1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo nghiên cứu trường hợp ở thành phố hồ chí minh

172 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Chỉ có trên cơ sở nhận diện hạnh phúc của từngnhóm xã hội, tộc người và các tôn giáo cụ thể, chúng ta mới có thể khái quáthóa và tìm ra mẫu số chung về quan niệm hạnh phúc của người Việt

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác caonhất có thể, được các đồng tác giả cho phép sử dụng Các tài liệutham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả

Phạm Thị Pha Lê

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11

1.1 Các quan niệm về hạnh phúc 11

1.1.1 Yếu tố kinh tế - vật chất 12

1.1.2 Yếu tố gia đình - xã hội 13

1.1.3 Yếu tố cá nhân 22

1.2 Các phương pháp nghiên cứu và cách đo lường hạnh phúc 27

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 28

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 28

1.3 Nhận xét và định hướng nghiên cứu của đề tài 32

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 34

2.1 Các khái niệm công cụ 34

2.1.1 Hạnh phúc 34

2.1.2 Công giáo 36

2.1.3 Người Công giáo ở Tp HCM 37

2.1.4 Hạnh phúc của người Công giáo 37

2.2 Một số lý thuyết sử dụng 40

2.2.1 Lý thuyết chọn lựa hợp lý 40

2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội 42

2.2.3 Lý thuyết chức năng tôn giáo 44

2.3 Hệ thống Giáo lý của Công giáo 45

2.3.1 Giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Công giáo 45

2.3.2 Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội Công giáo 51

2.4 Giáo lý Công giáo quan niệm về hạnh phúc 56

2.4.1 Trên bình diện kinh tế - xã hội 56

2.4.2 Trên bình diện gia đình và cộng đồng Công giáo 59

2.4.3 Trên bình diện cá nhân 61

2.5 Khung phân tích 66

Trang 4

2.6 Mô hình quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp HCM 68

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC

CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 71

3.1 Một số đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu 71

3.1.1 Cơ cấu giới tính và tuổi người trả lời (cá nhân) 71

3.1.2 Trình độ học vấn người trả lời (cá nhân) 71

3.1.3 Mức sống người trả lời (cá nhân) 72

3.1.4 Nghề nghiệp người trả lời (cá nhân) 72

3.2 Người Công giáo ở Tp HCM quan niện về hạnh phúc 73

3.2.1 Về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên 75

3.2.2 Về phương diện quan hệ gia đình - xã hội 87

3.2.3 Quan niệm về hạnh phúc trong đời sống cá nhân 99

3.3 Quan niệm về trạng thái đau khổ và bất hạnh 107

3.3.1 Đau khổ và bất hạnh về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên 107

3.3.2 Đau khổ và bất hạnh trong quan hệ gia đình - xã hội 109

3.3.3 Đau khổ, bất hạnh thuộc khía cạnh đời sống của cá nhân 110

Chương 4 : NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 115

4.1 Nhóm nhân tố thuộc về chủ quan cá nhân 116

4.1.1 Tương quan giữa giới tính với quan niệm hạnh phúc 117

4.1.2 Tương quan giữa trình độ học vấn với quan niệm hạnh phúc 117

4.1.3 Tương quan giữa nhóm tuổi với quan niệm hạnh phúc 118

4.1.4 Tương quan giữa nghề nghiệp với quan niệm hạnh phúc 120

4.2 Nhóm yếu tố trong Giáo lý và Giáo hội Công giáo 121

4.2.1 Ảnh hưởng của giáo lý và niềm tin tôn giáo đến quan niệm về hạnh phúc 121

4.2.2 Ảnh hưởng của nghi lễ và thực hành nghi lễ 123

Trang 5

4.3 Nhóm yếu tố khách quan 127

4.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài xã hội 127

4.3.2 Ảnh hưởng của các chính sách phúc lợi ở địa phương 130

4.4 Tham chiếu quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo Tp HCM với các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng khác 133

4.4.1 Đối với lĩnh vực kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên 134

4.4.2 Đối với lĩnh vực quan hệ gia đình - xã hội 135

4.4.3 Đối với lĩnh vực thuộc về đời sống cá nhân 136

KẾT LUẬN 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 HĐGMVN :Hội đồng Giám mục Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ: 3.1 Nghề nghiệp người trả lời 72

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ lựa chọn khía cạnh trong quan niệm về hạnh phúc 73

Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên 76

Biểu đồ 3.4 Mức độ “rất hài lòng” của người dân với những chỉ báo thuộc

kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên 83Biểu đồ 3.5: Mức độ đánh giá “Rất hài lòng” về một số dịch vụ xã hội cơ bản, 85

Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội của ngườiCông giáo tại Tp HCM 87

Biểu đồ 3.7 Mức độ “rất hài lòng” của người Công giáo ở Tp HCM trong

quan hệ gia đình - xã hội 96

Biểu đồ 3.8 Mức độ hài lòng về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương 98

Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về về đời sống cá của người Công giáo ở

Tp HCM 100

Biểu đồ 3.10 Mức độ hài lòng về các khía cạnh trong đời sống cá nhân 106

Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về đau khổ và bất hạnh thuộc kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên 109

-Biểu đồ 3.12 Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội về đau

khổ và bất hạnh 110

Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về đau khổ và bất hạnh thuộc khía cạnh

cá nhân 112

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế vật chất, môi trường 78

tự nhiên theo giới tính, 78

Bảng 3.2: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường

Bảng 4.2 Tương quan giữa giới tính và chỉ báo hạnh phúc 117

Bảng 4.3 Tương quan giữa nhóm học vấn và quan niệm hạnh phúc 118

Bảng 4.4 Tương quan giữa nhóm tuổi và chỉ báo hạnh phúc của người Cônggiáo ở Tp HCM 119

Bảng 4.5 Tương quan giữa nhóm nghề nghiệp và chỉ báo hạnh phúc củangười Công giáo ở Tp HCM 120

Trang 9

Bảng 4.6 Tương quan giữa đánh giá về môi trường tự nhiên và quan niệmhạnh phúc 128

Bảng 4.7 Tương quan giữa đánh giá về các vấn đề xã hội và quan niệm hạnhphúc 129

Bảng 4.8 Tương quan giữa các dịch vụ xã hội cơ bản tại địa phương với quanniệm hạnh phúc 130

Bảng 4.9 Một số thông tin cơ bản thống kê về tình hình kinh tế - xã hội Tp.HCM năm 2017 131

Bảng 4.10 Quan niệm về hạnh phúc thuộc nhóm kinh tế - vật chất, môi

trường tự nhiên tương quan với các nhóm tôn giáo khác 134

Bảng 4.11 Quan niệm về hạnh phúc thuộc quan hệ gia đình - xã hội tươngquan với các nhóm tôn giáo khác 135

Bảng 4.12 Quan niệm về hạnh phúc thuộc chiều cạnh cá nhân tương quan vớicác nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác 137

Bảng 4.13 Quan niệm về hạnh phúc thuộc 3 nhóm (điều kiện kinh tế - vậtchất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống cá nhân)tương quan với các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác 138

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bất kể con người chúng ta có tinh thần tôn giáo hay không và theo tôngiáo nào đi chăng nữa, thì cũng đều tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộcsống – đó là tìm kiếm hạnh phúc Hạnh phúc là một giá trị văn hóa - xã hộimang tính phổ quát toàn nhân loại, là khát vọng vươn tới của mọi người, mọithời đại, mọi dân tộc Xã hội càng phát triển con người càng quan tâm đếnhạnh phúc Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày 28/6/2012 Đại Hội đồngLiên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố lấy ngày 20 tháng 3 hàng năm là NgàyQuốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) Việt Nam là một trong

số gần 200 quốc gia trên toàn thế giới ký cam kết ủng hộ Tuyên bố này

Ngày nay, Hạnh phúc không chỉ dừng lại ở sự bàn luận có tính chiêmnghiệm hay suy tư triết học mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của cáckhoa học thực nghiệm như xã hội học, tâm lý học, tôn giáo học và kết quảnghiên cứu về hạnh phúc đã được sử dụng vào nhiều mục tiêu kinh tế - xã hộikhác nhau Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Hà Lan, Pháp, v.v…

đã có các Viện nghiên cứu về hạnh phúc, cũng như các chương trình giảngdạy về hạnh phúc tại các trường đại học được nhiều sinh viên theo học ỞViệt Nam, nghiên cứu về hạnh phúc, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệmhầu như là một lĩnh vực còn những khoảng trống, trong khi việc tìm hiểu quanniệm cũng như đo lường mức độ hạnh phúc của người dân đang dần trở thànhmột căn cứ khoa học không thể thiếu để Nhà nước điều chỉnh chính sách pháttriển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội Đây cũng chính là một trong những lý

do, giới xã hội học Việt Nam cần quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này

Từ góc nhìn xã hội học, đối với mỗi nhóm xã hội, mỗi tộc người và mỗitôn giáo sẽ có những quan niệm khác về hạnh phúc Sự khác biệt đó là tất yếu

do môi trường sống không giống nhau Việc nghiên cứu quan niệm hạnh phúccủa các nhóm xã hội, các tộc người, tôn giáo sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

sẽ là một đóng góp thiết thực góp phần vào việc nhận diện về hạnh phúc

Trang 11

của người Việt nam hiện nay Chỉ có trên cơ sở nhận diện hạnh phúc của từngnhóm xã hội, tộc người và các tôn giáo cụ thể, chúng ta mới có thể khái quáthóa và tìm ra mẫu số chung về quan niệm hạnh phúc của người Việt Nam.

Với 54 dân tộc cùng sinh sống và là một quốc gia đa tôn giáo, ngoài tôngiáo bản địa, Việt Nam tiếp nhận rất nhiều tôn giáo ngoại lai khác như Phậtgiáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, v.v… Thiên Chúa giáo du nhậpvào Việt Nam chậm hơn so với Phật giáo, Nho giáo, nhưng việc tiếp thuThiên Chúa giáo làm cho bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam trở nênhoàn thiện hơn, bởi vì, nếu Phật giáo và Nho giáo mang nhiều đặc trưng củavăn hóa phương Đông thì Thiên Chúa giáo lại mang đến cho Việt Nam nhữnggiá trị mới của văn hóa Phương Tây, tạo nên những đặc trưng riêng biệt

Một trong những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc Thiên Chúa giáo đó làquan niệm của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo về hạnh phúc Cũng giốngnhư Phật giáo và các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo luôn mong muốn manglại hạnh phúc cho tất cả mọi người, bất kể là người giàu hay người nghèo,người có học vấn cao hay người có học vấn thấp, người có địa vị xã hội caohay người dân thường, người cao niên hay trẻ nhỏ, nam hay nữ, làm nghềnghiệp gì, sống ở thành thị hay nông thôn, v, v…Vậy trong hệ thống giáo lýcủa Thiên Chúa giáo quan niệm về hạnh phúc như thế nào? Từ giáo lý đếnviệc thực hành trong đời sống thực tế để đạt đến hạnh phúc của cộng đồng thểhiện ra sao? Hạnh phúc của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo đóng góp gì chohạnh phúc của người Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam? Đây thực sự lànhững câu hỏi cần được trả lời từ các nghiên cứu xã hội học

Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức cơ bản rấthữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việc tìmhiểu quan niệm hạnh phúc của các tôn giáo là một nhu cầu bức thiết góp phầnquan trọng vào tìm hiểu quan niệm hạnh phúc chung của người Việt Namtrong giai đoạn hiện nay Bởi tôn giáo không chỉ đơn thuần là truyền tải niềmtin của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hòa nhập văn hóa, văn minh,

Trang 12

góp phần duy trì đạo đức xã hội ở nơi trần thế, ngoài ra nó còn có ảnh hưởngrất lớn đến đời sống tinh thần của con người Mặc dù vậy, cho đến nay ở ViệtNam còn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, nhất là những nghiên cứuthực nghiệm về hạnh phúc của cộng đồng dân cư nói chung, cộng đồng theoThiên Chúa giáo nói riêng.

Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) là một trung tâm kinh tế, văn hóa,

xã hội quan trọng của cả nước, là địa bàn tập trung của nhiều tôn giáo nhưCông giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, v.v… đặc điểm rõ nét nhất đó là donhững yếu tố về lịch sử tự nhiên, nên sự hình thành và phát triển của Cônggiáo tại Tp HCM luôn là một phần biến cố của đời sống chính trị Xét về mặtvăn hóa và đời sống xã hội thì Công giáo như là một chất xúc tác, một mảngmàu rất đặc sắc trong bức tranh đa dạng của văn hóa Gia Định - Sài Gòn - Tp.HCM Văn hóa công giáo có dấu ấn đậm nét trong các định chế văn hóa đô thịhiện đại như: ngôn ngữ, văn chương, báo chí, kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc Điều này đã cho thấy những ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống chungcủa xã hội và đặc biệt nó tác động sâu sắc đến đời sống gia đình và bản thâncon người Chính vì vậy, cảm nhận quan điểm về hạnh phúc của người Cônggiáo tại Tp HCM vừa mang tính chất của cư dân Nam bộ vừa phản ánhnhững sắc thái riêng của văn hóa Công giáo

Những phân tích trên đây cho thấy quan niệm hạnh phúc của ngườiCông giáo đã trở thành một nét văn hóa của một bộ phận người đang sinhsống tại Tp HCM Tuy nhiên, cho đến nay những đặc trưng văn hóa của cộngđồng Công giáo ở thành phố này vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo Vìnhững lý do đó, tác giả mong muốn tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc và bấthạnh của người Công giáo ở Tp HCM

Trong khuôn khổ của đề tài luận án, tác giả không thể nghiên cứu, tìmhiểu và khảo sát tổng thể đời sống văn hóa cũng như toàn bộ cộng đồng ngườitheo đạo Thiên Chúa giáo, mà chỉ giới hạn nghiên cứu quan niệm về hạnhphúc của người Công giáo ở Tp HCM trên ba phương diện cơ bản: Điều kiện

Trang 13

kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình, xã hội và đời sống cánhân với mục đích góp phần nhận diện rõ hơn quan niệm về hạnh phúc củacộng đồng Công giáo Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu từ thựctiễn sẽ giúp tác giả hiểu biết chuyên sâu hơn về vấn đề hạnh phúc, về các giátrị, các chuẩn mực, các chỉ báo thông qua sự đánh giá của giáo dân Trên cơ

sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng tham khảonhằm xây dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho người công giáotại địa phương

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến quanniệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp HCM hiện nay Trên cơ sở đócung cấp một số luận cứ khoa học mang tính gợi mở để các cơ quan chứcnăng tham khảo, xây dựng chính sách, đường hướng cho người Công giáo vềhạnh phúc ở Tp HCM trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu;

- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài;

- Điều tra, khảo sát xã hội học để nhận diện quan niệm hạnh phúc củangười Công giáo ở Tp HCM;

- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp HCM

-Cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng xây dựngchính sách đáp ứng nhu cầu cho người Công giáo ở Tp HCM về hạnh phúc

3 Đối tƣợng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp HCM hiện nay Quan niệm hạnh phúc được làm rõ thông qua việc đo lường ý kiến chủ quan

Trang 14

của người Công giáo trong việc ưu tiên lựa chọn các giá trị hạnh phúc về balĩnh vực: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình -

xã hội và đời sống của cá nhân; đồng thời tiến hành tham chiếu quan niệmhạnh phúc với mặt đối lập của nó là quan niệm về đau khổ, bất hạnh củangười Công giáo

Do Thái giáo,…Chính vì vậy, về nội hàm Công giáo và Thiên Chúa giáo khácnhau Trong phạm vi luận án này, khách thể nghiên cứu là người Công giáo từ

18 tuổi trở lên thuộc các giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức sống khác nhau đang sinh sống tại Tp HCM

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu tập trung tìm hiểu quan niệm hạnhphúc của người Công giáo tại Tp HCM trong thời kỳ Việt Nam tiến hànhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thời gian điều tra, khảo sátthực địa từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: khảo sát quan niệm của người CôngGiáo về hạnh phúc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc và cảmnhận về sự đau khổ, bất hạnh thông qua sự đánh giá của người Công giáo ở

Tp HCM, trên ba phương diện cơ bản: 1) Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; 2) Quan hệ gia đình - xã hội và 3) Đời sống của cá nhân

Trang 15

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

a) Người Công giáo ở Tp HCM quan niệm như thế nào về hạnh phúc

và bất hạnh trên cả ba phương diện: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường

tự nhiên; Quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân?

b) Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội của người Công giáo trongquan niệm về hạnh phúc và bất hạnh không? Nếu có thì điều đó được thể hiện

ra sao?

c) Những nhân tố nào tác động đến quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp HCM hiện nay?

3.4 Giả thuyết nghiên cứu

a) Trong quan niệm của người Công giáo, kinh tế - vật chất là phươngtiện cần thiết bảo đảm hạnh phúc nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất

Sự thỏa mãn các mối quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân là nhữngyếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn đến hạnh phúc của họ

b) Có sự khác biệt trong quan niệm trong quan niệm hạnh phúc và bấthạnh giữa các nhóm xã hội của người Công giáo cũng như sự khác biệt củangười Công giáo và một số tôn giáo khác, song sự tương đồng vẫn nhiều hơn

sự khác biệt

c) Sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân của thànhphố HCM trong thời kỳ CNH, HĐH tác động tích cực đến cảm nhận hạnhphúc của người Công giáo Tuy nhiên, những tiêu cực và tệ nạn xã hội làmcho người Công giáo có nhiều lo lắng và ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhậnhạnh phúc của họ Trong bối cảnh đó, niềm tin và giáo lý tôn giáo về hạnhphúc có tác động tốt đến cảm nhận hạnh phúc của người Công giáo

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn

Trên cơ sở các nguồn tài liệu khai thác và thu thập được của các nhàkhoa học đi trước, tác giả tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu nhằmnắm bắt rõ về lịch sử vấn đề nghiên cứu, những đóng góp và hạn chế của các

Trang 16

nghiên cứu đã có, từ đó xác định hướng đi của đề tài, mang lại những tri thứcmới bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu về hạnh phúc của người Công giáo.

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Để thu thập thông tin thực tế, luận án sử dụng phương pháp điều trakhảo sát xã hội học gồm: điều tra định tính và điều tra định lượng

4.3.1 Điều tra định tính bằng phỏng vấn bán cấu trúc

Để có thông tin sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành cáccuộc phỏng vấn sâu đối với một số người Công giáo có giới tính, nghềnghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau; cán

bộ địa phương và các linh mục nhằm thu thập thông tin sâu giúp cho việcgiải thích nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quan niệm hạnh phúc

và bất hạnh của người Công giáo

4.3.2 Điều tra định lượng bằng bản hỏi cấu trúc.

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài Bản hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ yếu

- Nội dung Bản hỏi thu thập thông tin định lượng bao gồm những câuhỏi được xây dựng xoay quanh các vấn đề, các khái niệm đã được thao táchóa như: các quan niệm về hạnh phúc của người dân; các khía cạnh kinh tế -

xã hội, gia đình, cộng đồng, cơ chế và mức độ ảnh hưởng của giáo lý đếnnhận thức, thái độ, hành động và nhu cầu của họ; các chính sách xã hội, cácnguồn lực cá nhân và cộng đồng, sự trợ giúp của chính quyền, v.v…khả năngthích ứng với các điều kiện sống để nâng cao đời sống hạnh phúc Thông quaviệc thu thập và phân tích các thông tin định lượng giúp đo lường một cách cótính hệ thống các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra

Trang 17

- Cách thức chọn mẫu và quy mô mẫu:

Chọn mẫu nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và các thông tin cầnđược thu thập tại thực địa, đề tài tiến hành chọn mẫu theo các bước sau đây:

Bước 1: Dựa trên khung mẫu bao gồm người Công giáo có độ tuổi từ

18 trở lên đang sinh sống trên địa bàn Tp HCM, chọn ra đơn vị khảo sátphỏng vấn bản hỏi và phỏng vấn sâu (Tổng mẫu dự kiến 420-450 phỏng vấnbản hỏi, 10-15 phỏng vấn sâu)

Bước 2: Chọn có chủ đích hai quận có tính đại diện về đặc điểm kinh tế

Đợt 1 từ ngày 22/2- 28/2/2017: Tại phường 1 quận 8, phỏng vấn bảnhỏi 153 người Công giáo; phỏng vấn sâu 3 trường hợp 01 cán bộ lãnh đạophường, 01, cán bộ Hội phụ nữ, 01 người Công giáo

Đợt 2 từ ngày 18/3- 26/3/2017: Tại phường 2 quận 8, phỏng vấn 70 ngườiCông giáo; phỏng vấn sâu 4 trường hợp 01 Cha nhà thờ, 03 người Công giáo

Đợt 3 từ ngày 09/4- 25/4/2017: Tại phường Phước Bình, Quận 9, phỏngvấn 189 trường hợp người Công giáo; phỏng vấn sâu 4 trường hợp: 01 cán bộlãnh đạo phường, 01 Cha nhà thờ, 02 người Công giáo

Như vậy, qua khảo sát thực địa 3 đợt đã thu được tổng số 412 phiếu trảlời bằng bản hỏi của người Công giáo thuộc các giới tính, lứa tuổi, học vấn,nghề nghiệp, mức sống khác nhau; 11 biên bản phỏng vấn sâu của người dân,cán bộ chính quyền và Linh Mục

- Cách thức xử lý thông tin:

Trang 18

Đối với thông tin định lượng, sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để xử lý các thủ tục thống kê về tần suất, bảng

quan hệ 2 - 3 biến số Đối với thông tin định tính, mã hoá trực tiếp các nộidung theo nhóm chủ đề và các đặc điểm địa bàn cư trú, đặc điểm nhân khẩuhọc và điều kiện kinh tế - xã hội của người Công giáo Phân tích kết hợp từkết quả xử lý định lượng và định tính, nhằm tạo nên tính tường minh, giúpcho các kết luận trở nên có sức thuyết phục

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiêncứu của các tác giả đi trước để kế thừa Trong lĩnh vực xã hội học về tôn giáo,chúng ta còn chưa biết rõ quan niệm của người Công giáo về hạnh phúc Điều

gì làm cho họ hạnh phúc hay bất hạnh? Nhóm xã hội nào hạnh phúc hơn haybất hạnh hơn? Vì sao? Đề tài này sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên và manglại nhận thức mới trong nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đối với ngườiCông giáo đang sinh sống trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Góp phần làm rõ thêm khái niệm hạnh phúc của người Công giáo trên

cơ sở thao tác hóa khái niệm này

- Vận dụng và chứng minh tính đúng đắn các lý thuyết xã hội học vàonghiên cứu hạnh phúc của người Công giáo, trường hợp Tp HCM (Lý thuyếtlựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết chức năng tôn giáo)

Trang 19

- Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhàhoạch định chính sách, giảng viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vựchạnh phúc nói chung và hạnh phúc của người Công giáo nói riêng.

7 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn, danh mục các bảng biểu, từ viết tắt, phụ lục, luận án gồm có 4 chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương này sẽ trình bày

tóm tắt có nhận xét kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước liên quanđến đề tài bao gồm các vấn đề về lý thuyết, nội dung, các phương pháp nghiêncứu, cách đo lường hạnh phúc; chỉ ra khoảng trống các tác giả đi trước vàđịnh hướng nghiên cứu cho luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án Chương này sẽ

tổng lược hệ thống giáo lý, Giáo hội Công giáo; các khái niệm, lý thuyết vậndụng, khung phân tích và thao tác hóa mô hình quan niệm hạnh phúc củangười công giáo ở Tp HCM

Chương 3: Đặc điểm xã hội và quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên dữ liệu kết quả điều tra thực

nghiệm, chương này sẽ mô tả, phân tích thực trạng quan niệm về hạnh phúc

và bất hạnh của người Công giáo trên ba phương diện: điều kiện kinh tế - vậtchất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhâncủa người Công giáo ở Tp HCM hiện nay

Chương 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Công giáo ở Tp HCM Chương này sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố về chủ quan của cá nhân, gia đình; Nhân tố trong giáo lý Công giáo(hệ thống giáo lý, thực hành nghi lễ) và các nhân tố khách quan của bối cảnhkinh tế - xã hội của người Công giáo ở Tp HCM Đồng thời so sánh sự khácbiệt đối với việc lựa chọn các giá trị trong quan niệm về hạnh phúc của ngườiCông giáo với một số tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Tp HCM

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Các quan niệm về hạnh phúc

Hạnh phúc của con người từ lâu đã trở thành một vấn đề trung tâmtrong các tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo,đạo Do thái, v.v….thông qua cách tiếp cận nghiên cứu của các ngành khoahọc khác nhau như triết học, tâm lý học, kinh tế học, tôn giáo học, đạo đứchọc và xã hội học trên cơ sở các khía cạnh liên quan, ảnh hưởng tác động đếnhạnh phúc như: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường xã hội, niềm tin tôngiáo, tâm lý, đời sống gia đình, nhu cầu cá nhân, v.v… Có thể nói, các nghiêncứu về hạnh phúc của các nhà tư tưởng đã đóng góp một nền tảng cho thế giớivề: khái niệm, phương pháp tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu và một hệ thốngcác dữ liệu cũng như các kết quả nghiên cứu ở nhiều chiều cạnh khác nhauđối với lĩnh vực này

Tuy nhiên, phải đến những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, người ta mớithừa nhận khoa học về hạnh phúc (Science of Happiness) Vấn đề là ở chỗ,hạnh phúc của con người dẫu phức tạp thế nào cũng không thể tách rời các cơchế hóa học, sinh học, các trạng thái hưng phấn, cảm xúc tâm lý nảy sinh ởcon người trong hoạt động và hạnh phúc không phải là một đại lượng trừutượng như xưa nay vẫn nghĩ, mà có thể tính toán, đo lường được bằng cácthước đo tâm lý học, xã hội học, đạo đức học, kinh tế học, toán học, sinh học,v.v…do đó, cho đến nay trên thế giới, hạnh phúc đã trở thành một ngành khoahọc độc lập được giới khoa học quan tâm và có rất nhiều công trình nghiêncứu về chủ đề hạnh phúc lần lượt được công bố

Mặt khác, hạnh phúc là một giá trị bậc nhất của đời sống con người, làđối tượng của mọi tôn giáo và nhiều trường phái lý thuyết Tôn giáo nào cũngmong muốn dẫn con người đến hạnh phúc theo cách riêng có của mình và đó

Trang 21

đã trở thành lý do tồn tại của mọi tôn giáo Theo đuổi hạnh phúc cũng là điểmchung của nhân loại từ xưa cho đến nay, ở phương Đông hay Phương Tây.Ngoài điểm chung bất biến đó, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi tôn giáo, mỗi cánhân lại có những nét đặc thù riêng Chính vì thế, đã có rất nhiều quan niệm

về hạnh phúc được xuất hiện Trong nhiều trường hợp, khái niệm hạnh phúcđược bộc lộ rõ qua kết quả nghiên cứu theo một số tiêu chí cụ thể và thôngqua việc thao tác hóa khái niệm hạnh phúc của nhà nghiên cứu Đề tài này,phần tổng quan tình hình nghiên cứu được trình bày theo các khía cạnh vấn đềhay còn gọi là các yếu tố liên quan đến chủ đề nghiên cứu, cụ thể như sau:

1.1.1 Yếu tố kinh tế - vật chất

Yếu tố kinh tế - vật chất, với tư cách là điều kiện cần thiết và không thểthiếu trong việc bảo đảm hạnh phúc, được đề cấp đến trong hầu hết các côngtrình nghiên cứu về hạnh phúc, đặc biệt là các nhà kinh tế học về hạnh phúc

Có một quan niệm phổ biến cho rằng giàu có là hạnh phúc Nói cách khác,những người có thu nhập cao hạnh phúc hơn những người thu nhập thấp.Nghiên cứu của các nhà kinh tế học hạnh phúc cũng cho thấy quy luật này.Nhưng sự gia tăng thu nhập không phải hoàn toàn tỷ lệ thuận với sự gia tănghạnh phúc trong các bối cảnh khác nhau Theo Easterlin sự gia tăng hạnhphúc do tăng thu nhập chỉ giới hạn đến một thời điểm nhất định, sau thời điểm

đó, vật chất tăng lên nhưng hạnh phúc không tiếp tục tăng lên nữa [64].Nghiên cứu của Stevenson và Wolfers cũng đi đến kết luận tương tự, hai tácgiả này còn cho rằng, ngay cả đối với các nước đang phát triển, tăng trưởngcũng không hoàn toàn quyết định đối với hạnh phúc [77]

Nghiên cứu của các tác giả phương Tây cho thấy, hạnh phúc của ngườidân thường bị tác động trực tiếp bởi các biến đổi kinh tế liên quan trực tiếpđến đời sống của họ như tình trạng lạm phát của nền kinh tế [68] Nhất là tìnhtrạng thất nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến hạnh phúc, người thất nghiệp cócảm giác như là một sự thất bại trong cuộc sống [65]

Trang 22

Như vậy, lạm phât vă thất nghiệp, đặc biệt thất nghiệp lă những nhđn tốkinh tế - xê hội lăm suy giảm hạnh phúc Song nhìn ở một khía cạnh khâc,nghiín cứu của Easterlin lại chỉ ra rằng: việc có nhiều hơn những người thấtnghiệp sẽ lăm tăng lín chỉ số hạnh phúc của những người thất nghiệp khâc mẵng gọi đó lă sự “bớt cô đơn” của những người thất nghiệp [65] Trong mốitương quan với kinh tế: thu nhập cao hơn có thể dẫn đến hạnh phúc lớn hơn nếu

nó phù hợp nguyện vọng thu nhập của câ nhđn, nhưng thu nhập cao hơn thường

đi kỉm theo sau bởi những khât vọng lớn lín; khoảng câch không đóng giữahạnh phúc vă thu nhập, thu nhập cao hơn nhưng hạnh phúc của con người vẫnkhông thay đổi [64, 68] Như vậy, có thể nói, thu nhập đôi khi trở thănh răo cảnđối với hạnh phúc nếu như con người không biết hăi lòng với cuộc sống hiện có.Trong Giâo lý của Công giâo đê chỉ ra rằng: “Mục đích tối hậu của mọi hìnhthức phât triển lă vì con người vă cho con người, phât triển kinh tế vă gia tăngsản xuất đều nhằm phục vụ nhu cầu của con người Đời sống kinh tế không chỉnhằm văo việc gia tăng câc sản phầm, lợi nhuận hoặc quyền lực, mă lă để phục

vụ con người Hoạt động kinh tế được điều hănh theo những phương phâp riíngnhưng phải tôn trọng câc khuôn khổ luđn lý vă công bằng xê hội, để đâp ứng ýđịnh của Thiín Chúa về con người” [25, tr 29]

Chính từ câc luận điểm ở trín đê chỉ ra cho chúng ta thấy, điều kiệnphât triển kinh tế vật chất gia tăng lăm tăng thu nhập cho cộng đồng chưa phải

lă yếu tố duy nhất đưa đến hạnh phúc cho con người Hạnh phúc còn phụthuộc văo nhiều mặt khâc nữa tồn tại cả bín trong vă bín ngoăi của mỗi cânhđn trong cộng đồng ấy

1.1.2 Yếu tố gia đình - xê hội

Michalos cho rằng, “Hạnh phúc không phải lă một thứ cảm nhận thíchthú hưởng thụ chỉ của câ nhđn mă lă hạnh phúc của con người nóichung”, "cuộc sống hạnh phúc của một người hay một nhóm người lă khảnăng hiện thực câc điều kiện thực tế của cuộc sống vă những gì một ngườihoặc một cộng đồng lăm được” [72]

Trang 23

Một số nhà xã hội học đi tìm khái niệm hạnh phúc trên cơ sở tìm hiểucác tác động của chính sách mới thông qua nghiên cứu thực nghiệm, cụ thểnhư: nghiên cứu sự thịnh vượng; vấn đề chất lượng cuộc sống; những ngườinhập cư và con cái của họ trong thời gian dài bị hạn chế quyền công dân,thậm chí là chịu rủi ro và bị tổn thương Họ đã định nghĩa Hạnh phúc “là mức

độ mà theo đó, một người đánh giá một cách khách quan chất lượng cuộcsống của anh ta trên mọi mặt, hay nói một cách khác một người yêu cuộcsống của mình đến mức nào Đương nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào tình yêucuộc sống, có thể như là một sự mãn nguyện sâu sắc, hay chỉ đơn thuần là sựthích thú những điều kiện xung quanh cuộc đời của chúng ta Trong khi đó,đối với một số người, hạnh phúc có thể chỉ là “một cảm giác nhất thời, thoángqua, với cường độ và thời gian tùy vào khả năng có được các của cải đem lạihạnh phúc” Vậy đó là một thứ hạnh phúc khó có thể nắm bắt, hoàn toàn phụthuộc vào những tình huống ngoài tầm kiểm soát của chúng ta [28, tr 11]

Nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh trong bài nghiên cứu “Hạnh phúc

và sự hài lòng: mục tiêu của biến đổi xã hội và quyền con người” cho rằng,mục tiêu của biến đổi xã hội, phát triển bền vững cũng như đảm bảo quyềncon người suy cho cùng là nhằm đem lại hạnh phúc cho con người Các quyềncon người không thể tước bỏ được gồm quyền được sống, quyền tự do và đặcbiệt là quyền mưu cầu hạnh phúc Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiệnnay nhắc nhở một thực tế rằng sự dư thừa vật chất và thịnh vượng sẽ khôngkéo dài bởi tài nguyên trên trái đất không phải là vô hạn [1] Trong bài báo

“Quan niệm của các thế hệ Việt Nam về hạnh phúc gia đình và giải pháp xâydựng gia đình” của Lê Thi đăng trên Tạp chí Con người, tác giả đã tổng kết vềquan niệm, yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc gia đình của các thế hệ khácnhau, công trình nghiên cứu này được tiến hành trên một số địa bàn của Đồngbằng sông Hồng trong bối cảnh đất nước ta đang có nhiều sự biến động dướiảnh hưởng của toàn cầu hóa Bài báo chỉ ra rằng: quan niệm về hạnh phúc giađình của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và khác nhau ở các thế hệ mà theo

Trang 24

tác giả nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của kinh tế thế giới Thêm vào

đó, mỗi gia đình lại có những hoàn cảnh đặc thù nên ảnh hưởng tới mối quan

hệ giữa các thành viên Tiếp theo, khi đưa ra yếu tố quan trọng để có gia đìnhhạnh phúc, nghiên cứu tổng kết rằng sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, chunglưng đấu cật làm ăn kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó là ổn địnhcuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái và giữ gìn các mối quan hệ đối nội, đốingoại hiếu thảo với ông bà cha mẹ cũng là yếu tố không kém phần quan trọngtạo nên gia đình hạnh phúc Cuối bài báo, tác giả đưa ra những giải pháp rấtxác thực dựa trên kết quả khảo sát Như vậy, một lần nữa khẳng định mặc dùViệt Nam đang trong quá trình hội nhập, thông tin hiện đại không ngừng cậpnhật đến từng gia đình, song những chuẩn mực văn hóa truyền thống vẫn luônthể hiện đáng kể trong cuộc sống, giá trị cá nhân ngày càng đề cao, người phụ

nữ đã chủ động hơn trong gia đình rất nhiều [44]

Xuất phát từ khía cạnh đạo đức trong mối quan hệ giữa con người vớicon người Đặc biệt trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê củacon người trong xã hội thì Kinh Thánh của người Công giáo cũng rất coitrọng Để bênh vực những người lao động bị hà hiếp, tàn bạo, Cựu ước đãđưa ra những quy chế xã hội ràng buộc rất chặt giữa người làm chủ, đối vớiviệc thuê mướn người lao động, là làm thuê ngày nào thì được trả công ngày

ấy “Ngươi sẽ không xử tệ với người làm thuê nghèo khó, bần cùng tronghàng anh em của ngươi hay với khách ngụ trên đất ngươi, trong các cổngthành của ngươi, ngày nào ngươi phải trả công cho nó ngày ấy, mặt trời sẽkhông lặn trên điều ngươi mắc nó, vì nó nghèo khó và ước nguyện của nóđược đặt cả vào đó Như thế, nó sẽ không kêu trách tên ngươi với ThiênChúa và tội vạ sẽ không có trên ngươi” Về mặt này, Kinh Tân ước có phầnthoáng hơn về mặt xã hội trong lao động của con người Bởi bản thân ChúaGiêsu cũng là một người lao động Chúa Giêsu coi lao động là một hoạtđộng tất yếu và là bổn phận chung giữ vị trí quan trọng trong đời sống củacon người Chính nhờ lao động mà con người vừa có kế để sinh nhai, vừa

Trang 25

đảm bảo được độc lập, tự do trong cuộc sống, không lệ thuộc vào bất cứ ai,con người sẽ làm chủ được cuộc sống và như thế về cơ bản con người sẽ đạttới sự hạnh phúc Ngoài ra, lao động còn tạo điều kiện cho các tín hữu Kitôthực thi bác ái, giúp đỡ người túng thiếu, tăng cường việc thiện “Đừng để kẻcắp tái phạm mà hãy cho nó lao động làm ăn bằng chính đôi tay của mình, đểchính nó cũng có khả năng cứu giúp những người túng thiếu” [3, tr 94-96].

Khi nghiên cứu quan điểm của Phật giáo về hạnh phúc trong bài viếtcủa Ngọc Văn và Phạm Thị Thúy “Hạnh phúc và con đường tìm kiếm hạnhphúc theo quan điểm của Phật giáo” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình

và Giới, tác giả đã cung cấp bức tranh rất chi tiết về các yếu tố gia đình liênquan đến việc gìn giữ hạnh phúc, cụ thể như: Đạo Phật coi gia đình là mộttiểu thế giới Gia đình không bình yên thì con người sống trong tiểu thế giới

đó không bình yên và xã hội cũng không bình yên Chính vì thế, Đức Phật có

“Kinh hạnh phúc người tại gia”,…có bốn điều mà Đức Phật chỉ ra cho người

tu sĩ tại gia cần phải làm để tạo cuộc sống hiện tại được hạnh phúc: 1) Phải cómột nghề nghiệp giỏi, phải siêng năng và nhiệt thành trong nghề nghiệp củamình; 2) Phải bảo vệ nguồn thu nhập của mình đừng để bị thiên tai làm tổnhại và trộm cắp lường gạt Nguồn thu nhập phải hợp pháp; 3) Tránh xa bạn

ác Luôn cẩn thận và học hỏi với những người có đức hạnh và trí tuệ; 4) Chitiêu phải phù hợp với thu nhập của mình, không tiêu pha lãng phí tiền bạctrong cờ bạc và tửu sắc Còn để tạo cho đời sống tương lai được hạnh phúc,Đức Phật khuyên: 1) Có niềm tin trọn vẹn về giá trị đạo đức và tâm linh (tức

là có đức tin Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng và tin luật nhân quả); 2) Thực hànhnăm điều đạo đức bằng cách không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm,không nói dối và không dùng những chất làm não loạn tâm trí như rượu và matúy; 4) Bố thí và làm những công việc từ thiện Ngoài những điều nêu trênđạo Phật còn chỉ dẫn về con đường để đi tới hạnh phúc là thật đơn giản vàkhông quá cao siêu, ai cũng có thể làm được để tìm kiếm hạnh phúc cho

Trang 26

mình Đức Phật đã coi hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của con người và tựcoi mình có sứ mệnh mang lại hạnh phúc cho con người [56, tr 55, 57].

Một số nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các rào cản trongviệc đi tìm hạnh phúc của con người Có thể nói, đây là vấn đề sâu xa nhấtcủa các nghiên cứu hạnh phúc hiện nay Ngay từ khi mới nghiên cứu về hạnhphúc, các nhà triết học, kinh tế học, xã hội học, v v…đều gắn hạnh phúc vớicác khía cạnh nhất định trong xã hội Từ những nghiên cứu đó, có thể thấyrằng: hạnh phúc có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội L.Tônxtoi đãkhái quát về hạnh phúc chung trong đời sống con người: Người ta chỉ hạnhphúc thực sự khi nhận thức được những gì họ cần có và họ có tất cả những gìcần cho họ Trong gia đình, mọi thành viên hạnh phúc khi họ nhận thức đượccái họ cần và họ có được cái họ cần ấy Đó là mối quan tâm của toàn xã hộihiện nay Một số học giả cho rằng niềm tin tôn giáo giúp tăng cường trạngthái hạnh phúc bằng cách đem lại một khuôn khổ toàn diện cho việc kiến giảicác sự kiện của thế giới, việc này mang đến sự chắc chắn hiện hữu một cảmgiác về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, trong một thế giới không thể đoánđịnh được [67] Hay niềm tin tôn giáo mạnh mẽ và những trải nghiệm tinhthần cá nhân có thể cải thiện trạng thái hạnh phúc bằng cách củng cố lòng tựtrọng và tự lực [61]

Dr David Naugle trong bài viết, “Quan niệm về hạnh phúc”(Conception of happiness) đã đưa ra kết luận về các quan niệm hạnh phúctrong Thiên Chúa giáo như sau: Cả Kitô giáo của Do Thái giống như tất cảnhững triết lý và tôn giáo, lo ngại sâu sắc về sự hạnh phúc của gia đình nhânloại Họ khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên, đặt ra câu hỏi hạnh phúc là gì và làmthế nào để có được nó lại có nhiều cách trả lời khác nhau Hạnh phúc như làmột khái niệm toàn diện nhằm giải quyết toàn linh hồn, tinh thần và tất cả cácnhu cầu của con người, cả về vật chất và phi vật chất Trước hết, nó được dựatrên giá trị nội tại và sự tốt lành của toàn thể vũ trụ như được tạo bởi ThiênChúa và là cần thiết cho các mối phúc thật của con người [22]

Trang 27

Khi nghiên cứu tôn giáo trong mối quan hệ với hạnh phúc, các nhà xãhội học thường mong muốn trả lời câu hỏi tại sao những người gắn bó với tôngiáo và đặc biệt là những người thường xuyên tham gia các nghi lễ tôn giáolại có mức độ về trạng thái hạnh phúc chủ quan cao hơn Có một cách giảithích là tôn giáo mang lại cho họ những mạng lưới và sự hỗ trợ cá nhân Quanđiểm này dẫn chúng ta ngược về với các nhà xã hội học kinh điển như: EmileDurkheim và Simmel, khi các ông coi chiều cạnh xã hội của tôn giáo như là

“bản chất và cốt lõi” của tôn giáo [63], [75] Theo cách luận giải này, sự liênquan với tôn giáo làm tăng cường trạng thái hạnh phúc chủ quan bởi vì các tổchức tôn giáo mang đến những cơ hội tương tác xã hội giữa những người cócùng chí hướng, nuôi dưỡng tình bạn và các quan hệ xã hội Cho dù cách giảithích này chưa hợp lý, song những nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng mốiquan hệ giữa sự liên quan đến tôn giáo và trạng thái hạnh phúc khá mạnh mẽkhi đã sử dụng các chỉ báo xã hội như tần suất tham gia các hoạt động xã hội

và quy mô mạng lưới bạn bè của một người nào đó trong xã hội

Trong nghiên cứu tôn giáo, mạng lưới xã hội và sự hài lòng cuộc sống(Religion, Social Networks, and Life Satisfaction) cho thấy: Mặc dù người ta

đã chứng minh bằng số liệu về sự liên kết chặt chẽ giữa tín ngưỡng và trạngthái hạnh phúc (well-being) với cuộc sống, nhưng vẫn còn nhiều tranh luậnmang tính lý thuyết và kinh nghiệm xoay quanh câu hỏi tín ngưỡng thực sựquyết định sự hài lòng với cuộc sống như thế nào? Sử dụng bộ số liệu(dataset) lịch đại (panel), nghiên cứu này đưa ra những bằng chứng thuyếtphục về các cơ chế xã hội tham gia hình thành nên các tác động của tôn giáođối với sự hài lòng với cuộc sống và đã chỉ ra rằng, những người tham gia tôngiáo thì có sự hài lòng với cuộc sống hơn, bởi vì họ thường xuyên thực hànhcác hoạt động tôn giáo và xây dựng các mạng lưới xã hội trong giáo đoàn củamình Tuy nhiên, ảnh hưởng từ quan hệ giữa những người trong cùng mộtgiáo đoàn là không chắc chắn, với sự hiện diện của một bản sắc tôn giáomạnh mẽ Chúng tôi cũng tìm thấy một ít bằng chứng

Trang 28

về việc những khía cạnh chủ quan và riêng tư khác của tôn giáo có ảnh hưởngđến sự hài lòng với cuộc sống là độc lập với sự tham gia và tình bạn giữanhững người cùng giáo đoàn [61].

Nghiên cứu này đề cập tới hai điều về mối liên hệ giữa tôn giáo và sự

hài lòng với cuộc sống Thứ nhất, những người theo tôn giáo thường có mức

độ hài lòng với cuộc sống cao hơn những người không theo tôn giáo, songchưa đưa ra được những bằng chứng thuyết phục về việc thực hành tôn giáocủa tín hữu sẽ thực sự có được hạnh phúc, cũng như các cơ chế lý thuyết ẩn

giấu trong quan hệ của họ vẫn chưa thể hiện một cách rõ ràng Thứ hai, khi sử

dụng bộ số liệu lịch đại nghiên cứu, thì chứng minh được rằng việc tham giacác nghi lễ tôn giáo có những tác động tích cực tới sự hài lòng với cuộc sống.Một điều thú vị quan trọng không kém là chỉ ra rằng mạng lưới bạn bè màmọi người đã xây dựng được trong các giáo đoàn của họ cũng như đưa rađược các cơ chế đặc thù và sự ảnh hưởng của tôn giáo Chính qua những pháthiện này, đã gợi ra cho chúng ta biết về các mạng lưới xã hội được rèn giũatrong các giáo đoàn và những bản tính tôn giáo mạnh mẽ là những biến số cơbản, làm trung gian cho sự kết nối tích cực giữa tôn giáo và sự hài lòng vớicuộc sống Những người gắn kết với tôn giáo thường có sự hài lòng với cuộcsống nhiều hơn, bởi vì họ thường xuyên tham gia các nghi lễ tôn giáo và xâydựng được những mạng lưới xã hội thân tình bên trong các giáo đoàn của họ.Quan trọng hơn, bản tính tôn giáo và các mạng lưới xã hội trong các giáođoàn có tương tác chặt chẽ với nhau Các mạng lưới xã hội của giáo đoàn có

sự khác biệt với các mạng lưới xã hội khác chỉ khi chúng đi kèm với một ýthức mạnh mẽ về sự phụ thuộc của một tôn giáo Trái lại, một cảm giác mạnh

mẽ về bản tính sẽ làm tăng cường sự hài lòng với cuộc sống chỉ khi nào cácmạng lưới xã hội trong một giáo đoàn làm tăng cường bản tính đó Cũng quantrọng như vậy, nó gợi lên một điều nữa là các chiều cạnh riêng tư và chủ quancủa đức tin là không có liên hệ đáng kể với sự hài lòng cuộc sống một khiviệc tham gia các nghi lễ tôn giáo và tình bạn cùng giáo đoàn đã được kiểm

Trang 29

soát Những phát hiện này cho thấy, xét về sự hài lòng với cuộc sống, cả đứctin lẫn các cộng đồng, tự nó, đều không quan trọng Tuy các phát hiện củanghiên cứu này chưa xem đó là những bằng chứng cuối cùng trong bối cảnhcủa những hạn chế với hai lớp số liệu lịch đại trong một khoảng thời gianngắn, song chúng cũng cung cấp những bằng chứng rất có giá trị về các cơchế xã hội và tham dự hình thành nên tác động của tôn giáo tới sự hài lòng vớicuộc sống so với các bằng chứng mà các nghiên cứu đồng đại trước đây đưa

ra Vì tín ngưỡng, trong một vài khía cạnh của nó là kết quả của sự lựa chọn

cá nhân, cũng như việc một số người có tín ngưỡng khác với những ngườikhông quan tâm đến các yếu tố liên quan đến sự hài lòng cuộc sống Nhưngmột điều chắc chắn theo nghiên cứu này là sự hài lòng cuộc sống có ảnhhưởng đến việc lựa chọn tôn giáo và chỉ ra cơ chế ảnh hưởng của tôn giáo đốivới chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển các khung lý thuyết giúp chúng

ta hiểu được tôn giáo ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào, cũngnhư thông qua mạng lưới xã hội tôn giáo làm sáng tỏ vấn đề và làm rõ tại saonhững mối quan hệ cá nhân lại có thể gia tăng sự hài lòng cuộc sống

Khi nghiên cứu về đạo Công giáo thì “xưng tội” vừa là hành vi mang ý

nghĩa tâm linh lại vừa có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hình nhâncách sống của các cá nhân Trong nghiên cứu “Khía cạnh tâm lý trong hành vixưng tội của người Công giáo” của tác giả Trần Thị Minh Đức – Lê MinhThiện, đã cho ta thấy rõ hành vi xưng tội của người Công giáo có ý nghĩa hếtsức quan trọng trong đời sống của giáo dân, bởi vì xưng tội không những làmột hình thức chia sẻ tâm tình nhằm trút bỏ những lo lắng, căng thẳng, sợ hãi,v.v…giúp cá nhân tìm được sự đồng cảm, an ủi và cảm thấy thanh thản hơn

mà còn giúp cá nhân thú nhận tội lỗi, xem xét lại bản thân mình, từ bỏ tội lỗi,tránh được thói hư tật xấu, hướng thiện, sống tốt đời đẹp đạo và tìm cho mìnhmột hướng đi, một hành động đúng đắn, mong muốn hoàn thiện bản thân theolương tâm, hoặc các chuẩn mực mà mình hướng tới Hành vi xưng tội củangười Công giáo nhằm mục đích hiểu được các khía cạnh khác nhau trong

Trang 30

nhận thức, niềm tin, tình cảm của họ đối với Chúa cũng như với tôn giáo mà

họ đã lựa chọn Hơn nữa, người Công giáo rất chú trọng đến việc thực hànhxưng tội theo lề luật Chúa Theo Giáo lý của Giáo hội Công giáo, xưng tội sẽgiải thoát cá nhân, giúp họ hòa giải được với tha nhân và xưng tội còn mang ýnghĩa giáo dục Ngoài xưng tội thì người Công giáo còn có các hành vi đểthực hành tôn giáo của mình như: Đi lễ, đọc Kinh, cầu nguyện,…[8]

Đối với người Công giáo thì tiêu chuẩn để đánh giá tội là các đạo luật,điều răn của Chúa Có 10 điều răn: Thờ kính Chúa trên hết mọi sự, chớ kêutên Chúa vô cớ, giữ ngày chủ nhật, thảo kính cha mẹ, chớ làm sự dâm dục,chớ lấy của người, chớ làm chứng dối, chớ ham muốn vợ chồng người, chớtham của người, chớ giết người Theo các tiêu chuẩn này, giá trị cao nhất vàtuyệt đối là Kính Chúa Người Công giáo luôn phải ý thức về bản thân mình,nếu họ làm điều sai trái thì họ cho rằng mình đang phạm phải giới răn và lềluật của Chúa Trên cơ sở điều tra bằng phiếu Anket và phỏng vấn đối vớigiáo dân, độ tuổi từ 18 đến 55 với các trình độ học vấn khác nhau, ở cả nam

và nữ Nghiên cứu này chỉ ra cho chúng ta thấy được những lợi ích của việc đixưng tội Những lợi ích này có thể chung quy về hai lợi ích đó là: Thứ nhấtđem lại cảm giác thoải mái cho con người, thứ hai đó là nó định hướng hành

vi của cá nhân

Bên cạnh tìm hiểu “hành vi xưng tội” của người Công giáo thì một khíacạnh khác là đi tìm hiểu về những hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của Cônggiáo Những hoạt động này vô cùng có ý nghĩa trong việc góp phần phát triển

xã hội và nó trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi của con người trong tôn giáomình Tác giả Huy Thông trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của đạo Cônggiáo với khu vực Đông Nam Á”, đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo đã chothấy, những hoạt động từ thiện của Công giáo trong các nước thuộc khu vựcĐông Nam Á Như: Philippin, Thái lan, Indonesia, Myanma, Việt Nam thìCông giáo có những hoạt động từ thiện rất thiết thực để góp phần vào sự pháttriển chung của toàn xã hội, cụ thể: Về mặt giáo dục: mở ra các trường, lớp

Trang 31

dạy học từ tiểu học cho đến đại học nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhândân Về mặt y tế: xây dựng bệnh viện, trạm xá, nhà hộ sinh, trại phong, các cơ

sở y tế để khám chữa bệnh cho người dân đặc biệt là người nghèo Ngoài racòn xây dựng trại mồ côi cho trẻ em, viện dưỡng lão cho người già, nhà tìnhthương cho người nghèo, hỗ trợ tài chính cho người gặp thiên tai Đứng trướcnhững vấn đề xã hội như mại dâm, ma túy, HIV/AIDS, thất nghiệp, ô nhiễmmôi trường, thiên tai, người vô gia cư, bạo lực trẻ em, v.v… Giáo hội Cônggiáo cũng có những việc làm thiết thực để tham gia [46]

Trên cơ sở phân tích tài liệu thứ cấp nghiên cứu đã cho thấy đượcnhững đóng góp có ý nghĩa rất lớn trong công tác từ thiện của đạo Công giáo.Những đóng góp này một phần đem lại sự an bình, hạnh phúc cho người dân,thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp với nhau, gánh bớt một phần bất hạnhcủa những con người có cuộc sồng kém may mắn, phần khác nó tác động rấtlớn đến hành vi, ứng xử của người Công giáo, khuyến khích tinh thần từ bi,bác ái, tương thân tương ái giữa giáo và lương trong cộng đồng xã hội

1.1.3 Yếu tố cá nhân

Đi tìm câu trả lời về mục đích tốt đẹp cho cuộc sống của cá nhân, từ thời

cổ đại, theo Đê-mô-crit, hạnh phúc là sự yên tĩnh, sự thanh thản của tâm hồn.Mọi dục vọng, ham muốn của con người là nguyên nhân của đau khổ, còn nhàtriết học Hy Lạp Aristotle nói rằng, mục đích tồn tại của con người trong xã hội

là để đạt được hạnh phúc hay nói cách khác hạnh phúc con người có được là dohoạt động lý trí và do quan niệm của mỗi người Marvin thì quan niệm “Hạnhphúc là thành phần tình cảm của chủ hạnh phúc, trong khi sự hài lòng trong cuộcsống là thành phần nhận thức” [71] Theo triết gia Robert Misrahi “Hạnh phúc làniềm vui tỏa sáng trên toàn bộ cuộc đời, hoặc trên phần sống động nhất của quákhứ sôi động của hiện tại bây giờ và tương lai có thể lường trước” hay với AndreComte – Sponville “người ta có thể gọi là hạnh phúc bất kỳ khoảng thời gian nào

có sự xuất hiện tức thì của niềm vui” [28, tr 11]

Trang 32

Theo đa số người Mỹ, việc theo đuổi hạnh phúc có liên quan đến tìmkiếm của hưởng thụ, một kinh nghiệm chủ quan bao gồm “Niềm tin rằng nhậnđược những điều quan trọng như mong muốn, cũng như một số vấn đề ảnhhưởng mà thường đi cùng với niềm tin này” Các khái niệm hiện tại ở Mỹ vềhạnh phúc là “một cái gì đó rất gần với một cảm giác mở rộng của niềm vuihay một tâm trạng tốt hay những ảnh hưởng rộng lớn mang tính vừa ý” [70].

Đối với Tal Ben Shahar, “Hạnh phúc là sự kết hợp giữa cảm giác thỏamãn, thích thú và sự nhận thức ý nghĩa cuộc sống,…Sống hạnh phúc thực sựphải được xây dựng vững chắc trên cảm nhận rằng chúng ta đang sống mộtcuộc sống đầy ý nghĩa”, ông cho rằng hạnh phúc không phải là một khái niệmtrừu tượng hay một ảo ảnh và mọi người, bất kỳ ai, cũng có thể học nhữngnguyên tắc căn bản để sống hạnh phúc [43, tr 7] Với Matthieu Ricard, “Hạnhphúc không phải là một trạng thái hứng khởi mà bằng giá nào ta cũng phảikéo dài, mà là sự loại trừ các độc tố của tâm thức như hận thù và cố chấp,những loại cảm xúc này đầu độc hoàn toàn tâm thức chúng ta” hay nói cáchkhác “Hạnh phúc thực sự bắt nguồn từ lòng nhân từ cốt lõi, mong muốn chânthành cho ai cũng tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình Đó là tình yêu thươngluôn sẵn đó, không phô trương, không tính toán Là sự giản dị trước sau nhưmột của một tấm lòng nhân hậu” [28]

Trong cuốn sách “Con đường hạnh phúc” của Nguyễn Duy Nhiên đãphân tích những cách để có được hạnh phúc Ông cho rằng: hầu như mọi nỗlực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc.Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnhphúc đích thực Muốn có được hạnh phúc, con người cần phải: kiểm soát nộitâm; hành động sáng suốt; cải tiến chính mình cho thích ứng với hoàn cảnh;khiêm nhường; tiết kiệm thì giờ; kiên nhẫn và chịu đựng; dĩ ân báo oán; hòađiệu sống; chấp nhận phê bình; tự thanh lọc trước và không lo âu phiền muộn[37] Qua đây chúng ta thấy, tác giả đã sử dụng

Trang 33

các triết lý Phật giáo và các câu chuyện thú vị trong đời sống thường ngày đểbàn về hạnh phúc.

Trong bài viết của tác giả Hương Giang đăng trên tạp chí Tuổi trẻ vàHạnh phúc đã định nghĩa hạnh phúc như sau: “Hạnh phúc không phải là cáibánh vẽ mà là điều có thật trong cuộc sống, chúng ta không mơ tưởng hạnhphúc ở một thiên đường nào đó mà bằng nỗ lực của mình, bằng đôi tay, tráitim và trí tuệ, chúng ta tạo dựng nên hạnh phúc cho mình và cho mọi người.Đấy là đạo lý sống là ước mơ của con người” Hạnh phúc không chỉ tự nó đến

mà do bàn tay, khối óc của con người tạo ra Trong cuộc sống con người phải

tự vận động đấu tranh mới có được hạnh phúc Hạnh phúc vừa là cái cụ thể,vừa là vấn đề chứa đựng của chiều sâu lẽ sống, chiều cao lý tưởng, nó gắnliền với lý tưởng, mục đích sống của con người và bằng cuộc sống của conngười mới tái sản xuất ra chính mình, mới hoàn thiện chính mình Hạnh phúcluôn là cái đích mà con người khát khao vươn tới [11]

Hạnh phúc con người đến từ những việc đơn giản và con người rất dễdàng đạt được Các nhà nghiên cứu đã phân tích hạnh phúc trên các tiêu chí

cụ thể của cuộc sống, như David Leonhardt đã viết: “Tìm kiếm hạnh phúc làtìm kiếm bản thân mình Bạn không đi tìm hạnh phúc Bạn phải tạo ra hạnhphúc Bạn chọn lựa hạnh phúc Tự thực hiện bản thân là một quá trình pháthiện ra chính mình, bạn là ai? Bạn muốn trở thành con người như thế nào?Bạn có thể xây dựng con đường dẫn đến hạnh phúc bằng cách thực hiệnnhững điều mang đến cho bạn ý nghĩa cao vời nhất và sự thỏa mãn lớn laonhất trong cả cuộc đời viên mãn về sau” [43, tr 7], cũng như Đức Đạt Lai Lạt

Ma phân tích: “Hạnh phúc không phải là một điều giản đơn, có nhiều cấp độ,trong Phật giáo, có một sự quy chiếu về bốn yếu tố của hạnh phúc: Sự giàucó; sự thỏa mãn thế tục; tâm linh và giác ngộ Cùng với nhau, chúng bao hàmtoàn thể cuộc tìm kiếm hạnh phúc của mỗi cá nhân Tất cả những nhân tố đó

là nguồn hạnh phúc Nhưng để một cá nhân có thể hoàn toàn sử dụng chúngnhằm mục đích hưởng thụ một đời sống hạnh phúc và trọn vẹn, thì trạng thái

Trang 34

tinh thần mới là chìa khóa Nó là điều tối quan trọng Chừng nào còn thiếu kỷluật nội tại đưa đến tâm không an tịnh thì dù có tiện nghi vật chất hay hoàncảnh bên ngoài có thế nào đi nữa, chúng cũng chẳng bao giờ đem lại cho tacảm giác vui tươi hạnh phúc mà ta theo đuổi Mặt khác, nếu ta có được tâm antịnh, một mức độ tỉnh tại bên trong, thì dù ta thiếu những tiện nghi bên ngoài

mà bình thường ta xem là cần thiết cho hạnh phúc, ta vẫn có một đời sống annhiên hạnh phúc” [5, tr 33]

Trong tác phẩm “Hạnh phúc và bất hạnh” của Xukhomlinxki đã viết

“sự gắn bó về mặt tinh thần với mọi người, hòa mình với mọi người và thôngcảm với nỗi đau của họ, biết vui trước niềm vui của người và biết đau nỗi đaucủa đồng bào mình cũng chính là một niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc cầnthiết cho mọi người như không khí trong lành” Bởi làm sao có thể hạnh phúcnếu những người sống xung quanh mình bị đau khổ?, mọi người hạnh phúc,thì khổ đau dằn vặt của mình cũng nhẹ đi hơn, song điều này không hề cónghĩa là chúng ta cần phải coi nhẹ hạnh phúc của chính mình, mà trái lại niềmkhát khao hạnh phúc của chúng ta cũng chính đáng như là hạnh phúc của bất

kỳ ai “Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc của con người khi có được sự hàilòng trọn vẹn” [4] Điều đó có nghĩa, hạnh phúc là trạng thái tâm lý của mộtngười ở tình huống cụ thể Để có thể đánh giá được hạnh phúc, cần tìm hiểu

xu hướng cảm xúc và cách hành xử, phản ứng cơ bản của một người với các

sự việc xảy ra trong cuộc sống của người ấy Trên thực tế chúng ta cũng vậy,

để đánh giá hay nhận xét hạnh phúc của một cá nhân cụ thể nào đó, ta khôngthể căn cứ vào ý kiến của họ, mà chính thông qua việc quan sát: động cơ trongmỗi hành động của họ là gì? Họ có hài lòng với hình ảnh con người mà chính

họ tạo nên không?, vui hay buồn, có hay tức giận không, kể cả những chuyệnnhỏ nhặt? dễ trở nên căng thẳng hay bị tổn thương không? dễ rơi nước mắtkhi công việc họ làm bị thất bại? hay khi họ thất vọng một điều gì đó ?, v.v…

Theo Trương Như Vương, các nhà Mác xít cũng như các nhà thần họcKitô giáo đã thừa nhận: “Hạnh phúc là cảm giác của con người về sự

Trang 35

thỏa mãn nhu cầu Nói cách khác, con người sẽ không hạnh phúc nếu muốn

mà không có hoặc có khi không muốn Mặt khác, cuộc sống sẽ mất ý nghĩanếu ở con người, những khát vọng, nhu cầu, ham muốn ngừng phát triển Từđây có thể suy ra rằng hạnh phúc là sự vươn tới nhiều hơn là sự nắm giữ Xét

về bản chất, hạnh phúc là một điều thiện, nghĩa là một giá trị, nhưng giá trị ấycao hay thấp, lấy cái gì làm thước đo (tiền tài, thể xác, tinh thần…) và liệu có

sự thỏa mãn nào được coi là hạnh phúc tuyệt đỉnh bao trùm, hàm chứa mọigiá trị hạnh phúc khác không” [57, tr 62, 63]

Nhu cầu cuộc sống của con người luôn luôn là vô tận, không biết nhưthế nào là đủ Con người tìm kiếm hạnh phúc là tìm kiếm từ nhu cầu mà mỗi

cá nhân cần đáp ứng, bắt đầu từ những mong muốn thân thiết gần gũi như: có

ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, việc làm, thu nhập, v.v… cho đến những nhu cầucao hơn trong đời sống tinh thần như: vui chơi, giải trí, du lịch, tâm linh, tínngưỡng, sự an toàn, kết nối xã hội, v.v… rồi đến các nhu cầu tự khẳng địnhcủa bản thân và cuối cùng mong đến cái mục đích cao nhất là thoả mãn nhucầu mà bản thân cho là quan trọng nhất Trên thực tế, con người chúng tacũng đã thừa nhận, nếu không có cảm giác thỏa mãn nhu cầu thì con ngườikhông thể có cảm giác hạnh phúc Nhưng không phải tất cả mọi cảm giác thỏamãn nhu cầu đều được coi là hạnh phúc, tức chúng ta phải xem cảm giác thỏamãn đó có được bằng phương cách nào, đây mới là yếu tố cần phải xem xét

để từ đó có thể kết luận người đó có hạnh phúc hay là không Vậy những cảmgiác thoả mãn nào được coi là hạnh phúc? Hạnh phúc thực sự không phải làcảm giác thỏa mãn thuần túy, nhất thời, mà phải là những cảm giác tốt đẹphoặc vui vẻ làm hài lòng cuộc sống của con người, hạnh phúc là trạng tháitinh thần thể hiện sự đúng đắn của con người về mặt nhận thức cũng như đạođức chứ không phải phụ thuộc vào việc thỏa mãn nhu cầu bản năng tức thờicủa cá nhân Chẳng hạn như, một bữa ăn ngon có thể đem lại cho chúng tacảm giác thỏa mãn nhu cầu, nhưng cũng có thể làm tăng lượng chất béo đốivới những người thừa cân và do đó chưa chắc nó đã mang lại hạnh phúc cho

Trang 36

họ Con người thường hay bị nhầm lẫn giữa hạnh phúc và sự thỏa mãn.Nhưng hạnh phúc và thoả mãn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Hạnhphúc của con người không thể hình thành trên cơ sở thoả mãn cảm giác củamình với sự hơn người, mà nó chỉ có được khi con đường đi đến hạnh phúc làđúng đắn và tâm hồn của con người được yên ổn Bản chất sự yên ổn trongtừng con người chính là người ta tìm thấy sự tốt đẹp ở những người xungquanh họ Khi con người tìm thấy niềm tin của mình đối với những ngườixung quanh là có nghĩa con người cơ bản đã tìm thấy giá trị đích thực củacuộc sống và đó chính là một trong những nguyên lý căn bản để xây dựngcảm giác hạnh phúc Con người không thể tìm thấy sự thanh thản trong cuộcsống thì cũng không thể nào tìm được hạnh phúc trong đời sống tinh thần củachính mình.

Tác giả Tạ Chí Hồng cho rằng: “Hạnh phúc là trạng thái sung sướngcủa con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện, mà ý nguyện là sựmong muốn cả về vật chất lẫn tinh thần”, “hạnh phúc là cái không sờ thấy,nghe thấy, ngửi thấy, v.v…những cái sờ thấy, nghe thấy, ngửi thấy….chỉ làphương tiện của hạnh phúc, mà không cẩn thận thì chính chúng lại trở thànhphương tiện của cái bất hạnh” [18, tr 10] Chúng ta thấy, trạng thái sungsướng suy cho cùng thuộc về lĩnh vực tinh thần của con người, mặc dù nộidung của nó mang tính khách quan Trên thực tế, không ai hưởng hạnh phúctrong tâm trạng khổ sở, buồn chán, bực bội hay nơm nớp lo âu, v.v Tấtnhiên, hạnh phúc không có nghĩa là không có buồn chán, khổ đau, bất hạnhbên trong đó Vì hạnh phúc ở mỗi con người là vô hạn do xuất phát từ nhu cầu

và khát vọng của con người cũng là vô hạn, không có điểm dừng, cho nên khithỏa mãn mong ước này rồi con người lại vươn tới cái ước muốn khác, cũngnhư khi đạt được hạnh phúc này thì lại mong muốn một hạnh phúc khác, v.v

1.2 Các phương pháp nghiên cứu và cách đo lường hạnh phúc

Khi tìm hiểu trên bình diện phương pháp và cách đo lường hạnh phúccủa các công trình nghiên cứu đi trước đã cho thấy, hạnh phúc cũng giống

Trang 37

như các vấn đề nghiên cứu khác, đều thực hiện bởi nhiều phương pháp, vớinhững chỉ báo khác nhau để đo lường hạnh phúc của con người Tuy nhiên, vấn

đề khó xác định là ai hạnh phúc hơn ai, hay khi nào thì người ta đạt được hạnhphúc và khi nào thì lại không, do đó, cần phải có sự lượng hóa và cụ thể hóa.Ngày nay, hạnh phúc có thể tiến hành đo lường được thông qua các giá trị màcon người chọn lựa Sự lựa chọn các giá trị khác nhau giữa các cá nhân, cácnhóm xã hội thuộc các nền văn hóa khác nhau của từng quốc gia sẽ tạo nênnhững quan niệm khác nhau về hạnh phúc Cho đến hiện nay trên thế giới,phương pháp nghiên cứu và đo lường hạnh phúc được các nhà khoa học phần lớn

sử dụng để phân tích dữ liệu đó là phương pháp định tính và định lượng.

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Có thể nói, các phương pháp nghiên cứu định tính về hạnh phúc ít đượccác nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện Một trong những lý do chính làviệc đạt được các dữ liệu về nhận thức của người dân về các yếu tố quyết địnhhạnh phúc không phải là cách đáng tin cậy để tìm hiểu sự thật về quan niệmhạnh phúc của người dân? Một câu hỏi quan trọng, mà nghiên cứu định tínhđược cho là thích hợp hơn là cách mọi người hiểu và xác định như thế nào làhạnh phúc? chúng ta thường nhận thấy nó thể hiện ở chỗ: thông qua các câuhỏi mở mà người trả lời xem hạnh phúc chủ yếu ở góc độ này hay khác,khách quan tác động hoặc tùy thuộc vào từng trạng thái cảm xúc, sự hài lòngchủ quan của mỗi con người

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt đối với các nhàkinh tế học, xã hội học Năm 2003, Carol Rothwell và Pete Cohen, hai nhànghiên cứu người Anh, lần đầu tiên đã đưa ra công thức để tính hạnh phúc.Dựa trên kết quả khảo sát xã hội học ở 1000 trường hợp là người Anh, côngthức được đưa ra dưới dạng Hạnh phúc = P + (5xE) + (3xH) Trong đó, P làchỉ số cá tính (Personal Characteristics) bao gồm quan niệm sống, khả năngthích nghi và sự bền bỉ dẻo dai trước thử thách E là chỉ số hiện hữu

Trang 38

(Existence) phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính và các mối quan

hệ thân hữu H là chỉ số thể hiện nhu cầu cấp cao (Higher Order) bao gồmlòng tự tôn, niềm mơ ước, hoài bão và cả óc hài hước Dĩ nhiên không nhiềungười kỳ vọng ở công thức này, song ở một phạm vi nào đấy, người ta cũngthấy có giá trị gợi mở nhất định Khi tiến hành đo lường, tính toán về hạnhphúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ởviệc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể tạo nên hạnh phúc của conngười Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lựcthông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục vàtruyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình vàhôn nhân, v.v… thậm chí người ta còn tính đến cả ảnh hưởng của các yếu tốtinh tế và phức tạp khác như niềm tin cá nhân thiên về tích cực hay tiêu cực,bản tính từng người thiện hay bất lương, vẻ đẹp cơ thể đẹp hay bình thường,tâm lý sở hữu mạnh hay yếu, v.v Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ở chỗ, cáckết quả nghiên cứu chưa thật sự thuyết phục, có những kết luận trái ngượcnhau, đa số kết luận chỉ đúng trong những phạm vi rất hạn chế Điều này nóilên rằng, hạnh phúc, vẫn như hàng nghìn năm trước đây, là đối tượng không

dễ nắm bắt và chinh phục, chính điều đó lại càng làm cho việc nghiên cứu vàchiêm nghiệm về hạnh phúc thêm phần thú vị và cuốn hút [71]

Nhà xã hội học Amm Quamruzzaman McGill đã sử dụng phươngpháp phân tích dữ liệu hiện có từ các cuộc nghiên cứu về hạnh phúc và rút ranhững giả thuyết về sự phân loại và tổng hợp hạnh phúc ở Hoa Kỳ Từ đó,ông sử dụng kết quả thu được từ các phân tích dữ liệu định luận để kết luậncho nghiên cứu bằng cách chỉ ra những tác động của chính sách [78] Với tácgiả Greeley và các cộng sự, đã nghiên cứu hạnh phúc bằng cách sử dụngphương pháp định lượng dựa trên các chỉ báo về trải nghiệm tinh thần cánhân để đo lường ảnh hưởng của tôn giáo Chẳng hạn, trong tác phẩm “Hạnhphúc và lối sống giữa các Kitô hữu” (Happiness and Lifestyle amongConservative Christians) nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cảm giác gần gũi

Trang 39

với Chúa, hoặc một chỉ số bao gồm các biến số liên quan có tương quanmạnh với trạng thái hạnh phúc, kết hợp cảm giác gần gũi Chúa với những đolường khác về cảm nhận tôn giáo, như: “cảm nhận về tình yêu của Chúa”,

“cảm nhận sâu bên trong về hòa bình và hài hòa” đã phát hiện ra một quan hệtích cực giữa các chỉ số và hạnh phúc [73] Hay trong bài viết “Quan hệthiêng liêng, quan hệ xã hội và hạnh phúc” (Divine Relation, Social Relationsand Well – Being) được đăng trên tạp chí Journal of Helth and SocailBehavior đã sử dụng các phép đo tương tự để xây dựng một chỉ số “quan hệvới cái thiêng liêng” và tương quan mạnh với trạng thái hạnh phúc, từ đó tạo

ra một đường song song giữa mối quan hệ thiêng liêng với Chúa và các quan

hệ xã hội với những người khác và chú ý đến sự tác động của chúng với trạngthái hạnh phúc [69]

Nghiên cứu của Steensland, Lynn D Robinson, W Bradford Wilcoxand Robert D Woodberry, đã chỉ ra một cách đo lường hạnh phúc trong tôngiáo bằng việc sử dụng các biến số liên quan đến tôn giáo Một mặt, tác giả đã

sử dụng phép đo phân đôi đối với một trong số 9 tín ngưỡng, bao gồm cảnhững người “không theo tôn giáo”, mặt khác sử dụng một số biến để đo sựliên quan đến tôn giáo và sau đó là xây dựng một sơ đồ phân loại để gộp cácnhánh giáo phái thành 9 nhóm tín tưỡng Tần số tham dự các nghi lễ tôn giáođược đo lường ngay từ ban đầu bởi một thang thứ tự, được phân hạng từ

“không bao giờ” đến “hơn một lần trong một tuần” Sau đó chuyển kết quảcủa thang đo này thành một thang đo khác bằng cách ước lượng số ngày tham

dự trong một năm và tính toán logic kết quả được chuyển đổi này Để nghiêncứu các chiều cạnh riêng tư và chủ quan của tôn giáo, các phép đo bao gồmmột vài nhóm các nhân tố:

1) Thực hành các nghi lễ tôn giáo riêng tư, bao gồm cầu nguyện và đọc kinh thánh;

2) Tự bày tỏ về tầm quan trọng của tôn giáo trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống;

Trang 40

3) Những trải nghiệm tâm linh và tôn giáo, bao gồm cảm nhận về sự hiện diện và tình yêu của Chúa;

4) Các niềm tin lý thuyết về tôn giáo, bao gồm cả việc đo lường tính bảo thủ tôn giáo như là coi Kinh thánh không thể sai [76]

Cho đến thời điểm hiện nay, một công trình có quy mô lớn hơn cả làBáo cáo chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI- Happy Planet Index) công bố vàotháng 7/2006 Đây là kết quả nghiên cứu của NEF (New EconomicsFoundation), một Tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội có trụ sở tại Vươngquốc Anh Dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế

và các số liệu do chính NEF điều tra, thời gian gần đây, NEF đã đưa ra cácbáo cáo về kinh tế, xã hội và môi trường, v.v… đã gây được tiếng vang nhấtđịnh trong dư luận quốc tế Trong số các báo cáo của NEF, thì báo cáo về chỉ

số hạnh phúc hành tinh năm 2006 là đáng chú ý hơn cả Báo cáo đã thiết kế vàđưa ra một chỉ số định lượng xác định về hạnh phúc, gồm 3 yếu tố cấu thành

cơ bản đó là: i) Mức độ hài lòng với cuộc sống (Life Satisfaction): Mức độđược sống hạnh phúc của con người ở mỗi quốc gia; ii) Tuổi thọ (LifeExpectancy): tuổi thọ bình quân thực tế mà mỗi quốc gia đạt được, khôngphải là tất cả mà chỉ một phần trong đó là những năm sống hạnh phúc; iii)Môi sinh (Ecological Footprint)- dấu chân sinh thái: dấu vết của toàn bộ hệsinh thái xung quanh con người, không chỉ môi trường – con người tiêu dùngtài nguyên tự nhiên đến mức nào, có vượt quá mức độ cho phép mà tự nhiên

đã ban cho con người tại mỗi quốc gia hay không? Có làm tổn hại đến hệ sinhthái mà trong đó con người chỉ là một thực thể sinh học hay không?

Như vậy, có thể nói, các quan điểm nghiên cứu trên đây đã cung cấp đầy

đủ các chiều cạnh về hạnh phúc, thể hiện trên nhiều phương diện và cách tiếpcận khác nhau Từ những nghiên cứu đó, đề tài kế thừa và phát huy nhữngquan niệm về hạnh phúc, hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phântích dữ liệu cũng như những kết quả nghiên cứu đã đạt được làm nền tảng và

cơ sở trong việc nhận diện vấn đề hạnh phúc nói chung và hạnh phúc củangười Công giáo nói riêng Ngoài việc kế thừa và phát huy, đề tài tìm hiểu và

Ngày đăng: 27/05/2019, 17:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anh Đặng Nguyên Anh (2012), Hạnh phúc và sự hài lòng: mục tiêu của biến đổi xã hội và quyền con người. Báo cáo khoa học tại Hội thảo “Biến đổi xã hội, biến đổi khí hậu và quyền con người” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anh Đặng Nguyên Anh (2012), "Hạnh phúc và sự hài lòng: mục tiêu củabiến đổi xã hội và quyền con người". Báo cáo khoa học tại Hội thảo “Biếnđổi xã hội, biến đổi khí hậu và quyền con người
Tác giả: Anh Đặng Nguyên Anh
Năm: 2012
2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2002), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tôn giáo Chính phủ (2002), "Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2002
3. Trương Chí Cương (2007), Tôn giáo học là gì, Nxb tổng hợp Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Chí Cương (2007), "Tôn giáo học là gì
Tác giả: Trương Chí Cương
Nhà XB: Nxb tổng hợp Tp. HCM
Năm: 2007
4. Daniel Daniel M. Haybron (2013), Dẫn luận về hạnh phúc, người dịch:Song Ngư. Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Daniel Daniel M. Haybron (2013), "Dẫn luận về hạnh phúc
Tác giả: Daniel Daniel M. Haybron
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2013
5. Đạt Lai Lạt Ma và Howard C.Cutler. M.D (2016), Sống hạnh phúc, người dịch: Nguyễn Trung Kỳ, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạt Lai Lạt Ma và Howard C.Cutler. M.D (2016), "Sống hạnh phúc
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma và Howard C.Cutler. M.D
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2016
6. Phạm Văn Đẩu (2000), Giáo lý dành cho người trưởng thành, Giáo hạt Thủ Thiêm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Đẩu (2000), "Giáo lý dành cho người trưởng thành
Tác giả: Phạm Văn Đẩu
Năm: 2000
7. Nguyễn Mạnh Đồng (2005), Đức Giesu Kitô đường đến hạnh phúc, Nxb Tôn giáo. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Mạnh Đồng (2005), "Đức Giesu Kitô đường đến hạnh phúc
Tác giả: Nguyễn Mạnh Đồng
Nhà XB: Nxb Tôn giáo. Hà Nội
Năm: 2005
8. Trần Thị Minh Đức – Lê Minh Thiện (2003)“Khía cạnh tâm lý trong hành vi xưng tội của người Công giáo” ,Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Minh Đức – Lê Minh Thiện ("2003)“Khía cạnh tâm lý tronghành vi xưng tội của người Công giáo”
9. Nguyễn Hồng Dương (2003), Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hồng Dương (2003), "Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003
10. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối liên hệ văn hóa và phát triển. Nxb Khoa học xã hội. Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hồng Dương (2004), "Tôn giáo trong mối liên hệ văn hóa và pháttriển
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội. Hà nội
Năm: 2004
12.Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tôn giáo
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2002
13. Mai Thanh Hải (2007), Các Tôn giáo trên thế giới và Việt Nam – Tập 2, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Tôn giáo trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
14.Nguyễn Thị Khánh Hòa (2015), Các yếu tố ảnh hướng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Khánh Hòa (2015), "Các yếu tố ảnh hướng đến lòng tin xã hộicủa người Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Hòa
Năm: 2015
15.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Văn hóa Tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb LLCT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), "Văn hóa Tôn giáo với phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb LLCT
Năm: 2015
16. Hội đồng Giám mục Việt Nam (1996), Giáo luật Hội thánh Công giáo, bộ Giáo luật 1983, bản dịch được Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận làm bản dịch chính thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng Giám mục Việt Nam (1996), "Giáo luật Hội thánh Công giáo, bộGiáo luật 1983
Tác giả: Hội đồng Giám mục Việt Nam
Năm: 1996
17. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Giáo lý đức tin (2013), Bản hỏi thưa Giáo lý Hội thánh Công giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản hỏi thưa Giáo lý Hội thánh Công giáo
Tác giả: Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Giáo lý đức tin
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2013
18.Tạ Chí Hồng (2007), Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của Phật Giáo, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Chí Hồng (2007), "Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của Phật Giáo
Tác giả: Tạ Chí Hồng
Năm: 2007
19. Trần Hữu Hợp (2004), Sự hình thành công đồng người Việt Công giáo vùng đồng bằng song Cửu Long, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hữu Hợp (2004), "Sự hình thành công đồng người Việt Công giáovùng đồng bằng song Cửu Long
Tác giả: Trần Hữu Hợp
Năm: 2004
26. Nguyễn Quang Hưng (2004), Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Tạp chí Nghiên cứu Tông giáo, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Hưng (2004), "Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳsau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
Tác giả: Nguyễn Quang Hưng
Năm: 2004
27.Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Lữ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb tôn giáo
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w