Phần 2. Hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục mầm non và các nội dung chỉ đạo của ngành về GDMN (14 câu)
3. Công tác phổ cập GDMN
Câu 1. Theo quy định về điều kiện và tiêu chuẩn Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (không áp dụng đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, hải đảo) là bao nhiêu?
A. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đạt 10%.
B. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi đều dưới 10%.
C. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%.
D. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi 10%.
Câu 2. Thời gian đề nghị công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT đối với các đơn vị xã/phường/thị trấn là vào tháng mấy?
A. Tháng 6 hằng năm.
B. Tháng 7 hằng năm.
C. Tháng 8 hằng năm.
D. Tháng 9 hằng năm.
Câu 3. Loại văn bản nào sau đây không có trong hồ sơ công nhận xã/phường/thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (PCGDMNTNT) ?
A. Tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận đạt chuẩn; báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGDMNTNT; biểu thống kê theo quy định.
B. Biên bản tự kiểm tra; danh sách trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình; sổ theo dõi phổ cập, sổ đăng bộ, sổ theo dõi trẻ trong độ tuổi chuyển đi, chuyển đến, khuyết tật (nếu có).
C. Phiếu điều tra phổ cập; biên bản kiểm tra của cấp huyện/thành phố đối với cấp xã/phường/thị trấn.
D. Danh mục rà soát đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho trẻ 5 tuổi.
Câu 4: Phổ cập giáo dục hiện nay là:
A. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
B. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học C. Phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
D. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Câu 5: Theo quy định về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ chuyên cần của trẻ (không áp dụng đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, hải đảo) đạt bao nhiêu %?
A. 75% trở lên.
B. 80 % trở lên.
C. 85 % trở lên.
D. 90% trở lên.
Câu 6: Bộ đồ dùng thiết bị dành cho lớp MG 5-6 tuổi theo quy định của văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGD&ĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu cho GDMN là bao nhiêu danh mục?
A. 112 danh mục.
B. 113 danh mục.
C. 114 danh mục.
D. 115 danh mục
Câu 7. Mục đích thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi nhằm để làm gì?
A. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
B. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trong cả lớp đều được đến lớp;
C. Chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng việt và tâm lý sẵn sàng đi học.
D. Thống kê trẻ học tại các trường MN, thống kê trẻ theo độ tuổi. Chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng việt và tâm lý sẵn sàng đi học.
Câu 8. Hình thức điều tra phổ cập trẻ năm tuổi gồm:
A. Liên hệ với địa phương lấy số lượng trẻ, thống kê trẻ học tại các trường MN, thống kê trẻ theo độ tuổi.
B. Đến từng hộ gia đình lập biểu điều tra theo từng hộ gia đình có trẻ từ 5 đến 5 tuổi, thống kê trẻ học tại các trường mầm non, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
C. Liên hệ với tổ trưởng khu phố lấy số liệu thống kê, thống kê số liệu trẻ tại các trường Mn, thống kê trẻ theo độ tuổi, thực hiện các biểu mẫu thống kê.
D. Lấy số liệu thống kê tại các trường cấp 1,2 trong phường (xã/thị trấn) thống kê trẻ học tại các trường MN, thống kê trẻ theo độ tuổi.
Câu 9: Thời gian điều tra hộ gia đình được thực hiện vào các tháng nào trong năm?
A. Tháng 11 và táng 12 B. Tháng 7 và tháng 8 C. Tháng 6 và tháng 7 D. Tháng 5 và tháng 6
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HT, PHT VÀ GV Câu 1. Chuẩn Hiệu trưởng là gì?
A. Là những quy định áp dụng để đánh giá Hiệu trưởng.
B. Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất đạo đức, kỹ năng quản lý.
C. Là hệ thống các tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp;
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.
D. Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.
Câu 2: . Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non bao gồm các tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường mầm non; năng lực quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
B. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.
C. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường mầm non; năng lực quản lý quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
D. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường mầm non; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội
Câu 3. Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non gồm bao nhiêu tiêu chuẩn và tiêu chí?
A. 3 tiêu chuẩn; 19 tiêu chí.
B. 4 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí.
C. 5 tiêu chuẩn, 17 tiêu chí.
D. 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí.
Câu 4: Tiêu chuẩn 1: “Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp” của Hiệu trưởng trường mầm non bao gồm các tiêu chí nào sau đây?
A. Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; giao tiếp ứng xử.
B. Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; giao tiếp ứng xử; học tập, bồi dưỡng.
C. Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; giao tiếp ứng xử; học tập, bồi dưỡng.
D. Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; học tập, bồi dưỡng.
Câu 5. Hiệu trưởng đạt Chuẩn được xếp loại theo các mức nào?
A. Xuất sắc, khá, trung bình.
B. Xuất sắc, tốt, khá, trung bình.
C. Giỏi, khá, trung bình.
D. Tốt, khá, trung bình.
Câu 6. Phương án nào sau đây không phải là yêu cầu trong đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng?
A. Đánh giá, xếp loại phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ.
B. Đánh giá, xếp loại phải phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
C. Đánh giá, xếp loại phải thực hiện một cách linh hoạt tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và tình trạng sức khỏe của Hiệu trưởng.
D. Đánh giá, xếp loại phải căn cứ vào các kết quả được minh chứng phù hợp với các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn được quy định trong văn bản Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non.
Câu 7. Qui trình đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng bao gồm các bước nào?
A. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại; Ban giám hiệu nhà trường đánh giá Hiệu trưởng; Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đánh giá Hiệu trưởng.
B. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại; cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá, nhận xét Hiệu trưởng; Ban giám hiệu nhà trường đánh giá Hiệu trưởng;
C. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại; nhà trường tổ chức đánh giá; Chủ tịch UBND huyện/thành phố đánh giá.
D. Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại; cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng (tổ chức cuộc họp); thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.
Câu 8. Đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo mấy bước?
A. 2 bước.
B. 3 bước.
C. 4 bước.
C. 5 bước.
Câu 9: Phương án nào sau đây không nằm trong quy trình đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng
A.Cấp phó tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu ( Phụ lục 1 ban hành theo Thông tư chuẩn cấp trưởng) sau khi đã chỉnh sửa cho phù hợp và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
B. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá cấp phó theo mẫu phiếu( Phụ lục II ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng);
C. Các cấp phó khác, đại diện các tổ chức Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường, với sự chứng kiến của cấp phó được đánh giá, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá cấp phó của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có ý kiến nhận xét, góp ý của cấp phó theo mẫu phiếu ( Phụ lục III ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng).
D. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá phó hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực.
Câu 10. Thành phần đánh giá, xếp loại Phó hiệu trưởng là gì?
A. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí, Tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; cán bộ, giáo viên. Nhân viên cơ hữu của nhà trường.
B. Hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí, Tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; cán bộ, giáo viên.
C. Đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí, Tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; cán bộ, giáo viên.
D. Đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí, Tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; cán bộ, giáo viên. Nhân viên cơ hữu của nhà trường.
Câu 11. Qui trình đánh giá xếp loại giáo viên là gì?
A. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên; hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại. Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại với Hội đồng trường, Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
B. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên; hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại.
C. Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên; hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại.
D. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào bản đánh giá, xếp loại của giáo viên; hiệu trưởng thực hiện đánh giá xếp loại. Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại với Hội đồng trường.
Câu 12. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm mấy lĩnh vực, đó là lĩnh vực nào?
A. Gồm 2 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Kiến thức.
B. Gồm 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; Kiến thức; kỹ năng sư phạm.
C. Gồm 4 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng quản lý lớp.
D. Gồm 5 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm; kỹ năng quản lý lớp.
Câu 13. Yêu cầu nào sau đây không thuộc lĩnh vực kiến thức trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
A. Có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non; kiến thức về chuyên ngành.
B. Có kiến thức về chăm sóc, sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non; kiến thức về phương pháp giáo dục lứa tuổi mầm non.
C. Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
D. Biết tổ chức môi trường phù hợp với hoạt động giáo dục mầm non.
Câu 14. Theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, hàng năm nhà trường tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non vào thời điểm nào?
A. Đáng giá, xếp loại hàng tháng.
B. Đánh giá, xếp loại cuối mỗi học kỳ.
C. Đánh giá, xếp loại cuối năm học.
D. Đánh giá, xếp loại 3 tháng/lần.
Câu 15. Phương án nào sai về yêu cầu kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
A. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.
B. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
C. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ.
D. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn.
Câu 16. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm các mức độ nào?
A. Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém.
B. Xuất sắc, khá, trung bình, kém.
C. Tốt, khá, trung bình, kém.
D. Xuất sắc, tốt, khá, trung bình.
Câu 17 :. Có mấy yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm trong quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
A. 4 yêu cầu B. 5 yêu cầu C. 6 yêu cầu D. 7 yêu cầu