1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (TT)

5 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.. - Có ý thức, thói quen

Trang 1

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

(Tiếp theo)

I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và

là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt

- Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

II

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1

- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1

- Giáo án lên lớp cá nhân

III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - Hồ Chí Minh

Câu hỏi:

Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn độc lập khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận

có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người VN?

2 Giảng bài mới:

Trang 2

Ở tiết học trước, ta đã tìm hiểu thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt và các phương diện biểu hiện sự trong sáng đó Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ xác định những trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt

Trang 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh xác định

trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong

sáng của tiếng Việt.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh xác định trách

nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng

của tiếng Việt về phương diện tình cảm.

+ GV: Là học sinh chúng ta phải có tình cảm gì đối

với tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Chúng ta phải có những hiểu biết gì để giữ

gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Chúng ta phải có những hành động cụ thể gì

để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

+ HS: Phát biểu.

II Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

1 Về tình cảm:

Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng

Việt, coi đó là ”Thứ của cải vô cùng lâu đời

và quí báu của dân tộc”

2 Về nhận thức:

Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp

3 Về hành động:

- Cần có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi giao tiếp, sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất

- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi, học hỏi

Trang 4

- Loại bỏ những lời núi thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc

- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài

- Làm giàu có thêm tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

sự hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết và

luyện tập.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết

+ GV: Cho 1 -2 học sinh đọc phần Ghi nhớ của sách

giáo khoa

+ GV: Yêu cầu học sinh đọc các bài tham khảo phía

sau bài học ở nhà

III Kết luận:

Ghi nhớ (SGK)

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập

+ GV: Gọi học sinh đọc các ngữ liệu

+ GV: Yêu cầu học sinh phân tích từng câu văn để

tìm ra những câu văn “trong sáng” và những câu

“không trong sáng”?

+ HS: Lần lượt phân tích các câu văn

IV Luyện tập :

1 Bài tập 1:

- Các câu b, c, d là những câu trong sáng,

- Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa

thành thị và nông thôn và chủ ngữ , trong

khi đó các câu b, c, d thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu

+ GV: Gọi học sinh đọc ngữ liệu

+ GV: Yêu cầu học sinh phân tích để tìm ra những

từ nước ngoài nào không nên sử dụng và thay thế

2 Bài tập 2:

- Trong lời quảng cáo dùng 3 hình thức

biểu hiện cùng nội dung: ngày lễ tình

nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu

Trang 5

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

bằng từ khác để đảm bảo sự trong sáng của tiếng

Việt

+ HS: Lần lượt phân tích và chỉ ra.

 Cùng biểu hiện ý nghĩa cao đẹp là tình cảm con người

- Từ cần thay thế: ngày Valentine

 ngày lễ tình nhân,ngày Tình yêu

V Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài::

1 Hướng dẫn học bài:

- Thanh niên, học sinh cần phải có trách nhiệm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt?

- Khi hành văn, cần phải viết như thế nào để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt?

2 Hướng dẫn soạn bài:

"Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc"

Câu hỏi: Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài viết của tác giả Phạm Văn Đồng?

Ngày đăng: 22/05/2019, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w