Nội dung giáo dục, kết quả mong đợi của Chương trình GDMN

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 2 CHU KỲ 2016 – 2019 (Trang 27 - 35)

3. Hiểu biết về kiến thức chăm sóc, giáo dục sinh hoạt của trẻ theo chương trình GDMN

3.3.1. Nội dung giáo dục, kết quả mong đợi của Chương trình GDMN

* Nội dung giáo dục

Câu 1: Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo, nội dung nào là nội dung phát triển vận động cho trẻ ?

A. Giữ gìn vệ sinh và sức khỏe; tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.

B. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; tập các cử động bàn tay, ngón tay, và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.

C. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; tập các cử động bàn tay, ngón tay; tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

D. Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; nhận biết một số thực phẩm và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.

Câu 2. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm độ tuổi mẫu giáo gồm những nội dung nào?

A. Hành vi và quy tắc ứng xử, quan tâm bảo vệ môi trường.

B. Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân.

C. Ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.

D. Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản.

Câu 3. Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo gồm nội dung nào?

A. Khám phá khoa học và khám phá xã hội; làm quen với Toán.

B. Khám phá khoa học; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán.

C. Làm quen với Toán; khám phá khoa học và khám phá xã hội.

D. Khám phá khoa học; khám phá xã hội;làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán.

Câu 4: Nội dung giáo dục phát triển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non gồm nội dung nào sau đây?

A. Phát triển vận động; giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

B. Phát triển vận động; rèn nề nếp thói quen; giáo dục dinh dưỡng.

C. Phát triển các vận động cơ bản, tố chất vận động ban đầu cho trẻ; giáo dục sức khỏe và an toàn.

D. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

Câu 5. Trong lĩnh vực phát triển thể chất, nội dung tập vận động cơ bản nào sau đây không phải của trẻ 24 -36 tháng tuổi?

A. Bò, trườn tới đích.

B. Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.

C. Bò chui qua cổng.

D. Bò, trườn qua vật cản.

Câu 6. Phương án nào sau đây không phải là nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo?

A. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.

B.Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc( nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).

C. Biểu lộ cảm xúc khi nghe hát, nghe các âm thanh; thích vẽ tranh.

D. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc và tạo hình).

Câu 7. Nội dung giáo dục phát triển nhận thức lứa tuổi nhà trẻ là?

A. Tập luyện và phối hợp các giác quan B. Nhận biết

C. Luyện tập và phối hợp các giác quan. Nhận biết D. Luyện thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

Câu 7A. Nội dung giáo dục theo độ tuổi lĩnh vực phát triển nhận thức lứa tuổi nhà trẻ 12- 24 tháng tuổi nội dung ”Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác...” là?

A. Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh; Ngửi mùi của một số hoa, quả quen thuộc, gần gũi.; Nếm vị của một số quả, thức ăn.

B.Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh

C. Tìm đồ chơi; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh; Nếm vị của một số quả, thức ăn.

D.Tìm đồ chơi; Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh; Sờ nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh

Câu 7B. Nội dung giáo dục theo độ tuổi lĩnh vực phát triển nhận thức lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nội dung ”Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác...” là?

A. Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc; Sờ nắn, nhìn...ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ; Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn ( nhẵn)- xù xì; Nếm vị của một số thức ăn, quả ( Ngọt- mặn- chua)

B. Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu; Sờ nắn, nhìn...ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ; Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng-mềm; Nếm vị của một số thức ăn, quả ( Ngọt- mặn- chua)

C. Tìm đồ chơi ; Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật; Sờ nắn, nhìn...ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ;

D. Tìm đồ chơi ; Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc; ngửi đồ vật, hoa quả để nhận biết đặc điểm nổi bật ; Sờ nắn đồ vật , đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn ( nhẵn)- xù xì;

* Kết quả mong đợi

Câu 8. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ nhà trẻ là gì?

A. Thể hiện ý thức về bản thân; sự vật hiện tượng xung quanh.

B. Thể hiện ý thức về bản thân; thể hiện sự tự tin tự lực; quan tâm đến môi trường.

C. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân; nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật hiện gần gũi; thực hiện hành vi xã hội đơn giản; thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ nặn, xếp hình, xem tranh.

D. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân; nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật hiện tượng xung quanh; thực hiện hành vi xã hội đơn giản; quan tâm đến môi trường.

Câu 9. Kết quả mong đợi đối với vận động “chạy” của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là gì?

A. Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây.

B. Chạy liên tục theo hướng thẳng 20m trong 10 giây.

C. Chạy liên tục theo hướng thẳng 20m trong 15 giây.

D. Chạy liên tục theo hướng thẳng 25m trong 20 giây.

Câu 10. Kết quả mong đợi trong nội dung “biểu lộ sự nhận thức về bản thân” cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi là gì?

A. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi), thể hiện điều mình thích và không thích.

B. Quay đầu về phía phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi.

C. Nhận ra tên gọi của mình (có phản ứng khi người khác gọi tên mình).

D. Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi).

Câu 11. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán là gì?

A. Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc, nhận biết hình dạng, nhận biết vị trí trong không gian.

B. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng; So sánh hai đối tượng, sắp xếp theo quy tắc và nhận biết vị trí trong không gian.

C. Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 2 đối tượng; nhận biết hình dạng;

nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian.

D. Nhận biết số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 3 đối tượng; nhận biết hình dạng; nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian.

Câu 12. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo là gì?

A. Thể hiện ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

B. Ý thức về bản thân, quan tâm đến môi trường và hành vi, quy tắc ứng xử trong xã hội.

C. Thể hiện sự tự tin, ý thức về bản thân, hành vi ứng xử và quan tâm đến môi trường.

D. Thể hiện ý thức về bản thân, thể hiện sự tự tin, tự lực, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh, thực hiện hành vi và qui tắc ứng xử xã hội, quan tâm đến môi trường.

Câu 13. Kết quả mong đợi ở trẻ 5 -6 tuổi làm quen với việc “đọc” là gì?

A. Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh

B. Biết cách "đọc sách" từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.

C. Cầm sách đúng chiều, "đọc" sách theo tranh minh hoạ ( đọc vẹt).

D. Cầm sách đúng chiều, biết tự giở sách xem tranh ảnh, đề nghị người khác đọc sách cho nghe.

Câu 14. Phương án nào sau đây không phải là kết quả mong đợi giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng về “nghe hiểu lời nói”?

A. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 -3 hành động.

B. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”; “Cái gì đây?; “…làm gì?”; “…thế nào?”

C. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

D. Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.

Câu 15. Nói to, đủ nghe, lễ phép là kết quả mong đợi trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của độ tuổi nào

A. 3- 4 tuổi B. 4- 5 tuổi

C. 24 – 36 tháng tuổi D. 12- 18 tháng tuổi

Câu 16. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi là kết quả mong đợi của trẻ độ tuổi nào?

A. 3- 4 tuổi B. 4- 5 tuổi

C. 12- 18 tháng tuổi D. 24 – 36 tháng tuổi

Câu 17. “Chơi thân thiện cạnh trẻ khác” là kết quả mong đợi về thực hiện hành vi xã hội đơn giản cho trẻ ở độ tuổi nào?

A.6-12 tháng tuổi.

B. 12-24 tháng tuổi.

C. 24-36 tháng tuổi.

D. Trẻ 3 tuổi.

3.3.2. Các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục

* Các hoạt động giáo dục

Câu 1. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là gì?

A. Hoạt động vui chơi.

B. Hoạt động học có chủ đích.

C. Hoạt động lao động.

D. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

Câu 2. Lựa chọn phương án đúng về các hoạt động giáo dục của trẻ nhà trẻ?

A. 3 hoạt động: Hoạt động với đồ vật; hoạt động chơi; hoạt động chơi tập có chủ định.

B. 4 hoạt động: Hoạt động giao lưu cảm xúc; hoạt động với đồ vật; hoạt động chơi; hoạt động chơi tập có chủ định.

C 5 hoạt động: Hoạt động giao lưu cảm xúc; hoạt động với đồ vật; hoạt động chơi; hoạt động chơi tập có chủ định; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

D. 6 hoạt động: Hoạt động giao lưu cảm xúc; hoạt động với đồ vật; hoạt động chơi; hoạt động chơi tập có chủ định; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân; hoạt động lao động.

Câu 3. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường mầm non bao gồm hoạt động nào?

A. Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội ngày lễ.

B. Đón trẻ, trò chuyện sáng, thể dục sáng, điểm danh, hoạt động học, hoạt động chơi, dạo chơi ngoài trời.

C. Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

D. Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ và ngày hội ngày lễ.

Câu 4. Đối với trẻ nhà trẻ, tổ chức cho trẻ chơi theo góc hoạt động chỉ được áp dụng ở độ tuổi nào?

A. 3 - 6 tháng tuổi.

B. 6 - 12 tháng tuổi.

C. 12 - 24 tháng tuổi.

D. 24 – 36 tháng tuổi

Câu 5. Hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ là hoạt động nào?

A. Hoạt động vệ sinh.

B. Hoạt động với đồ vật.

C. Hoạt động vui chơi.

D. Hoạt động ngoài trời.

Câu 6. Có mấy hoạt động giáo dục đối với trẻ nhà trẻ?:

A. 3 hoạt động B. 4 hoạt động C. 5 hoạt động D. 6 hoạt động

Câu 7. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường mầm non bao gồm hoạt động nào?

A. Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội ngày lễ.

B. Đón trẻ, trò chuyện sáng, thể dục sáng, điểm danh, dạo chơi ngoài trời.

C. Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

D. Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ăn, ngủ và ngày hội ngày lễ.

Câu 8 : Hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo được tổ chức theo các bước nào sau đây?

A. Chọn mục tiêu ->Khảo sát, tìm hiểu trẻ ->Dự kiến các công việc ->Lựa chọn đồ dùng đồ chơi -> Tiến hành hoạt động ->Đánh giá trẻ.

B. Khảo sát, tìm hiểu trẻ ->Chọn mục tiêu ->Dự kiến các công việc -> Lựa chọn đồ dùng đồ chơi -> Tiến hành hoạt động -> Đánh giá trẻ.

C. Dự kiến các công việc -> Khảo sát, tìm hiểu trẻ -> Chọn mục tiêu -> Lựa chọn đồ dùng đồ chơi -> Tiến hành hoạt động -> Đánh giá trẻ.

D. Lựa chọn đồ dùng đồ chơi -> Chọn mục tiêu -> Khảo sát, tìm hiểu trẻ -> Dự kiến các công việc -> Tiến hành hoạt động -> Đánh giá trẻ.

Câu 9. Hoạt động giáo dục nào sau đây không phải là của độ tuổi trẻ nhà trẻ?

A. Hoat đông giáo lưu cảm súc B. Hoat động với đồ vât

C. Hoat đông ăn, ngủ, vê sinh cá nhân.

D. Hoạt đông lao động

* Hình thức tổ chức

Câu 10. Hình thức tổ chức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật?

A. Tổ chức cho cả nhóm/lớp cùng hoạt động.

B. Hoạt động theo ý thích ở các khu vực hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi hoặc tổ chức dưới hình thức hoạt động chơi - tập có chủ định.

C. Hoạt động theo sự phân công của cô giáo.

D. Chỉ hoạt động theo các góc.

Câu 11. Hoạt động học của trẻ mẫu giáo được tổ chức dưới hình thức nào?

A. Học trong lớp và học ngoài trời.

B. Học qua chơi; học qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

C. Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày; Học dưới sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên.

D. Học qua chơi; học qua hoạt động lao động.

Câu 12. Có mấy hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo? Là những hình thức nào?

A. Có 1 hình thức chính: Chơi tự do.

B. Có 2 hình thức: Chơi theo ý thích và chơi theo kế hoạch giáo dục.

C. Có 3 hình thức: Chơi theo ý thích, chơi theo nhân vật trong chuyện và chơi theo kế hoạch giáo dục.

D. Có 2 hình thức: Chơi theo ý thích và chơi theo luật.

Câu 13. Chương trình GDMN yêu cầu đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên chú trọng sử dụng hình thức nào tổ chức hoạt động giáo dục?

A. Tổ chức hoạt động cá nhân.

B. Tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ.

C. Tổ chức hoạt động theo nhóm lớn, nhóm nhỏ, và cá nhân.

D. Tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ.

Câu 14. Giáo dục phát triển các vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo được tiến hành thông qua hình thức nào?

A. Bài tập thể dục sáng.

B. Tập luyện trong hoạt động học.

C. Tập luyện trong hoạt động học và tập luyện với các trò chơi vận động ở các thời điểm khác nhau trong ngày.

D. Tập luyện với các trò chơi vận động ở các thời điểm khác nhau trong ngày.

Câu 15. Hoạt động lao động cho trẻ mẫu giáo bao gồm các hình thức nào?

D. Lao động vệ sinh; Lao động trực nhật.

B. Lao động tự phục vụ; Lao động trực nhật; Lao động tập thể.

C. Lao động tự phục vụ; Lao động tập thể.

D. Lao động tự phục vụ; Lao động vệ sinh môi trường.

Câu 16. Việc lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào căn cứ nào sau đây?

A. Theo mục đích và nội dung giáo dục.

B. Hoạt động theo nhóm, cả lớp.

C. Mục đích giáo dục và nội dung giáo dục; vị trí không gian; số lượng trẻ.

D. Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động nhóm lớn

* Phương pháp giáo dục:

Câu 17. Phương pháp nào sau đây không nằm trong nhóm phương pháp thực hành đối với trẻ nhà trẻ?

A. Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi.

B. Trò chơi.

C. Luyện tập.

D. Thí nghiệm.

Câu 18: Nhóm phương pháp nào sau đây được sử dụng để giáo dục trẻ nhà trẻ?

A. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp trực quan - minh họa;

nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương.

B. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương.

C. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp trực quan - minh họa;

nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương.

D. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm; nhóm phương pháp thực.

Câu 19. Có mấy nhóm phương pháp giáo dục đối với trẻ mẫu giáo?

A. 3 nhóm.

B. 4 nhóm.

C. 5 nhóm.

D. 6 nhóm.

Câu 20. Nhóm phương pháp nào sau đây không sử dụng để giáo dục trẻ mẫu giáo?

A. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.

B. Nhóm phương pháp dùng lời nói.

C. Nhóm phương pháp tác động bằng bằng tình cảm.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 2 CHU KỲ 2016 – 2019 (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)