Dự báo về tình hính, xu hƣớng vi phạm pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn (Trang 59)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Dự báo về tình hính, xu hƣớng vi phạm pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động

nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Qua nghiên cứu thực trạng tình hình vi phạm xảy ra trên lĩnh vực Hải quan, những biến đổi trong môi trƣờng hoạt động hải quan cùng những yếu tố tác động liên quan. Cơ quan Hải quan đã đƣa ra dự báo về tình hình, xu hƣớng vi phạm pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian tới :

Việc chậm phát triển ngành đại lý hải quan cùng với sự hạn chế về năng lực tự tuân thủ của một bộ phận lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đƣợc đánh giá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm về khai báo và

xác định vi phạm nhiều lần tại địa phƣơng mặc dù đƣợc Cục Hải quan địa phƣơng nhiều lần cảnh báo nhƣng doanh nghiệp vẫn thƣờng xuyên vi phạm và không có dấu hiệu tích cực trong việc tuân thủ pháp luật về hải quan. Tình trạng này sẽ vẫn còn tiếp diễn trong những năm tới với một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp trên địa bàn cả nƣớc.

- Tình hình gian lận thuế đƣợc đánh giá và dự báo là rủi ro nghiêm trọng mang tính “quốc nạn” trong giai đoạn hiện nay và còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Kinh nghiệm của các quốc gia trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà vấn đề cạnh tranh và lợi nhuân thƣơng mại luôn đƣợc đặt hàng đầu, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc một số khác kinh doanh kém phát triển, thƣờng tìm cách gian lận tiền thuế qua viêc khai sai về mã hàng, khai sai về trị giá giao dịch thực tế hoặc khai sai về số lƣợng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế.

- Gian lận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nƣớc hoặc các khu vực đƣơc áp dụng chính sách ƣu đãi hoặc ƣu đãi đặc biệt về thuế. Phƣơng thức, thủ đoạn gian lận chủ yếu đƣợc sử dụng là làm giả giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chuyển tải hàng hóa qua nƣớc thứ ba sau đó hợp thức giấy chứng nhận xuất xứ của nƣớc này.

- Những gian lận về hạn ngạch, thuế quan. Quá trình hội nhập quốc tế, cũng hình thành nên những mối quan hệ song phƣơng hoặc đa phƣơng giữa các quốc gia sở tại với các quốc gia hoặc khu vực trên thế giới. Những quan hệ này đƣợc duy trì bằng những ƣu đãi về hạn ngạch thuế quan giữa các quốc gia hoặc khu vực với nhau. Điều này cũng tạo ra những dòng chảy hàng hóa chuyển tải, len lỏi trong việc áp dụng cơ chế này nhằm mục đích đạt đƣợc những lợi nhuận nhiều hơn. Thực trạng hiện nay cho thấy, tình trạng lợi dụng chế độ ƣu đãi về hạn ngạch thuế quan giữa Việt Nam với Mỹ và các nƣớc

châu Âu để chuyển tải hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc diễn ra nghiệm trọng. Tình trạng này không những làm thiệt hại cho nền kinh tế mà còn làm tổn hại đến an ninh kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Những rủi ro nay đƣợc dự báo sẽ còn diễn ra phức tạp trong nhhững năm tới.

- Gian lận trong việc lợi dụng loại hình nhập nguyên liệu gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Những rủi ro chủ yếu trong lĩnh vực này bao gồm các hình thức gian lận về định mức nguyên, phụ liệu cấu thành sản phẩm. Để thực hiện gian lận này, các đối tƣợng thƣờng có hành vi vi phạm nhƣ khai sai về định mức sản phẩm, thẩm lậu nguyên liện hoặc sản phẩm làm ra từ nguyên liệu vào thị trƣờng nội địa…Ngoài ra, các đối tƣợng còn lợi dụng các hình thức gia công, sản xuất hàng xuất khẩu để trao đổi nguyên liệu, sản phẩm có giá trị khác nhau để kiếm lời hoặc nhập khẩu một số loại hàng hóa thuộc diễn cấm hoặc hạn chế nhập khẩu.

- Những gian lận liên quan đến việc lợi dung cơ chế chính sách ƣu đãi miễn, giảm thuế đối với một số loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nhƣ: tạm nhập tái xuất, gia công, đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh doanh cửa hàng miễn thuế… Đây là những lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam ƣu đãi miễn giảm thuế; các đối tƣợng đã lợi dụng hình thức này để nhập khẩu hàng hóa vào Viêt Nam, sau đó hàng hóa thƣờng bằng cách này hay cách khác đƣợc sử dụng sai với mục đích ban đầu.

- Nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa vi phạm về môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng. Thời gian qua tình hình vi phạm liên quan đến nhập khẩu phế lệu, rác thải công nghiệp, chất làm suy giảm tầng ô zôn, động vật, thực vật thuộc doanh mục quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng… diễn ra tƣơng đối nghiêm trọng. Đặc biệt tình hình nhập khẩu, buôn lậu hàng hóa có nhiễm chất độc, gây hại cho sức khỏe con ngƣời có nguồn gốc từ Trung Quốc diễn ra phức tạp

trên tuyến địa bàn biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Tình trạng buôn lậu này đƣợc đánh giá nguy cơ có tiềm ẩn lâu dài; đòi hỏi một giải pháp mang tính tổng thể ở tầm quốc gia cũng nhƣ đối với tình hình biên giới.

- Gian lận trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng giả và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Những năm qua ngành Hải quan đã có nhiều chƣơng trình, kế hoạc triển khai chống hàng giả và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, hiệu quả công tác này vẫn còn hạn chế và đôi khi chính những vi phạm trong lĩnh vực này cũng chƣa thực sự đƣợc coi trọng. Tuy vậy, thời gian tới, khi nền kinh tế nƣớc ta ngày càng hội nhập thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả ngày càng đƣợc quan tâm và đi cùng với nó thì những gian lận trong lĩnh vực này sẽ có xu hƣớng ngày càng gia tăng.

- Rủi ro liên quan đến hoạt động khủng bố và tẩy rửa tiền. Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa đã đƣợc mở ra các hoạt động, các tổ chức buôn lậu xuyên quốc gia, các hoạt động khủng bố và tẩy rửa tiền của các tổ chức tội phạm quốc tế. Vấn đề này đang ngày càng đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm và đã chính thức trở thành nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan Hải quan mỗi quốc gia.

- Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép chất ma túy, đá quý, đồ cổ có giá trị văn hóa, lịch sử, động, thực vật hoang dã, kim khí quý, đá quý hoặc vận chuyển tài liệu, văn hóa phẩm liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc gia…diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Đây cũng là những thách thức đối với công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngành Hải quan không những trong những năm trƣớc mắt mà còn mang tính lâu dài.

Một phần của tài liệu Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn (Trang 59)