Vớinhững thành tựu chung của nền kinh tế, thương mại trên địa bàn Lạng Sơn cũng đã phát triển và tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp gần 20% vào GDRP củaTỉnh, đặc biệt là hoạt động xu
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
PHẦN I 1
ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 1
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn 1
1.1.1 Vị trí địa lý 1
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 1
1.1.3 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3
1.1.4 Tình hình phát triển thương mại và một số ngành dịch vụ 3
1.2 Đặc điểm và điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 4
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 4
1.2.2 Điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 5
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 7
1.3.1 Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 7 1.3.2 Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 8 PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2017 11
2.1 Tổng quan về hoạt động XNK trên địa bàn giai đoạn 2011-2017 11
2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh 11
2.1.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh 11
2.1.3 Chủ thể và lao động tham gia hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh 14
2.1.4 Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Tỉnh 15
2.1.5 Hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh 15
2.1.6 Tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh 16 2.1.7 Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh 18
2.1.8 Hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh 21
2.1.9 Hợp tác thương mại giữa Lạng Sơn với một số đối tác 24
2.2 Đóng góp của hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 26
Trang 22.2.1 Đóng góp của hoạt động XNK trong phát triển KT-XH của Tỉnh 26
2.2.2 Đóng góp trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu 27
2.2.3 Đóng góp khác của hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh 27
2.3 Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc 28
2.3.1 Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam 28 2.3.2 Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Trung Quốc 31 2.4 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011-2017 34
2.4.1 Thành công và nguyên nhân 34
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 36
PHẦN III 39
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 39
3.1 Bối cảnh và những cơ hội, thách thức với phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 39
3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tình 39
3.1.2 Phân tích SWOT về triển vọng phát triển xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn tới 42
3.2 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 43
3.2.1 Quan điểm phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030 43
3.2.2 Định hướng, mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 44
3.3 Nhiệm vụ phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 47
3.3.1 Nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án 47
3.3.2 Nguồn kinh phí huy động thực hiện Đề án 50
Trang 3PHẦN IV GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
52
4.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu 52
4.2 Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 52
4.3 Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu 54
4.4 Giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp XNK trên địa bàn 54
4.5 Giải pháp về xúc tiến thương mại 56
4.6 Giải pháp về chuyển đổi cơ cấu thị trường và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 57 4.7 Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, khai thác khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn 61
4.8 Một số giải pháp khác 61
PHẦN V TỔ CHỨC THỰC HIỆN 63
5.1 Nội dung tổ chức thực hiện 63
5.2 Trách nhiệm của Sở Công Thương 63
5.3 Trách nhiệm của Sở, ngành liên quan 64
PHẦN VI KIẾN NGHỊ 66
6.1 Kiến nghị với Chính phủ 66
6.2 Với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan 66
KẾT LUẬN 67
PHỤ LỤC 69
Trang 4Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ASEAN Association of South East Asia
Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Product
Tổng sản phẩm trong nước
giới
Trang 5ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại của ViệtNam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã có những bước phát triển nhanh vàtoàn diện, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trởthành trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Lạng Sơn được thể hiện rõ trên haimặt có quan hệ mật thiết với nhau, đó là, một mặt thu hút đầu tư từ bên ngoài làđộng lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, mặt khác, mở rộng và đẩy nhanh quan hệthương mại quốc tế để phát huy tối đa những lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh,đem lại lợi ích cho nền kinh tế Tỉnh thông qua hoạt động ngoại thương
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đạt được tốc độ tăng trưởng khá, bìnhquân trên 8%/năm - luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước Vớinhững thành tựu chung của nền kinh tế, thương mại trên địa bàn Lạng Sơn cũng
đã phát triển và tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp gần 20% vào GDRP củaTỉnh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩuqua các cửa khẩu Lạng Sơn có mức tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quântăng trên 22%/năm, không chỉ đóng góp chung vào tăng trưởng và phát triển xuấtnhập khẩu của cả nước, mà còn góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trên địabàn, nâng cao chất lượng đời sống người dân Lạng Sơn
Với vị thế địa - kinh tế, địa - chiến lược, tỉnh Lạng Sơn có đường biên giớivới Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi thế và cơ hội cũng như thách thức đối vớixuất nhập khẩu của Tỉnh Với 02 cửa khẩu quốc tế (Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị
và Cửa khẩu ga đường sắt liên vận Quốc tế Đồng Đăng), 01 cửa khẩu chính và có
hệ thống các cửa khẩu phụ và đường qua lại biên giới theo tập quán của cư dânbiên giới; là điểm đầu của Việt Nam trong hành lang kinh tế Nam Ninh (TrungQuốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, cùng tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam(Lạng Sơn-Hà Nội-Tp Hồ Chí Minh-Mộc Bài); đồng thời cũng là “cầu nối” quantrọng nối các tỉnh phía Nam Trung Quốc ra các cảng biển với Việt Nam và cácnước trên thế giới, cũng như với các nước ASEAN và cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) trên hệ thống đường giao thông đang ngày càng được cải thiện và thuậnlợi, đây là những lợi thế quan trọng để phát triển thương mại nói chung và xuấtnhập khẩu nói riêng của Tỉnh Tuy nhiên, những lợi thế và tiềm năng đó vẫn chưađược phát huy đầy đủ và thiếu các điều kiện để khai thác nhằm đem lại những lợi
Trang 6ích thiết thực hơn trong thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóacủa Tỉnh Mặt khác, việc có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi hơn so với một sốtỉnh lân cận trong giao thương với Trung Quốc cũng đem lại nhiều thách thức chocông tác quản lý XNK như phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, nâng caonăng lực của bộ máy quản lý nhà nước để theo kịp sự phát triển nhanh chóng củahoạt động XNK trên địa bàn
Trong những năm tới, trước xu thế phát triển của cuộc Cách mạng Côngnghiệp lần thứ 4 (4.0), với sự chủ động hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào kinh
tế khu vực và thế giới, sự phát triển và tăng trưởng nhanh của sản xuất hàng hóa,dịch vụ và đầu tư trên phạm vi cả nước và trên địa bàn Tỉnh sẽ tạo các điều kiện
và thời cơ mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của Tỉnh phát triển và bền vững
Trước những yêu cầu mới trong phát triển thương mại nói chung và xuất
nhập khẩu nói riêng của Tỉnh và cả nước, nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết, nhằm phát triển bền vững hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội và định hướng phát triển ngành thương mại của Tỉnh
2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướngđến năm 2030
- Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoáthời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng chính phủphê duyệt đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH vàphát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 19/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ Công Thươngphê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020
- Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương vềphê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành langkinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, cóxét đến năm 2025
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phêduyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
và định hướng đến năm 2030
Trang 7- Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký ngày12/9/2016 và Quyết định số 2534/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủnước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
- Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương Phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt
- Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 17/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc xác định tên gọi các cửa khẩu phụ và xác lập phạm vi khu vực cửa khẩu
- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc công bố khu vực quy hoạch kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, táixuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơnphê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuấtkhẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- Quyết định số 1504/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc mở rộng phạm vi khu vực cửa khẩu Nà Nưa và Bình Nghi
- Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnhLạng Sơn khóa XVI, kỳ họp thứ tư về điều chỉnh quy hoạch phát triển nôngnghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnhLạng Sơn về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí xây dựng Đề án “Pháttriển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, địnhhướng đến năm 2030”
- Quyết định số 04/QĐ-SCT ngày 04/01/2018 của Sở Công Thương tỉnhLạng Sơn về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn xây dựng
Đề án “Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm
đã được phê duyệt
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện và thành phố trênđịa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng nămcủa UBND tỉnh Lạng Sơn
- Các văn bản, tài liệu liên quan khác (Số liệu thống kê của tỉnh; kết quảđiều tra khảo sát, )
Trang 84 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề án
a) Mục tiêu của đề án
Xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển xuấtnhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìnđến năm 2030
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnhLạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu đề án
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê kinh tế, đánh giá thực trạngphát triển xuất nhập khẩu của Tỉnh và dự báo xu hướng phát triển của các đốitượng nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế được sử dụng để thu thập tài liệu, sốliệu phục vụ nghiên cứu xây dựng đề án
- Phương pháp dự báo, so sánh và các chỉ tiêu phát triển ngành được sosánh giữa các địa phương và với một số tỉnh trong vùng và cả nước
- Phương pháp phân tích SWOT (Thuận lợi, Khó khăn, Cơ hội, Thách thức)được sử dụng trong đánh giá triển vọng phát triển xuất nhập khẩu của Tỉnh giaiđoạn tới
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong quá trình đánh giá nhân tốảnh hưởng, cơ hội và thách thức, xây dựng quan điểm, định hướng phát triển xuấtnhập khẩu trên địa bàn Tỉnh
6 Kết cấu nội dung của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề án được kết cấu thành 6 phần:
Phần I: Điều kiện, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Phần II: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017
Trang 9Phần III: Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phần IV: Giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phần V: Tổ chức thực hiện.
Phần VI: Kiến nghị.
Trang 10PHẦN I ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
1.1.1 Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, có tổng diện tích đất tự nhiên là831.009 ha, bằng 2,5 % diện tích cả nước1 Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phíaĐông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Namgiáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Tây Nam giáp Thái Nguyên
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) Lạng Sơn
-Hà Nội - Hải Phòng; nằm cạnh tam giác kinh tế -Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh, Tỉnh có các tuyến quốc lộ quan trọng đi qua các huyện, thành phố nối sangcác tỉnh bạn Vị thế địa kinh tế của Tỉnh đem lại lợi thế thuận lợi cho phát triểnkinh tế, giao lưu hàng hóa trong và ngoài Tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển XNKtrên địa bàn
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2011-2017, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng từ13.021 tỷ đồng lên 18.645 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,43 lần, tốc độ tăng trungbình cả giai đoạn là 6,17%/năm Trong đó giá trị dịch vụ tăng từ 7.411 tỷ đồnglên 10.933 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,48 lần, tốc độ tăng trung bình đạt 6,69
%/năm, cao hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm toàn Tỉnh (Phụ lục - Bảng 1) Riêng
năm 2018 giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh tăng 7,17% so với cùng kỳ
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp tăng GRDP bình quân đầu người, từ 21,2triệu đồng năm 2011 lên 35 triệu đồng năm 2017, tương đương hơn 1.500 USD,mức tăng bình quân cả giai đoạn đạt 8,76% Tuy nhiên, GRDP bình quân đầungười của Tỉnh vẫn thấp hơn so với cả nước (2.400 USD năm 2017), năm 2018GRDP bình quân đầu người đạt 36,1 triệu đồng
Vốn đầu tư phát triển của Tỉnh
Lạng Sơn đã chú trọng đổi mới cơ chế chính sách, cải cách hành chính, cảithiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồnvốn đầu tư phát triển Nhờ đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Tỉnhtăng bình quân 11,94%/năm giai đoạn 2011-2017, đạt 12.809 tỷ đồng năm 2017
(Phụ lục - Hình 1) Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần (Phụ lục - Bảng 2) cho
thấy xu hướng tăng trong đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước (từ 63,69% lên74,04%), giảm trong đầu tư từ khu vực FDI (từ 7,68% xuống 0,34%) và ổn định
1 Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2017
Trang 11trong đầu tư từ khu vực nhà nước Xu hướng này cũng phản ánh sự thay đổi trongvai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế của Lạng Sơn Cơ cấuvốn đầu tư trong các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi với mức giảm mạnh trongđầu tư vào ngành CN (khai khoáng, chế biến chế tạo), và mức tăng đáng kể trongngành nông nghiệp, xây dựng, vận tải kho bãi, cho thấy phát triển công nghiệptrên địa bàn thời gian qua sụt giảm, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh phụ thuộc phầnlớn vào đầu tư hạ tầng
Kết cấu hạ tầng
- Hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông vận tải của Lạng Sơn chủ yếu làgiao thông đường bộ và đường sắt, giao thông đường sông chưa phát triển Trênđịa bàn Tỉnh có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua (1A, 1B, 4A, 4B, 279, 31) Cáctuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các công trình đường tuần tra biên giới, đường rabiên giới trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua được đầu tư nâng cấp và cải tạo.Mạng lưới giao thông của Tỉnh thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, vận tải hànhkhách và XNK trên địa bàn
- Hạ tầng thương mại: Lạng Sơn có 12 cửa khẩu giáp biên giới Trung
Quốc, cùng với 83 chợ các loại (Phụ lục - Bảng 3) Các hình thức kinh doanh
thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị đã xuất hiện tại một sốđịa phương Hạ tầng thương mại khá phát triển so với các tỉnh miền núi phía Bắckhác, đây là lợi thế của tỉnh trong phát triển thương mại, hỗ trợ tốt cho phát triểnmạng lưới mua bán các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
1.1.2.2 Tình hình phát triển xã hội
Về dân số, tính đến năm 2017, dân số tỉnh Lạng Sơn ước khoảng 768,7
nghìn người, mật độ dân số đạt 92,5 người/km2, thấp hơn nhiều so với mật độtrung bình cả nước (280 người/km2) Dân cư phân bố không đồng đều giữa cáchuyện, trong đó Tp Lạng Sơn có mật độ dân cư cao nhất với 1.217 người/km2,thấp nhất là huyện Đình Lập với 23,04 người/km2
Về lao động, dân số trong độ tuổi lao động của Tỉnh đạt gần 500 nghìn
người, chiếm 65% tổng dân số Lao động chủ yếu tập trung trong khu vực nôngthôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 47,6% năm 2017
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm còn 19,07%, chủ yếu tập trung ở cáchuyện biên giới Phần lớn hộ nghèo đã được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,tuy nhiên chất lượng dịch vụ xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân
Lạng Sơn đã xây dựng được hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ mầm nonđến phổ thông trung học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Mạnglưới thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư với tốc độ phát triển nhanh Công tácvăn hóa - xã hội đã và được quan tâm và đầu tư Tuy nhiên, đặc thù về điều kiện
tự nhiên tác động không nhỏ đến hiệu quả thực thi các chính sách an sinh xã hội,đặc thù về dân số khiến tổng cầu hàng hóa dịch vụ thấp Đời sống vật chất củangười dân và chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn dù không ngừng được nângcao nhưng vẫn khá thấp
Trang 121.1.3 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngànhnông, lâm thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng mức độ chuyểndịch khá chậm Năm 2011, cơ cấu nông – công – dịch vụ trên địa bàn là 28,73% -16,66% - 54,61%, đến năm 2017, cơ cấu ngành tương ứng là 22,02%-19,34%-
58,64% (tỷ trọng có tính thuế là: 22,85%-18,28%-49,73%) Về cơ bản, cơ cấu
kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng hiện đại, dịch vụ - thương mại đã vàđang phát huy vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn Tỉnh.Tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp cao và tỷ trọng công nghiệp thấp ảnh hưởngnhiều đến năng lực sản xuất hàng hóa trên địa bàn, tác động đến cơ cấu hàng hóa
trong thương mại nội tỉnh và XNK (Phụ lục – Hình 2).
1.1.4 Tình hình phát triển thương mại và một số ngành dịch vụ
Giai đoạn 2011-2017, thương mại nội tỉnh tăng trưởng liên tục Tổng mứcbán lẻ hàng hóa (BLHH) tăng từ 8.858 tỷ đồng năm 2011 lên 14.994 tỷ đồng năm
2017, tốc độ tăng trung bình đạt 9,17%/năm Riêng năm 2018, Tổng mức lưuchuyển hàng hoá đạt 18.400 tỷ đồng, tăng trên 10% so với năm 2017 Trong đógần 100% là đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước với vai trò chủ đạocủa thành phần kinh tế cá thể (trên 83%) và kinh tế tư nhân (khoảng 16-17%) Cơcấu theo nhóm hàng trong thương mại nội tỉnh cho thấy chi tiêu cho hàng hóathiết yếu và nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, đi lại) chiếm tỷ trọng lớn, chi tiêu cho cáchàng hóa và dịch vụ khác không đáng kể (như y tế, giáo dục, văn hóa, ngânhàng ) Điều này phù hợp với mức thu nhập của dân cư trên địa bàn, nhưng cũnghạn chế phát triển thương mại nội địa nói riêng và phát triển thương mại nóichung do quy mô và cơ cấu của tổng cầu còn khá hẹp
Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi sự kết hợp phong phú,hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người, nhờ đó thu hút khánhiều khách du lịch tham quan, công vụ, giao thương với 2,78 triệu lượt khách dulịch năm 2018 Quan trọng hơn, du lịch phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu tạichỗ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp đặc trưng trên địa bàn
Các dịch vụ khác hỗ trợ phát triển XNK cũng không ngừng tăng trưởng:Dịch vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh phát triển nhanh cả về khối lượng hàng hóa,hành khách vận chuyển và số phương tiện vận tải Lĩnh vực tài chính, ngân hànghoạt động ổn định, thanh khoản được đảm bảo, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theohướng tích cực, lãi suất cho vay, lãi suất huy động ổn định ở mức thấp2, tạo điềukiện thúc đẩy đầu tư kinh doanh
1.2 Đặc điểm và điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
Thứ nhất, XNK qua địa bàn là động lực chính cho tăng trưởng XNK
2 Lãi suất huy động từ 1-6 tháng cao nhất là 5,5%; lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6,3-6,5%/năm; cho vay ngắn hạn thuộc lĩnh vực không ưu tiên ở mức 6,5-12%/năm.
Trang 13Vị trí địa lý và sự phát triển của hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thôngcủa Lạng Sơn tạo ra tiền đề và điều kiện cho phát triển XNK qua địa bàn, bởituyến biên giới giữa Lạng Sơn và Quảng Tây là một trong số ít các tuyến đườngthuận lợi cho giao thương hàng hóa do địa hình khá bằng phẳng, hạ tầng đượcđầu tư tốt Lợi thế này khiến Lạng Sơn trở thành tuyến đường trung chuyển chính
từ Việt Nam sang Trung Quốc (năm 2017, XNK qua địa bàn của tỉnh Lạng Sơnđạt hơn 5,2 tỷ USD, trong khi Lào Cai đạt hơn 1,9 tỷ USD, Cao Bằng chưa tới 1
tỷ USD, Hà Giang khoảng 0,55 tỷ USD) Kim ngạch XNK qua địa bàn Tỉnh luônvượt trội so với XK của địa phương (tổng kim ngạch XNK của Tỉnh chỉ đạt 0,457
tỷ USD)
Tăng trưởng nhanh chóng của XNK qua địa bàn là cơ sở để Lạng Sơn nhậnđược nhiều hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút DN kinh doanh dịch vụ hỗtrợ, tạo lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh, thành khác Đây là đặc thù trong XNKcủa Lạng Sơn và là căn cứ thực tế quan trọng định hướng phát triển hạ tầng vàdịch vụ XNK, hướng đến mục tiêu đưa Lạng Sơn trở thành điểm trung chuyểnhàng hóa tập trung hàng đầu tại khu vực phía Bắc
Thứ hai, thị trường XNK đơn nhất
Thị trường XNK của Việt Nam ngày càng đa dạng, nhưng thị trường XNKcủa Lạng Sơn luôn duy trì tình trạng gần như đơn nhất, khi hàng hóa XNK chủyếu với thị trường Trung Quốc Điều này do đặc thù địa lý tiếp giáp với thịtrường có dung lượng cầu lớn nhất thế giới khiến toàn bộ cung hàng hóa từ Lạng
Sơn (và toàn bộ hàng hóa đi qua Lạng Sơn) cũng chỉ đáp ứng một bộ phận cầu
thị trường Đặc điểm này chi phối mạnh mẽ cơ cấu hàng hóa XNK cũng như địnhhướng phát triển XNK của Tỉnh trong giai đoạn tới bởi Trung Quốc đã, đang vàvẫn tiếp tục là thị trường XNK hàng đầu của Việt Nam, đây là xu hướng tất yếukhi phát triển kinh tế và thương mại quốc tế bên cạnh một nền kinh tế lớn Dovậy, phát triển XNK của Tỉnh không thể tách rời thị trường này
Thứ ba, cơ cấu hàng hóa XNK còn tập trung vào các sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, lượng cung không đủ lớn, thiếu tính ổn định
Cơ cấu hàng hóa XNK của Lạng Sơn phụ thuộc lớn vào cầu hàng hóa từTrung Quốc Do cầu thị trường chỉ tập trung vào nhóm hàng thô, sơ chế, nên dùLạng Sơn có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, hoặc một sốngành công nghiệp chế biến, nhưng thực tế trong nhiều năm qua, cơ cấu sảnphẩm XK vẫn không thay đổi với tỷ trọng sản phẩm thô, sơ chế chiếm trên 90%
giá trị XK (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp).
Nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc giúp tăng tiêu thụ các mặt hàngnông nghiệp, công nghiệp, thúc đẩy XK một số sản phẩm có thế mạnh của Tỉnh
(như quế, hồi) Nhưng lượng cung sản phẩm không đủ và thiếu tính ổn định do
đặc thù mùa vụ của sản phẩm nông-lâm nghiệp, khiến giá cả, sản lượng XK củatừng chủng loại hàng hóa biến động liên tục Đồng thời, định hướng sản xuấthàng XK trên địa bàn cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc thay vì
Trang 14năng lực sản xuất nội tại của Tỉnh, do vậy, khi thị trường có biến động, hàng hóaxuất khẩu qua địa bàn của Tỉnh bị ảnh hưởng nhanh chóng.
Cung hàng hóa XK cũng bị chi phối nhiều bởi đặc điểm về tập quán dân
cư, lề lối làm việc, phong tục tập quán, khiến việc thuê nhân công trên địa bàn ở
một số thời điểm gặp khó khăn (các tháng lễ, tết như tháng 12, tháng 1 rất khó thuê nhân công), cung hàng hóa XK không ổn định (ví dụ tháng 7 lịch âm hầu như không có giao dịch)
Thứ tư, thương mại tiểu ngạch đóng vai trò quan trọng trong XNK
Lạng Sơn có trên 231 km đường biên giới với Trung Quốc, hoạt động biênmậu trên địa bàn luôn diễn ra sôi động, trong đó XNK theo hình thức trao đổi của
cư dân biên giới (hay thương mại tiểu ngạch) đóng góp tỷ trọng không nhỏ trong
kim ngạch XNK Thương mại tiểu ngạch không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho cưdân biên giới mà quan trọng hơn, đây là phương thức kinh doanh lâu đời và được
sử dụng rộng rãi để XNK nhiều mặt hàng khó XNK trực tiếp hoặc khó vượt quacác rào cản kỹ thuật vào thị trường Trung Quốc Đặc điểm này làm nảy sinhnhiều vấn đề trong quản lý XNK, cụ thể như khó kiểm soát và thống kê đầy đủkim ngạch XNK theo đường tiểu ngạch, công tác phòng chống gian lận thươngmại, phòng chống dịch bệnh qua biên giới, đảm bảo an ninh trật tự trong thươngmại biên giới v.v…
1.2.2 Điều kiện phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
(1) Thể chế, môi trường kinh doanh: Thể chế, môi trường kinh doanh bao
gồm toàn bộ khuôn khổ chính sách và hệ thống quy định liên quan đến hoạt độngXNK trên địa bàn Tỉnh Để XNK phát triển, thể chế, môi trường kinh doanh cầnđược hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi và góp phần nâng cao nănglực cạnh tranh cho các chủ thể và hàng hóa tham gia vào hoạt động XNK
(2) Hàng hóa XK đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường NK:
Nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra sản phẩm đápứng nhu cầu thị trường sẽ là điểm đột phá giúp giải quyết nhiều hạn chế trongXNK của Tỉnh, như đa dạng hóa thị trường thay vì thị trường đơn nhất, (cầu sảnphẩm thô, sơ chế của Trung Quốc), tăng giá trị gia tăng để tạo thay đổi về chấtcho XNK, thúc đẩy phát triển các dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu hội nhập Ngoài ra, Lạng Sơn là một trong những cửa ngõ nhập khẩu chính từ Trung Quốc,điều kiện để phát triển NK trên địa bàn không phải là tăng khối lượng hay kimngạch NK mà là quản lý và điều tiết luồng và lượng hàng hóa NK để đảm bảoViệt Nam không trở thành thị trường tiêu thụ hàng thứ cấp hay thải loại Do vậy,điều kiện về sản phẩm XNK cần được hiểu và phát huy trên cả 2 khía cạnh: sảnphẩm XK và sản phẩm NK
(3) Nguồn nhân lực có chất lượng: Để phát triển XNK trên địa bàn, Lạng
Sơn cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho XNK, bao gồm nhân lực trong
cơ quan quản lý nhà nước và nhân trong doanh nghiệp XNK Yêu cầu nguồnnhân lực cho XNK tại mỗi vị trí sẽ khác nhau, nhưng quan trọng nhất với nguồnnhân lực XNK của Lạng Sơn là khả năng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Trung và
Trang 15nghiệp vụ ngoại thương Xây dựng được đội ngũ lao động trong lĩnh vực XNKthành thạo tiếng Trung sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh quan trọng của Tỉnh, cụ thểnhư: Nắm bắt thông tin thị trường Trung Quốc nhanh nhạy và chính xác hơn;đàm phán và thương lượng dễ dàng hơn do hiểu về văn hóa kinh doanh; tạo ưuthế đặc biệt so với các tỉnh lân cận Bên cạnh đó, các yêu cầu khác với nguồnnhân lực là kỹ năng, sự am hiểu thị trường, hướng đến chất lượng và hiệu quảcông việc, đặc biệt cần lưu ý đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong bốicảnh CMCN 4.0 đang ảnh hưởng ngày càng lớn đến thương mại nói chung vàhoạt động XNK nói riêng
(4) Hạ tầng thương mại và hạ tầng thương mại biên giới: Đầu tư hạ tầng
đảm bảo sự phát triển đồng bộ và tính liên kết, tương thích cao giữa các cơ sở hạtầng và giao thông là điều kiện trọng yếu để phát triển XNK Với đặc thù địa lý,Lạng Sơn đã và đang được đầu tư rất nhiều cho hạ tầng giao thông, hạ tầngthương mại và hạ tầng phục vụ thương mại biên giới Tuy nhiên, vấn đề kết nốigiữa các phương tiện vận tải và các cơ sở hạ tầng vẫn cần được cải thiện để đảmbảo sự thông suốt trong lưu thông hàng hóa XNK
(5) Thông tin cho hoạt động XNK: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường
cho DN XNK sẽ giúp ổn định hoạt động XNK trong trung và dài hạn Các thôngtin quan trọng hỗ trợ DN sẽ bao gồm (và không hạn chế) thông tin về chính sách
và quy định về XNK và thương mại biên giới của Trung Quốc, nhu cầu hàng hóatrong trung và dài hạn, quy mô thị trường và khả năng phát triển vào sâu trongnội địa, cũng như nguồn cung hàng hóa cho XK,
(6) Dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ XNK: XNK qua địa bàn là thành
phần trọng yếu trong XNK của Lạng Sơn, do vậy, phát triển dịch vụ logisticsđiện tử (electronic logistics) và các dịch vụ hỗ trợ khác (tài chính, bảo hiểm, dulịch, lưu trú, ăn uống, dịch vụ công, dịch vụ cung ứng lao động tạm thời tại khuvực biên giới, dịch vụ đổi tiền, gửi tiền, chuyển khoản, thanh toán, các dịch vụđiện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường ) là điều kiện quan trọng để tạođột phá cho XNK của Tỉnh trong bối cảnh dịch vụ logistics ngày càng phát triểnnhờ CMCN 4.0
(7) Công nghệ mới trong hoạt động XNK: CMCN 4.0 ảnh hưởng nhất định
đến hoạt động XNK của Lạng Sơn, như tạo sự thay đổi trong cách thức đặt hàng
và tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu, đổi mới phương thức kinh doanh và tác độngđến các chu trình logistics, xuất hiện thêm nhiều kho ngoại quan hoặc các cơ sởlưu trữ hàng nước ngoài tại các khu vực biên giới để sẵn sàng cho các đơn hàngonline Việc sử dụng công nghệ thông tin khi tham gia thương mại quốc tế trởthành điều kiện bắt buộc với doanh nghiệp, sử dụng chữ ký, hợp đồng điện tử,hay các ứng dụng định vị như barcode, QR code, cảm biến trở nên ngày càngphổ thông Chính vì vậy, khả năng áp dụng công nghệ trong kinh doanh và quản
lý XNK sẽ là một điều kiện quan trọng để tạo đột phá cho XNK của Lạng Sơn
Trang 161.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
1.3.1 Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
Chính sách phát triển XNK quốc gia: Định hướng, chính sách quan
trọng về phát triển XNK của Việt Nam ảnh hưởng đến XNK Lạng Sơn được thểhiện trong Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm
2030 Theo đó định hướng phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bềnvững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuấtkhẩu một cách hợp lý, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu cógiá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệcao, sản phẩm thân thiện với môi trường Cùng với đó là hệ thống văn bản pháp
lý về thương mại biên giới đang dần được hoàn thiện góp phần tạo thuận lợi choXNK trên địa bàn3
Mức độ hội nhập kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến XNK Lạng Sơn:
Với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, mức độ nhạy cảm của XNK vớibiến động cung - cầu và giá cả thị trường thế giới sẽ ngày càng tăng, ảnh hưởngtrực tiếp đến khối lượng và kim ngạch XNK của các địa phương Hội nhập quốc
tế mang đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa hàng hóa, tăng cơ hộitiêu dùng hàng nhập khẩu; tạo thêm việc làm trong XNK; thúc đẩy sáng tạo vànâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,… Nhưng thách thức cũng khôngít: Giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI; sảnphẩm nội địa mất thị phần; nguy cơ hàng giả, hàng “bẩn”, hàng thải loại xâmnhập thị trường nội địa; hỗ trợ của Nhà nước cho DN giảm dần hoặc chấm dứt;thêm ngân sách dành cho cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách; thị trườngnội địa trở nên nhạy cảm với những bất ổn thế giới,… Tất cả những yếu tố nàyđều tác động đến XNK tỉnh Lạng Sơn ở những mức độ khác nhau
Chính sách liên quan đến XNK của các quốc gia và Trung Quốc:
Trong thương mại quốc tế hiện đang tồn tại hai xu thế đối lập: xu thế phổ biến làtoàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, đồng thời, xu hướng bảo hộ mậu dịchđang hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau Các quốc gia có thể thay đổi xuhướng chính sách XNK tùy vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Với LạngSơn, Trung Quốc là đối tác đặc thù khi hầu hết lượng hàng hóa XNK của LạngSơn đều hướng đến thị trường này Ở góc độ vĩ mô, Trung Quốc vẫn tiếp tục pháttriển quan hệ thương mại với Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những thịtrường biên mậu quan trọng Tuy nhiên, trong thương mại biên mậu, các địaphương của Trung Quốc được trao quyền khá năng động trong việc áp dụng
chính sách tại từng thời điểm (ví dụ địa phương có quyền quyết định số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh biên mậu và các ưu đãi về thuế, ) Do
3 Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm
2020, có xét đến năm 2025; Quyết định số 805/QĐ-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 là những quy hoạch quan trọng ảnh hưởng đến phát triển XNK địa phương trong thời gian tới.
Trang 17vậy, chính sách của Trung Quốc liên quan đến loại hàng hóa XNK tiếp nhận quatừng cửa khẩu có thể thay đổi tùy thời điểm, ảnh hưởng lớn đến cơ cấu và luồnghàng XNK Những thay đổi và đặc thù trong chính sách biên mậu của TrungQuốc đòi hỏi quốc gia đối tác phải am hiểu pháp luật tại địa phương đó để đảmbảo hoạt động thương mại diễn ra ổn định.
Phát triển XNK của các tỉnh lân cận: Thương mại qua biên giới tại các
tỉnh lân cận như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, phát triển với tốc độ nhanh vàcác tỉnh này cũng nhận được đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng giaothông vận tải và hạ tầng thương mại Trong bối cảnh đó, nếu chính sách và sựphát XNK của một tỉnh có điểm đặc thù hoặc thuận lợi hơn so với các tỉnh lân
cận khác (như quy trình thủ tục nhanh chóng hơn, giành được ưu tiên xây dựng
hạ tầng và hạ tầng thương mại, ), nguồn vốn đầu tư sẽ đổ vào tỉnh đó thay vì
sang các tỉnh lân cận, nhờ đó giúp tỉnh giành vị trí chiến lược trong phát triểnXNK của cả vùng Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thờigian cho thấy Lạng Sơn đang từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh,
từ 54.26 điểm năm 2011 lên 59.27 điểm năm 2017 Tuy nhiên, Lào Cai và QuảngNinh là những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao hơn nhiều so với Lạng Sơn.Lào Cai có điểm chỉ số luôn ở mức trên 60 điểm, năm cao nhất là 2011 đạt 73.53điểm, năm 2017 cũng đạt mức 64.98 điểm Quảng Ninh liên tục tăng điểm chỉ số,
từ 63.25 điểm lên 76.69 điểm Chỉ số PCI chỉ là một số liệu tham khảo sơ bộ để
đánh giá vị trí và khả năng cạnh tranh của Tỉnh trong thu hút đầu tư (Phụ lục – Hình 3)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của TMĐT: Thị
trường XNK của Tỉnh có thể mở rộng do DN tham gia thương mại điện tử, thôngqua các sàn giao dịch điện tử toàn cầu giúp DN vừa và nhỏ có nhiều cơ hội đưahàng hóa ra thế giới mà không phải thông qua các mô hình bán lẻ đa kênh hay đại
lý thu gom hàng như trước kia, đồng thời thay đổi phương thức đặt hàng và phânphối sản phẩm, thay đổi dần mô thức hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh
1.3.2 Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
Quan điểm, chính sách của Tỉnh về phát triển XNK: Quan điểm, chính
sách phát triển XNK sẽ chịu sự chi phối của quan điểm, chính sách phát triển
KT-XH và ngành dịch vụ - thương mại Báo cáo của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứXVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: Lạng Sơn cần tiếp tục tập trung phát triểnkhu kinh tế cửa khẩu, phát triển nhanh về thương mại, dịch vụ, du lịch Phải xácđịnh đây là lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Đặc biệt, đẩy nhanh xâydựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn
Theo Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn, giaiđoạn tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thông quan hànghóa XNK tại các cửa khẩu; tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh
mẽ các hoạt động XNK qua địa bàn; tập trung phát triển một số mặt hàng xuất
Trang 18khẩu chủ lực, hạn chế tình trạng xuất thô, tăng nhanh tỷ trọng hàng XK có hàmlượng công nghệ cao; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động củacác ngành dịch vụ có thế mạnh, trọng tâm là các dịch vụ thương mại, logistics,nâng cấp, tái chế hàng xuất khẩu, trung chuyển hàng hoá, vận tải, kho bãi, tàichính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn ; Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp
hỗ trợ, lắp ráp, gia công, tái chế và sản xuất hàng hóa XK gắn với lợi thế cửa khẩu
Năng lực sản xuất của Tỉnh và sự phát triển của các ngành: Năng lực
sản xuất của Tỉnh thể hiện qua năng lực sản xuất công nghiệp và nông nghiệptrên địa bàn, đây là tiền đề giúp XNK địa phương phát triển, ảnh hưởng trực tiếpđến nguồn cung hàng hóa XK trên địa bàn và nhu cầu với hàng hóa NK Trên địabàn Lạng Sơn, mặc dù XK sản phẩm thô, bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớntrong kim ngạch XK nhưng đã có một số DN đầu tư vào công nghiệp chế biếnnông, lâm, thủy sản như Công ty TNHH Lâm Sản Lê Gia; Công ty CP Đầu tư vàPhát triển Sao Bắc Việt; Công ty TNHH Lâm sản WOODMAN; Công ty TNHHMTV Cẩm Lâm; Công ty TNHH Thành Long Lạng Sơn; Công ty TNHH Chếbiến và XK nông lâm sản Lạng Sơn… Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu địnhhình sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn ở giai đoạn hiện tại, tuy nhiên sốlượng DN và năng lực sản xuất vẫn khá hạn chế Lạng Sơn cũng đang thu hút dự
án đầu tư của DN FDI vào công nghiệp chế biến là dự án Nhà máy gia công, sảnxuất sản phẩm từ nhựa thông của Công ty TNHH Rosin Industries (Hàn Quốc)với công suất 12.000 tấn/năm, giá trị đầu tư hơn 640 nghìn tỷ đồng Một số dự áncông nghiệp lớn của DN trong nước cũng là những tiền đề tốt để phát triển nềnsản xuất của Tỉnh giai đoạn tới, như dự án xây dựng Xưởng sản xuất hợp kim vàhợp chất kim loại của Công ty CP sản xuất và kinh doanh Sông Diêm với giá trịhơn 100 tỷ đồng; dự án Thủy điện Bản Lải của Công ty CP đầu tư Trường Thịnhvới giá trị hơn 200 tỷ đồng; dự án Đầu tư khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựngthông thường tại mỏ Hồng Phong II, Hữu Lũng của Công ty TNHH Hồng Phongvới giá trị hơn 277 tỷ đồng Có thể thấy, sản xuất của Tỉnh hiện tại vẫn dù đã cónhững bước phát triển nhất định nhưng năng lực thu hút đầu tư trong sản xuất,đặc biệt trong công nghiệp chế biến, vẫn rất hạn chế với rất ít các dự án đầu tưgiá trị lớn, lĩnh vực đầu tư thiếu đa dạng và chưa hấp dẫn FDI Bên cạnh năng lựcsản xuất, sự phát triển của dịch vụ cũng giúp đa dạng hóa và nâng cao chất lượngdịch vụ hỗ trợ XNK như dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ logistics, dịch vụvận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ tạothuận lợi tối đa cho phát triển sản xuất, kích thích nhu cầu tiêu dùng Du lịch pháttriển, đặc biệt với việc thu hút khách nước ngoài tăng sẽ giúp tăng kim ngạchxuất khẩu tại chỗ
Hạ tầng cho hoạt động xuất nhập khẩu: Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt
động XNK bao gồm đường giao thông, kho bãi, hạ tầng khu vực cửa khẩu, trungtâm logistics, hạ tầng công nghệ thông tin, Các yếu tố này có ảnh hưởng trựctiếp tới giá cả, chi phí xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩuthông qua việc tác động đến năng lực vận tải, năng lực lưu trữ hàng hóa, khả
Trang 19năng thông quan, khả năng đáp ứng kịp thời các đơn hàng cho XNK, ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phân bổ các cơ sở kinh doanh thương mại theo không gian
Đối với Lạng Sơn, kết cấu hạ tầng liên quan đến sản xuất, xuất khẩu hànghoá và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện songvẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Hệ thống đường giao thông mặc dù đã được quantâm đầu tư nhưng chất lượng chưa cao, chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóalớn, bao gồm cả thời gian chuyển tải giữa các loại hình phương tiện vận chuyển.Một số tuyến đường giao thông huyện lộ, tỉnh lộ, thậm chí một số tuyến quốc lộ
đi qua địa bàn tỉnh đã xuống cấp, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng hóacủa các phương tiện vận tải Đặc biệt, có những tuyến đường vào cửa khẩu phụchưa được bê tông hóa, nhựa hóa, còn lầy lội khi mùa mưa đến, gây khó khăn đốivới hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp XNK
Nguồn nhân lực cho hoạt động XNK: Nhân lực hoạt động trong XNK
bao gồm nhân lực từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và lựclượng lao động hoạt động trong lĩnh vực XNK Về cơ bản, lực lượng lao động cóchuyên môn, được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế càng sâu thì hiệu quảhoạt động XNK càng lớn Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý nhànước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực thi chính sách, chương trình XNK,năng lực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến môi trường kinhdoanh cho hoạt động XNK Năng lực của hệ thống doanh nghiệp kinh doanhtrong lĩnh vực XNK ảnh hưởng đến quy mô, cách thức vận hành của nguồn cung
và nguồn cầu hàng hóa XNK Bên cạnh đó, tập quán sản xuất trong sản xuất hànghóa xuất khẩu, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp cũngảnh hưởng đến hiệu quả và giá trị gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóacủa Tỉnh
Trang 20PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-2017
2.1 Tổng quan về hoạt động XNK trên địa bàn giai đoạn 2011-2017
2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh
Giai đoạn 2011-2017, kim ngạch XNK hàng hóa của Tỉnh liên tục tăng, từ
262 triệu USD lên 456,5 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,7 %/năm.Trong đó đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng đến từ hoạt động nhập khẩu với tốc
độ tăng hàng năm đạt 10,29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 190 triệu USDlên khoảng 342 triệu USD Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tăng trưởng thiếu ổnđịnh, từ 72 triệu USD năm 2011 lên 114,5 triệu USD năm 2017, tốc độ tăng trungbình 8,04%, riêng năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt 125,5 triệu USD,tăng 9,6% so với năm 2017 Cán cân thương mại trong kim ngạch XNK của LạngSơn là nhập siêu và mức nhập siêu chưa có xu hướng được cải thiện
So với hoạt động XNK của cả nước, giá trị XNK của Lạng Sơn chỉ chiếm
từ 0,11% - 0,14%, trong đó XK chiếm 0,05 – 0,1% và duy trì ổn định Tốc độtăng trưởng XNK, XK và NK bình quân đều thấp hơn khá nhiều, đặc biệt là hoạtđộng XK, thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước 6,08%/năm Sự vận độngcủa luồng hàng hóa XK và NK của Tỉnh chưa phù hợp với xu thế chung của cảnước có xu hướng cân bằng và tiến về xuất siêu Tuy nhiên, việc này có thể lýgiải khi đối tác chính trong XNK của Lạng Sơn là thị trường Trung Quốc, kimngạch XNK sang thị trường này của Việt Nam luôn trong tình trạng mất cân đốivới giá trị NK vượt giá trị XK
Phân tích kim ngạch XNK hàng hóa của Tỉnh so với năng lực cung ứngdịch vụ XNK của Tỉnh và xu hướng vận động XNK của cả nước cũng thể hiệnnăng lực sản xuất hàng hóa của Tỉnh còn hạn chế Lạng Sơn chưa có được sự độtphá trong phát triển XNK của địa phương, tuy nhiên tiềm năng về phát triển dịch
vụ - thương mại, cụ thể là dịch vụ trong lĩnh vực XNK lại rất lớn, khi tốc độ tăngtrưởng XNK qua địa bàn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng XNK của cả nước, ở cảhai khía cạnh XK và NK Đây là lợi thế quan trọng nhất của Tỉnh khi xác địnhđịnh hướng phát triển XNK trong thời gian tới
2.1.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Tỉnh
Hình thức XNK: XNK hàng hóa của Lạng Sơn chủ yếu là XNK trực tiếp,
không có XNK ủy thác trong giai đoạn 2011-2017 Hình thức XNK hàng hóa củaTỉnh khá đa dạng, bao gồm:
- XNK chính ngạch: Tính theo giá trị kim ngạch, phần lớn hàng hóa trên
địa bàn được thực hiện theo phương thức này, tập trung nhiều nhất tại cửa khẩuquốc tế Hữu Nghị, một số tại các cửa khẩu khác như Tân Thanh, Cốc Nam
Trang 21- Tạm nhập tái xuất: Hàng hóa từ các nước thứ 3 nhập vào Việt Nam vàđược tái xuất sang thị trường Trung Quốc và ngược lại, thực hiện chủ yếu thôngqua cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh Nhóm cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâumới có hàng tái xuất từ năm 2015 Hàng tạm nhập được thực hiện tại cửa khẩuChi Ma và nhóm cửa khẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa thuộc Chicục hải quan Tân Thanh, nhưng từ năm 2016 hầu như không còn hình thức nhập
khẩu này (hoạt động tạm nhập chỉ thực hiện ở cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
và thí điểm qua điểm thông quan Co Sa thuộc cửa khẩu Chi Ma, không được thực hiện qua các cửa khẩu phụ).
- Chuyển cửa khẩu: Hàng hóa từ kê khai hải quan tại cửa khẩu/cảng khác,vận chuyển sang Trung Quốc qua các cửa khẩu của Tỉnh Ga quốc tế Đồng Đăng
là nơi hàng chuyển khẩu qua nhiều và thường xuyên Từ năm 2015, nhóm cửakhẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa thuộc Chi cục hải quan TânThanh bắt đầu có chuyển khẩu
- XNK chính ngạch tại các cảng ngoài địa bàn Tỉnh: Một số hàng hóa củaTỉnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ sẽ đượcvận chuyển ra ngoài Tỉnh và đi tại các cảng khác như Hải Phòng NK chínhngạch tại các cảng ngoài địa bàn có xuất hiện nhưng rất nhỏ lẻ, kim ngạch khôngđáng kể
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới (XNK tiểu ngạch): Tập trung nhiều nhất tại nhóm cửa khẩu phụ Tân Thanh, Na Hình, Nà
Nưa, Bình Nghi, Cốc Nam, hầu như không có tại các cửa khẩu khác
Cơ cấu XNK theo nhóm hàng:
Hàng hóa XK của Lạng Sơn giai đoạn 2011-2017 gồm 3 nhóm hàng lànhóm hàng CN nặng và khoáng sản, nhóm hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, và nhóm
hàng nông, lâm, thủy sản (chủ yếu là nông sản) Tuy nhiên, cơ cấu nhóm hàng có
xu hướng thu hẹp về 1 nhóm hàng đơn nhất là hàng nông sản khi tỷ trọng nhómnày ngày càng vượt trội Trong 3 nhóm hàng XK, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
(chủ yếu là hàng nông sản) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, từ 65,3% năm 2011 (47 triệu USD) lên 98% tổng kim ngạch XK năm 2017 (112 triệu USD) Nhóm
hàng CN nặng và khoáng sản có xu hướng giảm và giảm mạnh những năm gầnđây, từ 26,4% năm 2011 xuống gần 0% năm 2016 và 2017, mức giảm này chủyếu do thực hiện chủ trương giảm XK tài nguyên và khoáng sản của Tỉnh Nhómhàng CN nhẹ và tiểu thủ CN có giá trị nhỏ và thể hiện xu thế tăng giảm khôngđồng đều, nguyên nhân chủ yếu do năng lực sản xuất hàng CN và tiểu thủ CN củaTỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà NK
XK trên địa bàn Lạng Sơn không chỉ thu hẹp về cơ cấu nhóm hàng, cơ cấumặt hàng cũng biến động tương tự Mặt hàng CN XK của Tỉnh chủ yếu là khoángsản và vật liệu xây dựng, bao gồm bột đá, chì, xi măng, clinker, quặng , nhưngkim ngạch XK các mặt hàng này đều giảm và giảm ở mức khá nhanh Đến năm
2017, chỉ còn 2 mặt hàng XK là clinker và quặng các loại với giá trị tổng chỉ đạt
10 nghìn USD, mức giảm trung bình khoảng 18-19%/năm (Phụ lục Bảng 8).
Trang 22Với mặt hàng thuộc nhóm hàng nông nghiệp, giai đoạn 2011-2017, mặthàng XK chủ yếu là hoa hồi, thạch đen, nhựa thông, dược liệu, mía, sản phẩmlâm nghiệp, và gần đây là chanh leo4 Sản phẩm lâm nghiệp XK cũng tăngtrưởng nhanh với tốc độ tăng bình quân 17,4%/năm Cơ cấu XK theo mặt hàngcủa Lạng Sơn đều là hàng thô, giá trị gia tăng rất thấp, hoạt động XK phát triểnhoàn toàn dựa và lợi thế tuyệt đối về sản vật và tài nguyên và thiếu sự chuyểnbiến theo hướng phát triển công nghệ sản xuất hay nâng cao chất lượng và giá trịgia tăng của sản phẩm, thể hiện tính thiếu bền vững trong XK và tiềm ẩn nguy cơtổn hại tài nguyên, môi trường
Cơ cấu NK của Lạng Sơn theo nhóm hàng không có sự thay đổi rõ rệt vềnhóm hàng tư liệu sản xuất và nhóm hàng tiêu dùng Giai đoạn 2011-2017, tỷtrọng giữa hai nhóm này khoảng 40:60, tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong tỷ trọngnhóm tư liệu sản xuất và tăng nhẹ trong nhóm hàng tiêu dùng, tỷ trọng này năm
2011 vào khoảng 43:57, năm 2017 trở về 40:60
Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng có xuhướng giảm tỷ trọng trong kim ngạch NK, từ 28,42% năm 2011 xuống 24,36%năm 2016, trong khi nhóm nguyên, nhiên, vật liệu tăng từ 12,11% lên 16,67%.Trong nhóm hàng tiêu dùng, lương thực giảm mạnh, từ 22,63% xuống 2,56%;thực phẩm tăng nhẹ từ 17,37% lên 19,87% Thay đổi lớn nhất trong cơ cấu nhậpkhẩu theo nhóm hàng là mức giảm của hàng lương thực và tăng các mặt hàngthực phẩm và hàng tiêu dùng khác Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lương thựckhông còn chiếm tỷ trọng cao trong NK là tín hiệu tốt cho sản xuất nông nghiệpcủa địa phương cũng như cả nước, nhưng tỷ trọng tư liệu sản xuất ở mức ổn địnhcũng cho thấy sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua vẫn duy trìmức độ phát triển thấp và chậm đổi mới để đáp ứng nhu cầu tại chỗ
Cơ cấu XNK theo thị trường:
Thị trường XNK hàng hóa của Tỉnh chủ yếu là thị trường Trung Quốc XKsang thị trường khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan rất ít, kim ngạch không
đáng kể (chủ yếu là nhựa thông chế biến thành colophan) với tỷ trọng chưa đến
0,5% NK từ Trung Quốc chiếm gần 100% giá trị và không thay đổi trong giaiđoạn 2011-2017 Cơ cấu thị trường cho thấy DN XNK của Tỉnh chưa thâm nhập
và chưa quan tâm đến các thị trường mới
Cơ cấu thị trường XNK của Lạng Sơn hoàn toàn khác biệt so với cơ cấu thịtrường XNK của cả nước Trong XNK của cả nước, giai đoạn 2011-2017, tỷtrọng của thị trường truyền thống là Châu Á có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ
trọng của các thị trường khác (như Mỹ, EU và các quốc gia/vùng lãnh thổ khác)
có xu hướng tăng
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên, một mặt, do Tỉnh có đường biêngiới tương đối dài với Trung Quốc, có lợi thế tự nhiên trong thương mại vớiTrung Quốc, hoạt động giao thương giữa song phương đã diễn ra với lịch sử lâu
4 Hoa hồi và thạch đen có mức tăng trưởng khá ổn định, khoảng 7,5%, trong khi nhựa thông và các loại nông sản khác (chè, vải, dược liệu ) tăng trưởng nhanh hơn với tốc độ tăng bình quân đạt 22,8% và 29,4%.
Trang 23dài, hai bên đối tác khá hiểu biết về nhau, do vậy, doanh nghiệp luôn tận dụng vàkhai thác lợi thế này trong kinh doanh XNK Mặt khác, do năng lực cạnh tranhcủa hàng hóa và của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế nênchưa khai thác và tìm kiếm được thị trường mới Tuy nhiên, đặc điểm về cơ cấuthị trường XNK hàng hóa này sẽ hạn chế hiệu quả phát triển XNK hiện tại vàtrong tương lai Cơ cấu thị trường XNK đơn nhất dẫn đến sự bị động trong hoạt
động của XNK, tạo ra tình trạng nhiều nguồn cung (từ phía Việt Nam) cùng đổ về một nguồn cầu (Trung Quốc) và ngược lại, một nguồn cung hàng Trung Quốc phục vụ cho nhiều nguồn cầu sản xuất (của Việt Nam), khiến DN XNK Việt Nam
luôn chịu thiệt trong giao dịch với đối tác Trung Quốc Do vậy, để phát triểnXNK hàng hóa trên địa bàn nói riêng và thương mại của Tỉnh nói chung, cần cónhững giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN XNKnhằm đa dạng hóa thị trường XNK, tạo điều kiện chủ động trong hoạt động XNKkhi có những biến động bất thường xảy ra
2.1.3 Chủ thể và lao động tham gia hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh
Cùng với sự phát triển của XNK thời gian qua, lực lượng kinh doanh tronglĩnh vực XNK trên địa bàn Tỉnh ngày càng đông đảo Toàn Tỉnh đến tháng
12/2018 có 2.760 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 22,1 nghìn tỷ đồng; số
doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm gần 70% Hiện tại, sốlượng DN tham gia XNK trên địa bàn có khoảng gần 2.700 - 3.000 doanh nghiệp,trong đó khoảng 10% là doanh nghiệp của tỉnh5
Trong hoạt động thương mại, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước ngàycàng giảm dần, thay vào đó là vai trò của thành phần kinh tế tư nhân Trong hoạtđộng XNK, xu hướng này càng thể hiện rõ khi doanh nghiệp kinh doanh XNKchủ yếu là doanh nghiệp ngoài nhà nước Cơ cấu này, một mặt, cho thấy hoạtđộng XNK trên địa bàn rất linh hoạt bởi khối DN tư nhân hoạt động XNK trênđịa bàn đều là DN vừa và nhỏ, khả năng thích nghi và mức độ nhạy cảm với cácbiến động thị trường rất lớn Mặt khác, cũng cho thấy hoạt động XNK của LạngSơn diễn ra thiếu tính chiến lược, thiếu các DN đầu đàn định hướng hay tạo sứckéo cho thị trường
Đặc thù của tỉnh biên giới với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở khiến
trong hoạt động XNK có vai trò quan trọng của thương nhân tự do (thương lái),
hộ kinh doanh cá thể và cư dân biên giới tham gia thương mại tiểu ngạch Tại cáchuyện, đặc biệt là huyện biên giới, hộ kinh doanh cá thể là chủ thể chính thựchiện hoạt động XNK, do vậy, quy mô hoạt động kinh doanh rất nhỏ lẻ, tư duykinh doanh trong sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ thụ động, thiếu bài bản,manh mún và ngắn hạn, hiệu quả kinh doanh thấp, hoạt động kinh doanh phụthuộc nhiều vào thương lái thu mua Đây là một trong những nguyên nhân chínhhạn chế sự phát triển XNK trên địa bàn Tỉnh
5 Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 2018, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn; số liệu từ Sở Công Thương Lạng Sơn; Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2018, Cục Thống kế tỉnh Lạng Sơn.
Trang 24Bên cạnh đó, lực lượng lao động XNK cũng là yếu tố hạn chế phát triểnXNK Ước tính tại các cửa khẩu phụ, hàng ngày có khoảng 1000 lượt người qualại các cửa khẩu để buôn bán tiểu ngạch Đây là lực lượng lao động đặc thù tronglĩnh vực XNK tại các tỉnh biên giới Về cơ bản, những lao động tham gia thươngmại tiểu ngạch là lao động phổ thông, không cần đào tạo hay kỹ năng Xét trêngóc độ phát triển nguồn nhân lực cho XNK, lực lượng lao động này không tạochuyển biến về chất lượng cho lao động XNK, nhưng về số lượng, cùng với sựphát triển của thương mại biên giới, lực lượng lao động này đã góp phần giảiquyết một lượng lớn việc làm cho các địa phương, tạo điều kiện nâng cao thunhập và cải thiện đời sống người dân
2.1.4 Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Tỉnh
So với XNK của Tỉnh, kim ngạch hàng hóa XNK qua địa bàn có sự ổnđịnh và tăng trưởng tốt, từ 2.250 triệu USD năm 2011 lên 5.250 triệu USD năm
2017, tốc độ tăng trung bình đạt 15,17%/năm Năm 2018, kim ngạch XNK quađịa bàn giảm còn 4.855 triệu USD do thắt chặt kiểm soát XNK từ phía TrungQuốc Đáng chú ý, kim ngạch XNK của Lạng Sơn chỉ đạt khoảng 7-8% kimngạch XNK qua địa bàn, đóng góp rất nhỏ trong tổng kim ngạch XNK của Tỉnh
(Phụ lục 8).
Cơ cấu hàng hóa XK qua địa bàn cũng có đặc tính tương tự với cơ cấuhàng hóa XK của Tỉnh Theo đó, cơ cấu hàng hóa XK qua địa bàn tập trung trongnhóm hàng nông, lâm, thủy sản, chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản, trái cây tươi,bao gồm hàng hóa trong nước và các hàng tạm nhập tái xuất từ các quốc gia/
vùng lãnh thổ thứ 3 (chè, quặng, ) Đặc điểm này trong hoạt động XK đặt ra yêu
cầu về nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng hàng nông sản XK qua địa bàn,nếu hệ thống kiểm tra được nâng cấp cả về trang thiết bị, hạ tầng bốc xếp, lưu trữ,cũng như năng lực nhân viên hải quan, sẽ giúp tăng hiệu quả thông quan và tăngchất lượng dịch vụ tại cửa khẩu
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu qua địa bàn cũng vận động tương tự cơ cấuhàng hóa NK của Tỉnh, theo đó duy trì khá ổn định với mặt hàng nhập khẩu chủyếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, ô tô, chè xanh, thuốc bắc, thiết
bị vệ sinh, nội thất, Cơ cấu nhập khẩu này cũng cho thấy không chỉ sản xuấtcủa Lạng Sơn mà sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu từphía Trung Quốc
2.1.5 Hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh
Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm những hoạt động giúp tăngcường thương mại và tăng cường hiệu quả thương mại như: nghiên cứu thông tin,thị tường; tổ chức hội thảo; hội chợ; xây dựng thương hiệu,… Trên bình diện vĩ
mô, công tác xúc tiến thương mại (XTTM) cho XNK đã được quan tâm với nhiềuchương trình, hoạt động, như hội nghị kết nối thương nhân, Hội thảo về cơ chếchính sách XNK hàng hóa, Hội nghị gặp mặt DN XNK hàng năm, Hội chợThương mại quốc tế Việt – Trung thuộc Chương trình XTTM quốc gia 2017,
Trang 252018; cập nhật thông tin, tiếp tục xây dựng và phát triển gian hàng Thương mạiđiện tử trên website: http://langsontrade.vn Với doanh nghiệp, hầu hết các doanhnghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều phải tự thực hiện các hoạt động xúc tiếnthương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ qua mạng Itenrnet cũng như thông quacác mối quan hệ thương mại khác của các doanh nghiệp Những thông tin liênquan đến thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được cung cấp bởi Trung tâm
xúc tiến thương mại của Tỉnh (nay là Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại) cũng như của các hiệp hội ngành hàng chưa đầy đủ, kịp thời nên chưa mang
lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động xuất khẩu
Về cơ bản, xúc tiến XNK trên địa bàn Tỉnh thời gian qua đã được sự quantâm hỗ trợ nhiều từ phía cơ quan quản lý, tuy nhiên, trong quá trình triển khai cònmột số hạn chế, ngoài nguyên nhân do kinh phí cho xúc tiến XK chưa đáp ứngnhu cầu, còn do trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng của độingũ cán bộ làm công tác xúc tiến chưa chuyên nghiệp, chưa có nhiều kinhnghiệm nên phương pháp xúc tiến và tính chuyên nghiệp chưa cao Một số doanhnghiệp chưa thật sự quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại cho xuất khẩu,thể hiện rõ nhất qua việc số lượng DN tham gia hội chợ triển lãm về XNK khá ít,
DN tham gia không quan tâm nhiều công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm củamình mà chỉ chú trọng vào bán sản phẩm
Bên cạnh xúc tiến thương mại, Lạng Sơn đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệcho các sản phẩm đặc trưng: đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hoa hồi, nhãn hiệu tập thểcây thạch đen, nhãn hiệu tập thể Gạo Bao thai Thất Khê, Gạo nếp Ong, quýtTràng Định, quế Tràng Định, hồng Vành Khuyên, rượu Mẫu Sơn, ; phát triểnthương hiệu rất được quan tâm trên địa bàn Lạng Sơn, tuy nhiên, hiệu quả củacông tác này trong phát triển XNK chưa đáng kể, bởi sản lượng sản xuất hiện chỉ
đủ tiêu thụ nội địa, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn dành cho xuất khẩu
Về phía doanh nghiệp, DN XK chưa quan tâm thỏa đáng đến xây dựng vàbảo vệ thương hiệu Nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm xuất khẩu chính của Tỉnh
là hàng hóa ở dạng nguyên liệu, thô, sơ chế (dược liệu, thạch đen, hồi, mía, tinh bột sắn, ), nhà nhập khẩu nước ngoài không quan tâm đến thương hiệu của
những sản phẩm này, họ nhập khẩu về và tiếp tục chế biến những sản phẩm nàythành hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gắn thương hiệu của họ So sánh giữa chiphí, thời gian, thủ tục đăng ký và bảo vệ thương hiệu với giá trị thu về chưa đủhấp dẫn khiến doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm đến xây dựng thương hiệu Mặtkhác, cũng còn một số nguyên nhân như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hànghóa trên địa bàn là các doanh nghiệp nhỏ, mới chỉ quan tâm đến doanh thu và sảnlượng, chưa có chiến lược sản xuất và kinh doanh bài bản với tầm nhìn dài hạnnên chưa quan tâm đến xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm xuất khẩu
2.1.6 Tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh
Hoạt động tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trịtrên địa bàn thời gian qua đã được quan tâm phát triển với việc triển khai Đề án
Trang 26đổi mới hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông lâmnghiệp Theo đó đã lựa chọn 03 dự án tổng thể và 07 mô hình phát triển sản xuấtgắn với xây dựng nhãn mác sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị để tập trung chỉđạo điểm; đã hỗ trợ 28,6 tỷ đồng cho 43 xã để thực hiện các dự án, mô hình pháttriển sản xuất; bước đầu xuất hiện một số mô hình sản xuất hiệu quả, một số sảnphẩm đã có chỗ đứng trên thị trường6
Trong hoạt động XNK, tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứngcho XNK của Tỉnh cũng đã hình thành Các sản phẩm xuất khẩu chính của địaphương như quế, hồi, thạch đen, , đã được quy hoạch vùng sản xuất, có thươnglái hoặc doanh nghiệp thu mua và làm hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cơ sở sảnxuất Phía người mua, doanh nghiệp XK có hợp đồng mua bán với đối tác TrungQuốc, hoặc thương lái có nguồn mua hàng ổn định với mối quan hệ tốt, hìnhthành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ
Tuy nhiên, những kết quả trong tổ chức nguồn hàng, phát triển chuỗi cungứng/chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh còn rất hạn chế, mới dừng lại ở một số sảnphẩm XK mà nhu cầu phía Trung Quốc luôn ở mức cao, sản phẩm xuất thô khôngqua sơ chế hay chế biến Điều này có nghĩa chuỗi cung ứng hàng hóa XNK của
Tỉnh ở mức đơn giản, sơ khai nhất với 3 chủ thể chính là người sản xuất (nông dân/nông hộ), người thu gom (thương lái/doanh nghiệp) và người mua hàng (đối tác Trung Quốc) Trong chuỗi cung ứng chưa xuất hiện các cơ sở đóng gói, bao bì,
hay sản xuất, chế biến,… giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm
Với XNK qua địa bàn, giai đoạn 2011-2017, chuỗi cung ứng cũng đã hìnhthành, việc tổ chức nguồn hàng cho XNK ngày càng chuyên nghiệp, mạng lướithương lái thu gom hàng hóa cho XK sang Trung Quốc mở rộng, lượng hàng hóa
có thể cung ứng cho XK ngày càng lớn, thể hiện ở kim ngạch hàng hóa XK quacác cửa khẩu của Lạng Sơn liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình hơn 20%.Hầu hết các DN tham gia XNK qua địa bàn đều có mối liên kết với DN phíaTrung Quốc để xuất khẩu hàng hóa theo nhu cầu của đối tác Một số mặt hàngnông sản xuất khẩu trọng điểm như nhãn, thanh long,… đã xây dựng được chuỗicung ứng khép kín Theo đó, hai bên đối tác Việt Nam - Trung Quốc đã có hợpđồng mua bán từ trước, khi đến vụ thu hoạch, tiểu thương Trung Quốc đến tậnnơi sản xuất chọn hàng, đóng hộp, khi đến biên giới, sau khi làm thủ tục hải quan
sẽ có đối tác Trung Quốc nhận và giải phóng hàng ngay Hoạt động tổ chứcnguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng cho NK cũng diễn ra tương tự
Tuy nhiên, tổ chức nguồn hàng và phát triển chuỗi cung ứng/chuỗi giá trịtrên địa bàn Tỉnh cũng bộc lộ nhiều hạn chế Bao gồm:
- Phần lớn các hợp đồng XNK giữa người bán/ doanh nghiệp với phíaTrung Quốc được thực hiện bằng miệng, không có hợp đồng chính thức Điềunày có nghĩa là cho mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ số lượng sản xuất,việc thu mua tại nơi sản xuất, vận chuyển, bán hàng qua biên giới, đều không dựa
6 Báo cáo 428e/BC-UBND ngày 30/11/2017
Trang 27trên bất kỳ cơ sở vững chắc nào có tính pháp lý như văn bản, tài liệu chính thức.
Do vậy, rủi ro trong XNK nông sản sang Trung Quốc rất lớn
- Một số nông sản XK sang Trung Quốc, điển hình như dưa hấu, thanhlong chưa xây dựng được chuỗi cung ứng, việc tổ chức nguồn hàng chưa được tổchức phù hợp, dẫn đền việc hàng hóa đến cửa khẩu phải trải qua quá trình phânloại, lựa chọn, mất nhiều thời gian, gây ùn tắc nông sản XK tại các cửa khẩu
Lạng Sơn (Cốc Nam, Tân Thanh) trong giai đoạn vừa qua.
- Hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu hiện chưa đáp ứng được yêu cầu ngàycàng tăng của việc lưu trữ hàng hóa trong những thời điểm cao điểm, do vậy, khihàng hóa từ các địa phương chuyển đến Lạng Sơn không có kho bãi tập kết vàlưu trữ đảm bảo tiêu chuẩn
2.1.7 Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh
2.1.7.1 Hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh
Đặc thù vị trí địa kinh tế nên Lạng Sơn là một trong những tỉnh đã nhậnđược sự quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông Trong giai đoạn 2011-2017,nhiều kết cấu hạ tầng được đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển XNK, đáng chú
ý là việc đưa vào sử dụng nhiều dự án liên quan trực tiếp đến thuận lợi hóahoạt động XNK của địa phương như đẩy mạnh xây dựng tuyến đường cao tốcBắc Giang - Lạng Sơn, đến nay đoạn Chi Lăng - Bắc Giang dài 64,2 km đã thicông 27/32 gói thầu xây lắp, tiến độ chung các gói thầu trên địa bàn tỉnh LạngSơn đạt 73%, hoàn thành thảm tăng cường mặt đường của Quốc lộ 1, một sốđoạn tuyến quốc lộ 4A, 4B đang được cải tạo, sửa chữa, hệ thống đường nội
bộ trong các khu đô thị được tập trung đẩy nhanh tiến độ Các dự án đầu tưcông thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là
dự án trọng điểm Kết nối của các tuyến quốc lộ vào cửa khẩu thường xuyênđược cải tạo, đầu tư nâng cấp để đảm bảo các kết nối cơ bản đáp ứng yêu cầu vậntải hàng hóa XNK Năm 2018, lưu lượng xe vận tải chở hàng hóa XNK ra vàocác cửa khẩu đạt 467.000 lượt xe, tăng khoảng 2,2% so với năm 2017
Tuy nhiên, trong phát triển hạ tầng giao thông, vẫn còn một số vướng mắcảnh hưởng đến phát triển XNK trên địa bàn, bao gồm:
- Một số dự án chậm tiến độ
- Kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, một số tuyến giao thông huyện
lộ, tỉnh lộ xuống cấp, một số tuyến đường liên xã hoặc vào cửa khẩu phụ vẫnchưa được bê tông hóa, còn lầy lội khi mùa mưa đến, ảnh hưởng đến khả năngvận chuyển hàng hóa của phương tiện vận tải
- Trong vận tải đường sắt liên vận quốc tế, năng lực vận tải phía Việt Namvẫn thấp và chưa tương thích với phía bạn, đã tạo ra sự mất cân đối trong vận tải,chưa thu hút được khách hàng, giảm hiệu quả khai thác vận tải đường sắt
- Tuyến quốc lộ 1A từ Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn đến Cửa khẩuQuốc tế Hữu Nghị không còn phù hợp với lưu lượng giao thông hiện nay trung
Trang 28bình 8.000-9.000 lượt xe/ngày (cao điểm tới 15.000 lượt/ngày), dẫn đến vận
chuyển lưu thông hàng hóa chậm
- Lưu lượng phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu
của Lạng Sơn (Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam) để xuất khẩu sang Trung
Quốc vẫn liên tục tăng, hiện trung bình khoảng 1.000 - 1.500 xe/ngày, trongkhi khả năng thông quan tối đa chỉ khoảng 700 - 900 xe/ngày Điều này dẫnđến ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và trên một số tuyến quốc lộ
Những vấn đề trên khiến đầu tư hạ tầng trở thành vấn đề cấp bách củaLạng Sơn, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ2011-2020, định hướng đến năm 2030 của đất nước và của tỉnh
2.1.7.2 Hạ tầng cửa khẩu của Lạng Sơn
- Hạ tầng tại các cửa khẩu tiếp tục được đầu tư để cải tạo, nâng cấp hoặc
mở rộng nhằm nâng cao năng lực thông quan Trong đó, một số hạ tầng cửa khẩutrọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng7, các dự án nâng cấp đường ra cửakhẩu được đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng lực thông quan hàng hoá
- Hạ tầng các cửa khẩu chính được quy hoạch gồm nhiều khu chức năng,ngoài các khu cơ bản phục vụ XNK còn có các khu dịch vụ như kho ngoại quan,cửa hàng miễn thuế, khu thương mại, hội chợ, triển lãm, cửa hàng giới thiệu sảnphẩm, các văn phòng đại diện, chợ cửa khẩu, ; các loại hình dịch vụ như bãi đỗ
xe, chợ, khu tái chế hàng XNK, các công trình phúc lợi, đủ điều kiện cung cấp
dịch vụ cho các doanh nghiệp XNK (Phụ lục Hộp 1)
- Hạ tầng các cửa khẩu phụ cơ bản đảm bảo năng lực thông quan hànghóa8 Tuy nhiên, tình trạng chung là cửa khẩu đã được xây dựng lâu, một số hạng
mục xuống cấp (hệ thống điện, thông tin liên lạc, trang thiết bị kỹ thuật, ) ảnh
hưởng đến nghiệp vụ và sinh hoạt tại cửa khẩu Các dự án đầu tư cho cửa khẩuphụ đang thực hiện như hoàn thành quy hoạch chi tiết cửa khẩu phụ Na Hình, khuvực Co Sa và điều chỉnh quy hoạch chi tiết cửa khẩu Cốc Nam Công tác quy
hoạch mở rộng, phân tách riêng luồng hàng hóa XNK tại các cửa khẩu (Hữu Nghị, Tân Thanh, Bình Nghi, Nà Nưa, Na Hình, ) được chú ý, theo đó, các sản
phẩm chủ đạo xuất nhập khẩu qua từng cửa khẩu sẽ được phân luồng riêng, tính
chuyên môn hóa giúp giảm thời gian thông quan tại cửa khẩu (Phụ lục Hộp 2).
Phát triển hạ tầng cửa khẩu thời gian qua gặp một số khó khăn ảnh hưởngtới hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh, gồm:
7 Hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (đã đưa vào sử dụng Tòa nhà cửa khẩu Hữu Nghị và tuyến đường chuyên dụng XNK hàng hóa qua mốc 1119-1120 (2017); Nhà làm việc liên ngành và nhà công vụ cửa khẩu
Ba Sơn; Cổng cửa khẩu Nà Nưa; Tiểu dự án cơ sở hạ tầng cửa khẩu Hữu Nghị; dự án thành phần đấu nối đường
Na Sầm - Na Hình (ĐT 230) với đường tuần tra biên giới; Nhà kiểm soát liên ngành số 1 cửa khẩu Chi Ma, Cổng
cửa khẩu Tân Thanh, Nhà công vụ cửa khẩu Bản Chắt
8 Khu vực hành chính được xây dựng với các dịch vụ cơ bản về kê khai hải quan, kiểm hóa, kiểm dịch thực vật, động vật, kiểm dịch y tế Các khu vực khác còn nhiều tiềm năng đầu tư dành cho khu vực tư nhân như bãi đỗ xe, kho hàng hóa, khu xếp dỡ hàng, kho ngoại quan, dịch vụ tổng hợp, khu ăn uống, nghỉ ngơi cho lao động tại chỗ
Trang 29- Một số dự án đầu tư hạ tầng cửa khẩu chậm tiến độ như dự án Đườngphục vụ XNK, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) với khu kiểm soát KhảPhong (Trung Quốc), dự án đầu tư hạ tầng tại cửa khẩu Chi Ma.
- Đầu tư cho hạ tầng khu vực cửa khẩu được thực hiện theo chủ trường xãhội hóa Ngoài các khu cơ bản của cửa khẩu, các khu vực dịch vụ được đầu tưbằng nguồn vốn của doanh nghiệp, chủ yếu vào các lĩnh vực như bến xe, bãi đỗ,kho bãi xếp dỡ hàng, kho ngoại quan, trung tâm thương mại, chợ cửa khẩu, dịch
vụ tổng hợp, khu chế biến hàng XNK, Tuy nhiên, huy động vốn đầu tư cho khuvực cửa khẩu vẫn luôn là khó khăn của Tỉnh Mỗi năm Lạng Sơn được Trungương bố trí từ nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu đầu tư khu kinh tế cửa khẩu còn
hạn hẹp (khoảng 60 tỷ đồng mỗi năm), chỉ đủ đáp ứng các dự án quy hoạch, giải
phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, Với mức đầu tư mang tính “nhỏ giọt” sẽkhiến việc triển khai các dự án chậm, hạ tầng cửa khẩu chưa trở thành lợi thếtrong phát triển XNK Điển hình như dự án đường Hữu Nghị - Bảo Lâm ra cửakhẩu Pò Nhùng (huyện Cao Lộc) tiến độ thi công rất chậm ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động XNK qua địa bàn
- Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép XNK hàng hóa nông sản (hoa quả,rau củ, ) từ Việt Nam qua 3 cửa khẩu của Lạng Sơn là Tân Thanh, Hữu Nghị vàCốc Nam, với công suất bình quân 700-900 xe/ngày Trong khi đó, lưu lượnghàng hóa XK qua các cửa khẩu này bình quân khoảng 1.000-1.500 xe/ ngày Sựchênh lệch này tạo áp lực lớn lên hạ tầng khu vực cửa khẩu cũng như hạ tầnggiao thông của Tỉnh Đòi hỏi phải sớm nâng cấp năng lực thông quan, lưu trữ tạicác cửa khẩu cũng như năng lực vận tải của hệ thống đường giao thông
2.1.7.3 Hạ tầng logistics trên địa bàn Tỉnh
Hạ tầng logistics cho XK trên địa bàn Tỉnh hiện tại vẫn chủ yếu là hạ tầngbến bãi Đến cuối năm 2018, tại các khu vực cửa khẩu trên địa bàn có trên 30 dự
án của các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh hạ tầng bến bãi phục vụ xuất nhậpkhẩu, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu; trong đó tại 04cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu có 11 dự án đầu tư kinh doanh kho, bãi vớitổng vốn đăng ký 1.750 tỷ đồng Các dự án đã và đang thực hiện đầu tư xâydựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng bến bãi, kho bãi của doanh nghiệpkinh doanh XNK Trong quá trình quản lý các bến, bãi tại khu vực cửa khẩu, vấn
đề phát sinh chủ yếu là hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệpđăng ký đầu tư kinh doanh
Lượng hàng hóa XNK qua các cửa khẩu của Lạng Sơn rất lớn, nhưng đếnnay, hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu vẫn trong tình trạng chật hẹp, xuống cấp,thiếu vệ sinh và chỉ đủ năng lực làm kho bãi thông thường Ví dụ tại cửa khẩuTân Thanh hiện bình quân mỗi ngày có khoảng 200 xe hàng làm thủ tục xuấtkhẩu nhưng vào chính vụ các nông sản xuất khẩu trọng điểm như dưa hấu, thanhlong, tinh bột sắn , lượng xe có thể lên đến hơn 2.000 xe, vượt quá khả năng
Trang 30thông quan của cửa khẩu cũng như khả năng lưu trữ của hệ thống kho bãi tại cửakhẩu9 Tại các khu vực cửa khẩu, kho hàng hóa đều ở tình trạng thiếu đầu tư10.
Để phục vụ XNK và hướng vào phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, từnăm 2009, Lạng Sơn đã xây dựng, phê duyệt quy hoạch Khu trung chuyển hànghóa thuộc xã Thụy Hùng và xã Phú Xá, huyện Cao Lộc với tổng diện tích trên
143 ha, nằm cách thành phố Lạng Sơn 10 km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
và Cốc Nam 5 km, cách cửa khẩu Pò Nhùng 15 km, cách cửa khẩu Tân Thanh 16
km, cách ga quốc tế Đồng Đăng 2 km và cách Chi Ma 50 km
Khu trung chuyển hàng hóa được dự kiến xây dựng và hoạt động dưới hìnhthức khu phi thuế quan với đầy đủ các công trình hạ tầng liên hợp như: Kho, bãi,khu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, khu đóng gói, phân loại, bảo quảnhàng hóa, khu hội chợ triển lãm, khu trưng bày giới thiếu sản phẩm, tiếp xúcthương nhân,… và đặc biệt không hạn chế thời gian ra vào của phương tiện chởhàng hóa Khu trung chuyển dự kiến sẽ trở thành một đầu mối quan trọng thu hút
và điều tiết các luồng hàng hóa cho XNK không chỉ của địa phương mà của cả
vùng, giảm ách tắc trong lưu thông hàng hóa XNK (đặc biệt là hàng nông sản),
tạo lợi thế cạnh tranh cho Lạng Sơn so với các tỉnh lân cận, là dự án trọng điểmđưa thương mại nói chung và XNK nói riêng của Lạng Sơn lên tầm cao mới.11
2.1.8 Hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh
2.1.8.1 Kim ngạch và cơ cấu hàng hóa XNK, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh
Hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh được thực hiện theo nhiềuhình thức: XNK chính ngạch, thương mại biên giới, trao đổi hàng hóa cư dânbiên giới Tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu giai đoạn 2013-2017 đạt14.842 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 6.223,5 triệu USD, chiếm 32,5% tổng
kim ngạch, nhập khẩu đạt 8.618,5 triệu USD, chiếm 45% tổng kim ngạch (Trị giá hàng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trong giai đoạn này không thực hiện thống kê vào tổng kim ngạch XNK trực tiếp trên địa bàn)
(1) Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn: Xuất khẩu
qua các cửa khẩu vận động không cùng chiều trong giai đoạn 2013-201712 Nhập
9 Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có 9 bến xe khách, với tổng diện tích hơn 60 nghìn m 2 , ước tính năm 2017 vận chuyển 12,1 triệu lượt khách, vận chuyển hàng hóa đạt 8.500 nghìn tấn Số lượng xe trên địa bàn gồm: Xe container: 436, Xe tải và đầu kéo: 1.150, xe taxi: 663; xe khách tuyến cố định: 205, xe khách Hợp đồng: 150; xe buýt: 22, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn.
10 Cửa khẩu Hữu Nghị chỉ có 01 kho hàng XNK với diện tích khá nhỏ (1.000 m2), Chi Ma được quy hoạch kho bãi xếp dỡ hàng hóa diện tích 24.225 m2 và kho ngoại quan 107.000m2 nhưng chưa hoàn thiện, hiệu quả sử dụng rất thấp Các kho bãi trong cửa khẩu ga đường sắt và cửa khẩu phụ được xây dựng trong khu vực các bến, bãi của khẩu với diện tích nhỏ, hạ tầng xuống cấp, điều kiện vật chất kém, thiếu vệ sinh, không đủ đáp ứng nhu cầu XNK các loại hàng hóa.
11 Hiện nay dự án đang triển khai thực hiện giai đoạn 1, kết quả đã cơ bản thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư và dân cư dự án; các thủ tục pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định.
12 Tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu (thuộc Chi cục hải quan Hữu Nghị) chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng bình quân 25,8%/năm, đạt 895,1 triệu USD, chiếm 40,3% tỷ trọng XK qua các cửa khẩu toàn Tỉnh năm
2017 Hàng hóa XK chủ yếu là tinh bột sắn, hoa quả tươi, tinh bột sắn, máy móc, linh kiện điện tử và đồ mỹ nghệ…
Trang 31khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu có sự chênh lệch đáng kể; 80% hàng hóa nhậpkhẩu qua nhóm cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu, tuy nhiên kim ngạchnhập khẩu tăng trưởng không ổn định13
(2) Tạm nhập hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn: Tạm nhập chỉ diễn
ra tại một số cửa khẩu trong một số năm với giá trị không lớn như tại Chi Manăm 2014-2015 với sản phẩm cá, dược liệu và hoa quả khô Nhóm cửa khẩu TânThanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa năm 2013-2015 với các sản phẩm máy móc,linh kiện điện tử, rau quả và một số hàng hóa khác Từ năm 2016, tại tất cả các
cửa khẩu đều không có hoạt động tạm nhập
(3) Tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn: Tái xuất trong giai
đoạn 2013-2017 đạt 6.699 triệu USD Tuy nhiên, do chính sách kiểm soát củaTrung Quốc nên hoạt động này giảm mạnh, từ tổng giá trị 2.373,7 triệu USD năm
2013 xuống 575,4 triệu USD năm 201714 Từ quy định trên của phía Trung Quốc,các loại hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác của Lạng Sơn giảm mạnh Cửa khẩuphụ Cốc Nam giảm mạnh nhất, từ 1.938 triệu USD xuống 146 triệu USD, trungbình mỗi năm giảm 47,6% Cửa khẩu Chi Ma giảm từ 416,4 triệu USD xuống
129,4 triệu USD, trung bình mỗi năm giảm 24,3%
(4) Chuyển cửa khẩu: Chuyển khẩu chủ yếu thực hiện tại các cửa khẩu Ga
Đồng Đăng, Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa Giá trị hàng hóa qua cửakhẩu có xu hướng tăng nhưng không nhiều, tổng giá trị chuyển khẩu trong giaiđoạn 2013-2017 đạt 467,8 triệu USD Mặt hàng chuyển khẩu có nhiều loại: rauquả, máy móc, thiết bị, hàng hóa khác,
Xuất khẩu qua cửa khẩu Cốc Nam tăng trưởng mạnh với mức tăng trung bình 57,3%/năm, từ 130 triệu USD năm
2013 lên 796 triệu USD năm 2017, chiếm 35,8% tỷ trọng XK qua các cửa khẩu năm 2017 Hàng hóa XK chủ yếu
là hoa quả, nông sản Cửa khẩu Chi Ma có mức tăng xuất khẩu bình quân 33,7%/năm, từ 69,4 triệu USD lên cao nhất 406,6 triệu USD năm 2016 và giảm còn 221,9 triệu USD năm 2017 Mức giảm này chủ yếu do cá đông lạnh
là hàng xuất khẩu chủ yếu tại Chi Ma, nhưng chính sách quản lý chặt thực phẩm đông lạnh (xuất khẩu và tạm nhập tái xuất) của Trung Quốc cũng như nhu cầu thị trường Trung Quốc thay đổi khiến mặt hàng này sụt giảm Các cửa khẩu Tân Thanh, Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa (thuộc Chi cục hải quan Tân Thanh) tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 7,4%/năm, chiếm 13,8% tỷ trọng XK qua các cửa khẩu năm 2017 Tuy nhiên, mặt hàng qua nhóm cửa khẩu này là đa dạng nhất với rau quả, hạt điều, sản phẩm từ sắn, tiêu, gỗ
13 Năm cao nhất là 2015 với 1.903,6 triệu USD, năm thấp nhất là 2013 với 519,2 triệu USD, tốc độ bình quân đạt 19,1%/năm Hàng hóa NK chủ yếu là máy móc, thiết bị các loại, kim loại, ô tô, phương tiện vận tải, và một số hàng hóa khác
14 Tái xuất khẩu qua các cửa khẩu Hữu Nghị, Pò Nhùng, Co Sâu được thực hiện từ năm 2015 và tăng dần đạt 300 triệu USD năm 2017, chủ yếu qua cửa khẩu Hữu Nghị với mặt hàng thủy sản đông lạnh do theo quy định điều hành của TQ trong kiểm tra giám sát, kiểm tra chất lượng và hợp quy Nhập khẩu qua các cửa khẩu Tân Thanh,
Na Hình, Bình Nghi, Nà Nưa chiếm vị trí thứ hai với giá trị nhập khẩu năm 2017 đạt 202,9 triệu USD, tăng trưởng bình quân 9,55%/năm Hàng hóa NK qua các cửa khẩu này chủ yểu là hàng rau quả, ngoài ra có rất nhiều loại hàng hóa khác như linh kiện, thiết bị, ô tô, phương tiện vận tải, hóa chất, chất dẻo, chế phẩm kim loại ; Ga quốc
tế Đồng Đăng có kim ngạch NK cao nhất năm 2014 đạt 291,8 triệu USD, và có xu hướng dần còn 82,8 triệu USD năm 2017 Hàng hóa NK qua Ga Đồng Đằng có thuốc nổ, phân bón, máy móc, thiết bị, thuốc trừ sâu và một số hàng hóa khác Cửa khẩu Chi Ma có mức tăng nhập khẩu bình quân 14,03%/năm, nhưng giá trị nhập khẩu khá nhỏ, từ 25,7 triệu USD năm 2013 lên 39,9 triệu USD năm 2017 Hàng hóa NK qua cửa khẩu này chỉ có duy nhất nhóm dược liệu và hoa quả khô Cửa khẩu Cốc Nam NK chủ yếu là máy móc và một số hàng hóa khác, tuy nhiên
Trang 32(5) Kho ngoại quan: Hoạt động kho ngoại quan có tại cửa khẩu Chi Ma và
Cốc Nam nhưng không thường xuyên Cửa khẩu Chi Ma năm 2015 có giá trịhàng kho ngoại quan cao đột biến với mức 431,7 triệu USD, tuy nhiên 2 năm tiếpsau chỉ ở mức 6-7 triệu USD Cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu duy nhất có hoạtđộng của kho ngoại quan khá ổn định và tăng trưởng tốt, từ 8 triệu USD lên 172triệu USD, mức tăng trưởng đạt 115,3%/năm Đây là hướng phát triển tốt mà Cốc
Nam cần xem xét nâng cấp năng lực kho để tăng nguồn thu
(6) Trao đổi cư dân biên giới: Trao đổi cư dân biên giới được thực hiện
chủ yếu tại các cửa khẩu phụ với giá trị hàng hóa khá lớn, tổng giai đoạn
2013-2017 đạt 2.735,6 triệu USD Hàng hóa chủ yếu là rau quả, ngoài ra có tiêu vànhiều nhóm hàng khác như thức ăn gia súc, túi xách, vali, mũ, nguyên phụ liệungành may, mây tre cói, sản phẩm gỗ, sắn, giấy,
2.1.8.2 Lưu lượng phương tiện vận tải qua các cửa khẩu
Trong giai đoạn 2013-2017, tổng số lượt phương tiện vận tải qua các cửakhẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 2.115.160 lượt, trong đó, tỷ trọng phươngtiện vận tải qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chiếm nhiều nhất với 35,9%, tiếp là
là cửa khẩu phụ Tân Thanh với 26,2%, Cốc Nam với 16,3%, và cửa khẩu chínhChi Ma với 7,4% Các cửa khẩu khác chỉ chiếm từ 0,3-4,3%15 (Phụ lục - Hình 7)
Lưu lượng phương tiện vận tải qua các cửa khẩu là một trong những cơ sởquan trọng đánh giá mức độ hoạt động của các cửa khẩu Về cơ bản, Hữu Nghị,Tân Thanh và Cốc Nam luôn là các cửa khẩu có lưu lượng phương tiện vận tảiqua lại nhiều nhất, chủ yếu do Trung Quốc chỉ cho phép nhập nông sản (hoa quả,rau củ, ) qua 03 cửa khẩu này Riêng cửa khẩu phụ Cốc Nam, cá đông lạnh táixuất qua cửa khẩu này sang Trung Quốc là mặt hàng xuất khẩu chính, nhưng từnăm 2017, do chính sách thắt chặt quản lý của Trung Quốc đã khiến lượngphương tiện qua cửa khẩu giảm mạnh
Phương tiện vận tải qua các cửa khẩu đem lại nguồn thu cho tỉnh gồm:
- Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộngtrong khu vực cửa khẩu: nguồn thu này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước
- Các hoạt động dịch vụ khác như kho bãi, giao nhận, vận chuyển, dịch
vụ thanh toán, kê khai hải quan : do các doanh nghiệp thực hiện theo quy định
Số liệu về phương tiện vận tải và thu phí cửa khẩu cho thấy, việc phát triểnXNK qua địa bàn đã mang lại lợi ích kinh tế lớn cho địa phương với gần 3 nghìn
tỷ đồng thu phí trong 5 năm, bình quân mỗi năm thu gần 600 tỷ đồng Riêng năm
2018, tổng số phí thu được từ các phương tiện vận tải qua các cửa khẩu trên địabàn đạt 651,7 tỷ đồng, tăng 1,0% so với 2017 Bên cạnh đó, lợi nhuận mà doanhnghiệp thu được từ đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ tại cửa khẩu không chỉ đemlại lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp này, mà còntạo tác động gián tiếp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp XNK và doanh nghiệp
15 Giai đoạn 2013-2017, tổng số phí thu được từ các phương tiện vận tải qua các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn đạt 2.887 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu gần 600 tỷ đồng, trong đó đóng góp của cửa khẩu Hữu Nghị lớn nhất với 28,2%, tiếp đó là Cốc Nam với 26,1%, Tân Thanh 17,2%, Chi Ma 12,6%, các cửa khẩu khác từ 0,1-5,8%.
Trang 33dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện tích tụ vốn và nguồn lực phục vụ tái đầu tưphát triển hoạt động XNK
2.1.9 Hợp tác thương mại giữa Lạng Sơn với một số đối tác
2.1.9.1 Hợp tác thương mại giữa Lạng Sơn với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
Quảng Tây, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Lạng Sơn Hợptác thương mại được thực hiện trên nền tảng Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Chínhphủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc ký ngày 16/11/2006 về chương trìnhhợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và Biên bản ghi nhớ hội đàm vềHợp tác phát triển kinh tế giữa tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộcChoang Quảng Tây (Trung Quốc) ký năm 2006 Sự chủ động tích cực trong hợptác của hai bên góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch XNK, tăng cường hợptác trên các lĩnh vực phát triển KT-XH ngày càng đi vào chiều sâu và thiết thực
Từ kết quả mối quan hệ hợp tác với Quảng Tây, Lạng Sơn đã mở rộng quan hệvới nhiều địa phương khác của Trung Quốc như Quảng Đông, Hà Nam, BắcKinh, Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam
- Tăng cường giao lưu, trao đổi, hội đàm trong lĩnh vực thương mại: Hằng
năm, Lạng Sơn và Quảng Tây đã tổ chức hàng nhiều đoàn gặp mặt, trao đổi, hộiđàm với chính quyền, các ngành chức năng phía Quảng Tây nhằm tháo gỡ cácvướng mắc (về thời gian làm việc tại cửa khẩu; thủ tục kiểm tra, kiểm soát hànghóa; xây dựng, nâng cấp cửa khẩu, ), thúc đẩy thương mại biên giới, cải cáchthủ tục hành chính, quảng bá sản phẩm, giới thiệu các chủ trương, chính sách thuhút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp trên địa bàn Hai bên đãluân phiên tổ chức các hội chợ thương mại (Hội chợ Việt - Trung) hằng năm, hộithảo, hội nghị gặp mặt doanh nghiệp XNK qua địa bàn Tỉnh (Hội nghị kết nốithương nhân XNK mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trườngTrung Quốc, Hội nghị xúc tiến XK vải thiều sang thị trường Trung Quốc, )
- Kết nối giao thông: Kết nối giao thông tạo nền tảng cơ bản cho phát
triển XNK trên địa bàn Hai bên đã hoàn thành công tác đấu nối giao thông quabiên giới tại cặp cửa khẩu: Nà Nưa - Nà Hoa, Bình Nghi - Bình Nhi Quan, BảnChắt - Bản Lạn và đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu quốc tế HữuNghị - Hữu Nghị Quan Hiện nay đang phối hợp triển khai xây dựng, đấu nốigiao thông đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh - PòChài Trong thời gian tới, khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (đoạn BắcGiang - Lạng Sơn) hoàn thiện, và chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp tuyếnđường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thành đường sắt tốc độ cao được thông qua và triểnkhai, sẽ là cơ hội tốt để Lạng Sơn phát triển thành điểm trung chuyển hàng hóathuận lợi nhất phía Bắc vào thị trường Trung Quốc, cũng như phát triển logisticstrên địa bàn
- Hợp tác nâng cấp cửa khẩu và cặp chợ biên giới: Hợp tác nâng cấp cửa
khẩu và các cặp chợ là nội dung quan trọng hàng đầu trong phát triển quan hệsong phương Trong thời gian qua, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, trao
Trang 34đổi đoàn liên quan đến thúc đẩy, mở rộng và nâng cao năng lực thông quan tạicác cửa khẩu, đặc biệt tại các cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Chi Ma
- Ái Điểm, Bình Nghi - Bình Nhi Quan Hợp tác song phương vẫn tiếp tục trongthời gian tới với nhiều chương trình, kế hoạch như nâng cấp cửa khẩu phụ thànhcửa khẩu chính (Bình Nghi - Bình Nghi Quan), mở các lối mở mới thuộc các cặpcửa khẩu trọng điểm, thống nhất lại 10 cửa khẩu phụ, cặp chợ có nhu cầu khaithông và mở mới16, mở thêm đường vận tải chuyên dụng tại cửa khẩu Hữu Nghị(mốc 1119-1120)
- Về hợp tác thuận lợi hóa thủ tục hải quan: Hiện nay chênh lệch thời
gian mở cửa khẩu giữa hai bên luôn là một trong những hạn chế trong phát triểnXNK song phương Lạng Sơn và Quảng Tây đã có nhiều hội đàm chính thức vàđột xuất nhằm giải quyết vấn đề này Hai bên đã thực hiện kéo dài thời gianthông quan tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, linh hoạt thựchiện kéo dài thời gian thông quan tại một số cặp cửa khẩu khi có lượng hàng hóalớn lưu thông qua lại, như: Tân Thanh - Pò Chài, Cốc Nam - Lũng Nghịu ; các
cơ quan chức năng quản lý cửa khẩu, quản lý thương mại biên giới duy trì thườngxuyên hoạt động gặp gỡ, hội đàm trao đổi thông tin và kịp thời tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc trong hoạt động XNK, thương mại của hai bên, đặc biệt tạimột số thời điểm hàng hóa chờ xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến Hợp táctrong thời gian tới sẽ thúc đẩy hình thức thông quan “Một cửa, một điểm dừng”tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan và hướng tới việc áp dụng
mô hình này cho tất cả các lực lượng kiểm tra, kiểm soát biên giới bao gồm Bộđội Biên phòng, Hải quan và Kiểm dịch của hai bên
- Phát triển Khu hợp tác kinh tế qua biên giới: Hai bên đã ký Biên bản ghi
nhớ xây dựng và phát triển các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới ngày13/10/2013 Tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu hợptác kinh tế qua biên giới Đồng Đăng, công tác triển khai xây dựng hạ tầng đãđược hai bên xúc tiến dần theo mục tiêu phát triển hạ tầng cửa khẩu và sẽ chínhthức được hợp tác thực hiện khi chính phủ hai nước phê duyệt Đề án tổng thể
2.1.9.2 Hợp tác giữa Lạng Sơn với các nước khác
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, Lạng Sơn cũng có một số dự án kết nốiphát triển và hợp tác tăng năng lực sản xuất với Nhật Bản, Hàn Quốc Thực hiệnQuyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềQuy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của UBND các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, năm 2012, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyếtđịnh Quy định thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn Tỉnh.Năm 2015, UBND Tỉnh phê duyệt Đề án, Kế hoạch triển khai thiết lập quan hệhợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lạng Sơn với các địa phương của Nhật Bản và HànQuốc thực hiện từ năm 2015 đến nay nhằm mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tácquốc tế giữa Lạng Sơn với các đối tác nước ngoài Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt
16 Nà Nưa – Nà Hoa, Bình Nghi – Bình Nghi Quan, Tân Thanh – Pò Chài, Cốc Nam – Lũng Nghịu, Na Hình – Kéo Ái, Bảo Lâm – Dầu Ái, Chi Ma – Ái Điểm; và các cặp cửa khẩu phụ/ cắp chợ đang chờ mở: Ba Sơn – Bắc Sơn, Nà Căng – Vượng Anh, Bản Chắt – Bản Lạn.
Trang 35động xúc tiến đầu tư, giao dịch, khảo sát học tập tại các nước với mục tiêu túcđẩy hợp tác trực tiếp với các Quốc gia, tổ chức kinh tế Tuy nhiên, việc kết nốivới quốc gia, các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp này mới chỉ dừng ở quy môkhảo sát, đánh giá nhỏ lẻ, chưa đạt được kết quả mong muốn
2.2 Đóng góp của hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
2.2.1 Đóng góp của hoạt động XNK trong phát triển KT-XH của Tỉnh
* Đóng góp của hoạt động XNK hàng hóa của Tỉnh
Giai đoạn 2011-2017, tổng giá trị xuất khẩu của Tỉnh đạt 821,5 triệu USD,tăng trưởng XK bình quân đạt 8,04%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trung bình củaGRDP thực tế (9,96%/năm), tính chung cả giai đoạn, GRDP thực tế đạt khoảng6.933 triệu USD, tỷ lệ XK trong GRDP thực tế của Tỉnh đạt trung bình11,85%/năm So với cả nước, đóng góp của hoạt động XK của Tỉnh trong tăngtrưởng kinh tế rất thấp (năm 2017, tỷ lệ XK/GDP thực tế cả nước khoảng 97%)
Sự phát triển của hoạt động XK của Tỉnh chưa tạo thành động lực cho tăngtrưởng kinh tế, nguyên nhân chủ yếu do hoạt động sản xuất hàng XK của Tỉnhcòn hạn chế, hàng hóa xuất khẩu còn ở dạng nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp
Nhập khẩu của Lạng Sơn đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng XNK với
mức tăng bình quân 10,3% giai đoạn 2011-2017, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu làmáy móc thiết bị và hàng tiêu dùng Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đónggóp rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ của Tỉnh mà của cả nước,đáp ứng được nhu cầu đa tầng nấc của thị trường trong điều kiện sản xuất trongnước và trong Tỉnh còn đang trong giai đoạn phát triển
* Đóng góp của hoạt động XNK hàng hóa qua địa bàn
Đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế Tỉnh đến từ hoạt động XNK quađịa bàn Giai đoạn 2011-2017, xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn đạt mức tăngtrưởng trung bình 20,37%/năm, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương Từtháng 5/2012, Lạng Sơn thực hiện thống kê thu phí dịch vụ qua địa bàn, theo đógiá trị phí thu được hàng năm không ngừng tăng lên với mức tăng trung bình25,26%/năm Năm 2017, mức thu phí dịch vụ qua địa bàn đạt 645,3 tỷ đồng,chiếm 8,9% thu ngân sách địa phương, năm 2018 đạt 651,7 tỷ đồng, chiếm12,3% thu ngân sách địa phương
Ngoài đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, phát triển XNK trên địa bàn cóvai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động địa phương và laođộng vùng lân cận thông qua việc huy động lao động tham gia các dịch vụchuyển tải, bốc dỡ hàng hóa XNK17 Bên cạnh đó, nhu cầu lao động sản xuất tạiTrung Quốc rất lớn, chủ yếu phục vụ sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sảnthô như mía, chế biến đường, sơ chế nông sản, dược thảo, Đặc thù của nhữngmặt hàng này là cần nhiều lao động trong khâu chăm sóc, thu hoạch cũng nhưtrong khâu chế biến sản phẩm mà lao động địa phương không đáp ứng đủ nhu
17 Trong giai đoạn phát triển cao điểm tại các cửa khẩu chính như Chi Ma mỗi ngày có hơn 1.000 lượt lao động
Trang 36cầu, rất cần lao động từ Việt Nam sang làm việc Vì vậy trong thời gian qua, hoạtđộng sản xuất, XNK trên địa bàn và qua địa bàn thu hút được nhiều lao độngtham gia, góp phần tạo nhiều việc làm với thu nhập khá cao và tương đối ổn địnhcho người dân Ở khía cạnh khác, hoạt động XNK đã thúc đẩy mạnh sự phát triểncủa các lĩnh vực dịch vụ khác như dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận tải, giaonhận, bốc dỡ, , từ đó giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
2.2.2 Đóng góp trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu
Phát triển XNK tạo điều kiện nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
và hệ thống giao thông tại các khu vực cửa khẩu, trọng tâm là Khu kinh tế cửakhẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Cửa khẩu Hữu Nghị là một trong số những cửakhẩu được đầu tư hạ tầng tốt nhất trong số các cửa khẩu dọc biên giới TrungQuốc Tại các cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, việc đấu nối và đồng bộ hóa với
hệ thống hạ tầng phía Trung Quốc được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảoduy trì hoạt động XNK ổn định
Phát triển XNK cũng giúp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào hạ tầng vàdịch vụ phục vụ XNK tại khu vực cửa khẩu Sự phát triển của các loại hình dịch
vụ như: bãi đỗ xe, kho ngoại quan, kho hàng thường, trung tâm thương mại, cửahàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, dulịch, bảo hiểm, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
Phát triển kinh tế cửa khẩu mang lại cơ hội phát triển cho các huyện miềnnúi biên giới, tạo thêm các ngành công nghiệp, dịch vụ mới trong cơ cấu kinh tếđịa phương, thu hút và tận dụng lao động tại các vùng lân cận, từ đó hình thànhcác khu dân cư tập trung dọc biên giới, góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hóa,kinh tế, thắt chặt tình hữu nghị song phương, củng cố quốc phòng an ninh
2.2.3 Đóng góp khác của hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn Tỉnh
Hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không chỉ đóng gópvào tăng trưởng và phát triển của Tỉnh mà còn có vai trò quan trọng đối với XNKcủa vùng, cả nước Hệ thống cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn đã trở thành cáckhu vực đối trọng quan trọng của cả nước với Quảng Tây (Trung Quốc) trongphát triển biên mậu, có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội to lớn
Xét về vị trí địa lý tự nhiên, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt đadạng đã đưa Lạng Sơn trở thành đầu mối giao thương quan trọng hàng đầu vàothị trường Trung Quốc Hoạt động thương mại được mở rộng, hệ thống cửa khẩuđược đầu tư tương đổi hoàn chỉnh, năng lực thông quan liên tục nâng cao, lànhững nhân tố quan trọng thúc đẩy liên kết vùng
Lạng Sơn là điểm khởi đầu của Việt Nam trên hành lang kinh tế Nam Ninh
- Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng thuộc chương trình hợp tác “Hai hành lang mộtvành đai”, đồng thời là điểm khởi đầu của trục kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh Ví trí địa kinh tế - địa chính trị giúp Lạng Sơn trở thànhđiểm trung chuyển hàng hóa quan trọng trong của các tuyến hành lang kinh tế,
Trang 37mở ra khả năng trở thành cửa ngõ kết nối thị trường ASEAN với Trung Quốctrong tương lai
2.3 Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc
2.3.1 Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam
2.3.1.1 Cơ chế, chính sách quản lý XNK và thương mại biên giới
Cơ chế, chính sách quản lý XNK
Cơ chế, chính sách XNK của Việt Nam thời gian qua đã có những cải cách
và hoàn thiện Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được hoàn thiện theo hướng tạothuận lợi đối với hoạt động XNK của doanh nghiệp, thuế suất được điều chỉnhphù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia Chính sách phi thuếquan ngày càng hoàn thiện, minh bạch và đầy đủ hơn dưới một số hình thức như:
Danh mục hàng cấm XNK, Giấy phép XNK, hỗ trợ tín dụng XNK (bỏ bù lỗ từ ngân sách và thưởng xuất khẩu, chuyển qua hỗ trợ xúc tiến thương mại, tín dụng xuất khẩu, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, rào cản kỹ thuật về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, )
Về cơ bản, hệ thống chính sách XNK của Việt Nam không ngừng được sửađổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
và hướng đến xây dựng một thị trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, chính sách XNK vẫn tồn tại một số hạn chế như: Độ trễ chính sáchlớn do bộ máy thực thi chưa hiệu quả, các đối tượng hưởng lợi thường không tiếpcận được ngay; tình trạng thiếu nhất quán ở một số văn bản pháp luật và văn bảnhướng dẫn gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp và công tác quản lý, điềuhành; vẫn tồn tại những quy định khác biệt giữa doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế trong hoạt động kinh doanh XNK
Chính sách phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc
Phát triển quan hệ thương mại ổn định với Trung Quốc trên cơ sở đảm bảolợi ích quốc gia luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ.Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, quan điểm của Việt Nam là tuân thủcác khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực và thế giới mà hai bên là thành viên, baogồm khuôn khổ WTO, Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc(ACFTA); tuân thủ các khuôn khổ hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc
về kinh tế như các Tuyên bố chung hai bên đã ký kết và Thông cáo chung ViệtNam - Trung Quốc tháng 9/2016, Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tếthương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016 ký tháng 10/2011; Hiệp địnhThương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 12/9/2016 và Quyết định
số 2534/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạchthực hiện Hiệp định thương mại biên giới
Chính sách phát triển thương mại biên giới
Trang 38Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý thương mại biên giới nói chung đã
dần được hoàn thiện và phù hợp với tình hình phát triển hiện nay (Phụ lục - Các văn bản pháp luật điều chỉnh thương mại biên giới) Một số chính sách quan
trọng đối với XNK của Lạng Sơn bao gồm:
- Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đườngbiên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướngChính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg Trong đó quyđịnh: Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng
hoá cư dân biên giới được sản xuất từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi
đã bàn thống nhất với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/01 người/01 ngày/01 lượt và 04 lượt/01 tháng.
- Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ Công Thươngban hành quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:Quy định về điều kiện kinh doanh tại chợ, trình tự thủ tục cấp giấy phép kinhdoanh tại chợ, tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ; áp dụng đốivới thương nhân Việt Nam và các nước có chung biên giới với Việt Nam
- Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu vàQuyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg Theoquyết định này, bên cạnh các quy định về chính sách tính dụng, đầu tư, Quyếtđịnh này còn quy định chi tiết về những ưu đãi trong chính sách thuế, phí, lệ phí,tiền thuê đất và chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu như: Ưu đãi vềthuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (GTGT),thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; ưu đãi về tiền thuê đất,thuê mặt nước; ưu đãi về thu tiền sử dụng đất; chính sách về phí, lệ phí,…Trong
đó, có nhiều quy định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như: Hàng hoá, dịch vụ sảnxuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu; hàng hoá, dịch
vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vàhàng hoá, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất ra nướcngoài thuộc diện không chịu thuế GTGT; hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năngkhác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam đưavào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu đuợc áp dụng mức thuế suấtthuế GTGT là 0%; hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ khu phi thuếquan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuếtiêu thụ đặc biệt ; với những quy định này đã tạo thuận lợi đối với các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại biên giới
- Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chínhphủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biêngiới Quyết định này quy định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với
Trang 39các nước có chung biên giới gồm: (1) Hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giớicủa thương nhân; (2) Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;(3) Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợtrong Khu kinh tế cửa khẩu; (4) Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu,lối mở biên giới
- Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chitiết về hoạt động thương mại biên giới và Thông tư số 02/2018/TT-BCT ngày27/02/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết danh mục hàng hóa mua bán,trao đổi của cư dân biên giới Theo Nghị định này, hàng hóa mua bán, trao đổicủa cư dân biên giới không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thựcphẩm, trừ trường hợp mua gom hàng hoá trao đổi của cư dân biên giới phải thựchiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng theo quyđịnh Tuy nhiên, hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật và kiểmdịch thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ thìbuộc hàng hoá của cư dân biên giới phải được kiểm dịch theo quy định của phápluật Đặc biệt, theo quy định của Nghị định này, nếu cư dân biên giới khi muabán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục trên vượt định mức quy định sẽ phải chịuthuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật
- Quyết định số 23/QĐ-BNV ngày 05/01/2018 của Bộ Nội vụ về việc chophép thành lập Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam (VBTA).Hiệp hội sẽ là tổ chức đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các tổchức, cá nhân là hội viên của Hiệp hội trong lĩnh vực hoạt động thương mại biêngiới và các hoạt động hỗ trợ thương mại biên giới
2.3.1.2 Cơ chế, chính sách quản lý XNK của Lạng Sơn
Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn
Chính sách quản lý, điều hành hoạt động XNK và thương mại biên giới củaLạng Sơn thực hiện trên nguyên tắc thống nhất và tuân thủ chủ trương, chínhsách từ Trung ương Định hướng, chính sách Nhà nước ban hành là cơ sở để Tỉnhthực hiện các chương trình, chính sách, dự án có liên quan đến phát triển XNK vàthương mại biên giới
Trong giai đoạn 2011-2017, công tác quản lý hoạt động XNK hàng hóa củaTỉnh được thực hiện theo hướng nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định, tạo điềukiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK hàng hóa, góp phần thúcđẩy XNK qua địa bàn thông thoáng, ổn định và phát triển Các văn bản, chínhsách từ Trung ương được Tỉnh tiếp nhận và tổ chức nghiên cứu, ban hành các vănbản hướng dẫn triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời
Bên cạnh đó, với vai trò là tỉnh có vị trí chiến lược trong thương mại biêngiới với Trung Quốc, Lạng Sơn đã chủ động, tích cực đóng góp ý kiến, thammưu, đề xuất các nội dung, chính sách với cơ quan quản lý cấp trên trong việcxây dựng và thực hiện các quy định về quản lý, điều hành hoạt động XNK vàthương mại biên gới để tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt cho
Trang 40doanh nghiệp, nhằm thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanhXNK qua địa bàn
Quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh XNK
Công tác quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh XNK được Tỉnh và các
cơ quan chức năng quan tâm chú trọng, cụ thể:
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm với doanhnghiệp để tuyên truyền, phổ biến thông tin cho doanh nghiệp về các hiệp địnhthương mại tự do, văn bản pháp luật, chính sách mới của Nhà nước; chủ động kịpthời hỗ trợ xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động XNK
- Chủ động xây dựng, ban hành chính sách kịp thời tháo gỡ cho doanhnghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin,tìm kiếm thị trường, giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, thông thoáng
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý đầu tư kinh doanh bến, bãi đỗ xe tạikhu vực cửa khẩu trên địa bàn
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính bằng việc rà soát, đơn giản hóathủ tục hành chính, tỷ lệ cắt giảm chi phí là 35% (2017), trong đó có nhiều thủtục XNK Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa đối với các lĩnh vực cấp phépcủa ngành, 100% các thủ tục hành chính giải quyết đúng hạn
Xây dựng, phát triển quan hệ với cơ quan quản lý phía Trung Quốc
Các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thường xuyên duy trì mối quan
hệ hợp tác hữu nghị, thân tình, phối hợp công tác tốt với cơ quan quản lý phíaTrung Quốc Hai bên đã duy trì thường xuyên, linh hoạt các hoạt động giao lưutiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai Tỉnh - Khu và Hội nghị Ủy ban côngtác liên hợp 04 tỉnh của Việt Nam (Trong đó có Lạng Sơn) và Quảng Tây TrungQuốc, cùng quan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện, thị biên giới của hai bên tăngcường thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhằm đạt được thống nhất chung đểcùng phát triển hoạt động thương mại biên giới, cải cách thủ tục hành chính tạođiều kiện cho phát triển XNK hàng hóa, giới thiệu, quảng bá tiềm năng songphương và thông báo các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của hai bên
2.3.2 Cơ chế, chính sách quản lý thương mại biên giới, xuất nhập khẩu của Trung Quốc
Chính sách thuế của Trung Quốc
Thuế suất thuế nhập khẩu của Trung Quốc được tính dựa trên Hệ thống hàihòa thuế quan chung (HS) và áp dụng theo các cam kết quốc tế mà Trung Quốctham gia, trong đó nền tảng là WTO và các FTA với các quốc gia/vùng lãnh thổkhác Việt Nam nằm trong số các nước được hưởng mức thuế suất tối huệ quốc(MFN) của Trung Quốc và mức thuế theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) Thuế suất thuế nhập khẩu của Trung Quốc rất đa dạngphụ thuộc vào loại hàng hóa, linh kiện và mục đích sử dụng của sản phẩm Thuếsuất trung bình cho hàng hóa nhập khẩu khoảng 9,8%, đối với các sản phẩm nông