1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

59 82 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái NguyênĐánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

LÔ VĂN PHỐ

Tên chuyên đề :

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Khóa học: 2014 - 2018

Thái Nguyên – năm 2018

Trang 2

LÔ VĂN PHỐ

Tên chuyên đề:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ ĐỊA PHƯƠNG NUÔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy

Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y

Khoa: Chăn nuôi thú y

Khóa học: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Minh Thuận

Thái Nguyên – năm 2018

Trang 3

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại địa phương cũng như ở trường, đến nay em đã hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y Đặc biệt

xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Minh Thuận đã tận tình chỉ

bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, xây dựng và hoàn thiện khóa luận

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới 7 hộ được chọn làm mô hình tại các xã Bộc Nhiêu, Kim Phượng, Phượng Tiến, Trung Hội thuộc huyện Định Hóa và xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp

đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở

Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã hết lòng động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành công việc học tập của mình

Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Lô Văn Phố

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng số lượng và sự phân bố đàn dê của cả nước (con) 17 Bảng 4.1 Lịch vệ sinh chuồng trại 28 Bảng 4.2 Kết quả công tác phòng bệnh cho đàn dê 30 Bảng 4.3 Khối lượng cơ thể của dê địa phương Định Hóa qua các

tháng tuổi (kg/con) 31 Bảng 4.4 Sinh trưởng tuyệt đối của dê địa phương Định Hóa qua

từng ngày và từng tháng/con 33 Bảng 4.5 Sinh trưởng tương đối của dê địa phương Định Hóa qua

từng tháng tuổi (%) 35 Bảng 4.7 Chỉ số cấu tạo thể hình của dê địa phương Định Hoá 38 Bảng 4.8 Kết quả công tác điều trị bệnh 42

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của dê đực và dê cái địa phương 32 Hình 4.2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối hàng ngày của dê địa phương 34 Hình 4.3 Sinh trưởng tương đối của dê đực và dê cái địa phương 35

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG i

DANH MỤC CÁC HÌNH ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

Phần 1:MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4

2.2 Cơ sở khoa học của đề tài 5

2.2.1 Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật 5

2.2.2 Khả năng tiêu hóa của dê 7

2.2.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng 8

2.2.4 Bản chất di truyền của các tính trạng năng suất ở động vật 14

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 16

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 16

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 19

Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Địa điểm nghiên cứu 22

3.3.Nội dung nghiên cứu 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 22

3.4.1 Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu 22

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của dê 23

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 24

Trang 8

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng 26

4.2 Công tác vệ sinh 28

4.2.1 Vệ sinh chuồng trại 28

4.2.2 Công tác phòng bệnh 29

4.3 Khả năng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa 30

4.3.1 Sinh trưởng tích lũy 30

4.3.2 Sinh trưởng tuyệt đối 32

4.3.3 Sinh trưởng tương đối 34

4.3.4 Kích thước và các chỉ số của một số chiều đo chính của đàn dê địa phương Định Hóa 36

4.4 Công tác điều trị bệnh 39

4.5 Các công tác khác 43

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 9

Theo tổng cục thống kê chăn nuôi Việt Nam (2017) [23

], tính đến tháng 12/2017 tổng đàn dê cừu cả nước năm 2001 là 572.448 con, năm 2005 số dê là 1.314.189 con, đến năm 2017 đã lên tới 2.556.268 con Song song với việc gia tăng về số lượng thì chất lượng đàn dê cũng được nâng lên nhờ công tác lai tạo giống

Theo số liệu thống kê của sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, tổng đàn dê ở huyện Định Hóa có 21.705 con (năm 2016) Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là dê lai, đàn dê địa phương (dê Nản) hiện còn rất ít (ước tính chỉ có khoảng 2.000 con) Chúng thường leo trèo kiếm ăn tận sườn núi Nản, bám cả vào vách đá, hẻm núi, đồi thấp, nơi đang có nhiều cây thuốc

và cả các loại cây xanh dưới chân núi, nên dê núi Nản không chỉ cho thực phẩm ngon, mà sức sống cao, sức chống bệnh tốt Hiện nay, hầu như tất cả các đàn dê của các xã Kim Phượng, Phượng Tiến, Trung Hội đều chăn thả ở núi Nản, chuồng trại làm ở chân núi cho nên đây được coi là vùng chăn nuôi

dê đặc sản của huyện Định Hoá

Qua quá trình theo dõi, nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình giống dê địa phương Định Hóa thì kết quả thu được của chúng tôi cũng có đồng quan điểm với tác giả Trần Trang Nhung và cs (2005) [11], như là dê có màu lông không đồng nhất, khá đa dạng, tập trung ở một số màu chính như: đen, vàng, tro,

Trang 10

cánh gián Dọc lưng từ đầu đến khấu đuôi có một dải lông đen, bốn chân có đốm đen Đầu nhỏ, trán rộng và thô, mũi thẳng, mắt sáng, tai nhỏ hướng về phía trước, chân chắc khỏe, vận động linh hoạt Tầm vóc nhỏ, mắn đẻ, nhưng

số con đẻ ra/lứa lại thấp; tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa không cao bằng những giống dê khác Nhưng Định Hóa lại có dãy núi Nản là núi đá nơi có nhiều cây cối tốt tươi do chất đất, khí hậu, độ ẩm thích hợp nuôi dê và còn có nhiều loại cây thuốc nam quý, cây cỏ xanh tốt có thể chăn nuôi dê, trồng ngô, dựng lán… Vì thế dê ở đây sức sống cao, sức chống bệnh tốt, sinh sản và sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc hơn so với thịt dê lai và các giống dê khác

Để hiểu rõ hơn về giống dê này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá khả năng sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”

1.2 Mục đích đề tài

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa: + Sinh trưởng tích lũy

+ Sinh trưởng tương đối

+ Sinh trưởng tuyệt đối

- Kích thước một số chiều đo chính và chỉ số cấu tạo thể hình

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học

Đánh giá được khả năng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa thông qua khả năng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối, kích thước một số chiều đo chính và các chỉ số cấu tạo hình thể

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Các kết quả thu được sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các chính sách, các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nghề chăn nuôi dê và bảo tồn giống dê địa phương Định Hóa

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều kiện cơ sở nơi thực tập

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Định Hoá nằm giáp ranh 6 huyện của 3 tỉnh phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn và Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) Phía Nam giáp huyện Đại Từ và Phú Lương, phía Tây giáp huyện Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang) Định Hoá nằm giữa trung tâm 6 tỉnh Việt Bắc, nước non liên hoàn, hiểm trở Những năm trước, trong 500 km2 đất tự nhiên thì rừng chiếm gần 90%, chỉ còn 10% đất canh tác, hiện nay diện tích rừng đã giảm nhiều

Địa hình Định Hoá nổi lên 2 vùng khá rõ Các xã phía Bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vĩ…) có địa hình núi cao, độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam… chủ yếu là rừng già, hệ thống khe suối nhỏ chằng chịt, đồng ruộng ít Vùng phía Nam huyện Định Hoá gần thị trấn Chợ Chu, xã Bảo Cuờng, xã Trung Hội… là vùng núi thấp, độ cao từ 50m đến 200m, có dãy núi Nản - núi đá tiếp giáp vùng Chợ Chu - Bảo Cường - Phượng Tiến dài trên 20km, chạy song song với đuờng tỉnh lộ 254, có rừng xen kẽ đồng ruộng rộng hàng trăm ha, đất đai phì nhiêu, vùng là đồng bằng, vựa lúa của Định

Trang 12

Hoá, tụ điểm dân cư đông đúc từ lợi thế của điều kiện khí hậu trong lành, núi rừng, đồi thấp trùng điệp, xen đồng ruộng phì nhiêu với hệ thống suối nhỏ cấp nuớc, thuận tiện nên chăn nuôi Định Hoá phát triển

Núi Nản là điểm cuối của vòng cung sông Gâm chạy dài từ ven thị trấn Chợ Chu và các xã Phượng Tiến, Trung Hội đã sản sinh ra loài động vật quý

là dê Nản, vốn là loài dê có tổ tiên là Sơn dương (dê núi) sinh sống ở vùng núi Nản (dân địa phương gọi là Nản đa), núi đá dài trên 20km trùng điệp, cao từ 50m đến trên 200m qua 3 xã, thị trấn

2.1.1.2 Điều kiện khí hậu

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21℃, độ ẩm tương đối cao trung bình khoảng 80,67% Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.360 giờ, lượng mưa trung bình từ 2.000 – 2.100mm Khí hậu Định Hoá rất thuận tiện cho việc chăn nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa, đặc biệt là dê

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Giao thông

Định Hóa cách thành phố Thái Nguyên 50km về phía Tây Bắc Các xã gần trục đường chính nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển con giống, thức ăn, vật tư thú y cũng như các sản phẩm chăn nuôi

2.1.2.2 Thủy lợi

Sông suối ở Định Hóa có nhiều nhưng không có giá trị giao thông đường thủysong phân bố đều nên đóng vai trò quan trọng trong việc tiệc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Kênh, mương, cống thoát tại địa phương được đầu tư xây dựng đảm bảo công tác cấp thoát nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi

2.1.2.3 Thực trạng phát triển của ngành chăn nuôi

Chăn nuôi khá phát triển, hầu như các hộ gia đình nông dân nào cũng nuôi lợn, trâu, bò, ngựa, dê phục vụ cho nhu cầu địa phương và xuất bán về

Trang 13

xuôi, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đã làm chuyển biến tập quán chăn nuôi của địa phương, chuyển sang hướng chăn nuôi công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao Theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi đang có

xu hướng tăng dần, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính trong nông lâm nghiệp

2.1.2.4 Chính sách ưu tiên

Hội Nông dân tỉnh đã triển khai Dự án “Phát triển chăn nuôi dê” ở xã 12

hộ được lựa chọn tham gia Dự án đã được vay 20-30 triệu đồng/hộ, với lãi suất 0,8%/tháng trong vòng 2 năm từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương để đầu tư phát triển chăn nuôi dê Trước khi thực hiện dự án, Hội nông dân huyện Định Hóa đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn dê cho các gia đình

2.2 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1 Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật

Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 -7 nghìn năm trước công nguyên Kết quả này cũng phù hợp với kết quả xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được t́m thấy di chỉ đồ đá mới của Jeri, nhìn chung khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa

dê rừng Nhưng với dẫn liệu đặc biệt tìm thấy gần đây người ta cho rằng: nơi thuần hóa đầu tiên là ở Châu Á (Devendra và Nozawa, 1976 [22]) vào thiên niên kỷ thứ 7- 9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây Á Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và những dãy núi nằm ở phía Đông sông này Giống như các vật nuôi khác sau khi được thuần hóa, ban đầu dê nuôi để lấy thịt, sau đó nuôi để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bò sữa vì vắt sữa

dê đơn giản hơn với sữa bò

Trang 14

Về nguồn gốc: Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều

nguồn gốc khác nhau Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính

+ Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus): được tìm thấy ở tận các nước tiểu

Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở Châu Á và Châu Âu Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn

+ Dê rừng Markhor (Capra Faloneri): nhóm này có sừng cong vặn về phía

sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya

và được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và phía Tây của dãy núi này Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum

Hiện nay, người ta cho rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là nước Châu Âu, Châu Á và

Châu Phi Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á

2.1.1.2 Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dê nhà có tên khoa học là: Caprahicus, thuộc loài dê (Capra), họ phụ dê cừu (Caprarovance) với 2 chi Caprinae và Hemirragus thuộc họ sừng rỗng (Bovidae) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc chẵn (Artiodactila), lớp có vú (Mammalia) Theo Nguyễn Đình Rao và cs.,

(1979) [13], cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống phân loại động vật như sau:

- Giới (Kingdom): Animal

Trang 15

Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loại lá cây mà trâu bò không ăn được

2.2.2 Khả năng tiêu hóa của dê

* Cấu tạo bộ máy tiêu hóa

- Xoang miệng

Môi: Rất linh hoạt Dê lấy thức ăn bằng môi

Răng: Nghiền thức ăn Khi ăn dê nhai rất qua loa

Lưỡi: Đẩy thức ăn vào thực quản

Tuyến nước bọt: Tiết nước bọt để thấm ướt và làm trơn thức ăn, không

có men tiêu hóa, giữ ổn định pH dạ cỏ, cung cấp điện giải cho cơ thể

- Thực quản: Nuốt thức ăn, ợ các thức ăn từ dạ cỏ lên miệng để nhai lại, thải khí sinh ra trong quá trình lên men

- Dạ dày: Có 4 ngăn dạ cỏ, tổ ong, lá sách và múi khế

Dạ cỏ: Là nơi lên men thức ăn nhờ vi sinh vật

Dạ tổ ong: Đẩy thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đẩy thức ăn dạng lỏng xuống dạ lá sách

Dạ lá sách: Hấp thu nước, muối khoáng, a xít béo bay hơi, giữ ổn định

pH cho dạ múi khế

Dạ múi khế: Tiêu hoá protein nhờ dịch dạ dày (HCl và men Pepsin)

- Ruột non: Dài 20 - 25m Tiêu hoá nhờ các enzym của tuyến tụy và dịch ruột Hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá

- Ruột già: Manh tràng có khu hệ vi sinh vật như dạ cỏ (ít có vai trò trong dinh dưỡng), kết tràng và trực tràng có tác dụng hấp thu nước và tạo khuôn phân

* Quá trình tiêu hoá thức ăn

- Tiêu hoá ở dê con giai đoạn sơ sinh

Trang 16

Thức ăn của dê con là sữa, sữa đi qua rãnh thực quản xuống thẳng dạ múi khế sau 2 - 3 tuần tuổi dê con bắt đầu ăn thức ăn thực vật và tiêu hoá nhờ

vi sinh vật ở dạ cỏ

- Tiêu hoá ở dê sau cai sữa

Dê lấy thức ăn bằng môi nhai qua loa và nuốt luôn sau đó ợ thức ăn từ dạ

cỏ lên miệng và nhai lại vào ban đêm (22 giờ đêm - 3 giờ sáng) và lúc nghỉ ngơi Mỗi lần nhai lại 20 - 60 giây, tăng cường nhai lại khi sử dụng thức ăn nhiều xơ, môi trường yên tĩnh thời tiết mát mẻ Trong quá nhai lại nước bọt tiết ra từ 6 - 10 lít/ngày đêm, khi nhai lại nước bọt tiết ra gấp 3 lần khi ăn

2.2.3 Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng

2.2.3.1 Khả năng sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng lên về thể tích, khối lượng, kích thước của từng

bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật

Phát dục là quá trình thay đổi tăng thêm hoặc hoàn thiện thêm tính chất, chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể gia súc tăng về kích thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể vật nuôi (theo Đặng Vũ Bình, 2007 [2]) Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng và phân chia tế bào trong cơ thể, là quá trình tích lũy các chất hữu cơ

do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề rộng, khối lượng, của bộ phận và toàn cơ thể vật nuôi trên cơ sở di truyền thế hệ trước (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2009) [8]

Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể đã trưởng thành và được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ) Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính

Trang 17

Mỗi cơ thể sinh vật sinh ra và lớn lên đều có quá trình hình thành và phát triển Sự hình thành, phát triển này không phải xảy ra hoàn toàn trong tế bào sinh dục, cũng không phải hoàn chỉnh đầy đủ trong quá trình hình thành phôi thai Mà nó được hình thành, phát triển hoàn thiện trong quá trình phát triển

cơ thể của con vật Đặc điểm của sinh vật là hấp thụ, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên và phát triển Quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của bố mẹ, tổ tiên, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường sống Quá trình phát triển đó gồm hai mặt sinh trưởng và phát dục

Đối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, quá trình sinh trưởng

và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này không có ranh giới Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay đổi về chất lượng Tại một thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song với nhau nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình phát dục lại mạnh và ngược lại

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật có tính giai đoạn Theo Nguyễn Ân (1994) [1], nhấn mạnh rằng: Thời gian của từng giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh trưởng của từng giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục khác nhau Giai đoạn đầu của thời kì bào thai, quá trình phát dục mạnh và nhanh để hình thành nên các

tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời quá trình sinh trưởng diễn ra cũng rất khẩn trương Đến cuối giai đoạn bào thai thì quá trình phát dục chậm lại và quá trình sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng khối lượng, kích thước cho

cơ thể Như vậy hai quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ Nếu phát dục không đầy đủ sẽ trở nên dị tật Ngược lại, nếu sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ còi cọc, chậm lớn

Trang 18

Tác giả Trần Trang Nhung (2000) [12], khi nghiên cứu trên đàn dê cỏ vùng Đông Bắc cho biết khối lượng của dê đực và dê cái ở các độ tuổi: sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tương ứng là 1,69; 7,80; 12,50; 16,00; 19,40 kg và 1,56; 7,10; 10,40; 13,31; 15,70kg Khả năng sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt trung bình tương ứng là 49g/ngày và 44g/ngày; Cường độ sinh trưởng tương đối của dê đực và dê cái đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tháng tuổi (tương ứng là 74,44% và 74, 19%), sau đó giảm dần đến giai đoạn 11 -12 tháng tuổi là 4,60% và 4,56% Quá trình tích luỹ mỡ ở dê chủ yếu ở các cơ quan nội tạng, còn cừu tích luỹ

mỡ chủ yếu trong mô mỡ ở dưới da và trong cơ Theo Ngô Thành Vinh và cs (2012) [20], cho biết dê lai F1 (♂ Boer × ♀ (Bách Thảo x Cỏ)) nuôi tại trại dê Long Mỹ có khối lượng sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi ở dê đực và dê cái lần lượt là 2,6 và 2,4 kg; 13,2 và 11,8 kg; 20,0 và 18,5 kg; 26,8 và 24,7 kg; và 31,6 và 30,4 kg

Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các chiều đo của cơ thể Ở các cơ sở chăn nuôi, phương pháp chủ yếu là cân định

kỳ gia súc vào những thời điểm nhất định, ngoài ra còn dùng phương pháp đo gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài, giống và mục đích của việc nghiên cứu Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp cân định kỳ gia súc để xác định sự sinh trưởng phát dục thì không chính xác Vì nếu chỉ dựa vào trọng lượng để đánh giá thì không đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn vẫn giữ nguyên trọng lượng hoặc bị giảm đi nhưng chiều cao, chiều dài, chiều ngang của cơ thể vẫn có thể tăng lên Chính vì vậy, tốt nhất tùy từng loài gia súc mà ta sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để cho kết quả chính xác hơn

2.2.3.2 Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng

Để biểu thị tốc độ sinh trưởng, người ta thường dùng các đại lượng sau:

Trang 19

- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của toàn cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể vật trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN, 1977) [14] Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của dê có dạng Parabol

- Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN, 1977) [15] Đồ thị sinh trưởng tương đối của dê có dạng Hypebol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc

Chúng ta có thể thấy rằng khả năng sản xuất của con vật có thể được biểu hiện ở một vài bộ phận cơ thể nào đó Do vậy, ta có thể dựa vào các số liệu cân đo gia súc ở những thời điểm khác nhau để ước tính khả năng sản xuất của chúng Bởi đặc điểm ngoại hình có liên quan đến sức khỏe và sức sản xuất của con vật

Kích thước một số chiều đo của cơ thể như vòng ngực,dài thân chéo, sâu ngực, rộng ngực, cao vây, cao khum, cho biết sự phát triển toàn diện của cơ thể con vật Thông qua kich thước các chiều đo này chúng ta có thể đánh giá chính xác khả năng phát triển bộ khung xương, tầm vóc của con vật

Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về sự sinh trưởng ở dê cũng như các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên

cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại (theo Trần Đình Miên và

cs, 1975 [9])

2.2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Mỗi cơ thể khác nhau, mỗi loài khác nhau hay trong điều kiện môi trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng Các yếu tố chính

ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê:

Trang 20

- Yếu tố giống - di truyền: Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố

mẹ đến đời con cháu những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có Tính di truyền về sức sản xuất cao hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát dục Theo Acharya (1992) [21], hệ số

di truyền về tính trạng khối lượng của dê như sau:

Như vậy, hệ số di truyền tính trạng khối lượng của dê tương đối cao Để tạo tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn những cá thể đực và cái mang những tính trạng di truyền mong muốn (sinh trưởng phát dục nhanh, sức sản xuất cao…) cho giao phối, cần củng cố các đặc tính di truyền tốt ở các cá thể

- Điều kiện khí hậu: Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể Khí hậu nóng quá làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng Khi thời tiết thay đổi theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn xanh

là nguồn cung cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc Vì vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con trong giai đoạn sinh trưởng, để đảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt nhất, đặc biệt là trong thời kỳ khan hiếm thức ăn

- Mức độ dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển bào thai, nếu cung cấp lượng dinh dưỡng không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển bào thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời Dê con sẽ còi cọc, chậm lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành gọi là tình trạng suy dinh dưỡng Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của con vật Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa dinh dưỡng sẽ làm con vật tích lũy mỡ Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động

Trang 21

sinh sản và sức sản xuất cũng bị giảm sút Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở mức dinh dưỡng thấp trong giai đoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thức ăn

và cân đối về thành phần dinh dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức

ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt

- Loại hình thức ăn: Thức ăn, dinh dưỡng là tiền đề tạo nên năng suất vật nuôi, tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau mà số lượng và chất lượng thức ăn cũng khác nhau để đạt được mức độ dinh dưỡng thích hợp Mặt khác, con vật

có bản tính di truyền khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng chống chịu sự thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nào đó, nếu coi sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó là yếu tố không thuận lợi của môi trường ngoại cảnh thì những cá thể có kiểu di truyền có sức chống chịu cao với sự thiếu hụt đó khi phải sống trong môi trường khó khăn sẽ có sức chống chịu tốt hơn so với những cá thể khác

Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển của bộ máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật nhanh chóng, có lợi cho tiêu hóa Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại thức ăn tốt hơn

- Chăm sóc: Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, chuồng nuôi, không khí,

sự vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của gia súc Nếu điều kiện chăm sóc kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn,

dễ mắc bệnh Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng lượng thu nhận thức ăn ở giới hạn nhiệt độ thấp Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê con Nhiệt độ thích hợp về mùa đông là 10 - 12oC, với ẩm độ là 75 - 85%

Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển Thiếu ánh sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và còi xương, con vật dễ bị bại liệt Mặt khác, dê con rất cần sự vận động, vận

Trang 22

động giúp dê tổng hợp vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể Nhưng nếu vận động quá nhiều làm tăng trọng giảm do phải huy động năng lượng cho hoạt động Tốt nhất cho dê vận động 2 - 3 giờ/ ngày

2.2.4 Bản chất di truyền của các tính trạng năng suất ở động vật

Các tính trạng năng suất ở động vật như khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, khả năng cho sữa và khả năng sinh trưởng… đều là các tính trạng số lượng Các tính trạng này đều do kiểu gen quy định, đồng thời chịu tác động lớn của điều kiện môi trường

Giá trị đo lường được các tính trạng số lượng trên một các thể được gọi

là giá trị kiểu hình (Phenotype value - P)

Các giá trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen(Genotype value-G) Giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường (Environmental deviation - E)

Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P= G + E

Giá trị kiểu gen (G) của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minorgene) cấu tạo thành Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygen) Các minorgen này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen, vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức

G = A + D +I

Trong đó: G: Giá trị kiểu gen

A: Giá trị cộng gộp D: Là giá trị sai lệch trội

I: Là giá trị sai lệch tương tác

A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định thông qua con đường thực nghiệm

Trang 23

Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E), bao gồm 2 thành phần là Eg và Es, do đó E được biểu diễn qua công thức:

E = Eg + Es

- Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental Deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu dài Đó là các yếu tố thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng… tác động lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [16])

- Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental Deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật nuôi hoặc một vài bộ phận riêng của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên (theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [16])

Như vậy, giá trị kiểu hình có một tính trạng nào đó chi phối bời từ 2 locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau:

P = G + E = A + D + I + Eg + Es

Từ những phân tích trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở dê cũng như

ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều môi trường sống, đặc biệt là các yếu tố khí hậu, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý Vì thế trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt được năng suất chất lượng cao, cần phải chú ý đến việc thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến hành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ

Trang 24

hợp gen mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đối với con vật

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 1993, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được giao nhiệm

vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước Từ đó đến nay nhiều công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu được những kết quả bước đầu khả quan và tạo điều kiện cho chăn nuôi dê từng bước phát triển trong cả nước Năm 1994, Trung tâm đã nhập nội ba giống dê kiêm dụng sữa-thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jamnapari và Barbari Ba giống dê này được nuôi thích nghi và đưa vào nhân giống chăn nuôi ở các nông hộ Đến năm 2002, Trung tâm lại tiếp tục nhập hai giống dê chuyên sữa

từ Mỹ là Alpine và Saanen và giống dê siêu thịt là dê Boer nhằm nuôi thuần

và cải tạo với đàn dê địa phương để nâng cao năng suất của chúng Sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy đàn con lai cho năng suất cao hơn giống địa phương

từ 20-25% và đàn con lai của các giống dê này đã được nhân giống và phát triển rộng khắp trong cả nước Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi dê đã đóng góp tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân (theo Đinh Văn Bình và cs, 2008

[1]) Năm 2003, sau 10 năm phát triển, theo số liệu của Tổng cục thống kê

tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống dê Cỏ, được phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc Riêng đàn

dê của miền Bắc chiếm 72,5% tổng đàn, miền Nam 27,5% (trong đó Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%; Đông Nam bộ 2,1% và Tây Nam bộ 3,8%) Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía Bắc chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc và 48% tổng đàn dê cả nước Nhưng đến nay

Trang 25

tổng số lượng đàn dê phân bố ở các khu vực trên cả nước đã có sự thay đổi đáng kể được thể hiện thông qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Tổng số lượng và sự phân bố đàn dê của cả nước (con)

Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

số dê trên địa bàn tỉnh tăng lên 56.277 con; đến năm 2017 tổng dàn dê trên địa bàn tỉnh là 54.416 con chiếm 2,10% tổng số dê cả nước

Trang 26

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Văn (2012) [19], cho biết khi dê được cho ăn khẩu phần hoàn toàn lá chuối thì chúng thu nhận được một lượng khoảng 2,62% vật chất khô thức ăn so với khối lượng cơ thể Khi được bổ xung thêm khối lượng sắn lát khô thì lượng ăn vào tăng lên là 2,83% vật chất khô so với khối lượng cơ thể Tỉ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng cũng được tăng lên khi bổ xung sắn lát khô

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015) [7], khối lượng dê cỏ và dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) lúc sơ sinh, 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi lần lượt là 1,59 và 1,85kg; 3,31 và 4,28kg; 7,24 và 9,86kg; 11,88

và 16,09kg; 15,23 và 20,97kg; 18,02 và 25,51kg Sinh trưởng tuyệt đối của dê

cỏ và dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) ở giai đoạn SS-1, 1-3, 3-6, 6-9, 9-12 lần lượt

là 54,11 và 81,05 g/con/ngày; 44,80 và 61,98 g/con/ngày; 51,26 và 69,16 g/con/ngày; 41,74 và 55,60 g/con/ngày; 34,56 và 53,09 g/con/ngày

Theo Lê Anh Dương (2007) [6], cho biết dê lai F1 (BTxCỏ) nuôi tại Đắk Lắk lúc 6 tháng tuổi đạt 19,86kg và đến 12 tháng tuổi đạt 29,40kg

Nghiên cứu của Đinh Văn Bình, Ngô Quang Trường (2003) [3], cho thấy tăng khối lượng tuyệt đối của dê Cỏ từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 49,30 g/con/ngày (dê đực) và 40,20 g/con/ngày (dê cái)

Theo Trần Trang Nhung (2000) [12], ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi dê đực đạt 1,47 kg/con/ tháng và dê cái đạt 1,18 kg/con/tháng Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý (2003) [5], cho biết tăng trọng của dê cỏ từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là 49,3 g/con/ngày (dê đực) và 40,2 g/con/ngày (dê cái)

Lê Văn Thông (2004) [18], cho biết tăng khối lượng tuyệt đối của đực cỏ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 60,31 g/con/ngày và dê cái đạt 50,36 g/con/ngày

Trang 27

2.3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu và Bắc Mỹ, các giống khác nhau của dê được nuôi để lấy sữa và sản xuất thịt Đối với nông dân sản xuất nhỏ ở nhiều quốc gia dê là vật nuôi quan trọng Ở Ấn Độ, Nepal, và phần lớn Châu Á, dê được nuôi chủ yếu để sản xuất sữa, cả trong các hệ thống thương mại và hộ gia đình Ở Châu Phi và Trung Đông, dê thường được chạy rông trong đàn chiên Điều này tối đa hóa sản xuất cho mỗi mẫu Anh, dê và cừu thích cây lương thực khác nhau Nhiều loại dê nuôi được tìm thấy ở Ethiopia

Theo thống kê của FAO (2015) [24], tổng đàn dê trên thế giới năm 2013

đã tăng lên đến 1.005.603.000 con so với 751.632.000 năm 2000, từ đó cho thấy rằng nghề chăn nuôi dê đang ngày càng phát triển trên thế giới

Nước nuôi nhiều dê nhất thế giới phải kể đến là Trung Quốc với 152 triệu con dê, sau đó là Ấn Độ với 126 triệu con dê Pakistan cũng là nước có số lượng đàn dê rất lớn với 58,3 triệu con dê Tại các nước khu vực Đông-Nam Châu Á có Indonêsia là nước có số lượng đàn dê nhiều nhất với khoảng 16 triệu con dê, tiếp đến là Philippine và Myanmar với khoảng 4,2 và 2,8 triệu con dê

Về sản lượng thịt dê: Thông báo của FAO năm 2010 cho biết, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 281.559.122 tấn, thịt dê cừu đạt 13.047.874 tấn Trong đó, sản lượng thịt dê đạt 4.938.655 (chiếm 1,75% tổng sản lượng) Khu vực các nước đang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê cừu nhất thế giới (10.100.070 tấn - chiếm 77,41% tổng sản lượng thịt dê, cừu trên thế giới), trong đó tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á (7.671.760 tấn - chiếm 58,80% tổng sản lượng) Nước cung cấp nhiều thịt dê, cừu nhất là Trung Quốc (3.867.315 tấn), Ấn Độ (718.560 tấn), Pakistan (425.000 tấn)

Sản lượng sữa dê: Sản lượng sữa các loại trên toàn thế giới năm 2009 đạt đạt 696.554.346 tấn, trong đó sữa dê là 15.128.186 tấn Cũng như thịt dê cừu,

Trang 28

sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất (12.155.611 tấn sữa dê chiếm khoảng 80% và 66% tổng sản lượng sữa dê cừu trên thế giới) Các nước Châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này với 8.909.416 tấn sữa dê Trong các nước đứng đầu về sản lượng sữa dê sản xuất ra vẫn là Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Trung Quốc vv

Về số lượng các giống dê, Acharya, R.M, (1992) [18], cho biết, trên thế giới có 150 giống dê đã được miêu tả cụ thể, phần còn lại chưa được biết đến

và phân bố ở khắp các châu lục Trong đó có 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng thịt và 5% là dê kiêm dụng lấy thịt và lông làm len Các nước Châu Á có số giống dê nhiều nhất, 7 chiếm 42% số giống dê thế giới Nước có nhiều giống nhất là Pakistan 25 giống, Trung Quốc: 25 giống Ấn Độ 20 giống Ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển Công tác nghiên cứu về chăn nuôi dê được Chính phủ đặc biệt quan tâm chú ý Nước này đã thành lập Viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa quốc gia, một số trường đại học và trung tâm nghiên cứu về đê Ở Philippine với tổng số dê hiện nay là 6,25 triệu con, tốc độ tăng đàn trong 10 năm qua là 1,2% năm Việc nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê đã được chính phủ rất quan tâm chú ý, nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc gia đã được xây dựng Hiện họ đã và đang tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê trong những năm tới Ở Trung Quốc, từ năm 1978, Chính phủ đã bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê, do đó tốc độ phát triển của đàn dê khá nhanh Hiện tại Trung Quốc có 12 trại dê giống sữa, giống Ximong - Saanen là giống dê phổ biến ở đây Trung Quốc đã

sử dụng giống dê này lai với dê địa phương, con lai cho năng suất sữa tăng lên từ 80 - 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai Hiện có tới 95% dê sữa Trung Quốc là giống Ximong - Saanen và các thế hệ con lai của chúng

Trang 29

Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê Trung Quốc đã có 11 dê con ra đời từ kỹ thuật tách đôi hợp tử Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới, Hội Chăn nuôi Dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976 (International Gom Association) và 4 năm họp một lần Khu vực Châu Á cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant Production System Networkfor Asia), có trụ sở tại Indonexia, với mục đích góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cừu trong khu vực

Ngày đăng: 28/05/2019, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân (1994), Di truyền chọn lọc động vật, Nxb Nông nghiệp, tr.132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền chọn lọc động vật
Tác giả: Nguyễn Ân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
2. Đặng Vũ Bình (2007), Giáo trình giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, tr. 35 - 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giống vật nuôi
Tác giả: Đặng Vũ Bình
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
3. Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2008), Giáo trình chăn nuôi dê và thỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi dê và thỏ
Tác giả: Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2008
4. Đinh Văn Bình, Ngô Quang Trường (2003), Kết quả nghiên cứu sử dụng dê đực Bách Thảo và Ấn Độ lai cải tạo dê Cỏ tại Lạc Thuỷ - Hoà Bình, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 32-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Đinh Văn Bình, Ngô Quang Trường
Năm: 2003
5. Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003), Kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây Viện Chăn nuôi (1991-2002), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), tr. 213-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003)
Tác giả: Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003), Kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây Viện Chăn nuôi (1991-2002), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2003
6. Lê Anh Dương (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê Cỏ, dê Bách Thảo, con lai F1, con lai F2 nuôi tại Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê Cỏ, dê Bách Thảo, con lai F1, con lai F2 nuôi tại Đắk Lắk
Tác giả: Lê Anh Dương
Năm: 2007
7. Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi (2015), “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của dê cỏ, F1 (Bách Thảo×Cỏ) và con lai ba giống giữa dê đực Boer với dê cái F1 (Bách Thảo×Cỏ) nuôi tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(4), tr. 551-559 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của dê cỏ, F1 (Bách Thảo×Cỏ) và con lai ba giống giữa dê đực Boer với dê cái F1 (Bách Thảo×Cỏ) nuôi tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh "Bình”", Tạp chí Khoa học và Phát triển, "13(4)," tr
Tác giả: Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi
Năm: 2015
8. Nguyễn Đức Hưng, Đàm Văn Tiện, Nguyễn Khánh Hằng (2009), Sinh lí học người và động vật, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lí học người và động vật
Tác giả: Nguyễn Đức Hưng, Đàm Văn Tiện, Nguyễn Khánh Hằng
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2009
9. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp - 1975, 48 - 79, 119- 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn và nhân giống gia súc
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp - 1975
Năm: 1975
10. Nguyễn Đình Minh (2002), Nghiên cứu dê lai Bách Thảo với dê Cỏ và khả năng sản xuất của dê lai F1 (BT×C) tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh phụ cận, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dê lai Bách Thảo với dê Cỏ và khả năng sản xuất của dê lai F1 (BT×C) tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh phụ cận
Tác giả: Nguyễn Đình Minh
Năm: 2002
11. Trần Trang Nhung, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Toàn Thắng, Đinh Văn Bình (2005), Giáo trình chăn nuôi dê, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi dê
Tác giả: Trần Trang Nhung, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Toàn Thắng, Đinh Văn Bình
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
12. Trần Trang Nhung (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê nội nuôi ở một số tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê nội nuôi ở một số tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Trang Nhung
Năm: 2000
13. Nguyễn Đình Rao, Nguyễn Triệu Tường, Thanh Hải (1979), nuôi dê, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: nuôi dê
Tác giả: Nguyễn Đình Rao, Nguyễn Triệu Tường, Thanh Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1979
14. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối của gia súc, TCVN 239-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối của gia súc
Tác giả: Tiêu chuẩn Việt Nam
Năm: 1977
15. Tiêu chuẩn Việt Nam(1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối của gia súc, TCVN 140-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối của gia súc
Tác giả: Tiêu chuẩn Việt Nam
Năm: 1977
16. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1995
17. Nguyễn Văn Thiện (2008), “phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi trên phần mềm Microsof Excel” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi trên phần mềm Microsof Excel
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Năm: 2008
18. Lê Văn Thông (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh
Tác giả: Lê Văn Thông
Năm: 2004
19. Nguyễn Hữu Văn (2012), “Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa,cân bằng ni-tơ và nâng cao giá trị sử dụng thân chuối sau thu hoạch làm thức ăn cho dê”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 71(2), tr 312-313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa,cân bằng ni-tơ và nâng cao giá trị sử dụng thân chuối sau thu hoạch làm thức ăn cho dê”," Tạp chí Khoa học Đại học Huế
Tác giả: Nguyễn Hữu Văn
Năm: 2012
26. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của dê, http://caytrongvatnuoi.com/vat-nuoi/dac-diem-sinh-truong-va-sinh-san-cua-de. [ ngày truy cập 20 tháng 5 năm 2018] Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w