1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG dạy học TRẢI NGHIỆM ở các TRƯỜNG TIỂU học tại THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên

40 952 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Dạy Học Trải Nghiệm Ở Các Trường Tiểu Học Tại Thành Phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên
Trường học Trường Tiểu Học Lê Văn Tám
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Tuy Hòa
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 55,76 KB

Nội dung

Thu thập thông tin về thực trạng nhận thức và vận dụng dạyhọc trải nghiệm trong dạy học ở một số trường tiểu học trên địa bànthành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất quy trình vận

Trang 1

THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA,

TỈNH PHÚ YÊN

Trang 2

- Khái quát chung về khảo sát thực trạng

- Mục tiêu khảo sát.

Thu thập thông tin về thực trạng nhận thức và vận dụng dạyhọc trải nghiệm trong dạy học ở một số trường tiểu học trên địa bànthành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất quy trình vận dụngdạy học trải nghiệm trong dạy học các môn học ở tiểu học

- Nội dung khảo sát.

Khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm ở các trường tiểuhọc thông qua các đối tượng là CBQL, GV (gọi chung là GV tiểuhọc) và phụ huynh HS Nội dung khảo sát sẽ tập trung vào cácvấn đề sau:

 Thực trạng nhận của GV về dạy học trải nghiệm

- Nhận thức của GV về các khái niệm như: trải nghiệm, dạyhọc trải nghiệm

- Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc vận dụngdạy học trải nghiệm đối với học sinh tiểu học

- Nhận thức về vị trí, vai trò của của dạy học trải nghiệmtrong chương trình giáo dục phổ thông mới

Trang 3

- Nhận thức về khả năng vận dụng dạy học trải nghiệmtrong các môn học ở tiểu học.

- Nhận thức của GV về một số quan điểm khi vận dụng dạyhọc trải nghiệm ở tiểu học

 Thực trạng sử dụng dạy học trải nghiệm trong trường tiểuhọc

- Thực trạng về mức độ tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm

Trang 4

- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhu cầu về tài liệu hướng dẫncủa GV về dạy học trải nghiệm ở tiểu học.

- Địa bàn và đối tượng khảo sát.

- Địa bàn khảo sát.

Vài nét về thành phố Tuy Hòa.

Tuy Hòa là một thành phố biển trực thuộc tỉnh Phú Yên nằm

ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam Được mệnh danh là thành phốcực đông của tổ quốc Thành phố có diện tích 107 km² (10.682 hadiện tích tự nhiên), phía bắc giáp với huyện Tuy An, phía tây giápvới huyện Phú Hòa, phía nam giáp với huyện Đông Hòa vàgiáp biển Đông ở phía Đông với toàn chiều dài bờ biển trên

30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km về phíaNam

Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạlưu Sông Ba (tên khác là sông Đà Rằng) bồi đắp Có 2 ngọn núi lànúi Chóp Chài và núi Nhạn nằm ở ngay trung tâm thành phố nằm trên QL1 nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Nam Bãibiển Tuy Hòa là một bãi ngang trải dài, thơ mộng với bãi cát trắng

là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố

Các trường khảo sát

Trang 5

Trên địa bàn thành phố bao gồm 20 trường tiểu học, để tiếnhành khảo sát thực trạng vận dụng dạy học trải nghiệm ở cáctrường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, chúng tôi đãchọn ra ba trường tiểu học trên địa bàn thành phố đó là: Trườngtiểu học Lê Văn Tám, trường tiểu học Lạc Long Quân và trườngtiểu học Trưng Vương.

Đây là ba trường có chất lượng giáo dục tốt trên địa bànthành phốvà là những trường có bề dày truyền thống và đạt nhiềuthành tích cao trong dạy học và giáo dục HS Đội ngũ GV đều đạtchuẩn, có năng lực chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy và giáo dục HS Cơ sở vật chất của cácnhà trường tương đối đầy đủ, là những trường thường đứng top đầutrong thành phố về thành tích dạy học, giáo dục và các phong tràohoạt động Chính vì vậy mà cán bộ quản lý, GV và cán bộ nhânviên nhà trường rất quan tâm đến việc vận dụng những phươngpháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học giúp các em

có thể thích ứng với yêu cầu không ngừng nâng cao của nhà trường,gia đình và xã hội

- Đối tượng khảo sát

Trang 6

- Đối tượng khảo sát: 130 người (GV: 120 người, CBQL: 10người), đối với phụ huynh HS chúng tôi thông qua tọa đàm đểkhảo sát.

- Phương pháp khảo sát.

- Điều tra bằng phiếu hỏi: 130 phiếu ( GV: 120 phiếu,CBQL: 10 phiếu)

- Phỏng vấn, tọa đàm: 28 người ( GV: 20, CBQL: 3, phụhuynh HS: 5 người)

- Quan sát sư phạm, dự giờ môn Khoa học lớp 4, 5 tai một

số trường tiểu học

- Kết quả khảo sát thực trạng

- Thực trạng nhận thứcvề dạy học trải nghiệm.

- Nhận thức về khái niệm dạy học trải nghiệm.

Để khảo sát nhận thức của GV và CBQL về khái niệm dạyhọc trải nghiệm, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trongphiếu khảo sát (phụ lục 1) Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.1sau đây:

Trang 7

Biểu đồ 2.1 cho thấy có 45,38% GV, CBQL nhận thức đúng

về khái niệm trải nghiệm và dạy học trải nghiệm; bên cạnh đó bộphận GV, CBQL hiểu chưa đầy đủ về khái niệm trải nghiệm vàdạy học trải nghiệm còn chiếm tỉ lệ khá cao ( 54.62%) Điều nàychứng tỏ, vẫn còn một số lượng lớn GV,CBQL tiểu học hiểu chưađầy đủ và chưa đúng về khái niệm trải nghiệm và dạy học trảinghiệm Theo chúng tôi, một trong các nguyên nhân là do tài liệunghiên cứu trải nghiệm và dạy học trải nghiệm chưa nhiều, chưađược phổ biến rộng rãi đến GV và CBQL tiểu học ở địa bàn TPTuy Hòa; nguyên nhân khác là hầu hết GV, CBQL tiểu học đềuchưa từng được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về trảinghiệm và dạy học trải nghiệm

Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn GV, CBQL quanniệm về trải nghiệm và dạy học trải nghiệm, Cô Nguyễn ThịXuyên trường tiểu học Trưng Vương, thành phố Tuy Hòa chobiết: “Đã nghe qua về trải nghiệm và dạy học trải nghiệm nhiềurồi, tuy nhiên đó chỉ là nghe nói, nghe trên báo chí, các phươngtiện thông tin thôi, chứ chưa được tiếp cận bằng tài liệu hay cáclớp tập huấn nào hết, nên cũng mù mờ lắm, chưa biết như thế nàocho chính xác” Cô Nguyễn Thị Hải Yến, trường tiểu học LạcLong Quân, thành phố Tuy Hòa, nói: “Nghe nói nhiều rồi, cũngmuốn tìm hiều rõ hơn, kĩ càng và chính xác hơn về trải nghiệm và

Trang 8

dạy học trải nghiệm lắm vì thấy nó khá hay, tuy nhiên lại chưa cómột tài liệu chính thống nào cả nên cũng khó.” Đa phần các GVkhác khi được phỏng vấn cũng có cùng quan điểm như trên Điềunày cho thấy việc hiểu đầy đủ, chính xác khái niệm trải nghiệm vàdạy học trải nghiệm đối với GV, CBQL ở các trường tiểu học cònnhiều hạn chế Mà nguyên chính là chưa tiếp cận được tài liệuvềtrải nghiệm và dạy học trải nghiệm.

- Nhận thức về tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học trải nghiệm đối với học sinh tiểu học.

- Tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học trải nghiệm đối

với học sinh tiểu học

Số lượng HS trong cấp học này rất đông, trẻ em của cấp họcnày có đặc điểm nhận thức riêng, trí nhớ của HS tiểu học là loạitrí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ-logic, vì vậy dạy học trải nghiệm là một phương pháp vô cùngphù hợp Bên cạnh đó, tiểu học là lứa tuổi đang phát triển và địnhhình dần về nhân cách, nên việc hình thành những hiểu biết,những vốn kiến thức thông qua trải nghiệm sẽ dễ dàng để lại dấu

ấn sâu sắc, khó phai trong cuộc sống sau này của trẻ

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu ý kiến thông qua đàmthoại, phỏng vấn các CBQL và GV tiểu học Thầy Cao Sĩ Dật

Trang 9

hiệu trưởng trường TH lạc Long Quân, tp Tuy Hòa nói: “Nếu vậndụng được dạy học trải nghiệm thì đây là một điều hết sức đángmừng, bởi những lợi ích mà nó mang lại là rất lớn” Cô NguyễnThị Tú trường tiểu học Lê Văn Tám phát biểu: “Đây là lứa tuổinhanh nhớ mà cũng nhanh quên, để khắc sâu kiến thức cho HStiểu học thì cách hiệu quả nhất là cho các em tự mình trảinghiệm”.Những điều này đã cho thấy, việc vận dụng dạy học trảinghiệm cho HS tiểu học là không thể thiếu.

- Nhận thức về vị trí và vai trò của dạy học trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy, có 92,3% GV nhậnthức vị trí, vai trò của dạy học trải nghiệm trong chương trìnhgiáo dục phổ thông mới ở mức rất quan trọng, còn lại một số ít

GV nhận thức ở mức có cũng được, không có cũng được (6,2%),mức không quan trọng (1.5%)

Điều này chứng tỏ phần lớn bộ phận GV đã nhận thức đượctầm quan trọng về vị trí, vai trò của dạy học trải nghiệm trongchương trình giáo dục phổ thông mới

- Nhận thức về khả năng vận dụng dạy học trải nghiệm trong các môn học ở tiểu học.

Trang 10

Để khảo sát khả năng vận dụng DHTN trong các môn học ởtiểu học, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 5 trong phiếu khảo sátKết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.4 sau đây:

Qua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy rằng: các môn học nhưToán, Âm nhạc, Thể dục, Thủ công, Mĩ thuật không có GV nào lựachọn Chứng tỏ khả năng vận dụng DHTN ở các môn học này làhầu như không có Các môn có tỉ lệ GV lựa chọn thấp đó là: Tiếngviệt (8,46%), Đạo đức (33,85%), Lịch sử và Địa lí (42,31%) Vàmôn học có tỷ lệ GV cao nhất (100%) đánh giá có khả năng vậndụng dạy học trải nghiệm cho HS tiểu học chính là môn Khoa học.Theo tôi, đây là ý kiến hết sức đúng đắn Bởi vì, đối với học sinhtiểu học, việc học tập môn khoa học cần chú trọng nhiều kỹ năngthực hành. Môn Khoa học là môn học tích hợp các kiến thức củakhoa học tự nhiên và khoa học xã hội, là môn học cung cấp cho HScác kiến thức về nhu cầu sinh sống và phát triển của con người vàđộng, thực vật đối với môi trường, giúp HS thấy được vai trò củamột số vật chất và các dạng năng lượng thường gặp Môn học nàyhình thành cho HS kỹ năng phòng tránh các bệnh tật, các kỹ nănghọc tập trong môi trường; giúp HS có ý thức giữ gìn sức khỏe, biếtyêu quý và bảo vệ môi trường xung quanh Nên GV nếu chỉ giảngbài bằng lí thuyết suông thì HS sẽ rất nhàm chán và khó hình dung,dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không hiệu quả Vì thế thay vì ngồi

Trang 11

một chỗ nghe cô giáo giảng, HS có thể trực tiếp thực hành, tự mìnhtrải nghiệm để tìm ra kiến thức sẽ giúp các em hứng thú với bài họchơn và khắc sâu kiến thức hơn Do đó, việc vận dụng dạy học trảinghiệm trong môn học này là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả

và chất lượng dạy học môn học

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tìm hiểu thêm suy nghĩ của

GV và CBQL về khả năng vận dụng DHTN trong các môn học ởtiểu học Ông Phan Tấn Hoàng, phó phòng Giáo dục tp Tuy Hòa,cho biết “đổi mới phương pháp giảng dạy luôn là ưu tiên hàngđầu của tất cả các bậc học, không riêng gì tiểu học Đặc biệt đốivới môn khoa học, việc vận dụng dạy học trải nghiệm sẽ giúpgiáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động trên lớp” Đồng quanđiểm, ông Hà Duy Bình, phó hiệu trưởng trường tiểu học TrưngVương, tp Tuy Hòa, khẳng định: “Thay cho cách học truyềnthống, trong đó giáo viên truyền thụ kiến thức, học sinh lĩnh hộimột chiều, phương pháp dạy học trải nghiệm sẽ giúp nâng caonăng lực nghiên cứu và kỹ năng thực hành cho học sinh Ngoài ra,các em còn được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, phương pháp họctập theo nhóm, hình thành thói quen đặt câu hỏi vì sao trước mọivấn đề” Đây cũng là một trong những mục tiêu của dự ánSEQAP - chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học do

Bộ GD-ĐT triển khai tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước từ tháng

Trang 12

3-2010.Cô Nguyễn Minh Tâm, giáo viên trường tiểu học TrưngVương, TP tuy hòa cho hay: “Đối với môn Lịch sử và Địa lí,chúng ta cũng có thể tổ chức cho HS học tập trải nghiệm thôngqua việc đi tham quan, thực tế đối với các bài học liên quan Tuynhiên, số lượng bài để vận dụng còn ít và mức độ không thườngxuyên” Cô Đào Thu Anh, giáo viên trường tiểu học Lạc LongQuân nói: “Toán là một môn học có tính trừu tượng cao, chính vìthế khả năng tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho HS làrất thấp” Ngoài ra, cô Trần Lệ Thu, Trường Tiểu học Lê Văn Támphát biểu: “Môn Khoa học có nhiều bài học về môi trường tựnhiên Nếu cho các em tham gia hoạt động học tập dựa vào trảinghiệm chắc chắn sẽ hiệu quả và để lại dấu ấn sâu sắc hơn là ngồitrên lớp nghe GV giảng”.

Với những kết quả trên, bước đầu cho thấy, phần lớn CBQL

và GV đều đồng tình về việc vận dụng dạy học trải nghiệm trongmôn Khoa học

-Nhận thức của giáo viên về một số quan điểm khi vận dụng dạy học trải nghiệm ở tiểu học.

Để khảo sát thái độ của GV về một số quan điểm khi vậndụng DHTN ở tiểu học, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 6 trongphiếu khảo sát (Phụ lục 1) Kết quả được thể hiện qua

Trang 13

- Thái độ của giáo viên về một số quan điểm khi vận dụng dạy

học trải nghiệm ở tiểu học

Đồn

g ý

(%)

Phâ n vân

(%)

Khôn g đồng ý

Trang 14

trải nghiệm, HS có cơ

hội kiểm nghiệm những

kinh nghiệm của bản

thân có liên quan đến nội

dung bài học để tự điều

chỉnh

3

GV chỉ nên tổ chức vận

dụng dạy học trải nghiệm

khi có sự chỉ đạo của cấp

trên và đầy đủ tài liệu

nghiệm sẽ tăng cường

được các mối quan hệ

Trang 15

thiết bị dạy học hiện có

- 60% GV đồng ý “Khi tham gia vào hoạt động GDMT dựavào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học, HS có cơ hội kiểmnghiệm những kinh nghiệm của bản thân có liên quan về GDMT

để tự điều chỉnh”

- 81,4% GV đồng ý với nhận định “GV chỉ nên tổ chức vậndụng dạy học trải nghiệm khi có sự chỉ đạo của cấp trên và đầy đủ

Trang 16

tài liệu hướng dẫn” Điều này cho thấy, GV đánh giá vai trò củacông tác chỉ đạo áp dụng giáo dục vào trải nghiệm từ cấp lãnh đạo(cấp trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT) là rất quan trọng Qua

đó, cũng thể hiện việc vận dụng dạy học trải nghiệm ở tiểu họcchưa được cấp quản lý chỉ đạo triển khai, chưa cung cấp được cáctài liệu hướng dẫn để GV hiểu rõ hơn về dạy học trải nghiệm

- 98,8% GV đồng ý với nhận định “Vận dụng dạy học trảinghiệm sẽ tăng cường được mối quan hệ gắn kết giữa gia đình,các lực lượng xã hội và nhà trường trong dạy học” Đây là nhậnđịnh đúng đắn của GV Để HS trải nghiệm trong môi trường thựctiễn, việc gia đình, các lực lượng xã hội và nhà trường có sự gắnkết là điều cần thiết Việc gắn kết đó nhằm đảm bảo cho các hoạtđộng diễn ra được thuận lợi Qua đó, tạo mối liên hệ chặt chẽ hơnnữa giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục toàn diện choHS

-100% GV đồng ý với nhận định “Vận dụng dạy học trảinghiệm sẽ phát huy tính năng động, tích cực của HS, hạn chếđược việc HS học tập thụ động của HS” Với tỷ lệ cao GV đồng ý

về các nhận định trên cho thấy, GV tiểu học có sự tự tin về hiệuquả khivận dụng dạy học trải nghiệm cho HS tiểu học Đây lànhững thuận lợi bước đầu cho việc vận dụng dạy học trải nghiệm

ở trường tiểu học và cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn nội dung

Trang 17

dạy học, bài dạy phù hợp nhằm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quảkhi vận dụng dạy học trải nghiệm.Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ GVphân vân ở các nhận định trên, chúng tôi phải nghĩ đến việc một

số GV còn nghi ngờ về tính hiệu quả hoặc chưa am hiểu về dạyhọc trải nghiệm

- 54,2% GV không đồng ý và 25% GV còn phân vân vềnhận định “Tổ chức vận dụng dạy học trải nghiệm phải có sự phùhợp với các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện cótại nhà trường”; 20,8% GV đồng ý với nhận định này Điều đócho thấy GV hiểu chưa đầy đủ về dạy học trải nghiệm Với GV,các hoạt động dạy học thường chỉ diễn ra trong nhà trường, trênlớp học, nên việc cho rằng “Phải có sự phù hợp các điều kiện cơ

sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có tại nhà trường” là hoàntoàn có thể hiểu được Tuy nhiên, có một điều các GV chưa hiểu

rõ, đó là khi dạy học trải nghiệm, bên cạnh việc học tập trong môitrường thực tiễn tại trường, GV còn có thể tổ chức cho HS trảinghiệm qua các hoạt động diễn ra ngoài nhà trường, ở cộng đồnghoặc ở gia đình HS

Chúng tôi cũng đã tìm hiểu thái độ của phụ huynh HS vềhoạt động dựa vào trải nghiệm Phụ huynh Nguyễn Thanh Sang,Trường Tiểu học Lạc Long Quân, tp Tuy Hòa nói: “Nếu nhàtrường hoặc GV tổ chức cho các em trải nghiệm thực tế để học

Trang 18

tập thì chúng tôi rất ủng hộ Tôi cũng mong muốn những gì con

em mình đƣợc học ở trên sách vở, ở trường và ngoài thực tế phải

có sự liên hệ, gắn kết với nhau, học về con vật thì phải biết chămsóc, bảo vệ, phải biết con vật nào có lợi, con vật nào có hại chứhọc mà không biết gì, chỉ thuộc lòng thì không nên” Phụ huynh

Lê Văn Hùng, Trường Tiểu học Trưng Vương cũng nói: “Những

gì các em học được ở trường thì làm sao phải áp dụng được ở nhà,chúng tôi rất sẵn lòng tạo điều kiện để nhà trường và giáo viênhướng dẫn các em về nhà thực hành hoặc chuẩn bị thông tin ở giađình để các em học tập” Tương tự, phụ huynh Nguyễn Lê ThanhMinh, Trường Tiểu học Lê Văn Tám nói: “Nếu nhà trường dạyhọc mà cho các em đi thực tế đến những địa điểm cần tìm hiểu đểhọc thì tôi nghĩ hiệu quả sẽ được nâng cao hơn nhiều” Qua đó, cóthể nhận thấy, phụ huynh hết sức đồng tình và ủng hộ việc dạyhọc trải nghiệm của giáo viên và nhà trường dành cho con emmình

- Thực trạng sử dụng dạy học trải nghiệm trong trường tiểu học.

- Thực trạng sử dụng các phương pháp, kĩ thật dạy học của

GV ở trường tiểu học.

Để khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp, kĩ thuậtdạy học của GV ở trường tiểu học, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi

Trang 19

số 7 trong phiếu khảo sát (phụ lục 1) Kết quả được thể hiện quabảng 2.2 sau đây:

- Thực trạng sử dụng PP, kỹ thuật dạy học của GV ở trường

(%)

Hiếm khi/

Trang 20

M = 2,58 Tuy nhiên, các PP này lại được xem là ít có thế mạnhtrong việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS

Trong khi các PPDH được coi có khả năng phát huy tính tíchcực học tập, nghiên cứu của HS, đồng thời khơi dậy được sự hứngthú, hợp tác bằng KN thực tế liên quan đến học tập thì ít được sửdụng như: thảo luận nhóm với M = 2,31; đóng vai với M = 1,38; xử

lí tình huống với M= 1,35; dự án với M = 1,08; hoặc các kĩ thuậtdạy học như: bể cá với M = 1,09; mảnh ghép với M = 1,12, ổ bi với

M = 1,07, khăn trải bàn với M = 1,15 (đây là những pp và kĩ thuậtrất có ưu thế trong dạy học trải nghiệm)

Ngày đăng: 23/05/2019, 22:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   thức   dạy - THỰC TRẠNG dạy học TRẢI NGHIỆM ở các TRƯỜNG TIỂU học tại THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên
nh thức dạy (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w