1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 2 CHU KỲ 2016 – 2019

58 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 454,13 KB

Nội dung

Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chứ

Trang 1

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP

TỈNH VÒNG 2 CHU KỲ 2016 – 2019

I Kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non ( 67 câu)

1 Mục tiêu GDMN ( Mục tiêu chung, mục tiêu chương trình giáo dục ) ( 10 câu)

1.1 Mục tiêu chung

Câu 1 Mục tiêu giáo dục mầm non là gì?

A Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh

lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

B Giúp trẻ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

C Giúp trẻ 3 tháng đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mí, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

D Giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội, hình thành và phát triển ở trẻ kĩ năng sống

Câu 2 Đâu là mục tiêu giáo dục Mầm non?

A Giúp trẻ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

B Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh

lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

C Giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội, hình thành và phát triển ở trẻ kĩ năng sống

D Giúp trẻ 3 tháng đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mí, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

Câu 3 Phương án nào sau đây không phải là mục tiêu giáo dục mầm non?

A Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của

nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1;

B Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi

C Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

D Giúp trẻ phát triển nhanh về các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng

xã hội, hình thành và phát triển kĩ năng sống

Câu 4: Trong những phương án sau phương án nào đúng?

A Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1;

B Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ đọc và viết được 29 chữ cái tiếng việt

Trang 2

C Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ biết đếm và nhận biết các số, cộng trừ trong phạm vi 10

D Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo môi trường cho trẻ vui chơi và trải nghiệm

Câu 5 Trong những mục tiêu sau đây, mục tiêu nào không được qui định trong mục tiêu GDMN?

A.Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh

lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

B.Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1

C.Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

D Giúp trẻ phát triển thể chất

Câu 6: Trong những phương án sau phương án nào đúng?

A Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ đọc và viết được 29 chữ cái tiếng việt

B Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ biết đếm và nhận biết các số, cộng trừ trong phạm vi 10

C Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo môi trường cho trẻ vui chơi và trải nghiệm

D Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi

Câu 7: Trong những phương án sau phương án nào đúng?

A.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ đọc và viết được 29 chữ cái tiếng việt

B.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ biết đếm và nhận biết các số, cộng trừ trong phạm vi 10

C Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

D.Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo môi trường cho trẻ vui chơi và trải nghiệm

1.2 Yêu cầu về nội dung giáo dục

Câu 8 Phương án nào sau đây không phải là yêu cầu về nội dung giáo dục của chương trình giáo dục mầm non?

A Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học

B Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

C Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

D Cung cấp kiến thức cho trẻ

Câu 9 Yêu cầu về nội dung giáo dục Mầm non là gì?

A Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học Thống nhất giữa nội dung giáo dục

Trang 3

với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

B Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học

C Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

D Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

Câu 10 Đâu là yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non?

A Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

B Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

C Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học

D Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

Câu 11: Trong các nội dung sau nội dung nào không phải là yêu cầu về nội dung của GDMN?

A Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó đảm bảo tính

liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học

B Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

C Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn;

D Đảm bảo cho trẻ được trải nghiệm tất cả những tình huống trong cuộc sống

Câu 12: Yêu cầu của nội dung GDMN là?

A Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó đảm bảo tính liên thong giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục

Trang 4

với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

B Dậy trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh

C Đảm bảo cho trẻ được trải nghiệm tất cả những tình huống trong cuộc sống

D Chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống

Câu 13: Trong các yêu cầu sau yêu cầu nào là yêu cầu của nội dung GDMN?

A Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

B Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em biết kính trọng yêu mến lễ phép với ông bà, cha mẹ thầy cô giáo; yêu quý anh chị em bạn

bè ; thật thà, mạnh dạn tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp ; ham hiểu biết thích đi học

C Giúp trẻ em biết kính trọng yêu mến lễ phép với ông bà, cha mẹ thầy cô giáo; yêu quý anh chị em bạn bè ; thật thà, mạnh dạn tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp ; ham hiểu biết thích đi học

D Giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi

Câu 14 Có mấy yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non?

A 1 nội dung

B 2 nội dung

C 3 nội dung

D 4 nội dung

1.3 Yêu cầu về phương pháp giáo dục

Câu 15 Trong các yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ nhà trẻ, yêu cầu nào sau đây là không phù hợp?

A Chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đến đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần

B Giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá xung quanh; dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

C Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích phát triển các giác quan và chức năng tâm - sinh lý

D Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ

Câu 16 Yêu cầu nào dưới đây không phải là yêu cầu về phương pháp giáo dục đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo?

A Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục các nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ với điều kiện thực tế

B Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi

C Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ

Trang 5

D Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”

Câu 17 Trong các phương án sau đây đâu là phương đúng?

A Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xác, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển giác quan và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ

B Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi

C Giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá xung quanh; dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

D Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp

Câu 18 Trong các phương án sau đây đâu là phương đúng?

A Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi

B Giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá xung quanh; dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

C Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp

D Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm “ Chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/ lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế

Câu 19 Đâu là yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ nhà trẻ?

A Phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xác, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển giác quan và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ

B Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi

C Giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá xung quanh; dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

D Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp

Câu 20 Đâu là yêu cầu về phương pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo?

A Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi

Trang 6

B Giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá xung quanh; dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

C Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp

D Phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm “ Chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/ lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế

Câu 21 Có mấy yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non?

A 2 yêu cầu

B 3 yêu cầu

C 4 yêu cầu

D 5 yêu cầu

1.4 Yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ

Câu 22 Đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm

A Theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương

B Theo dõi sự phát triển của trẻ

C Để điều chỉnh kế hoạch

D Đánh giá lực học của trẻ

Câu 23 Trong yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ Phương án nào sau đây là đúng?

A Đánh giá sự phát triển của trẻ ( Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

B Đánh giá sự phát triển của trẻ ( Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ

C Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

D Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương

Câu 24 Đâu là yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ

A Đánh giá sự phát triển của trẻ ( Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ

B Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

Trang 7

C Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương

D Đánh giá sự phát triển của trẻ ( Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

Câu 25 Trong yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ, cần lưu ý điều gì?

A.Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

B Coi trọng chất lượng giáo dục trẻ

C Đánh giá liên tục theo từng chủ đề

B Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

C Đánh giá sự phát triển của trẻ ( Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hàng ngày

D Đánh giá liên tục theo từng chủ đề

2 Chương trình giáo dục nhà trẻ mẫu giáo

2.1 Mục tiêu

Câu 27 Mục tiêu của Chương trình giáo dục nhà trẻ là gì?

A Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển khoẻ mạnh, thích tìm hiểu thế giới xung quanh, hồn nhiên trong giao tiếp

B Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn

ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

C Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ

D Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, các sự vật hiện tượng gần gũi

Câu 28 Trong mục tiêu giáo dục trẻ nhà trẻ Phương án nào sau đây là đúng?

A Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

B Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

C Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ

Trang 8

D Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, các sự vật hiện tượng gần gũi

Câu 29 Đâu là mục tiêu của chương trình giáo dục nhà trẻ?

A Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

B Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ

C Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, các sự vật hiện tượng gần gũi

D Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

Câu 30 Trong các phương án sau đây phương án nào không phải là mục tiêu của chương trình giáo dục nhà trẻ?

A Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ

B Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về mặt thể chất

C Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về mặt nhận thức, ngôn ngữ

D Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về mặt tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm

Câu 31 Mục tiêu của Chương trình giáo dục mẫu giáo là gì?

A Nhằm giúp trẻ em mầm non phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,

Câu 32 Trong mục tiêu giáo dục trẻ Mẫu giáo Phương án nào sau đây là đúng?

A Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

B Nhằm giúp trẻ em mầm non phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,

Câu 33 Đâu là mục tiêu của chương trình giáo dục mẫu giáo?

A Nhằm giúp trẻ em mầm non phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,

kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

B Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

Trang 9

C Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

D Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

Câu 34 Trong các phương án sau đây phương án nào không phải là mục tiêu của chương trình giáo dục mẫu giáo ?

A Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

B Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về mặt thể chất

C Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về mặt nhận thức, ngôn ngữ

D.Nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về mặt tình cảm, kỹ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

Câu 35 Mục tiêu về giáo dục phát triển thể chất của trẻ nhà trẻ là?

A Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ Thực hiện được vận động cơ bản một cách vững vàng

B Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi Có khả năng phối hợp các giác quan

Câu 36 Mục tiêu về giáo dục phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo là

A Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định

B Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định Có sự nhạy cảm của các giác quan

C Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định

D Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết của mình

Câu 37 Mục tiêu về giáo dục phát triển nhận thức của trẻ nhà trẻ là?

A Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh Có khả năng quan sát, so

sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định

B.Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định

C.Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết của mình

D Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; Có sự nhạy cảm của các giác quan Có khả năng quan sát, nhận xét ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật hiện tượng gần gũi, quen thuộc

Trang 10

Câu 38 Đâu là mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ?

A Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ Sử dụng lời nói để giao tiếp diễn đạt nhu cầu Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói Hồn nhiên trong giao tiếp

B Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói

C Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ

D.Sử dụng lời nói để giao tiếp diễn đạt nhu cầu Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ

và ngữ điệu của lời nói Hồn nhiên trong giao tiếp

Câu 39 Phương án nào sau đây là mục tiêu phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ cho trẻ nhà trẻ

A Có ý thức về bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người

B Thích nghe nhạc không lời

C Thực hiện tốt các quy định đơn giản

D Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi Có khả năng cảm nhận và biểu

lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt Thích nghe hát, hát và vận động theo nhac; thích vẽ, xé dán, xếp hình, thích nghe đọc thơ, kể chuyện…

Câu 40 Đâu là mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo?

A Khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; Vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay Có một số hiểu biết

về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe Có một só thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân

B Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo độ tuổi

C Có kỹ năng thực hiện các vận động cơ bản

D Có một số hiểu biết về thực phẩm sạch an toàn

Câu 41 Phương án nào sau đây là mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo?

A Biết lắng lắng nghe

B Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau

C Giao tiếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày

D Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ( Lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)

Câu 42 Phương án nào không phải là mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo?

A Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ( Lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)

B Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày

C Có ý thức về bản thân

D Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết

Câu 43 Phương án nào không phải là mục tiêu phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo?

A Có ý thức về bản thân

B Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

Trang 11

C Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực

D Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết

Câu 43 Phương án nào là mục tiêu phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo?

A Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp

B Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, yêu thiên nhiên

C Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; thích ca hát

D Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, thích vẽ tranh

Câu 44 Phương án nào không nằm trong mục tiêu phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo

A Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên

B Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình

C Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp

Câu 47 Trong kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trẻ gồm những nội dung nào?

A Phân phối thời gian; chế độ sinh hoạt

B Phân phối thời gian

C chế độ sinh hoạt

D Phân phối thời gian; chế độ sinh hoạt, lịch sinh hoạt

Câu 48 Trong kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trẻ những nội dung nào sau đây là đúng?

A Phân phối thời gian

B chế độ sinh hoạt

C Phân phối thời gian; chế độ sinh hoạt, lịch sinh hoạt

D Phân phối thời gian; chế độ sinh hoạt

Câu 49 Phương án nào sau đây không nằm trong nội dung kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trẻ

A Phân phối thời gian

B Chế độ sinh hoạt

C Phân phối thời gian; chế độ sinh hoạt

D Lịch sinh hoạt

Trang 12

C Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, Giáo dục

D Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Câu 53 Đâu là nội dung giáo dục trẻ nhà trẻ?

A Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

B Giáo dục

C Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, Giáo dục

D Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Câu 54 Đâu là nội dung giáo dục trẻ Mẫu giáo?

A Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

B Giáo dục

C Chăm sóc sức khỏe ban đầu

D Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, Giáo dục

2.4 Kết quả mong đợi

Câu 55 Nội dung kết quả mong đợi của lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ là?

A Phát triển vận động, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

B Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

C Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

B Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

C Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật hiện tượng

D Hiểu biết về các sự vật hiện tượng gần gũi bằng những cử chỉ, lời nói

Câu 57 Đâu là nội dung kết quả mong đợi lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ

A Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật hiện tượng

Trang 13

B Nghe hiểu lời nói Nghe nhắc lại các âm, các tiếng và các câu Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

C Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

D Thực hiện các vận động cơ bản

Câu 58 Phương án nào không nằm trong nội dung kết quả mong đợi lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ của trẻ nhà trẻ

A Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

B Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi

C Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

D Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

Câu 59 Nội dung kết quả mong đợi của lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo là?

A Phát triển vận động, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

B Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

C Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

D Thực hiện các vận động cơ bản

Câu 60 Kết quả mong đợi lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ mẫu giao gồm những nội dung nào?

A Làm quen với toán

B Khám phá khoa học, Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán, khám phá xã hội

C Tìm hiểu môi trường xung quanh

D Khám phá xã hội

Câu 61 Phương án nào không nằm trong nội dung kết quả mong đợi lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

A Khám phá xã hội

B Nghe hiểu lời nói

C Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày

D Làm quen với việc đọc – viết

Câu 62 Kết quả mong đợi lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trẻ mẫu giáo gồm những nội dung nào?

A Thể hiện ý thức về bản thân Thể hiện sự tự tin, tự lực Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh Hành vi và quy tắc ứng sử xã hội Quan tâm đến môi trường

C Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ( Âm nhạc, tạo hình)

D Làm quen với việc đọc – viết

Trang 14

2.5 Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức

Câu 64 Có bao nhiêu hoạt động giáo dục trẻ nhà trẻ?

Câu 66 Các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo bao gồm?

A Hoạt động chơi Hoạt động học Hoạt động lao động Hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân

B Hoạt động chơi

C Hoạt động học

D Hoạt động lao động Hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân

Câu 67 Các hoạt động giáo dục trẻ nhà trẻ là?

A Hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi, hoạt động chơi – tập có chủ đích, hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân

B Hoạt động giao lưu cảm xúc

C Hoạt động với đồ vật

D hoạt động chơi – tập có chủ đích, hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân

Câu 68 Việc lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào căn cứ nào sau đây?

A Theo mục đích và nội dung giáo dục

B Hoạt động theo nhóm, cả lớp

C Mục đích giáo dục và nội dung giáo dục; vị trí không gian; số lượng trẻ

D Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động nhóm lớn

Câu 69 Theo vị trí không gian có những hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nào?

A Tổ chức hoạt động trong phòng nhóm, Tổ chức hoạt động ngoài trời

Trang 15

D 6 nhóm

Câu 72 Nhóm phương pháp nào sau đây được sử dụng để giáo dục trẻ nhà trẻ?

A Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp trực quan - minh họa; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương

B Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương

C Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp trực quan - minh họa; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương

D Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp thực

Câu 73 Nhóm phương pháp nào sau đây được sử dụng để giáo dục trẻ mẫu giáo?

A Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan minh họa, nhóm phương pháp dùng tình cảm và khích lệ

B Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói

C Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan minh họa, nhóm phương pháp quan sát

D Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp dùng tình cảm và khích lệ, nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá

Câu 74 Phương pháp nào sau đây không nằm trong nhóm phương pháp thực hành đối với trẻ nhà trẻ?

A Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi

B Trò chơi

C Luyện tập

D Thí nghiệm

Câu 75 Nhóm phương pháp nào sau đây không sử dụng để giáo dục trẻ mẫu giáo?

A Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

B Nhóm phương pháp dùng lời nói

C Nhóm phương pháp tác động bằng bằng tình cảm

D Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

Câu 76 Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ đối với trẻ mẫu giáo là gì?

A Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động

B Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui

C Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin

D Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ

2.6 Đánh giá sự phát triển của trẻ

Câu 77 Các phương pháp nào sau đây được dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo?

Trang 16

A Quan sát; trò chuyện, giao tiếp với trẻ; sử dụng tình huống; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ

B Quan sát; thảo luận; tổng hợp; so sánh đối chiếu

C Đàm thoại; trao đổi với phụ huynh; thực hành; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; nêu tình huống

D Quan sát; trò chuyện; đánh giá bài tập; trải nghiệm

Câu 78 Trong chương trình Giáo dục mầm non, đánh giá sự phát triển của trẻ nhà trẻ được thực hiện ở thời điểm nào?

A Đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá trẻ hằng tuần

B Đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá trẻ theo học kỳ

C Đánh giá trẻ theo chủ đề; đánh giá trẻ theo hoạt động

D Đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá trẻ theo giai đoạn

Câu 78A Trong chương trình Giáo dục nhà trẻ, thời điểm và căn cứ để đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

A Đánh giá cuói độ tuổi ( 6,12,18,24,36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ

B Đánh giá cuói độ tuổi ( 6,12,18,24,36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ và kết quả mong đợi

C Đánh giá cuói độ tuổi ( 6,12,18,24,36 tháng tuổi) dựa vào kết quả mong đợi

D Đánh giá cuói độ tuổi ( 6,12,18,24,36 tháng tuổi)

Câu 79 Phương pháp nào không sử dụng để đánh giá trẻ nhà trẻ theo giai đoạn?

A Quan sát

B Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

C Trò chuyện, giao tiếp với trẻ

D Sử dụng tình huống

Câu 79A Phương pháp đánh giá trẻ nhà trẻ là

A Đàm thoại; trao đổi với phụ huynh; thực hành; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; nêu tình huống

B Quan sát; đàm thoại;

C Quan sát; trò chuyện, giao tiếp với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng bài tập tình huống; trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ

D Quan sát; trò chuyện; đánh giá bài tập

Câu 80 Đối với độ tuổi nhà trẻ, có mấy phương pháp đánh giá trẻ theo giai đoạn?

B Đánh giá qua bài tập

C Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ

D Sử dụng tình huống

Câu 82 Đánh giá trẻ hàng ngày gồm mấy nội dung? Là những nội dung nào?

Trang 17

A Có 1 nội dung: Kiến thức của trẻ

B Có 2 nội dung: Kiến thức của trẻ; kỹ năng của trẻ

C Có 3 nội dung: Tình trạng sức khỏe của trẻ; thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ; kiến thức

và kỹ năng của trẻ

D Có 4 nội dung: Tình trạng sức khỏe của trẻ; hành vi của trẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ; sản phẩm của trẻ

3 Hiểu biết về kiến thức chăm sóc, giáo dục sinh hoạt của trẻ theo chương trình GDMN

3.1 Phân phối thời gian, chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non

Câu 83 Theo phân phối thời gian chương trình giáo dục mầm non thiết kế cho 35 tuần Mỗi tuần bao nhiêu ngày?

Câu 86 Trong phân phối thời gian phương án nào sau đây là đúng?

A Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non Kế hoạch chăm sóc giáo dục hàng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kỳ theo quy định chung của Bộ giáo dục

và đào tạo

B Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày

C Kế hoạch chăm sóc giáo dục hàng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ

D Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kỳ theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo

Câu 87 Theo chế độ sinh hoạt của trẻ Mầm non thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt như thế nào?

Trang 18

Câu 88 Chế độ sinh hoạt của trẻ nhà trẻ là gì?

A Là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ

B Là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý

C Là giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ

D Là đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ

Câu 89 Chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo là gì?

A Là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý

B Là giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ

C Là đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ

D Là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí và sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền nếp, thói quen và kĩ năng sống tích cực

Câu 90 Thời gian đón trẻ cho lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi là?

A Khoảng 30 - 40 phút

B Khoảng 50 - 60 phút

C Khoảng 40- 45 phút

D Khoảng 50 - 55 phút

Câu 91 Theo chế độ sinh hoạt của trẻ 24-36 tháng tuổi, hoạt động Chơi - tập có chủ đích của trẻ

ở trường mầm non trong một ngày có tổng số thời gian là bao nhiêu?

Trang 19

Câu 95 Theo chế độ sinh hoạt của trẻ 12 – 18 tháng tuổi trẻ ngủ mấy lần/ ngày và thời gian ngủ

là bao lâu?

A 2 lần/ ngày thời gian ngủ là khoảng 190 - 210 phút

B 1 lần/ ngày thời gian ngủ là 150 - 210 phút

C 1 lần/ ngày thời gian ngủ là 120 - 150 phút

D 2 lần / ngày thời gian ngủ là 180 - 210 phút

Câu 96 Theo chế độ sinh hoạt của trẻ 24-36 tháng tuổi, hoạt động Chơi – Trả trẻ có tổng số thời gian là bao nhiêu?

Trang 20

A Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ

B Tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ

C Một bữa chính và một bữa phụ

D Một bữa chính và hai bữa phụ

Câu 107 Chương trình giáo dục mầm non qui định số bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại cơ sở giáo dục mầm non là mấy bữa?

A Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ

B Tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ

C Một bữa chính và một bữa phụ

D Một bữa chính và hai bữa phụ

Câu 108 Nhu cầu khuyến nghị về tỷ lệ năng lượng tại trường của 1 trẻ mầm non trong 1 ngày chiếm bao nhiêu %?

A Nhà trẻ: 80- 90%, mẫu giáo: 70-80% nhu cầu cả ngày

B Nhà trẻ: 40- 50%, mẫu giáo: 30-40% nhu cầu cả ngày

C Nhà trẻ: 60- 70%, mẫu giáo: 50-60% nhu cầu cả ngày

D Nhà trẻ: 30- 40%, mẫu giáo: 40-50% nhu cầu cả ngày

Câu 109 Nhu cầu khuyến nghị về tỷ lệ năng lượng tại trường của 1 trẻ nhà trẻ trong 1 ngày chiếm bao nhiêu %?

A 80- 90% nhu cầu cả ngày

B.40- 50% nhu cầu cả ngày

C 60- 70% nhu cầu cả ngày

D 30- 40% nhu cầu cả ngày

Trang 21

Câu 110 Nhu cầu khuyến nghị về tỷ lệ năng lượng tại trường của 1 trẻ mẫu giáo trong 1 ngày chiếm bao nhiêu %?

A 50- 60% nhu cầu cả ngày

B.40- 50% nhu cầu cả ngày

C 60- 70% nhu cầu cả ngày

D 50 – 55 % nhu cầu cả ngày

Câu 111 Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng cho trẻ mẫu giáo trong 1 ngày là?

Câu 115 Trẻ nhà trẻ năng lượng phân phối cho các bữa ăn là?

A Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30 – 35% năng lượng cả ngày Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 – 30

% năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 5 – 10 % năng lượng cả ngày

B Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 25 – 35% năng lượng cả ngày Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 – 30

% năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 5 – 10 % năng lượng cả ngày

C Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30 – 35% năng lượng cả ngày Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 20 – 30

% năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 5 – 10 % năng lượng cả ngày

D Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30 – 35% năng lượng cả ngày Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 – 30

% năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 10 – 15 % năng lượng cả ngày

Câu 116 Trẻ mẫu giáo năng lượng phân phối cho các bữa ăn là?

A Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 25 – 35% năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 10 – 15

% năng lượng cả ngày

B Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 35 - 40 % năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 10 – 15

% năng lượng cả ngày

Trang 22

C Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 35- 40 % năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 5 – 10 % năng lượng cả ngày

D Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 40 – 50 % năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp khoảng 5 – 10 % năng lượng cả ngày

Câu 117 Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng cho1 trẻ 24- 36 tháng trong 1 ngày tại cơ sở giáo dục mầm non là bao nhiêu?

Trang 23

Câu 124 Thực đơn cho trẻ mầm non được xây dựng theo phương án nào sau đây?

A Theo từng bữa ăn và theo sổ chợ

B Theo thực tế suất ăn trong ngày

C Hằng ngày, theo tuần, theo mùa

D Theo hợp đồng giao nhận thực phẩm

Câu 125 Để tổ chức bữa ăn cân đối cho trẻ, chúng ta cần dựa vào các nguyên tắc nào sau đây?

A Bữa ăn phải đa dạng, thay đổi hỗn hợp nhiều thực phẩm; cân đối giữa lượng thức ăn vào và năng lượng tiêu hao, điều độ theo nhu cầu dinh dưỡng

B Bữa ăn cần tăng cường nhiều chất đạm và chất béo

C Bữa ăn phải đảm bảo đủ chất, không khí vui vẻ

D Bữa ăn phải được bổ sung nhiều rau xanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu 126 Đối với trẻ mẫu giáo tỷ lệ các chất cung cấp năng lương theo cơ cấu?

A Chất đạm cung cấp khoảng 15 - 25% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 25 – 35

% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 45 – 52 % năng lượng khẩu phần ăn

B Chất đạm cung cấp khoảng 12- 15% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 20- 25 % năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 55 – 68% năng lượng khẩu phần ăn

C Chất đạm cung cấp khoảng 12- 15% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 20 – 30

% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 50 – 55% năng lượng khẩu phần ăn

D Chất đạm cung cấp khoảng 12- 20% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 20 – 30

% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 55 – 60% năng lượng khẩu phần ăn

Câu 127 Đối với trẻ nhà trẻ tỷ lệ các chất cung cấp năng lương theo cơ cấu?

Trang 24

A Chất đạm cung cấp khoảng 12- 15% năng lượng khẩu phần, Chất béo cung cấp khoảng 30 – 40% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 47 – 50 năng lượng khẩu phần ăn

B Chất đạm cung cấp khoảng 13- 20% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 30 – 40% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 45 – 53% năng lượng khẩu phần ăn

C Chất đạm cung cấp khoảng 13- 20% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 30 – 40% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 47 – 50 % năng lượng khẩu phần ăn

D Chất đạm cung cấp khoảng 12- 15% năng lượng khẩu phần ăn, Chất béo cung cấp khoảng 30 - 35% năng lượng khẩu phần ăn, Chất bột cung cấp khoảng 47 – 50% năng lượng khẩu phần ăn

B Trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ

C Tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi

B Vệ sinh môi trường; vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi

C Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải

D Vệ sinh cá nhân; vệ sinh môi trường (vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi Giữ sạch nguồn nước

và xử lí rác, nước thải)

Trang 25

Câu 134 Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ gồm các hoạt động nào?

A Vệ sinh da; vệ sinh răng miệng; vệ sinh khi đi bô; vệ sinh quần áo, giày dép

B Vệ sinh da; vệ sinh răng miệng; hướng dẫn trẻ đi vệ sinh

C.Vệ sinh da; vệ sinh răng miệng; vệ sinh đồ dùng đồ chơi

D Vệ sinh khi đi bô; vệ sinh quần áo, giày dép; vệ sinh đồ dùng đồ chơi

Câu 135 Yêu cầu công tác vệ sinh phòng, nhóm lớp hằng tuần là gì?

A Quét, lau nhà ít nhất 3 lần; cọ rửa nhà vệ sinh

B Quét, lau nhà hàng ngày; vệ sinh đồ chơi trong lớp

C Tổng vệ sinh: Lau cửa, quét mạng nhện, cọ rửa nền nhà, phản ngủ, phơi chăn chiếu

D Giặt chăn, màn, chiếu

Câu 135 Nội dung vệ sinh môi trường trong trường mầm non gồm những nội dung nào?

A Vệ sinh đồ dùng, vệ sinh nền lớp học và xử lý rác thải

B Hằng ngày vệ sinh ca cốc, bát thìa, khăn mặt cho trẻ Hàng tuần vệ sinh cống rãnh và khơi thồn nguồn nước

C Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, lớp học, thu gom rác thải và cung cấp nước sạch cho trẻ

D Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh phòng nhóm, xử lý rác, nước thải và giữ sạch nguồn nước

3.2.4 Chăm sóc sức khỏe và an toàn

Câu 136 Phương án nào sau đây không phải là nội dung chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ mầm non?

A Theo dõi sức khỏe

B Phòng và xử trí một số bệnh thường gặp

C Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp

D Tổ chức vệ sinh

Câu 137 Khi trẻ ở trường phải được đảm bảo an toàn về những mặt nào?

A An toàn về thể lực; môi trường chăm sóc; nuôi dưỡng

B An toàn về sức khỏe; phòng chống dịch bệnh

C An toàn về tâm lý; môi trường giáo dục

D An toàn về thể lực, sức khỏe; tâm lý; tính mạng

Câu 138 Chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ gồm những nội dung nào?

A Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi Phòng chống suy dinh dưỡng béo phì Phòng các bệnh thường gặp Theo dõi tiêm chủng Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp

B Phòng tránh các bệnh thường gặp, theo dõi tiêm chủng

C Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp

D Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi

Trang 26

Câu 139 Nội dung nào sau đây không được thực hiện trong nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non?

A Tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm

B Phát động phong trào xây dựng mô hình “V.A.C”; xây dựng bếp một chiều

C Phối hợp với Y tế trong việc theo dõi sức khỏe, phòng chống dịch bệnh

D Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý; tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ; theo dõi cân nặng; lưu ý chăm sóc trẻ trong các giai đoạn trẻ dễ bị suy dinh dưỡng

Câu 141 Chọn phương án đúng về khoảng thời gian cân, đo định kỳ của trẻ 24-36 tháng?

A Cân đo mỗi tháng 1 lần

B Cân mỗi tháng 1 lần, đo 3 tháng 1 lần

Câu 143 Trong đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ mầm non bằng biểu đồ tăng trưởng, kênh

“bình thường” được giới hạn bởi:

A Đường “-2 và +2”

B Đường “-2 và -3”

C Đường “+2 và +3”

D Đường “-2 và +3”

Câu 144 Mục đích của việc khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ mầm non là gì?

A Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình GDMN

B Phát hiện sớm tình trạng sức khoẻ, bệnh tật để chữa trị kịp thời cho trẻ

C Phân loại bệnh tật của trẻ và tìm hướng điều trị

D Đảm bảo cam kết phối hợp hoạt động giữa nhà trường và cơ sở y tế địa phương

Câu 145 Các chỉ số dùng để theo dõi sự phát triển thể lực của trẻ trong các cơ sở GDMN bao gồm chỉ số nào?

A Cân nặng theo tháng tuổi; chiều cao đứng/chiều dài nằm theo tháng tuổi

B Cân nặng theo tháng tuổi; chiều cao đứng/chiều dài nằm theo tháng tuổi; khả năng thích ứng với môi trường xung quanh

C Cân nặng theo tháng tuổi; chiều cao đứng/chiều dài nằm theo tháng tuổi; chỉ số IQ theo tuổi

D Cân nặng theo tháng tuổi; chiều cao đứng/chiều dài nằm theo tháng tuổi; khả năng thực hiện các vận động cơ bản

Trang 27

Câu 146 Hãy chỉ ra đáp án không phải là công cụ để thực hiện việc giám sát hoạt động bảo vệ

an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN?

A Chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhiệm vụ chăm sóc, bảo

vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non của bậc học mầm non

B Các công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

C Các bảng kiểm về trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích và đánh giá công tác y tế trong cơ sở giáo dục mầm non

D Quyết định của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh về Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

Câu 147 Khi trẻ ở trường phải được đảm bảo an toàn về những mặt nào?

A An toàn về thể lực; môi trường chăm sóc; nuôi dưỡng

B An toàn về sức khỏe; phòng chống dịch bệnh

C An toàn về tâm lý; môi trường giáo dục

D An toàn về thể lực, sức khỏe; tâm lý; tính mạng

Câu 148 Quản lý bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non gồm các hoạt động nào?

A Xây dựng môi trường an toàn; phòng tránh và xử lí ban đầu một số tai nạn

B Tăng cường cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường

C Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu cho trẻ cho cán bộ giáo viên

D Xây dựng kế hoạch; tuyển dụng nhân viên y tế, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn; Giám sát; theo dõi và đánh giá

3.3 Giáo dục:

3.3.1 Nội dung giáo dục, kết quả mong đợi của Chương trình GDMN

* Nội dung giáo dục

Câu 1: Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo, nội dung nào là nội dung phát triển vận động cho trẻ ?

A Giữ gìn vệ sinh và sức khỏe; tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động

B Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; tập các cử động bàn tay, ngón tay, và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ

C Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; tập các cử động bàn tay, ngón tay; tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

D Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; nhận biết một số thực phẩm và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

Câu 2 Nội dung giáo dục phát triển tình cảm độ tuổi mẫu giáo gồm những nội dung nào?

A Hành vi và quy tắc ứng xử, quan tâm bảo vệ môi trường

B Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân

C Ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh

Trang 28

D Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản

Câu 3 Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo gồm nội dung nào?

A Khám phá khoa học và khám phá xã hội; làm quen với Toán

B Khám phá khoa học; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán

C Làm quen với Toán; khám phá khoa học và khám phá xã hội

D Khám phá khoa học; khám phá xã hội;làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán

Câu 4: Nội dung giáo dục phát triển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non gồm nội dung nào sau đây?

A Phát triển vận động; giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

B Phát triển vận động; rèn nề nếp thói quen; giáo dục dinh dưỡng

C Phát triển các vận động cơ bản, tố chất vận động ban đầu cho trẻ; giáo dục sức khỏe và an toàn

D Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

Câu 5 Trong lĩnh vực phát triển thể chất, nội dung tập vận động cơ bản nào sau đây không phải của trẻ 24 -36 tháng tuổi?

C Biểu lộ cảm xúc khi nghe hát, nghe các âm thanh; thích vẽ tranh

D Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc và tạo hình)

Câu 7 Nội dung giáo dục phát triển nhận thức lứa tuổi nhà trẻ là?

A Tập luyện và phối hợp các giác quan

B Nhận biết

C Luyện tập và phối hợp các giác quan Nhận biết

D Luyện thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

Câu 7A Nội dung giáo dục theo độ tuổi lĩnh vực phát triển nhận thức lứa tuổi nhà trẻ 12- 24 tháng tuổi nội dung ”Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác ” là?

A Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi

và nghe âm thanh; Ngửi mùi của một số hoa, quả quen thuộc, gần gũi.; Nếm vị của một số quả, thức ăn

B.Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi

và nghe âm thanh

C Tìm đồ chơi; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh; Nếm vị của một số quả, thức ăn

D.Tìm đồ chơi; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh

Trang 29

Câu 7B Nội dung giáo dục theo độ tuổi lĩnh vực phát triển nhận thức lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nội dung ”Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác ” là?

A Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một

số con vật quen thuộc; Sờ nắn, nhìn ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ; Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn ( nhẵn)- xù xì; Nếm vị của một số thức ăn, quả ( Ngọt- mặn- chua)

B Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Sờ nắn, nhìn ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ;

Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng-mềm; Nếm vị của một số thức ăn, quả ( Ngọt- mặn- chua)

C Tìm đồ chơi ; Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật; Sờ nắn, nhìn ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ;

D Tìm đồ chơi ; Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc; ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ; Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn ( nhẵn)- xù xì;

* Kết quả mong đợi

Câu 8 Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho

trẻ nhà trẻ là gì?

A Thể hiện ý thức về bản thân; sự vật hiện tượng xung quanh

B Thể hiện ý thức về bản thân; thể hiện sự tự tin tự lực; quan tâm đến môi trường

C Biểu lộ sự nhận thức về bản thân; nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật hiện

gần gũi; thực hiện hành vi xã hội đơn giản; thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ nặn, xếp hình, xem tranh

D Biểu lộ sự nhận thức về bản thân; nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật hiện tượng xung quanh; thực hiện hành vi xã hội đơn giản; quan tâm đến môi trường

Câu 9 Kết quả mong đợi đối với vận động “chạy” của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là gì?

A Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây

B Chạy liên tục theo hướng thẳng 20m trong 10 giây

C Chạy liên tục theo hướng thẳng 20m trong 15 giây

D Chạy liên tục theo hướng thẳng 25m trong 20 giây

Câu 10 Kết quả mong đợi trong nội dung “biểu lộ sự nhận thức về bản thân” cho trẻ 24

-36 tháng tuổi là gì?

A Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi), thể hiện điều mình thích và không thích

B Quay đầu về phía phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi

C Nhận ra tên gọi của mình (có phản ứng khi người khác gọi tên mình)

D Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi)

Câu 11 Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm quen với một

số khái niệm sơ đẳng về Toán là gì?

A Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc, nhận biết hình dạng, nhận biết vị trí trong không gian

B Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng; So sánh hai đối tượng, sắp xếp theo quy tắc và nhận biết vị trí trong không gian

C Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 2 đối tượng; nhận biết hình dạng; nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian

Ngày đăng: 23/05/2019, 02:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w