6. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Giai đoạn năm 1992 đến nay
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 06/07/1995 thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 31/11/1989. Pháp lệnh này có hiệu lực từ 01/08/1995. So với Pháp lệnh năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 có một số điểm mới chủ yếu, đó là Pháp lệnh đã quy định thêm về 05 biện pháp xử lý hành chính khác vào nội dung của văn bản: biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng; biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục; biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh; biện pháp quản chế hành chính. Pháp lệnh cũng quy định về đối tƣợng, thẩm quyền, trình tự và thủ tục áp dụng các biện pháp này. Bên cạnh đó, Pháp lệnh cũng đã sửa đổi một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả, kinh nghiệm thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 trong 5 năm thực hiện trên thực tế nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, tính khả thi và từng bƣớc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta.
Để cụ thể hoá các quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/1996/NĐ-CP ngày 20/3/1996
quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Hải quan. Theo sự đổi mới một số quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Nghị định 16/1996/NĐ - CP cũng đã quy định khá chi tiết và đầy đủ cả những định nghĩa về các hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra quyết định xử phạt, các biện pháp ngăn chặn cũng nhƣ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền tiến hành một số biện pháp cƣỡng chế theo thủ tục hành chính.
Để góp phần có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính số 54/1998/NĐ- CP ngày 21/7/1998 sửa đổi, bổ sung nghị định số 16/1996/NĐCP ngày 20/3/1996 và sau đó là nghị định 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/1998/NĐ-CP. Việc liên tục sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với lĩnh vực hải quan nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan nói riêng. Trong giai đoạn này, thực hiện thí điểm của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, các nghị định này đã không quy định xử phạt đối với một số hành vi bị xử phạt trƣớc đây nhƣ sửa vận đơn, khai sai hàng hoá có trị giá dƣới 10 triệu đồng, khai sai tên hàng hoá nhƣng có thuế xuất thấp hơn thuế của hàng nhập khẩu....
Tuy nhiên, qua 07 năm thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, do tình hình kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng và một phần cũng do chính bản thân các quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ những điểm bất cập, còn có nhiều điểm không còn phù hợp với một số luật, pháp lệnh có liên quan khác ban hành từ sau năm 1995 trở lại đây, không còn phù hợp với thực tế, đòi hỏi phải đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng chống vi phạm hành chính có hiệu quả, nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến thẩm quyền xử phạt, xử lý tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Để khắc phục những hạn chế tồn tại chủ yếu trên đây và để nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính trong tình hình mới thì việc nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mới thay thế Pháp lệnh năm 1995 là cần thiết. Vì vậy, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đƣợc UBTV Quốc hội thông qua ngày 02/7/2002, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLPHC năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008; Luật Quản lý thuế đƣợc ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007.
Để triển khai thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sau này đƣợc thay thế bằng Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008), Nghị định số 62/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 ban hành Quy chế tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính). Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về Hải quan, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa những nội dung về xử phạt vi
- Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đƣợc xây dựng trên nguyên tắc cơ bản của Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 2002, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hải quan và những văn bản pháp luật có liên quan. Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, góp phần đấu tranh ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Nội dung của nghị định xác định cụ thể, rõ ràng các hành vi vi phạm hành chính về hải quan; cụ thể hoá một số nguyên tắc xử phạt phù hợp tính chất, đặc điểm các vi phạm hành chính về hải quan, nhằm bảo đảm cho việc xử phạt đƣợc công minh, nhanh chóng và có tính khả thi. Kế thừa một số nội dung của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện hành đã phát huy tác dụng có hiệu quả.
Nghị định 138/2004/NĐ-CP đi vào thực hiện đã giải quyết đƣợc đa số các vƣớng mắc mà cơ quan Hải quan đã gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nhiều vƣớng mắc đã phát sinh trong thời gian dài gây ảnh hƣởng đến quá trình cải cách thủ tục hành chính về hải quan nhƣ: việc khai báo nhầm lẫn hàng hoá về số lƣợng với trị giá thấp nhƣng vẫn bị xử phạt; việc xử phạt chỉ căn cứ vào hành vi mà không chia nhỏ mức phạt tƣơng ứng với trị giá tang vật vi phạm cho phù hợp; một số hành vi đƣợc quy định chung chung theo loại hình xuất nhập khẩu nhƣng không phân định rõ hành vi cụ thể dẫn đến khó áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất trong ngành ....
- Quá trình thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định 138/2004/NĐ-CP lại tiếp tục phát sinh những vƣớng mắc bất cập nhƣ: không có điều khoản nào xác định hoặc đặt ra hành vi của cá nhân, tổ
vực quản lý nhà nƣớc về hải quan nói riêng. Đây vừa là hạn chế, thiếu sót, vừa là bất cập của pháp luật xử lý hành chính thời điểm này. Chính vì vậy, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã đƣợc tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007 và năm 2008. Cùng với đó, trong lĩnh vực Hải quan cũng có những Nghị định mới đƣợc ban hành thay thế Nghị định 138/2004/NĐ-CP đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế đó là các Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực HQ và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Sau năm năm thực hiện Nghị định 97, Nghị định 18, ngành Hải quan đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:
Thứ nhất, Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã tạo khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đƣợc thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc, việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đƣợc tiến hành đúng đối tƣợng, nhanh chóng, kịp thời ngay tại nơi phát hiện vi phạm, công tác xử lý vi phạm hành chính đƣợc phân công, phân nhiệm rõ rệt giữa các cấp hải quan, giảm việc chuyển hồ sơ xử phạt lên cấp trên.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động hải quan, trên cơ sở kế thừa các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trƣớc đây (Nghị định 16/1996/NĐ-CP, Nghị định 54/1998/NĐ-CP, Nghị định 58/2000/NĐ-CP), Nghị định 97/2007/NĐ - CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã điều chỉnh lại việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Các nhóm hành vi vi phạm đƣợc bố cục theo từng khâu
của quy trình thủ tục hải quan: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan… Các hành vi quy định tại các Nghị định cơ bản dựa trên những hành vi quy định tại Nghị định số 138/2004/NĐ-CP, nhƣng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng các quy định mới của pháp luật; bổ sung các hành vi vi phạm về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở quy định tại Chƣơng XII của Luật Quản lý thuế.
Thứ hai, công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của Nghị định 97/2007/N -CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, từng bƣớc đi vào nề nếp, bảo đảm sự thống nhất trong toàn ngành Hải quan; là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân loại doanh nghiệp, phân luồng hàng hoá góp phần cải cách thủ tục hành chính về hải quan, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao sự tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan và cán bộ, công chức hải quan.
Việc xử phạt về cơ bản đƣợc tiến hành kịp thời, đúng nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền, xác định đúng lỗi vi phạm, đúng căn cứ pháp lý để xử phạt và áp dụng đúng mức phạt. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng đƣợc thực hiện đầy đủ theo đúng các trình tự và thẩm quyền quy định. Các vụ vi phạm phức tạp đều đƣợc Cục Hải quan địa phƣơng báo cáo, xin ý kiến Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan để bảo đảm việc xử lý chặt chẽ, có cơ sở pháp lý. Những trƣờng hợp vi phạm chƣa xác định rõ mức độ hành chính hay hình sự đều đƣợc cơ quan hải quan trao đổi với cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp trƣớc khi đƣa ra kết quả xử lý cuối cùng.
Thứ ba, việc tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt, giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đƣợc thực
hiện trên cơ sở tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị xét xử, ngƣời khiếu nại. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về hải quan, góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng đối với các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong việc tuân thủ pháp luật Hải quan.
Về cơ bản, Nghị định 97/2007/NĐ - CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã quy định tƣơng đối bao quát các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, hiện nay phƣơng pháp quản lý mới về Hải quan đó có sự thay đổi rất căn bản, đề cao vai trò tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật Hải quan; cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan cũng diễn ra liên tục, diễn biến phức tạp với các phƣơng thức và thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Nhiều vi phạm xảy ra mà Nghị định chƣa kịp thời cập nhật để có chế tài xử phạt; đồng thời một số hành vi vi phạm quy định trƣớc đây đã lạc hậu về khung phạt tiền, hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Một số loại vi phạm chƣa đƣợc chi tiết thành những hành vi vi phạm cụ thể nên khung phạt tiền, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng chƣa phù hợp với thực tiễn; còn thiếu chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm phát sinh từ các quy định mới về thủ tục hải quan; Một số hành vi vi phạm chƣa có định danh rõ ràng, chƣa phù hợp nên quá trình thực hiện không thống nhất trong toàn ngành Hải quan
Việc thiếu các quy định cụ thể để bảo đảm tính dân chủ, tính chính xác, khách quan trong việc xem xét, quyết định việc xử phạt, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác; thủ tục, hình thức xử phạt hạn chế đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của một công cụ pháp lý quan trọng để cùng với pháp
chính của đất nƣớc, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng ngừa và chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới. Từ đó các quy định tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007, 2008 vẫn tiếp tục đƣợc hoàn thiện hƣớng tới xây dựng các quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biên pháp khắc phục hậu quả… trong một luật mang tính pháp điển hoá cao (Luật Xử lý vi phạm hành chính). Các Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP cũng sẽ dần hoàn thiện theo những nội dung mới phù hợp hơn, khoa học hơn đáp ứng nhu cầu quản lý hải quan hiện đại, trên cơ sở căn cứ các quy định của “ Luật Xử lý vi phạm hành chính ” mới đƣợc ban hành.
Hiện nay, các quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 đã hết hiệu lực, đƣợc thay thế bằng Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc Quốc Hội thông qua vào ngày 20/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013.Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hàn chính; Quy định đầy đủ , toàn diện các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm kế thừa những quy định đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm ,