1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ câu hỏi Trắc nghiệm Văn hóa giao thông

5 3,8K 64
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 184 KB

Nội dung

ĐỀ THI CÂU HỎI VHGT ( Trắc nghiệm) Câu hỏi 1: Văn bản nào dưới đây của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam triển khai cuộc vận động “ 3 có – 4 không”? A. 65/TLĐ ngày 13/01/2012. B. 40/TLĐ ngày 10/01/2012 C. 2181/TLĐ ngày 26/12/2011. D. 08/NQLT/TLĐ-UBATGTngày07/08/2009* Câu 2: Nội dung nào không nằm trong “ 3 có” do TLĐ LĐVN phát động A. Có hiểu biết đầy đủ pháp luật về an toàn giao thông; B. Có ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng* C. Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông D. Có hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện với người đồng hành, tận tình giúp đỡ khi người bị nạn. Câu 3 : Nội dung nào không nằm trong “ 4 không”do TLĐ LĐVN phát động A. Không uống rượu bia trước và khi lái xe; B. Không vi phạm quy tắc giao thông. C. Không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông D. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi*. Câu 4: Đâu là hành vi vi phạm pháp luật giao thông ? A. Ăn mặc hở hang, thiếu lịch sự; B. Không nhường chỗ cho người già, trẻ em. C. Có thái độ không thân thiện với người đồng hành D. Không sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Câu 5: Hành vi nào nên tránh trong tham gia giao thông? A. Nhường đường cho người đi bộ; B. Thích ứng với những khó khăn của giao thông. C. Không phát tín hiệu khi chuyển hướng đi* D. Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép Câu 6: Hành vi nào không văn hóa trong tham gia giao thông? A. Tích cực sử dụng còi tại những nơi đông người*; B. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng. C. Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông D. Tích cực tham gia giải tỏa vi phạm hành lang giao thông. Câu 7: Ở nước ta tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích đứng hàng thứ mấy: D. 4 C. 3* B. 2 A. 1 Câu hỏi 8: Nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông hiện nay là gì? A. Do cơ sở hạ tầng đường xá chập hẹp, không được nâng cấp mở rộng B. Do điều kiện khí hậu, thời tiết xấu. C. Do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông. * D. Do sự gia tăng phương tiện giao thông cơ giới đến mức quá tải Câu hỏi 9: Hoạt động bảo đảm ATGT hiện nay chú trọng rất nhiều đến 2 giải pháp, đó là: Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật ATGT;- Xử phạt hành chính những người vi phạm. Theo bạn, giải pháp nào trong hai giải pháp đó chỉ mang tính tạm thời, trước mắt? A. Xử phạt hành chính; B. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật; C. Cả hai giải pháp trên đều là tạm thời; D. Cả hai giải pháp trên tồn tại lâu dài. * Đáp án: Đáp án d: Tuyên truyền, giáo dục và xử lý vi phạm là 2 giải pháp cực kỳ quan trọng trong công tác bảo đảm ATGT, chúng tồn tại lâu dài và ngày càng được hoàn thiện. Câu hỏi 10: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai? A. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải B. Là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông C. Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. * D. Là trách nhiệm của công nhân viên chức lao động Câu hỏi 11: Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm những nhóm nào? A. Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ. * B. Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. C. Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn. D. Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh. Câu hỏi 12: Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng? A. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. B. Là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.* C. Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt. D. Tất cả các ý nêu trên. Câu hỏi 13: Khi điều khiển xe chạy trên đường người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì? A. Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy lưu hành xe. B. Giấy phép lái xe theo quy định, đăng ký xe, giấy vận chuyển, giấy chứng minh thư nhân dân. C. Lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe. D. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có).* Đáp án D Câu hỏi 14: Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu? A. 30 km/h. B. 40 km/h.* C. 50 km/h. D. 60 km/h. (đáp án B) Câu hỏi 15: Trên đường ngoài đô thị không có giải phân cách cố định, trừ đường cao tốc, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, xe môtô 2 – 3 bánh được chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h? A. 40 km/h C. 45 km/h B. 50 km/h D. 60 km/h * Câu hỏi 16: Người lái xe mô tô, xe gắn máy đang điều khiển xe chạy trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá từ bao nhiêu trở lên thì bị nghiêm cấm? A. 0.25miligam/1 lít khí thở. * B. 0.50miligam/1 lít khí thở. C. 0.60miligam/1 lít khí thở. D. 0.75miligam/1 lít khí thở. Câu hỏi 17: Người lái xe mô tô, xe máy đang điều khiển xe chạy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá từ bao nhiêu trở lên thì bị nghiêm cấm? A. Nồng độ cồn vượt quá 70miligam/100mililít máu. B. Nồng độ cồn vượt quá 60miligam/100mililít máu. C. Nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100mililít máu. D. Nồng độ cồn vượt quá 40miligam/100mililít máu. * Câu hỏi 18: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp máy khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng qui cách có bị xử lý không? A. Không vi phạm, không bị xử lý B. Bị xử phạt như không đội mũ bảo hiểm. * C. Chỉ bị nhắc nhở D. Phạt cảnh cáo Câu hỏi 19: Người lái xe khi điều khiển xe chạy trên đường phải giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm trong những trường hợp nào? A. Khi đi trên đường ghồ ghề, trơn trượt, đường cong, tầm nhìn bị hạn chế, khi đang xuống dốc. B. Khi qua nơi đông người, trường học, nơi đường giao nhau. C. Khi tránh xe chạy ngược chiều; nhường đường cho xe sau xin vượt. D. Tất cả các ý trên. * Câu hỏi 20: Cấm vượt xe trong những trường hợp nào? A. Trên đường cầu hẹp có một làn xe B. Nơi đường giao nhau, khi điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt. C. Tại đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế. D. Tất cả các trường hợp trên. * Câu hỏi 21: Tại đoạn đường dốc thì các xe phải nhường đường như thế nào? A. Xe nhỏ nhường cho xe lớn B. Xe có tốc độ thấp hơn phải nhường đường cho xe có tốc độ cao hơn. C. Xe đang xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc. * D. Xe đang lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc. Câu hỏi 22: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường như thế nào? A. Nhường đường cho xe có tín hiệu xin đường trước. B. Nhường đường cho xe đi đến từ bên trái. C. Nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. * D. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước Câu hỏi 23: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm? A. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị tai nạn giao thông. B. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người gây tai nạn giao thông. C. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông. D. Nghiêm cấm tất cả các hành vi trên* Câu hỏi 24: Khi tránh xe ngược chiều vào ban đêm, người lái xe phải xử lý như thế nào? A. Phải giảm tốc độ, cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. B. Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần. C. Cả ý A và ý B đúng. * D. Phải báo hiệu bằng tín hiệu còi cho xe chạy ngược chiều biết. Câu hỏi 25: Hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy chạy quá tốc độ qui định trên 20km/h bị xử phạt như thế nào? A. Phạt tiền từ 2.000.000 đ đến 3.000.000đ * B. Phạt tiền từ 500.000 đ đến 1.000.000đ. C. Phạt tiền từ 300.000 đ đến 500.000đ. D. Phạt tiền từ 200.000 đ đến 300.000đ. Câu hỏi 26: Hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy sử dụng rượu, bia mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt như thế nào? A. Phạt tiền từ 200.000 đ đến 300.000đ. B. Phạt tiền từ 300.000 đ đến 500.000đ. C. Phạt tiền từ 500.000 đ đến 1.000.000đ. D. Phạt tiền từ 2.000.000 đ đến 3.000.000đ * Câu hỏi 27: Hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu bị sử lý như thế nào? A. Phạt tiền từ 60.000 đ đến 100.000đ. B. Phạt tiền từ 100.000 đ đến 200.000đ. C. Phạt tiền từ 200.000 đ đến 400.000đ. * D. Phạt tiền từ 400.000 đ đến 600.000đ Câu hỏi 28: Trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông? A. Xe tải. B. Xe con và mô tô. C. Xe con và xe tải. D. Cả ba xe. Câu hỏi 29: Biển nào báo hiệu “đường giao nhau” của các tuyến đường cùng cấp? A. Biển 1. B. Biển 2 C. Biển 3. D. Biển 1 và 2 Câu hỏi 30: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên A. Biển 1 và 3. B. Biển 2. C. Biển 3. D. Biển 2 và 3 . hoàn thiện. Câu hỏi 10: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai? A. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải B. Là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông C. Là. hiệu lệnh. Câu hỏi 12: Khái niệm “người điều khiển giao thông được hiểu như thế nào là đúng? A. Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. B. Là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm. dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.* C. Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao

Ngày đăng: 06/02/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w