Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
145 KB
Nội dung
Sinhđẻvà vai tròcủagiađìnhtrong sức khoẻsinhsản I. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến sinhđẻ Richard A. Easterlin và Grimmins Đưa ra một khung khái niệm (dưới góc độ kinh tế) dùng để nghiên cứu mức sinhvà sự quá độ dân số và thái độ đối với mức sinh ở thời kỳ tiền hiện đại (Richard A. Easterlin và Grimmins , 1995: 114): • Những điều kiện kinh tế-xã hội cơ bản ( những biến số hiện đại hoá): giáo dục, đô thị hoá, việc làm ở khu vực hiện đại cũng như những yếu tố văn hoá như dân tộc và tôn giáo, và những yếu tố quyết định khác như những nhân tố di truyền • Những yếu tố về hành vi sinh đẻ: nhu cầu có con cái ( số những đứa con còn sống mà cha mẹ muốn có, nếu việc điều chỉnh sự sinhđẻ không phải tốn kém); mức cung cấp con cái( số con cái còn sống mà cha mẹ có thể có nếu họ đã không hạn chế sinhđẻ một cách có suy tính) ; và các chi phí ( chủ quan và khách quan) của việc điều chỉnh sự sinh đẻ. • Những “yếu tố quyết định kế cận “ của mức sinh: mức dộ được phép giao hợp; khả năng thụ thai ( bao gồm tần số giao hợp); thời gian không thụ thai sau khi sinh ( đặc biệt liên quan dến thời gian không cho con bú); tình trạng vô sinhvà việc sử dụng biện pháp kiểm soát sinhđẻ một cách cố ý bao gồm việc tránh thai và phá thai; độ tuổi kết hôn .; Những yếu tố quyết định cơ bản chỉ ảnh hưởng đến mức sinh một cách gián tiếp và ảnh hưởng của chúng phải thông qua các yếu tố quyết định kế cận. 1. Sức ép về con cái đối với các cặp vợ chồng Giá trị của đứa con Con cái luôn là niềm mong ước và hạnh phúc của các giađình ở Việt Nam từ trước đến nay. Vấn đề tăng nhanh dân số vàsức ép kinh tế đã dẫn đến sự đánh giá lại những chuẩn mực truyên thống liên quan đến sinhđẻvàgiá trị kinh tế của con cái. Một nghiên cứu xã hội học thực nghiệm gần đây ( tháng 10,11 năm 2001 tại Hải Dương) đã đưa ra nhận định : Có sự nhấn mạnh đến giá trị con cái mang tinh mục đích của việc sinh con nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm của cha mẹ, củng cố hôn nhân. Mặt khác, mong muốn con cái như là phương tiện , nguồn lao động để giúp đỡ giađình đã giảm. Con cái từ chỗ được xem như một tài sản, sang việc con cái được coi như nguồn thoả mãn các nhu cầu tình cảm của cha mẹ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự chuyển đổi giá trị con cái trong giai đoạn vừa qua. Những thay đổi này trong quan niệm về giá trị của con cái không chỉ dẫn đến thay đổi quan niệm về vaitrò giới, mà còn thay đổi quan niệm về hành vi sinhđẻ cũng như thay đổi về cấu trúc gia đìnnh và bản chất quan hệ giữa các thế hệ (Hoàng Đốp, 2004: 150) Kết quả “Điều tra cơ bản về giađình Việt Nam vàvaitròcủa người phụ nữ tronggiađình thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” (1998-2000) do Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ vàGiađình thực hiện và kết quả khảo sát ở Hải Dương năm 1998 và ở Nam Định năm 2000 do Viện Xã hội học thực hiện đều cho thấy, giá trị “nối dõi” vẫn được các giađình coi trọng, chỉ đứng thứ hai sau giá trị “nương tựa lúc tuổi già”. Đặc biệt, tại các vùng miền phúc lợi dành cho người già ít ( đồng băng, trung du-miền núi) thì số giađình mong muốn có con trai để nương tựa lại cao hơn. Theo Dominique Haughton và Jonathan Haughton, trong một nghiên cứu định luợng vê sở thích con trai ỏ Việt Nam, đã nhận xét: nhiều bậc cha mẹ Việt Nam thích ít nhất có một 1 con trai, và một số cha mẹ tiếp tục đẻđể đạt mục đích này. Các nhà nghiên cứu này cũng dự báo một vấn đề quan trọng về ảnh hưởng của sở thích này đến cơ cấu giới tính của dân cư trong tương lai ( như trường hợp của Trung Quốc): Điều quan trọng nhất về sở thích con trai là một số giađình muốn lợi dụng các kỹ thuật hiện đại để lựa chọn giới tính của con họ khi sinh ra. Nếu được phép, nguời ta có thể đoán tỷ lệ trẻ em trai/gái sẽ tăng lên ở Việt Nam, vàtrong vòng một thế hệ phải giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính trong nền kinh tế mặc dù không mạnh như thấy tại Trung quốc và ân độ (Dominique Haughton và Jonathan Haughton, 1999: 109) Theo sự phân tích của một nhà nghiên cứu thì nếu thực hiện đúng “mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con” thì luôn luôn có 25%- 30% các bà mẹ không thoả mãn về giới tính của con. Điều này góp phần giải thích tại sao qua nhiểu năm, ở nhiều địa phương, tỷ lệ 30% các bà mẹ sinh con thứ ba trở lên cứ tôn tại dai dẳng và khó vượt qua ( Phạm Xuân Đại, 2001: 13) Ngày nay, khi các cặp vợ chồng không có nhu cầu sinh nhiều con như trước kia thì sự giới tính của con là vấn đề mà họ quan tâm. Cơ sở xã hội để con trai được coi trọng hơn con gái bắt nguồn từ xã hội nông nghiệp và nó trở thành một nếp nghĩ, thói quen, lối sống không dễ khắc phục. Số con mong muốn Theo kết quả của các cuộc điều tra y tế và nhân khẩu học (VN-DHS) và điều tra dân sốõ giữa kỳ (ICDS) cho thấy mong muốn có một giađình ít con ngày càng thể hiện rõ trong nhận thức và mong muốn của người phụ nữ nông thôn. Tỷ lệ 15-49 tuổi trả lời muốn có 1- 2 con tăng dần từ 31% (VN-DHS 1998) lên 40% (ICDS 1995) và 69% (VN-DHS 1997). Mặt khác, tỷ lệ phụ nữ mong có 4 con trở nên giảm khá nhanh, đã phản ánh chuyển biến đáng kể trong quan niệm sinh ít con của phụ nữ nước ta trong thời gian qua ( Lê Ngọc Văn và Nhóm tác gỉa, 2004: 132) Nói chung phụ nữ nào có số con ( còn sống) càng nhiều thì họ càng ít muốn có con thêm nữa. Theo các kết quả điều tra cho thấy, hơn một nửa phụ nữ ở mỗi nhóm học vấn cho biết họ không muốn có thêm con, khi họ đã có 3 con. Nếu xét dưới góc độ giới thì thấy, tâm thế hướng đến số con lý tưởng là ít con của phụ nữ mạnh hơn là của nam giới. (Richard A. Easterlin và Grimmins, 1995). Kết quả “Điều tra cơ bản về giađình Việt Nam” (đã dẫn ở trên) cho thấy số con trung bình mong muốn củagiađình đều cao hơn số con hiện có ở tất cả các vùng điều tra, ở các lứa tuổi và trình độ học vấn. Bảng 6. Số con hiện có và số con mong muốn củagiađình ( đơn vị tính: trung bình) Vùng điều tra Số con hiện có Số con mong muốn Thành phố 2,33 2,30 Đồng bằng 3,29 2,53 Trung du-miền núi 3,16 2,51 Chung 3,06 2,48 ( Nguồn: Số liệu điều tra cơ bản giađình Việt nam (1998-2000), tr 116,118) Kết quả điều tra trên cũng chỉ ra tâm lý trọng con trai vẫn còn biểu hiện ở các cặp vợ chồng qua câu trả lời của họ về sự mong muốn về giới tính của con: số con trai mong 2 muốn của các cặp vợ chồng thường cao hơn số con gái mong muốn. Các biến số tuối tác, học vấn và nơi cư trú của người trả lời không ảnh hưởng gì đến điều này. 2. Sức ép về tuổi kết hôn; tuổi và thời điềm sinh con đầu lòng Tuổi kết hôn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sinhđẻcủa người phụ nữ và cơ cấu gia đình. Kết hôn sớm ảnh hưởng đến việc học hành, thăng tiến của người phụ nữ. Một nhà nghiên cứu khi phân tích số liệu của UBQGDS và KHHGĐ - Dự án dân số – sứckhoẻgiađình ( Hà Nội, 3/1999) cho biết : Có 21 % phụ nữ bỏ học mà nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến hôn nhân, thực hiện chính sách dân số. Tỷ lệ phụ nữ bỏ học vì lý do lấy chồng cao nhất ở các nhóm phụ nữ tốt nghiệp tiểu học (25,5%). Cũng theo số liệu này có xấp xỉ 15% phụ nữ kết hôn trước vàtrong năm 18 tuổi. ( Phạm Xuân Đại, 2001: 9) Việc sinh con sớm là một thách thức đối với các cô dâu trẻ, đặc biệt trở thành một áp lực nặng nề đối với những cô dâu trưởng. Sự lựa chọn thời điểm sinh con không còn do cặp vợ chồng mà từ phía giađình bố mẹ và họ hàng. Nhìn chung tuổi kết hôn lần đầu phản ánh rất rõ trình độ phát triển xã hội của các nhóm dân tộc khác nhau với thứ tự: Kinh, Kh’me, Mường, Tày, Êđê, Thái, H’Mông. (Phạm Bích San, 1998: 15) 3. Khoảng cách giữa các lần sinh Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng vẫn còn tâm lý chỉ sinh ít con nên sinh luôn một thể, cùng một công nuôi, ông bà còn khoẻ còn nhờ cậy được,…nghĩa là có rất nhiều tiện lợi cho việc tổ chức cuộc sống giađình với những đứa con nhỏ. Việc đẻ dày sẽ ảnh hưởng đến sứckhoẻcủa bà mẹ và trẻ em, đặc biệt đối với những phụ nữ sinh con quá sớm hay quá muộn. Số liệu của UBQGDS ( nguồn đã dẫn) cho biết gần một nửa (49%) những trẻ em là con thứ hai trở lên của các cặp vợ chồng ra đời cách thời điểm sinhcủa anh chị chúng 3 năm; gần một phần ba (32%) số trẻ em này chỉ sinh cách anh chị chúng từ 24-35 tháng. Đặc biệt, có tới gần một phần năm (19%) các trường hợp sinh con chỉ cách lần sinh trước dưới 24 tháng. 4. Trình độ học vấn và giáo dục: Trình độ học vấn cao thường gắn liền với ý muốn kết hôn không mạnh mẽ, độ tuổi lấy chồng lần đầu có chiều hướng cao hơn, sứckhoẻ tốt hơn, thời gian cho con bú ngắn hơn, có nhiều khả năng là những kiêng kỵ truyền thống trong hành động tính dục được từ bỏ nhiều hơn. Những thái độ liên quan đến qui mô giađình lý tưởng, khả năng cảm nhận được những điều lợi của con cái , những phí tổn cho con cái nhìn thấy được và khả năng tương lai có thể trả được tiền cho con cái . là những cân nhắc thích đáng và chúng đều có thể chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn của người phụ nữ. Các kết quả nc cứu cho thấy: trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì qui mô giađình lý tưởng càng nhỏ và trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì thì đòi hỏi về “chất lượng” của đứa con càng lớn, và do đó, nếu những điều khác như nhau thì nhu cầu về số lượng con cái sẽ thấp hơn. Tử suất của trẻ sơ sinhvà trẻ con tuỳ theo trính đọ học vấn của người mẹ: Những bà mẹ có học vấn cao hơn sẽ sẽ tránh được một cách có hiệu quả hơn cho con khỏi bị chết. Sự khác nhau về tủ suất của trẻ sơ sinh có lẽ liên quan đến cách chăm sóc người mẹ trước khi sinh. Trong khi số phụ nữ có ít nhất trình độ trung học được thầy thuốc chăm sóc trước khi sinh là 60%, thì với phụ nữ có học vấn sơ cấp là 52%, với phụ nứ biết đọc biết viết là 36% và với phụ nữ mù chữ là 16% ( báo cáo của VNDHS – cộng hoà Việt Nam .1990) (Richard A. Easterlin và Grimmins, 1995). Giáo dục càng cao thì càng thuận lợi cho việc kiểm soát sinhđẻvà việc trao đổi bàn bạc giũa hai vợ chồng về điều tiết mức sinh cũng nhiều hơn. Giáo dục có thể ảnh hưởng đến 3 mức sinh thông qua một số cơ chế , thông qua những yếu tố quyết định kề cận đối với mức sinh như độ tuổi kết hôn, việc tránh thai và thời gian cho con bú Trình độ học vấn cao, thời gian học kéo dài thường dẫn tới kết hôn muộn hơn, sinhđẻ muộn hơn, khi đã gần qua lứa tuổi mắn đẻ nhất: 5. Chi phí cho con cái càng lớn thì số lượng con cái càng nhỏ. Theo Richard A. Easterlin và Grimmins thì chi phí cho con cái không chỉ là sự tốn kém về các loại vật dụng và các loại dịch vụ liên quan đến chúng, mà còn bao gồm chi phí gián tiếp mà người mẹ dành đề chăm sóc chúng ( thời gian .). Chính sự khác biệt về thời gian của phụ nữ mới dẫn đến những khác biệt trong chi phí cho con cái của các hộ giađình . Có 2 loại chi phí điều tiết mức sinh: chi phí tâm lý( mức độ hài lòng với cách thực hiện mức sinh )và chi phí thị trường ( là những chi phí về tiền nong và thời gian cần thiết để học tập và sử dụng những kỹ thuật trabnh thai cụ thể). Với một mức độ khuyến khích hạn chế sinhđẻ nhất định, nếu chi phí cho việc điều tiết mức sinhđẻ càng thấp thì khả năng cho một cặp vợ chồng chọn lựa việc tránh thai sẽ lớn hơn. Như vậy, những chương trình kế hoạch hoá giađình có thể dẫn đến việc giảm bớt mức sinh qua việc giảm bớt những chi phí thị trường và những chi phí tâm lý của việc tránh thai. Sinhđẻvà nuôi con nhiều không những làm giảm thời gian lao động của phụ nữ mà còn giảm thu nhập bình quân đầu người của hộ do phải chia sẻ cho số con đông. Số liệu của Tổng Điều tra kinh tế hộ giađình năm 1994 cho thấy qui mô hộ càng lớn thì chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng của hộ càng giảm ( Tổng cục thống kê 1998. NXBTK, tr 832) 6. Việc làm Trong những nước đang phát triển, nông nghiệp là công việc chủ yếu của phụ nữ , và thông thường thì người phụ nữ có thể kết hợp việc đồng áng với việc trông con ( thường thường một phụ nữ vừa cõng con vừa làm việc việc ngoài đồng, hoặc thả con chơi bên cạnh). Cách làm kết hợp đó ( cùng một lúc hai việc khác nhau) đã thực sự giúp giảm bớt những chi phí bất thường của việc sinh đẻ. ở đây con cái không gây trở ngại cho công việc, còn ở trong điều kiện của công nghiệp hiện đại thì thời gian của người phụ nữ ở đâu cũng gần như nhau. Việc giảm bót những chi phí bất thường cho con cái như vậy, cùng với việc giảm bớt những chi phí trực tiếp đặc biệt là về ăn uống và nhà cửa là những lý do giải thích vì sao mức sinh ở nông thôn cao hơn rõ rệt so với ở các đô thị. Những phụ nữ làm những công việc trong khu vực không chính qui ( chẳng hạn như người bán hàng ngoài đường, người sản xuất tại nhà đẻ bán), giồng như những phụ nữ làm nông nghiệp, họ cũng có thể vừa trông con vừa làm việc một cách dễ dàng. Chỉ có những phụ nữ làm việc trong khu vực kinh tế chính qui thì mới gặp xung đột giữa công việc và việc sinhđẻ do những chi phi bất thường gây ra. 7. Chính sách kinh tế – xã hội Chính sách mở rộng tự do hoá trong kinh tế ( “đổi mới”) của chính phủ đã góp phần tăng nhanh sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy trao đổi kinh tế với các nước khác, hứa hẹn sẽ đưa đến nhiều thay đổi tiếp theo trong tương lai. Đó là qui chế phân phối đất đa cho các hộ giađình ( đất đai đựoc phân phối theo đầu người sẽ khuyến khích sinh đẻ; phạt tiền hoặc thóc gạo cho những người sinh con thứ ba trở đi hoặc sinh con thứ hai sớm hơn năm năm tính từ lần sinh thứ nhất v.v… 4 Điều “ Những chính sách và qui định nhằm khuyến khích công tác dân số và KHHGD? Về chính sách sinhđẻ gồm có: “ Những giađình có số con nhiều hơn cho phép ( gồm những đứa con họ đã có) phải trả tiền thuê nhà hoặc thuê đất tính theo giá cao cho diện tích vượt quá mức mà họ cần” “ Từ nay, những giađình có 3 con hay nhiều hơn sẽ không được phép cho nhập vào các trung tâm đô thị của các thị trấn, các thành phố và khu công nghiệp” “ Những giađình có số con vượt quá qui định phái đóng góp quĩ trợ cấp xã hội, gồm có quĩ giáo dục và chăm sóc sứckhoẻvà một sự đóng góp tăng thêm cho lao động lợi ích xã hội .” “ Nhà nước sẽ ra những qui định cung cấp trợ phí để khuyến khích những người triệt sản “ Từ Luật Bảo vệ sứckhoẻ nhân dân (năm 1989) đến các văn bản dưới luật ( Quyết định, Chỉ thị ) liên quan đến vấn đề kế hoạch hoá giađình được ban hành đã tác động mạnh đến việc giảm mức sinhvà bảo vệ quyền sinhsảncủa phụ nữ, bảo vệ sứckhoẻcủa bà mẹ và trẻ em, ràng buộc trách nhiệm của nam giới trong hoạt động sinhđẻcủagiađình . 8. Các dịch vụ tránh thai Reubenhill, chuyên gia nổi tiếng thế gioí trong lĩnh vực XHHGĐ đã nhấn mạnh: “ Một xu hướng mang tính chất thời đại là các phương tiện tránh thai ngày càng được vận dụng rộng rãi như một điều hết sức bình thường , cần thiết, cho phép tách quan hệ tình dục chăn gối ra khỏi quá trình duy trì nòi giống. Nhờ đó các cặp vợ chồngcó khả năng phân biệt tình dục đểsinh con đẻ cái với tình dục nhằm biểu hiện tình yêu và sự gắn bó. Việc giảm mức sinh liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Công tác truyền thông thông , giáo dục kết hợp với việc cung cấp và đa dạng hoá các phương tiện tránh thai đã thay đổi định hướng, tâm thế đến việc sử dụng vào mục đích hạn chế sinh đẻ. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, sự bất bình đẳng về giới tronggiađình cũng thể hiện ở chỗ người vợ là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc hạn chế sinh đẻ. Về quyền sinh sản: + Trong Luật Bảo vệ SK nhân dân đã được Quốc Hội thông qua năm 1989, chương III “Về thực hiện KHHGD” có viết: “ Nghiêm cấm hành vi gây trở ngại hoặc cưỡng bức trong việc thực hiện KHHGD” ( Điều 43.4); “ Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng , được khám bệnh , chữa bệnh phụ khoa , được theo dõi SK trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế” ( Điều 44.1) + Trong Quyết định số 162/HDDBT ngày 18/10/1988 về một só chính sách dân số- KHHGD đã đề cập đến khoảng cách sinhđẻ như sau: “ Nếu sinh con thứ 2 thì phải sau con thứ nhất từ 3 đến 5 năm. Trường hợp phụ nữ sinh con muộn sau 30 tuổi trở đi thì khoảng cách đó có thể từ 2 đến 3 năm” ( điều 3-b) + Trong quyết định số 315/HDDBT ngày 24/8/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chiến lược thông tin-giáo dục- truyền thông trong dân số-KHHGD ( 1992-2000), ở chương V “ Thông điệp truyền thông” chỉ rõ: Khái niệm cơ bản về KHHGD. KHHGD có nghĩa là chủ động quyết định số con của mình và khoảng cách giữa các lần sinh thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai để có một giađình ít con, khoẻ mạnh, hạnh phúc và giàu có 5 KHHGD là quyền và cũng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng. Họ có quyền được tự do quyết địn, nhưng với ý thức trách nhiệm đầy đủ về số con của mình trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiết thực hiện những quyết định ấy” Quan điểm giới thể hiện: + Chỉ thị 265/CP ngày 19/10/1978 của chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinhđẻ kế hoạch:” Đối tượng vận động là những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đồng thời phải coi trọng tuyên truyền vận động trong nam giới , trong quân đội và công an. Phải giải thích cho các bậc phụ lão hiểu rõ đẻ ủng hộ chủ trương này + Quyết định 315/HDDBT ngày 24/8/1992 của Chủ tịch HDDBT về chiến lược thông tin- GD-truyền thông DS-KHHGD (1992-2000), ở chương III “các nhóm đối tượng” đã chỉ rõ trách nhiệm của các đôí tượng, trong đó nam giới được đặc biệt chú ý . + Chỉ thị số 50/CT-TƯ ngày 6-3-1995 của Ban bí thư TW Đảng về việc đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TWD về chính sách DS-KHHGD, nhấn mạnh , trong khi vận động các đối tượng cần chú ý” Vận động nam giới,làm cho nam giới thấy đầy ddue trách nhiệm của bản thân với việc sinhđẻtronggiađình “ + Chế độ phân phối nhà theo số nhân khẩu tronggiađìnhtrong những năm “bao cấp”. Chính sách phân phối nhà ở mang nặng tính chất bao cấp kích thích sinh đẻ, đi ngược lại chính sách sinhđẻ có kế hoạch. Tóm lại: Để xác định mức sinh đáng mong muốn nhất đối với XH nói chung, cần tính đến những nhiệm vụ phát triển kinh tế, XH và văn hoá của đất nước, nhưng cấp tối cao quyết định dứt khoát về số con trong mỗi GĐ lại là GĐ và chỉ có GĐ, đây là vấn đề riêng tư của mỗi con người , mỗi GĐ ( để phản bác lại ý kiến cho rằng : số sinh cao hiện nay do ảnh hưởng của truyền thống. Với khả năng điều tiết cơ chế thụ thai, khi sinh con , các cặp vợ chồng xuất phát từ nhu cầu về con cái của chính mình để quyết định). II. Hiện trạng về mức sinhvàsứckhoẻsinhsản 1. Hiện trạng về mức sinh 1 Kết quả của các cuộc điều tra chọn mẫu kết hợp trong Tổng điều tra dân số và điều tra biến động về dân số và kế hoạch hoá giađình cũng như các cuộc điều tra kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của các cặp vợ chòng về sinh cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về mức sinh chung, về số con trung bình của một giađình ở khu vực thành thị, nông thôn, giữa các độ tuổi và trình độ văn hoá của các cặp vợ chồng. Nếu như trong giai đoạn 1955-1959 mức sinhcủa nuớc ta khoảng 45%0, giai đoạn 1970- 1974 đã giảm xuống còn 38%0; thời kỳ 1975-1985 là 30%0 và 30%0 giai đoạn 1985- 1989 thì hiện tại mức sinh đã giảm xuống dưói 20%0, và tương ứng với tỷ suất sinh thô là tổng tỷ suất sinh cũng giảm nhanh từ trên 5 con ( những năm 60) xuống còn 2,28 con ( năm 2002). Nhìn chung xu hướng giảm sinh đều nhận thấy rõ ở nhiều vùng. Tuy nhiên trong khi phụ nữ ở nông thôn ngày càng sinh ít con thì trong những năm gần đây, phụ nữ thành thị lại có chiều hướng sinh nhiều con hơn, mặc dù mức tăng không đáng kể. Sự giảm sinh nhanh nhất kể từ thời điểm 1989. Như một quy luật chung đối với các nứoc và các vùng, phụ nữ có văn hoá cao thường sinh ít con , các cặp vợ chồng ở thành thị khống sinh nhiều con như nông thôn và càng ngày tuổi sinh con đầu lòng của người mẹ cũng cao hơn do kết hôn muộn. Nhờ tác động của chương trình trong suốt 4 thập kỷ qua, đặc biệt 10 năm gần đây, số con sinh ra bình 1 Phân này lược trích trình bày trong “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giađình Vịêt Nam hiện nay” Lê Ngọc Văn chủ biên. UBDSGD&TE. Hà Nội, 2004 (trang 129) 6 quân của một phụ nữ đã giảm rõ rệt và kết quả đã góp phần đáng kể vào thành công của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ sứckhoẻ cả bà mẹ và trẻ em và quan trọng hơn là tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng giađình hạnh phúc nhờ thực hiện quy mô giađình ít con. Theo một tổng kết về hôn nhân vàsinhđẻ qua một số nghiên cứu gần đây cho biết thêm : (1). Tuổi trung bình của phụ nữ khi sinh con đầu lòng là 22-23 tuổi. Bình quân phụ nữ thành phố sinh con đầu lòng ở tuổi 23,3 và ở nông thôn là 22. (2). Trình độ học vấn của phụ nữ tăng thì tuổi sinh con đầu lòng tăng. (3). Chênh lệch về tuổi khi sinh con đầu lòng chủ yêu diễn ra giữa nhóm phụ nữ làm việc trí óc và các nhóm phụ nữ khác. (4) Đa số phụ nữ sinh con đầu lòng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi kết hôn. Phụ nữ muộn có con đầu lòng thường sớm sinh con thứ hai, nhưng nếu phụ nữ có con đầu lòng rất muộn thì thường chậm hoặc không có con thứ hai. ( Phạm Thị Huệ, 2000: 31-32) 2. Sử dụng biện pháp tránh thai Cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt Nam đa dạng hơn so với trước đây. Trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai ( cả truyền thống lẫn hiện đại ) phụ nữ vẫn luôn là những người đi tiên phong. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng vòng tránh thai vẫn giữ vị trí quan trọng số 1 (Phạm Thị Thanh Nhiễm, 1996: Phạm Bích San, 1996: 318; Lê Ngọc Văn và nhóm tác giả, 2004:138; Phạm Hồng Thái, 2004:111). Biện pháp tính vòng kinh và xuất tinh ra ngoài đang có xu hướng giảm dần và nhìn chung số người sử dụng 3 biện pháp đều có xu thế giảm để chuyển sang một biện pháp khác như: uống thuốc, thuốc tiêm hoặc màng/kem/viên sủi bọt. Biện pháp triệt sản đang có xu hướng giảm dần (Lê Ngọc Văn và nhóm tác giả, 2004:139). Một số nhà nghiên cứu chỉ ra những cản trởcủa chính việc thực hiện chương trình dân số kế hoạch hoá giađình ở địa phương đến sứckhoẻsinhsảncủa phụ nữ. Có một thời kỳ, cán bộ y tế được ấn định hai chỉ tiêu ( số vòng đặt được và số lần nạo thai) thực hiện khi mỗi lần họ đến các làng xã. Điều này dường như làm cho việc nạo thai trở nên phổ biến hơn. Việc coi đặt vòng và nạo thai là các biện pháp tránh thai chính phản ánh việc chú trọngcủa chương trình vào các biện pháp rẻ tiền,thuận lợi cho cán bộ y tế và đặt toàn bộ trách nhiệm về kế hoạch hoá giađình cho phụ nữ. ( Phạm Thanh Nhiễm, 1999:25) Bao cao su là một biện pháp tránh thai hiệu quả chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì truyền thống coi chỉ có phụ nữ có trách nhiệm về kế hoạch hoá gia đình. Triệt sản ở Việt nam chủ yếu do phụ nữ áp dụng, nhưng cũng ít được chấp nhận ( Phạm Thanh Nhiễm, 1999:25; Lê Ngọc Văn và nhóm tác giẳ, 2004: 139; Phạm Hồng Thái:112; Niên giám thống kê y tế 1996. Tr 85). Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng: qui mô giađình ( Phạm Thanh Nhiễm, 1999); sở thích con trai (Phạm Thanh Nhiễm, 1999; Lê Ngọc Văn; 2004; Truơng Xuân Trường, 1996); quan niêm và nhận thức truyền thống ( nhiều nhà nghiên cứu). 3. Quan hệ tình dục 2 Kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm ở Hải Dương năm 2002 cho thấy một số vấn đề về tình dục trước hôn nhân và quan hệ tình dục của cặp vợ chồng: (1) Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là rất thấp (7,1%). Nam giới và lớp tuổi trẻ có quan hệ tình dục trước hôn nhân nhiều hơn nữ giới và lớp già. Tuyệt đại đa số quan hệ tình dục trước hôn nhân là với người chưa có giađình , ngoại tình có dẫn đến sinh hoạt tình dục là không nhiều. Có rất nhiềù lý do dẫn đến quan hệ tình dục trứoc hôn nhân, trong đó nổi bật nhất là lý do hoàn cảnh, thay đổi trong nhận thức và cấu trúc xã hội; 2 Phần này luợc trích nghiên cứu của Phạm Hồng Thái về Sứckhoẻsinhsảnvà tình dục trong Xu hướng giađình ngày nay. Vũ Tuấn Huy chủ biên. NXB KHXH. Hà Nội, 2004 ( trang 117; 120; 122) 7 (2) Đa số phụ nữ lấy ngưòi mình có quan hệ tình dục lần đầu trong khi đó đối với nam giới lại ngược lại. Nữ giới có tuổi quan hệ tình dục trước hôn nhân sớm hơn nam giới, nhưng nam giới có sinh hoạt tình dục trước độ tuổi kết hôn lại nhiều hơn nữ giới (3) Nếu không có sai số do cố tình giảm bớt số lần quan hệ tình dục khi trả lời, gợi lên rằng hoạt động tình dục ngay trong độ tuổi tính dục mạnh cũng là không cao. Đây cũng là hạn chế do điều kiện sống (chật hẹp), qui mô giađình ( đông người), điều kiện làm việc xa nhà luôn, thậm chí cả ảnh hưởng củasứckhoẻvàsứckhoẻsínhsản (4) Nam giới chủ động cao hơn trong quan hệ tình dục với chồng. Phụ nữ do nhiều nguyên nhân, luôn có xu hướng nói giảm bớt số lần quan hệ tình dục và tính chủ động trong quan hệ tình dục của mình. 4. Về việc nạo, phá thai Luật bảo vệ sứckhoẻ nhân dân năm 1989 đã quy định “ Phụ nữ đuợc quyền nạo phá thai theo nguyện vọng”. Người có nhu cầu nạo thai, hút điều hoà kinh nguyệt không cần phải có các thủ tục bắt buộc như trước đây và được tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng. Chính sách không khuyến khích nạo phá thai mà tập trung vào tuyên truyền và tư vấn để ngăn chặn có thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên nạo phá thai trong nhiêu trường hợp lại được coi là biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Kết quả nhân khẩu học giữa kỳ 1994 cho thấy, có tới 13% phụ nữ đã từng nạo thai và hút điều hoà kinh nguyệt và bình quân mỗi người đã thực hiện 1,25 lần với thời gian mang thai trung bình là 5 tuần. Tỷ lệ phụ nữ thành thị đã từng nạo thai và hút điều hoà kinh nguyệt cao hơn so với nông thôn ( 22,1% với 10.33%), phụ nữ có trình độ học vấn cao từ trung học trở lên nạo hút thai nhiều hơn phụ nữ chưa đi học ( 22,5% so với 5,19%) Nguyên nhân dẫn tới nạo phá thai xuất phát là chưa hiểu biết kỹ càng các biện pháp tránh thai, không được tư vấn kỹ trước khi sử dụng ( Hoàng bá Thịnh, 1999: 118 và Phạm thị Huệ, 2000: 36); cặp vợ chồng chưa dứt khoát quyết định thực hiện giađình 2 con nhưng vì áp lực họ phải đi phá thai. có áp dụng biện pháp tránh thai để kKHHGD nhưng miễn cưỡng vì không thích áp dụng một trong các BPTT đang được phổ biến; nguồn cung cấp không được thường xuyên liên tục; cán bộ kỹ thuật làm chưa đúng ( Hoàng bá Thịnh, 1999: 118) Số liệu điều tra cơ bản về Giađình Việt Nam năm 1998-2000 chỉ ra lý do nạo hút thai phổ biến của phụ nữ ở cả 3 vùng địa lý (thành phố, đồng bằng và trung du miền núi) là “vỡ kế hoạch” (69.5%). Các lý do khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( “sức khoẻ yếu” : 5,1%; “kinh tế khó khăn”: 11,4%) (Số liệu điều tra cơ bản về Giađình Việt Nam năm 1998-2000, trang 138) Các kết quả nghiên cứu gần đây của Trung tâm nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ vàGiađình cho thấy việc chăm sóc các bà mẹ mang thai còn khác biệt giữa các vùng và trình độ học vấn của các cặp vợ chồng. ở thành phố thị xã khoảng 90% phụ nữ trong lần mang thai gần đây nhất đã đi khám thai ( ở đồng bằng là 58,2%, trung du miền núi 74,2%) ( Lê Ngọc Văn và nhóm tác giả. 2004: 140) So với các phụ nữ ở giađình vùng đồng bằng và trung du-miền núi thì phụ nữ ở thành thị luôn được hưởng nhiều biện pháp đảm bảo sứckhoẻ cho bà mẹ mang thai hơn ( được bồi dưỡng; uống thuốc bổ, giảm thời gian lao động, ăn kiêng, nghỉ làm việc trước và sau khi sinh). Những biện pháp liên quan đến chi phí tài chính thường ít được sử dụng ở giađình vùng phúc lợi giađình thấp ( uống thuốc bổ: ở vùng thành phố: 34,9%; đồng bằng: 36,1%; trung du-miền núi: 19.7%) (Số liệu điều tra cơ bản về Giađình Việt Nam năm 1998-2000: 138) 8 Vấn đề an toàn cho bà mẹ mang thai ở các vùng trung du miền núi còn nhiều điều bất cập. Tỷ lệ những phụ nữ sinh con tại nhà cao hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng và thành thị ( vùng trung du: 26.3%; đồng bằng: 7,9% và thành phố: 0.7%). Còn nhiều bà mẹ sinh con ở vùng trung du-miền núi do bà đỡ đỡ đẻ (12.1%). (Số liệu điều tra cơ bản về Giađình Việt Nam năm 1998-2000: 140) Việc ưu tiên ăn uống tronggiađìnhtrong các vùng khác nhau đều giống nhau ở một điểm là ưu tiên hơn cho người chồng ( khi xét trong sự liên hệ với người vợ) và đặc biệt là ưu tiên cho trẻ em, sau đó đến người già ( trong liên hệ với các thành viên tronggia đình). (Số liệu điều tra cơ bản về Giađình Việt Nam năm 1998-2000: 145) Tài liệu đề nghị đọc 1. Sứckhoẻsinhsảnvà tình dục. Phạm Hồng Thái. Xu hướng giađình ngày nay. Vũ Tuấn Huy chủ biên. NXB KHXH. Hà Nội, 2004: 2. Giá trị con cái tronggia đình. Hoàng Đốp. Xu hướng giađình ngày nay. Vũ Tuấn Huy chủ biên. NXB KHXH. Hà Nội, 2004. 3. Mai Quỳnh Nam Dư luận xã hội về số con. Tạp chí XHH, số 3/1994, tr 46 4. Mức sinhvà phúc lợi gia đình. Lê Ngọc Văn.Gia đìnhtrong tấm gương xã hội học. Mai Quỳnh Nam chủ biên. NXB KHXH. Hà Nội, 2002: 5. Một số vấn đề về nhận thức và hành vi chăm sóc sứckhoẻsinhsảncủa người nông dân vùng châu thổ sông Hồng. Trương Xuân Trường. Giađìnhtrong tấm gương xã hội học. Mai Quỳnh Nam chủ biên. NXB KHXH. Hà Nội, 2002: 6. Một số nhân tố xã hội tác động đến hành vi sinhđẻcủa phụ nũ. Giađìnhtrong tấm gương xã hội học. Mai Quỳnh Nam chủ biên. NXB KHXH. Hà Nội, 2002: 7. Sinhđẻ Lối sống giađình ngày nay. Mai Huy Bích. NXB Phụ nữ. Hà Nội, 1987: Sinhđẻ 8. Mức sinh , giađìnhvà bổi cảnh biến đổi kinh tế-xã hội ở nông thôn Việt Nam. Phạm Bích San Những nghiên cứu xã hội học về giađình Việt Nam. Tương Lai chủ biên. NXB KHXH, Hà Nội, 1996:. 9. Chức năng sinhđẻvà chăm sóc sứckhoẻgia đình. Giađình Việt nam và người phụ nữ tronggiađình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu. NXB KHXH. Hà Nội, 2002: 10 . Một số chức năng củagiađình .Hôn nhân vàgiađình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam. Đỗ Thuý Bình. NXB KHXH. Hà Nội, 1994:. 11. Các loại hình gia đình. Chức năng và nhiệm vụ củagiađình Việt Nam hiện nay.Giáo dục gia đình. Bộ giáo dục và đào tạo. NXB Giáo dục. 1999: 12. Sử dụng các biện pháp tránh thai. Phạm Thanh Nhiễm Hộ giađình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng. Tập thể tác giả. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1999: 13. Sở thích con trai. Dominique Hanghton & Jonathan Hanghton .Hộ giađình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng. Tập thể tác giả. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1999:. 14. Sứckhoẻsinhsản vị thành niên qua một số nghiên cứu gần đây.Nghiên cứu phụ nữ giới vàgia đình. Nguyễn Linh Khiếu. NXBKHXH. Hà Nội, 2003: 15. Tình dục vợ chồng qua cái nhìn của phụ nữ nông thôn. Nghiên cứu phụ nữ giới vàgia đình. Nguyễn Linh Khiếu. NXBKHXH. Hà Nội, 2003: 9 16. Sinh con- sự khởi đầu của việc làm bố mẹ.Tương lai củagia đình. Vũ Quang Hà dịch từ tiếng Nga. NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 2001: 6.1.17. Tập tục sinhđẻvà nuôi con của người Hrê Lưu Hùng. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 4/1992 17. Nhận biết về quyền sinhsảncủa phụ nữ hiện nay. Thanh Nhiễm. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 4/1993 18. Về sức ép tâm lỹ giađình đối với người phụ nữ sinhđẻ quá 2 con. Phạm Khắc Chương. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 4/1994 19. Tục đẻtrong rừng của người Bnoong. Lưu Hùng. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 3/1993 20. ý nghĩa của việc xác định giới tính thai nhi. Đào Xuân Dũng. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 3/1993 21. Tình bạn,tình yêu và tình dục tuổi vị thành niên. Nguyễn Linh Khiếu. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 3/2000 22. Vấn đề hôn nhân vàsinhđẻ qua một số nghiên cứu gầ đây. Phạm Thị Huệ tổng thuật. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 3/2000 23. Cơ cấu giađìnhvà mức sinh. Lê Ngọc Văn. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 4/2000 24. Mức sinhvà phúc lợi gia đinh. Lê Ngọc Văn. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 3/2001 25. Tập quán chăm sóc thai nghén vàsinhđẻ ở một vài dân tộc thiểu số Việt Nam (tr 40) Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 4/2000 26. Một số tập quán sinhđẻvà nuôi con của người Dao ở Hà Giang. Phạm quang Hoan. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 3/1998 27. Một số nhân tố tác động đến hành vi sinhđẻcủa phụ nữ. Phạm Xuân Đại. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 1/2001 28.Tập tục hôn nhân , sinhđẻvà nuôi dạy con lúc nhỏ của các tộc người Brâu và Rơ măm ở Tây Nguyên. Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 2/1995 Tạp chí khoa học & Phụ nữ. Số 5/2002 29. Những yếu tố xác lập vaitrò chăm sóc sứckhoẻcủagia đình. Trịnh Hoà Bình. Tap chí XHH số 4/1996 (tr 39) 30. Tìm hiều về khoảng cách sinh con tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nguyễn Đức Vinh. Tạp chí XHH, số 1/1998 (tr 35) 31. Những yếu tố văn hoá-xã hội ảnh hưởng tới việc tiếp nhận hiệu quả chương trình truyền thông dân số của phụ nữ dân tộc thiểu số ở một xã miền núi phía Bắc. Nguyền Thị Vân Anh. Tạp chí XHH, số 1/199 8 (tr 46) 32. Các kênh truyền thông không chính thức trong công tác truyền thông dân số-kế hoạch hoá giađình ở nước ta hiện nay. Trương Xuân Trường. Tạp chí XHH, số 1/1998 (tr 92) 33. Nguyễn Đức Chính. Một số khía cạnh xã hội của vấn đềsứckhoẻsinhsảnvà làm mẹ an toàn. Tạp chí XHH, số 2/2003 (tr 55) 34. Nguyễn Thị Vân Anh. Sở thích về sinhđẻ ở một số vùng nông thôn Việt Nam. Tạp chí XHH, sô 2/1993 tr 35 35. Đoàn Kim Thắng. Tình hình sửc khoẻ, dinh dưỡng và kế hoạch hoá giađìnhcủa phụ nữ tuổi sinhđẻ ở một số vùng nông thôn hiện nay. Tạp chí XHH, sô 2/1993 tr 58 10 [...]... hoá giađình Tạp chí XHH, sô 3/1994 tr 52 39 Richard A Easterlin và Grimmins Việc làm, giáo dục, mức sinhcủa phụ nữ và kế hoạch hoá giađình tại Việt Nam : một cách nhìn kinh tế Giađìnhvà địa vị người phụ nữ trong xã hội.NXB KHXH.HN 1995 : 40 Phạm Bích SanSứckhoẻvà kế hoạch hoá giađình tại các khu vực dân tộc thiểu số Tạp chí Xã hội học, số 1/1998 41 PhạmThị Huệ Vấn đề hôn nhân vàsinhđẻ qua... Nguyễn Kim Hà, Giới và vấn đềsứckhoẻsinhsảncủa phụ nữ Việt Nam Tạp chí KH về Phụ nữ Số 4/1996 43 Trương Thuý Hằng Vài nét về thực trạng và triển vọng sử dụng các biện pháp tránh thai ở Việt Nam Tạp chí KH về Phụ nữ Số 1/1998 44 Vũ Triều Minh Tìm hiểu đặc điểm xã hội của những phụ nữ triệt sản Tạp chí Xã hội học Số 3/1994 45 Nguyễn Quý Nhân Giới và vấn đề thực hiện kế hoạch hoá giađình ở Việt Nam... Đàm Khải Hoàn và đồng nghiệp Bước đầu xác định một số tập quán có ảnh hưởng đến sứckhoẻcủa ngưòi Dao ở một số bản vùng cao của tỉnh Bắc Cạn Tạp chí XHH, sô 1/2003 tr 51 37 Trần lan Hương Mấy nhận xét về dư luận xã hội ở nông thôn về số con và giới tính đứa con Tạp chí XHH, sô 1/2003 tr 51 38 Vũ Tuấn Huy Những vấn đề về kiến thức, tâm thế và vai tròcủa hệ thống thông tin đại chúng trong cuộc vận... nghiệm các yếu tố quyết định gần sát mức sinh theo Bongaarts Tạp chí XHH Số 3/1996 47 Nguyễn Minh Thắng chủ biên Đẩy mạnh bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới trongsứckhoẻsinh sản: đánh giá ban đầu dự án VIE/97/P11 Hà Nội NXB Thanh niên 48 Nguyễn Minh Thắng; Charles Hirchman; Nguyễn Hữu Minh Nhận thức về số con của phụ nữ nông thôn: xu hướng biến đổi và các yếu tố tác động Tạp chí XHH Số 3/1996 . Sinh đẻ và vai trò của gia đình trong sức khoẻ sinh sản I. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến sinh đẻ Richard A. Easterlin và Grimmins Đưa ra. mức sinh và bảo vệ quyền sinh sản của phụ nữ, bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em, ràng buộc trách nhiệm của nam giới trong hoạt động sinh đẻ của gia đình