Mộtsố giải pháp khác

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn (Trang 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.Mộtsố giải pháp khác

Tăng cường hợp tác quốc tế với Hải quan các nước trong mặt trận đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng như trao đổi các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan .

Kinh nghiệm cho thấy những năm qua , Hải quan Việt Nam đã chủ động, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo về quản lý hải quan của Hải quan các nƣớc phát triển, nhƣ: Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… cũng nhƣ cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo trong nƣớc và quốc tế có sự tham gia của chuyên gia hải quan các nƣớc phát triển, của tổ chức Hải quan thế giới. Qua những chƣơng trình hợp tác hỗ trợ Việt Nam đã nhận đƣợc sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cũng nhƣ đào tạo đƣợc đội ngũ chuyên gia có đủ kiến thức, năng lực trong việc xây dựng, triển khai tại Việt Nam

Tăng cường sự hợp tác từ hai phía “Doanh nghiệp và Cơ quan Hải quan”.

Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc trong việc ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Hải quan. Vấn đề đặt ra là “ Doanh nghiệp và Cơ quan Hải quan” – sự hợp tác từ hai phía. Phải nâng cao hơn nữa những nỗ lực và trách nhiệm của mình để cùng đạt đến mục tiêu. Công tác đối thoại với doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhờ đó đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, ngày càng tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ của các doanh nghiệp; thực sự thực hiện tốt phƣơng châm của ngành là “ chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả ”. Chính vì vậy, việc đối thoại với các doanh nghiệp phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Qua đó, kịp thời lắng nghe và hiểu đƣợc thực trạng cũng nhƣ những khó khăn vƣớng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải để có cách giải quyết.

Xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để mọi hành vi vi phạm hành chính.

Đây chính là một nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính thì vấn đề xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để vi phạm hành chính phải

đƣợc trở thành phƣơng châm thực hiện của những lực lƣợng làm công tác này.

Thực tế hiện nay một số cán bộ Hải quan đã câu kết cùng các cá nhân, doanh nghiệp có sự thỏa thuận theo hƣớng có lợi cho cả hai trong việc áp dụng các hình phạt đối với hành vi vi phạm của cá nhân, doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nhiều trƣờng hợp chế tài quy định của nhà nƣớc không còn mang ý nghĩa giáo dục, răn đe. Cho nên việc thực hiện tinh thần xử phạt nghiêm minh, nhanh tróng triệt để cần đƣợc quan tâm là nhƣ vậy. Bên cạnh đó việc thực hiện nghiêm minh các quy định về trình tự thủ tục cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần để vi phạm đƣợc xử lý nhanh chóng, công bằng.

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan, có thể khẳng định về ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn của vấn đề này trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật, từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam.

Xuất phát từ những đặc điểm đặc trƣng và những yêu cầu bảo đảm và hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm qua thực tế xây dựng và hoàn thiện pháp luật, áp dụng và chấp hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhiều năm qua và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế về vấn đề này, thiết nghĩ trong tình hình hiện nay thì việc tiếp tục củng cố, tổ chức xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành, đồng thời tăng cƣờng kỷ luật kỷ cƣơng trong việc áp dụng và chấp hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Những năm qua cơ quan Hải quan cũng đã rất quan tâm đến công tác xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong ngành. Ngành Hải quan cũng đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách hàng tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, những vi phạm này vẫn chƣa giảm và có xu hƣớng ngày càng tinh vi hơn. Để lý giải cho thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do pháp luật của ta chƣa nghiêm, còn thiếu thốn, chƣa đồng bộ và thiếu tính thống nhất. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhƣ: Công tác tuyên truyền chƣa đƣợc coi trọng, do lợi ích kinh tế mà hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mang lại khá cao. Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hải quan còn hạn chế đặc biệt ở những khu vực biên giới, hải đảo...

Vì vậy để công tác xử lý vi phạm có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của ngành Hải quan, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, các ngành có liên quan…Cần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và sự hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm.

Nghiên cứu đề tài này giúp ta hiểu rõ tình hình vi phạm pháp luật hành chính ở nƣớc ta nói chung và của ngành Hải quan nói riêng, hiệu quả của các giải pháp mà chúng ta đƣa ra và đặc biệt là nó cho thấy đƣợc vai trò tác dụng của việc phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. TS. Vũ Ngọc Anh (2010), " Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan" Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội;

2. Vũ Văn Hải (2010), "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa" Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục Hải quan;

3. Nguyễn Phi Hùng (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan Việt Nam ở các cửa khẩu;

4. Vũ Văn Ngọc ( 2008), "Tác động của việc gia nhập WTO đối với việc ban hành và áp dụng pháp luật Việt Nam", Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội;

5. Đoàn Xuân Thủy(2009), "Nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan để giảm bớt khiếu nại và tố tụng hành chính tại Tòa" Tạp chí nghiên cứu HQ số 11/2009;

6. Bộ Tư pháp (2013), Đề cương giới thiệu Luật xử lý vi phạm hành chính;

7. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48/CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới;

8. Bộ Tài chính , Báo cáo Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định 97/2007/NĐ-CP; Nghị định 08/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành ;chính trong lĩnh vực hải quan, đánh giá tác động của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 97 và Nghị định 18;

9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm; hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;

11. Bộ Tƣ pháp , Báo cáo Tổng kết tình hình 08 năm thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn; 12. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội;

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan ;

14. Đại từ điển tiếng Việt(1999), NXB Văn Hóa - Thông tin, Hà Nôi;

15. Đại từ điển tiếng Việt (2006), NXB văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr 1744;

16. Quốc hội, Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2013, Khoản 1 Điều 2 ;

17. Quốc hội (2005), Luật Hải quan sửa đổi bổ sung ngày 24/3/2005;

18. Quốc hội (2014), Luật Hải quan sửa đổi bổ sung ngày 23/6/2014 ; 19. Tổng Cục Hải quan, www.customs.gov.vn;

20. Tổng Cục Hải quan, www.baohaiquan.vn;

21. Tổng Cục Hải quan, Tạp chí nghiên cứu Hải quan;

22. Tổng Cục Hải quan, Quyết định số 113/QĐ-TCHQ ngày 22/01/2014 về việc ban hành Bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định liên quan đến xử phạt hành chính trong linhc vực Hải quan;

23. Tổng cục Hải quan (2005), Sáu mươi năm hải quan Việt Nam, NXB Công An Nhân dân, Hà Nội;

24. Tổng cục Hải quan (2011), Giáo trình Pháp luật Hải quan - dành cho công chức tuyển mới, NXB Tài chính, Hà Nội, tr 309;

25. Tổng Cục Hải quan (2014), Báo cáo về việc tổng kết công tác xử lý vi phạm và tranh tụng tại tòa, bồi thường nhà nước năm 2013 ngày 21/01/2014;

26. Tổng Cục Hải quan (2014), Báo cáo tổng kết công tác Quản lý rủi ro 06 tháng đầu năm 2014 và dự báo tình hình 06 tháng cuối năm;

28. Đại học Quốc gia (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội;

29. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2002), Pháp lênh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002;

30. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2008;

TIẾNG ANH

31. WCO, Công ước Quốc tế về đơn giản và hài hòa Thủ tục Hải quan sửa đổi năm 1999(Công ước KYOTO);

32. WCO, Công ước Quốc tế về hỗ trợ hành chính trong việc ngăn chặn, điều tra và kiểm soát các vi phạm hải quan (NAIRROBI tháng 6- 1977);

33. WCO, Giáo trình chống gian lận thương mại;

34. WCO, Cẩm nang Hải quan thế giới dành cho các điều tra viên về gian lận thương mại;

35.WCO, http://www.wcoomd.org/en/topics/enforcement-and- compliance/instruments-and

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn (Trang 80)