- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.Như vậy , khái niệm tài chính doanh nghiệp có thể xét trên hai khía cạnh : - Xét về bản chất , tài chính doanh nghiệp là các quan hệ tài chí
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm trở lại đây thị trường xây dựng ở nước ta đang dần nóng trởlại , hàng loạt những công trình lớn được xây dựng , vì vậy nghành côngnghiệp phụ gia bê tông đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tiếtkiệm , nhanh chóng hoàn thành các công trình xây dựng Với sự hội nhập sâurộng của nước ta thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trongnghành phụ gia bê tông nên vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp, đặcbiệt là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp biếtđược mình đang ở vị trí nào, tình hình tài chính có lành mạnh không? Từ đókịp thời đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, giúpdoanh nghiệp vượt qua được giai đoạn kinh tế đầy khó khăn biến động này vàvươn lên phát triển bền vững
Công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội được thành lập từ năm 2008, tuy
là doanh nghiệp ra nhập thị trường khá muộn tuy nhiên hiện nay công ty đã cómột chỗ đứng vững chắc trong thị trường phụ gia bê tông Trong thời gianqua, công ty đã không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính nhằmđưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn chung và vươn lên pháttriển Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty còn nhiều điểm bất cập, côngtác phân tích tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâmđúng mức, khiến doanh nghiệp chưa hiểu rõ được thực trạng tài chính củamình để đề ra được các giải pháp và chiến lược phát triển bền vững Chínhbởi tính chất thực tế cũng như tính cấp thiết của vấn đề này mà em lựa chọn
đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội” Với mong muốn làm rõ
được cơ sở lý luận, áp dụng lý thuyết vào thực tế và đề ra giải pháp cơ bảncho một doanh nghiệp cụ thể
Trang 51. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánhgiá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phầnSILKROAD Hà Nội
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cảithiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội nhằm mụcđích sau :
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tíchtình hình tài chính doanh nghiệp
• Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2015 trên cơ sở sosánh với năm 2014 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm
2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chínhtại đơn vị trong thời gian tới
3 Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian: Nghiên cứu về Phân tích tình hình tài chính và các biện phápcải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội tại Khucông nghiệp Đại An , thành phố Hải Dương , tỉnh Hải Dương
• Về thời gian: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chínhcác năm 2014 và 2015 của công ty Cổ phần SILKROAD
Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường , thực hiện cáchoạt động sản xuất, cung ứng hàng hòa cho người tiêu dùng thông qua thịtrường nhằm mục đích sinh lời
Trang 6Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được
sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị Tuynhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏinhững sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bàiluận văn của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn thị hà , Banlãnh đạo và phòng Tài chính kế toán công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội đãhết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Sinh viên thực tập
Vũ Trọng Liu
Trang 7CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường , quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp được mô tả khái quát bằng công thức : T – H - H’ – T’ Nghĩa làkhi doanh nghiệp bắt đầu quá trình hoạt động kinh doanh thì cần có mộtlượng vốn tiền tệ nhất định , từ số vốn tiền đệ ban đầu đó doanh nghiệp muasắm máy móc thiết bị , nguyên vật liệu … sau đó kết hợp với các yếu tố đầuvào này với sức lao động để tạo ra hàng hóa và thực hiện bán hàng hóa để thuđược tiền bán hàng Từ số tiền bán hàng , doanh nghiệp sử dụng để bù đắpcác khoản chi phí đã tiêu hao, trả tiền lương cho người lao động, các khoảnchi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế
Từ số lợi nhuận sau thuế này, DN tiếp tục phân phối cho các mục đích có tínhchất tích lũy và tiêu dùng Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp làquá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tàichính của doanh nghiệp Trong quá trình đó đã làm phát sinh , tạo ra sự vậnđông của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào , dòng tiền ra gắn liền với hoạtđộng đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanhnghiệp
Bên trong quá trình tạo lập , sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp làcác quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau :
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức
xã hội khác
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiẹp với người lao động trong doanh nghiệp
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữ của doanh nghiệp
Trang 8- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy , khái niệm tài chính doanh nghiệp có thể xét trên hai khía
cạnh : - Xét về bản chất , tài chính doanh nghiệp là các quan hệ tài chính dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập , sử dụng các quỹ tiền
tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
• Xét về hình thức , tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập , phân phối , sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Các quyết định tài chính doanh nghiệp :
Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanhnghiệp về mặt ngôn từ; tuy nhiên, có sự đồng thuận khi các quan niệm khácnhau về tài chính doanh nghệp đề cho rằng : Tài chính doanh nghiệp thực chấtquan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu , đó là quyết định đầu tư , quyếtđịnh nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận
∗ Quyết định đầu tư : là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và
giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyết địnhđầu tư ảnh hưởng tới bên trái (phần tài sản của bảng cân đối kế toán) Cácquyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm :
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho,quyết định chính sách bán hàng, quyết đinh đầu tư tài chính ngắn hạn…
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua sắm tài sản cố định, quyếtđịnh đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cốđịnh: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh và quyết định điểm hòa vốn Quyết định đầu tư được coi là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua
đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư
Trang 9sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn đến thiệt hại tài sản cho chủ sởhữu doanh nghiệp.
∗ Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết định liên
quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết địnhđầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán(phần nguồn vốn) Các quyết định huy động vốn chủ yếu của các doanhnghiệp bao gồm:
+ Quyết định huy động vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tíndụng thương mại
+ Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông quavay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty; quyết định phát hànhvốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi); quyết định quan hệ cơcấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính); quyết định vay để mua,hay thuê tài sản,…
Các quyết định huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảntrị tài chính của doan nghiệp Các nhà tài chính doanh nghiệp phải phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài doanhnghiệp để có các quyết định huy động vốn chính xác , các nhà quản trị tàichính phải nắm rõ về các điểm lợi , bất lợi của việc sử dụng các công cụ huyđộng vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn biếnthị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy độngvốn
∗ Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân chia cổ tức
hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựachọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữlại để tái đầu tư Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nêntheo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác
Trang 10động như thế nào đến giá trị DN hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trườnghay không.
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trên còn có rất nhiều loại quyết địnhkhác có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như quyết địnhmua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính tronghoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đềugắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn đượcnhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soátquá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạtđộng của doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trịliên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huyđộng vốn và quyết định phân phối lợi nhuận để đạt được những mục tiêu củadoanh nghiệp như lợi nhuận , tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Trang 111.1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong thời kì thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung ( trướcnăm 1986 ) , nền kinh tế Việt Nam trong thời kì này chỉ bao gôm 2 thành phầnkinh tế chủ yếu là thành phàn kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tậpthể Các doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo các yếu tố đầu vào và kết quả đầu
ra Vì vậy , trong giai đoạn này , vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệprất mờ nhạt , chủ yếu dừng lại ở việc đi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho ngucầu vốn của doanh nghiệp
Hiện nay , với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện tự chủ hoàntoàn về sản xuất kinh doanh và về tài chính; hoạt động của các doanh nghiệpphải đương đầu với nhiều thách thức do sự cạnh trạnh của các doanh nghiệpkhác cùng sự biến động khó lường của thị trường Vì vậy vai trò của nhàquản trị tài chính ngày càng quan trọng, bởi chính những quyết định của nhàquản trị tài chính có thể quyết định tới vận mệnh của doanh nghiệp đó
- Vai trò của quản trị doanh nghiệp thể hiện qua các mặt chủ yếu sau :
a. Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động doanh nghiệp diễn ra bình thường
1.1.2.3 Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản
lý ( nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp ) như liên quan đến việc đánhgiá , đầu tư, huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm đạt được cácmục tiêu đề ra
a. Tham gia vào việc đánh giá , lựa chọn quyết định đầu tư
Trang 12Để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cânnhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tàichính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập chođầu tư mang lại Đó là quá trình hoạch định vốn đầu tư và đánh giá hiệu quảtài chính của việc đầu tư
b. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời , đủ nhu cầu
do các hoạt động của doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hỏi phải có vốn Nhàquản trị tài chính phải xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết cho mỗi một hoạtđộng của doanh nghiệp để không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh , cũng nhưtránh việc gây ra sự lãng phí vốn , thừa đọng vốn
c. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có , quản lý chặt chẽ các khoản thu , chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Nhà quản trị tài chính phải quản lý lượng tiền mặt , vốn của doanhnghiệp , giải phóng kịp thời vốn ứ đọng , theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốtcác hoạt động tài chính của doanh nghiệp , thường xuyên tìm biện pháp thiếtlập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiến, đảm bảo doanh nghiệp luôn cókhả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
d. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của DN sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanhnghiệp
e. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu chi hàng ngày, các BCTC, tình hình thực hiệncác chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của DN.Mặt khác, cần tiến hành định kỳ phân tích tình hình TCDN nhằm đánh giáhiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý và dự báo
f. Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Trang 13Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi của doanh nghiệp hàng ngày , cácBCTC …Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹtrước thông qua việc lập kế hoạch tài chính Có kế hoạch tài chính tốt thì thìdoanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạttới các mục tiêu của DN.
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp trong mỗi một doanh nghiệp là khônggiống nhau Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản như hìnhthức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngànhnghề kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
a. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi DN đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức
DN Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì được chia thành các loại như sau :
- Doanh nghiệp tư nhân
Do việc tìm hiểu nghiên cứu về công ty đang thực tập nên em xin trình bày cụthể hơn về công ty cổ phần và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài :
- Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh , một loại hình doanh nghiệp hìnhthành , tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông Trong công ty
Trang 14cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi
là cổ phần , những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần là các cổ đông Chỉcông ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu Thu nhập của cổ đông bao gồm
cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế và chênh lệhc giá cổ phần Bởi vậy nólàm cho các quyết địnht ài chính trở nên quan trọng , có tác động không chỉđến lợi nhuận của doanh nghiệp , mà xa hơn tác động tới giá cổ phiếu củacông ty Khi đó lợi ích của chủ sở hữu bị tác động bởi sự thay đổi giá cổphiếu trên thị trường
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam , tự quản lý và tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh Nó có thể do một tổ chức , một cá nhân nướcngoài đầu tư vốn thành lập hoặc do nhiều cá nhân tổ chức nước ngoài cùngđầu tư vốn thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh Nó có tư cách phápnhân theo pháp luật Việt Nam , có thể hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần , công ty hợp danh theo quy định pháp luật Nhà nước ViệtNam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra họ có thựchiện đúng pháp luật hay không Nhà nước không có quyền can thiệp vào việc
tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
b. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiệntrong một hoặc một số nghành kinh doanh nhất định Mỗi nghành kinh doanh
có những đặc đểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổchức tài chính của doanh nghiệp như :
- Ảnh hưởng bởi tính chất của nghành nghề kinh doanh : Những DN hoạt động
kinh doanh trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọngcao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với cácngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng Ở các ngành
Trang 15này, VCĐ thường chiếm tỷ trọng cao hơn VLĐ, thời gian thu hồi vốn cũngchậm hơn, đòi hỏi nhu cầu tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn cao hơn.
- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh : Những DN sản
xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu VLĐ giữacác thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN cũng thườngxuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữathu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh.Ngược lại, những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài,phải ứng ra vốn lưu động lớn hơn
- Những DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu
về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu
và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian
Như vậy, cần phải tính toán đến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngànhkinh doanh trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủcho hoạt động của DN cũng như đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền
c. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bênngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tàichính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môitrường văn hóa – xã hội, Ở đây, đề cập đến một số tác động chủ yếu của môitrường kinh tế - tài chính đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện, nước ) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu
tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí trong kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm
- Tình trạng của nền kinh tế:.Khi nền kinh tế đang phát triển ổn định và có sự
tăng trưởng tốt thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp đầu tư phát triển,
từ đó doanh nghiệp cần phải huy động một lượng vốn đủ để không bỏ lỡ các
Trang 16thời cơ kinh doanh Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoáikhông ổn định thì DN gặp khó khăn trong việc tìm các cơ hội đầu tư và kinhdoanh
- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến các chi phí tài
chính cũng như làm doanh nghiệp có các nguồn huy động vốn khác nhau đểphù hợp với các phương án đầu tư Mặt khác, lãi suất thị trường cũng ảnhhưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN Khi lãi suất tăngcao, người ta có khuynh hướng vay ít hơn để giảm thiểu các loại chi phí cũngnhư việc mở rộng sản xuất bằng các nguồn vốn vay , điều đó hạn chế đến việctiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì khiến cho người tiêu
dùng hạn chế tiêu dùng làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp dẫn đến gây khó khăn cho Doanh Nghiệp tiêu thụ sản phẩmcủa DN khiến tình trạng tài chính của DN căng thẳng Khi lạm phát ở mứccao làm doanh nghiệp thất thoát vốn , tăng chi phí kinh doanh
- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với DN: Các chính sách
khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế
độ khấu hao tài sản cố định đều là những yếu tố tác động lớn đến các quyếtđịnh tài chính của doanh nghiệp
- Mức độ cạnh tranh: Nếu DN hoạt động trong ngành nghề có mức độ cạnh
tranh cao đòi hỏi DN phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị côngnghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sảnphẩm
- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Sự phát triển của
thị trường tài chính tác động trực tiếp tới việc huy động vốn của doanh vàđầu tư tài chính của DN Việc xuất hiện nhiều trung gian tài chính tạo điềukiện cho doanh nghiệp tiếp cận sử dụng nhữ ng nguồn vốn có chi phí thấp
1.2 Đánh giá thực trạng của tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính DN
Trang 171.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính Doanh Nghiệp
Thuật ngữ “đánh giá” (evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các
dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra của một hay một nhóm đối tượngnghiên cứu và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đãđược xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu
Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là việc sử dụng kết hợptổng thể các phương pháp để đánh giá tình hình tài chính như : xem xét, phântích kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thôngqua các số liệu trên báo cáo tài chính bằng việc sử dụng tổng hợp các phươngpháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp doanh nghiệp tìm ra được nhữngnhược điểm của mình để khắc phục cũng như xem xét các mục tiêu đã đạt đạt
và chưa đạt được, dự đoán những việc có thể xảy ra đồng thời tìm ra nguyênnhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình kinh doanh của doanhnghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như nâng cao khả năngsản xuất ,kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.2.1 Mục tiêu đánh giá
Việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là 1 công cụ giúpnhà quản trị tài chính có thể tìm hiểu được những vấn đề liên quan đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp như : thực trạng tài chính , khả năng huyđộng đầu tư vốn của doanh nghiệp , những cơ hội đầu tư từ đó đưa ra các biệnpháp đúng đắn để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại vàtrong tương lai
Việc đánh giá thực trạng của doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêuchủ yếu sau :
• Xem xét đánh giá về khả năng huy động, đầu tư và sử dụng vốn , tình hìnhcông nợ , khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn trung và dài hạn, hiệu suất
Trang 18sử dụng vốn , hàng tồn kho của doanh nghiệp … nhằm đáp ứng đầy đủ nhữngthông tin cần thiết cho những đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanhnghiệp như nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người lao động, ngânhàng, cơ quan thuế …
• Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn
đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanhtoán và rủi ro trong doanh nghiệp…
• Là cơ sở dự báo cho các dự đoán tài chính , giúp nhà quản trị doanh nghiệpnắm được toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn về huy động đầu tư , phân phối lợi nhuận phù hợp với thựctrạng của doanh nghiệp, tình hình kinh tế
• Giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp qua việc kiểm tra , đánh giá các chỉ tiêu kết quảđạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán … Từ đó đưa ra các quyết địnhcho tương lai phù hợp và sát thực hơn Xác định được các nhược điểm củadoanh nghiệp để khắc phục giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn ,
để thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp
Trang 191.2.2 Nội dung và phương pháp đánh giá thực trạng tài chính DN
a) Phương pháp
Việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp cần phải khách quangiảm thiểu các yếu tố chủ quan của người đánh giá , cần đánh giá dựa trênnhững thông tin chính xác đã được thẩm định đảm bảo các nguyên tắc đánhgiá Cá c phương pháp dưới đây thường được sử dụng trong việc đánh giá :
• Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sửdụng trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng Việc
sử dụng phương pháp này cần chú ý tới gốc so sánh , các dạng so sánh , điềukiện so sánh ,và các kỹ thuật so sánh như so sánh bằng số tuyệt đối, so sánhbằng số tương đối, so sánh dọc, hay so sánh ngang…
• Phương pháp phân chia : là phương pháp chia nhỏ quá trình hoạt động tàichính theo những tiêu thức nhất định giúp nhà quản trị có thể khái quát đượcnhững kết quả có được theo từng khía cạnh khác nhau để phù hợp với từngthời kì kinh doanh
• Phương pháp liên hệ đối chiếu : là phương pháp đối chiếu hoạt động kinhdoanh của đối tượng phân tích với các đối tượng khác dựa trên các mối quan
hệ tài chính
• Phương pháp đồ thị: là việc lâp các biểu đồ, đồ thị dựa trên các số liệu phântích, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu haythể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể Phươngpháp đồ thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, hình tròn…Phương pháp nàythể hiện rõ ràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay mối liên hệ giữa cácchỉ tiêu
b) Nội dung đánh giá
Trang 201.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
1.2.2.1.1Dựa vào tình hình nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn sau : Vốn chủ
sở hữu , nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ xung từ kếtquả kinh doanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng côngthức sau :
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cótrách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như : Nợ vay, cáckhoản phải trả cho người lao động , cho Nhà nước , cho người lao động trongdoanh nghiệp
Từng nguồn vốn riêng biệt phù hợp với từng doanh nghiệp riêng , chúng cónhững ưu nhược điểm riêng ảnh hưởng tới khả năng huy động và sử dụng vốn củadoanh nghiệp Xem xét và đánh giá thực trạng và tình hình biến động nguồn vốncủa doanh nghiệp thông qua 2 nhóm chỉ tiêu : Chỉ tiêu quy mô nguồn vốn và chỉtiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn ( hệ số cơ cấu nguồn vốn )
Hệ số cơ cấu nguồn vốn là công cụ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệpthấy được tình hình của doanh nghiệp như về khả năng độc lập về tài chính ,rủi ro tài chính , mức độ sử dụng đòn bẩy từ đó đưa ra sự chiều chỉnh về cơcấu nguồn vốn sao cho cân bằng giữa chi phí sử dụng vốn cũng như những rủi
ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải
Tỷ trọng từng loại nguồn vốn =
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
nguồn vốn của DN hay trong TS của DN có bao nhiêu phần được hình thànhbằng nguồn nợ phải trả Khi hệ số nợ thấp tức là tỷ lệ tự tài trợ càng cao càngthể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính Tuy vậy, để có kết luận chính
Trang 21xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệp cần thiết phảixem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khác nhau củaDN.
Hệ số nợ =
Hệ số vốn chủ sở hữu là hệ số tự tài trợ, phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm
bao nhiêu phần trong tổng nguồn vốn của DN Hệ số này càng cao chứng tỏdoanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu , mức độ độc lập tự chủ về mặt tàichính cao, ít bị ràng buộc, ít chịu sức ép của các khoản vay Tỷ suất tự tài trợcàng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanh toán đúng hạn, làm
uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vay nhờ vậycũng dễ dàng hơn Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì khó có thểkhuếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH để gia tăng lợi nhuận do mức độ sửdụng đòn bẩy tài chính quá thấp
Hệ số vốn chủ sở hữu = = 1-Hệ số nợ
Khi xem xét mối quan hệ của chỉ tiêu hệ số nợ và hệ số vốn chủ, ta có
hệ số đảm bảo nợ: cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiều đồng
VCSH:
Nợ phải trả
Qua hệ số này, các nhà quản lý đánh giá mức độ rủi ro tài chính của DN
từ đó định hướng các chính sách cho kỳ tiếp theo; đồng thời đối với các chủ
nợ, họ sử dụng hệ số này để đánh giá mức độ an toàn của các khoản vốn chovay và mức độ rủi ro mà người cho vay có thể gặp phải
1.2.2.1.2 Dựa vào hoạt động tài trợ của doanh nghiệp:
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm 2
loại :+ Nguồn vốn lưu động tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn
Trang 22hạn ( dưới một năm ) giúp doanh nghiệp có thể sử dụng đáp ứng các yêu cầu
có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất dài
hạn dùng để mua sắm ,hình thành tài sản cố định và một phần tài sản lưu độngthường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ngược lại, đối với TS của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại TS cóthời gian c huyển đổi thành tiền dưới 1 năm, được gọi là TSNH (TSLĐ).TSCĐ và đầu tư dài hạn được gọi là TSDH, vì nó có thời gian hoàn vốn lớnhơn 1 năm
Để hình thành nên 2 loại TS này có 2 nguồn vốn: Nguồn vốn thườngxuyên và nguồn vốn tạm thời Nguồn VCSH, các khoản nợ dài hạn có thờigian đáo hạn trên 1 năm là những nguồn vốn thường xuyên Ngược lại, cáckhoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm đượcgọi là nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên trước hết là đầu tư để hình thành TSDH, phầncòn lại và nguồn vốn tạm thời được đầu tư để hình thành TSNH Khi đó,chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và TS dài hạn được gọi là Nguồnvốn lưu động thường xuyên (NWC)
NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động củadoanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạtđộng của doanh nghiệp
Trang 23Tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động)
Tài sản dài hạn (Tài sản cố định)
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp
Có thể xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn tạm thời
Trang 24NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Khi TSNH > NPTNH, nghĩa là NWC > 0, sẽ có một sự ổn địnhtrong hoạt động kinh doanh của do anh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưudộng thường xuyên tài trợ cho TSNH để sử dụng cho hoạt động kinh doanh Ở môhình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao Tuy nhiên doanh nghiệpphải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp tất phải trảchi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn
+ Trường hợp 2: Khi TSNH < NPTNH, nghĩa là NWC < 0 Đây là dấu hiệuđáng lo ngại cho doanh nghiệp, khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hayxây dựng Đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắcchắn đã mất cân bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1 Tuy nhiên đối vớingành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc
độ quay vòng vốn nhanh Mô hình này với ưu điểm chi phí sử dụng sẽ được
hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốnlinh hoạt hơn Trong thực thế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựachọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên,đối với các doanh nghiệp mới lại càng cần thiết Tuy nhiên việc sử dụng môhình này cũng có khả năng gặp rủi ro cao, do đó cần sự năng động trong việc
tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp
+ Trường hợp 3: Khi TSNH = NPTNH, nghĩa là NWC = 0, tài trợ này cho thấychỉ có những tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn còn TSNHđược tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn Trường hợp này cũng không tạo rađược tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp đặcbiệt đối với các doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn chậm
Trang 251.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Doanh nghiệp
Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, DN sẽ tiến hành phân bổ vốnvào các khâu tương ứng Để có đánh giá chính xác về việc sử dụng vốn của
DN trong kỳ có hợp lý ha y không ta cần xem xét vốn trong kỳ đã được phân
bổ vào đâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiều hay ít tăng hay giảm giữacác kỳ, tỷ lệ này được coi là hợp lý hay chưa đó chính là mục tiêu của đánhgiá tình hình sử dụng vốn trong DN Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình
sử dụng vốn của DN cần tập trung vào những nội dung sau:
1.2.2.2.1 Đánh giá sự biến động tài sản
Xem xét cơ cấu vốn và sự biến động của tổng tài sản cũng như của từngloại tài sản Thông qua việc tính toán tỷ trọng của từng loại, so sánh giữa cuối
kỳ và đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối Cần tập trung vào một sốloại tài sản quan trọng Cụ thể là:
Trang 26Khi xem xét v ề cơ cấu của tài sản sẽ biết được doanh nghiệp thuộc loạihình doanh nghiệp nào , chủ yếu tập trung đầu tư về tài sản nào Ngoài ra còncho ta biết được trong một đồng tài sản thì có bao nhiêu phần là tài sản ngắnhạn bao nhiêu phần là tài sản hạn Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp xácđịnh xem nên đầu tư nhiều vào loại tài sản nào , để các loại tài sản có thểđược sử dụng hết, tránh gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá :
Tỷ lệ đầu tư vào từng loại tài sản =
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn =
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn =
Phân tích cơ cấu tài sản được tiến hành thông qua đánh giá tỷ trọng từngloại tài sản ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ hoặc nhiều thời điểm và so sánh
tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm hoặc cuối các kỳ trước.Thông qua cơ cấu tài sản xác định được ở đầu năm, cuối kỳ ta sẽ đánh giáđược chính sách đầu tư của doanh nghiệp, qua sự biến động về cơ cấu tài sản
ta thấy được sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp
Tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn, dài hạn trước hết tùy thuộc vào đặcđiểm, tính chất ngành nghề kinh doanh , trình độ quản lý sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thươngmại, dịch vụ thường có tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn thấp hơn sovới tỷ trọng tài sản ngắn hạn do ít phải đầu tư vào tài sản cố định, các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thì ngược lại Trong cácdoanh nghiệp sản xuất khác nhau tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn, tàisản ngắn hạn cũng cao thấp khác nhau do đặc điểm quy trình công nghệ sảnxuất…Tại mỗi doanh nghiệp cơ cấu phân bổ vốn để hình thành các loại tàisản ở các giai đoạn khác nhau cũn g khác nhau Một cách tổng quát thì luôntồn tại một cơ cấu vốn tối ưu với mỗi doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ để tối đa
Trang 27khả năng sinh lời của vốn không lệ thuộc vào nguồn gốc hình thành cũng nhưchính sách tài khóa , tiền tệ của chính phủ Đánh giá cơ cấu tài sản cần nắmvững đặc điểm về cấu trúc vốn kinh doanh.
1.2.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉsinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định
1.2.2.3.1 Đánh giá khái quát Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN bao gồm:
+ Phân tích dòng lưu chuyển tiền của DN: tiến hành phân tích trên các chỉ tiêu
về quy mô, cơ cấu dòng tiền vào từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tàichính; dòng tiền ra từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, dòngtiền thuần từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN cho biết dòng tiền nào đãchảy vào DN, dòng tiền nào đã ra khỏi DN, số tiền đã vào nhiều hơn hay íthơn số tiền đã đi ra trong kỳ, DN có cân đối được dòng tiền hay không Sựmất cân đối về DT xảy ra khi DN ứ đọng tiền hoặc thiếu hụt nghiêm trọng cầnphải xác định được ngay nguyên n hân và xác định hướng điều chỉnh để đưa
về trạng thái cân bằng
+ Phân tích khả năng tạo tiền của DN: nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức
độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ Hệ số tạo tiềncủa từng hoạt động được tính theo công thức:
Hệ số tạo tiền của từng
Trang 28Để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền, ta đi đánh giá
sự thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằngtiền của DN trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối
kế toán Từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn cảthời kỳ tiếp theo
Đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách khác đểxem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của DN diễn ra trong một thời kỳ hoạtdộng của DN
Việc phân tích đánh giá có thể được thực hiện như sau:
- Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền: Việc xácđịnh này được thực hiện bằng cách so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ
để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trong bảng cân đối kế toán.Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vàomột trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thứcsau:
+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn + Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.
- Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền: Sắp xếpcác khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thayđổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối Qua bảng này có thểxem xét và đánh giá: Số tiền tăng hoặc giảm của DN ở trong kỳ đãđược sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việctăng hoặc giảm tiền Trên cơ sở đó có thể định hướng huy động vốn cho
kỳ tiếp theo
1.2.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.2.4.1 Đánh giá tình hình công nợ
Trang 29Trong hoạt động của doanh nghiệp thì việc bị chiếm dụng và đi chiếmdụng vốn là điều thường xuyên xảy ra giữa doanh nghiệp và các đối tượngnhư khách hàng, nhà cung cấp, Nhà nước Vì vậy việc quản lý các khoản nợ,các khoản phải thu hết sức quan trọng vì nó có thể trở thành các khoản nợ khóđòi, nợ xấu dẫn tới việc ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.Cũng như việc quản lý các khoản nợ phải trả đến hạn , sắp đến hạn để chuẩn
bị những nguồn thanh toán khoản nợ này khi đến hạn
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:
+ Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu =
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tải sản của doanh nghiệp có bao nhiêuphần vốn bị chiếm dụng Nó phản ánh khả năng đi chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp
+ Kỳ thu hồi nợ bình quân
Kỳ thu hồi nợ bình quân =
Kỳ thu hồi nợ bình quân cho biết doanh nghiệp phải mất bao lâu đểchuyển các khoản phải thu thành tiền mặt
Trang 30Hệ số thu hồi nợ và kỳ thu nợ bình quân cho biết khả năng của doanhnghiệp về việc thu hồi các khoản nợ và cách quản lý các khoản nợ phải thu
1.2.2.4.2Các hệ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực tài chính về tài chính
mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cánhân tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay và nợ Nó được thể hiện quavốn tiền mặt , các khoản phải thu của doanh nghiệp , các tài sản có thể chuyểnđổi nhanh thành tiền như hàng hóa , thành phẩm, hàng gửi bán Các chỉ tiêuphân tích khả năng thanh toán bao gồm :
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Để đánh giá hệ số này , cần dựa vào hệ số trung bình của các doanhnghiệp trong cùng n ành Hệ số này ở các nghành nghề khác nhau có sự khác
Trang 31nhau Khi hệ số này thấp ( đặc biệt khi nhỏ hơn 1 ) thể hiện khả năng tả nợcủa doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm
ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp cókhả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tuynhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh nănglực thanh toán của doanh nghiệp tốt Vì vậy , để đánh giá đúng hơn cần xemxét thêm tình hình của doanh nghiệp
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sửdụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánhgiá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tếkhủng hoảng khi hàng tồn kho khó tiêu thụ, và các khoản nợ phải thu gặp khókhăn khó thu hồi
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp cónghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ Một doanh nghiệp có nghĩa vụphải trả đúng hạn cho chủ nợ Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinhdoanh không tốt , mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị lỗ thì khó cóthể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay
Trang 32Hệ số này được xác định như sau:
Hệ số thanh
toán lãi vay
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp làkém, có thể là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt , doanhnghiệp cần xem xét lại các khoản chi phí, các khoản đầu tư của mình Hệ sốthanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanhnghiệp tốt một phần thể hiện khả năng kinh doanh của doanh nghiệp tốt dẫnđến doanh nghiệp làm ăn có lãi
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.5.1 Đánh giá khát quát kết quả kinh doanh
Với bất kì doanh nghiệp nào một trong những mục tiêu cuối cùng đều làkết quả kinh doanh của nghiệp Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng củahoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau mộtthời kì nhất định biểu hiện bằng liền lỗ hay lãi Đây là tiêu chi quan trọnggiúp đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quyết địnhtrong ác vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vai trò đánh giá kết quả kinh doanh nó thường được thể hiện qua 2 khíacạnh sau :
- Thứ nhất, có vai trò trong công tác quản lý : Người quản lý có thể dựavào tài liệu , thông tin kết quả hoạt động kinh doanh để đề ra các biện phápnhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao tính tích cực của các nhân tốhoặc cũng cs thể thông qua phân tích mà theo dõi biến động của các nhân tố
để điều chỉnh sao cho hợp lý
- Thứ hai, có vai trò kiểm tra giám sát : Thông qua việc đánh giá kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh còn cho thấy thực trạng sử dụng các yếu tốđầu vào và nguồn gốc của sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 331.2.2.5.1 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nóliên quan đến nhiều yếu tố khác nhau , và nó phản ánh trình độ sử dụng yếu tốđầu vào của doanh nghiệp Dưới đây là các hệ số hoạt động có tác dụng đolương xem khả năng khai thác sử dụng vốn kinh doanh như thế nào :
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay
Giá vốn hàng bán HTK bình quân trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanhđược đánh giá càng tốt , bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn khóthấp nhưng vẫn đạt được doanh thu cao
Trang 34Vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay nợ
Doanh thu bán hàng (có thuế)
Số dư bình quân các khoản phải thu NH
Chỉ tiêu nay phản ánh trong một kỳ , nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thếnào
Kỳ thu tiền trung bình
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay VLĐ
Trang 35Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quanh vốn lưu động một thời kì nhấtđịnh , thường là một năm Hệ số này các thấp thể hiện tốc độ quay òng vốnlưu động nhanh, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tốt vốn góp phần tăng hiệuquả kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
1.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vố n kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2.6.1 Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Các hệ số này là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý củadoanh nghiệp Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu sau :
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS)
Tỷ suất LNST trên doanh thu =
Hệ số này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì cóbao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nângcao chỉ tiêu này Ngoài ra , tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹthuật của nghành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Trang 36TSSL kinh tế của tài sản =
Hệ số này phản ánh trong một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra baonhiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trongviệc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốnhvay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ
sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất LNTT trên VKD =
Hệ số này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêu nàyđánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ( ROA )
Tỷ suất LNST trên VKD =
Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốncủa chủ sở hữu trong kỳ Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâmbởi nó phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài hcínhgồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, nguồnvốn của doanh nghiệp
Thu nhập một cổ phần thường ( EPS )
Thu nhập một cổ phần thường =
Hệ số này phản ánh mỗi cổ phần thưởng ( hay cổ phần phổ thông )trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế
Cổ tức một cổ phần thường ( DPS )
Trang 371.2.2.6.2 Mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
(phương p háp phân tích DUPONT)
Mức sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp củahàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Để thấy được sựtác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trịnguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu của doanh nghiệp, người ta đã xâydựng hệ thống các chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suấtlợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sau đây là các phương trình xem xét nhân tốảnh hưởng qua các hệ số tài chính
Trang 38Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh được xác định như sau:
Tỷ suất LNST trên VKD= x (1)
Như vậy
(1) ROA = Tỷ suất LNST trên doanh thu x Vòng quay toàn bộ vốn
Xem xét mối quan hệ này , có thể thấy được tác động của yếu tổ tỷ suấtlợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ ảnh hưởng như thếnào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Từ đó nhà quản lýdoanh nghiệp đề ra các biện pháp cần thiết để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn kinh doanh
Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có thể thiết lập từ các mối quan
ROE = Tỷ suất LNST trên DT x Vòng quay toàn bộ vốn x
Trong công thức trên , tỷ số :
=
Phương trình trên còn gọi là phương trình Dupont
Qua công thức trên cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ là:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh trình độ quản trịdoanh thu và chi phí của doanh nghiệp
+ Vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn): phản ánh trình độ khaithác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
+ Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: phản ánh trình độ quản trị, tổ chứcnguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp
Trang 39Trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệpxác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Trang 40CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SILKROAD HÀ NỘI
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Cty X
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần SILKROAD Hà
Nộ
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội
Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội
Chủ tịch : Ông Park Min Hwan
Tổng giám đốc : Sohn Byung HoWebsite : http://www.silkroadhanoi.vn/
Vốn điều lệ : 1.200.000 USD ( Một triệu hai trăm đô la Mỹ )