1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh Quảng Bình

105 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với các Ngân hàng thương mại NHTM thì nguồn vốn là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh và quyết định đến quy mô hoạt động Ngânhàng.. Nguồn vốn

Trang 1

LUẬN VĂN THẠ

Đà Nẵng- Năm 2015

Trang 2

HOÀNG THỊ KHÁNH HUYỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÂM CHÍ DŨNG

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Hoàng Thị Khánh Huyền

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 2

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TRONG NHTM 6

1.1.1 Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại 6

1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm 12

1.1.3 Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM 16

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM 19

1.2.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTM 24

1.2.1 Mục tiêu phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHTM 24

1.2.2 Nội dung phân tích và tiêu chí sử dụng trong phân tích 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

Trang 5

TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG -CHI

NHÁNH QUẢNG BÌNH 30

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Quảng Bình 33

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình trong giai đoạn 2012-2014 35

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 40

2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 40

2.2.2 Phân tích kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương- Chi nhánh Quảng Bình 53

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 71

2.3.1 Những kết quả đạt được 71

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THUƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 78

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 78

Trang 6

3.1.2 Định hướng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng

TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình 79

3.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THUƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 81

3.2.1 Thực hiện công tác phân đoạn khách hàng 81

3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm 83

3.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất thích hợp 84

3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ 85

3.2.5 Thu hút ngoại tệ từ nước ngoài 85

3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ 86

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 89

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 90

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 91

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang bảng

Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương

2.1 mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh 35

Quảng Bình 2012-2014

2014

Các chương trình huy động tiết kiệm tại Ngân hàng

nhánh Quảng Bình 2012-2014

trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình 2012-2014

2.11 Lãi suất (%) các Ngân hàng trong Tỉnh (Cập nhật ngày 66

31/12/2014)

Trang 9

Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần

Phòng Giao dịch trực thuộc

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM) thì nguồn vốn là cơ sở để

tổ chức hoạt động kinh doanh và quyết định đến quy mô hoạt động Ngânhàng Nguồn vốn của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưvốn tự có của ngân hàng, vốn tiền gửi, vốn đi vay… Trong đó vốn huy động

từ tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường trên 50% tổng nguồnvốn của các NHTM Những năm gần đây, các NHTM ở nước ta đã có nhữngbước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng Nhằm mục tiêuđáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng, các ngân hàng đã và đang đẩy mạnhphát triển các dịch vụ bán lẻ trong đó có dịch vụ gửi tiền tiết kiệm Đây là mộttrong những dịch vụ truyền thống tại ngân hàng Các ngân hàng luôn nghiêncứu tìm cách nhằm thu hút số lượng lớn tiền gửi tiết kiệm vừa có tính ổn địnhvừa đạt chi phí thấp

Trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình, tiềm năng vốn trong dân cư còn lớnchưa được khai thác nhiều do người dân thiếu lòng tin vào ngân hàng vàchưa am hiểu nhiều về khả năng sinh lời của tiền gửi tiết kiệm Bên cạnh đó,mặc dù Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Bình đã có được vị thế và

uy tín nhưng với gần 15 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Tỉnh đã tạo

ra thách thức lớn cho ngân hàng trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm Vìvậy, việc phân tích, đánh giá hoạt động huy động huy động tiền gửi tiết kiệmcủa Chi nhánh để từ đó tìm ra giải pháp hợp lý là vấn đề cần thiết đối với sựphát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Chính vì vậy, tôi đã chọn đề

tài “Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Ngoại thương- Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu

cho luận văn tốt nghiệp của mình Nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và

Trang 11

thực tiễn với mục đích nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh trong thời gian tới.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường

+ Phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình

+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửitiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh QuảngBình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

b Phạm vi nghiên cứu:

+ Tập trung các vấn đề cơ bản về công tác huy động tiền gửi tiết kiệm.+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệmtại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình dựavào số liệu hoạt động từ 2012 đến 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp mô tả- giải thích, đối chiếu – so sánh,phân tích- tổng hợp Ngoài ra luận văn còn thu thập thêm thông tin về số liệuliên quan đến các vấn đề nghiên cứu từ các sách giáo trình, các công trìnhnghiên cứu khoa học, các tạp chí, các quy định liên quan đến hoạt động huyđộng vốn của Ngân hàng thương mại và Ngân hàng nhà nước Việt Nam

5 Bố cục của đề tài

Tên đề tài: “Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân

hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Quảng Bình”.

Trang 12

Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm củaNgân hàng thương mại.

Chương 2: Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệmtại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong nền kinh tế hiện nay, với việc Ngân hàng nhà nước liên tục điềuchỉnh giảm lãi suất cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, các tổchức tín dụng đã làm cho hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trở thành vấn

đề nhức nhối đối với mỗi ngân hàng Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt độnghuy động tiền gửi tiết kiệm cần được thực hiện một cách khoa học Để thựchiện nghiên cứu về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàngVietcombank- Chi nhánh Quảng Bình tôi đã nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luậnkhoa học và thực tiễn hoạt động nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị giúp hoạtđộng huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh ngày càng hoàn thiện và pháttriển Trong quá trình nghiên cứu tôi đã thu thập thông tin, tìm hiểu các luậnvăn có nội dung tương tự đã được công nhận

1) Luận văn của tác giả Đinh Văn Thiện, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina” Luận văn đã nêu lên những lý luận về hoạt động NHTM, hoạt

động huy động vốn của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huyđộng vốn của NHTM Từ việc phân tích và đánh giá hoạt động huy động vốncủa ngân hàng Shinhan Vina Bank, luận văn đã chỉ ra được những điểm cònhạn chế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng để từ đó đưa ra năm giảipháp cơ bản: Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ; Chính sách lãi suất linh

Trang 13

hoạt; Phát triển mạng lưới giao dịch; Đẩy mạnh hoạt động truyền thông; Đổi mới chính sách nhân sự.

2) Luận văn của tác giả Nguyễn Bạch Hồng, Trường Đại học kinh tế Đà

Nẵng với đề tài “Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng” Luận văn

đã hệ thống hóa những lý luận về nguồn vốn trong NHTM, hoạt động huyđộng tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng huy động tiền gửi tiết kiệm Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động huyđộng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Đà Nẵng Từ đó, nêulên các giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động huy động tiền tiết kiệmtại Chi nhánh Phần giải pháp của luận văn đã làm một cách chi tiết và thiếtthực, đặc biệt trong phần giải pháp đã tham khảo được cho bài luận văn củamình là giải pháp phân đoạn khách hàng

3) Luận văn của tác giả Bành Thị Ngọc Bích, Trường Đại học kinh tế Đà

Nẵng với đề tài “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương- Chi nhánh Phú Tài” Luận văn đã

hệ thống những lý luận về nguồn vốn trong NHTM Đặc biệt phần mà tôitham khảo trong luận văn này là lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiếtkiệm Luận văn đã nêu lên một cách chi tiết và logic các lý thuyết về hoạtđộng huy động tiền gửi tiết kiệm Từ đó, làm căn cứ để tiến hành phân tích,đánh giá thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương- Chi nhánh Phú Tài Sau quá trình đánh giá những mặt đạt được cũngnhư hạn chế, luận văn đã đưa ra một số giải pháp thích hợp, thiết thực vớiNgân hàng TMCP Ngoại thương- Chi nhánh Phú Tài

4) Luận văn của tác giả Huỳnh Thị Kim Phượng với đề tài “Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” Luận văn đã hệ thống những lý luận về NHTM và đã trình

Trang 14

bày khá chi tiết, cụ thể về hoạt động huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởngđến họat động huy động vốn tại các NHTM Luận văn phân tích tình hìnhthực trạng huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Đốitượng nghiên cứu là cả hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển nên đề tàinghiên cứu khá rộng do đó tác giả chưa đánh giá được một cách chi tiết Tuynhiên, điều tôi tham khảo trong luận văn này chính là sự ảnh hưởng hoạt độnghuy động vốn của cả hệ thống ngân hàng đối với từng chi nhánh Vì phạm vinghiên cứu rộng nên chính sách tăng huy động vốn chưa chi tiết và thật sựhợp lý.

5) Luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Hằng với đề tài “Tăng cường huy động vốn tại sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” Luận văn đã hệ thống hóa một cách khoa học về NHTM và hoạt động

huy động vốn tại các NHTM Luận văn đã khái quát được về hoạt động huyđộng vốn của sở giao dịch Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Cùng

hệ thống với ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nên tôi đã tham khảo

từ luận văn về các chính sách, sản phẩm và một số giải pháp phù hợp với đốitượng mà tôi nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG

TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TRONG NHTM 1.1.1 Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập đượchoặc huy động được để tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư hoặc thực thicác dịch vụ kinh doanh khác nhằm đạt được mục tiêu khác nhau Biểu hiệncủa vốn trong kinh doanh ngân hàng chủ yếu là tiền Nguồn vốn của NHTMbao gồm: Vốn chủ sở hữu, Vốn huy động từ nhận tiền gửi, Vốn vay phi tiềngửi, Vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác

a Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM Đó là nguồntiền đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng và nó còn được tạo ratrong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại Vốn chủ sở hữu có ýnghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó thực hiệnmột số chức năng không thể thay thế đó là: cung cấp nguồn lực ban đầu chongân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập, là cơ sở tạoniềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủi ro kinhdoanh cho ngân hàng Vốn chủ sở hữu bao gồm:

+ Nguồn vốn hình thành ban đầu

Đây được coi như vốn điều lệ của ngân hàng trong quy định về điềukiện thành lập ngân hàng của pháp luật Nguồn vồn này là lượng vốn tối thiểu

mà ngân hàng cần phải có để đáp ứng điều kiện thành lập cũng như hoạt độngkinh doanh Các loại hình ngân hàng khác nhau thì có nguồn gốc hình thành

Trang 16

vốn ban đầu khác nhau: Đối với ngân hàng quốc doanh thì nguồn vốn hìnhthành ban đầu là do ngân sách nhà nước cấp, nếu là ngân hàng liên doanh thì

là do các bên liên doanh đóng góp, nếu là ngân hàng cổ phần thì các cổ đônggóp vốn thông qua việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu của ngân hàng; nếu làngân hàng tư nhân thì đó là vốn thuộc sở hữu tư nhân

+ Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể gia tăng theo nhiều phương thứckhác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động baogồm:

- Nguồn từ lợi nhuận: Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận thìngân hàng có thể chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn vốn nhằm tái đầu

tư Lượng vốn tích lũy tư thu nhập tùy theo chiến lược kinh doanh của ngânhàng trong thời gian tới cũng như cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy vàtiêu dùng

- Nguồn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…

để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đápứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định…Đặcđiểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngânhàng có được lượng vốn chủ sở hữu lớn vào lúc cần thiết

- Các quỹ: Ngân hàng có nhiều các quỹ khác nhau, mỗi quỹ được sửdụng vào những mục đích nhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh củangân hàng Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồnhình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng Các quỹ của ngân hàngbao gồm:

Quỹ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường số vốn tự có ban đầu.Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt

Trang 17

động kinh doanh ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ Quỹ này được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra.

Ngoài ra còn có các quỹ đặc biệt khác như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ giám đốc,…

- Dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro tín dụng được các NHTM trích lập

từ thu nhập trước hoặc sau thuế (theo quy định của từng quốc gia) theo một tỷ

lệ nhất định nào đó Khoản trích lập này là quan trọng và cần thiết cho hoạtđộng Ngân hàng, vì trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi nhữngrủi ro bất khả kháng có thể xảy ra, khi đó, ngân hàng có thể trích các quỹ để

bù đắp

- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung

và dài hạn của ngân hàng mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần cóthể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) donguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhàcửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn

b Vốn huy động từ nhận tiền gửi

Các khoản tiền gửi là những giá trị tiền tệ mà NH nhận được từ các tổ chứckinh tế- xã hội và các cá nhân trong nền kinh tế thông qua quá trình thực hiệncác nghiệp vụ huy động, thanh toán và các nghiệp vụ khác và được dùng để kinhdoanh Bản chất của tiền gửi là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau mà ngânhàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu Nguồn huy động khôngphải là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng lại là yếu tố quan trọngtrong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng,thường thì tiền gửi vào

và tiền rút ra không đồng thời hoặc chênh lệch nhau một lượng nhất định Ngânhàng sẽ sử dụng lượng vốn tạm thời nhàn rỗi này vào mục đích cho vay kiếmlời Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng nguồn vốn của Ngân hàng Vốn huy

Trang 18

động từ nhận tiền gửi bao gồm:

+Tiền gửi không kỳ hạn

Ở Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn được hiểu là loại tiền gửi mà kháchhàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thực hiện theo yêu cầunày Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳhạn thuần túy

- Tiền gửi thanh toán : Là loại tiền gửi được ký thác vào Ngân hàng đểthực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.Đâu là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán mà không phải là tiền để dành,

do vậy khách hàng gửi tiền không mất quyền sử dụng số tiền này Họ có thểrút ra, chuyển nhượng hoặc chi trả trong thanh toán bất kỳ lúc nào Trong việc

sử dụng tiền gửi thanh toán, khách hàng thường dùng các công cụ thanh toán

để chi trả như sec, lệnh chuyển tiền

- Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: Đây là loại tiền gửi thể hiện khoảntiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, họ gửi tiền vào ngân hàng không mangtính chất để thanh toán mà nhằm mục đích an toàn tài sản Cũng giống nhưtiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn thuần túy có mức lãi suất rất thấp

+ Tiền gửi có kỳ hạn:

Đây là những khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cóthỏa thuận về thời gian rút tiền Về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiềntheo thời hạn đã thỏa thuận Nhưng trên thực tế, để thu hút loại tiền gửi nàyvới kỳ hạn dài, các NHTM thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưngkhách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suấttương ứng theo loại kỳ hạn nhất định do NHTM quy định Nguồn vốn này có

độ ổn định cao, chiếm khoảng 40% tiền gửi, ngân hàng chủ động trong quátrình sử dụng

Trang 19

+ Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm thường là khoản thu nhập của dân cư tạm thời chưa

có nhu cầu sử dụng ngay gửi vào ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: tiềngửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

+ Tiền gửi khác

Ngoài các loại tiền gửi trên, các NHTm còn có một số khoản tiền gửikhác như: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc nhànước, tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội

c Vốn vay phi tiền

gửi + Vay của NHTW

Theo nguyên tắc NHTW là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế,

vì vậy sau khi các NHTM vay vốn từ các nguồn khác mà vẫn chưa đủ thìNHTM có thể được NHTW cho vay vốn

Ở Việt Nam hiện nay, NHTW cho các NHTM vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn theo các loại sau:

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

Ngoài ra, NHTW còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanhtoán bù trừ và trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấpthuận, NHTW cho vay đối với NHTM tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy

cơ gây mất an toàn cho hệ thống

+ Vay các TCTD khác

Đây là nguồn các NHTM vay mượn lẫn nhau và vay của các Tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường liên ngân hàng( Interbank Market) Quán trình

Trang 20

vay mượn phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Các NH phải hoạt động hợp pháp

- Thực hiện việc cho vay và đi vay theo đúng hợp đồng tín dụng

-Vốn vay phải được đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hoặc xin bảo lãnh của NHTW

+ Vay nước ngoài

NHTM chỉ được vay nước ngoài nếu có bảo lãnh, đồng thời phải chịu

sự kiểm soát vô hạn mức vay cũng như thời hạn vay của NHTƯ

d Vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác

+ Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội

Đây là nguồn vôan mà NH có được do làm đại lý nhận ủy thác của các

tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho những chương trình, dự

án NH chỉ đóng vai trò là trung gian hưởng phí Trong thời gian vốn được

NH tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch, hoặccho vay đã thuhồi về nhưng chưa đến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, NH có được nguồnvốn để kinh doanh

Ngoài ra, NHTM còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanhnghiệp cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho kháchhàng Những nghiệp vụ này cũng tạo được thêm vốn cho NHTM

+ Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá

Đây là phần vốn mà NHTM có được qua việc phát hành các giấy tờ cógiá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi

Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi là các

tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phầnthu nhập tạm thời chưa sử dụng để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu

Trang 21

tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng đầu tư trực tiếp.Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cầnthiết bằng cách mua bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chứngkhoán tại NHTM Với cách huy động vốn này, NH có thể tập trung một khốilượng vốn lớn trong thời gian ngắn và NH chủ động sử dụng Tuy nhiên, cáckhoản vay này thường không có đảm bảo, những ngân hàng có uy tín hoặc trảlãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn.

+ Vốn trong thanh toán

Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng làm trung gianthanh toán trong nền kinh tế Cụ thể:

- Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người trả nhưng chưa

chuyển vào tài khoản của người hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán

- Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại NH nhưng chưa thanhtoán trong một số hình thức như sec bảo chi, sec định mức, thư tín dụng(L/C), thẻ tín dụng quỹ ký quỹ, các khoản tiền phong tỏa do NH chấp nhậnhối phiếu thương mại

Khi công nghệ thanh toán của NH ngày càng hiện đại, quy trình thủ tụcthanh toán được cải thiện thì thời gian của mỗi tài khoản thanh toán cũnggiảm Nhưng do ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và khoản thanhtoán được thực hiện ngày càng tăng làm cho số vốn này có điều kiện gia tăng

1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm

a Khái niệm

Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số

1160/2004/QĐ-NHNN thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm

Trang 22

theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm là một hình thức huy động vốn truyền thống và phổbiến của các ngân hàng; là tiền tiết kiệm hoặc để dành của các cá nhân đemgửi vào ngân hàng để hưởng lãi Đây là nguồn vốn tiềm năng của ngân hàng

và hình thức phổ biến của tiền gửi này là tiết kiệm sổ (là loại tiết kiệm màngười gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rúttiền ra, đồng thời cũng xác nhận số tiền đã gửi) Ngoài ra trên thị trường một

số ngân hàng đã áp dụng tiết kiệm điện tử vào hệ thống ngân hàng

Ở các NH TM Việt nam, TGTK là khoản TG của các đối tượng khách hàng sau:

- Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

- Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú Tiền gửi tiết kiệm có ý nghĩa đối với khách hàng và đặc biệt quan trong

đối với ngân hàng

-Đối với khách hàng: khi có một số tiền tạm thời nhàn rỗi, người dân cóthể dem gửi tiết kiệm tại ngân hàng với mục đích vừa mang lại khoản lãi định

kỳ vừa đảm bảo an toàn

- Đối với ngân hàng: Vốn là một trong những yếu tố quyết định quy mô

và uy tín ngân hàng, là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

b Phân loại tiền gửi tiết kiệm

+ Phân theo kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiết kiệm không xác định thờihạn, người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vàobất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền tiết kiệm Loại tiền gửi này có

Trang 23

tính ổn định thấp và do đó lãi suất áp dụng đối với loại tiền này thường khôngcao Hình thức này thích hợp với những người chưa xác định chính xác nhucầu chi tiêu trong tương lai, hoặc không tin tưởng vào sự ổn định của đồngtiền Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là vừa để giữ hộ vừa hưởngchút lãi mà vẫn có thể rút khi cần thiết.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiềnchỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận giữakhách hàng với ngân hàng Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh, các ngân hàngcho phép khách hàng rút trước hạn với điều kiện khách hàng được hưởngmức lãi suất thấp hơn so với thỏa thuận ban đầu hoặc không được hưởng lãi

Do tính kỳ hạn của loại tiền gửi này mà nó trở thành nguồn vốn mangtính ổn định của ngân hàng Ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng,thuận lợi trong việc cho vay, nhất là cho vay với thời hạn tương ứng Ngânhàng cũng có thể sử dụng một phần từ nguồn tiền này giành cho tín dụng dàihạn.Với loại hình tiết kiệm này, mục đích chính của người gửi là sinh lời, chonên lãi suất là vấn đề quan trọng Muốn thu hút được nhiều từ nguồn này, cácngân hàng cần phải đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa ra nhiều thời hạngửi tiền tiết kiệm khác nhau hoặc áp dụng các phương thức tính lãi linh hoạt

để người gửi có điều kiện lựa chọn thời hạn phù hợp nhất đối với mình (1, 2,

3, 6, 9 tháng; 1, 2, 3, 5 năm ) Với mỗi loại kỳ hạn, có một mức lãi suấttương ứng theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao

- Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn: là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12tháng

- Tiền gửi tiết kiệm trung dài hạn : là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Trang 24

+ Phân theo loại tiền

- Tiền gửi tiết kiệm nội tệ

Là loại tiền gửi tiết kiệm bằng VND gửi vào ngân hàng và hưởng lãisuất tiền theo VND theo quy định tại thời điểm gửi tiền Đây là loại chiếm tỷtrọng chủ yếu của vốn tiền gửi tiết kiệm của các NHTM ở Việt Nam

- Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ

Là loại tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ gửi vào ngân hàng và hưởng lãisuất ngoại tệ gửi Các loại ngoại tệ chủ yếu được huy động là USD, EUR

c Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn nhàn rỗi – giữ vai trò đặc biệt quan trọngđối với nền kinh tế Hiện nay, lạm phát ngày càng tăng lên sinh lãi đồng tiền

là một điều mà người dân quan tâm Tiền gửi tiết kiệm thường có các đặcđiểm sau:

- Chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM

- Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, được mua bảo hiểm tiền gửi

-Là nguồn vốn tương đối ổn định, phát triển với tiềm tàng lớn trong dân

- Đối với tiền gửi tiến kiệm có kỳ hạn: trong suốt thời gian gửi, kháchhàng không được nộp thêm tiền vào sổ tiết kiệm đã gửi

- Là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất đặc biệt là vốn ngắn hạn

- Nguồn thu nhập, thói quen tiêu dùng và xu hướng tiết kiệm của người dân ảnh hưởng đến quy mô và kỳ hạn tiền gửi

- Đa dạng, phong phú về kỳ hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), loại tiền gửi (đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, …)

Trang 25

1.1.3 Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM

a Mục tiêu của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam

- Gia tăng quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm tức tăng số dư vốn huyđộng tiền gửi tiết kiệm Việc gia tăng quy mô phải đảm bảo phù hợp nhu cầu

sử dụng vốn và cơ cấu vốn huy động dự tính của NH Do tính chất ổn địnhcủa tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm được coi là nguồn vốn cốt lõi củangân hàng Do đó, đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm cũng đồng nghĩa vớigia tăng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong quy mô huy động vốn của ngân hàng

- Tăng thị phần vốn huy động TGTK trên thị trường mục tiêu

- Hợp lý hóa cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn; về loại tiền;

về sản phẩm

- Đảm bảo hoạt động huy động TGTK đem lại hiệu quả thông qua việckiểm soát chi phí huy động vốn Kiểm soát chi phí huy động vốn có nghĩa làtối thiểu hóa chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm bao gồm cả chi phí trả lãi vàchi phí ngoài lãi phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng và bối cảnhcủa thị trường trong từng thời kỳ

- Nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động tiềngửi tiết kiệm Mục tiêu cốt lõi của đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm làtăng số dư vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm đáp ứng được các mục tiêu hoạtđộng của ngân hàng trong từng thời kỳ

b Phương hướng cơ bản nhằm đạt mục tiêu của hoạt động huy động TGTK

Để đạt được mục tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm thì ngân hàng cầnphảixây dựng chính sách huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ Bởi tại mỗithời kỳ khác nhau thì nhu cầu vốn của ngân hàng cũng có sự thay đổi khácnhau Thực tế có rất nhiều nhân tố cấu thành chính sách huy động, tuy nhiên

Trang 26

ta chỉ xem xét một số nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.

+ Chính sách sản phẩm

Ngày nay người gửi tiền không những quan tâm đến lãi suất mà còn làphương thức tính lãi và các dịch vụ tăng thêm Vì vậy, sản phẩm huy độngtiền gửi tiết kiệm của ngân hàng cũng cần phải xây dựng cho phù hợp, đadạng hóa sản phẩm, gia tăng tiện ích nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho ngườigởi tiền

+ Chính sách lãi suất

Đối với từng ngân hàng trong từng giai đoạn, chính sách lãi suất có sựkhác biệt tùy thuộc vào cung cầu của ngân hàng đó Khi xây dựng chính sáchlãi suất, ngân hàng cần chú ý đến tính cạnh tranh, hiệu quả mang lại và tính ổnđịnh của nguồn tiền, đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà nước Đặc biệt còncần phải mang tính dự đoán khi nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn nhưhiện nay

+ Chính sách phát triển mạng lưới, kênh phân phối

Việc xây dựng hệ thống mạng lưới ngân hàng đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm Một ngân hàng có mạng lưới baogồm các Chi nhánh, Phòng Giao dịch và các Điểm giao dịch phân bố rộngkhắp vùng miền thì sẽ có cơ hội tiếp cận với người dân nhiều hơn, tạo được

uy tín và hình ảnh trong lòng công chúng hơn

+ Chính sách khoa học công nghệ

Để gia tăng khả năng huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng cầnquan tâm đầu tư vào máy móc, thiết bị, đường truyền nhận dữ liệu, Thôngqua máy ATM, dịch vụ Internet Banking người dân có thể gửi tiền được mọilúc mọi nơi chứ không nhất thiết phải đến ngân hàng giao dịch

Trang 27

+ Chính sách quảng bá

Trong hoạt động ngân hàng nói chung và huy động vốn dân cư nói riêngnăng lực, uy tín của ngân hàng đóng vai trò quyết định Một thông tin khôngtốt về ngân hàng có thể khiến người dân ào ạt rút tiền Ngược lại, đối với cácngân hàng có uy tín, tiềm lực tài chính lớn thì dù lãi suất có thấp hơn vẫn thuhút được người dân gởi tiền Do vậy, ngoài việc truyền thông về sản phẩmcần có những hoạt động xây dựng giới thiệu hình ảnh, uy tín ngân hàng, tạođược niềm tin cho người dân khi gởi tiền vào ngân hàng

- Gia tăng thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua các giải phápnhư: Hoàn thiện sản phẩm và phát triển sản phẩm mới; Xây dựng chính sáchlãi suất và các loại phí của các dịch vụ liên quan đến tiền gửi phù hợp, có tínhcạnh tranh; Phát triển hệ thống phân phối một cách hợp lý và có hiệu quả;Đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến như: khuyến mãi, quảng bá… ; Nâng caohình ảnh, không ngừng xây dựng và củng cố thương hiệu của ngân hàng;Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nói riêng, công tác quản trị quankhách hàng nói chung

Trang 28

Mục tiêu của các biện pháp này là nhằm gia tăng số lượng kháchhàng,số lượt giao dịch gửi tiền, cũng như số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân.Bản chất của các biện pháp này là các biện pháp nhằm giành ưu thế cạnhtranh trong huy động tiền gửi tiết kiệm trên một thị trường xác định.

- Các biện pháp nhằm đa dạng hóa một cách hợp lý cơ cấu tiền gửi tiếtkiệm phù hợp với các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trongtừng thời kỳ như đa dạng hóa về kỳ hạn, về loại tiền huy động,…

- Các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí huy động TGTK như áp dụngcác phương pháp nhằm tiết kiệm các chi phí ngoài lãi trong huy động vốn,tính toán và áp dụng các mức lãi suất phù hợp và linh hoạt…

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM

a Các nhân tố bên ngoài

Môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng chính là nhân tố bên ngoàiảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ gửi tiền tiết kiệm Việc phân tíchmôi trường làm rõ mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc xác định mục tiêuchiến lược kinh doanh và phương thức hoạt động của ngân hàng có tầm quantrọng đặc biệt, các nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm:

+ Môi trường kinh tế - xã hội

Đặc thù chung của các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm là hướng tới đối tượngkhách hàng cá nhân Với số lượng dân đông như hiện nay, Việt Nam quả thực

là một thị trường vô cùng hấp dẫn không chỉ đối với các ngân hàng trongnước Tuy nhiên trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiềnmặt đã ăn sâu bám rễ vào các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hànghiện đại khó thâm nhập vào đời sống dân cư Tâm lý e sợ cái mới, ngại thayđổi thói quen chi tiêu do trình độ nhận thức còn thấp và chưa được tiếp xúcnhiều với dịch vụ ngân hàng hiện đại

Trang 29

Một yếu tố quan trọng nữa là có sự mất cân đối trong việc phân chia thunhập giữa các tầng lớp dân cư Thực tế cho thấy thu nhập trong xã hội đangtập trung mạnh vào một nhóm dân cư, làm co hẹp nhu cầu thị trường huyđộng tiền gửi tiết kiệm Việc tiết kiệm của người dân Việt Nam là khôngnhiều.

+ Môi trường pháp lý

Trong những năm qua, Chính phủ và NHNN đã thông qua nhiều luật vàquy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng, đồng thời sửa đổi các văn bảnpháp lý cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế mới Tuy nhiên hiện naycác ngân hàng vẫn phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa đồng

bộ, các quy định còn chồng chéo, chưa phù hợp với tình hình thực tế

Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu xây dựng trên cơ

sở các quy trình thao tác giao dịch thủ công, mang nặng tính giấy tờ, cồngkềnh và phức tạp trong xử lý Trong khi đó quá trình hiện đại hóa ngân hàngđòi hỏi áp dụng công nghệ mới, những quy trình tác nghiệp mới nên nhiều khimuốn đưa sản phẩm mới ra thị trường, ngân hàng phải xin ý kiến NHNN gây

độ trễ trong triển khai

Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy chế đã tỏ ra bấtcập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, làm cho các NHTM vừa phải lophát triển dịch vụ, vừa phải lo vận dụng linh hoạt các văn bản pháp luật khácnên thiếu sự đồng nhất trong xử lý công việc

+ Tính cạnh tranh của ngân hàng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới nhưhiện nay, các ngân hàng cạnh tranh không chỉ với các định chế tài chính trongnước mà còn phải cạnh tranh với các định chế nước ngoài vềm mọi mặt như:năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực…Nếu ngân hàng

Trang 30

không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong họat động kinh doanhnói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

+ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương

Chính sách tiền tệ tác động đến công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệmcủa các ngân hàng thương mại thông qua các công cụ chính sách tiền tệ nhưlãi suất, dự trữ bắt buộc…Nếu quy định của ngân hàng về lãi suất hợp lý, phùhợp với diễn biến thị trường sẽ góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện thuhút khách hàng gửi tiết kiệm và các ngân hàng cạnh tranh một cách lànhmạnh

b Các nhân tố bên trong

+ Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ

Chất lượng sản phẩm mang tính chất vô hình, được đánh giá thông quarất nhiều tiêu chí như: tính hợp lý, hiệu quả, và mức độ đáp ứng nhu cầukhách hàng cùng với những lợi ích về phía ngân hàng Tiện ích là những lợiích và sự thuận tiện khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Chất lượngsản phẩm dịch vụ càng cao, càng gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng

Từ đó, ngân hàng sẽ thu hút được ngày càng nhiều vốn tiền gửi tiết kiệmcũng như thu được nhiều lợi nhuận từ các sản phẩm dịch vụ khác Bên cạnh

đó, các tiện ích đi kèm cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩmdịch vụ đối với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng so vớingân hàng khác

Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳhạn, về loại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tượng gửi tiền Danh mục sảnphẩm dịch vụ càng đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựachọn nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của mình

Trang 31

+ Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch của ngân hàng càng nhiều, số lượng khách hàng đếngiao dịch càng đông và nhờ đó, khối lượng nguồn vốn tiền gửi ngân hàng huyđộng được càng lớn Hiện nay, phần lớn các ngân hàng vẫn giao dịch chủ yếutrong giờ hành chánh, điều này đã gây bất tiện đối với các đối tượng kháchhàng vốn là người lao động, cán bộ công nhân viên ở các cơ quan, đoàn thể

và doanh nghiệp khác Một số ngân hàng khác đã tăng thời gian giao dịchbằng cách phân công nhân viên làm việc theo ca và làm việc ngoài giờ hànhchính, tạo điều kiện cho các khách hàng đến ngân hàng giao dịch mà vẫnkhông ảnh hưởng đến công việc của họ

+ Chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng bao gồm các chương trình và giải pháp đượcngân hàng xây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sửdụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Các chương trình này có thể lànhững chương trình khuyến mãi, tặng quà, quay số trúng thưởng hoặc cungcấp cho khách hàng những tiện ích hấp dẫn,… Nếu ngân hàng áp dụng chínhsách tốt và hiệu quả đối với khách hàng, ngân hàng sẽ thu hút được mộtlượng khách hàng lớn đến giao dịch, sử dụng các sản phẩm dịch vụ và gửitiền tại ngân hàng

Trang 32

+ Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng tronghoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Mộtngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt độngkinh doanh, tạo được sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với ngânhàng Ngược lại, tình hình tài chính của một ngân hàng có vấn đề sẽ gây khókhăn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh cũng như gây mất lòng tin đốivới nhà đầu tư và khách hàng Uy tín của một ngân hàng là một khái niệmmang tính định tính và không cố định, được đánh giá thông qua một quá trìnhhoạt động lâu dài của ngân hàng cùng với những thành quả mà ngân hàngnhận được Uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền, rất cần sự

nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn và phát huy uy tín của mình.Một ngân hàng có uy tín tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đặt mối quan hệbền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng

+ Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế Mặc dù các ngânhàng ở Việt Nam đã chú trọng đến việc áp dụng công nghệ hiện đại song trình

độ công nghệ và ứng dụng công nghệ của các ngân hàng vẫn còn những tồntại, bất cập Nền tảng công nghệ còn khá thấp, khả năng ứng dụng công nghệcòn hạn chế so với các nước trong khu vực Trình độ thiết kế tổng thể cònyếu, hệ thống ứng dụng tự phát mang tính tạm thời để phục vụ các yêu cầutrước mắt, vì vậy còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu nền tảng để phát triển hoặc

mở rộng các ứng dụng mới Hiện nay các ngân hàng vẫn chưa có một bộphận chuyên trách nghiên cứu chiến lược phát triển CNTT trong ngắn và dàihạn Mức độ ảnh hưởng của hệ thống CNTT đối với mô hình, quy trình hoạtđộng và thậm chí cả chiến lược kinh doanh bán lẻ của ngân hàng là rất đáng

kể do tốc độ tin học hóa ngày càng cao Vì vậy vẫn còn tình trạng đầu

Trang 33

tư thiếu đồng bộ, thiếu lãng phí dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, nhanhchóng bị lạc hậu sau khi đi vào hoạt động.

Việc phân bổ mạng lưới hoạt động của ngân hàng là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng Nếu ngân hàngchưa có mạng lưới hoạt động rộng khắp, chưa mở chi nhánh hoặc phònggiao dịch ở những địa bàn vốn đã tồn tại hoạt động của các ngân hàng khác,ngân hàng sẽ bị giảm tính cạnh tranh đối với công tác huy động vốn ở các địabàn này

+ Đội ngũ nhân sự của ngân hàng

Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệphay tổ chức nào cũng quan tâm Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàngvận hành tốt hệ thống của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.Đối với công tác huy động vốn tiền gửi, một đội ngũ nhân viên giao dịchvững về nghiệp vụ, thao tác thành thạo, thái độ niềm nở, ân cần với kháchhàng sẽ tạo ấn tượng và cảm giác tốt đối với khách hàng, thu hút ngày càngnhiều khách hàng giao dịch cũng như gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng

1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTM

1.2.1 Mục tiêu phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHTM

Tìm hiểu hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng và các chỉtiêu ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.Đồng thời, thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình thực tế công tác huyđộng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Quảng Bình

để nhận ra những điểm mạnh cần phát huy và những điểm hạn chế cần khắcphục, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh

Trang 34

1.2.2 Nội dung phân tích và tiêu chí sử dụng trong phân tích

a Phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng

+ Phân tích môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế: Đây là yếu tố tác động bởi các giai đoạn chu kỳkinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, thu ngân sách và số lượng doanh nghiệphoạt động trên địa bàn Tỉnh Ngoài ra, phân tích các ngành nghề kinh doanh

sử dụng vốn ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Phân tíchtình hình kinh tế của Tỉnh đã tác động như thế nào đến hoạt động huy độngtiền gửi tiết kiệm của NHTM

- Môi trường pháp lý: Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ

về phương diện pháp luật hơn các ngành nghề khác Các chính sách tác động

đế ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chứcngân hàng được quy định trong luật ngân hàng và các quy định hướng dẫn thihành luật Ngoài ra, các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính của Ngânhàng nhà nước, Bộ Tài chính cũng thường xuyên tác động đến hoạt động huyđộng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Phân tích, với các chính sách, pháp lýtrong thời gian gần đây của Nhà nước đã ảnh hưởng như thế nào đến họađộng huy động tiền gửi tiết kiệm

- Điều kiện tự nhiên : Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, khả năng sảnxuất hàng hóa trên các vùng tự nhiên khác nhau hay điều kiện tự nhiên thuậnlợi cho phát triển du lịch, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởngđến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Phân tích các điềukiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến NHTM và các NHTM đã dựavào lợi thế của điều kiện tự nhiên trên địa bàn mình vào hoạt động huy độngtiền gửi tiết kiệm như thế nào

Trang 35

+ Phân tích môi trường vi mô

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại : Tìm hiểu các đối tượng là các NHTM, cácTCTD đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Đánh giá về số lượng và chất lượng

và sự ảnh hưởng của các đối tượng đó đối với hoạt động huy động tiền gửitiết kiệm của Ngân hàng

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn : Các định chế tài chính và phi tài chính cóthể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng Ngoài cácđối thủ cạnh tranh hiện nay còn phải lưu ý đến các đối thủ tiềm ẩn trongtương lai như các công ty bảo hiểm hay các tổ chức tài chính khác

- Khách hàng: Khách hàng là nhân tố quyết định sự sống còn của ngânhàng trong môi trường khốc liệt giữa các NHTM hiện nay Phân tích tâm lýcũng như nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng đối với các NHTM

- Đối tác: Đối tác cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động huyđộng tiền gửi tiết kiệm của NHTM Từ các đối tác vay vốn hay giao dịch tạingân hàng có thể khai thác được nguồn tiền gửi tiết kiệm

Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài từ đó nhận thức các cơ hội vàthách thức mà ngân hàng sẽ gặp phải trong thời gian đến Đó là cơ sở cho việcrút ra chiến lược cần thiết cho các NHTM

+ Phân tích môi trường bên trong

- Yếu tố nhân sự : Đánh giá thông qua trình độ học vấn, kinh nghiệm,phong cách làm việc và thái đội với khách hàng Đánh giá khả năng tìm kiếm,thuyết phục cũng như chăm sóc khách hàng

- Sứ mệnh, mục tiêu, văn hóa kinh doanh của Ngân hàng: Sứ mệnh kinhdoanh của một ngân hàng được đinh nghĩa như là mục đích hoạt động củangân hàng:

Khách hàng của Ngân hàng là ai? Điều quan trọng là Ngân hàng cầnxác định được khách hàng mục tiêu

Trang 36

Lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.

Mục tiêu của chiến lược kinh doanh được xác định như những thànhquả mà ngân hàng cần đạt được khi theo đuổi sứ mệnh của mình trong thời kỳhoạt động tương đối dài

- Uy tín và thương hiệu Ngân hàng : Đánh giá vị thế của Ngân hàngtrong địa bàn Tỉnh, vị trí của Ngân hàng trong tâm trí khách hàng

- Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc: Đánh giá cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu:

Điều kiện Chi nhánh, Phòng giao dịch : Số lượng phòng giao dịch, vi trí có thuận lợi hay không, không gian thế nào

Máy móc, trang thiết bị : Máy móc trang thiết bị hiện đại hay không, so với các Ngân hàng khác trong khu vực

Hệ thống phần mềm hoạt động : Đánh giá hệ thống phần mềm hoạtđộng có bài bản, xử lý nhanh hay không

Phân tích môi trường bên trong để đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp

b Phân tích kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương- Chi nhánh Quảng Bình

+ Phân tích các biện pháp đã triển khai đối với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Ngoại thương- Chi nhánh Quảng Bình

Phân tích các biện pháp đã triển khai đối với hoạt động huy động tiền gửitiết kiệm tại Ngân hàng nhằm đánh giá những biện pháp đó đã mang lại

Trang 37

hiệu quả nhƣ thế nào, có còn phù hợp trong thời gian đến không nhằm ápdụng, phát huy những điều đã làm đƣợc Hay những biện pháp đó có hạn chế

gì để tìm ra những giải pháp thích hợp cho Ngân hàng nhằm phát triển hoạtđộng huy động tiền gửi tiết kiệm

+ Phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm

- Quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm

Đánh giá quy mô, so sánh với nhiệm vụ kế hoạch đề ra, so sánh với kỳ gốc qua từng năm

- Thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm

Đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ trọng số dƣ huy động tiền gửi tiết kiệmcủa chi nhánh trong tổng số dƣ huy động tiền gửi tiết kiệm của các TCTDtrên địa bàn ở từng thời điểm

- Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm

Cơ cấu huy động vốn theo từng loại sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm

Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền

+ Phân tích hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết

kiệm - Hiệu quả từ hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

Đánh giá thông qua chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm, từ đó cho thấy hiệu quả mang lại từ hoạt động này

- Chất lƣợng cung ứng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm

Chất lƣợng cung ứng dịch vụ đƣợc đánh giá qua 2 cách:

Đánh giá trong: do ngân hàng tự đánh giá

Đánh giá ngoài: là đánh giá từ phía khách hàng thông qua khảo sát ý kiến khách hàng

- Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

Trang 38

Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm được xácđịnh dựa trên 4 nguyên nhân : Con người, quy trình nội bộ, hệ thống và sựkiện bên ngoài Đánh giá về rủi ro ngoại tác là đánh giá một phần hệ thống vàtrình độ nhân lực của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1 luận văn đã tổng quan được lý luận cơ bản về huy độngtiền gửi tiết kiệm của NHTM, nêu rõ nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quảhoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm Từ đó biết được các nhân tố ảnhhưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM để có nền tảng phân tíchthực trạng tại NH TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đà Nẵng

Trang 39

CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG -CHI

NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

a Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1963, với tổ chức tiền thân là cục ngoạihối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trải qua 52 năm xây dựng vàphát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định vàphát triển kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng chủ lực,phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnhhưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu Hơn nửathế kỷ hoạt động trên thị trưởng, Vietcombank luôn giữ vị thế là nhà cung cấpđầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đ ầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế;trong các hoạt động truyền thông như: kinh doanh vốn, huy động vốn, tíndụng tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanhngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Là Ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn

để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoạithương Việt Nam đã chính thức hoạt động ngày 2/6/2008, sau khi thực hiệnthành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phần hóaVietcombank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ thành công, đáp ứng kỳ vọng củađông đảo nhà đầu tư và cổ đông về đảm bảo an toàn vốn; đầu tư cơ sở vật

Trang 40

chất, hạ tầng công nghệ; đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh,liên kết và góp vốn vào một số vốn doanh nghiệp khác, đồng thời để tăngtrưởng tín dụng và kinh doanh vốn Tạ thời điểm 4/2015, vốn điều lệ của26.650 tỷ đồng với hơn 450 điểm giao dịch.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên12.500 cán bộ nhân viên, với hơn 450 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòngđại diện/ đơn vị thành viên trong và ngoài nướ, gồm Hội sở chính tại Hà Nội,

1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 400 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diệntại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank cònphát triển một hệ thống Autobank với 2.000 ATM và 22.000 điểm chấp nhậnthanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạybén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanhnghiệp lớn của hàng triệu khách hàng cá nhân

b Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, cótrụ sở đặt tại 54 Nguyễn Hữu Cảnh – Đồng Hới – Quảng Bình, có Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 2913000247 ngày 31/10/2006 và thay đổi lần 2ngày 19/06/2008 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp

Chính thức có mặt trên địa bàn Quảng Bình từ năm 2001 khi là Chinhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Huế, sau 5 năm hoạt động,vào tháng 11/2006 Chi nhánh được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 theoQuyết định số 812/QĐ –NHNT.TCCB-ĐT ngày 31/10/2006 của Chủ tịchHĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w