6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu,
- Tăng cƣờng sự hỗ trợ của Hải quan các nƣớc, của Tổ chức Hải quan thế giới về đo lƣờng, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung.
Đo lƣờng, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu công tác quản lý rủi ro của cơ quan hải quan có thể coi là một biện pháp quan trọng giúp cơ quan Hải quan ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hải quan nói chung và vi phạm hành chính nói riêng.
3.2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật hải quan.
Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật của toàn xã hội, tăng cƣờng công tác pháp chế. Huy động sức mạnh của toàn xã hội bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật và quy định về Luật Hải quan, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cho các đội tƣợng tham gia hoạt động Hải quan. Lập các diễn đàn về Hải quan, mở các khóa đào tạo huấn luyện, giải quyết mọi thắc mắc, khó khăn, tạo cầu nối giữa hải quan và đối tƣợng tham gia hoạt động hải quan. Mục đích tạo thành dƣ luận xã hội
lên án mạnh mẽ đối với những hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Đồng thời động viên khen thƣởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật hải quan.
- Tăng cƣờng tuyên truyền pháp luật và huy động nhân dân, cộng đồng dân cƣ hƣởng ứng, tự giác thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nƣớc. Hình thành những nhóm dân cƣ mang tính tự quản đặc biệt ở khu vực biên giới trong việc quản lý, kiểm tra và động viên nhau thực hiện tốt các quy định của pháp luật hải quan. Mục đích của công tác này nhằm huy động tinh thần làm chủ và trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý trật tự an toàn xã hội, phòng chống vi phạm pháp luật hải quan.
- Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội cần làm tốt công tác giáo dục, đông viên các thành viên của tổ chức mình thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và tham gia cùng lực lƣợng chuyên trách đảm bảo an ninh trật tự.
Kết hợp biện pháp hành chính, giáo dục thuyết phục, cưỡng chế và coi trọng giáo dục thuyết phục trong xử lý vi phạm hành chính:
Giáo dục thuyết phục và cƣỡng chế có quan hệ hết sức mật thiết trong quản lý nhà nƣớc. Hiệu quả quản lý xã hội chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp tác động tổng hợp do Nhà nƣớc tiến hành là thuyết phục và cƣỡng chế. Giáo dục thuyết phục là biện pháp tác động vào ý thức của con ngƣời, tạo cho con ngƣời sự nhận thức, tình cảm, nhu cầu xử sự theo pháp luật, biện pháp này giúp công dân thi hành một cách tự giác những quy định của pháp luật. Nếu công dân không tuân theo thì phải cƣỡng chế, đây là biện pháp bắt buộc công dân phải thực hiện hoặc thay đổi hành vi của mình theo những quy định có lợi cho xã hội, thực chất biện pháp này đã hạn chế về quyền và lợi ích của ngƣời vi phạm và nó có ý nghĩa phòng ngừa đối với
những ngƣời khác. Nhƣ vậy hai biện pháp này phải đƣợc kết hợp hài hòa với nhau thì mới phát huy đƣợc tác dụng tốt.
Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho cá nhân, doanh nghiêp tham gia hoạt động hải quan
Phải tạo ra một kênh thông tin thiết thực cho DN trong việc tiếp cận, nắm bắt quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính DN; đồng thời qua đó bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật cho DN, tạo chuyển biến về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của DN, góp phần tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp DN phòng chống rủi ro pháp lý, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với chức năng quản lý của mình, pháp chế Tổng cục Hải quan cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế. Phải coi công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho DN luôn đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Minh bạch hoá, công khai hoá các thông tin pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan, để mọi đối tƣợng tham gia trong quan hệ pháp luật hải quan dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng để thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành, tạo thuận lợi hoá thƣơng mại trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của Tổ chức Hải quan thế giới và Tổ chức Thƣơng mại thế giới. Có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc tình trạng vi phạm pháp luật hải quan.
Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong áp dụng pháp luật và chấp hành pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan:
Trong xử lý vi phạm hành chính công tác kiểm tra đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đó là phƣơng tiện để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và sau này ngành Hải quan đang từng bƣớc áp dung khoa học kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý. Với chủ chƣơng chính sách tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục hải quan, ngành Hải quan đã chuyển từ quản lý hải quan truyền thống thủ công sang áp dụng quản lý hiện đại thực hiện thủ tục hải quan điện tử, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong khâu làm thủ tục hải quan. Chính vì vậy khâu kiểm tra đóng một vai trò cực kì quan trọng, là hoạt động không thể thiếu trong việc thực hiện quyền hạn của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây là nghiệp vụ cần tiến hành thƣờng xuyên, với nhiều hình thức biện pháp đa dạng để tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động này.
Hiện nay ngành Hải quan đang triển khai đồng bộ các biện pháp nhƣ: triển khai hệ thống làm thủ tục hải quan điện tử VNACC/VCIS, thực hiện phân luồng doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan, tiến hành các biện pháp quản lý rủi ro vì vậy công tác kiểm tra sau thông quan không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Công tác kiểm tra sau thông quan đã tỏ ra có hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát và phát hiện vi phạm. Thế nhƣng công tác này hiện nay thƣờng đƣợc hiểu là chỉ tiến hành khi phát hiện đối tƣợng có dấu hiệu vi phạm, chứ chƣa đƣợc cơ quan hải quan các địa phƣơng lựa chọn đối tƣợng để kiểm tra dựa vào các tiêu thức khoa học. Vì vậy, cần xây dựng các chuẩn mực cần thiết và quy trình chặt chẽ để đánh giá các doanh nghiệp phục vụ cho công tác lựa chọn kiểm tra sau thông quan. Bên cạnh đó công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại cũng đƣợc cơ quan Hải quan đặc biệt quan tâm cụ thể
hải quan, đây là cơ quan liên ngành của nhiều đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan. Tuy nhiên, thời gian tới để tăng cƣờng năng lực của cơ quan kiểm tra sau thông quan, cơ quan phòng, chống buôn lậu thì ngành Hải quan phải:
Tạo sự chuyển biến rõ rệt về quyết tâm chính trị của cán bộ công chức, trƣớc hết là lãnh đạo các cấp ngành Hải quan trong việc chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới chuyển đổi căn bản phƣơng thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan.
Tăng cƣờng biên chế cho lực lƣợng kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu.
Tăng cƣờng công tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Tăng cƣờng trang thiết bị, máy móc, phƣơng tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động kiểm tra sau thông quan , hoạt động phòng chống buôn lậu đạt hiệu quả cao nhất.
Phát triển mạng lƣới cơ sở tình báo, cung cấp thông tin phục vụ lực lƣợng này
Áp dụng và đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu nhằm thu hút cán bộ, công chức vào lực lƣợng này đồng thời giúp họ có thể yên tâm công tác.