Công tác quản lý lớp học

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 2 CHU KỲ 2016 – 2019 (Trang 53 - 58)

Phần III. Lĩnh vực kỹ năng sư phạm( 19 câu)

Phần 3: Theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ MN

3. Công tác quản lý lớp học

Câu 1: Theo quy định của điều lệ trường mầm non, hồ sơ chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên gồm bao nhiêu loại:

A. 5 loại B. 6 loại C. 4 loại D. 7 loại

Câu 2: Theo quy định của điều lệ trường mầm non, hồ sơ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường gồm bao nhiêu loại:

A. 3 loại B. 6 loại C. 7 loại D. 4 loại

Câu 3: Bộ đồ dùng thiết bị dành cho lớp MG 5-6 tuổi theo quy định của văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu cho GDMN là bao nhiêu danh mục?

A. 112 danh mục.

B. 115 danh mục.

C. 110 danh mục.

D. 114 danh mục.

Câu 4: Kỹ năng quản lý lớp học được quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là : A. Đảm bảo an toàn. Thực hiện kế hoạch quản lý lớp, quản lý hồ sơ sổ sách, đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp.

B. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

C. Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu.

D. Quản lý tốt chế độ dinh dưỡng và có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp.

Câu 5: Kỹ năng quản lý lớp học bao gồm các tiêu chí sau:

A. Đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm lớp. Sắp xếp , bảo quản đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc giáo dục trẻ.

B. Đảm bảo an toàn cho trẻ. Quản lý và sư dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm lớp.

C. Quản lý và sư dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm lớp. Sắp xếp , bảo quản đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc giáo dục trẻ.

D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý và sư dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm lớp. Sắp xếp , bảo quản đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc giáo dục trẻ.

Câu 6: Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ bao gồm các tiêu chí sau:

A. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ.

Biết tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm lớp. Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ( kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

B. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cự, sáng tạo của trẻ.

Biết tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cự, sáng tạo của trẻ.

C. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm lớp. Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ( kế cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

D. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cự, sáng tạo của trẻ.

Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ( kế cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

Câu 7: Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ:

A. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Biết tổ chức giấc ngủ bữa ăn, vệ sinh an toàn cho trẻ.

B. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Biết tổ chức giấc ngủ bữa ăn, vệ sinh an toàn cho trẻ. Biết hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ. Biết phòng tránh một số bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ.

C. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ. Biết hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ. Biết phòng tránh một số bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ.

D. Biết tổ chức giấc ngủ bữa ăn, vệ sinh an toàn cho trẻ. Biết hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ. Biết phòng tránh một số bệnh, tai nạn thường gặp ở trẻ.

Câu 8: Nội dung chỉ báo nào sau đây của tiêu chí đảm bảo an toàn cho trẻ thuộc kỹ năng quản lý lớp học trong yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt mức điểm cao nhất?

A. Tổ chức môi trường vật chất trong lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ ( chọn lựa đồ dùng, vật dụng an toàn đối với sức khỏe; Sắp đặt đồ dùng tiện dụng và an toàn khi sử dụng; trang thiết bị lắp đặt không gây nguy hiểm đối với trẻ.

B. Tổ chức môi trường vật chất trong lớp học đảm bảo an toàn đẻ phát triển đối với trẻ khi ở lớp ( giao tiếp thân thân thiện, tạo cảm giác an toàn, thoải mái, thân thiện và tiện lợi cho trẻ trong sinh hoạt và giao tiếp)

C. Thường xuyên đổi mới môi trường và vận dụng sự sáng tạo nhằm khuyến khích trẻ cùng tham gia vào quá trình xây dựng môi trường hoạt động phong phú đảm bảo sự an toàn phát triển khỏe mạnh về tinh thần và vật chất, phát huy sự tích cực của trẻ.

D. Thường xuyên đổi mới môi trường, khuyến khích trẻ cùng tham gia vào quá trình xây dựng môi trường hoạt động phong phú đảm bảo sự an toàn phát triển khỏe mạnh về tinh thần và vật chất, phát huy sự tích cực của trẻ.

Câu 9: Trong khi trẻ ngủ, giáo viên cần làm gì?

A. Ngủ cùng với trẻ.

B. Trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ.

C. Tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi.

D. Làm vệ sinh phòng/nhóm.

Câu 10: Phương án nào sau đây không phải là nội dung chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ mầm non?

A. Theo dõi sức khỏe.

B. Phòng và xử trí một số bệnh thường gặp.

C. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.

D. Tổ chức vệ sinh.

5. Xây dựng, trang trí môi trường lớp học...

Câu 1: Mục đích của việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động trong nhóm lớp là gì?

A. Tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn hoạt động, tìm tòi, khám phá, bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kĩ năng.

B.Tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, hoạt động tập thể.

C.Củng cố kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp.

D.Nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.

Câu 2 : Qui trình xây dựng môi trường hoạt động trong nhóm/lớp bao gồm các bước nào?

A.Xác định nội dung của chủ đề giáo dục -> Thiết kế các góc chơi (theo chủ đề nhánh) -> Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi -> Sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động trong nhóm/lớp.

B.Xác định môi trường cần xây dựng -> Thiết kế các góc chơi (theo chủ đề nhánh) -> Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi -> Sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động trong nhóm/lớp.

C.Xác định môi trường cần xây dựng -> Thiết kế mảng tường chính (theo chủ đề lớn) -> Thiết kế các góc chơi (theo chủ đề nhánh) -> Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi -> Sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động trong nhóm/lớp.

D.Xác định môi trường cần xây dựng -> Thiết kế mảng tường chính (theo chủ đề lớn) -> Thiết kế các góc chơi (theo chủ đề nhánh) -> Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi.

Câu 3: Giáo viên tổ chức trang trí, sắp xếp lại các góc hoạt động trong lớp vào thời điểm:

A. Đầu năm học

B. Vào đầu các chủ đề, chủ điểm.

C. Đầu học kì.

D. Mỗi tháng 1 lần.

Câu 4: Môi trường giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi cần có những yếu tố nào.

A. Các góc chơi phải rộng rãi.

B. Không gian luôn thay đổi từng ngày.

C. Tạo môi trường quen thuộc với cuộc sống thực của trẻ.

D. Cách sắp xếp, xây dựng môi trường lớp học tùy thuộc vào mỗi giáo viên.

Câu 5: Khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ giáo viên phải căn cứ vào đâu.

A. Dựa vào ý tưởng và chủ ý của giáo viên.

B. Dựa trên ý tưởng của trẻ.

C. Dựa vào nhu cầu và hứng thú của trẻ.

D. Dựa trên ý tưởng của giáo viên và trẻ.

Câu 6: Góc hoạt động là gì.

A. Là nơi bố trí giá góc và đồ dùng đồ chơi.

B. Là khu vực cô giáo tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi khác nhau.

C. Là các giá được làm bằng gỗ hoặc nhựa giúp giáo viên có thể để đồ chơi và các học liệu khác phục vụ cho các hoạt động của trẻ.

D. Là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu cá nhân để xem xét, tìm hiểu, khám phá cái mới và rèn luyện kĩ năng.

Câu 7: Môi trường giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi cần có những yếu tố nào.

A. Các góc chơi phải rộng rãi.

B. Không gian luôn thay đổi từng ngày.

C. Tạo môi trường quen thuộc với cuộc sống thực của trẻ.

D. Cách sắp xếp, xây dựng môi trường lớp học tùy thuộc vào mỗi giáo viên.

Nội dung: Kỹ năng phối hợp, tuyên truyền, vận động phụ huynh và các tầng lớp nhân dân trong chăm sóc giáo dục trẻ.

Câu 1. Vai trò của công tác phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là gì?

A. Tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ về nội dung, phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục gia đình và trường mầm non.

B. Tạo sự đồng thuận cao với phụ huynh.

C. Tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm gửi con.

D. Huy động tối đa trẻ ra lớp.

Câu 2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GVMN là:

A. Gần gũi với trẻ; chân tình ân cần cởi mở, thẳng thắn với đồng nghiệp, gần gũi, tôn trọng hợp tác với cha mẹ; hợp tác, chia sẻ với cộng đồng.

B. Có kỹ năng tuyên truyền.

C. Nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương và đối xử công bằng với trẻ em.

D. Chân tình với đồng nghiệp, gần gũi với phụ huynh.

Câu 3. Giáo viên có nhiệm vụ gì trong việc phối hợp với gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ?

A. Quan tâm đến trẻ, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng.

B. Phát huy tính tích tích cực của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

C. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

D. Liên lạc thương xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ( nếu có) để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc giáo dục phù hợp.

Câu 4: Các bậc cha mẹ không có quyền nào sau:

A. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập của con em mình B. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường.

C. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của trường.

D. Yêu cầu nhà trường báo cáo tình hình tài chính của trường

Câu 5: Trong các nội dung sau nội dung nào không có trong nội dung của Quy chế phối hợp nhà trường- gia đình- xã hội trong giáo dục học sinh:

A. Phối hợp trong xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục hành năm.

B. Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất.

C. Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh trong và ngoài nhà trường.

D. Phối hợp trong công tác kiểm tra chuyên ngành.

Câu 6. Điều 95, Luật Giáo dục (2005) quy định về quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Phương án nào dưới đây là SAI? Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

A. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ.

B. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường.

C. Yêu cầu nhà trường thông báo các vấn đề về tài chính liên quan đến ban đại diện cha mẹ học sinh.

D. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lí giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình?

A. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

B. Phối hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ.

C . Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ.

D. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất.

Câu 8: Các bậc cha mẹ không có quyền nào sau:

A. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập của con em mình B. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường.

C. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của trường.

D. Yêu cầu nhà trường báo cáo tình hình tài chính của trường

Câu 9 : Góc tuyên truyền của nhà trường được đặt ở vị trí nào là hợp lí?

A.Ở trong hội trường của trường, treo cùng với các bảng biểu khác.

B.Ở phòng họp Hội đồng tất cả CBGV, NV đều nhìn thấy.

C.Ở chỗ khuất hay gầm cầu thang để đỡ tốn diện tích.

D.Ở hành lang hoặc trên sân trường, ở vị trí thoáng đãng dễ quan sát.

Câu 10. Nội dung phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ bao gồm

A. Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học về: Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em theo từng độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại bệnh theo mùa.

B. Xây dựng, củng cố hội phụ huynh

C. Điều tra nhận thức của phụ huynh, nắm thực tế những hiểu biết của phụ huynh về các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

D. Xây dựng quy chế phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình?

A. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

B. Phối hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ.

C . Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 2 CHU KỲ 2016 – 2019 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)