêu nghiên cứu của kỳ phân tích và kỳ gốc Như so sánh quy mô TGTKqua các năm để thấy sự tăng, giảm quy mô huy động vốn TGTK của ngânhàng
So sánh tỷ lệ biến động là so sánh bằng số tương đối Khác với số tuyệtđối, khi so sánh bằng số tương đối tác giả sẽ nắm được mối quan hệ, tốc độphát triển, xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu
b Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu (%) dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phậncấu thành nên tổng thể Chẳng hạn như kết cấu TGTK không kỳ hạn vàTGTK có kỳ hạn trong tổng TGTK, hoặc có bao nhiêu % TGTK bằng VNĐtrong tổng TGTK của NHTM Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trongmột tổng thể bằng 100%
Số tương đối kết cấu = Số tuyệt đối từng bộ phận x 100%
Số tuyệt đối của tổng thể
c Phương pháp khác
Có thể sử dụng các bảng biểu, quy trình để phân tích thực trạng và đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hoạtđộng huy động TGTK, nêu rõ nội dung phân tích và các tiêu chí và phươngpháp phân tích kết quả tình hình huy động TGTK của NHTM Đồng thời,chương này cũng có đề cập đến các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt độnghuy động TGTK của NHTM Đây chính là cơ sở lý luận, là nền tảng để đề tài
có thể phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này tại ngân hàng TMCPCông thương – chi nhánh Quảng Nam
Trang 37CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH
QUẢNG NAM NĂM 2012-2014
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo điều lệ của ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Côngthương chi nhánh Quảng Nam là đại diện uỷ quyền của ngân hàng Côngthương Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh, theo phân cấp của ngânhàng Công thương Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đốivới ngân hàng Công thương Việt Nam
Ngân Hàng Công thương Quảng Nam được thành lập vào ngày25/02/1997, có trụ sở tại: số 22 đường Phan Bội Châu - Thành Phố Tam Kỳ -Tỉnh Quảng Nam
Số điện thoại: (0510)852859, (0510) 851415 Fax: (0510)851539
Lịch sử ra đời của chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Nam nóiriêng cũng như ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung gắn liền vớiquá trình lịch sử của ngân hàng Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Namđến nay
Trước đây, trong điều kiện quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hoátập trung, các hệ thống ngân hàng thương mại chưa tách riêng hoạt động độclập mà đều nằm chung trong hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam
Bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng bước vàoquá trình đổi mới, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng,
Trang 38thanh toán và chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng Từ đóhình thành nên hệ thống ngân hàng 2 cấp Trong bối cảnh đó, ngân hàng Côngthương Việt Nam ra đời, chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và cácdịch vụ ngân hàng với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhânhoạt động trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ
Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hànhchính trực thuộc trung ương là Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam, chinhánh ngân hàng Công thương Quảng Nam được thành lập trên cơ sở tiếpnhận hai chi nhánh trực thuộc của chi nhánh ngân hàng Công thương QuảngNam - Đà Nẵng: Chi nhánh ngân hàng Công thương Thị xã Tam Kỳ (nay làchi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Nam) và ngân hàng Công thươngThị xã Hội An
Chi nhánh ngân hàng Công thương Thị xã Tam Kỳ bây giờ là thành phốTam kỳ nâng cấp trở thành Hội sở chi nhánh ngân hàng Công thương QuảngNam Còn chi nhánh ngân hàng Công thương Thị xã Hội An bây giờ là thànhphố Hội An trở thành chi nhánh trực thuộc chi nhánh ngân hàng Côngthương Quảng Nam
Trong thời gian đầu khi mới thành lập chi nhánh còn gặp nhiều khókhăn, quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính còn yếu kém, khách hàng cònmới mẻ Sau nhiều năm hoạt động chi nhánh đã vượt qua những khó khănban đầu và bằng những chính sách giải pháp phù hợp, chi nhánh đã từngbước đi lên, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố Tam Kỳ vàngành ngân hàng
Hiện nay ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnhvực, trở thành tổ chức tài chính phục vụ mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớpdân cư đặc biệt là trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam Đến nay đã đạt được nhiềuthành tích đáng kể: số lượng khách hàng ngày càng tăng, doanh số huy động
Trang 39và cho vay tăng lên, lợi nhuận kinh doanh ngày càng cao, phát huy được vaitrò của một trong những NHTM lớn nhất trong hệ thống ngành ngân hàng.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Công thương - chi nhánh Quảng Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Quảng Nam làmột doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thực hiệnchức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo định hướngcủa ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ như:
- Cho vay, đầu tư:
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các TCKT và dân cư
+ Tài trợ xuất nhập khẩu Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những
dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
+ Thấu chi, cho vay tiêu dùng
+ Liên doanh, liên kết với các TCTD và các định chế tài chính trongnước và thế giới Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước
và quốc tế
- Thanh toán và tài trợ thương mại:
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
Trang 40+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hồi phiếu (D/A).
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế
+ Chi trả lương qua tài khoản, qua ATM
+ Thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu và sec
+ Chi trả kiều hối
- Ngân quỹ:
+ Mua bán ngoại tệ, các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, trái phiếukho bạc)
+ Thu, chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ
+ Cho thuê két sắt, cất giữ, bảo quản vàng, bạc, dá quý
+ Cho thuê tài chính; Môi giới, bảo lãnh, quản lý danh mục đầu tư
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng Công thương - chi nhánh Quảng Nam
Về cơ cấu tổ chức, trước đây chi nhánh ngân hàng Công thương QuảngNam gồm có: Hội sở chi nhánh tại Thành phố Tam Kỳ và ba đơn vị trựcthuộc là: Chi nhánh ngân hàng Công thương Hội An, Phòng giao dịch ĐiệnNam - Điện Ngọc, Phòng giao dịch Chu Lai